Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu Luận - Đề Tài - Lý Thuyết & Ứng Dụng Phân Tích Cơ Bản Trong Kinh Doanh Ngoại Hối.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 24 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
--------------------

LÝ THUYẾT & ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN
TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI


2

Mục lục

1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN ....................................................................... 3
1.1.

Khái niệm phân tích cơ bản .......................................................................................... 3

1.2.

Phân tích cơ bản vs Phân tích kỹ thuật........................................................................ 3

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO PHÂN TÍCH CƠ BẢN ........................................................ 4
2.1.

Các lý thuyết về xác định tỷ giá ................................................................................... 4

2.1.1.

Các lý thuyết cân bằng trong tài chính quốc tế ................................................... 4


2.1.2.

Cán cân thanh toán ................................................................................................. 7

2.1.3.

Định giá tài sản ....................................................................................................... 9

2.2.

Các yếu tố tác động đến lãi suất................................................................................... 9

2.3.

Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái ....................................................... 12

2.4.

Các yếu tố tác động ngắn hạn lên tỷ giá ................................................................... 13

3. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG TÌM KIẾM LỢI NHUẬN NGẮN
HẠN ............................................................................................................................................. 14
3.1.

USD/JPY ....................................................................................................................... 14

3.1.1.

Các key factors...................................................................................................... 14


3.1.2.

Ứng dụng ............................................................................................................... 15

3.2.

EUR/USD ..................................................................................................................... 20

3.2.1.

Các key factors...................................................................................................... 20

3.2.2.

Ứng dụng ............................................................................................................... 22


3

1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Foreign exchange prices are relative prices, not absolute prices
Trong kinh doanh ngoại hối, chúng ta phải lưu ý rằng, giá ngoại hối là giá tương đối chứ
không phải là giá tuyệt đối. Nghĩa là giá ngoại hối chịu tác động so sánh của những nền
kinh tế với nhiều yếu tố bao trùm như: tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, hay tình trạng ngân sách
nhà nước. Mức độ tình hình hoạt động một quốc gia này tốt hơn quốc gia kia sẽ được phản
ánh trong giá trị tương đối của đồng tiền quốc gia đó trên quốc gia kia.
Dự báo một đồng tiền sẽ di chuyển như thế nào là một một nghệ thuật hơn là một mơn
khoa học. Có hai phương pháp cơ bản để dự báo đó là: phân tích cơ bản và phân tích kỹ
thuật.
1.1.


Khái niệm phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là nghiên cứu về yếu tố kinh tế có tác động tới tỷ giá hối đối nhằm dự
báo xu hướng tỷ giá trong tương lai.
Một định nghĩa khác theo Shani Shamah: Phân tích cơ bản là nghiên cứu về các tương quan
trong yếu tố kinh tế, chính sách tài khóa, tiền tệ và tình hình chính trị ở những quốc gia nơi
mà các đồng tiền đó được giao dịch. Từ đó sẽ dự báo về khối lượng đầu tư và loại đồng
tiền có thể được mua và bán trong tương lai.
Phân tích cơ bản chủ yếu dựa trên các lý thuyết tài chính kinh tế, cũng như tình hình chính
trị để xác định sức mạnh của cung và cầu tiền tệ. Phân tích cơ bản bao gồm các kiểm tra
về các chỉ số kinh tế vĩ mô, thị trường tài sản và chính trị khi đánh giá giá trị tiền tệ của
một quốc gia này so với một quốc gia khác.
- Các chỉ số vĩ mô: GDP, lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, cung tiền, dự trữ ngoại hối và năng
suất quốc gia…
- Thị trường tài sản: thị trường cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
- Tình hình chính trị: mức độ tín nhiệm của Chính phủ quốc gia, sự bền vững…
1.2.

Phân tích cơ bản vs Phân tích kỹ thuật

Bên cạnh phân tích cơ bản, một phương pháp phân tích khác được sử dụng trong kinh
doanh ngoại hối là phân tích kỹ thuật. Theo Shani Shamarh: giả định rằng những biến động
giá bản thân nó đã phản ánh tất cả các thơng tin, từ đó phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu
giá trong quá khứ để phân tích xu hướng và hành vi giá, nhằm đưa ra những quyết định
giao dịch.
Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật



4

Dự báo những biến động trong tỷ giá do tác Dự báo những biến động trong tỷ giá từ
động của những yếu tố vĩ mô.
những xu hướng và biến động giá trong quá
khứ.
Dựa trên các báo cáo kinh tế, chính sách… Dựa trên dữ liệu lịch sử giá trong quá khứ.

Trên thực tế, phân tích cơ bản tỷ giá hối Phân tích kỹ thuật là một cơng cụ chiến
đối là một nghiên cứu nền tảng tốt, nhưng thuật được sử dụng bởi các nhà đầu cơ, nhà
là một công cụ giao dịch kém hiệu quả.
kinh doanh, làm cơ sở để tìm kiếm lợi
nhuận.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO PHÂN TÍCH CƠ BẢN
2.1.

Các lý thuyết về xác định tỷ giá

Có 3 phương pháp tiếp cận để xác định tỷ giá hối đoái:
- Dựa trên các điều kiện cân bằng (bộ ba lý thuyết cân bằng trong tài chính quốc tế: IRP,
PPP, UIP)
- Dựa trên cán cân thanh toán quốc tế.
- Định giá tài sản.
Phần này 2.1. trình bày những nét cơ bản về các lý thuyết xác định tỷ giá hối đối. Từ đó
trong phần tiếp theo 2.2 sẽ rút ra những yếu tố cơ bản tác động tới tỷ giá, được sử dụng
phổ biến trong phân tích cơ bản trong kinh doanh ngoại hối.
2.1.1. Các lý thuyết cân bằng trong tài chính quốc tế
2.1.1.1.


Purchasing Power Parity - PPP

Lý thuyết ngang giá sức mua là nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu về tỷ giá, phân
tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối và lạm phát. Nó được dùng để giải thích tỷ giá hối
đối thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát ở các nước.
Sức mua đề cập đến khả năng một đồng tiền có thể sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ.
Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự gia tăng của mức giá chung trong một khoảng thời gian. Bởi vậy
sức mua của đồng tiền sụt giảm khi lạm phát, cùng một số tiền nhưng hàng hóa mua được
sẽ ít hơn sau khi giá hàng hóa tăng.
Lý thuyết ngang giá sức mua phát biểu rằng: Sự biến động trong tỷ giá giao ngay của một
đồng tiền so với một đồng tiền khác là do chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
Kết quả, sức mua của người tiêu dùng khi mua hàng hóa trong nước và hàng hóa nước
ngồi là bằng nhau.


5

Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng
tương đối so với lạm phát của một nước khác, hàng hóa của nước đó sẽ có mức giá đắt
tương đối và do đó mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm. Trong khi đó, do
hàng hóa trong nước đắt tương đối, người tiêu dùng và các cơng ty trong nước có lạm phát
cao có xu hướng tăng nhập khẩu làm cho cung tiền tăng lên. Cả hai lực này tạo áp lực giảm
giá đồng tiền của nước có lạm phát cao, đẩy về trạng thái ngang giá sức mua.
Ngang giá sức mua cũng có thể được giải thích thơng qua hành vi arbitrage thương mại.
Khi lạm phát ở quốc gia A gia tăng tương đối so với quốc gia B và những yếu tố khác
không đổi, dẫn đến giá hàng hóa quốc gia A mắc tương đối so với quốc gia B. Do vậy
những nhà kinh doanh có thể mua hàng hóa ở quốc gia B để bán ở quốc gia A nhằm kiếm
lợi nhuận chênh lệch giá. Từ đó gây áp lực lên cung/cầu đồng tiền quốc gia A và B và khiến
tỷ giá thay đổi.

Công thức
Phần trăm thay đổi trong tỷ giá
giao ngay đồng ngoại tệ

𝒆𝒇 =

𝑺𝒕+𝟏
𝑺𝒕

−𝟏

𝑒𝑓 > 0: ngoại tệ tăng giá.
𝑒𝑓 < 0: ngoại tệ giảm giá.

Chênh lệch tỷ lệ lạm phát:

Ngang giá sức mua PPP tồn tại

𝟏 + 𝑰𝒉

−𝟏
𝟏 + 𝑰𝒇
= 𝑰𝒉 − 𝑰𝒇

𝒆𝒇 = 𝑰𝒉 − 𝑰𝒇

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về kiểm định tính hiệu lực của PPP trong
thực tế. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy PPP có hiệu lực trong dài hạn. Các nhà kinh
tế học cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến ngang giá sức mua khơng duy trì liên tục như:
- Tỷ giá còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác ngoài lạm phát như chênh lệch lãi suất,

mức thu nhập, các biện pháp kiểm sốt của Chính phủ,…
- Khơng có hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu (nên mặc dù hàng nhập khẩu tăng giá do
lạm phát, nhưng vẫn phải nhập khẩu nên khơng có sự thay đổi trong cung/cầu đồng tiền).


6

- Tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch trong hàng hóa: ví dụ như cà phê, có một lượng lớn
cấu thành nên giá thành là chi phí thương hiệu, khơng gian,…chỉ có thể sử dụng tại chỗ mà
khơng mua bán được trên thế giới.
- Thông tin bất cân xứng: một lượng lớn NĐT không thể biết được hết những chênh lệch
mức giá trên thế giới.
- Sự khác biệt trong cách tính rổ hàng hóa tiêu chuẩn: chi phí, hàng hóa khơng TMQT, thói
quen tiêu dùng của người dân…
2.1.1.2.

Interest Rate Parity - IRP

Lý thuyết ngang giá lãi suất đề cập đến mối tương quan dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và tỷ
lệ lãi suất. Nguồn vốn có xu hướng dịch chuyển giữa các quốc gia có lãi suất cao và quốc
gia có lãi suất thấp. Ví dụ, sau 15 năm lãi suất của Mỹ tăng cao hơn so với lãi suất ở Nhật,
gây nên sự suy yếu của đôla so với yên hay USD/JPY tăng.
Bởi vì khi lãi suất của một quốc A tăng cao hơn tương đối so với quốc gia B, với điều kiện
các yếu tố khác không thay đổi, các nhà đầu tư có xu hương thực hiện hoạt động kinh
doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa CIA: là hoạt động chuyển đồng tiền B sang đồng
tiền A để hưởng lãi suất của đồng tiền A. Sau khi hết thời hạn đầu tư thì chuyển ngược lại
đồng tiền vốn gốc ban đầu - B theo mức tỷ xác đã xác định trước ở thời điểm bắt đầu đầu
tư. Do vậy, hoạt động đầu tư này sẽ gây áp lực tăng giá đồng tiền A so với B trong hiện tại,
và áp lực giảm giá tỷ giá kỳ hạn đồng tiền A so với B.
Lý thuyết ngang giá lãi suất phát biểu rằng: phần bù (hay chiết khấu) tỷ giá kỳ hạn của một

đồng tiền so với đồng tiền khác được xác định bởi chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia.
Vì thế, kinh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa sẽ thu được một tỷ suất sinh lợi (TSSL)
không cao hơn TSSL khi đầu tư trong nước.
Công thức
Phần bù (hay chiết khấu) kỳ hạn
của đồng ngoại tệ

Chênh lệch lãi suất

IRP tồn tại hay CIA không khả thi

𝒑𝟎 =

𝒑=

𝑭𝒏
𝑺𝒕

𝟏 + 𝒊𝒉
𝟏 + 𝒊𝒇

−𝟏

− 𝟏 = 𝒊𝒉 − 𝒊𝒇

𝒑𝟎 = 𝒑

Theo kinh nghiệm, tỷ giá kỳ hạn không phải là một công cụ tốt để dự báo sự biến đổi của
tỷ giá giao ngay. Trong một vài giao đoạn, TG giao ngay đã vượt qua TG kỳ hạn và trong
một vài giai đoạn khác, TG giao ngay lại di chuyển theo hướng ngược lại.



7

Trong thực tế, mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất và TGHĐ phức tạp hơn những gì được mơ tả
trong lý thuyết ngang giá lãi suất. Và IRP không duy trì liên tục (tồn tại độ lệch khỏi
IRP): CIA không phải lúc nào cũng khả thi nếu IRP không được duy trì liên tục, do TSSL
từ CIA cịn phải bù đắp cho các chi phí, hạn chế tiềm ẩn như:
- Chi phí giao dịch: từ thị trường khơng hồn hảo như thuế, chi phí ký quỹ,.. làm giảm lợi
nhuận.
- Rủi ro quốc gia: làm cho khoản lợi nhuận từ đầu tư không chắc chắn. VD như quốc gia
nhận đầu tư xảy ra khủng hoảng, họ có thể ngăn cấm chuyển nội tệ sang ngoại tệ.
- Các giới hạn về nguồn vốn: trong thời kỳ khủng hoảng, khả năng vay mượn trên thị trường
khó khăn hơn. NĐT mạo hiểm bị giới hạn về các đk khi sử dụng đòn bẩy tài chính, NĐT
thận trọng bị ràng buộc bởi vị thế phòng ngừa rủi ro.
- Rủi ro đối tác: khả năng phá vỡ hợp đồng trong thời kỳ khủng hoảng lớn.
Khi TSSL khơng đủ để bù đắp các chi phí này, các NĐT không thực hiện CIA, thị trường
không thể điều chỉnh về IRP.
Cũng có thể phát biểu rằng, yếu tố tương quan lãi suất (chênh lệch lãi suất) và kỳ vọng tỷ
giá hối đoái (tỷ giá hối đoái kỳ hạn) là hai nhân tố quan trọng tác động đến tỷ giá hối đoái
(tỷ giá giao ngay).
2.1.2. Cán cân thanh toán
Cán cân thanh tốn (balance of payment) là cơng cụ thống kê dùng để đo lường các giao
dịch kinh tế quốc tế giữa người dân trong nước và người dân nước ngoài qua một thời kỳ
nhất định.


8

Tài khoản vãng lai (Current Accoount): là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về

hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu sẽ làm thặng dư
tài khoản vãng lai. Mặt khác, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu sẽ làm thâm hụt tài khoản
vãng lai.
Lý thuyết kinh tế cổ điển cho rằng với sự gia tăng thặng dư tài khoản vãng lai (hoặc giảm
thâm hụt tài khoản vãng lai) sẽ làm tăng giá tiền tệ. Có thể giải thích đơn giản rằng lúc này
xuất khẩu gia tăng sẽ làm tăng cung đồng ngoại tệ, dẫn đến giá ngoại tệ sụt giảm tương đối
so với đồng nội tệ.
Xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân tk
vãng lai
(X – M)

Cán cân tk
vốn
+ (CI – CO)

Cán cân tk tài
chính
+

(FI – FO)

Dự trữ ngoại
hối
+

FXR

=


Cán cân
thanh
tốn
quốc tế

Việc xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cán cân thanh tốn quốc tế phụ thuộc vào chính sách
tỷ giá của quốc gia đó.
- Chế độ tỷ giá cố định: chính phủ đảm bảo cán cân thanh tốn quốc tế ln luôn cân bằng
bằng cách mua, bán dự trữ ngoại hối. Từ đó, có thể sử dụng cán cân thanh tốn quốc tế
để dự báo sự tăng, giảm giá đồng nội tệ cũng như thay đổi tỷ giá hối đối chính thức của
NHNN.


9

- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính khơng cân bằng,
gây ra một tác động điều chỉnh lên tỷ giá theo hướng làm cho cán cân thanh toán quốc tế
trở lại bằng khơng. NĐT dựa trên tình hình cán cân thanh toán để dự báo tỷ giá.
- Chế độ tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý: chính phủ lúc này can thiệp dựa trên các yếu
tố thị trường (vd lãi suất) hơn là can thiệp trực tiếp lên thị trường ngoại hối. Các NĐT có
thể dựa trên tình hình cán cân thanh tốn và các yếu tố thị trường để dự báo tỷ giá.
2.1.3. Định giá tài sản
Phương pháp định giá tài sản được sử dụng để xác định tỷ giá: dựa trên mức độ mà một
nhà đầu tư nước ngoài mong muốn nắm giữ tài sản định danh bằng đồng nội tệ, do đó ảnh
hưởng đến tỷ giá. Những tài sản định danh bằng đồng nội tệ ví dụ như: cổ phiếu, trái phiếu
hay bất động sản.
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ một nhà đầu tư nước ngoài mong muốn nắm
giữ tài sản định danh bằng đồng nội tệ, ví dụ như sau:
- Lãi suất thực tương đối.
- Triển vọng tăng trưởng kinh tế.

- Tính thanh khoản của thị trường.
- Các điều kiện kinh tế và kiến trúc thượng tầng của một quốc gia: nhằm xem xét tính ổn
định của một thị trường trước các cú sốc ngoại sinh từ bên ngoài.
- Sự ổn định chính trị…
2.2.

Các yếu tố tác động đến lãi suất

Lãi suất có vai trị quyết định đối với thị trường ngoại hối. Khi nói rằng lãi suất tác động
đến tỷ giá hối đoái ta đặt ra một câu hỏi rằng: cái gì tác động đến lãi suất?
Lãi suất được xác định bởi cung và cầu tiền tệ. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, ngân hàng
trung ương đã can thiệp để quản lý lãi suất nhằm kiểm soát hoạt động của nền kinh tế. Khi


10

nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu hàng hố và dịch vụ cao khiến lạm phát cao.
NHTW có xu hướng tăng lãi làm giảm lạm phát. Nếu nền kinh tế đang chậm chạp, nhu cầu
hàng hoá và dịch vụ thấp, NHTW có xu hướng giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế.
Nhà đầu tư thành cơng trên thị trường ngoại hối luôn biết phải thường xuyên theo dõi sát
xao những động thái của NHTW để xem liệu NHTW sẽ tăng, giảm hay duy trì một mức
lãi suất cố định trong tương lai.
Một số NHTW cần theo dõi:
Cục dự trự liên bang (FED)

Mỹ

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)

Liên minh châu Âu


Ngân hàng trung ương Anh (BoE)

Vương quốc Anh

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ)

Nhật Bản

Ngân hàng quốc gia Thuỵ Sỹ (SNB)

Thuỵ Sỹ

Ngân hàng trung ương Canada (BoC)

Canada

Cục dự trữ Australia (RBA)

Úc

Cục dự trữ New Zealand (RBNZ)

New Zealand

Trong thực tế, đo lường mức độ hoạt động của nền kinh tế không phải là nhiệm vụ đơn
giản. Nhiều tiêu chuẩn đo lường đã được đưa ra để cho thấy mức độ hoạt động. Nhiều
trong số đó là các chỉ số cụ thể đo lường từng khía cạnh của hoạt động kinh tế. Những số
khác là các chỉ số chung đo lường tổng thể hoạt động của nền kinh tế.
 Các chỉ số cụ thể:

 Doanh số bán lẻ
Doanh số bán lẻ đo lường tổng số hóa đơn của các cửa hàng bán lẻ. Phần trăm thay đổi
hàng tháng phản ánh tỷ lệ thay đổi của các mua bán và là chỉ số đo lường tiêu dùng của
khách hàng.
Doanh số bán lẻ là chỉ số chính của tiêu dùng khách hàng bởi nó chiếm gần một nửa tổng
chi tiêu của khách hàng và xấp xỉ một phần ba tổng hoạt động của nền kinh tế.
Thông thường doanh số bán lẻ không bao gồm doanh số bán hàng của ngành ô tơ bởi chúng
biến động nhiều hơn phần cịn lại của các hàng hóa bán lẻ khác.


11

Doanh số bán lẻ được đo lường trong thời hạn bình thường vì thế nó có những tác động
của lạm phát. Việc gia tăng doanh số bán lẻ thường có liên kết với một nền kinh tế mạnh
và vì thế một tỷ lệ lãi suất cao trong ngắn hạn thường hỗ trợ đồng tiền ít nhất trong ngắn
hạn.
 Lượng nhà bắt đầu xây dựng (housing starts)
Đây là chỉ số đề cập đến số lượng dân cư đăng kí nhà riêng đã bắt đầu xây dựng mỗi tháng
và được thông báo rộng rãi để đánh giá các hoạt động xây dựng mới. Hoạt động xây dựng
cao thường có liên quan với sự gia tăng hoạt động kinh tế và niềm tin. Do đó, nó được coi
là một dấu hiệu của việc lãi suất ngắn hạn tăng cao hơn và hỗ trợ cho giá trị đồng tiền trong
thời gian ngắn hạn.
 Các đơn đặt hàng hàng hoá lâu bền (durable goods orders)
Tổng số đơn đặt hàng hóa lâu bền đo lường tổng số đơn đặt hàng mới tới các nhà sản xuất
trong nước để giao hàng ngay và giao sau. Sự thay đổi trong tháng phản ánh tỉ lệ thay đổi
trong các đơn đặt hàng.
Đơn đặt hàng hóa lâu bền là chỉ số quan trọng của khu vực sản xuất bởi phần lớn sản xuất
công nghiệp hoạt động trên các đơn đặt hàng. Tổng số đơn đặt hàng lâu bền không bao
gồm các đơn đặt hàng cho quốc phịng và giao thơng bởi chúng biến động nhiều hơn phần
cịn lại và có thể che dấu nhiều điều quan trọng trong đó.

Đơn đặt hàng hóa lâu bền được đo lường trong thời hạn bình thường vì thế nó có các tác
động của lạm phát, Vì thế đơn đặt hàng hóa lâu bền nên được so sánh với tỷ lệ gia tăng
trong PPI để có được tỷ lệ thực được điều chỉnh bởi lạm phát.
Việc gia tăng đơn đặt hàng hóa lâu bền có sự liên kết tới hoạt động mạnh mẽ hơn của nền
kinh tế và vì thế có thể dẫn đến mức lãi suất cao hơn trong ngắn hạn thường hỗ trợ đồng
tiền ít nhất trong ngắn hạn.
 Tỷ lệ thất nghiệp
 Bảng lương
Bảng lương thể hiện tổng số người được trả lương bởi các tổ chức thuộc khu vực chính
phủ và các tổ chức phi nông nghiệp. Bảng lương thay đổi hàng tháng phản ánh số lượng
thực công việc mới được tạo ra hoặc mất đi trong tháng và sự thay đổi này bị tác động bởi
các chỉ số hoạt động kinh tế quan trọng.
Bảng lương là một trong những chỉ số quan trọng hàng tháng của tổng hoạt động kinh tế
bởi nó chứa đựng mọi khu vực quan trọng của nền kinh tế. Nó cũng hữu dụng để khảo sát
các khuynh hướng tạo việc làm trong vài nhóm cơng nghiệp bởi những thơng tin tổng hợp
có thể che đậy những sự chênh lêch quan trọng phía dưới các khuynh hướng công nghiệp.
Một lượng lớn gia tăng trong bảng lương được đánh giá như là dấu hiệu của một nền kinh
tế hoạt động mạnh mẽ. Nó có thể sẽ dẫn đến một lãi suất cao hơn hỗ trợ cho sự tăng giá
của đồng tiền trong thời gian ngắn. Tuy nhiên sức ép về lạm phát cũng sẽ gia tăng và ảnh
hưởng tới niềm tin của đồng tiền trong dài hạn.


12

 Các chỉ số kinh tế chung:
 GDP
Tổng sản lượng quốc nội được đo lường bằng tổng các hoạt động của nền kinh tế và được
báo cáo hàng quý. Khi các chỉ số đo lường sức mạnh của nền kinh tế tăng sẽ ảnh hưởng tới
sự tăng trưởng của GDP.
GDP đại diện cho tổng giá trị sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn và bao gồm

các hoạt động tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nội địa của các cá nhân, tổ chức,
người nước ngồi và chính phủ.
 Thu nhập quốc dân
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP thực tế bình quân đầu người)
Khơng có biện pháp cụ thể nào đưa ra bức tranh hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bằng cách quan
sát một loạt các chỉ số nói chung và cụ thể, sẽ tạo thành bức tranh hợp lý những gì đang
diễn ra trên nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách thường xem xét nhiều các dữ liệu
kinh tế có sẵn trước khi đưa ra quyết định thắt chặt (tức là làm tăng) hoặc nới lỏng (tức lả
làm giảm) lãi suất.
2.3.

Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái
Triển vọng dài hạn

Yếu tố
Tài khoản vãng lai

Mở rộng thặng dư hoặc Đồng tiền mạnh hơn
thu hẹp thâm hụt ngân
sách
Thu hẹp thặng dư hoặc
Đồng tiền yếu hơn
mở rộng thâm hụt

Tỷ lệ lạm phát

Lãi suất

Lạm phát tương đối thấp


Đồng tiền mạnh hơn

Lạm phát tương đối cao

Đồng tiền yếu hơn

Lãi suất tương đối thấp

Đồng tiền mạnh hơn

Lãi suất tương đối cao

Đồng tiền yếu hơn

Các yếu tố trên được gọi là các yếu tố cơ bản.
Sự di chuyển của tỷ giá hối đoái trong dài hạn có thể được xác định chủ yếu bởi các yếu
tố cơ bản. Nếu cả 3 yếu tố đi cùng 1 hướng thì xác suất tỷ giá hối đối biến động theo
hướng đó sẽ rất cao. Ví dụ, một quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai mở rộng với tỷ lệ
lạm phát tương đối cao và lãi suất tương đối cao, rất có khả năng có một đồng tiền yếu.


13

Phạm vi mà ở đó tỷ giá hối đối dự kiến di chuyển thì rất khó để dự đốn. Tài khoản vãng
lai càng mất cân bằng, tỷ lệ lạm phát và lãi suất biến động càng mạnh, thì tỷ giá hối đoán
càng thay đổi.
2.4.

Các yếu tố tác động ngắn hạn lên tỷ giá


Các yếu tố cơ bản thường dự báo thiếu chính xác về những biến động của tỷ giá trong ngắn
hạn và trong ngắn hạn các tỷ giá có xu hướng bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác
nhau.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá giao ngay trong ngắn hạn nhưng chủ yếu là thông
qua cách chúng tác động đến kỳ vọng thị trường như thế nào.
Dòng chảy thị trường
Các nhà kinh doanh thường xem xét các đơn đặt hàng của khách hàng giao dịch với họ,
nếu họ thấy các khách hàng tập trung vào mua một loại tiền tệ nào đó thì họ có thể mong
đợi là giá của ngoại tệ đó sẽ tăng lên bởi vì hành động đó của khách hàng làm cho cầu tăng
và đẩy giá tăng lên. Và khi cả Ngân hàng và khách hàng đều mua vào đồng tiền đó thì sẽ
tạo áp lực đẩy giá đồng tiền đó lên ít nhất là trong một thời gian ngắn. Các giao dịch lớn
thường được thực hiện bởi những thành viên tham gia thị trường đáng chú ý như những
nhà quản lý các quỹ tồn cầu, và nó tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các ý kiến về xu hướng
của đồng tiền.
Sự can thiệp của NHTW
Một thành phần nổi bật tham gia vào thị trường ngoại hối là các NHTW. Tại thời điểm nhất
định họ tham gia thị trường với mục đích thay đổi tỷ giá hối đối theo một hướng cụ thể.
Sự can thiệp của ngân hàng trung ương dựa trên kỳ vọng rằng các ngân hàng sẽ theo sự
dẫn dắt của họ. Nếu các ngân hàng trung ương mua đồng nội tệ, hi vọng rằng các NHTM
cũng sẽ như vậy, và bằng cách đó đồng nội tệ trở nên mạnh. Đôi khi NHTW làm cho tỷ giá
hối đối tăng (hoặc giảm) bằng cách cơng khai nói rằng họ có ý định mua đồng tiền.
Tuy nhiên trên thực tế, sự can thiệp của NHTW nhiều khi đem lại kết quả ngược với sự
mong đợi. Sự can thiệp của NHTW sẽ thành cơng nhất khi các NHTW có sự phối hợp. Ví
dụ Cục dự trữ liên bang, ECB, NH Nhật Bản và NH Anh tất cả cùng mua một loại tiền tệ,
thì hầu như chắc chắn đồng tiền đó sẽ tăng giá.
Phát hành các thống kê số liệu kinh tế
Ta có thể dự đốn trước được tình hình thị trường khi số liệu thống kê được báo cáo. Các
nhà kinh tế đang cố gắng dự đốn trước những gì xảy ra thông qua các con số. Sự đồng
nhất của thị trường thường được tập hợp lại trước khi dữ liệu quan trọng được đưa ra. Khi
các con số được tung ra thì các nhà đầu tư bắt đầu tấn cơng vào thị trường. Hành vi này có

xu hướng được thực hiện trong ngắn hạn.
Tâm lý thị trường
Toàn thị trường thường có chung một xu hướng khi mà các nhà bình luận thị trường tập
trung vào một số chủ đề. Các báo cáo này thường về những tin tức các yếu tố ngắn hạn. Vì


14

lý do này mà giá có xu hướng được phóng đại lên. Tâm lý thị trường thay đổi cũng có thể
do sự xuất hiện của một thông tin bất ngờ, hoặc có thể do ảnh hưởng của một xu hướng
mới nào đó.
Tính tốn thời gian của những thay đổi trong tâm lý thị trường là rất khó dự đốn.
3. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG TÌM KIẾM LỢI NHUẬN NGẮN
HẠN
Trong các trường hợp nhất định, tỷ giá hối đoái ngay lập tức phản ánh những thay đổi trong
điều kiện kinh tế, trong khi đó trong một số trường hợp khác, tỷ giá hối đoái chỉ điều chỉnh
sau một thời gian trì hỗn. Nhìn chung, các nhà đầu tư ngoại tệ sẽ có xu hướng tập trung
vào các thơng tin được đưa ra mà gây tác động tới thị trường trong vịng một vài giờ; điều
này có nghĩa rằng họ sẽ không nắm giữ ngoại tệ trong thời gian dài mà chỉ nhằm kiếm lợi
nhuận ngắn hạn.
Sau đây là một hướng dẫn về những nguyên tắc cơ bản thiết yếu và khả thi về nhân tố tác
động đến tỷ giá hối đoái với đồng dolla.
3.1.

USD/JPY

3.1.1. Các key factors
Thị trường tiền tệ Châu Á dịch chuyển, biến động theo đồng Yên bởi vì Nhật Bản là nền
kinh tế dẫn đầu trong khu vực. Những vấn đề kinh tế, và/hoặc bất ổn chính trị tại các quốc
gia cụ thể, thường tác động đến các công ty và ngân hàng Nhật Bản, cái mà được đầu tư

mạnh trong khu vực, và do đó bất ổn trong thị trường Châu Á làm suy yếu đồng yên. Tuy
nhiên, những yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá USD/JPY là:
 Bộ tài chính (MoF). Đây là tổ chức chính trị và tiền tệ quan trọng nhất. Bộ tài chính
sẽ đưa ra những phát biểu nhằm tránh việc lên giá/giảm giá ngoài ý muốn của đồng
yên.
 Lãi suất. Lãi suất cho vay qua đêm là lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn then chốt.
Lãi suất cho vay được kiểm soát bởi hoạt động thị trường mở dùng để quản lý khả
năng thanh khoản. Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sử dụng lãi suất cho vay để thực hiện
chính sách tiền tệ.
 Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGBs). Ngân hàng Nhật Bản mua trái phiếu chính
phủ kỳ hạn 10 và 20 năm mỗi tháng để bơm thanh khoản vào hệ thống tiền tệ. Lãi
suất JGB 10 năm được dùng như một chỉ số quan trọng cho lãi suất dài hạn, hoặc
sự khác biệt giữa lợi nhuận JGB 10 năm và lợi nhuận tín phiếu kho bạc Mỹ 10 năm.
Ví dụ, sự giảm giá JGBs (tăng lợi nhuận của JGBs) sẽ thúc đẩy đồng yên tăng mạnh
hơn đồng dollar.
 Cơ quan kế hoạch kinh tế (EPA). Đây là một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm
xây dựng kế hoạch kinh tế và phối hợp các chính sách kinh tế, bao gồm về việc làm,
thương mại quốc tế và ngoại hối.


15

 Bộ thương mại và công nghiệp (MITI). Đây là một cơ quan chính phủ có mục đích
chủ yếu là bảo vệ sự cạnh tranh thương mại quốc tế của các công ty Nhật Bản.
 Chỉ số kinh tế. Các chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản là:
1. GDP
2. Khảo sát Tankan (khảo sát tâm lý và kỳ vọng hàng quý)
3. Thương mại quốc tế
4. Thất nghiệp
5. Sản xuất cơng nghiệp

6. Cung tiền.
 Chỉ số chứng khốn của các công ty dẫn đầu (NIKKEI-225). Sự suy giảm hợp lý
đồng yên thường nâng giá cổ phiếu của các cơng ty xuất khẩu Nhật Bản – cái mà có
xu hướng thúc đẩy chỉ số chứng khoán tổng thể.
 Ảnh hưởng của tỷ giá chéo. Tỷ giá chéo giữa đồng euro và đồng yên (EUR/JPY)
có ảnh hưởng đến tiền tệ. Ví dụ, tỷ giá USD/JPY tăng là do sự tăng giá EUR/JPY,
thay vì là kết quả trực tiếp của việc đồng đơ la tăng giá.
3.1.2. Ứng dụng
 Phân tích đồng Yên Nhật (JPY)


16


17

Nguồn: FXstreet.com
1. Chỉ số Chi tiêu hộ gia đình tổng thể: được đưa ra bởi Bộ Nội vụ và Truyền thông như
một chỉ số đo lường tổng chi tiêu của hộ gia đình. Mức độ chi tiêu cho thấy sự lạc quan
của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Một con số cao thể hiện
một sự tích cực (gia tăng) của đồng JPY, trong khi thấp thể hiện sự tiêu cực (sụt giảm).
 Thứ 3 lúc 06:30, chỉ số chi tiêu hộ gia đình tổng thể tháng 8 dự báo là - 3.8%, mặc dù
tăng tương đối so với cùng kỳ năm trước (là – 5.9%) tuy nhiên vẫn ở mức âm. Chưa cho
thấy sự cải thiện lớn để tác động tích cực lên giá trị đồng JPY.
2. Chỉ số sản xuất công nghiệp: được đưa ra bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp
đo lường sản lượng của các nhà máy và hầm mỏ của Nhật Bản. Những thay đổi trong sản
xuất công nghiệp được xem như là một chỉ số quan trọng cho năng lực lĩnh vực sản xuất.
Một con số cao được coi là xu hướng gia tăng cho JPY, trong khi thấp được xem là xu
hướng giảm.
 Thứ 3 lúc 06:50, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 bị dự báo sẽ sụt giảm nhẹ so với

tháng trước từ 0.4% xuống 0.2%, gây giảm nhẹ đồng JPY.
3. Các chỉ số khảo sát Tankan: phát hành thứ 4 lúc 06:50
- Chỉ số Tankan chi tiêu vốn các ngành công nghiệp phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản
đo lường chi phí đầu tư (CAPEX) của tất cả các ngành cơng nghiệp Nhật Bản, ngoại trừ
ngành cơng nghiệp tài chính. Các chi phí vốn được coi là một chỉ báo trước cho tăng trưởng
sản lượng. Một con số cao được xem là tích cực (hoặc tăng) đối với JPY, trong khi thấp
được xem là tiêu cực (hoặc giảm).
- Chỉ số Tankan sản xuất phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản trình bày điều kiện kinh doanh
tổng thể của các cơng ty sản xuất lớn tại Nhật Bản. Đây là một chỉ số của nền kinh tế Nhật
Bản khi mà Nhật Bản dựa rất nhiều vào ngành công nghiệp sản xuất - dẫn tới tăng trưởng
cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Một kết quả trên mức 0 được xem là tích cực (hoặc
tăng) đối với JPY, trong khi kết quả dưới 0 được xem là tiêu cực (hoặc giảm.
- Chỉ số Tankan triển vọng sản xuất phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản cho thấy dự báo
về sự tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất trong quý tiếp theo. Đây được coi là một chỉ số
kỳ vọng kinh doanh trong tương lai. Một kết quả cao được xem là tích cực (hoặc tăng) đối
với JPY, trong khi đọc thấp được xem là tiêu cực (hoặc giảm).


18

- Chỉ số Tankan phi sản xuất phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản trình bày các điều kiện
tổng thể của ngành công nghiệp dịch vụ ở Nhật Bản. Đây là một chỉ số cho cả sự phát triển
của nhu cầu trong nước và sức khỏe của khu vực phi xuất khẩu. Một kết quả trên mức 0
được xem là tích cực (hoặc tăng) đối với JPY, trong khi kết quả dưới 0 được xem là tiêu
cực (hoặc giảm).
- Chỉ số Tankan triển vọng phi sản xuất phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản cho thấy dự
báo về sự tăng trưởng trong lĩnh vực phi sản xuất trong quý tiếp theo. Đây được coi là một
chỉ số kỳ vọng kinh doanh trong tương lai. Một kết quả cao được xem là tích cực (hoặc
tăng) đối với JPY, trong khi đọc thấp được xem là tiêu cực (hoặc giảm).
 Các chỉ số Tankan trong quý 3 của Nhật Bản nhìn chung đều giảm so với qúy trước, tác

động gây sụt giảm nhẹ đồng JPY.
 Kết luận về đồng JPY: sụt giảm
Trong tuần tới, đồng JPY sẽ tiếp tục chịu áp lực bán ra trong bối cảnh kỳ vọng rằng sự
phục hồi không mấy khả quan tại Nhật sẽ thúc đẩy BoJ thực hiện các biện pháp nhằm kích
thích và vực dậy nền kinh tế. Thêm vào đó, Thống đốc BoJ cho biết ngân hàng sẽ chuẩn bị
cho chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc thực hiện các biện pháp khác nếu như mục tiêu lạm
phát khơng duy trì ở mức 2%. Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy rằng giá trị đồng Yên
sẽ tiếp tục sụt giảm trong tuần tiếp theo.
 Phân tích đồng USD

Nguồn: FXstreet.com
1. Chỉ số niềm tin tiêu dùng được phát hành bởi Conference Board nắm bắt mức độ tự tin
rằng các chủ thể có tham gia vào hoạt động kinh tế. Một mức độ cao của sự tự tin của người
tiêu dùng kích thích tăng trưởng kinh tế trong khi mức thấp dẫn tới suy thoái kinh tế. Nói
chung, một mức cao cũng là tích cực đối với USD, trong khi một đọc thấp là tiêu cực.
 Thứ 3 lúc 21:00, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ tháng 9 dự báo (92.5) tăng nhẹ với
tháng trước (92.4), tác động nhẹ tích cực lên USD.


19

2. Chỉ số ISM sản xuất cho thấy điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Đây
là một chỉ số quan trọng về các điều kiện kinh tế tổng thể ở Mỹ. Một kết quả trên 50 được
coi là tích cực (hoặc tăng) đối với USD, trong khi kết quả dưới 50 được xem là tiêu cực
(hoặc giảm).
 Thứ 4 lúc 21:00, chỉ số ISM sản xuất của Mỹ tháng 9 dự báo giảm nhẹ từ 59 xuống cịn
58. Tuy nhiên mức giảm nhẹ khơng đáng kể, và chỉ số này vẫn ở mức tốt (trên 50), tác
động tích cực tới đồng USD.
3. Báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ chỉ ra số lượng người thuộc
biên chế của tất cả các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Những thay đổi trong biến chế hàng

tháng biến động khá mạnh. Nói chung, mức cao được xem là tích cực (hoặc tăng) đối với
USD, trong khi một đọc thấp được xem là tiêu cực (hoặc giảm).
 Thứ 6 lúc 19:30, số lượng người thuộc biên chế phi nông nghiệp tháng 9 dự báo tăng
khá mạnh (203K) so với tháng 8 (là 142K). Con số này cho thấy một dấu hiệu tích cực rất
rõ ràng, thúc đẩy sự gia tăng giá trị đồng USD.
4. Chỉ số ISM phi sản xuất phát hành bởi Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho thấy điều
kiện kinh doanh trong lĩnh vực phi sản xuất của Mỹ. Điều đáng chú ý là các lĩnh vực phi
sản xuất không ảnh hưởng, một cách tích cực hay tiêu cực, tới GDP nhiều như đối với chỉ
số ISM sản xuất. Một kết quả trên 50 là tích cực (hoặc tăng) đối với USD.
 Thứ 6 lúc 21:00, kết quả chỉ số ISM phi sản xuất tháng 9 dự báo giảm nhẹ từ 59.6 xuống
58.5 so với tháng 8. Tuy nhiên con số vẫn ở mức tích cực (trên 50), gây gia tăng giá trị
đồng USD.
 Kết luận về đồng USD: gia tăng
Những dự báo về các chỉ số kinh tế trên cho thấy những dấu hiệu khá tích tực về sự cải
thiện nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, FED đang chuẩn bị kết thúc gói QE và khả năng gia
tăng lãi suất trong thời gian tiếp theo. Bởi vậy giá trị đồng USD khả năng sẽ kéo dài đà gia
tăng của mình trong tuần tới.
 Dự báo tỷ giá USD/JPY trong tuần tiếp theo: tiếp tục gia tăng
Nền kinh tế Mỹ đang dần cải thiện trong khi nền kinh tế của Nhật Bản đang chưa có nhiều
dấu hiện khả quan. Thêm vào đó là sự trái ngược trong chính sách tiền tệ đang đè nặng lên
đồng yên – khi mà BoJ xem xét kích thích kinh tế bổ sung trong khi FED đang chuẩn bị
kết thúc gói nới lỏng tiền tệ. Từ đó thúc đẩy tỷ giá USD/JPY gia tăng.


20

3.2.

EUR/USD


3.2.1. Các key factor
Khi đồng Euro trở thành một đồng tiền mạnh, thì nó được nắm giữ như là một đồng tiền
dự trữ ở nhiều quốc gia. Điều này sẽ khuyến khích các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn
đồng EUR trong dự trữ ngoại hối, điều này là một yếu tố tích cực lâu dài đối với đồng
Euro. Do vậy, khi có bất kỳ những biến động nào ở các thị trường mới nổi Châu Á và Châu
Mỹ Latinh thì đều gây ảnh hưởng đến đồng euro.
Những nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ giá EUR/USD là:
 NHTW Châu Âu (ECB): ECB kiểm sốt chính sách tiền tệ đối với những quốc gia
đang sử dụng đồng EUR và đưa ra các mục tiêu cơ bản để ổn định giá cả.
 Lãi suất: tỷ lệ tái cấp vốn của ECB là lãi suất ngắn hạn quan trọng để theo dõi tình
hình của tỷ giá
 Trái phiếu chính phủ 10 năm: Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái. Trái phiếu 10 năm của Đức thường được sử dụng như là một thang đo.
 Số liệu kinh tế (bảng 3.2). Số liệu lấy từ Đức – 1 trong những nền kinh tế lớn nhất
– là thang đo quan trọng nhất.


21

Bảng 3.2: Dữ liệu kinh tế Euroland
Nguồn : 4castweb.com
Các số liệu quan trọng là:
1. GDP
2. Lạm phát
3. Sản lượng công nghiệp
4. Thất nghiệp
5. Khảo sát IFO của Đức (tập trung vào chỉ số niềm tin)
6. Thâm hụt ngân sách của các nước thành viên
 Ảnh hưởng của tỷ giá chéo (Ví dụ như EUR/JPY). Cụ thể, EUR/USD sẽ rớt giá
nếu có những dấu hiệu tích cực từ thị trường Nhật Bản, điều này sẽ gây ra sự giảm

giá của EUR/JPY.
 Các chỉ số khác: có một mối tương quan tiêu cực giữa EUR/USD với USD/Franc
Thụy Sỹ. Trong hầu hết các trường hợp, việc tăng (giảm) đột biến của EUR/USD
sẽ đi kèm với giảm (tăng) đột biến USD/Franc Thụy Sỹ. Điều này xảy ra chủ yếu là
do tình hình kinh tế của Thụy Sỹ phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh tế của các
nước sử dụng đồng EUR.
 Yếu tố chính trị: Trong tất cả các tỷ giá hối đối, đồng EUR khá nhạy cảm với
những bất ổn chính trị, ví dụ như liên minh giữa chính phủ các nước Đức, Úc, Ý


22

3.2.2. Ứng dụng
 Phân tích đồng EUR
Nguồn: FXstreet.com

1. Chỉ số giá tiêu dùng (năm trên năm) (tháng 9): Chỉ số CPI Euro Zone được đưa ra bởi
Cơ quan thống kê Châu Âu nó đo lường những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Chỉ số CPI được xem như là một chỉ số quan trọng để đo lường sự thay đổi trong xu hướng
tiêu dùng và lạm phát ở Khu vực EU. Một con số cao thể hiện một sự tích cực (gia tăng)
của đồng EUR, trong khi thấp thể hiện sự tiêu cực (sụt giảm).


23

 Thứ 3, lúc 16:00, chỉ số giá tiêu dùng Euro Zone tháng 9 dự báo (0.3%) giảm nhẹ so
với tháng trước (0.4%), tác động nhẹ tiêu cực lên EUR.
2. Chỉ số quản lý thu mua sản xuất (PMI): được phát hành bởi Markit Economics ghi lại
những tình trạng kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất. Lĩnh vực sản xuất như là một lĩnh
vực chiếm ưu thế lớn trong tổng GDP, chỉ số PMI sản xuất là một chỉ số quan trọng của

tình hình kinh doanh và tình hình kinh tế tổng thể trong Khu vực EU. Thông thường kết
quả là trên 50 thì tín hiệu là tăng cho đồng EUR, còn khi kết quả dưới 50 được xem là xu
hướng giảm.
 Thứ 4 lúc 15:00, Chỉ số quản lý thu mua sản xuất tháng 9 được dự báo (50.5%) giảm
nhẹ với tháng 8 (50.7%), tác động nhẹ tiêu cực lên EUR.
3. Chỉ số giá sản xuất (PPI) được đưa ra bởi Cơ quan thống kê Châu Âu là một chỉ số đo
lường sự thay đổi giá cả cho quá trình sản xuất hàng hố trong ở tất cả các giai đoạn chế
biến (nguyên liệu thô, vật liệu trung gian, và thành phẩm). Nói chung, nếu chỉ số này cao
thì được xem tích cực (hoặc tăng) đối với EUR, trong khi thấp được xem là tiêu cực (hoặc
giảm).
 Thứ 5 lúc 9:00, Chỉ số giá sản xuất (tháng trên tháng)(PPI) tháng 9 được dự báo (-0.2%)
giảm nhẹ với tháng 8 (-0.1%), tác động nhẹ tiêu cực lên EUR.
Đồng thời chỉ số giá sản xuất (năm trên năm) (tháng 8) được dự báo là không đổi (-1.1%)
nhưng đây vẫn là một mức âm (mức thấp), nên vẫn có những tác động tiêu cực lên đồng
EUR.
4. Chỉ số quản lý thu mua dịch vụ: được đưa ra bởi Markit Economics đây là một chỉ số
về tình hình kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ của khu vực EU. Nó cho thấy một cái nhìn tổng
quan về tình trạng của doanh số bán hàng và việc làm. Nếu chỉ số này trên 50 thì là tín hiệu
tăng, cịn dưới 50 là tín hiệu giảm đối với đồng EUR.
 Thứ 6, lúc 15h, Chỉ số quản lý thu mua dịch vụ tháng 9 được dự báo là giảm nhẹ so với
tháng trước từ 53.1 xuống còn 52.8, mặc dù con số này vẫn trên 50 nhưng nó có giảm nhẹ,
điều này cũng làm tác động nhẹ tiêu cực lên EUR.
5. Chỉ số PMI tổng hợp báo cáo hàng tháng về sản xuất và dịch vụ: được đưa ra bởi
Markit Economics, tính tốn dựa trên phát biểu của các giám đốc điều hành tại những công
ty tư nhân về sản xuất và dịch vụ. Dữ liệu thường được phát hành vào ngày làm việc thứ
ba của mỗi tháng. Mỗi câu trả lời được tính trọng số là theo quy mô của công ty và tỷ phần
trong tổng sản lượng sản xuất, dịch vụ, bởi vậy câu trả lời từ các cơng ty lớn hơn có một
tác động lớn hơn tới chỉ số. Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm số người được hỏi trả lời rằng
sẽ có sự cải tiến, sự suy giảm hoặc không thay đổi so với tháng trước. Mức 50.0 cho thấy
khả năng nền kinh tế sẽ không thay đổi so với tháng trước, trên 50,0 là tín hiệu tăng, dưới

50.0 giảm.
 Thứ 6 lúc 15, Chỉ số PMI tổng hợp tháng 9 được dự báo là giảm nhẹ so với tháng trước
từ 52.5 xuống còn 52.3, mặc dù con số này vẫn trên 50 nhưng nó có giảm nhẹ, điều này
cũng làm tác động nhẹ tiêu cực lên EUR.


24

6. Doanh số bán lẻ: được đưa ra bởi Cơ quan thống kê Châu Âu đây là một cách đo lường
sự thay đổi trong doanh thu của lĩnh vực bán lẻ ở khu vực Châu Âu. Nó cho thấy các hoạt
động của ngành bán lẻ trong ngắn hạn. Tỷ lệ thay đổi phản ánh tốc độ thay đổi của doanh
số bán hàng hay rộng hơn là cho thấy sự thay đổi ở chi tiêu tiêu dùng. Thông thường, tốc
độ tăng trưởng kinh tế tích cực dự đốn "tăng giá" của đồng EUR, trong khi thấp được xem
là tiêu cực, hoặc giảm, cho EUR.
 Thứ 6 lúc 16, doanh số bán lẻ tháng 8 được dự báo là giảm nhẹ so với tháng trước từ
0.8% xuống còn 0.6%, điều này gây tác động nhẹ tiêu cực lên EUR.
 Kết luận về đồng EUR: sụt giảm
Trong tuần tới, đồng EUR sẽ tiếp tục chịu áp lực sụt giảm khi mà bối cảnh dự đốn
của tuần tới cho thấy các thơng tin kinh tế từ Châu Âu sẽ ở mức ổn định cho đến giảm nhẹ.
Nó cho thấy rằng sự phục hồi khơng mấy khả quan của khối EU sẽ thúc đẩy EU thực hiện
các biện pháp nhằm kích thích và vực dậy nền kinh tế.
Trước đó Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 4/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB) quyết định cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với cả ba lãi suất điều hành, nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiếp tục được giảm xuống
-0,2%, lãi suất tái cấp vốn xuống mức 0,05%, lãi suất biên xuống mức 0,3%. Các lãi suất
mới bắt đầu có hiệu lực tới áp dụng kể từ ngày 10/9. Và áp lực giảm đồng EUR vẫn sẽ tiếp
tục trong tuần .
 Dự báo tỷ giá EUR/USD trong tuần tiếp theo: tiếp tục giảm
Nền kinh tế Mỹ đang dần cải thiện trong khi nền kinh tế của khối EU vẫn chưa có nhiều
dấu hiện khả quan và các thông tin kinh tế từ Châu Âu được các chuyên gia dự báo ở mức

ổn định đến giảm nhẹ. Thêm vào đó là sự trái ngược trong chính sách tiền tệ đang đè nặng
lên đồng EUR – khi mà ECB xem xét kích thích kinh tế mở rộng, thực hiện chính sách cắt
giảm lãi suất để nới lỏng tiền tệ trong khi FED đang chuẩn bị kết thúc gói nới lỏng tiền tệ.
Từ đó tạo áp lực làm giảm tỷ giá EUR/USD .
Tuần tới đây được dự báo là một tuần lễ tiếp tục giảm đối với đồng Euro so với đơ la
Mỹ trước khi có sự phục hồi vào thời gian tới khi liên minh Châu Âu bàn đến giải pháp
đưa liên minh này ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại.



×