Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tiểu luận đề tài thuyết bá quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG & VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI ~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: THUYẾT BÁ QUYỀN

NHĨM 7 Học phần: Lý thuyết Truyền thơng Giảng viên: Th.S Trần Thu Thủy

Hà Nội, tháng 1 năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN

NHÓM 7

STT Mã SV Họ & Tên Phân cơng nhiệm vụ

1 TTQT49-C1-1513 Hồng Phương Anh - Tác hại của thuyết bá quyền - Case study: Disney

2 TTQT49-C1-1614 Bạch Ngọc Hà - Khái niệm, nội dung thuyết bá quyền - Mơ hình thuyết bá quyền

- Case study: Thế giới Hồi giáo qua ống kính truyền thơng phương Tây sau vụ khủng bố 11/9/2001

3 TTQT49-C1-1680 Kiều Lê Minh Khanh - Lợi ích của thuyết bá quyền - Biên tập tiểu luận

4 TTQT49-C1-1906 Nguyễn Hà Thảo Trang - Cơ chế của thuyết bá quyền 5 TTQT49-C1-1938 Phạm Xuân Vượng - Nguồn gốc của thuyết bá quyền

Case study: Chính phủ Trung Quốc -Quyền bá chủ truyền thơng và vấn đề “Đường lưỡi bò”

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

II. NỘI DUNG THUYẾT BÁ QUYỀN, QUYỀN BÁ CHỦ TRUYỀN

3.1. Thuyết bá quyền và liên kết với trật tự kinh tế tư bản 8 3.2. Cơ chế đưa tin của những bá chủ truyền thơng 8 3.2.1. Xã hội hố và sự hình thành tư tưởng của phóng viên 8 3.2.2. Thuyết bá quyền là sự phản ánh thực trạng 9

1. Khẳng định vị thế bá chủ của các nhà truyền thông 11 2. Là công cụ giúp nhà nước giữ trật tự an ninh hiệu quả hơn thông qua

1.1. Khuôn mẫu là gì? Cơ chế hình thành khn mẫu qua truyền thơng? 12

1. Thế giới Hồi giáo qua ống kính truyền thông phương Tây sau vụ khủng bố 11/9/2001 chống lại Hoa Kỳ và sự leo thang của phong trào Bài trừ Hồi giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2. Chính phủ Trung Quốc - Quyền bá chủ truyền thông và vấn đề “Đường

3.2.2. Thí nghiệm của Sarah M. Coyne (Đại học Brigham Young) 26 3.2.3. Disney chi phối sở thích của cơng chúng 26

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

I. NGUỒN GỐC THUYẾT BÁ QUYỀN

Bá quyền khởi đầu từ những quan điểm của Herman và Chomsky về vai trò của hệ tư tưởng và quyền lực nhà nước trong xã hội tư bản. Những phân tích này được tiếp nối bởi một nhà mácxít người Pháp là Louis Althusser, người đã coi phương tiện truyền thông như “công cụ tư tưởng của nhà nước”. Tuy nhiên, thuyết bá quyền chỉ thực sự được mở rộng ra và nhắc đến nhiều vào đầu thế kỉ XX dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nhà mác xít người Ý Antonio Gramsci (1891 - 1937). Ơng là người đầu tiên nói về khái niệm bá quyền.

Antonio Gramsci, nguyên là Tổng thư ký Đảng Cộng sản Italia, tháng 11-1926 bị phát xít Đức bắt, kết án 20 năm tù và mất năm 1937 trong nhà tù phát xít. Trong những năm tháng tù đày đó, học thuyết bá quyền ra đời. Nhưng khơng may, ơng khơng có thời gian phát triển học thuyết của mình một cách có hệ thống. Lý thuyết bá quyền nằm rải rác và phân tán trong cuốn Quaderni del carcere (Selections from the Prison Notebooks), chờ đợi được sắp xếp lại. Mãi đến năm 1971, cơng trình này mới được Nhà xuất bản Lawrence and Wishart dịch và xuất bản ở London. Nhưng, chỉ mới vài thập kỷ cuối TK XX, giới nghiên cứu chính trị học, đặc biệt là ở những nước nói tiếng Anh, mới đưa ra những trích dẫn về quan điểm bá quyền của Gramsci

Lý thuyết bá quyền bắt nguồn từ quan niệm: Trong một xã hội, nhóm chiếm ưu thế có khả năng định hướng về mặt tri thức và đạo đức đối với xã hội đó và xây dựng một hệ thống liên kết xã hội để phục vụ cho những mục tiêu của nó. Gramsci cho rằng, quân sự không phải là công cụ duy nhất để bảo đảm quyền lực của giai cấp cầm quyền, còn nhiều cách thức hiệu quả hơn trong xây dựng sự đồng thuận xã hội, như thông qua việc kiểm sốt q trình sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, hay quản lý các tổ chức của xã hội như trường học, tôn giáo và các phương tiện truyền thông đại chúng.

II. NỘI DUNG THUYẾT BÁ QUYỀN, QUYỀN BÁ CHỦ TRUYỀN THÔNG

1. Khái niệm “Bá quyền” (Hegemony)

Bá quyền hay quyền bá chủ (Hegemony) được hiểu là việc một quốc gia, tổ chức hoặc một nhóm xã hội chiếm ưu thế (nhóm thống trị) có quyền lực áp đảo hơn những quốc gia, tổ chức hoặc nhóm xã hội khác (nhóm bị trị) và sử dụng quyền lực đó dưới hình thức chính trị, kinh tế, văn hóa hoặc một hệ tư tưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2. Nội dung thuyết bá quyền (Hegemony Theory)

Dựa trên khái niệm bá quyền về mặt chính trị đã nêu, nhiều khái niệm bá quyền gắn với các lĩnh vực khác cũng được xây dựng, trong đó có khái niệm quyền bá chủ truyền thơng (Media Hegemony). Khái niệm này có thể hiểu là việc những quan điểm của nhóm thống trị trở thành quan điểm thống trị trong xã hội. Tuy nhiên, quyền bá chủ không đơn giản là sự cưỡng chế bằng vũ lực, ép buộc hay thao túng một cách lừa dối. Thay vào đó, nhóm thống trị sử dụng các phương tiện truyền thông như một cơ quan tuyên truyền trung gian để tạo nên sự đồng thuận ở nhóm bị trị và khiến họ có thiên hướng ủng hộ những quan điểm, ý thức hệ, chủ trương, chính sách,... được đặt ra bởi nhóm thống trị, từ đó góp phần duy trì và tối ưu hóa lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa,... của nhóm thống trị.

Sơ đồ mô tả các yếu tố của bá quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nhóm thống trị được nhắc đến ở đây có thể là một chính phủ, một nhóm xã hội cũng có thể là chính các tập đồn truyền thơng. Bản thân các ông trùm truyền thông cũng được coi là một chủ thể của bá quyền. Tuy nhiên, dù là đối tượng nào thì nhóm thống trị vẫn phải thông qua các phương tiện truyền thông (TV, báo đài, phim ảnh,...) để phổ biến những tư tưởng và tầm ảnh hưởng của mình tới các nhóm bị trị.

<small>Ví dụ: Silvio Berlusconi, người sáng lập và cổ đơng chính của Fininvest, một trong 10công ty tư nhân lớn nhất nước Ý, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và tài chính.Ơng sở hữu ba trong số bảy kênh truyền hình quốc gia (chiếm gần một nửa thị trườngtruyền hình Ý) cùng nhiều tờ báo quan trọng bậc nhất đất nước. Ông là người đứngđầu phong trào chính trịForza Italia(Tiến lên Italia), một đảng chính trị trung hữuđược ơng thành lập năm 1993 tại Roma. Berlusconi từng ba lần giữ chức Thủ tướngÝ, gần đây nhất là từ 2008 đến 2011.</small>

<small>Yếu tố bá quyền trong trường hợp này nằm ở việc các kênh truyền hình quốcgia lớn mà Berlusconi sở hữu đóng vai trị như một cơ quan ngơn luận để thơng qua</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>đó, ơng có thể phổ biến tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông cũng như tư tưởngchính trị của mình đến với cơng chúng. Điều này có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đónggóp trực tiếp vào những thành cơng trong q trình tranh cử của Berlusconi và đồngthời gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh truyền thông của Fininvest.</small>

Như vậy, trong lĩnh vực truyền thông, thuyết bá quyền được sử dụng rộng rãi để giải thích chức năng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền và duy trì hệ tư tưởng thống trị. Hệ tư tưởng này cũng định hình q trình sản xuất truyền thơng và thông tin liên lạc, đặc biệt là tin tức và giải trí. Do đó, mặc dù các phương tiện truyền thông ở phương Tây về cơ bản không chịu sự kiểm sốt trực tiếp của chính phủ, nhưng chúng vẫn đóng vai trị là cơng cụ để hợp pháp hóa hệ tư tưởng thống trị.

<small>Ví dụ: Theo hai nhà phê bình xã hội Edward S. Herman và Noam Chomsky,cácphương tiện truyền thơng Mỹ có xu hướng bỏ qua các thông tin liên quan khi đưa tinvề các sự kiện quốc tế nếu những thơng tin đó xung đột với chương trình nghị sự quốcgia1. Hai ơng cũng chỉ ra rằng phương tiện truyền thơng Mỹ đi theo mơ hình tuyêntruyền, loại bỏ các tiếng nói phản đối trong các phương tiện truyền thơng chính thốngcủa Mỹ. Điều này dẫn đến việc các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đưa tin về cácquốc gia “kẻ thù”, chẳng hạn như chế độ cộng sản, khác với việc đưa tin về các chế độ“thân Mỹ”. Mục đích sau cùng của những hoạt động truyền thơng này là đảm bảo lợiích của chính phủ Mỹ.</small>

Tuy nhiên, quyền bá chủ truyền thơng khơng hồn toàn đồng nghĩa với sự áp đặt tầm ảnh hưởng của nhóm thống trị một cách trực tiếp mà thay vào đó, họ trở nên thống trị khi cơng chúng, các nhà sản xuất, các cơ quan,... chấp nhận, ưu tiên và coi đó như chuẩn mực.

<small>Ví dụ: Hollywood - tượng đài của ngành cơng nghiệp giải trí, có vị trí bá chủ trongngành cơng nghiệp điện ảnh tồn cầu.2Từ Bollywood của Ấn Độ, Hàn Quốc và “bomtấn” mới nổi của điện ảnh Trung Quốc cho đến phim châu Âu và Mỹ Latinh, các nhàlàm phim trên khắp thế giới thường có xu hướng bắt chước mơ hình Hollywood vàkhán giả đại chúng thường “chuộng” phim phong cách Hollywood, dù là phim hànhđộng, phiêu lưu, ly kỳ kịch tính hay lãng mạn. Điều đó cho thấy, việc Hollywood trởthành một cái tên bá chủ trong ngành công nghiệp điện ảnh không đơn thuần xuất pháttừ việc áp đặt tầm ảnh hưởng đến công chúng mà hơn hết, bản thân những khán giảđại chúng thường ưa chuộng phong cách phim Hollywood và coi nó làm một chuẩnmực để soi chiếu sang các nền điện ảnh khác.</small>

<small>2Artz, Lee. “Media Hegemony.” Encyclopedia of Media and Communication , edited by MarcelDanesi, University of Toronto Press, 2013, pp. 336–339.</small>

<small>1S. H. Edward, and C. Noam,Manufacturing Consent(New York: Pantheon Books, 1988), p.46.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

3. Cơ chế

3.1. Thuyết bá quyền và liên kết với trật tự kinh tế tư bản

Quyền bá chủ truyền thông là một quá trình mà các giá trị và cách suy nghĩ nhất định, được ban hành thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trở nên thống trị trong xã hội. Quá trình này được xem là củng cố hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Định nghĩa hiện đại về quyền bá chủ về mặt khái niệm bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về nền tảng kinh tế của một xã hội với tư cách là những yếu tố định hình quan trọng nhất của văn hóa, giá trị và hệ tư tưởng; các giai cấp thống trị kiểm soát các cấu trúc kinh tế và thể chế của xã hội cũng kiểm sốt các thể chế chính trị và tư tưởng cơ bản của nó. Tức là, nếu hệ thống tư bản chủ nghĩa cho rằng giai cấp thống trị (Bourgeois) nắm những quyền lợi về kinh tế, kiểm soát các cấu trúc kinh tế và thể chế xã hội thì thuyết bá chủ truyền thơng là sự mở rộng của cách giai cấp thống trị mở rộng tầm ảnh hưởng của mình về mặt tư tưởng xã hội, là kết quả của những nỗ lực của giai cấp thống trị nhằm duy trì quyền kiểm sốt và hợp pháp hóa bản thân, quyền bá chủ được đưa vào các bản tin để duy trì hệ tư tưởng phổ biến. Nói cách khác, thuyết bá chủ truyền thông là sự mở rộng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. (Marx và Engels, 1960).

3.2. Cơ chế đưa tin của những bá chủ truyền thông Quyền bá chủ truyền thơng hoạt động theo nhiều cách.

3.2.1. Xã hội hố và sự hình thành tư tưởng của phóng viên Cách thức làm việc của nhà báo bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hệ tư tưởng thống trị qua hình thức xã hội hố. Xã hội hóa các nhà báo là phương pháp luận cho rằng các thói quen, tiêu chí và xu hướng làm việc của các nhà báo chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ tư tưởng chủ đạo trong cộng đồng hay xã hội của họ.

Thuyết bá quyền cho rằng những giá trị và chuẩn mực này bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng và văn hóa mà giai cấp thống trị định hình. Mặc dù các nhà báo tuyên bố rằng họ độc lập với nhà nước và các lực lượng tiếp thị, và rằng họ luôn đứng về phía cơng chúng với tư cách là những tổ chức vì xã hội (cơng cụ xã hội), khơng thể phủ nhận rằng những định hướng, thủ tục của các phóng viên vẫn chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng, văn hố, thể chế chính trị và những quan tâm về lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị.

Là thành viên của một nền văn hóa cụ thể, các nhà báo chia sẻ một số giá trị, lý tưởng và sở thích cơ bản và đặc thù, thí dụ: các nhà báo Mỹ có xu hướng chấp nhận những tiền đề của chủ nghĩa tư bản. Những sở thích này khó lay

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chuyển vì rất khó để vượt qua hồn tồn, trong ví dụ này, tư tưởng và niềm tin chủ đạo về nền kinh tế đối của giai cấp thống trị nước Mỹ.

Tuy nhiên, cần phải đặt ra câu hỏi rằng liệu ảnh hưởng từ một tư tưởng thống trị có đủ để tác động tới thói quen làm việc của báo chí tới mức độ phủ nhận đi sự độc lập và khách quan của các nhà báo hay không. Bởi vậy, phương pháp để luận ra tầm ảnh hưởng của thuyết bá quyền phụ thuộc vào việc đánh giá khuynh hướng và thói quen đưa tin của các nhà báo. Để trả lời nghi vấn này, ta cần phải nhìn vào cấu trúc của một cơ quan truyền thông theo một nhà ủng hộ thuyết bá quyền và đánh giá:

Áp lực biên tập:

Thuyết bá quyền truyền thơng cho rằng áp lực biên tập đóng vai trị lớn trong cách định hình tin tức của một cơ quan truyền thông. Đặc biệt ở các thị trường nhỏ, các nhà xuất bản và những người quản lý thường có liên kết chặt chẽ với những người nắm giữ quyền lực trong cộng đồng, xã hội của họ.

Cách đưa tin tức:

Các nhà báo không chỉ đơn thuần truyền tải thông tin bắt nguồn từ thực tế mà thay vào đó sẽ định hình thơng tin theo các thói quen sản xuất tin tức nhất định. Các nhà báo có thể vơ tình thúc đẩy quyền bá chủ bằng cách vô thức sử dụng các phạm trù, ngôn ngữ nhất định dưới sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng chủ đạo, mặc dù một số người ủng hộ thuyết bá quyền truyền thông khẳng định rằng các nhà báo sử dụng các yếu tố này một cách có ý thức và có chiến lược để thúc đẩy các lợi ích về hệ ý thức thống trị.

3.2.2. Thuyết bá quyền là sự phản ánh thực trạng

Như đã trình bày, cơ chế đưa tin của các bá quyền truyền thông là sự phản ánh hệ tư tưởng thống trị ở thực trạng. Các phóng viên có xu hướng lựa chọn và đưa tin những vấn đề có lợi cho hệ tư tưởng thống trị. Bởi vậy, một hậu quả của quyền bá chủ truyền thơng ngồi ý muốn là làm chậm sự thay đổi xã hội bằng cách chỉ trình bày các tin tức đơn thuần phản ánh thực trạng.

Một mặt, nếu động lực thay đổi xã hội có nghĩa là việc thiết lập một hình thức chính phủ và hệ thống kinh tế khác, thì đúng là ít nhà báo mong muốn sự thay đổi xã hội như vậy. Các phương tiện truyền thông lớn chịu ảnh hưởng và là chức năng của các thể chế thống trị về mặt ý thức hệ khác, và không phải là một lực lượng mạnh mẽ độc lập theo đúng nghĩa. Có lẽ vì lí do này mà các nhà phản

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

đối thuyết bá quyền cho rằng quyền bá chủ truyền thơng mang lại ít sự thay đổi xã hội.

Mặt khác, nếu động lực thay đổi xã hội có nghĩa là những cải cách lớn và sự đánh giá lại các chính sách của chính phủ như phân phối lại thu nhập, thì nhiều nhà báo có động lực ủng hộ thay đổi xã hội này. Có nhiều bằng chứng cho thấy báo chí đã góp phần tạo ra nhiều thay đổi xã hội, thách thức tính hợp pháp của các cá nhân và tổ chức cầm quyền.

3.3. Tính chất

Thứ nhất, bá quyền khơng phải là hành động mà là mối quan hệ; nó khơng phải là hành động áp bức đơn thuần của người này với người kia, nhóm này với nhóm kia, mà là quan hệ giữa áp bức và đồng thuận, tuân chịu về mặt ý hệ. Một nhóm xã hội muốn chi phối và phổ biến, nó thực hiện những đặt định về ý hệ bằng nhiều hình thức khác nhau, địi hỏi sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội. Nhóm này giáo dục và tuyên truyền văn hóa, phổ biến cái nhìn về thế giới của nó, định hình nên các hệ giá trị xã hội. Chỉ khi tất cả những điều này được các thành viên chấp nhận và tuân theo thì bá quyền mới tồn tại.

Thứ hai, thực hành bá quyền có tính chất tiến trình. Gramsci gọi đó là cuộc chiến về vị thế (war of position), trong đó các định chế xã hội dần dần lan tỏa ảnh hưởng thông qua phổ biến và đặt định quan niệm về thế giới, cách giải thích thế giới. Những tiếng nói khác biệt được chuyển hóa dần và hịa nhập vào quan niệm của nhóm bá quyền theo tiến trình thương lượng (negotiation). Nhìn chung, bá quyền truyền thơng có tính chất tiến trình vì sự hình thành nên một bá quyền là hệ quả của một cuộc xung đột chậm, ẩn mình, nơi các lực lượng tìm cách đạt được ảnh hưởng và quyền lực.

Cuối cùng, bá quyền là sự liên tục mềm dẻo và phức tạp, nó khơng đơn thuần là sự bắt buộc một chiều và nhất thành bất biến (không đổi và giữ nguyên). Sự áp bức và sự thỏa thuận đạt được qua một tiến trình thỏa thuận và thương lượng, ta chấp nhận điều gì đó để nhận được điều gì đó, được thuyết phục để tin vào điều gì đó để làm điều gì đó đáp ứng sự mong mỏi của ta. Các nhóm xã hội thực hiện bá quyền bằng cách phổ biến, thuyết phục, thông qua thỏa thuận, để nhận được sự ưng chịu/ tuân chịu các giá trị nào đó, góc nhìn và quan niệm nào đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

III. LỢI ÍCH

1. Khẳng định vị thế bá chủ của các nhà truyền thông

Với cơ chế hoạt động cùng những tính chất như vậy, thì một trong những lợi ích vơ cùng to lớn mà bá quyền mang lại xoay quanh chủ trương: đã mạnh thì sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, bất chấp chướng ngại về mặt dư luận.

<small>Ví dụ: Cơng ty truyền thơng Walt Disney (hay cịn được gọi là Disney) là mộtstudio giải trí lớn với 11 lĩnh vực giải trí và 7 hệ thống mạng TV. Khối tài sản khổnglồ và quyền sở hữu vô vàn công ty con trên đa dạng lĩnh vực truyền thông khác nhauđã tạo điều kiện cho Disney thống lĩnh thị trường truyền thơng giải trí. Các bộ phimcủa Disney có sự đầu tư lớn và được phát hành gần như ở mọi thời điểm tốt nhất trongnăm, tạo ra sức ép lớn đối với nhiều tác phẩm từ các nhà sản xuất khác. Chỉ riêngtrong năm 2019, Disney thu về 3.72 tỷ dollar Mỹ từ các rạp chiếu phim tại Mỹ, chiếm33% và lớn nhất trên cả thị trường, gấp gần 3 lần so với đối thủ xếp thứ 2 (WarnerBros). Và số doanh thu này vẫn không dừng lại ở đó qua thời gian.</small>

<small>Sự bá quyền của Disney thể hiện ở đặc điểm: Disney quản lý nhiều cơng tycon với các chương trình giải trí được cơng chiếu xuyên suốt cả năm, nắm giữ phầnlớn doanh thu từ các phòng vé và gần như độc chiếm thị trường phim ảnh. Bởi vậy, tưtưởng và thông điệp truyền tải thơng qua các bộ phim của Disney có tầm ảnh hưởnglớn đến khán giả, đặc biệt là trẻ em gái, với các dịng phim hoạt hình, khiến cho cáchãng phim khác khó có thể cạnh tranh được.</small>

Ví dụ này một lần nữa chứng minh rằng, sau cùng của những hoạt động truyền thông là để dẫn đầu xu hướng, khẳng định vị trí ưu thế và ngơi vị hàng đầu của các thương hiệu mà các nhà truyền thông nắm giữ với quyền bá chủ trong tay. Đủ để thấy rằng, lợi ích việc áp dụng lý thuyết bá quyền này mang lại lớn nhường nào cho các nhà truyền thơng có được vị trí ấy.

2. Là cơng cụ giúp nhà nước giữ trật tự an ninh hiệu quả hơn thông qua quyền giám sát

Một khi môi trường truyền thông phát triển, sẽ không thể nào tránh khỏi việc các thông tin truyền đi bị sai lệch, sai mục đích, gây hoang mang cho người đọc được thơng tin ấy.

Trong xu hướng sụt giảm báo in hiện nay,việc chiếm lĩnh môi trường không gian mạng, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, để ngụy tuyên truyền nhằm chống phá, tạo bất đồng, xung đột về tư tưởng trong nội bộ Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, trong xã hội và nhân dân, từ đó kích động biểu tình, chống đối, bạo loạn, khủng bố, lật đổ... là một trong những âm mưu, thủ đoạn đầy nham hiểm của các thế lực thù địch. Vì vậy, khi các nhà nước, các chính quyền nắm quyền bá chủ truyền thông, khả năng cao là các thông tin trước khi phát tán sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ hơn và khi một cá nhân hay tập thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đăng tải và truyền bá một thông tin nào đó, cũng sẽ bị đặt dưới những quyền và nghĩa vụ nhất định phải tuân theo.

<small>Ví dụ: Trong thời kỳ đại dịch Covid 19 diễn biến vô cùng phức tạp, đã có khơng ítthơng tin giả mạo, sai sự thật được đăng lên nhằm “giật tít”, gây rối loạn trật tự xã hộikhu vực và chống phá lại sự tin tưởng đặt vào nơi các y bác sĩ đang dốc sức cứu vãntình hình khơng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này đã khiến rất nhiều người dân bốirối, hoang mang, thậm chí rơi vào tình trạng hỗn loạn, không biết đâu mới là thật, đâulà giả. Khoảng thời gian sau, khi nhà nước đã khéo léo và kinh nghiệm hơn trong việcxử lý, kiểm soát và kiểm duyệt chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến Covid-19,người dân đã tin rằng, khơng có một thơng tin nào xác thực cho đến khi Cổng thơngtin Chính phủ đưa tin về vấn đề này. Nhờ đó, tình hình giai đoạn sau được cải thiệnhơn đáng kể.</small>

Bằng biện pháp kiểm duyệt các đầu tin báo chí, tự do ngơn luận chứ không ngôn luận tự do, cùng các kỹ thuật bảo vệ an ninh không gian mạng,... kết hợp với áp dụng quyền bá chủ trong truyền thông bằng cách chính thống hóa một hoặc một vài nguồn thơng tin đáng tin cậy như Cổng thơng tin Chính phủ, Tạp chí Cộng sản, Thơng tấn xã Việt Nam,... Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung, đã đảm bảo được quyền giám sát cao nhất, giúp nhà nước giữ an ninh, trật tự xã hội triệt để hơn.

IV. TÁC HẠI

1. Tạo ra các khuôn mẫu (stereotypes)

1.1. Khn mẫu là gì? Cơ chế hình thành khuôn mẫu qua truyền thông?

Các nội dung trên truyền thông thường được lấy từ những sự kiện thực tế và thể hiện các xu hướng của xã hội cũng như các giá trị văn hố. Tuy nhiên, truyền thơng khơng thật sự phản ánh những điều này một cách toàn diện và trung lập. Theo Thuyết Đóng khung (Framing Theory) và Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting), các nhà sản xuất truyền thông lựa chọn thể hiện các thơng tin này theo một cách riêng có chủ đích, tập trung vào một số khía cạnh nhất định của vấn đề. Truyền thông không cung cấp cho khán giả chiếc gương phản chiếu chính xác xã hội mà cho khán giả thấy những sự “tái hiện” (re-presentations) về thế giới.

Truyền thông chỉ được quản lý và điều hành bởi một nhóm người trong xã hội, thường là những người có quyền lực, tiếng nói và địa vị xã hội cao hơn như đàn ông, người da trắng, người giàu,... - tạm gọi là nhóm bá quyền. Bởi vậy, các sự kiện và nhân vật xuất hiện trên truyền thông sẽ được thể hiện thông qua một

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

góc nhìn chung, có phần phiến diện, bị ảnh hưởng bởi định kiến và suy nghĩ của nhóm bá quyền, từ đó tạo ra “stereotype” (khn mẫu).

<small>Ví dụ: Gay BFF stereotype (trong các bộ phim Mỹ) — Kurt, Blaine, Glee, Cameron,Modern Family, Justin, Ugly Betty.</small>

<small>Đặc điểm chung: gay men, là bạn thân của một nhân vật nữ, hiểu biết về thời trang,tính cách phóng khống,...</small>

<small>Đại diện truyền thơng liên quan đến gay men đã bị giới hạn trong khuôn mẫu duynhất, và chỉ có một kiểu gay men thường xuyên được nhắc đến trên màn ảnh.Trên thực tế, cùng là gay men, mỗi người lại có một đặc điểm, cá tính riêng. Tuynhiên, truyền thơng đã hồn tồn phớt lờ đi những đặc điểm này, gộp tất cả nhữngngười gay với những đặc điểm khác nhau thành một nhóm và coi tồn bộ cả thể trongnhóm đó là giống nhau. Điều này đã tạo nên một chuỗi các đặc điểm của họ, trở thànhkhuôn mẫu khiến khán giả tin theo.</small>

Bộ não của con người thích những thơng tin quen thuộc bởi chúng dễ hiểu hơn. Vì thế, khán giá khơng có xu hướng dành thời gian để tìm hiểu về các biểu hiện phức tạp khác của một nhóm đối tượng trong xã hội trong khi có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tin vào các định kiến có sẵn.

<small>Ví dụ: Poverty Porn, chương trình thực tế tập trung vào cuộc sống của những ngườinghèo nhất trong xã hội, đã góp phần nhẫn mạnh và thổi phồng sự khác biệt của tầnglớp người nghèo so với một xã hội “bình thường”. Tại UK, Benefits Street - mộtchương trình thực tế sản xuất năm 2014 với 4 mùa, tập trung vào những người dânsinh sống trên một con phố tách biệt tại Birmingham - đã khắc hoạ người nghèo lànhững người vô trách nhiệm, lười biếng và phạm tội. Dù chương trình có cố gắngkhắc họa một số đặc điểm khác, điều này không làm giảm nhẹ đi tác dụng của việcnhấn mạnh các tính chất tiêu cực của tầng lớp này.</small>

<small>Sự đau khổ thể hiện qua Poverty Porn đã khiến cho sự bần cùng của nhữngngười dân nghèo trở thành một sự thất bại về mặt đạo đức, biến sự thất nghiệp thànhcái lười, biến khó khăn trong việc cải thiện cuộc sống thành thất bại của cá nhân họtrong việc cố gắng chống chọi với điều kiện sống khó khăn. Sự thể hiện qua truyềnthơng này khơng chỉ làm dấy lên sự tị mị vơ dun về cái nghèo, mà cịn đặt ngườinghèo vào tâm điểm của sự chỉ trích, dịm ngó. (Jensen)3</small>

<small>Tuy nhiên, không ai thật sự để ý đến lý do đằng sau sự nghèo khổ này của họ,không ai thật sự cố gắng để hiểu rằng cái nghèo khơng hồn tồn là lỗi của họ mà cịndo sự thiếu sót trong trách nhiệm giúp đỡ của chính phủ, do sự bế tắc trong vòng lặpcủa cái nghèo mà sự cố gắng đơn thuần khơng thể giúp họ vượt qua được nó.</small>

Chính các chương trình truyền thơng đã góp phần làm gia tăng khn mẫu về nhóm đối tượng này trong xã hội, gán cho họ các đặc điểm mơ hồ, chung

<small>3Hodkinson, P. (2016) in Media, culture and society. an introduction. London: SAGE Publications, pp. 207.</small>

</div>

×