Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SINH THÁI HỌC VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI XÂM LẤN GIỐNG CÁ LAU KIẾNG (PTERYGOPLICHTHYS SPP.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 34 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN </b>

<b>KHOA SINH HỌC </b>

<b>BÁO CÁO MÔN HỌC </b>

<b>SINH THÁI HỌC VÀ QUẢN LÝ CÁC LOÀI XÂM LẤN </b>

<b>CHỦ ĐỀ </b>

<b>GIỐNG CÁ LAU KIẾNG (PTERYGOPLICHTHYS SPP.) </b>

<b>BỘ MÔN SINH THÁI – SINH HỌC TIẾN HOÁ NGÀNH SINH THÁI HỌC </b>

<b>SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRỌNG ĐỨC – 23C65007 </b>

<b>Giảng viên: TS. NGUYỄN THỊ LAN THI </b>

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỤC LỤC... II DANH SÁCH CÁC BẢNG ... III DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ... IV </b>

<b>1. TỔNG QUAN GIỐNG CÁ LAU KIẾNG (PTERYGOPLICHTHYS) ... 5 </b>

<b><small>1.1.NGUỒN GỐC – VỊ TRÍ PHÂN LOẠI GIỐNG CÁ LAU KIẾNG (PTERYGOPLICHTHYS) ... 5</small></b>

<b><small>1.2.</small></b> <i><b><small>ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI CỦA CÁ LAU KIẾNG (PTERYGOPLICHTHYS SPP.) . 6</small></b></i> <b><small>1.2.1.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ... 6</small></b>

<b><small>1.2.2.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC – SINH THÁI ... 6</small></b>

<b>2. QUÁ TRÌNH XÂM LẤN CỦA LOÀI ... 9 </b>

<b>3. TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂM LẤN CỦA LỒI ... 13 </b>

<b><small>3.1.TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ... 13</small></b>

<b><small>3.2.TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ... 18</small></b>

<b>4. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ DIỆT TRỪ LOÀI XÂM LẤN ... 21 </b>

<b><small>4.1.KIỂM SOÁT CƠ HỌC ... 21</small></b>

<b><small>4.2.KIỂM SOÁT HOÁ HỌC ... 23</small></b>

<b><small>4.3.KIỂM SOÁT SINH HỌC ... 23</small></b>

<b>5. TỔNG KẾT ... 25 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 27 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Bảng 2-3. Bảng tóm tắt các khu vực xâm lấn của Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) tại Việt Nam dự trên các nghiên cứu trước đây ... 11 Bảng 3-1. Tóm tắt các ảnh hưởng đến với hệ sinh thái, xã hội và con người từ các nghiên cứu trên các nước ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH </b>

Hình 1-1. Hình ảnh lồi Cá lau kiếng lớn (Pterygoplichthys pardalis) ... 6 Hình 1-2. Hình <i>ảnh trứng Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) được lấy từ hang ở </i>

Florida ... 7 Hình 1-3. Hình ảnh tổ cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) ở Florida ... 8 Hình 2-1. Bản đồ các địa điểm mà giống cá lau kiếng Pterygoplichthys spp. xâm lấn 9 Hình 3-1. Hình ảnh 1 loài thuộc chi Pterygoplichthys đang đợi chiếm tổ của 1 loài cá bản địa thuộc chi Lepomis ... 14 Hình 3-2. Lợn biển (Trichechus manatus) bị cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) bám lên lưng ... 14 Hình 3-3. Hình ảnh mặt cắt bờ và hang của Pterygoplichthys, ở Florida ... 15 Hình 4-1. Kiểm sốt thủ cơng lồi Pterygoplichthys pardalis bởi ngư dân địa phương ở hồ Vvàiyur, India ... 21 Hình 4-2. Hình ảnh đặt lưới vây vào cống nước để ngăn cản sự du nhập của Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) vào ao nuôi cá tại Kolkata ... 22 Hình 4-3. Hình <i>ảnh loài kỳ đà hoa Varanus salvator đang ăn Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) (cá lau kiếng) ... 24 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1. Tổng quan giống cá lau kiếng (Pterygoplichthys) </b>

<b>1.1. Nguồn gốc – vị trí phân loại giống cá lau kiếng (Pterygoplichthys) </b>

<i>Ở Việt Nam, giống cá ngoại lai Pterygoplichthys tên thường được gọi ở Việt Nam </i>

là Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) , cá Dọn bể, cá Chà Hồ, Cá Lau Kiếng, Cá Tàu bay.

Trên thế giới, giống Pterygoplichthys có các tên gọi như: Amazon sailfin catfish, Suckermouth armored catfishes, Loricariids, Sailfin Plecostomus v.v… Tuy nhiên, tên gọi phổ biến của loài này ở tên tiếng anh là Suckermouth armored catfishes

Giống: Pterygoplichthys Gill, 1858

Giống cá lau kiếng Pterygoplichthys trên thế giới hiện nay có 14 loài. Ở Việt Nam, từ các nghiên cứu về sự có mặt của giống cá lau kiếng Pterygoplichthys và theo thông tư 35/2018.TT-BTNMT thì ở Việt Nam đã có 04 lồi cá lau kính thuộc giống cá lau kiếng Pterygoplichthys bao gồm: P. plecostomus, P. multiradiatus, P. pardalis, P.

<i>disjunctivus </i>

Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có nguồn gốc từ Nam Mĩ trong khu vực hạ, trung và thượng lưu sông Amazon (Froese, R và Pauly 2024). Ngồi ra, chúng cịn là loài bản địa ở khu vực Brazil và Peru. (Orfinger và Goodding 2018)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.2. </b> <i><b>Đặc điểm sinh học sinh thái của Cá lau kiếng (Pterygoplichthys </b></i>

<b>spp.) </b>

<b>1.2.1. Đặc điểm hình thái </b>

Cá Lau Kiếng (Pterygoplichthys spp.) có đặc điểm hình thái như sau thân sau cá dẹp bên, đầu dẹp bằng. Vây lưng cao, cứng và thẳng đứng. Vây ngực rộng và x ngang. Vây đi nhỏ, dày; cuống đi hình trụ. Tuỳ theo môi trường sống mà thân cá màu đen thẫm có khi nâu đen hoặc nâu nhạt, thân có sần khơ và có hoa văn, miệng có giác hút (Hình 1-1)

<b>Hình 1-1. Hình ảnh lồi Cá lau kiếng lớn (Pterygoplichthys pardalis) </b>

<i>a Mặt bên, b Phía trên đầu, c Mặt bung Nguồn: (Wakida-Kusunoki và cs 2009) </i>

<b>1.2.2. Đặc điểm sinh học – sinh thái </b>

Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) là loài sống ở đáy hoạt động vào ban đêm, vùng nước ngọt hoặc nước lợ vùng cửa sơng có nước chảy (Capps và cs 2011; Kumar và cs 2018). Khoảng pH thích hợp để lồi này phát triển là 6.0 – 7.5. Về độ mặn, nghiên cứu của Brion và cs (2013) sau khi cho cá lau kiếng tiếp xúc với nồng nộ mặn tăng dần trong 85 giờ đã kết luận rằng LC<small>50</small> của nồng độ muối là 10g/L. Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ của nhóm tác giả Kumar và cs (2018) đã thử nghiệm và

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

kết luận rằng cá lau kiếng tại khu vực Kerala, Ấn Độ chịu được độ mặn lên đến 12ppt (độ mặn trung bình) trong khoảng thời gian dài, nhưng khi độ mặn lớn hơn 12ppt thì cá lau kiếng sẽ chết.

Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có sự phát triển nhanh chóng trong hai năm đầu đời kích thước cơ thể có thể lên đến 30.0 cm, chúng bắt đầu sinh sản khi đạt kích thước 25 cm, kích thước trung bình giao động trong khoảng từ 30 – 70 cm mỗi cá thể, cân nặng trung bình loài này là 400g. Tuổi thọ trong môi trường nuôi nhốt được ghi nhận lớn đến 10 năm.

Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có thể phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 21 – 26<small>o</small>C. So với các loài cá nước ngọt, Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có tập tính sống ở nền đáy nên có khả năng chịu được hàm lượng oxy thấp và có thể sống ở những thuỷ vực đã bị ô nhiễm chưa quá nặng. Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) là loài ăn tạp, thức ăn là tảo, mùn bã hữu cơ, các loại thức ăn nhân tạo và các loài cá nhỏ, cá con chưa trưởng thành, tôm cũng nằm trong khẩu phần ăn của loài này (Sarkar và cs 2023). Đặc biệt ưu thích ăn cặn bẩn hữu cơ nên Cá lau kiếng

<i>(Pterygoplichthys spp.) được sử dụng trong các bể cá cảnh nhằm mục đích dọn bể. </i>

<b>Hình 1-2. Hình ảnh trứng Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) được lấy từ hang ở Florida </b>

<i>Nguồn: (Nico và cs 2009) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Mùa sinh sản của cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) vào mùa hè, từ tháng 5 – 11 hằng năm. Là loài cá sinh sản hữu tính, mỗi con cái để từ 500 – 3000 trứng (Hình 1-2). Theo nghiên cứu của Trần Đức Diễn (2023) lồi cá P. disjunctivus có mùa vụ sinh sản quanh năm kéo dài từ tháng 04 – tháng 11 và rộ nhất vào tháng 7, 8. Cá thành thực sinh dục ở kích thước tương đối nhỏ (khoảng từ 18cm – 23.4 cm tuỳ vào điều kiện sinh sống) về số lượng trứng từng cá thể ghi nhận trong nghiên cứu này dao động từ 841 – 4812 trứng/cá thể/lần đẻ trứng. Theo nghiên cứu của (Nguyễn Thị Vàng và cs (2014) về thành phần loài cà biến động quần đàn của Cá Lau Kiếng

<i>(Pterygoplichthys spp.) ở thành phố Cần Thơ đã kết luận rằng cá lau kiếng tại khu </i>

vực Cần Thơ có khả năng thành thục sinh dục cao nhất của chúng là vào khoảng từ 4 – 5 tháng và đỉnh sinh sản nằm ở tháng 5 và tháng 8. Về nghiên cứu về tỷ lệ nở trứng và tỷ lệ sống sót của cá con người tự nhiên cũng như trong phịng thí nghiệm vẫn chưa được theo dõi và thực hiện.

Cá thường đào hang sâu hơn 0.5 m ở nền đáy để làm tổ đẻ trứng. Nếu nền đáy là đá cứng, cá đào hang làm tổ ở dụng bờ thuỷ vực đang cư trú (Hình 1-3). Tổ trứng được bảo vệ bởi con đực cho tới khi nở. Cá con được bố mẹ bảo vệ. Cá có khả năng sinh sản ngoài thuỷ vực tự nhiên và tái lập quần thể rất nhanh (Sarkar và cs 2023).

<b>Hình 1-3. Hình ảnh tổ cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) ở Florida </b>

<i>Nguồn: (Nico và cs 2009) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2. Q trình xâm lấn của lồi </b>

Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có nguồn gốc từ Nam Mĩ và được nuôi làm cảnh phục vụ cho việc dọn bể cá rất phổ biến ở trên thế giới từ nhưng năm 1991 (Burgess 1989; Hoover và cs 2004; Novák và cs 2022). Thơng qua việc này lồi này được các nước không phải là vùng phân bố tự nhiên nhập về với mục đích thương mại sau đó từ việc vơ tình được thả bởi những người ni cá cảnh hoặc những trại các cảnh nuôi để xổng ra ngồi mơi trường tự nhiên đã tạo cơ hội cho loài này phát triển và xâm lấn các thuỷ vực nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng (Hoover và cs 2014). Ngoài ra một trường hợp loài này cũng được thả để sử dụng cho việc kiểm sốt sinh học một số lồi ốc và lồi thực vật tại thuỷ vực ở Puente de Ixtla, Morelos, Mexico cũng góp phần chúng phát tán ra môi trường tự nhiên (Mendoza và cs 2009).

<b>Hình 2-1. Bản đồ các địa điểm mà giống cá lau kiếng Pterygoplichthys spp. xâm lấn </b>

Các báo cáo về sự có mặt của lồi Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) tại các nước trên thế giới trong hơn 20 năm trở lại đây được thể hiện ở Bảng 2-1 Bảng tóm tắt báo cáo sự xâm lấn của Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Bảng 2-1 Bảng tóm tắt báo cáo sự xâm lấn của Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) trên thế giới. </b>

<b>STT Báo cáo Quốc gia </b>

1 Froese và Pauly (2018)

Xác nhận Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) là loài ngoại lai xâm lấn ở các khu vực: Java và Sumatra (Indonesia), Malaysia, Philippines, Singapore và có tại các bể cá thương lại ở Tây Ban Nha

2 GISD (2018) Xác nhận Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) là loài ngoại lai xâm lấn ở các nước như Việt Nam, Indonesia, Mexico và Philippines

3 Pagad và cs (2018)

Xác nhận Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) là loài ngoại lai xâm lấn ở các khu vực: Costa Rica, Guatemala, Indonesia, Jamaica, Malaysia, Mexico, Philippines, Singapore, Thailvà, và Vietnam.

Ở Việt Nam, giống cá này được phát hiện vào năm 2003 ở Khu vực Đồng bằng Sơng Cứu Long tiếp theo đó lưu vực sơng Đồng Nai vào năm 2004 cũng đã ghi nhận giống cá lau kiếng. Năm 2006, giống cá này được phát hiện tại Đồng Bằng Sơng Hồng sau đó khu vực Miền Trung tây nguyên cũng có các ghi nhận giống cá này từ năm 2010 – 2018. Thông tin về một số nghiên cứu ghi nhận sự có mặt của giống cá la kiếng (Pterygoplichthys spp.) được tóm tắt ở Bảng 2-2 và Bảng 2-3. Bảng tóm tắt các khu vực xâm lấn của Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) tại Việt Nam dự trên các nghiên cứu trước đây.

<b>Bảng 2-2. Khu vực phân bố của bốn loài cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) tại Việt Nam. </b>

1 <i>P. plecostomus </i> Đồng bằng Sông cửu long 2003 2 <i>P. multiradiatus </i> Lưu vực sông Đồng Nai 2004 3 <i>P. pardalis </i> Lưu vực sông Hồng 2006 4 <i>P. pardalis </i>

<i>P. disjunctivus </i>

Sơng Dinh, Khánh Hồ 2010

5 <i>P. disjunctivus </i> Đồng Bằng Sông Cửu Long 2013 – 2014

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Bảng 2-3. Bảng tóm tắt các khu vực xâm lấn của Cá lau kiếng </b>

<i><b>(Pterygoplichthys spp.) tại Việt Nam dự trên các nghiên cứu trước đây </b></i>

1 (Anh và cs 2023) Là loài xâm lấn được ghi nhận trên địa bàn Vĩnh Phúc 2 (Trân và cs 2020) Xác định sự có mặt của loài Cá lau kiếng

<i>(Pterygoplichthys spp.) lớn tại VQG U Minh Thượng và </i>

U Minh Hạ 3 (Nguyen và cs

2020)

Có mặt tại KBTTN Văn Hố Đồng Nai

4 (Minh và cs 2020) Là loài xâm hại tại Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai

Ghi nhận Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) trong lưu vực sông của ba tỉnh Khánh Hồ, Đăk Nơng, Đăk

Ghi nhận sự xuất hiện tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Sông Đồng Nai và sông Serepok

Với việc thiết lập quần thể mới nhanh chóng ngồi tự nhiên với những nơi có điều kiện khí hậu phù hợp đã kiến lồi này nhanh chóng thành lồi xâm lấn (Orfinger và Goodding 2018). Một số đặc điểm sinh học và sinh thái khiến chúng thích nghi tốt với môi trường mới bao gồm việc chịu được mặn, tập tính làm tổ sinh sản và bảo vệ trứng của cá bố mẹ giúp khả năng nở trứng tăng cao. Với mùa sinh sản kéo dài, phát triển nhanh, vòng đời hơn 5 năm (Gibbs và cs 2013). Còn phải kể đến khả năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

sống và tồn tại trong môi trường thiếu oxy, và khả năng chịu khô hạn nhiều (Armbruster 1998; Hoover và cs 2004; Gibbs và Groff 2014; Hossain và cs 2018a). Với đặc điểm hình thái với lớp da dày, vây dựng đứng có gai nhọn đã phần nào giúp chúng bảo vệ mình trước những kẻ săn mồi (Quan và cs 2020; Peplinski và cs 2021). Kèm theo đó là khả năng ăn tạp của loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) đã giúp nó trở thành một lồi xâm hại bậc nhất ở các vùng nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm (Hill và Sowards 2015; Hossain và cs 2018b; Patoka và cs 2020).

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>3. Tác động trong q trình xâm lấn của lồi </b>

<b>Đối với hệ sinh thái </b>

<i><b>Làm gián đoạn chuỗi thức ăn: Khi loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) nói </b></i>

riêng và những loài thuộc giống Pterygoplichthys thiết lập quần thể xâm lấn ở khu thuỷ vực nào đều ảnh hưởng đến chu trình địa hố, động lực dinh dưỡng và chức năng của hệ sinh thái (Rubio và cs 2016; Hoover và cs 2004). Chúng gây ra sự thay đổi về chất dinh dưỡng trong lưới thức ăn và làm giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng cho những loài tiêu thụ trong hệ sinh thái dưới nước (Werner 1982). Khi loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) này đào hang dưới đáy hoặc bờ của thuỷ vực sẽ nhổ bỏ rễ cây thuỷ sinh, làm giảm sự phong phú của thực vật bản địa và tạo ra các lớp phủ bề mặt ngăn chặn sự xâm nhập của ánh sáng vào dưới nước (Hubilla và cs 2008). Chúng có thể làm thay đổi chuỗi thức ăn của côn trùng thuỷ sinh, chân đốt và môi trường tự nhiên (Chin và Inger 1962)

<i><b>Cạnh tranh thức ăn và nơi cư trú với các loài bản địa, ảnh hưởng tới cân bằng sinh học, giảm đa dạng sinh học: Sự phát triển nhanh với mật độ cao của </b></i>

loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) cạnh tranh với các loài cá bản địa, làm giảm chất lượng môi trường sống (Flecker, 1992; Hoover, 2004). Việc xâm lấn của loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có ảnh hưởng đến các sinh vật và cá bản

<i>địa cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) dựa vào kích thước lớn và tuổi thọ lâu đã tạo </i>

lợi thế trong q trình cạnh tranh với các lồi cá bản địa, sống ngắn và có sức chịu đứng kém và sinh sản thấp đã de doạ đến sự tồn tại của các loài cá bản địa (Hubbs và cs 1978)

Một số nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra việc ảnh hưởng của quần thể các lồi Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) có liên quan đến việc suy giảm số lượng cá thể và số lượng loài của các loài cá bản địa (Williams và cs 1994; Chavez và cs 2006; Chaichana và cs 2011). Trong q trình cạnh tranh với các lồi cá bản địa đã ăn luôn trứng của các loài bản địa (Hoover và cs 2004).

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Hình 3-1. Hình ảnh 1 lồi thuộc chi Pterygoplichthys đang đợi chiếm tổ của 1 loài cá bản địa thuộc chi Lepomis </b>

<i>Nguồn: (Nico và cs 2009) </i>

<i><b>Tác động tới động vật bản địa: Việc dựng vây và kỳ của loài Cá lau kiếng </b></i>

<i>(Pterygoplichthys spp.) gây ra mối đe doạ với các loài chim bản địa nếu cố gắng ăn </i>

chúng (Bunkley-Williams và cộng sự, 1994). Theo quan sát của Gibbs và cs. (2010), việc cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) bám lên loài lợn biển (Trichechus manatus) ở Florida đã làm thay đổi hành vi hoạt động của loài lợn biển và cịn là mầm móng trung gian cho các bệnh truyền nhiễm (Hình 3-2).

<b>Hình 3-2. Lợn biển (Trichechus manatus) bị cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) bám lên lưng </b>

<i><b>Tác động lên nền đáy và gây sạt lở bờ ở thuỷ vực xâm lấn: Trong quá trình </b></i>

sinh sản cá đực đào hang sâu ở nền đáy và bờ của sông, suối và các thuỷ vực với

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

số lượng và mật độ nhiều thì hang sinh sản cũng nhiều sẽ làm mất cấu trúc địa tầng gây sạc lở bờ sông, suối thuỷ vực tự nhiên làm ảnh hưởng đến chức năng hệ sinh thái (Nico và cs 2009) (Ví dụ được minh hoạ tại Hình 3-3).

<i>Hình vẽ thể hiện sự kiện liên quan đến việc sạc lở ở bờ do loài này đào hang, a giai đoạn sinh sản và nước cao cá bảo vệ trứng và duy trì hang, b khi nước thấp sau khi tổ bị bỏ và tiếp xúc khơng khí sau đó bị sóng nước tác động đất bị cuốn trơi, xói món </i>

<b>Hình 3-3. Hình ảnh mặt cắt bờ và hang của Pterygoplichthys, ở Florida </b>

<i>Nguồn: (Nico và cs 2009) </i>

<b>Đối với con người và xã hội </b>

<i><b>Tác động đến hoạt động sản xuất của con người: Sự xuất hiện của loài này đã </b></i>

vương vào lưới đánh cá làm rách lưới làm rách lưới, làm giảm hiệu quả của lưới trong việc đánh bắt cá mục tiêu (Wijesinghe và cộng sự, 2021). Kèm theo đó là sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

xâm lấn vào các ao hồ của các chủ hộ nuôi cá và tôm cạnh tranh hết thức ăn bản địa, làm ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất cá và tôm dẫn đến mất vốn và sinh kế của người dân (Chavez và cs 2006; Krishnakumar và cs 2009)

Với quần thể dày đặc và đặc tính đào hang của con đực trong mùa sinh sản ở khu vực ven cửa biển đã được cảnh báo có thể dẫn đến thiệt hại cho các bờ biển và bờ sông gây sạc lở ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và sinh kế (Hoover và cs 2004, 2014; Nico và cs 2009)

<i><b>Tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người: Ngoài ra việc ăn đáy khiến </b></i>

loài này tích tụ kim loại nặng và vi khuẩn coliform trong thịt cá nếu con người sử dụng chúng làm thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng thịt cá. (Chavez và cs 2006)

Tóm tắt các ảnh hưởng đến với hệ sinh thái, xã hội và con người từ các nghiên cứu trên các nước được tổng hợp tại Bảng 3-1

<b>Bảng 3-1. Tóm tắt các ảnh hưởng đến với hệ sinh thái, xã hội và con người từ các nghiên cứu trên các nước </b>

Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) (lau kiếng) được ghi nhận đặt 93.3% ao cá trên tổng hiện tích 600ha được khảo sát tại Vàra Pradesh, sản lượng cá chép suy giảm từ 18% - 23%. Làm ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ

Suy giảm số lượng các lồi cá bản địa gồm Cá

<i>lóc đồng Channa striata; Cá trôi trắng Cirrhinus </i>

<i>cirrhosus; Cá chép Catla catla; Cá trôi </i>Ấn Độ

Ảnh hưởng của sự xâm lấn của loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) (cá lau kiếng) đến sản lượng đánh bắt loài mục tiêu cá Cichlid tại hồ chứa Polgolla

Làm hỏng lưới đánh bắt của ngư dân

(Sumanasinghe và Amarasinghe 2014)

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>STT Quốc gia bị xâm lấn </b>

<b>Ảnh hưởng đến hệ sinh thái Nghiên cứu </b>

4 Sri Lanka Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) (cá lau kiếng) được đánh bắt phần lớn tại Sri Lanka trong quá trình đánh bắt cá mục tiêu kèm theo là việc phá ngư cụ tại Srilaka

(Wijesinghe và cs 2021)

5 Thailvà Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lồi Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) (cá lau kiếng) tiêu thụ trứng của các loài các bản địa

Tác động về thời gian sinh sản của loài Cá lau kiếng (Pterygoplichthys spp.) (cá lau kiếng) bằng việc đào hang đã làm suy giảm quần thể

<i>cá rô phi xanh (Oreochromis Aureus) là loài </i>

bản địa cũng có tập tính đào hang tương tự

(Hoover và cs 2014)

7 Philippines Sự xuất hiện của cá lau kiếng làm suy giảm số lượng các loài cá bản địa

Cá lau kiếng đã kiếm ăn và đào hang ở dưới đáy hồ và phá huỷ thảm thực vật ngập nước làm mất môi trường sống của một số loài cá bản địa và gây ra sự suy giảm đáng kể về số

Xảy ra cạnh tranh trực tiếp với loài cá chép bản địa tại Sông Asi, làm suy giảm số lượng

Giảm số lượng cá da trơn bản địa (Ictalurus

<i>balsanus</i>), và năng suất của cá rô phi

(Mendoza và cs 2009)

12 Florida, USA Giảm sản lượng đánh bắt các loài cá bản địa (Mendoza và cs

</div>

×