Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Thủ tục giải quyết việc dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.52 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KỶ YÊU HỘI THẢO KHOA HỌC

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DAN SU -NHUNG VAN DE LY LUẬN VÀ THỰC TIEN

<small>Ha Nội, ngày 25/11/2021</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>MỤC LỤC</small>

STT BÀI VIET Trang 1 | Những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự 1

<small>ThS. Phan Thanh Dương - Khoa Pháp luật Dân sự</small>

2 | Công nhận kết quả hịa giải thành ngồi tố tụng 9 PGS.TS. Bùi Thị Huyền — Khoa Pháp luật Dán sự

TS. Nguyên Thị Hương - TAND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

3 | Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu 23 PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà — Khoa Pháp luật Dân sự

4 | Bình luận về thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mat năng | 37

<small>lực hành vi dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015ThS. Đặng Quang Huy - Khoa Pháp luật Dân sự</small>

<small>ThS. Đặng Quang Huy — Khoa pháp luật dan sự</small>

5 | Ttuyên bố mắt tích theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực | 45

tiễn thực hiện

<small>ThS. Vũ Hoàng Anh — Khoa Pháp luật Dân sự</small>

6 | Tuyên bố chết theo quy định của pháp luật Việt Nam 55 TS. Nguyễn Văn Hoi - Khoa Pháp luật Dân sự

<small>7 | Hủy việc kêt hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam và thực | 68</small> tiễn thực hiện

PGS.TS Tran Anh Tuần - Khoa Pháp luật Dán sự

8 | Thủ tục giải quyết yêu cầu cơng nhận thuận tình ly hơn theo quy | 85

<small>định của BLTTDS năm 2015</small>

TS. Tran Phương Thảo - Khoa Pháp luật Dân sự

9 | Giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho | 93

<small>cha, mẹ</small>

TS. Bùi Minh Hong — Khoa Pháp luật Dân sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

VE THỦ TỤC GIẢI QUYET VIỆC DAN SỰ

<small>ThS. Phan Thanh Dương — Khoa Pháp luật Dân sựTom tat bài viết: Bài việt phan tích, bình luận một sơ vân dé chung về thủ tục</small>

<small>giải quyêt việc dân sự trong thủ tục tô tụng dân sự tại Tịa án. Trên cơ sở đó, tác giả đưara một sô vân đê tranh luận và kiên nghị về thủ tục giải quyết việc dân sự.</small>

<small>Từ khóa: Thủ tục giải quyết việc dân sự, tơ tụng dân sự, việc dân sự</small>

Nội dung đoạn | của Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã

đưa ra khái niệm thé nào là “việc din sự”. Theo khái niệm này cho thấy, đặc trưng nồi

bật của việc dân sự (VDS) là khơng có tranh chấp qun, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thé. Đây cũng là điểm khác nhau co bản về ban chất giữa VDS và vụ án dân sự (VADS). Vụ án dân sự được phát sinh là do tranh chấp về quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các đương sự mà họ không giải quyết được nên một trong số họ đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong khi đó, VDS chỉ xuất hiện một tuyến chủ thé và chính chủ thé này u cầu Tịa án xem xét để công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý từ đó làm căn

cứ phát sinh quyên, nghĩa cụ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh — thương mại,

lao động của mình hoặc của người khác liên quan tới quyên lợi của mình hoặc của cơ quan, tổ chức khác. Chính từ đặc trưng trên đã tạo thành thủ tục giải quyết riêng biệt đối với VDS. Thủ tục này về cơ bản đơn giản, đòi hỏi sự nhanh gọn, khác với thủ tục giải quyết VADS.

1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc dân sự

Hiện nay, việc giải quyết các VDS được thực hiện theo các quy định tại Phần thứ

VI BLTTDS năm 2015 (từ Điều 361 đến Điều 463) và các quy định chung của Bộ luật này (từ Điều 1 đến Điều 185) nếu không trái với quy định của chương này. So với BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung nam 2011 thì phạm vi các loại VDS được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được mở rộng nhằm bảo đảm các yêu cầu giải quyết VDS đều được Tịa án giải quyết nếu khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác đồng thời phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015.

Đoạn 2 Điều 361 quy định rõ “phạm vi áp dụng” giải quyết các VDS thuộc thâm quyền của Tịa án. Theo đó, ngồi áp dụng các quy định của phan thứ VI, còn phải áp dụng các quy định khác để giải quyết VDS và được giới hạn nhất định. Vì vậy, khơng phải mọi yêu cầu dân sự nào khi Tòa án giải quyết cũng được áp dụng các quy định tại phan thứ VI BLTTDS năm 2015. Ví dụ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Thứ nhất, theo Điều 361 thì những yêu cầu dân sự quy định tại khoản 5 Điều 27 BLTTDS không thuộc giới hạn áp dụng thủ tục giải quyết quy định tại phần thứ VI và các quy định khác mà phải giải quyết theo thủ tục “công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi; cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài” được quy định riêng trong Phần thứ VII

<small>BLTTDS năm 2015.</small>

- Thứ hai, quy định về quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự trong vụ án dân sự tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 cũng được áp dụng cho việc giải quyết VDS.

Trường hợp phần thứ VI khơng quy định thì áp dụng những quy định khác của BLTTDS để giải quyết VDS. Tuy nhiên, những quy định tại phần VI được ưu tiên áp dụng dé giải quyết VDS (trừ những VDS không được quy định trong Điều 361), những van đề chưa được quy định cụ thé tại phan thứ VI thì được áp dụng các quy định khác của BLTTDS năm 2015 để giải quyết. Các quy định khác của BLTTDS năm 2015 được xác định là các quy định tại Phần những quy định chung và Phan thủ tục giải quyết vụ án tại Tịa án cấp sơ thâm. Ví dụ: các vấn đề về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VDS, xác minh thu thập chứng cứ,... trong phần VI BLTTDS năm 2015 không quy định, khi giải quyết VDS thì áp dụng các quy định tương ứng trong Phần thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thâm. Khi áp dụng các quy định tại các điều khoản tương tự của BLTTDS, Tòa án cần viện dẫn đến Điều 361. Vi dụ: khi ra quyết định đình chỉ giải quyết VDS phải viện dẫn căn cứ pháp lý là Điều 361 và Điều 217 BLTTDS năm 2015. Do đó, khi giải quyết VDS có thể Tòa án phải áp dụng song song đồng thời cả quy định tại phần VI và các quy định khác trong BLTTDS năm 2015.

Ngoài ra, việc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc dân sự cũng cần lưu ý các quy định của pháp luật t6 tụng dân sự từ Điều 464 đến Điều 517 BLTTDS năm 2015, đây là phần quy định bé trợ cho việc áp dụng pháp luật tố tụng dân sự khi giải quyết VDS trên thực tế.

2. Nguyên tắc tiến hành giải quyết việc dân sự

Nguyên tắc chung thủ tục giải quyết VDS được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản quy định từ Điều 3 đến Điều 25 BLTTDS năm 2015. Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện về năm vấn đề cơ bản của luật tố tụng dân sự như tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự; nguyên tắc tô chức và hoạt động xét xử các VVDS của Tịa án; bảo đảm quyền tham gia tơ tụng của các đương sự;

<small>trách nhiệm của cơ quan tiên hành tô tụng, người tiên hành tô tụng dân sự đôi với việc</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

giải quyết VVDS; vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết

<small>VVDS của Tòa án.</small>

Tuy nhiên, với đặc trưng của VDS là khơng có tranh chấp quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thê nên khi tiến hành giải quyết sẽ không áp dụng một số các nguyên tắc nhất định. Ví dụ:

- Nguyên tắc “Hội thâm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự” (Điều 11). Ngay với tên gọi của nguyên tắc này đã chỉ rõ Hội thâm nhân dân chỉ tham gia xét xử đối với các VADS mà không tham gia giải quyết đối với các VDS. Xuất phát từ tính chất của VDS thì việc giải quyết VDS có phần đơn giản, rõ ràng hơn so với giải quyết VADS do đó pháp luật khơng quy định Hội thâm nhân dân tham gia giải quyết đối với các VDS. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xét xử của Tòa án, tránh việc tiêu tốn nguồn lực của Nhà nước trong hoạt động tố tụng.

- Nguyên tắc “Toa án xét xử tập thể” (Điều 14). Với tính chất khơng có sự tham gia giải quyết của hội thẩm nhân dân nên khi tiến hành giải quyết VDS chi có một thắm phán tiến hành các thủ tục tố tụng, việc này dẫn tới việc ra quyết định giải quyết VDS sẽ chỉ do một chủ thé thực hiện. Từ đó, khơng thé áp dụng ngun tắc này khi tiễn hành giải quyết các VDS.

Ngoài ra, theo nguyên tắc tại Điều 10 BLTTDS năm 20/5 “Téa án có trách nhiệm tiễn hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các dương sự thỏa thuận với nhau

về việc giải quyết vụ việc dân sự... ` hòa giải là thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn

bị xét xử của hầu hết các VADS. Tuy nhiên, đối với VDS chỉ duy nhất việc thuận tình ly hơn phải tn theo nguyên tắc này. Van dé này xuất phát từ tinh chất của VDS là u cầu Tịa án cơng nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý do đó phía chủ thể tham gia chỉ bao gồm người yêu cầu và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan mà khơng có ngun đơn, bị đơn (đối lập về quyên và lợi ích) tham gia. Các bên đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng chỉ nhăm mục đích thơng qua sự kiện pháp ly này dé từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ tiếp theo trong giao lưu dân sự. Duy chỉ có thuận

tình ly hơn, mặc dù khơng có tranh chấp, các tình tiết, sự kiện đều đã được các đương

sự thừa nhận và thơng nhất ý chí ngay từ khi nộp đơn đến Tòa án nhưng hướng đến mục tiêu dé vợ chồng đồn tụ thành Tịa án vẫn tiến hành hòa giải. Đây là sự ghi nhận từ quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình vào trong pháp luật t6 tụng dân sự hiện hành.

3. Những người tiến hành tố tung và tham gia tố tụng

So với thủ tục giải quyết VADS những người tiễn hành tố tụng trong giải quyết VDS có phần đơn giản, tỉnh gọn hơn khi chỉ có sự tham gia của một thâm phán được phân công giải quyết VDS (không có sự tham gia của Hội thâm nhân dân), Viện kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

sát (VKS) tham gia toàn bộ các phiên họp đối với các VDS (Điều 21 BLTTDS năm 2015, khoản 1 Điều 107 “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyên công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”). Trước đây, do trình độ của người dân nói chung cịn thấp, sự am hiểu pháp luật cịn hạn chế, khơng phải ai cũng có đủ điều kiện về kinh tế để mời luật sư nên việc quy định cho VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự là rất cần thiết.

Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện cải cách tư pháp cũng như tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật thì sự hiểu biết về pháp luật của đại đa số người dân đã được cải thiện rõ rệt. BLTTDS năm 2015 cũng đã có những quy định cụ thé phù hợp hon dé đảm bảo q trình tơ tụng khơng bị kéo dai do sự vắng mặt của VKS tránh gây thiệt hại đến các đương sự. Theo đó, tại khoản 1 Điều 367 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “...trwong hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tịa án vẫn tiễn hành phiên hop” sự tham gia của VKS là cần thiết trong quá trình giải quyết VDS nhằm dam bảo quyền và lợi ích cho các chủ thể có liên quan nhưng theo thực tiễn xét xử đã có rất nhiều những vụ việc vì văng mặt Kiểm sát viên nên đã phải hoãn phiên họp mặc dù việc giải quyết VDS là nhằm giải quyết yêu cầu của đương sự. Việc BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm quy định này đặt ra một vấn đề là liệu rằng sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên họp có cịn cần thiết khi mà nếu văng mặt họ Tòa án vẫn tiến hành phiên họp. Nên chăng các nhà làm luật cần nhìn nhận chức năng chính của VKS là “truy to” dé từ đó tách VKS ra khỏi q trình tố tụng dân sự và chỉ tham gia giải quyết đối với các vụ án hình sự, trả lại đúng tên cho VKS là “Vién công to” như một số nước phát triển hiện nay.

Ngồi ra, sự có mặt của nhóm người tham gia tố tụng là vô cùng cần thiết cho tiễn trình giải quyết VDS của Tịa án. Về hậu quả sự văng mặt của người yêu cau so với BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 thì BLTTDS năm 2015 đã có sự thay đổi khi người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất khơng cần có hay khơng lý do chính đáng thì vẫn phải hỗn phiên họp. Người yêu cầu sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu nếu họ đã được triệu tập hợp lệ tham gia phiên họp lần thứ hai mà vẫn văng mặt và Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết VDS. Quy định này là cần thiết thể hiện ý chí từ bỏ yêu câu của người yêu cầu và nhằm ngăn chặn tình trạng u cầu Tịa án giải quyết nhưng có thái độ khơng nghiêm túc, thiếu tôn trọng quyết định tố tụng của co quan Tịa án.

Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 cũng đã bồ sung người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vào khoản 2, 3 Điều 367 nhằm nâng cao vai trò của chủ thể này trong hoạt động tố tụng tại Tịa án. Quy định này góp phan đáng ké nâng cao vị thé của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp trong hoạt động xét xử hiện nay, hướng đến một

<small>xã hội thượng tôn pháp luật.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4. Áp dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự

Hiện nay, Chương XXIII “Quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự ” các nhà làm luật không có bất kì quy định nào liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) và Điều 111 BLTTDS năm 2015 cũng chỉ quy định áp dụng BPKCTT khi giải quyết VADS. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 2 nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khan cấp tạm thời của Bộ luật tố tung dân sự cũng đã quy định rõ “Téa án không áp dung biện pháp khẩn cấp tam thời trong giải quyết việc dán sự quy định tại Phân thứ sảu của Bộ luật tổ tụng dân sự ” khẳng định một lần nữa Tịa án khơng được áp dụng BPKCTT trong giải quyết VDS. Quy định này vơ hình chung đang ngăn cản việc bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của các đương sự trong tô tụng dân sự hiện nay.

Ví dụ, trường hợp người vợ đang u câu Tịa án cơng nhận người chồng của mình bị mắt năng lực hành vi dân sự và điều này có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đối với tài sản của người chồng liên quan đến khối tài sản thừa kế mà người chồng được hưởng. Lúc này phía người thân bên gia đình người chồng đang có hành vi tâu tán tài sản thừa kế mà người chồng được hưởng.

Đặt ra vấn đề, nếu không cho phép người vợ được yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT cần thiết nhăm ngăn chặn hành vi tau tán tài sản từ phía người thân bên gia đình người chồng liệu có thé đảm bảo qun và lợi ích hợp pháp cho người vợ hay không. Mặt khác, Điều 136 BLTTDS năm 2015 cũng đã quy định rất rõ liên quan đến van dé buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp phat sinh thiệt hại do áp

<small>dụng BPKC TT không đúng là cơ sở, hành lang pháp lý cho việc áp dụng BPKC TT trong</small>

trường hợp này. Theo quan điểm của tác giả cho rang, việc quy định không được áp dụng BPKCTT trong giải quyết VDS hiện nay là chưa hợp lý cần có sự thay đổi theo hướng cho phép áp dụng và quy định thêm liên quan đến vấn đề phát sinh khi áp dụng BPKCTT khi giải quyết VDS.

5. Thời hiệu yêu cầu, thời hạn giải quyết việc dân sự - Về thời hiệu yêu cẩu giải quyết việc dân sự

So với quy định tại Điều 159 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 về thời hiệu yêu câu, khoản 1 Điều 184 BLTTDS năm 2015 khơng cịn quy định những van đề cụ thé liên quan đến thời hiệu, bởi theo tinh thần của BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện là vấn đề của pháp luật nội dung. Do đó, theo quy định của BLTTDS năm 2015, khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu, Tòa án căn cứ vào các quy định về thời hiệu được quy định ở BLDS năm 2015. Tuy nhiên, dé tránh đương sự lạm dụng quy định về

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thời hiện ở mọi giai đoạn t6 tụng nên nếu có áp dụng thời hiện thì đương sự phải yêu cầu trước khi Tòa án cấp sơ thâm ra quyết định về giải quyết việc dân sự.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết VDS là thời han mà chủ thé được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết VDS dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, nếu thời hạn đó kết thúc thi mat quyền yêu cầu!, Nguyên tắc áp dụng thời hiệu yêu cầu như sau: Đối với yêu cầu giải quyết VDS mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định của băn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ, thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành

tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là 03 năm, kế từ ngày bản

án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi có hiệu lực pháp luật”. Đối với yêu cầu giải quyết VDS liên quan đến quyền nhân thân như tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi,... thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu. Tuy nhiên, đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định về thời hiệu yêu cầu mà cũng không thuộc trường hợp khơng áp dụng thời hiệu thì thời hiệu u cầu tòa án giải quyết việc dân sự đối với những yêu cầu này được giải quyết như thế nào? Theo đó, cần có sự hướng dẫn cụ thê của Tịa án nhân dân tối cao về vấn đề này dé việc áp dụng luật trên thực tế có tính khả thi.

- Về thời hạn giải quyết việc dân sự

Do tính chất của VDS thường đơn giản hơn so với VADS nên thời hạn giải quyết VDS phải ngắn hơn thời hạn thủ tục giải quyết VADS. Theo quy định tại Điều 377, 382, 388, 392 BLTTDS thì thời hạn giải quyết tuyên bố một người là mat hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân, yêu câu thơng báo tìm kiếm người vắng mặt, tun bố một người là mất tích hoặc đã chết đều ngắn hơn thời hạn giải quyết các VADS.

6. Thủ tục chung về giải quyết việc dân sự

So với BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 không quy định cu thé về thời hạn gửi đơn yêu cầu, thủ tục nhận đơn yêu cầu, trả lại đơn, yêu cầu sửa đơi, bố sung đơn u cau thì BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm 04 điều luật mới (Điều 363, 364, 365, 366) nhăm quy định cụ thể thời hạn mà Tòa án phải thực hiện đối với các thủ tục này, cải thiện được tình trạng trước đây mỗi thâm phán có cách giải quyết khác nhau trong nhiều trường hợp. Ngoài ra, BLTTDS năm 2015 cũng đã bồ sung thêm quy định đối với việc giải quyết VDS trong giai đoạn phúc thẩm tại Điều 373, 374 và 375 nhằm mục đích đảm bảo sự thống nhất trong thực tiễn giải quyết việc dân sự của Tòa án theo

<small>' Khoản 3 Điều 132 BLDS năm 2015</small>

<small>? Khoản 1 Điều 432 BLTTDS năm 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

thủ tục phúc thâm. Đặc biệt, việc bố sung quy định “Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dán sự có hiệu lực pháp luật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tịa an (Nếu có)... "3 nhằm cơng khai minh bạch việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm VDS.

Ngoài ra, BLTTDS đã quy định cụ thé về thủ tục giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản sau khi ly hơn. u cầu Tịa án cơng

<small>nhận thuận tình ly hôn không phải là một loại VDS mới (đã được quy định tại khoản 2</small>

Điều 28 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 và trên thực tế, Tòa án các địa phương đã thụ lý, giải quyết khá thường xuyên). Điểm mới của BLTTDS năm 2015 ở chỗ, thủ tục giải quyết việc này đã được quy định cụ thê về vấn đề nộp đơn yêu cầu, hịa

<small>giải và cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Việc</small>

bồ sung những quy định này trong BLTTDS năm 2015 là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn trong việc thụ lý giải quyết đối với loại việc này. Khi giải quyết thuận tình ly hơn, ngồi việc áp dụng các quy định riêng về thủ tục giải quyết việc yêu cầu được quy định tại các Điều 396, 397 BLTTDS năm 2015 thì cần phải áp dụng các quy định chung về thủ tục giải quyết VDS.

Mặt khác, BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thê về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thé vô hiệu và thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Theo quy định hiện nay, thẩm quyên tuyên bố hợp đồng lao động vơ hiệu chỉ thuộc về Tịa án, thanh tra lao động sẽ khơng cịn thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Khác với trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vơ hiệu của Thanh tra lao động trước đây, Tịa án chỉ tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vơ hiệu khi có đơn/văn bản yêu cầu của chủ thể có thâm quyên. Việc xem xét tính hợp pháp của cuộc đình cơng cũng đã được quy định cụ thé tại Chương XXXVI của BLTTDS năm 2015 qua đó thống nhất thâm quyên giải quyết đôi với các VDS trong lĩnh vực lao động.

Bên cạnh đó, Chương XXIX là một Chương mới được bồ sung so với BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Trước đây, có nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết nội dung tranh chấp ở cấp cơ sở, tuy nhiên nội dung thỏa thuận này chỉ được thê hiện bằng Biên bản hòa giải ở cơ sở giữa các bên, do đó chưa mang tính pháp lý và khơng có cơ chế buộc thi hành đối với những thỏa thuận này. Điều này dẫn đến việc hòa giải ở cơ sở đơi khi chỉ mang tính hình thức, thủ tục mà chưa có hiệu quả đi sâu vào việc giải quyết đứt điểm nội dung tranh chấp giữa các bên. Việc bé sung quy định này là hết sức cần thiết, thé hiện sự kết nỗi giữa các quy

<small>3 Khoản 5 Điều 375 BLTTDS năm 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

định về thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, trung tâm hòa giải theo quy định của pháp luật với công tác xét xử của Tòa án theo hướng: Kết quả hòa giải tại trung tâm hòa giải theo quy định của pháp luật giữa cá nhân, cơ quan, tô chức không trái quy định của pháp luật được Tịa án cơng nhận và thi hành khi có u cầu. Quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án của Tịa án có hiệu lực thi hành giữa các bên. Do vậy, để tránh sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hòa giải và các chủ thể khác có liên quan, bảo vệ trật tự chung của pháp luật, nhà làm luật đã quy định những điều kiện cụ thê và chỉ khi các điều kiện này được dap ứng day đủ thi Tòa án mới ra quyết định cơng nhận kết qua hịa giải thành

<small>ngồi Tòa án!.</small>

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Huyền (Chủ biên) (2016), Bình luận Bộ luật T: 6 tung Dan su nam <small>2015, Nxb Lao động, Ha Nội</small>

2. Tran Anh Tuan (Chủ biên) (2016), Binh luận khoa học Bộ luật Tố tung dân <small>sự năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội</small>

3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Việc đân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự tại Tòa án nhân dân ” (2008), Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Bùi Thị Huyền.

4. Học viện Tư pháp (2014), Giáo trình luật t6 tung dan su Viét Nam, Nxb. Tu

5. Trường Dai học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật to tung dan su Viét

<small>Nam, Nxb. Cơng an nhân dan.</small>

<small>Xem khoản 1,2,3,4 Điều 417 BLTTDS năm 2015</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

CƠNG NHAN KET QUA HỊA GIẢI THÀNH NGỒI TO TUNG

PGS.TS. Bùi Thị Huyền — Đại học Luật Hà Nội

TS. Nguyễn Thị Hương - TAND huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Từ khóa: Thủ tục giải quyết việc dân sự, cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tố tụng, cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án, cơng nhận kết quả hịa giải thành tại tịa án, hòa giải, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tóm tắt: Cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tòa án là một trong các loại việc thuộc thâm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Bên cạnh đó, ngày 16/6/2020 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tịa án, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Bài viết phân tích, đánh giá bản chất pháp lý của thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án và thủ tục cơng nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án, chỉ ra những hạn chế bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về van dé này.

1.Khái quát chung về hịa giải ngồi tố tung

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự tại Việt Nam cho thấy, hịa

giải có vai trị đặc biệt quan trọng. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thơng, hịa giảigóp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, xây dựng khối đồn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính tri và trật tự an tồn xã hội. Hịa giải là “hành vi thuyết phục các bên dong ý cham ditt xung đột hoặc xích mich một ”> Xu thé phát triển pháp luật tố tụng dân sự trên thế giới hiện nay là tăng cách 6n thỏa

cường biện pháp giải quyết tranh chấp thay thé Tòa án (ADR).5 Xuất phát từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam cho thấy, hiện nay các cơ quan chức năng đang thực hiện nhiều các hoạt động hòa giải nhưng số vụ việc dân sự vẫn tăng mỗi năm. Trong đó hịa giải tố tụng dân sự mới chỉ hòa giải được 50% SỐ lượng các vụ việc. Vì thế cần mở rộng hịa giải để góp phần giải quyết nhanh chóng và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng phương thức hịa giải trong tố tụng và ngồi tố tụng.” Đối với hòa giải ngoai tố tụng ở Việt Nam hiện nay có hai trường hợp:

- (1)Hịa giải ngồi toa án, bao gồm thủ tục hòa giải tại cơ sở theo Luật Hòa giải cơ sở năm 2013, hòa giải tranh chấp thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ- CP về

<small>"Viện ngôn ngữ học, Từ điền tiếng Việt, Nhà xuất bản Da Nẵng, 2000.</small>

<small>5 Justice partnership programme (JPP), Hội thảo giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án (ADR) trong hệ thong Tư</small>

<small>pháp hiện đại, Hà Nội, ngày 9,10/4/2015.</small>

<small>Trường Hoàng (2019), TP HCM đã có 10 trung tâm hịa giải, đối thoại tai Tịa án, trang thơng tin điện tử nld.vn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hòa giải thương mại, hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, hòa giải tranh chấp đất dai theo Luât Dat dai năm 2013. Về bản chất, các thủ tục hòa giải này đều do hòa giải viên hoặc người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thực hiện và là thủ tục hịa giải ngồi tố tụng. Khi các bên tham gia hòa giải thống nhất được với nhau về việc giải quyết các van dé trong vụ việc thì hịa giải viên sẽ lập biên bản hịa giải thành. Nếu đương sự có u cầu cơng nhận kết qua hịa giải thành ngồi tố tụng, tịa án có thâm quyền sẽ cơng nhận kết quả hịa giải thành theo Điều 416 - 424

<small>BLTTDS năm 2015.</small>

- (2) Hỏa giải tại tòa án theo Luật Hòa giải, đối thoại tại tịa án năm 2020. Mặc dù, có tên gọi là thủ tục hòa giải tại tòa án nhưng về bản chất, thủ tục hịa giải này khơng phải là thủ tục hòa giải tố tụng mà cũng là thủ tục hịa giải ngồi tơ tụng. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp, u cầu dân sự thì tịa án sẽ cơng nhận kết quả hịa giải ngồi tố tụng theo Luật Hịa giải, đối thoại tại tịa án.

<small>1.1.Thủ tục hịa giải ngồi toa an</small>

- Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa

thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp. Cơ sở được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tơ dân phố, khu phố, khối phố va cộng đồng dân cư khác. Theo đó, khi có căn cứ tiễn hành hịa giải (một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải; hoặc theo phan cơng của tơ trưởng tổ hịa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan) thì hịa giải ở cơ sở được tiến hành.

Phạm vi hòa giải tại cơ sở bao gồm các loại việcŠ: Mau thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tinh khơng hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, cơng trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mắt vệ sinh chung hoặc các ly do khác); tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyên sử dụng đất; tranh chấp phát sinh từ quan hệ hơn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà

<small>nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chi, em và giữa các thành viên khác trong gia đình;</small>

cấp dưỡng: xác định cha, mẹ, con; ni con ni; ly hôn; vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình

<small>sự, xử ly vi phạm hành chính; vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp: Không</small>

bị khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và khơng bị cơ quan nhà

<small>%Điều 5 Nghị định số 15/2014/ND-CPngay 27/2/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật</small>

<small>hòa giải ở cơ sở năm 2013</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nước có thầm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và khơng bị cơ quan nhà nước có thâm quyên xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi

<small>phạm hành chính; Vi phạm pháp luật bi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thi</small>

tran theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và những vụ, việc khác mà pháp luật không cắm. Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận (hòa giải thành), thì có thê lập văn bản hịa giải thành gồm các nội dung chính: Căn cứ tiễn hành hịa giải; thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ, việc; diễn biến của q trình hịa giải; thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận; chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.

- Hòa giải tranh chấp thương mại là việc hòa giải do hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải các tranh chấp kinh doanh, thương mai theo thủ tục quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 19 Nghị định 22/2017/ND- CP về hòa giải thương mại”, bao gồm các thủ tục sau: (i) Các bên thỏa thuận hòa giải có thé được xác lập văn bản thỏa thuận hịa giải dưới hình thức điều khoản hịa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức

<small>thỏa thuận riêng: (1) Lựa chon, chỉ định hòa giải viên thương mai; (iii) Lựa chọn trình</small>

tự, thủ tục hịa giải, hịa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian dé tiền hành hòa giải; (iv) Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hịa giải, hịa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành!?. Văn bản về kết quả hịa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.

- Hòa giải tranh chấp dat dai theo quy định của Luật Đất dai năm 2013. Hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục được áp dụng đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Theo Điều 202 Luật Dat dai năm 2013 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tơ chức việc hịa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tô chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, ké từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hịa giải phải được

<small>lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hịa giải thành hoặc hịa giải</small>

khơng thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Đối với trường hợp hịa giải

<small>*piéu 11 -19 Nghị định 22/2017/NĐ- CP về hòa giải thương mại.</small>

<small>!°Điêu 15 Nghị định 22/2017/ND- CP vệ hòa giải thương mai.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phịng Tài ngun và Mơi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.Phịng Tài ngun và Mơi trường, Sở Tài ngun và Mơi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tai sản khác gan liền với dat.

- Hòa giải tranh chấp lao động: Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau khơng bắt buộc phải qua thủ tục hịa giải: Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi châm dứt hợp đồng lao động; giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; về bồi thường thiệt hại giữa người lao động

với doanh nghiệp, tô chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp dong; <small>giữa người lao động thuê lại với người sử dung lao động thuê lại.</small>

<small>Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải</small> thành. Biên bản hịa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.Trường hợp các bên chấp nhận phương án hịa giải thì hịa giải viên lao động

<small>lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hịa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh</small>

chấp và hòa giải viên lao động.Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành thì bên kia có quyền u cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Theo Điều 193 Bộ luật Lao động năm 2019, trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp lao động tập thé về quyên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hịa giải khơng thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động mà hòa giải viên lao động khơng tiễn hành

<small>hịa giải hoặc một trong các bên khơng thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải</small>

thành. Trong thời hạn 07 ngày làm việc ké từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chap, Ban trọng tài lao động phải được thành lập dé giải quyết tranh chap.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Tuy nhiên, theo Điều 1, 2 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 thì biên bản hịa

<small>giải trong các trường hợp nêu trên khơng được thi hành án theo thủ tục thi hành án dân</small>

<small>sự. Do đó, một hoặc các bên đương sự có quyên u câu tịa án cơng nhận kêt quả hịa</small> giải nêu trên theo quy định tại Điều 416 - 419 BLTTDS năm 2015.!!

Năm Tổng số vụ | Tổng số các | Tổng số các | Kết quả giải quyết <small>việ dân sự | vụ việc tòa | vụ việc tòa | Đình chỉ | Cơng</small>

<small>Tịa án đã thu| an thụ lý |án đã giải nhận</small>

lý công nhận | quyết công kết quả hòa | nhận kết quả

<small>giải thành | hòa giảingồi tịa án | thành ngồi</small>

Qua các con sé thống kê nêu trên cho thấy, số lượng các vụ việc dân sự hàng năm mà hệ thống tòa án phải thụ lý giải quyết là rất lớn nhưng số lượng các việc dân sự được tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án là rất thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trị của hịa giải ngồi tố tụng, thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án chưa phát huy được trên thực tế.

<small>1.2. Thủ tục hòa giải tại tòa án</small>

Xuất phát từ thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, sỐ lượng các vụ việc được tịa án

cơng nhận kết quả hịa giải ngồi tịa án rất ít. Thời gian gần đây, hệ thống Tịa án Việt

<small>”!2 như một sơ</small>

Nam cũng gặp phải tình trạng “tdc nghẽn tại Tịa án và tiếp cận công ly

nước trên thế giới đã từng gặp. Mơ hình hịa giải ngồi tố tụng tại Tịa án sẽ giúp “tim ra con đường giải quyết khiếu kiện một cách ít tốn kém hơn, ít rủi ro hơn khi có thể và khi mà có thể tránh được việc mở phiên tòa, hòa giải ở các bước tiếp theo”.!3 Trên cơ SỞ tiếp thu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Luật Hịa giải, đơi thoại tại tòa

<small>''Nguồn số liệu thống kê của Vụ tổng hợp TANDTC.</small>

<small>!2 TS. Đào Thị Xuân Lan- Thâm phán TAND tối cao, Kỹ năng đối thoại tại Toa án, Tài liệu bồi đưỡng nghiệpvụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án khóa 1, Hà Nội, 2020, tr. 68.</small>

<small>!*Thâm phán Gordon J. Low- Tham phan cấp cao Mỹ chia sẻ tại Hội nghị tập huấn kỹ năng hòa giải, đối thoại tạiTòa án do TAND tối cao va Dai sứ quán Mỹ tô chức tại Hà Nội, tháng 12,2020.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>án được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Hịa giải tại tịa án là hoạt động</small> ngồi tơ tụng do hịa giải viên tiễn hành trước khi tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự. Về cơ bản, tất cả các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn đều có thé được tiễn hành hòa giải tại tòa án theo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, trừ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vi phạm điều cắm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng vì sự kiện bat khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thé tham gia hịa giải được vì có lý do chính đáng; một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải; một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của

<small>BLTTDS năm 2015.4</small>

Thu tuc hoa giai theo Luat Hoa giai, đối thoại tai tịa án có thé được tóm tắt ngắn

<small>gọn như sau:</small>

-Giai đoạn trước khi hòa giải: Giai đoạn này được bắt đâu từ khi người khởi kiện nộp đơn khỏi kiện, đơn u câu đến Tịa án có thẩm quyên và kết thúc khi có quyết định chỉ định hịa giải viên của thẩm phán được phân cơng phụ trách hòa giải. Theo quy định từ Điều 16 đến Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án và Thơng tư số

<small>03/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của TANDTC thì người khởi kiện, người yêu</small>

cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến tòa án có thầm quyên giải quyết theo quy định tại Điều 190 của BLTTDS năm 2015. Bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện của tịa án có trách nhiệm vào số nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn. Đối với những đơn khơng thuộc thâm quyền của tịa án hoặc thuộc thâm quyên giải quyết của tòa án nhưng thuộc một trong những trường hợp khơng tiến hành hịa giải thì giải quyết theo quy định của BLTTDS. Đối với những đơn thuộc thâm quyền của tịa án và khơng thuộc trường hợp khơng tiến hành hịa giải tại tịa án thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chánh án sẽ thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền lựa

<small>chọn hòa giải tại tòa án. Trong thời hạn ba ngày làm việc, người khởi kiện, người yêu</small>

cầu phải trả lời về việc đồng ý hoặc khơng đồng ý hịa giải, đối thoại.Trong trường hợp nếu người khởi kiện, người yêu cầu từ chối hòa giải, đối thoại thì chánh án sẽ phân cơng thâm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện theo quy định của BLTTDS. Nếu người khởi kiện đồng ý hịa giảithì tùy theo từng trường hợp, thâm phán được phân công phụ

<small>trách hòa giải sẽ chỉ định hòa giải viên theo sự lựa chọn hoặc sẽ tự mình chỉ định hịa</small>

<small>'“Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tai tòa án</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

giải viên. Tịa án sẽ thơng báo bằng văn bản về việc chuyên vụ việc sang hòa giải và gửi văn bản chỉ định hòa giải viên cho hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cau, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi đã có quyết định chỉ định hịa giải viên và các bên khơng có u cầu thay đổi hịa giải viên thì vụ án bắt đầu chun sang giai doanhda giải. Theo số liệu thống kê của hệ thong tòa án, sau 02 tháng thi hành Luật, số đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà TAND cấp tỉnh và cấp huyện trên toàn quốc nhận được từ ngày 1/1/2021 đến ngày 28/2/2021 là 38.661 nhưng số lượng chuyên sang hòa giải đối thoại mà Tòa án nhận được là 2.544 vụ việc (chiếm 6% số lượng đơn khởi kiện, đơn yêu cầu mà Tòa án nhận được). 'Š

- Giai đoạn hòa giải. Giai đoạn này được bắt đâu tiếp theo sau giai đoạn tiên hòa giải đến khi tổ chức thành công phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tai tòa án. Theo quy định từ Diéu 20 đến Diéu 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại tịa án thì thời hạn hịa giải tại tịa án khơng q 20 ngày, kề từ ngày hịa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng khơng q 30 ngày. Trường hợp các bên tham gia hòa giải thơng nhất kéo dai thì thời hạn hịa giải khơng quá 02 tháng. Trong thời hạn này, hòa giải viên chuan bị các cơng tác cần thiết dé hịa giải, đối thoại như tiếp nhận đơn và tài liệu do tòa án chuyên đến, vào số theo dõi vụ việc, nghiên cứu đơn, yêu cầu các bên tham gia hòa giải, đối thoại bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ. Tại phiên hòa giải, nếu các bên đạt được sự thỏa thuận, thong nhất với nhau về việc giải

quyết tồn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự thì hòa giải viên sẽ ấn định thời gian, địa

điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại tòa án. Thành phần phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại tòa án gồm hòa giải viên, các bên tham gia hòa giải, đối thoại, người đại diện, người phiên dịch, thẩm phán phụ trách hòa giải hoặc thâm phán khác do chánh án tòa án phân cơng. Hịa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hịa giải thành, đối thoại thành có chữ ký của những người trên.

Theo số liệu thống kê của hệ thống Tòa án, sau 02 tháng thi hành Luật, từ ngày 1/1/2021 đến ngày 28/2/2021, số lượng vụ việc đã được hòa giải, đối thoại thành là 662 VỤ VIỆC (chiếm tỷ lệ 26% sỐ lượng vụ việc chuyển sang hòa giải, đối thoại — số lượng VỤ VIỆC chuyển sang hòa giải đối thoại ma Tòa án nhận được là 2.544 vụ việc.!

2.Thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải ngồi tố tụng 2.1. Thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải ngồi tịa án

<small>'S TANDTC, Báo cáo tình hình triển khai thi hành Luật Hịa giải, đối thoại tại Tòa án, ngày 14-15/ 3/2021, tr 4.</small>

<small>!TANDTC, Báo cáo tình hình triên khai thi hành Luật Hịa giải đỗi thoại tai Tòa án, ngày 14-15/ 3/2021, tr 4.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Theo Điều 416 BLTTDS năm 2015, kết quả hịa giải vụ việc ngồi Tịa án được Tịa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tô chức, cá nhân do cơ quan, tô chức, nguoi có thầm quyền có nhiệm vụ hịa giải đã hịa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải.

Tuy nhiên, trên thực tế sd lượng các vụ việc dân sự được tịa án cơng nhận là rất thấp, trong đó có nguyên nhân do các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa rõ ràng, có các ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rang, tịa án chỉ cơng nhận kết qua hịa giải thành ngồi tịa án đối với các vụ việc về dân sự vì việc cơng nhận kết quả hịa giải ngồi tịa án quy định tại khoản 7 Điều 27 BLTTDS năm 2015. Chúng tơi đồng tình với ý kiến thứ hai cho rằng, tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án đối với tất các vụ việc về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động, bởi Điều 416 BLTTDS năm 2015 không hạn chế phạm vi các loại việc được cơng nhận kết quả hịa

<small>giai ngồi tịa án.</small>

Đơn u cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tòa án phải gửi đơn đến tòa án trong thời hạn 06 tháng, kế từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành. '”

Thủ tục nhận và xử lý đơn u cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án được thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết việc dân sự quy định tại các điều 363, 364 và 365 của BLTTDS năm 2015. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, ké từ ngày tòa án thụ ly đơn yêu cau; hết thời han nay, tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cau là 10 ngày, kể từ ngày tòa án ra quyết định mở phiên họp.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thâm phán được phân cơng xét đơn có quyền u cầu bên tham gia hịa giải, người có qun lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến về yêu cau của người có đơn đề nghị tịa án cơng nhận kết qua hòa giải thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bồ sung tài liệu, nêu xét thay cân thiết; yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thâm quyên tiến hành hòa giải cung cấp cho tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét thấy cần thiết.

Thâm phán ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án khi có đủ các điều kiện sau: Các bên tham gia thỏa thuận hịa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; các bên tham gia thỏa thuận hịa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyên, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý; một hoặc cả hai

<small>bên có đơn u câu Tịa án cơng nhận; nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên</small>

<small>! Nội dung đơn yêu cầu quy định tại Điều 418 BLTTDS năm 2015.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

là hồn tồn tự nguyện, khơng vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhăm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.Quyết định của Tịa án phải có các nội dung quy định tại Điều 370 của BLTTDS năm 2015.

Thâm phán ra quyết định không công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án đối với trường hợp khơng có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 BLTTDS năm 2015. Việc không công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án khơng anh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hịa giải ngồi Tịa án.

Quyết định cơng nhận hoặc khơng cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án được gửi cho người tham gia thỏa thuận hòa giải, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định công nhận hoặc khơng cơng nhận kết quả

<small>hịa giải thành ngồi Tịa án có hiệu lực thi hành ngay, khơng bị kháng cáo, kháng nghị</small>

theo thủ tục phúc thâm. Quyết định công nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

2.2. Thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải tại tịa án

Khi Tịa án xem xét việc ra quyết định cơng nhận hoặc khơng cơng nhận hịa giải thành cần đảm bảo 2 điều kiện sau đây : (i) có biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại thành tại Tịa án; (ii) người tham gia hịa giải có u cầu Tịa án ra quyết định cơng nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án. Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành, hòa giải viên chuyên biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tịa án có thẩm qun giải quyết vụ việc dân sự đề ra quyết định công nhận kết quả hịa giải thành trong trường hợp các bên có u cầu. Trên thực tế, không phải trong mọi trường hợp đã có kết quả hịa giải thành các bên đương sự đều có đơn u cầu Tịa án cơng nhận. Theo số liệu thống kê của ngành Tòa án, sau 02 tháng thi hành Luật, từ ngày 1/1/2021 đến ngày 28/2/2021, số lượng vụ việc đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại

thành là 309 vụ việc việc (chiếm tỷ lệ 47% sé lượng vụ việc hoa giải, đối thoại thành

-Số lượng vụ việc đã được hòa giải, đối thoại thành là 662 vụ việc).!Š

Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành là 15 ngày ké từ ngày tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời han này, thẩm phan được phân công xem xét ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành được thực hiện một số quyên như yêu cau một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết qua hòa giải thành; yếu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm qun cung cấp cho Tịa án tài liệu có liên quan... Hết thời hạn 15 ngày kê từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo, Thâm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:

<small>!#TANDTC, Báo cáo tình hình triển khai thi hành Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án, ngày 14-15/ 3/2021, tr 4.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- (1) Trường hợp có đủ diéu kiện để cơng nhận kết quả hịa giải thành thì Tham phan ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thanh'®. Đó là các điều kiện: Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Các bên là người có quyên, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất; Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hồn tồn tự nguyện, khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trén tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyên, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó khơng có mặt tại phiên hịa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được cơng nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ. Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự thì chỉ được cơng nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp đó.

Trường hợp các bên thuận tình ly hơn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên, quy định này là không phù hợp với Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 397

<small>BLTTDS năm 2015, bởi thuận tình ly hơn là trường hợp các bên có quan hệ hơn nhận</small>

hợp pháp cùng thỏa thuận được những nội dung mà họ yêu cầu Tòa án giải quyết mà khơng bắt buộc phải có u cau về chia tài san.

(ii) Trường hợp khơng có đủ diéu kiện để cơng nhận kết quả hịa giải thành: Đó là trường hợp khơng đủ các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trong trường hợp này, thâm phán ra quyết định khơng cơng nhận kết quả hịa giải thành và nêu rõ lý do. Thâm phán chuyên quyết định, biên bản và tài liệu kèm theo cho Tòa án có thâm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.

- Hiệu lực của Quyết định cơng nhận hoặc khơng cơng nhận kết quả hịa giải

Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành được gửi cho các bên và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc ké từ ngày Tòa án ra quyết định.

Quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành được ban hành dựa trên sự thỏa

thuận tự nguyện, không vi phạm điều luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Kết quả

<small>hòa giải thành đã thê hiện sự cân nhắc và xem xét của các bên vê mọi yêu tô và khía</small>

<small>'®Điều 33 Luật Hịa giải, đối thoại thành tại Tịa án.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cạnh của vụ việc, thé hiện quan điểm và nguyện vọng của chính các đương sự. Quyết

định hịa giải thành được xây dựng và cơng bồ trên cơ sở biên bản hòa giải thành của

các đương sự, là kết quả của sự trao đôi một cách trực tiếp, tự do, dân chủ. Vì thế quyết

<small>định này có hiệu lực pháp luật và khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc</small>

thâm theo quy định của BLTTDS năm 2015.

Trong trường hợp, sau khi có biên bản ghi nhận kết quả thành nhưng các bên không yêu cầu Tòa án ra quyết định hòa giải thành thì hịa giải viên sẽ chun hồ sơ vụ việc cho Tòa án. Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiến, các chứng cứ và tài liệu đi kèm cho

<small>người khởi kiện.</small>

- Trường hợp dé nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định cơng nhận kết quả hịa

<small>giải thành tai Tịa án”"</small>

Quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành theo Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại thành tại tòa án.

Đối với trường hợp, sau phiên họp cơng nhận kết quả hịa giải thành nhưng một hoặc cả hai bên thay đối thỏa thuận bằng một thỏa thuận khác. Điều nay cho thấy, kết qua hịa giải thành trước đó đã bị thay đồi. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay khơng có quy định rõ ràng về việc, hịa giải viên có tiếp tục thực hiện phiên ghi nhận kết quả hòa giải lần 2 hay không. Theo quan điểm của chúng tôi, mục tiêu của hòa giải là tạo điều kiện tối đa cho các bên thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp, bởi việc các bên đương sự đạt được sự thỏa thuận mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế, xã hội, do đó Luật Hịa giải, đơi thoại tại Tòa án cần bổ sung thêm quy định về van dé này.

Như vậy, bản chất pháp lý của hịa giải ngồi tịa án và hịa giải tại tịa án đều là hịa giải ngồi tơ tụng, nhưng pháp luật lại quy định thủ tục công nhận kết quả hòa giải trong hai trường hợp này là khác nhau. Theo chúng tơi, Luật Hịa giải, đối thoại tại tịa án chỉ nên quy định thủ tục hòa giải tại tịa án, cịn thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải tại tòa án nên áp dụng thống nhất theo các quy định từ Điễu 416 đến Điêu 419

<small>BLTTDS năm 2015.</small>

Mặc dù Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đã quy định tương đối chỉ tiết và đầy đủ các nội dung liên quan đến hòa giải tại tòa án. Đồng thời, ngay sau khi được ban hành, TANDTC đã triển khai các giải pháp đồng bộ để thi hành Luật, các văn bản quy

<small>?°Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

định chỉ tiết thi hành được kịp thời ban hành tạo hành lang pháp lý để Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng thì một số khó khăn, vướng mắc cũng đã nảy sinh và cân thiết phải có giải pháp khắc phục. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành

Theo khoản 2 Điều 32 Luật Hịa giải, đối thoại tại tịa án thì thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành là 15 ngày, ké từ ngày tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, thâm phán có quyên yêu cau cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền cung cấp cho tòa án tài liệu làm cơ sở ra quyết định nếu xét thấy cần thiết. Thời hạn trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cau của tòa án. Tuy vậy, thực tiễn tố tụng tại

tòa án thời gian qua cho thấy, các cơ quan, tô chức, cá nhân thường không thực hiện

đúng thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ theo u cầu của tịa án. Và chắc chắn, tình trạng này cũng sẽ xảy ra tương tự khi tòa án thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Khi đó, Tham phán sẽ khơng thé đủ căn cứ dé ra quyết định công nhận trong thời han 15 ngày nêu trên. Trong khi Luật Hòa giải, đối thoại tại tịa án lại khơng quy định trường hợp gia hạn hoặc kéo dài thời hạn chuẩn bị ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành. Thiết nghĩ, dé tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hòa giải và thiết chế này phát huy được hiệu quả, cần bổ sung quy định kéo dài thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành từ 10 đến 15 ngày tương tự như quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Thứ hai, về một số biểu mau, số sách sử dụng trong quả trình thực hiện trình tự,

<small>thủ tục hịa giaitai tòa an.</small>

Hiện nay, một số biểu mẫu áp dụng trong hòa giải tại tòa án đã được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16/112020 của TANDTC, trong đó có các biểu mẫu như Giấy mời tham gia phiên HGĐT, phiên họp ghi nhận kết quả HGDT; Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả HGĐT... Tuy nhiên, Thông tư này chưa ban hành biêu mẫu Quyết định cơng nhận hoặc khơng cơng nhận kết quả hịa giải thành. Các mẫu số sách và biéu mẫu thống kê được sử dụng trong q trình hịa giải tại tòa án cũng chưa được ban hành dé áp dung thống nhất trên phạm vi tồn quốc. Do đó,

dé việc áp dụng Luật được thống nhất, chúng tôi kiến nghị TANDTC tối cao cần sớm

ban hành bồ sung các biéu mẫu này.

Thứ ba, về sự chưa tương thích giữa một số quy định của BLTTDS năm 2015, Luật Thi hành an dân sự và Luật Hoa giải, đối thoại tại tòa án

Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS năm 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

việc, kế từ ngày nhận được đơn khởi kiện, chánh án tịa án phân cơng một thâm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, thâm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đối, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS năm 2015; chuyển đơn khởi kiện cho tịa án có thâm qun và thơng báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó khơng thuộc thâm quyền giải quyết của Tịa án.

Có thé thấy, Điều 191 BLTTDS được ban hành trong bối cảnh chưa có Luật hịa

giải, đối thoại tại Tịa án. Do đó, với quy định của Điều 20 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án về thời hạn hòa giải, đối thoại tại tịa án thì Điều 191 BLTTDS năm 2015 cần được sửa đổi, bỗ sung dé đảm bảo sự tương thích giữa hai văn bản luật này. Theo chúng tơi, Điều 191 BLTTDS năm 2015 cần bồ sung quy định, về trường hợp tranh chấp, yêu cầu dân sự được chuyền sang hòa giải tại trung tâm, hòa giải, đối thoại tại tòa án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hịa giải, đối thoại tại tịa án thì quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành được thi hành theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, Điều 1 của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 chưa ghi nhận

Quyết định cơng nhận kết quả hịa giải, đối thoại thành là một trong các loại bản án,

quyết định dân sự được thi hành án theo thủ tục thi hành án dân sự. Điều này dẫn tới sự nhận thức chưa đúng của một số cán bộ làm công tác thi hành án dân sự và người dân

về hiệu lực thi hành của quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành tại tịa án. Do đó,

dé bảo đảm sự tương thích giữa hai văn bản pháp luật thì cần thiết phải sớm sửa đối, bổ <small>sung quy định này.</small>

Thứ tư, về việc thụ lý hay không thụ lý yêu cau công nhận kết quả hòa giải thành

<small>tại toa an</small>

Hiện nay, theo hướng dan của TANDTC tại Giải đáp số 01/2021/GD —TANDTC ngày 01/7/2021 thì sau khi tiếp nhận hồ sơ từ tổ hành chính tư pháp, Chánh án hoặc Phó chánh án (được ủy quyền) phân công thâm phán xem xét ra quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành theo quy định tại Điều 32 của Luật Hòa giải, đối thoại tại tịa án. Đây

<small>là thủ tục riêng, khơng qua thủ tục thụ lý như vụ án dan sự theo quy định của BLTTDS.</small>

Như vậy, tịa án có thấm quyên sẽ không tiến hành thủ tục thụ lý yêu cầu cơng nhận kết qua hịa giải thành tại tịa án. Tuy nhiên, việc không vào số thụ lý khiến cho việc theo dõi các vụ việc này tại tòa án sẽ khó khăn và khơng có căn cứ dé tính số liệu thi đua

<small>hàng năm cho các thâm phán cũng như của hệ thơng tịa án các câp. Do đó, chúng tơi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

kiến nghị TANDTC cần sớm ban hành hướng dẫn về việc thụ lý, theo dõi, thống kê số liệu giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện ngôn ngữ học, Từ điền tiếng Việt, Nhà xuất bản Da Nẵng, 2000. 2. Justice partnership programme (JPP), Hội thảo giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án (ADR) trong hệ thong Tư pháp hiện đại, Hà Nội, ngày 9,10/4/2015.

3.Trường Hồng (2019), 7P HCM đã có 10 trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tịa

<small>án, trang thơng tin điện tử nld.vn.</small>

4. Nghị định số 15/2014/ND-CPngay 27/2/2014 quy định chi tiết một số điều và

<small>biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.</small>

5. Nguồn số liệu thống kê của Vu tổng hop TANDTC.

6. TS. Đào Thị Xuân Lan- Thâm phán TAND tối cao, Kỹ năng đối thoại tại Tòa án, Tài liệu bồi đưỡng nghiệp vụ hịa giải, đối thoại tại Tịa án khóa 1, Hà Nội, 2020, tr.

7. Thâm phan Gordon J. Low- Tham phan cap cao Mỹ chia sẻ tại Hội nghị tap huấn kỹ năng hòa giải, đối thoại tại Tòa án do TAND tối cao và Đại sứ quán Mỹ tổ chức

<small>tháng 12,2020 tại Hà Nội.</small>

8. TANDTC, Báo cáo tình hình triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại

<small>Tòa án, ngày 14-15/ 3/2021, tr 4.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CÂU

TUYEN BO VĂN BẢN CONG CHUNG VÔ HIEU

PGS.TS Nguyễn Thi Thu Ha — Khoa Pháp luật Dân sự

<small>Tom tắt bài viet: Bai viet phán tích, bình luận những quy định chung về van ban</small>

<small>công chứng cũng nhự thủ tục giải quyết yêu cấu tuyên bô văn bản công chứng vô hiệu.Trên cơ sở, tác giá đưa ra một sơ kiên nghị về van dé nay.</small>

<small>Từ khố: văn bản công chứng vô hiệu, tô tụng dân sự, việc dân sự</small> 1.MỘT SO VAN DE CHUNG VE VĂN BẢN CÔNG CHUNG 1.1. Khái niệm và yêu cầu của văn bản công chứng

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật công chứng năm 2014 (được sửa đổi, b6 sung năm 2018) (sau đây gọi tắt là Luật công chứng sửa đổi năm 2018) thì “Văn bản cơng chứng

là hợp dong, giao dịch, ban dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định cua

Luật Công chứng ”. Như vậy, văn bản công chứng gồm các nội dung sau đây:

- Hợp đồng, giao dịch hoặc là ban dịch; <small>- Lời chứng của công chứng viên.</small>

Dé đảm bảo cho hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị pháp lý thì việc cơng chứng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công chứng, theo đó việc cơng chứng phải đáp ứng các u cau sau:

Thứ nhất, yêu cầu về chủ thể tham gia hoạt động công chứng * Về người tiễn hành công chứng:

- Người công chứng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật công chứng sửa đổi năm 2018: công chứng viên.

- Công chứng viên khi tiến hành cơng chứng thì khơng được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật công chứng sửa đôi năm 2018:

+ Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý băng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thơng tin về nội dung cơng chứng dé xâm hại qun, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức;

+ Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung ban dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giuc, tao điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

+ Cơng chứng hợp đồng, giao dịch, bản dich có liên quan đến tai sản, lợi ich của bản

thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng: con đẻ, con nuôi, con dâu, con rễ; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng: cháu là con của con đẻ, con nuôi;

+ Từ chối u cầu cơng chứng mà khơng có lý do chính đáng: sách nhiễu, gây khó khăn cho người u cầu cơng chứng:

+ Nhận, địi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người u cầu cơng chứng ngồi phí <small>cơng chứng, thù lao cơng chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi</small> hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba dé thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

+ Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thơng đồng với người

u cầu cơng chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng:

<small>+ Gây áp lực, de dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã</small>

hội dé giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức minh trong việc hành nghề công chứng; + Quảng cáo trên các phương tiện thông tin dai chúng về cơng chứng viên và tơ <small>chức mình;</small>

+ Tổ chức hành nghề cơng chứng mở chi nhánh, văn phịng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tô chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã dang ký;

+ Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng

<small>trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;</small>

+ Cơng chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngồi tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng,

<small>giao dịch mà mình nhận cơng chứng:</small>

+ Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. * Về chủ thể tham gia hợp dong, giao dịch và yêu cầu công chứng:

- Chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch và yêu cầu công chứng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 47 Luật công chứng sửa đôi năm 2018.

- Người yêu cầu công chứng không được thực hiện các hành vi quy định khoản 2 Điều 7 Luật công chứng sửa đổi năm 2018:

+ Giả mạo người yêu cầu công chứng:

+ Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tay xóa, sửa chữa trái pháp luật dé yêu cầu công chứng:

+ Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, khơng trung thực;

<small>+ Cản trở hoạt động công chứng.</small>

* Về người làm chứng: trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác <small>do pháp luật quy định thì việc cơng chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng</small> phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và khơng có qun, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người u cầu cơng chứng khơng mời được thì cơng chứng <small>viên chỉ định.</small>

* Về người phiên dịch: trong trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thơng thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.

Thứ hai, yêu cầu về nội dung của văn bản công chứng

Văn bản cơng chứng có hai nội dung tương ứng với từng loại đối tượng được <small>công chứng:</small>

* Công chứng hợp đồng, giao dịch

Đối với trường hợp này thì văn bản cơng chứng gồm các nội dung sau:

- Hợp đồng, giao dịch. Các hợp đồng, giao dịch được công chứng xác nhận gồm: (i) hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng như hợp đồng mua bán nhà; tặng cho nhà ở; hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất;.... (quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2020 và Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013); (ii) hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng nhưng chủ thé của hợp

đồng, giao dịch có yêu cầu được thực hiện theo thủ tục công chứng.

- Lời chứng của công chứng viên: Theo quy định tại Điều 46 Luật công chứng sửa đổi năm 2018 thì lời chứng của cơng chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải

<small>đáp ứng các nội dung sau:</small>

+ Ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng;

+ Họ, tên công chứng viên; tên tổ chức hành nghề công chứng:

+ Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hồn tồn tự nguyện, có năng

<small>lực hành vi dân sự;</small>

+ Mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm điều cấm pháp luật,

<small>không trái đạo đức xã hội;</small>

+ Chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch;

+ Trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng:

+ Chữ ký của cơng chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Mẫu lời chứng hợp đồng giao dịch được quy định tại mẫu số: 21; TP-CC-22; TP-CC-23; TP-CC-24; TP-CC-25 được quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTP ban hành ngày 03 tháng 2 năm 2021 về việc hướng dẫn thi hành Luật công chứng sửa doi năm 2018.

<small>* Công chứng bản dịch</small>

Đối với trường hợp này thì văn bản cơng chứng gồm các nội dung sau:

- Bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngồi sang tiếng Việt đã được cơng chứng viên ký và đóng dau của tổ chức hành nghề <small>công chứng.</small>

- Lời chứng của công chứng viên: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 của Luật công chứng sửa đổi năm 2018 thì lời chứng của cơng chứng viên đối với bản dịch phải có đầy đủ các nội dung sau:

+ Ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;

<small>+ Họ tên người phiên dịch;</small>

<small>+ Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch;</small>

+ Chứng nhận nội dung bản dich là chính xác, khơng vi phạm điều cam của pháp

<small>luật, khơng trái đạo đức xã hội;</small>

+ Có chữ ký của cơng chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối bản dịch là mẫu số TP-CC-26 được quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BTP ban hành ngày 03 tháng 2 năm 2021 về việc hướng dẫn thi hành Luật công chứng sửa đổi năm 2018.

Thứ ba, yêu cau về hình thức của văn bản cơng chứng

Dé đảm bảo tính xác thực của văn bản cơng chứng thì ngồi việc đảm bảo về nội dung của văn bản cơng chứng thì Luật cơng chứng sửa đổi năm 2018 cịn quy định văn bản công chứng phải đảm bảo các yêu cầu về chữ việt, cách gi trang, tờ trong văn bản công chứng, điểm chi, sửa lỗi kỹ thuật, cụ thé:

- Yêu cầu về chữ viết: Theo quy định tại Điều 6, khoản 1 Điều 45 Luật công chứng sửa đôi năm 2018 thì chữ viết dùng trong cơng chứng là Tiếng Việt, chữ viết trong văn bản công chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu, khơng

được viết xen dịng, viết đè dịng, khơng được tây xóa, khơng được dé trong, trừ trường

<small>hợp pháp luật có quy định khác.</small>

- Yêu câu về sửa lỗi kỹ thuật: trong trường hợp có sai sót về lỗi kỹ thuật như ghi chép, đánh máy, in ấn trong văn ban công chứng mà việc sửa lỗi đó khơng làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dich thì cơng chứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

viên có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ cơng chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của minh và đóng dau của tô chức hành nghé công chứng.

- Yêu câu về ghi trang, tờ trong văn ban công chứng: Văn bản cơng chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ (Điều 49 Luật công chứng sửa đôi

<small>năm 2018).</small>

Thứ tư, yêu cầu về phạm vỉ công chứng

Công chứng viên của t6 chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bat động sản va văn bản ủy quyên liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bat động sản (Điều 42 Luật công chứng sửa đổi năm 2018).

Thứ năm, yêu cau về thi tục công chứng

Việc công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc bản dịch phải đáp ứng theo đúng thủ tục công chứng tương ứng với từng đối tượng được công chứng theo quy định của Luật công chứng sửa đôi năm 2018. Luật công chứng quy định thủ tục chung về công chứng từ điều 40 đến điều 52 và các quy định về thủ tục công chứng hop đông thé chap bat động sản, hợp đồng ủy quyên, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn ban khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản từ điều 53 đến điều 59. Quy định về thủ tục công chứng bản dịch tại Điều 61 Luật công chứng sửa đôi năm 2018.

<small>1.2. Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng1.2.1. Hiệu lực cua văn ban công chứng</small>

Khoản 1 Điều 5 Luật công chứng sửa đổi năm 2018 quy định: “Van bản cơng chứng có hiệu lực ké từ ngày được cơng chứng viên ký và đóng dau của tơ chức hành nghệ công chứng ”. Như vậy, văn bản cơng chứng có hiệu lực ngay sau khi được cơng chứng viên ký và đóng dau của tổ chức hành nghề cơng chứng. Việc xác định ngày có

<small>hiệu lực của văn bản cơng chứng có ý nghĩa pháp lý quan trọng, vì chỉ khi văn bản cơng</small>

chứng có hiệu lực thì mới làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong văn bản công chứng, cũng như trách nhiệm của công chứng viên đối với việc công chứng đã

<small>thực hiện”.</small>

<small>?! Tạp chí Dân chủ pháp luật - Bộ Tư Pháp (2007), Số chuyên đề về công chứng và quốc tịch, Hà Nội, tr. 52.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Tuy nhiên, tuỳ từng đối tượng của hợp đồng, giao dịch mà thời điểm có hiệu lực của văn bản cơng chứng khơng hồ tồn đồng nhất với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch.

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dân sự có thê có hiệu lực ở các thời điểm sau:

- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

- Hợp dong có hiệu lực tại thời điểm theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp nay, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cơng chứng có thé khơng trùng với thời điểm có hiệu lực của văn bản cơng chứng, ví dụ: các bên tham gia hợp đồng, giao dịch thoả thuận về ngày có hiệu lực của hợp đồng, giao dich là một ngày cụ thé hoặc khi xây ra một sự kiện pháp lý nhất định sau thời điểm cơng chứng.

- Hợp đồng có hiệu lực theo các quy định khác. Day là các trường hợp mà các văn bản pháp luật quy định rõ về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch. Theo

<small>các quy định này thì có hai trường hợp:</small>

Trường hợp thứ nhất: thời điểm có hiệu lực của văn bản cơng chứng trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp dong, giao dich. Đó là, khi cơng chứng các hợp đồng mua

bán, tặng cho, đơi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyên nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

thương mại trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, <small>cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở</small> phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì theo quy khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2020 các hợp đồng này phải thực hiện công chứng, chứng thực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. Như vậy, thời điểm có hiệu lực của văn bản cơng chứng và thời điểm có hiệu lực hợp đồng là ngay sau khi được cơng chứng viên ký và đóng dấu của tô chức hành nghề công chứng.

Truong họp thứ hai: thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, giao dịch khác với thời

điểm có hiệu lực của văn bản cơng chứng, cụ thể:

+ Đối với di chúc: néu văn ban cơng chứng di chúc có hiệu lực ngay sau khi được cơng chứng viên ky va đóng dau của tơ chức hành nghề cơng chứng thì di chức có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có di sản chết) (khoản 1 Điều 643 Bộ luật

<small>Dân sự năm 2015).</small>

+ Đối với thoả thuận chế độ tài sản vợ chồng: nêu văn ban công chứng thảo thuận chế độ tài sản vợ chồng có hiệu lực ngay sau khi được cơng chứng viên ky và đóng dau của tơ chức hành nghề cơng chứng thì chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận có hiệu lực từ ngày đăng ký kết hôn (thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn) (Điều 47

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>Luật hơn nhân và gia đình năm 2014).</small>

+ Đối với hop dong chuyển doi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thé chấp quyên sử dung dat, góp vốn bằng quyên sử dung đất: néu van bản công chứng hợp đồng chuyền đồi, chuyền nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng dat, góp vốn bằng quyên sử dụng đất có hiệu lực là ngay sau khi được cơng chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề cơng chứng thì theo khoản 3 Điều 188 Luật Dat đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thé chấp quyền sử dụng dat, góp von bằng quyền sử dụng dat có hiệu lực ké từ thời điểm đăng ký vào số địa chính.

+ Đối với tài sản của người trúng đầu giá: theo quy định tại Khoản 3, Điều 46 Luật Dau giá tài sản năm 2016: "Người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản dau giá kế từ thời điểm dau giá viên công bố người trúng dau giá, trừ trường hợp người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này hoặc từ chối kết quả trúng đấu giá quy định tại Điều 51 của Luật này. Kế từ thời điểm nay, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực của hợp đồng: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Trong khi đó văn bản cơng chứng có hiệu lực ké từ ngày được cơng chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

<small>1.2.2. Giá trị pháp ly của văn bản công chứng</small>

Thứ nhất, giá trị pháp lý của hop đồng, giao dich đã được công chứng hợp pháp * Hop đồng, giao dịch đã được công chứng hợp pháp có giá trị thi hành

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật công chứng sửa đổi năm 2018 thì hop đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia

hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Khi hợp đồng, giao dịch đã được cơng chứng thì những gì các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, giao dịch có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên trong hợp đồng,

<small>giao dịch. Hay nói cách khác, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện, không được bội ước.Trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có</small>

quyền u cầu Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Đây là một trong các điểm khác trong pháp luật của Việt Nam so với một số nước trên thế giới. Chang hạn, pháp luật thi hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

án của Cộng hịa Pháp thì “các văn bản cơng chứng có ghi dé thi hành”?? hoặc pháp luật

<small>thi hành án của Cộng hòa Liên bang Đức quy định “các thỏa thuận đã được cơ quan</small>

công chứng, chứng thực; các biên bản hòa giải trước Tòa án Đức hoặc trước tơ chức hịa giải ”? có hiệu lực thi hành. Điều này có nghĩa là các văn bản cơng chứng có giá tri thi hành án, nếu một trong các bên khơng thực hiện thì khơng cần khởi kiện ra Toà án để giải quyết theo quy định của pháp luật mà các bên có thể căn cứ vào văn bản công chứng dé yêu cau thi hành án luôn. Điều này xuất phat từ quan niệm trong dân sự cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Hơn nữa, sự thoả thuận giữa các bên đã được một chủ thê có thâm quyền là công chứng viên kiểm tra về tư cách chủ thé, về <small>nội dung của thoả thuận... và công chứng viên đã xác nhận thoả thuận đó là hợp pháp</small> thì thỏa thuận đó có hiệu lực đối với các bên đương sự. Do đó, khi một bên đương sự khơng thực hiện hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ theo thỏa thuận thì đương sự có thể u cầu thi hành theo thỏa thuận.

* Hợp đồng, giao dịch được công chứng hợp pháp có giá trị chứng cứ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật công chứng sửa đổi năm 2018 thì hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bồ là vơ hiệu. Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản công chứng được

<small>xác định là chứng cứ không phải chứng minh. Bởi khi thực hiện việc công chứng hợp</small>

đồng, giao dịch là công chứng viên đã chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó”?. Cịn trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực, hợp pháp của văn bản cơng chứng thì các chủ thể có liên quan có thê yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Nếu Tồ án tun bố văn ban cơng chứng vơ hiệu thi văn bản cơng chứng

<small>khơng có giá trị chứng cứ trước Tồ án.</small>

Tuy nhiên, văn bản cơng chứng khơng có giá trị chứng cứ nếu văn bản đó khơng hợp pháp nếu bị tịa án tun bồ là vô hiệu.

<small>Thứ hai, giá trị pháp lý của bản dịch được công chứng: theo quy định tại khoản</small>

4 Điều 5 Luật cơng chứng sửa đổi năm 2018 thì bản dịch được cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

2. THỦ TỤC YÊU CAU TUYỂN BO VĂN BAN CÔNG CHUNG VO HIỆU

Việc tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu có thê được giải quyết theo thủ tục

<small>?2 Cộng hòa Pháp (1991), Luật số 91- 650 ngày 9/7/1991 về cải cách thủ tục thi hành án dân sự.</small>

<small>?3 Tài liệu toạ đàm với chuyên gia Đức Ký hiệu: - HT 109 - Thư viện Bộ tư pháp.</small>

<small>4 Học viện Tư pháp (2021), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Thue tiễn giải quyết tranh chấp yêu câu tuyên bố văn</small>

<small>bản công chứng vô hiệu, Hà Nội ngày 10 tháng 08 năm 2021, tr. 12.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

giải quyết vụ án dân sự hoặc thủ tục giải quyết việc dân sự, tuỳ thuộc vào việc các chủ

thê có liên quan đến văn bản cơng chứng có tranh chấp hay khơng có tranh chấp về việc tun bố văn bản công chứng vô hiệu. Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu sẽ tiến hành theo thủ tục chung về giải quyết việc dân sự và các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu từ Điều 398 đến Điều 400 BLTTDS năm 2015.

2.1. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu * Về người yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Để phù hợp với quy định Luật công chứng năm 2014 cũng như thực tiễn hoạt động công chứng, chứng thực trong thời gian qua đã xây ra nhiều vi phạm pháp luật nên Điều 398 BLTTDS năm 2015 tiếp tục ghi nhận quyên yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Theo đó, theo quy định tại Điều 397 BLTTDS năm 2015 thì người u cầu Tịa án tun bố văn bản công chứng vô hiệu phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Việc cơng chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công <small>chứng.</small>

Theo quy định của Luật công chứng sửa đổi năm 2018 thì việc cơng chứng có vi phạm pháp luật tức là vi phạm các quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng bản dịch như đã trình bày tại mục 1.1. như: người u cầu cơng chứng không tự nguyện yêu cầu công chứng hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc người yêu cầu có hành vi giả mạo giấy tờ, hợp đồng để công chứng; cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng nhưng đã công chứng tại văn bản công chứng: công chứng hợp đồng, giao dịch vi phạm điều cam pháp luật, trái đạo đức xã hội; cơng chứng những giao dịch, hợp đồng khơng có người làm chứng mà pháp luật bắt buộc có người làm chứng; người làm chứng, người phiên dịch không đáp ứng đúng và đầy đủ các điều kiện tại Điều 47 Luật công chứng sửa đôi năm 2018; vi phạm về hình thức, phạm vi cơng chứng, vi phạm về thủ tục công chứng...

- Người yêu cầu công chứng gồm công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người u cầu cơng chứng, người làm chứng, người có qun lợi, nghĩa vụ liên quan,

cơ quan nhà nước có thâm quyên. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật thi hành án dân sự năm 2014 thì chấp hành viên có quyền yêu câu tuyên bồ giao dịch dân sự vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền huỷ giấy tờ liên quan đến giao dịch đó nếu có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa

<small>vụ thi hành án.</small>

Về yêu cầu văn ban công chứng vơ hiệu, có một số van đề cịn có vướng mắc, bat

<small>cập sau:</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Thứ nhất, theo Điều 52 Luật công chứng sửa đổi năm 2018 quy định người u cầu cơng chứng cịn bao gồm cả người phiên dịch. Do đó, cần thiết phải có sự thống nhất về người có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu giữa BLTTDS năm 2015 và Luật công chứng sửa đôi năm 2018.

Tứ hai, chưa có quy định giải thích rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền u cầu Tịa án tun bố văn bản công chứng vô hiệu là các cơ quan nào. Ở đây cần phải hiểu day là các cơ quan có thâm qun thực hiện hoạt động cơng chứng như cơ quan đại diện <small>ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở</small> nước ngoài theo quy định tại Điều 78 Luật Cơng chứng; cơ quan có thâm qun cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dat, sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản khác; cơ quan có thâm quyền đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác; co quan có thẩm quyên đăng ký giao dịch bảo đảm...?

Thứ ba, tổ chức hành nghề công chứng (phịng cơng chứng, văn phịng cơng chứng) có qun yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu không? Nếu theo quy định tại Điều 52 Luật công chứng sửa đôi năm 2018, khoản 1 Điều 398 BLTTDS năm 2015 thì khơng thấy quy định rõ là tổ chức hành nghề cơng chứng có quyền u cầu nên có quan điểm cho rằng tơ chức hành nghề cơng chứng khơng có quyền u cầu tun bó văn ban công chứng vô hiệu. Quan điểm khác cho rằng, t6 chức hành nghề có quyền yêu cầu tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu vì tổ chức hành nghề chính là người có quyền có lợi và nghĩa vụ liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định Điều 52 Luật công chứng sửa đổi năm 2018, khoản 1 Điều 398 BLTTDS năm 2015 (như Quyết định 04/2017/QDVDS-PT về yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu”). Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai vì dam bảo giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu chính xác, đúng đắn cũng như dé xác định trách nhiệm của t6 chức hành nghề công chứng hay của công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên trong việc bồi thường thiệt hại cho đương sự và cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc công chứng khi việc công chứng vi phạm pháp luật

gây ra thiệt hại mà có lỗi của công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng

tác viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra theo quy định tại Điều 38 Luật công chứng sửa đổi năm 2018.

Hiện nay, theo Giải đáp số 02/TANDTC -PC ngày 2/8/2021 của TANDTC hướng

<small>25 Học viện Tư pháp (2021), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Thue tiễn giải quyết tranh chấp yêu câu tuyên bố văn</small>

<small>bản công chứng vô hiệu, Hà Nội ngày 10 tháng 08 năm 2021, tr. 19.</small>

<small>26 truy cap ngay 3/11/2021.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dẫn giải đáp một số vướng mắc trong xét xử thì trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyên sử dung đất hoặc hợp đồng mua bán tài sản, thế chap tài sản... thì tuỳ từng trường hợp mà Tịa án xem xét có đưa tơ chức hành nghề công chứng vào tham gia tố tụng với tư là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết tranh chấp hợp đồng có liên quan đến nghĩa vụ giải thích của Cơng chứng viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 17 của Luật Công chứng sửa đổi năm 2018, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng của tổ chức hành nghề cơng chứng thì Tịa án xem xét đưa tô chức hành nghề công chứng vào tham gia tố tụng với tư cách là người có qun lợi, nghĩa vụ liên quan.

* Về hình thức yêu cầu tuyên bỗ văn ban công chứng vô hiệu

Giống như các việc dân sự khác thì hình thức yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu bằng đơn yêu cau, đơn có nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015 và theo Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 thang 8 năm 2018 của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao). Kèm theo đơn yêu cau, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ dé chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu là có căn cứ và hợp pháp.

2.2. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là một loại việc dân sự nên việc chuẩn bị xét don yêu cầu tuyên bố văn ban công chứng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 399 và Điều 366 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, văn bản công chứng bị tuyên bố vô hiệu ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức nên dé các chủ thé liên quan này biết về việc Tòa án đã thụ lý và có ý kiến về văn bản cơng chứng nên sau khi thụ ly đơn yêu cau tuyên bố văn ban cơng chứng vơ hiệu, Tịa án có thầm quyền phải thông báo ngay cho tô chức hành nghề công chứng, Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người u cầu cơng chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thâm quyên và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn chuẩn bị xét don yêu cầu, căn cứ khoản 3 Điều 399, Điều 366, 361 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án có thể ra các quyết định như đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, quyết định tạm đình chỉ xét đơn yêu cầu, chuyển việc dân sự hoặc quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

2.3. Về phạm vi giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và quyết định tuyên bố văn bản công chứng vơ hiệu

* Về phạm vi Tồ án giải quyết u câu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu - Khi các chủ thể có quyên yêu cầu tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu ma

<small>cùng có u câu tun bơ văn bản cơng chứng vơ hiệu thì u câu này được hiêu bao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

gồm cả yêu cầu tuyên bố hợp đồng, giao dich là vô hiệu hay các đương sự phải có hai yêu cầu là yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu tuyên bố hợp đồng,

<small>giao dich là vơ hiệu.</small>

Về van đề này, có quan điểm cho răng, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là chỉ là yêu cầu phần lời chứng công chứng viên vơ hiệu vì tranh chấp về hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự đã được quy định là một loại tranh chấp tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS năm 2015. Quan điểm này cho răng đó là hai phần riêng biệt nên có thể khởi kiện về hợp đồng mà không khởi kiện về lời chứng, và ngược lại?””. Thiết nghĩ, khơng nên hiểu máy móc như vậy, vì như đã phân tích ở mục 1.1. thì văn bản công chứng gồm: (i) hợp đồng, giao dịch; (ii) lời chứng của cơng chứng viên. Do đó, cần phải hiểu yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu gồm cả yêu cầu tuyên bố hop đồng, giao dich và lời chứng về hợp đông, giao dich ấy là vô hiệu.

<small>- Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu được xem xét, đánh giá công khai tại phiên</small> họp, ý kiến của đương sự, những người tham gia tô tụng, phát biéu của kiểm sát viên và các quy định của pháp luật, Tịa án có thể ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cau tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu thì nội dung quyết định tn thủ quy định tại Điều 370 BLTTDS năm 2015. Trong quyết định Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được hiểu như thé nào? Van dé này cũng có những quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho răng, hậu quả là giao dịch, hợp đồng được công chứng cũng bị vô hiệu, các bên trong hợp đồng trở lại trình trạng ban dau lúc chưa ký hợp đồng??.

Quan điểm thứ hai cho rằng, giao dịch, hợp đồng không đương nhiên vô hiệu mà để xác định hợp đồng, giao dịch dân sự vơ hiệu thì các chủ thê u cầu Tịa án tun bố vơ hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng, giao dịch vơ hiệu. Khi đó u cầu này khơng được giải quyết trong nội dung quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu mà được thụ lý giải quyết bằng một vụ án dân sự khác”.

Quan điểm thứ ba cho rằng, khi chấp nhận yêu cau tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu thì tồn bộ văn bản đó vơ hiệu. Téa án phải phán quyết rõ đã có vi phạm về thủ

<small>tục hay về nội dung, bao gôm cả việc tuyên bô giao dich dan sự vô hiệu. Nêu chỉ xác</small>

<small>27 Chu Xuân Minh, Giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, </small>

<small> truy cập ngày 4/11/2021.</small>

<small>?# truy</small>

<small>cập ngày 2/11/2021.</small>

<small>? Bùi Thị Huyền (Chủ biên) (2016), Bình luận Bộ luật Tổ tụng Dân sự năm 2015, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 504.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

định Văn bản công chứng vô hiệu do vi phạm về thủ tục cơng chứng thì phải xác định giao dịch có hiệu lực (nếu đủ điều kiện có hiệu lực). Tịa án đã giải quyết về yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là đã xem xét cả về thủ tục và nội dung của văn bản nên nếu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu mà không tuyên giao dịch vơ hiệu thì cũng là đã giải quyết tranh chấp về giao dịch, các chủ thể có liên quan khơng được khởi kiện lại về giao dịch này. Tất nhiên, nếu khơng có u cầu giải quyết hậu quả của giao dich vơ hiệu thì Tịa án khơng giải quyết về hậu quả giao dịch vô hiệu; các chủ thé liên quan có quyên khởi kiện về hậu quả giao dich vô hiệu bang vụ án khác?9

Thiết nghĩ, công chứng giao dịch, hợp đồng là nhằm xác định tính xác thực, hợp pháp của giao dịch, hợp đồng cũng như để giao dịch, hợp đồng có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Vì vậy, khi tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu cần giải quyết vấn dé hợp đồng, giao dịch có vơ hiệu hay khơng cũng như giải quyết hậu quả giao dịch, hợp đồng vơ hiệu.

Khi Tồ án xem xét, giải quyết vấn dé giao dịch, hop dong có vơ hiệu khơng tu) thuộc vào từng trường hợp cụ thé:

+ Đối với hop đồng, giao dịch bắt buộc phải cơng chứng mới có hiệu lực thì Toa án chỉ tuyên bố hợp đồng, giao dịch vô hiệu nếu hợp đồng, giao dịch vi phạm các điều kiện về nội dung của hợp đồng, giao dịch (vi phạm điều kiện về chủ thé, vi phạm yếu tố tự nguyện, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cắm của luật hoặc trái đạo đức xã hội) theo quy định từ Điều 123 đến Điều 128 của BLDS năm 2015. Nếu

giao dịch, hợp đồng thoả mãn các điều kiện về nội dung nhưng vi phạm quy định bắt

buộc về công chứng mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tịa án khơng tun bố giao dịch, hợp đồng đó là vô hiệu mà phải ra

quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó theo quy định tại khoản 2 Điều 129

<small>BLDS năm 2015. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng.</small>

+ Đối với hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng mà việc công chứng theo yêu cầu của các bên thì nếu giao dịch vẫn thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo Điều 117 BLDS năm 2015 thì giao dịch, hợp đồng đó vẫn có hiệu lực, Tồ án chỉ tun bố phần cơng chứng là vô hiệu.

Tuy nhiên, nếu các đương sự không tranh chấp về việc tuyên bố hợp đồng, giao dich dân sự vô hiệu, giải quyết hậu qua của hop đơng, giao dịch vơ hiệu thì Tịa án sẽ quyết định luôn trong quyết định tuyên bố văn bản công chứng vơ hiệu. Cịn nếu các đương sự có tranh chấp về việc xác định giao dịch, hợp đồng vô hiệu, giải quyết hậu quả

<small>30 Chu Xuân Minh, Giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, </small>

<small> truy cập ngày 4/11/2021.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

giao dịch, hợp đồng vơ hiệu thì trong quyết định tun bố văn bản cơng chứng vơ hiệu Tịa án chỉ tun cho các đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về việc xác định giao dịch, hợp đồng vô hiệu, giải quyết hậu quả giao dịch, hợp đồng vô hiệu. Khi đương sự khởi kiện về việc tuyên bố giao dịch, hợp đồng vô hiệu, giải quyết hậu quả giao địch, hợp đồng vơ hiệu thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết theo thủ tục giải quyết <small>vụ án dân sự.</small>

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Tư pháp (2021), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Thực tiễn giải quyết tranh chấp yêu câu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”, Hà Nội ngày 10 tháng 08

<small>6. truy cập ngày 3/11/2021.</small>

7. Chu Xuân Minh, Giải quyết yêu cẩu tuyên bố van bản công chứng vơ hiệu,

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

BÌNH LUẬN VE THỦ TỤC YÊU CÂU TOA ÁN TUYỂN BO

MỘT NGƯỜI MAT NANG LUC HANH VI DAN SỰ THEO

QUY DINH CUA BO LUAT TO TUNG DAN SU NAM 2015

<small>ThS. Dang Quang Huy — Khoa pháp luật dan sự</small> Tóm tat: Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mat năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 kế thừa những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự trước đây. Việc thực hiện các quy định này trên thực tiễn xét xử gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Bài viết tập trung phân tích một số vướng mắc và đưa ra quan điểm của tác giả về các vẫn đề đặt ra.

<small>Từ khóa: Nang lực hành vi dân sự, đương sự, vụ việc dân sự, việc dân sự</small>

1. Về việc xác định tư cách đương sự

Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tô tung dé bảo vệ qun, lợi ích

<small>hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực</small>

mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự'!. Tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “...Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gôm người yêu cẩu giải quyết việc dân sự và người có quyên

<small>lợi, nghĩa vụ liên quan... `.</small>

Người yêu cau trong việc dân sự là người tham gia tô ra yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có lợi ích pháp lý độc lập, được đưa ra yêu cầu cho toà án giải quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự khi tham gia tơ tung dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi u cầu tồ án cơng nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay cham dứt các quyền, nghĩa vụ của ho hoặc công nhận quyền, nghĩa vụ của họ.

Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tô tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong việc dân sự cũng như việc tham gia tơ tụng của người có liên quan trong vụ án dân sự có thé do

<small>họ chủ động hoặc theo yêu câu của đương sự khác hoặc theo yêu câu của toà án.</small>

<small>3! Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. CAND, tr. 107</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định tư cách đương sự trong việc dân sự vẫn có nhiều quan điểm khác nhau.

Vi dụ 1: A nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố B mat năng lực hành vi dân sự. Trong các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án về việc này, một số Tòa án vẫn xác định B là người bị yêu cầu. Việc Tòa án xác định B là người bị yêu cầu không phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành bởi lẽ người bị yêu cầu không phải là đương sự trong việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Do đó phải xác định B là người có liên quan (hay cịn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong việc dân sự này. Quan điểm khác đồng tình rằng khơng thé xác định B là người bị yêu cầu tuy nhiên cũng không thê xác định B là người có liên quan đến việc dân sự này. Quan điểm này phù hợp với cách xác định tư cách đương sự trong Quyết định số 03/2020/QDST-HNGD ngày 29/05/2020 của Tòa án nhân dân Huyện Thanh Trì??. Vụ việc này ơng Đồn Mạnh T u cau Tịa án tun bố ơng Đồn Mạnh L mất năng lực hành vi dân sự. Trong vụ việc nay, Tịa án xác định ơng T là người u cầu và không xác định tư cách đương sự đối với ông L (người bị yêu cầu tuyên bố mat

<small>năng lực hành vi dân sự)</small>

Ví dụ 2: Bà H và ơng D kết hơn hợp pháp năm 1986. Ơng bà có một con chung là anh C (sinh năm 1988). Ngày 28/8/2013, bà H gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố ông D mất năng lực hành vi dân sự và công nhận bà là người giám hộ đương nhiên của ơng D. Sau kho Tịa án thụ lý và có quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, ơng D có đơn khiếu nại gửi Chánh án Tòa án và Viện trưởng Viện kiểm sát cho rằng Giám định tâm thần đối với ơng là khơng chính xác.

<small>Trong vụ việc này, Tịa án khơng xác định tư cách đương sự của anh C là người</small>

có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự này. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc này, có quan điểm cho răng Tịa án khơng xác định là chính xác bởi lẽ yêu cầu của bà H là yêu cầu Tịa án tun bố ơng D mat năng lực hành vi dân sự va công nhận bà là đại điện đương nhiên của ông D mà không yêu cau quan ly tài sản của ông D33. Quan điểm thứ hai cho rằng việc Tịa án khơng xác định tư cách đương sự của anh C là không hợp lý và vi phạm thủ tục t6 tụng bởi lẽ anh C là con chung của ông bà và anh đã thành niên, đồng thời anh C cũng là người thực hiện việc giám sát việc giám hộ theo quy định của Bộ luật dân su*+. Bên cạnh đó quan điểm thứ ba đồng tình với quan điểm

<small>3? http: //congbobanan.toaan.gov.vn/2ta5270 18t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 10/11/2021</small>

<small>3 Ths. Nguyễn Thi Hanh, Ths. Nguyễn Van Lin, Trao đổi từ thực tiễn giải quyết việc dân sự tuyên bố một người</small>

<small>mắt năng lực hành vi dân sự, Tạp chí nghề luật số 6/2014, trang 50</small>

<small>34 Tlđd, trang 51</small>

</div>

×