Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 135 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --- </b>
<b>ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH </b>
<b>THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI </b>
<b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy – K57E1 Nguyễn Thu Trà – K57E2 Lê Thị Thương – K57E2 </b>
<b>Phạm Thị Thu Hường – K57E2 Nguyễn Vân Minh Sang – K57E4 </b>
<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Xuân Huy </b>
<i><b>Hà Nội, 2024 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
Lời đầu tiên, để hoàn thành được bài báo cáo nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm. Nhóm chúng em xin cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô đang giảng dạy tại Đại học Thương Mại.
<b>Tiếp đó, chúng em xin gửi lời cảm ơn TS. Đặng Xuân Huy đã hướng dẫn và quan </b>
tâm tận tình đến nhóm trong suốt thời gian thực hiện để nhóm có thể hồn thành báo cáo nghiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo nghiên cứu, do kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các q thầy cơ của Đại học Thương Mại nói chung và Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng có những đóng góp ý kiến để nhóm chúng em có thể hoàn thiện hơn bài nghiên cứu, cũng như là kinh nghiệm thực hiện các bài nghiên cứu sau này.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
<b>Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2024 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...11 </b>
<b>1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...11 </b>
<b>1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước ...12 </b>
1.2.1. Một số cơng trình nghiên cứu trong nước ...12
1.2.2. Cơng trình nghiên cứu nước ngồi ...14
1.2.3. Kết luận khoảng trống nghiên cứu ...15
<b>1.3. Mục tiêu đề tài ...16 </b>
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ...16
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...16
<b>1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...17 </b>
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...17
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...17
<b>1.5. Khái quát phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ...17 </b>
1.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...17
1.5.2. Phân tích hệ số tương quan Pearson ...19
1.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ...20
<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...22 </b>
<b>2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...22 </b>
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ...22
2.1.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia ...23
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một quốc gia ...24
<b>2.2. Tổng quan về các FTA thế hệ mới ...25 </b>
2.2.1. Khái quát nội dung các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết tính đến T12/2022 ...27
2.2.2. Tác động của FTA thế hệ mới đến nền kinh tế ...30
2.2.3. Tác động của các FTA thế hệ mới đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ...32
<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...34 </b>
<b>3.1. Khung nghiên cứu ...34 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>3.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực </b>
<b>tiếp nước ngoài vào Việt Nam ...34 </b>
<b>3.3. Giả thuyết nghiên cứu ...39 </b>
<b>3.4. Câu hỏi nghiên cứu ...40 </b>
<b>3.5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ...40 </b>
<b>3.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ...40 </b>
<b>3.7. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ...41 </b>
3.7.1 Phương pháp phân tích định tính ...41
3.7.2 Phương pháp phân tích định lượng ...42
<b>3.8. Ưu nhược điểm của phương pháp nghiên cứu ...44 </b>
3.8.1. Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu ...44
3.8.2. Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu ...45
<b>CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ THỰC THI CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ...46 </b>
<b>4.1. Khái quát thực trạng đầu tư vốn FDI từ các nước vào Việt Nam ...46 </b>
<b>4.2. Các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới ...59 </b>
4.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 ...59
4.2.2. Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 ...70
4.2.3. Độ mở thương mại Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 ...73
4.2.4. Quy mô lao động Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 ...76
4.2.5. Tỷ giá của đồng tiền các nước đầu tư vào Việt Nam so với Việt Nam đồng giai đoạn 2003 – 2022 ...77
4.2.6. Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2022 ...89
4.2.7. Các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết từ năm 2003-2022 ...92
4.2.8. Những khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2003 - 2022 ...93
<b>CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT ...99 </b>
<b>5.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ...99 </b>
<b>5.2. Kiểm định và đánh giá thang đo ...99 </b>
5.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha ...99
5.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA... 100
<b>5.3. Phân tích tương quan Pearson ... 102 </b>
<b>5.4. Phân tích hồi quy đa biến ... 104 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ CHO THU HÚT FDI TỪ CÁC NƯỚC TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CÁC FTA THẾ HỆ MỚI VÀ HƯỚNG </b>
<b>NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 110 </b>
<b>6.1. Khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam để thu hút FDI hiệu quả trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới ... 110 </b>
6.1.1. Đối với chính phủ ... 110
6.1.2. Đối với doanh nghiệp ... 113
<b>6.2. Đánh giá nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ... 113 </b>
6.2.1. Những điểm mới của nghiên cứu ... 113
6.2.2. Hạn chế của nghiên cứu ... 114
6.2.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ... 115
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>DANH MỤC BẢNG </b>
Bảng 2.2-1: Tổng hợp các FTA thế hệ mới Việt nam đã ký kết ...26
Bảng 2.2-2: Thông tin cơ bản về CPTPP ...27
Bảng 2.2-3: Thông tin cơ bản về EVFTA ...28
Bảng 2.2-4: Thông tin cơ bản về UKVFTA ...28
Bảng 2.2-5: Thông tin cơ bản về RCEP ...29
Bảng 3.6-1: Nguồn thu thập dữ liệu về ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến dòng vốn FDI vào Việt Nam ...41
<i>Bảng 3.7-1: Kỳ vọng chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc ...43 </i>
Bảng 5.1-1: Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu ...99
Bảng 5.2-1: Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ... 100
Bảng 5.2-2: Bảng kết quả kiểm định Barlett và KMO ... 100
Bảng 5.2-3: Bảng kết quả kiểm định hệ số tải nhân tố, trị trị số Eigenvalue và tổng phương sai trích ... 101
Bảng 5.2-4: Bảng kết quả phân tích bảng nhân tố xoay ... 102
Bảng 5.3-1: Bảng kết quả phân tích tương quan Pearson ... 103
Bảng 5.4-1: Bảng kết quả phân tích hồi quy đa biến ... 104
Bảng 5.4-2: Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi ... 104
Bảng 5.4-3: Bảng kết quả kiểm định tự tương quan ... 105
Bảng 5.4-4: Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy POOL ... 105
Bảng 5.4-5: Bảng kết quả phân tích mơ hình hồi quy POOL ... 106
Bảng 0-1: Tóm tắt mức cam kết thuế quan của các nước đối tác CPTPP đối với Việt Nam ... 125
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ </b>
Hình 3.1-1: Khung nghiên cứu ...34
Hình 3.7-1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...44
Hình 4.1-1: Vốn đăng ký và số dự án của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2003-2022
Hình 4.2-1: GDP hiện hành của Trung Quốc giai đoạn 2003-2022 ...59
Hình 4.2-2: GDP hiện hành của Nhật Bản giai đoạn 2003-2022 ...61
Hình 4.2-3: GDP hiện hành của Hàn Quốc giai đoạn 2003-2022 ...62
Hình 4.2-4: GDP hiện hành của Thái Lan giai đoạn 2003-2022...64
Hình 4.2-5: GDP hiện hành của Singapore giai đoạn 2003-2022 ...65
Hình 4.2-6: GDP hiện hành của Hoa Kỳ giai đoạn 2003-2022...66
Hình 4.2-7: GDP hiện hành của Đài Loan giai đoạn 2003-2022 ...67
Hình 4.2-8: GDP hiện hành của Hồng Kong giai đoạn 2003-2022 ...69
Hình 4.2-9: GDP và tốc độ tăng GDP Việt Nam giai đoạn 2003-2010 ...71
Hình 4.2-10: GDP và tốc độ tăng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 ...72
Hình 4.2-11: Độ mở nền kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2003-2022 ...74
Hình 4.2-12: Quy mơ lao động Việt Nam giai đoạn 2003-2022 ...76
Hình 4.2-13: Tỷ giá CNY/VND giai đoạn 2003-2022 ...78
Hình 4.2-14: Tỷ giá HKD/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...79
Hình 4.2-15: Tỷ giá JPY/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...80
Hình 4.2-16: Tỷ giá KRW/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...82
Hình 4.2-17: Tỷ giá SGD/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...83
Hình 4.2-18: Tỷ giá THB/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...84
Hình 4.2-19: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...85
Hình 4.2-20: Tỷ giá TWD/VND giai đoạn 2003 - 2022 ...87
Hình 4.2-21: Chỉ số lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2003-2022 ...89
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>
<b>Chữ cái viết tắt/ký hiệu </b>
ASEAN <sup>Association of Southeast Asian </sup>
Nhóm các nền kinh tế mới nổi
BOT <sup>Build – Operate - Transfer </sup> <sup>Hợp đồng Xây dựng – Kinh </sup> doanh – Chuyển giao
BT <sup>Build - Transfer </sup> <sup>Hợp đồng Xây dựng – Chuyển </sup> giao
BTO <sup>Build - Transfer – Operate </sup> <sup>Hợp đồng Xây dựng – Chuyển </sup> giao – Kinh doanh
Bản
CPTPP <sup>Comprehensive and Progressive </sup>
Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
CPI <sup>Consumer price index </sup> <sup>Chỉ số giá tiêu dùng </sup>
EVFTA <sup>European-Vietnam Free Trade </sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">EFA <sup>Exploratory Factor Analysis </sup> <sup>Nhân tố khám phá </sup>
FDI <sup>Foreign Direct Investment </sup> <sup>Đầu tư trực tiếp nước ngoài </sup>
FTA <sup>Free Trade Agreement </sup> <sup>Hiệp định thương mại tự do </sup>
FTAAP <sup>Asia-Pacific Free Trade Area </sup> <sup>Khu vực Thương mại Tự do </sup> châu Á-Thái Bình Dương
FPI <sup>Foreign Portfolio Investment </sup> <sup>Đầu tư gian tiếp nước ngoài </sup>
GDP <sup>Gross Domestic Product </sup> <sup>Tổng sản phẩm quốc nội </sup>
IMF <sup>International Monetary Fund </sup> <sup>Quỹ tiền tệ Quốc tế </sup>
IEU-CEPA <sup>The Indonesia-EU </sup> Comprehensive Economic
Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Liên minh Châu
Âu-Indonesia
ILO <sup>International Labour </sup> Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
LRM <sup>Liner Regression Model </sup> <sup>Mơ hình hồi quy tuyến tính </sup>
MNC <sup>Multinational corporation </sup> <sup>Công ty đa quốc gia </sup>
M&A <sup>Mergers & Acquisitions </sup> <sup>Mua lại và sáp nhập </sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">OECD <sup>Organization for Economic </sup> Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OLS <sup>Ordinary Least Squares </sup> <sup>Phương pháp bình phương nhỏ </sup> nhất
ODA <sup>Official Development Assistance </sup> <sup>Hỗ trợ Phát triển Chính thức </sup>
PPML <sup>Poisson Pseudo Maximum </sup> Likelihood
Phương pháp ước lượng cực đại
PTA <sup>Preferential Trade Arangements </sup> <sup>Thoả thuận thương mại ưu đãi </sup>
RCEP <sup>Regional Comprehensive </sup> Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
RTA <sup>Regional Trade Agreement </sup> <sup>Hiệp định Thương mại khu vực </sup>
SPS <sup>Sanitary and Phytosanitary </sup> Measure
Biện pháp kiểm dịch động thực vật
TNC <sup>Transnational Corporation </sup> <sup>Công ty xuyên quốc gia </sup>
TBT <sup>Technical Barriers to Trade </sup> <sup>Hàng rào kỹ thuật trong thương </sup> mại
UKVFTA <sup>The Vietnam - UK Free Trade </sup> Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh
UNCTAD <sup>United Nation Conference on </sup> Trade and Development
Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển
WHO <sup>World Health Organization </sup> <sup>Tổ chức Y tế Thế giới </sup>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">WTO <sup>World Trade Organisation</sup> <sup>Tổ chức thương mại thế giới</sup>
VJEPA <sup>The Vietnam – Japan Economic </sup>
VNEAEU <sup>Vietnam-Eurasian Economic </sup> Union Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế
Á-Âu
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Ở chương này, nhóm nghiên cứu thực hiện tổng quan nghiên cứu từ các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước, qua đó đưa ra khoảng trống nghiên cứu cho bài nghiên cứu của nhóm. Ngoài ra, ở chương cũng đề cập đến mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu, nhằm giúp hiểu sâu hơn và tổng quát hơn về bài nghiên cứu mà nhóm thực hiện, cũng như phương pháp xử lý số liệu mà nhóm sẽ sử dụng ở chương sau.
<b>1.1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) ln đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Với tiềm năng to lớn, dịng vốn FDI đã góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước, nâng cao năng suất, tăng cường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia. Đây được xem là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến thu hút dòng vốn này.
Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia đang rất quan tâm đến tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi. Sau 35 năm mở cửa, khu vực đầu tư nước ngoài đã ngày càng phát triển, trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, luỹ kế tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 36.345 dự án đầu tư nước ngồi có hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 440 tỷ USD. Các dự án này khi đi vào hoạt động đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam cho tới nay rõ ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hoá xuất khẩu, đồng thời tạo ra số lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồn thu cho nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia. Không thể phủ nhận rằng FDI mang tới nhiều cơ hội cho nước tiếp nhận nhưng đi kèm với đó cũng là những khó khăn, thách thức khơng thể tránh khỏi. Việc gia tăng FDI có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường, thâm hụt cán cân thương mại, phát triển mất cân đối vùng miền, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế không hợp lý, sử dụng tài nguyên không bền vững... Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là một thách thức lớn đối với các nước có FDI nói chung và Việt Nam nói riêng.
Mặc dù có được kết quả đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nhất khu vực ASEAN. Nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới được đàm phán,
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">ký kết. Mà đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập; đã đặt ra yêu cầu mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút, quản lý dòng vốn FDI trong giai đoạn tới. Cùng với đó, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam còn chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố khác, mà các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu và phân tích kỹ để xác định được đâu là yếu tố giúp thúc đẩy thu hút, và đâu là yếu tố tạo nên những rào cản thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn thực thi các FTA thế hệ mới là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt thực tiễn, trong số Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, nổi bật phải kể đến như Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - EVFTA, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Việc tham gia các Hiệp định thương mại trên đã có tác động đáng kể đến dịng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
<i><b>Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tác </b></i>
<i><b>động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài </b></i>
nghiên cứu khoa học nhằm chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam, trong đó đặc biệt xem xét mức độ ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến thu hút FDI vào Việt Nam, và dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu để đề xuất giải pháp
<b>thu hút FDI hiệu quả cho Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </b>
<b>1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngồi nước </b>
<i><b>1.2.1. Một số cơng trình nghiên cứu trong nước </b></i>
Trong những năm trở lại đây, kể từ thời điểm Hiệp định CPTPP được ký kết năm 2018, đây được coi là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, cho đến năm nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh những tác động hiện có và dự kiến của các FTA thế hệ mới đến quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, mỗi nghiên cứu có hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau để đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. Một số bài nghiên cứu trong nước bao gồm:
<i><b>Ngô Thị Tuyết Mai và cộng sự (2023) với đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác </b></i>
<i>Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, sử dụng mơ hình trọng lực (Gravity Model), cho ra kết quả rằng nhóm </i>
các biến có tác động mạnh nhất đến thu hút vốn FDI bao gồm: chỉ số lạm phát, số hiệp định thương mại tự do tham gia và thuế quan. Trong đó chỉ số lạm phát và thuế quan là
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">hai yếu tố tác động ngược chiều với nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch nhập khẩu và độ mở thương mại là nhóm 3 yếu tố có mức độ tác động ở mức trung bình, và đều có xu hướng tác động cùng chiều với nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Đồng thời, kết quả thu được từ mơ hình định lượng cho thấy việc thực thi Hiệp định CPTPP có tác động tích cực, tạo nhiều cơ hội đến khả năng thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề cập đến việc thu hút dịng vốn FDI vào Việt Nam có thể còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quốc tế và quốc gia khác như đại dịch bệnh, chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng hay sự bất ổn kinh tế trong nước, và hệ thống luật pháp, chính sách điều chỉnh theo hướng khuyến khích, hỗ trợ hay cản trở dòng vốn FDI của các nước trên thế giới.
<i>Phạm Đức Tài (2023) với phương pháp tiếp cận định tính và định lượng đã phân tích, </i>
đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong giai đoạn 2015 – 2021, đề xuất giải pháp nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa và gia tăng hiệu quả dòng vốn FDI vào Việt Nam đến 2030. Với kết quả phân tích định lượng, có thể thấy rằng có 6 yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới là: chính trị, kinh tế, xã hội, cơng nghệ, pháp luật và hội nhập.
<i><b>Hà Lâm Oanh và cộng sự (2021) xem xét tác động tổng thể của các FTA và các nhân </b></i>
tố trong mơ hình trọng lực đến FDI vào Việt Nam thông qua dữ liệu bảng giữa Việt Nam và 212 quốc gia, vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2009-2019. Đề tài xem xét tác động của các FTA mà Việt Nam tham gia và có hiệu lực từ 01 năm trở lên gồm: WTO, AFTA, VJEPA, VCFTA, ASEAN7 (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Hồng Kông), VKFTA, VNEAEU, CPTPP. Kết quả ước lượng hợp lý cực đại (PPML) của mô hình trọng lực chỉ ra rằng phần lớn các FTA Việt Nam tham gia có tác động tích cực đến FDI. Các nhân tố khác như GDP bình quân đầu người của nước đối tác, dân số và nhập khẩu của Việt Nam cũng cho kết quả tác động tích cực tới FDI. Biến khoảng cách địa lý tác động ngược chiều lên FDI.
<i>Vũ Thanh Hương (2017) đã phân tích tác động của EVFTA cho thấy, EVFTA cũng </i>
giúp Việt Nam sử dụng hiêu quả hơn nguồn lực, khai thác tính kinh tế của quy mơ, năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế, tham gia vào chuỗi giá trị của EU, góp phần chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế và thay đổi dần cơ cấu thương mại. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa nêu rõ tác động của EVFTA đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ một số nghiên cứu tại Việt Nam nói trên, có thể thấy các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (trong đó nổi bật là CPTPP và EVFTA) có tác động tích cực tới thu hút dịng vốn FDI vào Việt Nam, cùng với đó, các nhân tố được kết luận có tác động đến thu hút dịng vốn FDI vào Việt Nam bao gồm : chỉ số lạm phát, thuế quan, tăng trưởng kinh
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">tế, kim ngạch thương mại, độ mở thương mại, chính trị, pháp luật, biến động của tình hình thế giới như đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế, chính trị,…
<i><b>1.2.2. Cơng trình nghiên cứu nước ngồi </b></i>
Tác động của các FTA thế hệ mới tới nền kinh tế hay thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm kể từ khi thuật ngữ “FTA thế hệ mới” ra đời và trở nên phổ biến, nhiều cơng trình nghiên cứu nước ngồi về tác động của các FTA thế hệ mới khác nhau với các quốc gia thành viên khác nhau được thực hiện, trong đó bao gồm:
<i>John H.Dunning (1988) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến FDI thơng qua mơ hình </i>
lý thuyết OLI (Ownership-Location-Internalization) gồm 3 nhóm yếu tố về lợi thế: Lợi thế về quyền sở hữu (O), lợi thế về vị thế (L) và lợi thế về nội bộ hóa (I). Với mục tiêu của FDI là giảm chi phí nghiên cứu thị trường, các rào cản thuế quan và phi thuế quan.
<i>Shandre M. Thangavelu, Christopher Findlay (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của các </i>
hiệp định thương mại tự do lên đầu tư trực tiếp nước ngồi trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực và kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực của việc tham gia các hiệp định đa phương tới dòng vốn FDI vào khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Do đó, thơng qua các hiệp định, sẽ có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào khu vực để hướng tới hội nhập khu vực sâu hơn.
<i>Duong, M., Holmes, M. J., & Strutt, A. (2020) xem xét mối quan hệ giữa các FTA và </i>
FDI vào Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 17 nhà đầu tư nước ngồi chính của Việt Nam trong giai đoạn 1997–2016 và 23 đối tác trong giai đoạn 2005–2016 và cho kết luận rằng, FTA kích thích đáng kể dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này và có tác động mạnh mẽ hơn vào giai đoạn sau. Điều này cho thấy các FTA đã trở thành động lực hiệu quả cho dòng vốn FDI vào Việt Nam.
<i>Massimiliano Calì và cộng sự (2019) ước tính tác động kinh tế của các hiệp định </i>
thương mại ưu đãi (PTA) quan trọng mà Indonesia đang trong quá trình đàm phán bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Liên minh Châu Âu-Indonesia (EU-CEPA), RCEP, CPTPP, Hiệp định thương mại tự do giữa Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu và Indonesia (FTAAP). Kết quả cho thấy, trong số các hiệp định thương mại ưu đãi được xem xét, EU-CEPA dự kiến sẽ mang lại lợi ích lớn nhất cho Indonesia về thu nhập, sản lượng và xuất khẩu. Kết quả này được kết luận do các rào cản thương mại dự kiến giảm đáng kể và tỷ trọng thương mại quốc tế tăng lên giữa các đối tác. Những tác động vĩ mô này chuyển thành mức tăng trưởng thu nhập dự kiến cao nhất so với các hiệp định thương mại ưu đãi khác.
<i>Thangavelu, S.M và C. Findlay (2011) sử dụng mô hình lực hấp dẫn mở rộng đánh </i>
giá tác động của các Hiệp định Thương mại Tự do đối với Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">ở Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dữ liệu bảng bao gồm 43 quốc gia trong đó có 30 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và 13 đối tác không thuộc OECD ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1986 đến năm 2007. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô thị trường của hai quốc gia có tác động tích cực lẫn nhau. Điều này ngụ ý rằng quy mô thị trường của 2 quốc gia kết hợp càng lớn, dòng vốn FDI của nước nhận đầu tư càng gia tăng. Bên cạnh đó yếu tố khoảng cách được đưa vào mơ hình nghiên cứu, trong đó biến khoảng cách do thiếu ngôn ngữ chung hay liên kết thuộc địa có tác động tích cực đến dịng vốn FDI, một ngôn ngữ và mối liên kết lịch sử chung có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết về văn hóa làm việc nước ngồi và do đó giảm thiểu những gián đoạn liên quan. Biến khoảng cách địa lý song phương có tác động khơng đáng kể tới dịng vốn FDI. Đối với các hiệp định thương mại, việc cùng tham gia vào các hiệp định đa phương sẽ tạo ra dòng vốn FDI nhưng các thành viên chung của một hiệp định song phương thì khơng. Điều này ngụ ý rằng việc bổ sung một hiệp định song phương vào tư cách thành viên chung của một hiệp định đa phương sẽ làm tăng dòng vốn FDI giữa hai nước.
<i>Florence Jaumotte (2004) xem xét quy mô thị trường của một hiệp định thương mại </i>
khu vực (RTA) đối với quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà các nước tham gia RTA nhận được. Bài nghiên cứu gồm tập hợp mẫu 71 nước đang phát triển trong giai đoạn 1980–1999. Kết quả cho thấy quy mơ thị trường RTA có tác động tích cực đến FDI mà các nước thành viên nhận được. Quy mô dân số nước nhận đầu tư cũng tác động tích cực tới dịng vốn FDI vào. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong RTA đều được hưởng lợi như nhau, các quốc gia có lực lượng lao động có trình độ học vấn tương đối cao hơn và/hoặc tình hình tài chính tương đối ổn định hơn có xu hướng thu hút tỷ trọng FDI lớn hơn. Ngoài ra, thông qua đánh giá tác động dự kiến đối với FDI từ việc thiết lập thị trường khu vực giữa Algria, Morocco và Tunisia, nghiên cứu nhận thấy có sự chuyển hướng FDI từ các quốc gia ngoài RTA sang các quốc gia là thành viên RTA.
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng FTA không ảnh hưởng đến thu hút FDI của một nước, như nghiên cứu của LIRA (2010) cho rằng các hiệp định thương mại không thúc đẩy FDI theo cách được hỗ trợ bởi phân tích thực nghiệm trước đó và một số lập luận. Dadkhah (2018) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để ảnh hưởng các FTA và nhận thấy rằng chưa có kết luận rõ ràng về tác động của các hiệp định thương mại tự do
<i><b>FTA đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. </b></i>
<i><b>1.2.3. Kết luận khoảng trống nghiên cứu </b></i>
<i>Thứ nhất, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Việt Nam tham gia </i>
đã có hiệu lực hiện nay bao gồm CPTPP, EVFTA, RCEP và UKVFTA có ảnh hưởng rất quan trọng tới nền kinh tế Việt Nam nói chung, hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i>Thứ hai, các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá tác động của từng FTA thế hệ mới </i>
riêng lẻ, các FTA truyền thống hay nhóm FTA thế hệ mới nổi bật như EVFTA và CPTPP tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mà chưa đánh giá tác động tổng thể các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.
<i>Thứ ba, tình hình quốc tế hay khủng hoảng thế giới như dịch Covid-19, chiến tranh </i>
thương mại Mỹ-Trung là những nhân tố được cho là có tác động trong phần lớn các nghiên cứu định tính, chưa có nhiều nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của khủng hoảng thế giới tới thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).
Từ tổng hợp các nghiên cứu liên quan và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, nhóm nghiên
<i><b>cứu quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu </b></i>
<i><b>hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới” với phương pháp </b></i>
nghiên cứu phù hợp nhằm đem đến phân tích tồn diện hơn về tác động tổng thể của các FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia ký kết, đánh giá ảnh hưởng của tình hình quốc tế tới việc thu hút FDI vào Việt Nam, nhằm đề xuất giải pháp thu hút FDI hiệu quả cho Việt
<i><b>Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </b></i>
<b>1.3. Mục tiêu đề tài </b>
<i><b>1.3.1. Mục tiêu tổng quát </b></i>
Nghiên cứu tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI sang Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới, làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị giúp cho quá trình thu hút FDI được hiệu quả hơn trong bối cảnh thực thi
<i><b>các FTA thế hệ mới. </b></i>
<i><b>1.3.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>
Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) bao gồm các khái niệm, đặc điểm, tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Cùng với đó làm rõ hơn về tác động của các FTA thế hệ mới đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Thứ ba, nghiên cứu phân tích thực trạng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam, qua đó xác định được các yếu tố thu hút FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.
Cuối cùng, căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất kiến nghị cho
<i><b>Việt Nam để thu hút FDI hiệu quả hơn trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>1.4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
<i>Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam </i>
trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.
<i><b>1.4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
<i>Phạm vi về không gian: Việt Nam và các đối tác đầu tư hàng đầu Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2003 - 2022 </i>
<b>1.5. Khái quát phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu </b>
<i><b>1.5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo </b></i>
<i>1.5.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha </i>
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Tính nhất quán nội bộ nghĩa là các biến quan sát trong một thang đo phải có sự tương quan thuận chặt chẽ nhau, cùng giải thích cho một khái niệm. Cronbach'
<i>Alpha là một chỉ số đo lường tính nhất quán nội bộ này. “Hệ số Cronbach’s Alpha là một </i>
<i><b>phép kiểm định nhằm đo độ tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan </b></i>
<i>chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố”. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn </i>
Mộng Ngọc, 2005).
Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay khơng; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính tốn hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
<i> Các mức giá trị của Alpha: Alpha lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là </i>
sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Như vậy, nếu một thang đo mà các biến quan sát có sự tương quan thuận càng chặt chẽ, thang đo đó càng có tính nhất qn cao, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ càng cao. Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,80 là tốt, Cronbach's alpha ≈ 0,70 đáng xem xét, hoặc Cronbach’s Alpha ≤ 0,5 không được chấp nhận...
Nhìn chung, hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy cao.
<b>Tuy nhiên chỉ cần hệ số này lớn hơn 0,7 là thang đo đã được chấp nhận (Nunnally & </b>
Burnstein, 1994).
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><i>1.5.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA </i>
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là khơng có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
+ Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu + Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
+ Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
<i>• Các tiêu chí trong phân tích EFA </i>
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
<i>Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5: Hệ số tải nhân tố hay còn gọi là trọng số </i>
nhân tố, giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn
<i>và ngược lại. Theo Hair và cộng sự (2010), Multivariate Data Analysis hệ số tải từ 0.5 là </i>
biến quan sát đạt chất lượng tốt, tối thiểu nên là 0.3.
Hair và cộng sự cũng cho rằng, giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading nên được xem xét cùng kích thước mẫu. Với từng khoảng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hồn tồn khác nhau.
<i>Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của </i>
phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i>Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong </i>
phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích.
<i>Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Đây là một đại lượng thống kê dùng </i>
để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
<i>Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mơ hình EFA là </i>
phù hợp. Nghĩa là coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cơ đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
<i><b>1.5.2. Phân tích hệ số tương quan Pearson </b></i>
Hệ số tương quan Pearson còn được gọi là hệ số Pearson (Pearson Correlation Coefficient) trong thống kê được định nghĩa là thước đo mối quan hệ thống kê giữa hai biến và sự liên kết của chúng với nhau.
Tương quan tuyến tính giữa hai biến là mối tương quan mà khi biểu diễn giá trị quan sát của hai biến trên mặt phẳng Oxy, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo thành một đường thẳng. Theo Gayen (1951) , trong thống kê, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định tính, biến nhị phân,…) chúng ta sẽ khơng thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến này.
Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1:
<i>● Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về </i>
1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.
<i>● Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu. </i>
<i>● Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter </i>
như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.
<i>● Nếu r = 0: khơng có mối tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra. </i>
Một, khơng có một mối liên hệ nào giữa 2 biến. Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.
Andy Field (2009) cho rằng mặc dù có thể đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến qua hệ số tương quan Pearson, nhưng chúng ta cần thực hiện kiểm định giả thuyết hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không. Kết quả kiểm định nếu sig kiểm định nhỏ hơn 0.05, cặp biến có tương quan tuyến tính với nhau; nếu sig lớn hơn 0.05, cặp biến khơng có tương quan tuyến tính (giả định lấy mức ý nghĩa 5% = 0.05).
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Khi đã xác định hai biến có mối tương quan tuyến tính (sig nhỏ hơn 0.05), chúng ta sẽ xét đến độ mạnh/yếu của mối tương quan này thông qua trị tuyệt đối của r. Theo Andy Field (2009):
<small>● </small> |r| < 0.1: mối tương quan rất yếu
<small>● </small> |r| < 0.3: mối tương quan yếu
<small>● </small> |r| < 0.5: mối tương quan trung bình
<small>● </small> |r| ≥ 0.5: mối tương quan mạnh
<i><b>1.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính </b></i>
<i>Hồi quy tuyến tính (Linear Regression) được phát triển thành mơ hình hồi quy tuyến </i>
tính – LRM (Liner Regression Model) là 1 trong công cụ quan trọng trong Kinh tế lượng và là phương pháp thống kê giúp hồi quy và dự báo dữ liệu theo thuật toán giữa một một giá trị liên tục với một hoặc nhiều các giá trị liên tục, định danh hay phân loại có liên quan. Hồi quy tuyến tính là phương pháp tiếp cận tuyến tính để dự đốn biến phụ thuộc Y (biến kết cục) trên trục tung Y dựa trên các biến độc lập X (biến giải thích) trên trục hồnh X trong mơ hình.
Trong thống kê, hồi quy tuyến tính là một cách tiếp cận tuyến tính để mơ hình hóa mối quan hệ giữa một phản ứng vô hướng và một hoặc nhiều biến giải thích (cịn được gọi là các biến phụ thuộc và độc lập).
- <i>Phương trình hồi quy tuyến tính </i>
Mơ hình hồi quy tuyến tính bội (multiple regression model) với dạng mơ hình hồi quy tổng thể (population regression model) với n -1 biến giải thích có dạng như sau:
<i><b>Yi = β1 + β2X2i + β3X3i + … + βnXni + ui</b></i>
<i>Trong đó: </i>
<small>● </small> Y là biến phụ thuộc (dependent variable) hoặc còn gọi là regressand;
<small>● </small> X là các biến giải thích hay biến độc lập (explanatory variables | independent variables). Các tên gọi khác như predictors, covariates, hoặc regressors;
<small>● </small> β<small>n</small> là hệ số của các biến độc lập trong đó B<small>1</small> là hệ số tự do
<small>● </small> u là hạng nhiễu hay sai số ngẫu nhiên (random hay stochastic error term)
<small>● </small> i là ký hiệu cho quan sát thứ i trong tổng thể.
Khi dịch từ tên hồi quy tuyến tính ta có thể thấy thuật ngữ tuyến tính (linear) trong mơ
<b>hình hồi quy tuyến tính ở đây chính là tổ hợp tuyến tính ở các số hồi quy (linearity in the </b>
regression coefficients) mà khơng phải là tuyến tính ở biến phụ thuộc và độc lập.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 </b>
Từ việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu cũng như phân tích các phương pháp xử lý dữ liệu, nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thu hút FDI trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới” với phương pháp đánh giá phù hợp nhằm đánh giá tổng thể hơn ảnh hưởng của các yếu tố thu hút FDI, ngoài ra xem xét thêm tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế tới việc thu hút FDI vào Việt Nam. Qua bài nghiên cứu, nhóm tác giả nghiên cứu đưa ra những thông tin về các FTA thế hệ mới với những cam kết mang lại những ảnh hưởng tích cực và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Nhằm mục đích hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm hiểu rất nhiều các lý thuyết liên quan tới đề tài, rồi sau đó quyết định đưa vào những lý thuyết có liên quan nhất bao gồm: (1) đầu tư trực tiếp nước ngoài, (2) hiệp định thương mại tự do - FTAs thế hệ mới. Cụ thể hơn, chương này trước hết cung cấp những kiến thức liên quan tới khái niệm, đặc điểm, các tác động tích cực cũng như tiêu cực và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, mục này của bài nghiên cứu cịn tạo ra một cái nhìn tổng qt về các FTAs thế hệ mới; đồng thời nêu bật lên những nội dung chủ yếu của từng hiệp định.
<b>2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài </b>
<i><b>2.1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài </b></i>
<i>Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là một loại hình </i>
của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư. Một số đặc điểm của FDI như sau:
<i>Thứ nhất, FDI hầu hết đều do các công ty đa quốc gia (Multinational corporation – </i>
MNC) hoặc các công ty xuyên quốc gia (transnational corporations- TNCs) thực hiện, bao gồm các doanh nghiệp mẹ và các chi nhánh nước ngồi của nó.
<i>Thứ hai, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Thứ ba, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn </i>
pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
<i>Thứ tư, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu </i>
trách nhiệm về lỗ, lãi…khơng có những ràng buộc về chính trị.
<i>Thứ năm, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu </i>
tư thơng qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật…vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
<i>Thứ sáu, thời gian thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngồi thường trong khoảng thời </i>
gian dài và có tính ổn định tốt hơn các dòng vốn tư nhân nước ngoài khác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i><b>2.1.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia </b></i>
<i>2.1.2.1. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia </i>
Về mặt này, nhiều học giả chia sẻ một góc nhìn chung rằng FDI tác động lên nền kinh tế quốc gia theo chiều hướng tích cực. Theo một số các bài nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:
<i><b>Hà Thành Công (2019), dựa vào kiểm định đồng liên kết Johansen và mơ hình vectơ </b></i>
hiệu chỉnh sai số (VECM), đã điều tra mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, tích lũy tài sản cố định gộp và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 1990 đến 2017. Nghiên cứu này cho thấy các biến số đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế và tích lũy tài sản cố định có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam.
<i>Tương tự, TS. Đào Thị Bích Thủy (2012) đã thực hiện theo phương pháp phân tích mơ hình trong nghiên cứu “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng </i>
<i>kinh tế trong mơ hình nền kinh tế đang phát triển” đã chỉ ra rằng: đầu tư nước ngồi đóng </i>
một vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước đang phát triển để thu hẹp khoảng cách trong thu nhập bình quân với các nước phát triển.
<i><b>K. M. Anwarul Islam (2014) chỉ ra rằng FDI có mối tương quan dương với GDP, xuất </b></i>
khẩu và đầu tư tư nhân. Để đưa ra kết luận như vậy, học giả trên đã sử dụng mơ hình kinh tế lượng cũng như các công cụ thống kê đơn giản như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ phần trăm.
<i><b>Xa hơn nữa, E. Borensztein a, J. De Gregorio b, và J-W. Lee (1998) sử dụng dữ liệu </b></i>
từ 1970 - 1989 của 69 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970 -1989 trong mơ hình hồi quy và cho ra kết quả rằng tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận FDI chịu sự tác động tích cực từ dịng vốn này.
<i>2.1.2.2. Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế quốc gia </i>
Đối lập với quan điểm trên, cũng có khơng ít nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm rằng đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của một quốc gia, kể đến như:
<i>Nguyễn Phúc Hiền và Lê Thùy Linh (2021) thực hiện một nghiên cứu nhằm xem xét </i>
tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế của 10 nước ASEAN (bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam) trong một thập kỷ từ sau khủng hoảng tài chính (2008). Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas, họ xây dựng mơ hình ước lượng nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế; và bằng việc sử dụng mơ hình dữ liệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">bảng với các phương pháp Pool OLS, Fixed Effects và Random Effects thì kết quả cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN giai đoạn 2009-2018, trong khi đó lao động và xuất nhập khẩu đóng góp tới sự tăng trưởng kinh tế của những nước này.
<i><b>Brecher & Diaz Alejandro (1977) và Carkovic & Levine (2002) cũng đi ngược lại với </b></i>
những đánh giá tích cực về vai trị của dịng vốn FDI đối với nền kinh tế, họ cho rằng FDI có thể làm giảm tăng trưởng do có lợi nhuận quá mức. Khi một quốc gia tiếp nhận quá nhiều nguồn vốn FDI, trong ngắn hạn các doanh nghiệp trong nước chưa thể bắt kịp được xu hướng sản xuất với công nghệ cao, giá thành sản phẩm thấp như các doanh nghiệp FDI, dẫn đến bất lợi đối với các doanh nghiệp nội địa. Điều này dẫn đến mất cân bằng và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư trong nước và do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
<i>Chinweobo Umeora (2013) trong nghiên cứu của mình, sử dụng OLS để kiểm tra mối </i>
quan hệ giữa biến phụ thuộc (FDI) và các biến độc lập – lạm phát và tỷ giá hối đoái; chỉ ra rằng, FDI không làm GDP tăng trưởng, làm tăng lạm phát và tác động tiêu cực tới tỷ giá.
Thơng qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy các học giả có sự bất đồng với nhau trong quan điểm về tác động của FDI lên nền kinh tế của một quốc gia. Sự bất đồng này có thể do thời gian các nghiên cứu khác nhau, sử dụng số liệu không phù hợp, số liệu đã quá cũ so với hiện tại… Vậy nên, các nghiên cứu trên có thể cịn chưa mang tính bao quát, và
<i><b>chưa thể áp dụng cho tất cả các quốc gia. </b></i>
<i><b>2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một quốc gia </b></i>
Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một quốc gia sẽ bao gồm 03 nhóm chính. Trước hết là nhóm nhân tố liên quan đến yếu tố kinh tế thuần túy; nhóm nhân tố liên quan đến thể chế và chính sách của chính phủ quốc gia tiếp nhận đầu tư; và nhóm yếu tố liên quan đến hiệu ứng quần tụ doanh nghiệp (Theo Bài giảng điện tử học phần Đầu tư Quốc tế của Bộ môn Kinh tế quốc tế, trường Đại học Thương Mại).
<i>Thứ nhất, nhóm yếu tố kinh tế thuần tuý có thể được hiểu là các yếu tố địa điểm có </i>
tác động trực tiếp và rõ ràng tới chi phí (cost) và doanh thu (revenue) của DN. Mục tiêu hướng tới việc chọn địa điểm “doanh thu cao nhất, chi phí thấp nhất”. Nhóm này gồm: Quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường, các yếu tố liên quan đến lao động và các yếu tố đầu vào khác như tài nguyên năng lượng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tỷ giá hối đối… Trong số đó, yếu tố quy mô nền kinh tế hay quy mô thị trường thường là yếu tố đầu tiên được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm trước khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu suy nghĩ từ phía MNC đang có ý định đầu tư trực tiếp, có thể đưa ra một số nhận định sau: Quy mô thị trường quốc gia tiếp nhận đầu tư càng lớn thì cơ hội
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn; mức thuế tại quốc gia tiếp nhận đầu tư càng thấp thì cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn; giá lao động tại quốc gia tiếp nhận đầu tư càng thấp thì cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi càng lớn; trình độ và kỹ năng lao động tại quốc gia tiếp nhận đầu tư càng tốt thì cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi càng lớn; cơ sở hạ tầng, giao thơng tại quốc gia tiếp nhận đầu tư càng tốt thì cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi càng lớn; quốc gia có tỷ giá hối đối càng ổn định, càng có nhiều cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
<i>Thứ hai, nhóm nhân tố liên quan đến thể chế và chính sách của chính phủ. Có thể </i>
hiểu, thể chế kinh tế là luật chơi được đặt ra đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế tại mỗi nền kinh tế các nhau. Một quốc gia có thể chế kinh tế cịn nhiều yếu kém, bất cập, tình trạng tham nhũng, quan liêu cịn tồn tại, hay sự bất ổn về hệ thống chính trị, hệ thống luật pháp lỏng lẻo, tất cả các tình trạng này đều mang lại rủi ro lớn hơn, chi phí kinh doanh lớn hơn với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đây chính là những rào cản, khiến cho quốc gia tiếp nhận trở thành một nơi kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại, nếu một quốc gia có thể chế, chính sách rõ ràng, thuận lợi cho các nhà đầu tư, hệ thống chính trị ổn định, luật pháp chặt chẽ sẽ đem lại sự an tâm, giảm bớt rủi ro và từ đó có thể thu hút thêm dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Song song với các chính sách cụ thể liên quan trực tiếp đến đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, các chính sách vĩ mơ, chính sách ngành cũng có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhân tố cụ thể hơn trong chính sách và thể chế của chính phủ thường được các nhà đầu tư quan tâm, xem xét cụ thể.
<i><b>Thứ ba, nhóm nhân tố liên quan đến hiệu ứng quần tụ doanh nghiệp (clustering </b></i>
effects): sự tập trung của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành trong một khu vực cụ thể cũng tác động tới quyết định đầu tư của các MNCs. Các doanh nghiệp nước ngoài thường bị thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tương tự với các dòng vốn FDI đã có mặt tại quốc gia tiếp nhận đầu tư, nguyên nhân đến từ việc họ có thể hưởng lợi từ quy mơ kinh tế bên ngồi. Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng thường đầu tư vào các lĩnh vực mà quốc gia tiếp nhận đầu tư đã có những thành cơng nhất định. Hiệu ứng này đề cập đến
<i><b>những lợi ích từ việc tập trung sản xuất và đặt trụ sở tại các khu vực cụ thể. </b></i>
<b>2.2. Tổng quan về các FTA thế hệ mới </b>
<i><b>Theo Sổ tay FTA của Bộ Công thương Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do (Free </b></i>
Trade Agreement – FTA) được định nghĩa là một hình thức liên kết quốc tế, trong đó các quốc gia thành viên cùng thỏa thuận cam kết giảm dần hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với phần lớn hàng hóa và dịch vụ khi buôn bán với nhau để tiến tới thành lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của các nước EU trên toàn cầu, vào năm 2007, EU bắt đầu khởi động các vòng đàm phán các hiệp định thương mại
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">tự do “thế hệ mới” với các nước là đối tác thương mại của mình như Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
<i>Kể từ đó, thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối để phân biệt </i>
các FTA được ký kết trong phạm vi toàn diện hơn so với những khn khổ tự do hố thương mại đã được thiết lập trong các hiệp định của WTO hay FTA truyền thống.
<i><b>Những đặc điểm nổi bật của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống: </b></i>
<i>Về phạm vi cam kết, FTA thế hệ mới bao gồm những lĩnh vực rộng hơn như thuận </i>
lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm cơng, chính sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, lao động, mơi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề dân chủ, nhân quyền hay chống khủng bố... nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng.
<i>Về mức độ tự do hóa thương mại, các thỏa thuận trong FTA thế hệ mới thường </i>
xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan. Nghĩa là khi tham gia FTA thế hệ mới, nền kinh tế của các bên liên quan có độ mở cao, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ... cơ bản được tự do luân chuyển trong phạm vi không gian các quốc gia thành viên FTA.
<i>Về cơ chế giám sát và giải quyết tranh chấp, các FTA thế hệ mới có yêu cầu cao </i>
hơn, chặt chẽ hơn trong quá trình thực thi. Các thỏa thuận cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống. Ngồi ra, các FTA thế hệ mới nêu rất rõ quy chế giải quyết tranh chấp phát sinh bằng việc Nhà nước kiện Nhà nước hoặc nhà đầu tư kiện Nhà nước.
<i>Bảng 2.2-1: Tổng hợp các FTA thế hệ mới Việt nam đã ký kết </i>
<i>(Dữ liệu được tổng hợp theo Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI) </i>
<b>Thời gian </b>
Tháng 1/2019
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)
Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt
Nam và Vương quốc Anh
Tháng 8/2020
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
châu Âu (EVFTA)
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
Tháng 5/2021
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh
(UKVFTA)
Việt Nam, Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-Len
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Tháng 1/2022
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New
Zealand
<i><b>2.2.1. Khái quát nội dung các FTA thế hệ mới Việt Nam đã ký kết tính đến T12/2022 </b></i>
<i>2.2.1.1 Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương - CPTPP </i>
<i>Bảng 2.2-2: Thơng tin cơ bản về CPTPP </i>
<b>Tên đầy đủ Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương Tiếng Anh </b> Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership
<b>Viết tắt </b> CPTPP
<b>Năm ký kết Tháng 03/2018 (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019) Thành viên 12 quốc gia thành viên </b>
<i><b>Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương (CPTPP) được </b></i>
chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên bao gồm Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019.
Sau khi nộp đơn xin gia nhập vào tháng 2/2021, Vương quốc Anh chính thức ký thỏa thuận gia nhập CPTPP vào ngày 16/07/2023, nâng tổng số thành viên của Hiệp định lên 12 thành viên.
<b>Nội dung CPTPP </b>
Hiệp định CPTPP bao gồm 30 chương, bao trùm các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…), đến các vấn đề thương mại chưa hoặc ít được đề cập trong các FTA như mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước,… và cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường,...).
Trong CPTPP, các cam kết về thuế quan được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế và mỗi nước CPTPP sẽ có một Biểu cam kết thuế quan riêng áp dụng cho từng đối tác hoặc cho tất cả các đối tác CPTPP.
Nội dung tóm tắt các cam kết chính trong Hiệp định CPTPP được nêu chi tiết trong phụ lục 1.
<i>2.2.1.2 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU - EVFTA </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i>Bảng 2.2-3: Thông tin cơ bản về EVFTA </i>
<b>Tên đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU Tiếng Anh </b> European-Vietnam Free Trade Agreement
<b>Viết tắt </b> EVFTA
<b>Năm ký kết Ngày 30/06/2019 (có hiệu lực vào ngày 01/08/2020) Thành viên 29 quốc gia thành viên </b>
<i><b>Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU là một Hiệp định thương mại tự do </b></i>
toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Hiệp định sẽ bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác mà hai bên quan tâm. Trong quá trình đàm phán và thực hiện Hiệp định, hai bên cũng sẽ cân nhắc tới sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và EU.
<b>Nội dung EVFTA </b>
Hiệp định gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung điều chỉnh nhiều vấn đề truyền thống như cắt giảm thuế quan, mở cửa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư… và phi truyền thống như phát triển bền vững, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước…
Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Nội dung tóm tắt các cam kết chính trong Hiệp định EVFTA được nêu chi tiết trong phụ lục 2.
<i>2.2.1.3 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh - UKVFTA </i>
<i>Bảng 2.2-4: Thông tin cơ bản về UKVFTA </i>
<b>Tên đầy đủ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh Tiếng Anh </b> The Vietnam - UK Free Trade Agreement
<b>Viết tắt </b> UKVFTA
<b>Năm ký kết Ngày 29/12/2020 (có hiệu lực vào ngày 01/05/2021) Thành viên 3 quốc gia thành viên </b>
<i><b>Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) được Việt </b></i>
Nam và Vương Quốc Anh tiến hành thảo luận vào tháng 8/2018.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Giai đoạn 2018-2020, Hai bên đã tiến hành 6 phiên làm việc chính thức và 5 phiên làm việc kỹ thuật. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đàm phán dựa trên nền tảng các cam kết đã đồng thuận trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), có bổ sung thêm một số điều chỉnh phù hợp với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh. Ngày 01/05/2021, UKVFTA chính thức có hiệu lực.
<b>Nội dung UKVFTA </b>
Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và UK.
Trên cơ sở kế thừa Hiệp định EVFTA, UKVFTA đưa ra cam kết về: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế.
Nội dung tóm tắt các cam kết chính trong Hiệp định UKVFTA được nêu chi tiết trong phụ lục 3.
<i>2.2.1.4 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP </i>
<i>Bảng 2.2-5: Thông tin cơ bản về RCEP </i>
<b>Tên đầy đủ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Tiếng Anh </b> Regional Comprehensive Economic Partnership
<b>Viết tắt </b> RCEP
<b>Năm ký kết Ngày 15/11/2020 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2022) Thành viên 15 quốc gia thành viên </b>
<i><b>Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định nhằm mở </b></i>
<i><b>rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN và Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tổng các nước tham gia RCEP chiếm khoảng 30% GDP toàn </b></i>
cầu và 30% dân số thế giới. Mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế tồn cầu. Theo đó, Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thị trường và việc làm cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Hiệp định RCEP sẽ song hành và hỗ trợ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bao hàm và dựa trên các quy tắc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><b>Nội dung RCEP </b>
Hiệp định RCEP toàn diện cả về phạm vi và chiều sâu của các cam kết. Về phạm vi, Hiệp định RCEP có 20 Chương và bao gồm nhiều lĩnh vực, các điều khoản cụ thể liên quan đến thương mại hàng hóa, bao gồm cả quy tắc xuất xứ; thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại; các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá mức độ phù hợp; và phòng vệ thương mại. Hiệp định cũng đề cập đến thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản cụ thể về dịch vụ tài chính; dịch vụ viễn thông; các dịch vụ chuyên nghiệp, và sự di chuyển tạm thời của các thể nhân. Ngoài ra, Hiệp định cịn có các chương về đầu tư; sở hữu trí tuệ; thương mại điện tử; cạnh tranh; doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); hợp tác kinh tế và kỹ thuật; mua sắm công; và các lĩnh vực thể chế pháp lý, bao gồm giải quyết tranh chấp.
Nội dung tóm tắt các cam kết chính trong Hiệp định RCEP được nêu chi tiết trong phụ lục 4.
<i><b>2.2.2. Tác động của FTA thế hệ mới đến nền kinh tế </b></i>
Một số học thuyết kinh tế đã chỉ ra lợi ích của thương mại tự do tới nền kinh tế của các quốc gia, trong đó:
<i>Adam Smith (thế kỷ XIX) đưa ra quan điểm kinh tế cơ bản về lợi thế tuyệt đối, nhà </i>
<i>kinh tế học khẳng định “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy </i>
<i>định chặt chẽ mà bởi tự do kinh doanh”. Theo Adam Smith, hai quốc gia tham gia mậu </i>
dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi. Thơng qua việc tận dụng lợi thế tuyệt đối, mỗi quốc gia sẽ chun mơn hóa sản xuất sản phẩm mình có lợi thế tuyệt đối và tự nguyện trao đổi cho nhau. Bằng cách đó, tài nguyên của mỗi nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và sản phẩm sản xuất của hai nước sẽ tăng lên. Phần tăng lên này là lợi ích thu được từ chun mơn hóa.
<i>David Ricardo (1817) trong cuốn sách “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế” (Principles of Political Economy and Taxation) đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh, đây </i>
là cơ sở để các quốc gia giao thương với nhau. Trong mơi trường tự do hóa thương mại, các quốc gia sẽ chun mơn hóa sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh mà do đó, dẫn đến tăng thu nhập và phúc lợi cho quốc gia.
Việc thành lập khu vực thương mại tự do hay ký hết hiệp định thương mại tự do cùng với việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các quốc gia thành viên nhờ tăng chun mơn hóa sản xuất, phân cơng lao động và khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thành viên. Theo Peter Robson (1980), cũng giống như liên minh hải quan, việc hình thành khu vực thương mại tự do cũng có thể dẫn đến xu hướng tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><i>Blomström và Kokko (1997) lập luận rằng bằng cách tham gia Hiệp định thương mại </i>
khu vực (RTA – Regional Trade Agreement), thương mại và đầu tư sẽ được thúc đẩy trong thời gian ngắn khi quy mô thị trường mở rộng, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và các tác động bên ngoài tích cực khác sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước tham gia về lâu dài.
<i>Chia S.Y (2010) kết luận rằng hiệp định thương mại tự do đa phương với việc loại bỏ </i>
các rào cản thương mại và đầu tư cũng như các dòng vốn và lao động tự do hơn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng trong khu vực, đồng thời khuyến khích các quốc gia riêng lẻ thực hiện cải cách và tái cơ cấu kinh tế để đáp ứng tốt hơn những thách thức của tồn cầu hóa.
Như vậy, có thể thấy việc hình thành khu vực thương mại tự do có những tác động
<i>đáng kể tới nền kinh tế của một quốc gia. Ngô Thị Tuyết Mai và Nguyễn Như Bình (2020) trong cuốn “Giáo trình Hội nhập kinh tế quốc tế” đã chỉ rõ một số tác động nổi bật của </i>
việc hình thành khu vực thương mại tự do gồm có:
<i><b>● Tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại </b></i>
Khi hình thành một khu vực thương mại tự do có thể dẫn đến hai xu hướng là tạo lập thương mại (trade creation) và chuyển hướng thương mại (trade diversion).
Tạo lập thương mại là trường hợp khi một phần sản xuất trong nước của một quốc gia thành viên được thay thế bởi nhập khẩu với chi phí thấp hơn từ một quốc gia thành viên khác. Tạo lập thương mại được coi là có tác động tích cực làm gia tăng phúc lợi của các quốc gia thành viên, do đó, tăng thu nhập trên phạm vi thế giới.
Chuyển hướng thương mại là trường hợp khi nhập khẩu hàng hóa với chi phí thấp hơn từ một quốc gia khơng phải là thành viên được thay thế bởi nhập khẩu với chi phí cao hơn từ một quốc gia thành viên khác trong khu vực thương mại tự do. Chuyển hướng thương mại chỉ đem lại lợi ích cục bộ cho các quốc gia thành viên FTA, nhưng gây thiệt hại cho việc phân bổ nguồn lực và phúc lợi trên quy mô thế giới.
<i><b>● Khả năng thương lượng tốt hơn với phần còn lại của thế giới </b></i>
Các quốc gia thành viên FTA với tư cách là một khu vực thương mại có thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ sẽ có khả năng thương lượng tốt với phần cịn lại của thế giới hơn là thực lực của chính bản thân từng quốc gia thành viên riêng lẻ.
<i>Theo Chia S.Y (2010), kinh nghiệm của ASEAN cho thấy lợi ích của hợp tác và hội </i>
nhập kinh tế trong việc giảm bớt căng thẳng và xung đột địa chính trị, một cơ chế hợp tác
<i><b>khu vực sẽ làm tăng tiếng nói trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế. ● Tăng cạnh tranh </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Trước khi thành lập khu vực thương mại tự do, những trở ngại thương mại đã khuyến khích độc quyền trong nước. Các nhà sản xuất (đặc biệt là các nhà sản xuất trên thị trường độc quyền) thường liên kết với nhau và có những thỏa thuận chia sẻ thị trường, đã cản trở cạnh tranh trên phạm vi quốc gia. Các nhà sản xuất này tăng trưởng chậm và khơng có động lực phát triển. Nhưng sau khi thành lập FTA, việc mở rộng thị trường rộng lớn hơn đã tạo ra môi trường cạnh tranh và giảm bớt độc quyền trong nước. Để có thể tồn tại trong một thị trường rộng lớn, các nhà sản xuất của mỗi quốc gia thành viên phải sản xuất có hiệu quả hơn (giảm tiền công, giảm giá cả, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động), sáp nhập hoặc phải rời bỏ thị trường. Sức ép cạnh tranh khuyến khích các nhà sản xuất tăng vốn đầu tư, áp dụng công nghệ mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
<i><b>● Tính kinh tế theo quy mơ </b></i>
Việc hình thành một thị trường chung thống nhất, rộng lớn thúc đẩy q trình chun mơn hóa sản xuất sâu hơn, dẫn đến giảm chi phí sản xuất nhờ sử dụng có hiệu quả máy móc, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực.
<i><b>● Thu hút đầu tư </b></i>
Khuyến khích đầu tư để tận dụng lợi thế của mở rộng thị trường và đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh. Việc tạo lập FTA khuyến khích các nhà đầu tư bên ngồi khu vực thành lập các nhà máy bên trong khu vực để tránh sự phân biệt đối xử bởi các hàng rào thương mại áp dụng cho các sản phẩm không do thành viên FTA sản xuất.
Bên cạnh đó, việc hình thành thị trường rộng lớn hơn sẽ khuyến khích trao đổi kiến thức, cơng nghệ giữa các quốc gia, do vậy, dòng vốn đầu tư và lao động được di chuyển tự do là kết quả của việc sử dụng các nguồn lực kinh tế tốt hơn trong khối liên kết.
<i><b>2.2.3. Tác động của các FTA thế hệ mới đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài </b></i>
<i>Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới (2010) và Cơ sở Dữ liệu Thương mại Thế giới của </i>
<i>Liên Hợp Quốc, nguồn vốn FDI ra nước ngoài trên toàn thế giới tăng nhanh hơn gần 5 </i>
lần so với xuất khẩu, vượt xa cả tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa từ năm 1990 đến năm 2009. Sự gia tăng đáng kể này trong Dòng vốn FDI đi kèm với sự gia tăng về số lượng và cường độ của các hiệp định thương mại khu vực (RTA) kể từ những năm 1990, trong đó có nhiều hiệp định bao gồm các điều khoản dành cho đầu tư.
<i>Chia S.Y (2010) đã chỉ ra rằng thông qua hiệp định thương mại tự do, hình thành một </i>
thị trường lớn hơn với các rào cản đầu tư giảm bớt sẽ thúc đẩy nguồn vốn FDI lớn hơn vào tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và dịch vụ cũng như phát triển cơ sở hạ tầng để cải thiện kết nối không gian khu vực.
Các hiệp định thương mại tự do ngày càng được sử dụng làm công cụ thúc đẩy ngoại giao chính trị và giúp các quốc gia ký kết hài hịa hóa khn khổ pháp lý và thể chế, theo
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34"><i>Coe và cộng sự (2007), FTA giúp tạo ra một mơi trường chính trị và thể chế an tồn hơn </i>
cho các công ty đa quốc gia (MNC) đầu tư, từ đó làm tăng dịng vốn FDI.
Thơng qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới với những cam kết sâu rộng, chặt chẽ hơn đã mang đến những ảnh hưởng đáng kể trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia thành viên.
<i><b>Thứ nhất, xét trên góc độ quốc gia ngồi hiệp định, thông qua các FTA thế hệ mới </b></i>
mà nước nhận đầu tư đã ký kết, nhà đầu tư cùng nguồn vốn đầu tư vào các nước chủ nhà nhằm tận dụng ưu đãi thuế trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tới các quốc gia thành viên FTA, hàng hóa lưu chuyển tự do, thơng thống hơn. Bên cạnh đó, với những u cầu ràng buộc chặt chẽ hơn về quy tắc xuất xứ của các FTA thế hệ mới, điều này cũng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc lựa chọn đầu tư trực tiếp để đáp ứng yêu cầu xuất xứ này.
<i><b>Thứ hai, xét trên góc độ quốc gia cùng là thành viên hiệp định, thông qua FTA thế </b></i>
hệ mới mà hai bên cùng tham gia ký kết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia thành viên FTA không chỉ tận dụng các ưu đãi thuế quan mà còn hưởng lợi từ các cam kết thuận lợi hóa đầu tư cùng một số cam kết khác trong FTA thế hệ mới như cạnh tranh, môi trường, giải quyết tranh chấp,…
<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 </b>
Như vậy, từ những khái niệm, đặc điểm, giới thiệu sơ bộ nêu trên, nhóm tác giả đã xây dựng được cơ sở lý thuyết để có thể làm nền tảng lý thuyết giúp cho việc nghiên cứu
<i>trở nên thuyết phục hơn. Các nghiên cứu của TS. Đào Thị Bích Thủy (2012), K. M. </i>
<i>Anwarul Islam (2014),… đã chứng minh được những tác động tích cực của FDI đến với </i>
<i>nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, Nguyễn Phúc Hiền và Lê Thùy Linh (2021) hay </i>
<i>Chinweobo Umeora (2013),… với những nghiệm lại cho kết quả rằng FDI có những tác </i>
động tiêu cực đến nền kinh tế.
Với các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một quốc gia, có 3 nhóm yếu ảnh hưởng đó là nhóm nhân tố liên quan đến yếu tố kinh tế thuần túy; nhóm nhân tố liên quan đến thể chế và chính sách của chính phủ quốc gia tiếp nhận đầu tư; và nhóm yếu tố liên quan đến hiệu ứng quần tụ doanh nghiệp.
Chương 2 cũng đã tổng quan và khái quát được nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, bao gồm CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP, từ đó đánh giá được những tác động của FTA thế hệ mới đến nền kinh tế như các nghiên cứu
<i>của Adam Smith (thế kỷ XIX), David Ricardo (1817),…và đến dòng vốn đầu tư trực tiếp </i>
nước ngoài như các nghiên cứu của Chia S.Y (2010) hay Coe và cộng sự (2007),…
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">Ở chương 3 này, với mục đích là trình bày và giải thích phương pháp nghiên cứu nhóm sẽ sử dụng để thực hiện bài nghiên cứu với đề tài. Nội dung chính của chương này bao gồm dữ liệu về khung nghiên cứu, cơ sở lý luận về lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài; và chi tiết về phương pháp nghiên cứu của nhóm, bao gồm: phương thức tiếp cận và thu thập dữ liệu; các công cụ, kỹ thuật, và phần mềm phân tích dữ liệu; các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu; và từ đó tìm ra được các ưu nhược điểm trong phương pháp nghiên cứu mà nhóm đã thực hiện.
<b>3.1. Khung nghiên cứu </b>
Từ việc tổng quan tài liệu, dựa vào mơ hình kết hợp với phân tích lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam như đã đề cập ở phần trên cũng như điều kiện thực tế hiện nay, bài nghiên cứu đi đến xây dựng khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam như sau:
<i>Hình 3.1-1: Khung nghiên cứu </i>
Sơ đồ trên là mô tả về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam mà nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu. Cụ thể, Việt Nam là nước nhận đầu tư, 8 nước đối tác lớn à nước đi đầu tư. Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam sẽ bao gồm các nhân tố chính như: GDP nước đối tác, GDP Việt Nam, Độ mở thương mại, quy mô lao động, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng, tỷ giá giữa đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng, khủng hoảng kinh tế - chính trị trên thế giới và các FTA thế hệ mới tính đến
<b>năm 2022. </b>
<b>3.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam </b>
<i><b>● Quy mơ nền kinh tế của nước đối tác </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Quy mô thị trường của nước đi đầu tư đại diện cho nhu cầu sản phẩm và khả năng
<i>sản xuất. Egger và Pfaffermayr (2004) cho rằng quy mô thị trường có thể được coi là </i>
nhân tố của sự dồi dào về vốn. Những quốc gia có nguồn vốn dồi dào thường có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các quốc gia có quy mơ thị trường lớn hơn cũng có năng lực lớn hơn để tiến hành sản xuất ở nước ngoài, với lượng
<i>dự trữ vốn và tài sản vơ hình lớn hơn như kinh nghiệm tiếp thị và công nghệ, theo Kimino </i>
<i>(2007). </i>
<i><b>● Quy mô nền kinh tế Việt Nam </b></i>
Quy mô thị trường – Tổng sản phẩm quốc nội được cho là có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào quốc gia. Kết luận này được ủng hộ và được chứng minh kiểm tra
<i>chuỗi dữ liệu bởi nhiều nghiên cứu như Hemmer và cộng sự (2002), họ chứng minh qua </i>
phân tích dữ liệu bảng tại 61 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000 và cho ra kết quả rằng, quy mô thị trường với yếu tố đại diện GDP là quan trọng nhất quyết định sự phân bổ nguồn vốn FDI đã đăng ký và thực hiện, tác động tích cực và mạnh mẽ tới
<i>FDI các tỉnh tại Việt Nam. Jadhav (2012) cho rằng quy mô thị trường được đo bằng GDP </i>
là yếu tố quyết định đáng kể của FDI, hàm ý rằng hầu hết đầu tư vào BRICS được thúc
<i>đẩy bởi mục đích tìm kiếm thị trường. Mai Thu Hiền và Nguyễn Ngọc Bình (2016) sử </i>
dụng mơ hình hồi quy OLS với 192 biến quan sát từ 16 quốc gia là đối tác FDI chính của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2014 cho ra kết quả, quy mô thị trường GDP và GDP trên đầu người đều có ảnh hưởng tích cực đến dịng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Tương tự
<i>với Phạm Van Rạng (2020) cũng cho ra kết quả tượng tự, GDP có tác động mạnh mẽ đến </i>
FDI vào thị trường ASEAN khi sử dụng nhân tố Bayes, mơ hình kiểm định Bayes và mơ hình OLS để kiểm định kết quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu của Bevan (2000) Moosa và cộng sự (2006), Erdal Demirhan (2008), , Ang (2008), …cũng ủng hộ cho yếu tố GDP có ảnh hưởng tích cực
<b>đến thu hút FDI tại nước sở tại. </b>
<i><b>● Độ mở thương mại </b></i>
Độ mở nền kinh tế là tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với GDP của một quốc gia, thể hiện mức độ phụ thuộc và hội nhập của nền kinh tế của quốc gia với thế giới. Ngoài ra độ mở nền kinh tế cũng phản ánh khả năng cạnh tranh và thu hút đầu tư của một quốc gia.
Độ mở nền kinh tế tăng lên, đồng nghĩa nền kinh tế quốc gia hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thiết lập mối quan hệ thương mại với nhiều đối tác trên thế giới, hoạt động thương mại quốc tế thuận lợi hơn, điều này là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu
<i>tư nước ngoài. Các nghiên cứu của Hoàng Thanh Hiền và Huỳnh Thị Diệu Linh (2019), </i>
<i>Nguyễn Thị Kim Nguyên (2023) đã chỉ rõ tác động cùng chiều của độ mở nền kinh tế với </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><i>nguồn vốn FDI vào. Trần Thị Ngọc Mai và cộng sự (2020) còn chỉ ra rằng dòng vốn FDI </i>
chịu ảnh hưởng từ độ mở thương mại, cụ thể khi độ mở thương mại tăng 1 lần thì dịng vốn FDI tăng 0,096 lần. Ngoài ra, các nghiên cứu nước ngoài có kết quả tương đồng với nghiên cứu trên như Asiedu (2002), Yasmin và cộng sự (2003), Leitao & Faustino (2007), Jabri & Brahim (2015), Amal và cộng sự (2010).
<i><b>● Quy mô lao động </b></i>
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định và thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Bộ Luật lao động (2012) quy định, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Một địa phương sở hữu nguồn lao động chất lượng cao và dồi dào sẽ thu hút được nhiều vốn FDI hơn do nguồn lao động chất lượng cao sẽ giúp các công ty nước ngồi tăng năng suất cơng việc, đạt hiệu quả cao hơn mặc dù việc sử dụng nguồn lao động chất lượng cao cũng sẽ khiến các cơng ty phải chi trả nhiều chi phí hơn. Và Việt Nam với ưu thế là quốc gia có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, do đó đây được xem là một yếu tố tác động tích cực đến việc thu hút dịng vốn FDI chảy vào Việt Nam.
<i>Đã có nhiều nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa lao động và thu hút FDI. Hans- </i>
<i>Rimbert Hemmer và Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), nghiên cứu đóng góp của đầu tư </i>
trực tiếp nước ngồi để giảm nghèo. Với biến lao động được đo bằng phần trăm cơng nhân có bằng cấp trên tổng số lao động tác động dương đến FDI. Klaus E. Meyer và Nguyễn Hùng Võ (2005) nghiên cứu các yếu tố tác động FDI vào năm 2000 tại 61 tỉnh thành Việt Nam. Trong đó biến chất lượng lao động là số giảng viên đại học trên 1000 dân, cho kết quả tác động dương FDI thực hiện.
<i>Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng (2007), chứng minh </i>
rằng sự sẵn sàng của lao động được đo bằng dân số, tác động dương với giá trị và số lượng đề án FDI tích lũy, số lượng đề án FDI mới.
Hay kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI bằng cả phương pháp kinh tế lượng không gian và truyền thống tại Việt Nam xác nhận chất lượng lao động cao tác động dương lên việc thu hút FDI, như: Esiyok và Ugur (2015), Hoang và Goujon (2014), Meyer và Nguyen (2005).
<i><b>● Tỷ giá đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng </b></i>
Trong nhiều thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của tỷ giá đến vốn FDI. Nhìn chung, các nghiên cứu hiện có đã cho thấy tỷ giá tác động có ý nghĩa thống kê đến vốn FDI vào một quốc gia Froot và Stein (1991), Campa (1993), Klein và Rosengren (1994), Blonigen (1997)…..
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><i>Alba, Wang và Park (2010) đo lường tác động của tỷ giá đối với FDI vào Hoa Kỳ </i>
giai đoạn 1982-1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện có triển vọng tốt về ngành nghề đầu tư FDI, tỷ giá tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ trung bình của vốn FDI vào Hoa Kỳ. Cụ thể là, khi USD mạnh hơn có thể có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngồi và do đó khuyến khích họ tăng đầu tư FDI vào Hoa Kỳ.
<i>Gần đây hơn, Djulius (2017) nghiên cứu về các nhân tố ngắn hạn và dài hạn tác </i>
động đến vốn FDI vào Indonesia giai đoạn 1981- 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, tỷ giá có mối quan hệ khơng đáng kể với FDI, nhưng xét dài hạn thì tỷ giá tác động có ý nghĩa thống kê đến FDI, cụ thể là khi đồng nội tệ trở nên có giá trị cao hơn ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài định hướng thị trường sẽ gia tăng đầu tư FDI. Thực tế là, với sự tăng giá của đồng tiền nước nhận đầu tư, các công ty sau khi bán sản phẩm tại chỗ thu tiền và chuyển lợi nhuận ra nước ngồi sẽ có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Điều này đã thúc đẩy các công ty đẩy mạnh đầu tư FDI.
<i><b>● Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam </b></i>
Theo một số nghiên cứu đã chọn lọc, nhóm tác giả cho rằng lạm phát có tác động ngược chiều tới việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
<i>Ngô Thị Tuyết Mai và cộng sự (2023) với đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác </i>
Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, sử dụng mơ hình trọng lực (Gravity Model), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm các biến có tác động mạnh nhất đến thu hút vốn FDI bao gồm: chỉ số lạm phát, số hiệp định thương mại tự do tham gia và thuế quan. Trong đó chỉ số lạm phát và thuế quan là hai yếu tố tác động ngược chiều với nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
<i>Hay theo Komla Agudze và Oyakhilome Ibhagui (2021), họ đã nghiên cứu tác </i>
động của lạm phát đến FDI ở 74 quốc gia tập trung vào các nền kinh tế cơng nghiệp hóa và đang phát triển. Tác giả thấy rằng ngưỡng lạm phát ở các nước đang phát triển cao hơn khoảng năm lần so với các nền kinh tế cơng nghiệp hóa. Và kết quả cho thấy lạm phát có xu hướng làm giảm FDI ở các nền kinh tế cơng nghiệp hóa sau khi vượt ngưỡng; trong khi ở các nền kinh tế đang phát triển, tác động của nó tới FDI là tiêu cực ngay cả trước khi vượt ngưỡng.
<i>Một trong những nghiên cứu khác đó là nghiên cứu Muhamad Mukhlis và </i>
<i>Sebastiana Viphindrartin (2021) cũng cho ra kết quả tương tự, đó là lạm phát có tác động </i>
tiêu cực và không đáng kể tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN 3 (Indonesia, Philippines, và Thái Lan).
Bên cạnh những nghiên cứu trên, nhiều tác giả như Recep Kok, Bernur Acikgoz Ersoy (2009); Dr. Abdulrahman Bala Sani và Ajayi Oluwafemi Ezekie (2022); và John
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">FoEh, Ni Kadek Suryani, Shakti Silpama (2020)… cũng đồng tình rằng dịng vốn FDI chịu ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát.
<b>● Các FTA thế hệ mới giai đoạn 2003-2022 </b>
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một hình thức liên kết quốc tế, trong đó các quốc gia thành viên cùng thỏa thuận cam kết giảm dần hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với phần lớn hàng hóa và dịch vụ khi bn bán với nhau để tiến tới thành lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Trong đó, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với phạm vi cam kết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mức độ tự do hóa thương mại sâu rộng thể hiện ở các cam kết cắt giảm thuế quan gần như về 0% với nhiều mặt hàng. Ngoài ra cơ chế giám sát và giải quyết tranh chấp trong các FTA thế hệ mới rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Việc một nền kinh tế tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của quốc gia cơ bản được lưu chuyển tự do trong khuôn khổ các quốc gia thành viên của Hiệp định. Những ưu đãi về thuế quan, yêu cầu chặt chẽ về quy tắc xuất xứ hay những điều khoản tạo thuận lợi đầu tư trong các FTA thế hệ mới chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn vốn FDI vào một quốc gia. Theo
<i>nghiên cứu của các tác giả Hà Lâm Oanh & cộng sự (2021), My Duong và cộng sự (2020), </i>
<i>Strutt (2021) và Ngô Thị Tuyết Mai & cộng sự (2023) chỉ ra rằng các hiệp định thương </i>
mại tự do mà Việt Nam tham gia (trong đó có các FTA thế hệ mới) có tác động tích cực, đã trở thành động lực hiệu quả cho dịng vốn FDI vào Việt Nam.
<i>Bên cạnh đó, theo Thangavelu, S.M & C. Findlay (2011), khi 2 quốc gia cùng tham </i>
gia vào các hiệp định thương mại tự do đa phương và đồng thời có chung hiệp định thương mại song phương sẽ làm tăng lên dòng vốn FDI giữa hai quốc gia.
<b>● Các khủng hoảng kinh tế - chính trị </b>
<i>Theo nghiên cứu của Meltem Ucal, Kivilcim Metin Özcan, Mehmet Huseyin Bilgin </i>
<i>và Julius Mungo (2010), phân tích về dịng vốn FDI trước và sau khi xảy ra khủng hoảng </i>
tài chính ở các nước đang phát triển, thì kết quả chỉ ra rằng dịng vốn FDI giảm trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính. Có nghĩa là theo nhóm tác giả trên, các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ có tác động ngược chiều đối với dòng vốn FDI. Một nghiên cứu nữa cũng cho rằng khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tiêu cực tới dịng vốn FDI đó là
<i>nghiên cứu của Olga Stoddard, Ilan Noy (2015), tác giả nói rằng “Chúng tơi thấy rằng </i>
khủng hoảng tài chính có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến FDI vào trong mẫu của chúng tôi. Khủng hoảng cũng được chứng minh là làm giảm giá trị của FDI theo chiều ngang và chiều dọc. Chúng tơi khơng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về FDI bán tháo; ngược lại, khủng hoảng tài chính được chứng minh là có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI và
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><i>hoạt động M&A”. Trong nghiên cứu của mình, Abdul Adamu (2009) chỉ ra rằng “khủng </i>
hoảng tài chính… sẽ làm dịng vốn FDI giảm…”
Đối với khủng hoảng dịch bệnh, cụ thể là Covid-19, theo kết quả của nghiên cứu
<i>được thực hiện bởi Nguyễn Văn Bổn và cộng sự (2022), dịch Covid-19 làm giảm dòng </i>
FDI đến Việt Nam trong khoảng thời gian 01/2020 - 10/2021. Các nghiên cứu của nước
<i>ngoài cũng cho ra kết quả tương tự. Cụ thể, Kazunobu Hayakawa, Hyun-Hoon Lee, </i>
<i>Cyn-Young Park (2022) nói rằng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở nước sở tại đã ảnh </i>
hưởng tiêu cực đến FDI vào lĩnh vực sản xuất bất kể phương thức gia nhập, nhưng ảnh hưởng của tình hình Covid-19 ở nước mẹ đối với FDI là không đáng kể. Mặt khác, trong lĩnh vực dịch vụ, mức độ nghiêm trọng của Covid-19 ở cả nước mẹ và nước sở tại có tác
<i>động tiêu cực đáng kể đến FDI lĩnh vực xanh. Hay Ahmet Aysan, Farrukh Kayani, Umar </i>
<i>Nawaz Kayani (2020) cũng đồng ý với quan điểm Covid-19 đã tác động tiêu cực đến </i>
dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tồn cầu.
<b>3.3. Giả thuyết nghiên cứu </b>
Với các cơ sở lý thuyết được xây dựng ở các phần trước, nghiên cứu đề xuất một số giả thuyết nghiên cứu như sau:
<i><b>Giả thuyết H01: GDP của các đối tác đầu tư hàng đầu vào Việt Nam tác động tích cực </b></i>
đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.
<i><b>Giả thuyết H02: GDP của Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam </b></i>
<i><b>trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </b></i>
<i><b>Giả thuyết H03: Độ mở thương mại Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào </b></i>
<i><b>Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </b></i>
<i><b>Giả thuyết H04: Quy mơ lao động Việt Nam tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vào </b></i>
<i><b>Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </b></i>
<i><b>Giả thuyết H05: Tỷ giá giữa đồng tiền nước đi đầu tư so với Việt Nam đồng tác động </b></i>
<i>tích cực đến nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới. </i>
<i><b>Giả thuyết H06: Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam tác động tiêu cực đến nguồn </b></i>
vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.
<i><b>Giả thuyết H07: Những cuộc khủng hoảng trên thế giới tác động tiêu cực đến nguồn vốn </b></i>
FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.
<i><b>Giả thuyết H08: Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tác động tích cực đến nguồn </b></i>
vốn FDI vào Việt Nam.
</div>