Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 47 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI</b>
---
<b>TÊN ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN HÀNH QUY TRÌNHLOGISTICS NGƯỢC TẠI SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ</b>
<b>Hà Nội, 02/2023</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...4</b>
1.1 Tính cấp thiết của đề tài... 4
1.2. Tổng quan nghiên cứu...5
1.2.1. Nghiên cứu trong nước...5
1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài... 6
1.3. Câu hỏi nghiên cứu... 9
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu... 9
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu...9
1.4.2. Đối tượng nghiên cứu...9
1.4.3. Khách thể nghiên cứu...9
1.5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu... 10
1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu...10
1.5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu... 10
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu... 11
1.7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận... 11
1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn... 11
<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN... 12</b>
2.1 Tổng quan về thương mại điện tử và các sàn thương mại điện tử... 12
2.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử... 12
2.1.2 Tổng quan về các sàn thương mại điện tử...14
2.2. Tổng quan về logistics trong thương mại điện tử... 16
2.2.1 Khái niệm e-logistics...16
2.2.2 Đặc điểm của e-logistics... 16
2.2.3 Vai trò và vị trí của e-logistics... 17
2.2.4 Các mơ hình e-logistics... 18
2.3 Tổng quan về logistics ngược trong sàn thương mại điện tử... 20
2.3.1 Tổng quan về logistics ngược... 20
2.3.2 Logistics ngược trong thương mại điện tử... 25
2.3.3 Logistics ngược trong sàn thương mại điện tử...26
<b>CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN HÀNH QUY TRÌNH LOGISTICS NGƯỢC CỦA SÀN THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ...28</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">3.1. Sàn thương mại điện tử Shopee... 28
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Shopee... 28
3.1.2 Hệ thống logistics của Shopee... 29
3.1.3 Quy trình logistics ngược của Shopee...31
3.2. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn Thương mại điện tử Shopee...33
<b>CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...40</b>
4.1 Mơ hình nghiên cứu... 40
4.1.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, cơng nghệ thông tin). 40 ‘... 44
<b>KẾT LUẬN... 45</b>
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 46
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng toàn cầu đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể của logistics ngược như một khía cạnh quan trọng trong các hoạt động vận hành logistics. Nhu cầu ngày càng tăng về một chuỗi cung ứng đáp ứng mạnh mẽ và hiệu quả, kết hợp với sự tập trung gia tăng vào phát triển bền vững, đã nâng cao tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả luồng hàng hóa ngược. Logistics ngược bao gồm các hoạt động như bán lại, tái chế, tái sản xuất và đổi mới, với mục tiêu tối đa hóa, khơi phục giá trị và đảm bảo đầy đủ các trách nhiệm cho đến chu kỳ cuối cùng của sản phẩm cuối.
Sự bùng nổ mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong thời đại thương mại điện tử, công nghệ phát triển đã làm tăng độ quan trọng của logistics ngược, với tỷ lệ trả hàng đối với mua sắm trực tuyến vượt qua tỷ lệ của giao dịch truyền thống tại cửa hàng. Ngành thương mại điện tử, bao gồm các đại diện lớn như Shopee, dự kiến sẽ có sự tăng trưởng trong số lượng hàng hóa trả lại. Sự tăng trưởng này khơng chỉ đặt ra những thách thức, mà còn làm nổi bật vai trò quan trọng của logistics ngược trong việc duy trì tỷ lệ quay vịng hàng tồn kho, mà vẫn cân đối và quản lý chi phí hoạt động hiệu quả. Với thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ đạt 603,9 tỷ USD vào năm 2025, tối ưu hóa logistics ngược trở nên hết sức quan trọng để nâng cao sự hài lòng của khách hàng và đảm bảo lợi nhuận.
Và tại Việt Nam, nơi đang có thị trường thương mại điện tử sơi động hơn bao giờ hết, thì càng cần chú trọng. Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại điện tử vẫn phát triển Mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng quý I/2023 trên 22% so với cùng kỳ và dự báo cả năm vẫn có thể Đạt trên 25% với quy mô trên 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn 2023 – 2025. Cũng kết quả tương tự, báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cho rằng, lĩnh Vực thương mại điện tử chiếm tới hơn 60% giá trị nền kinh tế số Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại điện tử trên nền Tảng mạng xã hội như TiktokShop; Facebook Marketplace, … Do đó, việc chú trọng đến logistics ngược là một điều cần thiết.
Nghiên cứu này nhằm mục đích XYZXYZ bằng cách điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee tại Việt Nam – Sàn thương mại điện tử đang chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>1.2.1. Nghiên cứu trong nước</b>
Ngày 26/04/2022, thạc sĩ Trần Phong, tiến sĩ Nguyễn Quốc Cường nghiên cứu “Những thách thức và giải pháp dịch vụ e-logistics cho thương mại điện tử ở Việt Nam hậu Covid 19”. Nghiên cứu dựa trên cơ sở tổng hợp thực trạng ngành e-logistics và phân tích những thách thức cũng như chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của Covid 19 cùng với các yếu tố đã tác động lên mối quan hệ giữa e-logistics và thương mại điện tử. Từ đó, nghiên cứu tổng hợp thêm những giải pháp tối ưu hiện tại và đưa ra một số giải pháp mới (cải thiện hệ thống e-logistics, thay đổi cấu trúc kênh phân phối, kết nối hệ thống trang thiết bị và phương tiện phục vụ e-logistics, nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng) nhằm thay đổi, cải thiện hệ thống dịch vụ e-logistics sao cho phù hợp với bối cảnh hiện tại, đem lại hiệu quả cạnh tranh hơn so với mô hình truyền thống, nâng cao vị thế cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam.
Năm 2020, tác giả Nguyễn Xuân Quyết đã nghiên cứu “Giải pháp chiến lược cho dịch vụ hậu cần điện tử (e-logistics) tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu chỉ ra rằng thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống logistics phát triển và có tầm quan trọng nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Do đó, nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ e-logistics. Xác định được 7 yếu tố tác động tới e-logistics, qua đó đề xuất giải pháp 6 chiến lược cho e-logistics tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2017, nghiên cứu “Kinh nghiệm về tổ chức hệ thống logistics ngược qua nghiên cứu điển hình và bài học đối với Việt Nam” của tác giả Trần Thu Hương xuất bản, tập trung vào việc phân tích kinh nghiệm từ các hệ thống logistics ngược tiêu biểu và rút ra bài học áp dụng cho bối cảnh Việt Nam. Nghiên cứu này giúp đánh giá hiệu quả và áp dụng những phương pháp quản lý logistics ngược thành cơng từ các điển hình, đồng thời đưa ra khuyến nghị cụ thể để cải thiện quy trình logistics ngược trong ngữ cảnh Việt Nam.
Tài liệu “Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi logistics ngược”. Nghiên cứu này tập trung xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến Thực thi logistics ngược của doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng điện tử. Thông qua kết hợp phương pháp định tính và định lượng, mơ hình lý thuyết được xác lập trong đó Danh tiếng doanh nghiệp được khám phá như là một nhân tố mới. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Danh tiếng doanh nghiệp có tác động tích cực đến Thực thi logistics ngược và Cam kết nguồn lực. Trong khi đó, Cam kết nguồn lực có tác động gián tiếp đến Thực thi logistics ngược thông qua Khả năng cơng nghệ thơng tin. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để kết luận về sự ảnh hưởng trực tiếp của Cam kết nguồn lực đối với Thực thi logistics ngược. Nghiên cứu
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">này cung cấp một số hàm ý hữu ích cho doanh nghiệp bán lẻ hàng điện từ trong việc nâng cao nhận thức cùng như phát triển tốt các kế hoạch cung ứng dịch vụ logistics ngược
Tài liệu “Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động logistics ngược của doanh nghiệp”. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện logistics thu hồi của doanh nghiệp đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây. Những yếu tố ảnh hưởng này được phân chia thành 04 nhóm chính là các yếu tố liên quan đến chính phủ, các yếu tố liên quan đến khách hàng, các yếu tố liên quan đến xã hội và môi trường, các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp
Tài liệu “Phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam”. Bài viết này nghiên cứu về phát triển logistics ngược tại các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam. Bài viết trên cho ta thấy tổng quan về ngược ( khái niệm, vai trị, quy trình tại doanh nghiệp) cũng như thực trạng và hạn chế của các sàn thương mại điện tử trong việc phát triển quy trình logistics ngược của mình. Bên cạnh đó, tác giả Trần Việt Dũng cũng đưa ra 1 số giải pháp để nâng cao hiệu quả ngược của các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Tài liệu “Vai trò của logistics với thương mại điện tử trong bối cảnh kinh tế số ở Việt Nam”. Logistics là thuật ngữ được các quốc gia trên thế giới sử dụng trong các hoạt động kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và vận tải. Đối với toàn bộ quá trình lưu thơng, phân phối, ứng dụng hệ thống logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất. Hiện nay, khi thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh, các dịch vụ logistics và chuyển phát chất lượng là khâu tối quan trọng để đạt được thành cơng trong giao dịch. Vậy logistics là gì, logistics có ảnh hưởng như thế nào đến thương mại điện tử? Bài nghiên cứu sẽ nêu lên các vai trò của logistics nổi bật đối với thương mại điện tử trong bối cảnh kinh tế số ở Việt Nam.
<b>1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài</b>
Năm 2023, tác giả A.Sabilla đã xuất bản “LOGISTICS SERVICE QUALITY (LSQ) ON SHOPEEXPRESS”. Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một khung lý thuyết về chất lượng dịch vụ logistics ngược được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ logistics ngược. Nghiên cứu này đã kiểm tra các tạp chí học thuật đáng tin cậy (56 bài báo, nghiên cứu từ năm 2011 đến 2022). Thông qua việc đánh giá lại các yếu tố đó bằng khung SRLSQ và đưa tính bền vững vào cách tiếp cận chất lượng logistics ngược,
nghiên cứu này đã mở rộng tính khả thi và chất lượng bền vững của dịch vụ logistics ngược.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Năm 2023, trong nghiên cứu “The Impacts of ICT and B2C E-commerce on China’s Bilateral”, tác giả Long Junjie đã nghiên cứu Tác động của CNTT và thương mại điện tử B2C đối với quan hệ song phương của Trung Quốc trong Bn bán hàng hố. Nghiên cứu chỉ ra có 5 yếu tố tác động và chỉ ra 5 giải pháp.
Năm 2021, nghiên cứu “Outsourcing Reverse Logistics for E-Commerce
Retailers: A Two-Stage Fuzzy Optimization Approach” được xuất bản. Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp một quy trình đánh giá tồn diện và mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử và bất kỳ tổ chức nào liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng trong việc tối ưu hóa logistics ngược. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển một hệ thống hỗ trợ quyết định để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn và đánh giá các nhà cung cấp logistics ngược bằng cách sử dụng phương pháp tối MCDM.
Tháng 4/2021, nghiên cứu “Designing a Returns Logistics Process for an
E-commerce Business Model” của Kairan Fernandes kết luận rằng dịng logistics cho hàng hóa bị trả lại đang trở thành một chủ đề ngày càng được quan tâm với sự phát triển của thương mại điện tử. Nghiên cứu này phát triển quy trình trả hàng cho một doanh nghiệp thương mại điện tử khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang bền vững của Phần Lan có tên là CUITU. Qua đó nó trả lời 3 câu hỏi: “làm thế nào để phát triển dịng logistics cho hàng hóa bị trả lại?”, “những q trình nào liên quan tới dịng logistics cho hàng hóa trả lại ?”, “làm thế nào để phát triển liên tục dịng logistics cho hàng hóa trả lại ?”
Nghiên cứu “Designing a Reverse Logistics Network for an E-Commerce Firm: A Case Study” của Debadyuti Das, xuất bản năm 2020, tập trung vào việc thiết kế mạng lưới logistics ngược cho một doanh nghiệp thương mại điện tử. Thông qua một trường hợp nghiên cứu, bài báo này nghiên cứu cách xây dựng một hệ thống logistics ngược hiệu quả, đặt ra các yếu tố quyết định và chiến lược quản lý logistics ngược trong ngữ cảnh của doanh nghiệp thương mại điện tử.
Năm 2019, Viện Công nghệ và Chuỗi Cung ứng Xuất sắc, Trường Quản lý Công nghệ và Hậu cần, Trường Cao đẳng Kinh doanh UUM, Đại học Utara Malaysia đã đăng bài viết này nhằm mục đích xác định mối quan hệ giữa các biến của các yếu tố tình huống (quảng cáo và khả năng tiếp cận) và sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ hậu cần ngược trong thương mại điện tử ở khu vực xung quanh Thung lũng Klang. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến và khảo sát trên giấy với 400 những người trả lời đã có trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Dữ liệu được phân tích bằng Pearson Phân tích tương quan và phân tích hồi quy bội.
Nghiên cứu 2018 của IEOM Society về "Reverse Logistics Challenges in e-Commerce" tập trung vào phân tích những thách thức trong việc quản lý hàng hóa trả lại, chi phí logistics ngược và tối ưu hóa quy trình trong mơi trường thương mại điện tử.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Nghiên cứu đề xuất giải pháp thông qua sự áp dụng công nghệ và tự động hóa, cùng với việc tạo ra các chính sách và quy trình hiệu quả.
Tài liệu “E-commerce Logistics in Supply Chain Management: Practice
Perspective” của Ying Yu, Xin Wang, Ray Y. Zhong và George Q. Huang năm 2016 nói về logistics trong thương mại điện tử từ một viễn cảnh thực tế. Tài liệu nêu rõ những mơ hình logistics cùng với những kỹ thuật hỗ trợ. Các doanh nghiệp logistics trong thương mại điện tử điển hình từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á – Thái Bình Dương được xem xét tồn diện để từ đó rút ra các bài học, các cơ hội. Các doanh nghiệp thương mại điện tử và logistics sẽ có được sự hướng dẫn từ tài liệu này khi họ có ý định kinh doanh.
Năm 2015, Guogang Li đã xuất bản “The Analysis of Return Reverse Logistics Management Strategy Based on B2C Electronic Commerce”. Tác giả cho rằng logistics ngược đã trở thành nút thắt quan trọng trong quản lý logistics của các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C. Nghiên cứu này đưa ra khái niệm về logistics ngược, phân tích lý do phải áp dụng logistics ngược trong mơ hình thương mại điện tử B2C. Thông qua việc khảo sát 150 người đã có trải nghiệm mua sắm online chủ yếu từ 20 – 30 tuổi, thu về 140 câu trả lời có ý nghĩa, tác giả đã đưa ra 16 yếu tố chia làm 5 nhóm lý do khiến người dùng trả lại hàng hóa. Đồng thời nghiên cứu cũng gợi ý chiến lược để quản lý hàng hóa trả lại một cách hữu ích.
Nghiên cứu “Quality of e-Logistics in e-Commerce: Consumer Perception” của Vida Davidavičienė và Ieva Meidutė năm 2011 đã xác định các tiêu chí để đánh giá chất lượng e-logistics của các website thương mại điện tử theo đặc điểm hành vi mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu chỉ ra rằng quản lý rủi ro trong e-logistics là một trong những điểm quan trọng nhất với người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng e-logistics là dễ sử dụng, sự định hướng, an toàn bảo mật, trợ giúp trong thời gian thực và nội dung.
Năm 2002, nghiên cứu “Reverse Logistics: a review of case studies:” được xuất bản. Nghiên cứu mô tả và thảo luận về các trường hợp logistics ngược trong thực tế. Hơn sáu mươi trường hợp nghiên cứu được xem xét. Dựa trên những nghiên cứu này, chỉ ra các yếu tố quyết định quan trọng cho việc áp dụng logistics ngược. Ngoài ra, nghiên cứu so sánh thực tế với các mơ hình lý thuyết và chỉ ra những cơ hội nghiên cứu trong lĩnh vực này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee như thế nào?
Đề xuất nào được đưa ra giúp cho việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee?
<b>1.4.1. Phạm vi nghiên cứu</b>
Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá và hiểu rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee. Phạm vi nghiên cứ bao gồm các khía cạnh quan trọng của hoạt động logistics ngược, nhưng tập trung đặc biệt vào thực tế của Shopee, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn và quan trọng trên thị trường.
<b>1.4.2. Đối tượng nghiên cứu</b>
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee. Nghiên cứu sẽ điều tra cụ thể về cách Shopee quản lý việc đối mặt với hàng hóa được trả lại từ khách hàng, bao gồm các hoạt động như bảo hành, tái chế, và các quy trình hỗ trợ sau bán hàng. Đối tượng nghiên cứu cũng bao gồm các quy trình và chiến lược mà Shopee sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất của quy trình logistics ngược.
<b>1.4.3. Khách thể nghiên cứu</b>
Khách thể nghiên cứu bao gồm cả Shopee, những doanh nghiệp liên quan trong chuỗi cung ứng của Shopee, và những đối tác logisitics, đặc biệt là những công ty cung cấp dịch vụ logistics ngược. Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc hiểu cách Shopee tương tác với các đối tác này và những chiến lược cụ thể mà họ triển khai để đáp ứng thách thức của việc quản lý logistics ngược trong môi trường thương mại điện tử động.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>1.5.1. Mục tiêu nghiên cứu</b>
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá và phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vận hành quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee. Đồng thời, hiểu rõ cách Shopee quản lý và tối ưu hóa các khía cạnh của logistics ngược, từ quy trình đón hàng trả lại đến việc xử lý và tái chế sản phẩm. Từ đó đánh giá được các tác động của các yếu tố đến quy trình logistics ngược của hãng, và đưa ra các đề xuất ý kiến phù hợp.
<b>1.5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>
Xác định và phân tích các yếu tố quyết định trong quy trình logistics ngược của Shopee. Đánh giá tác động của các yếu tố này đối với hiệu suất và hiệu quả của quy trình.
Nghiên cứu các chiến lược và phương pháp quản lý mà Shopee sử dụng trong việc đối phó với hàng hóa trả lại. Phân tích cách những chiến lược này ứng đối với đặc điểm cụ thể của thị trường thương mại điện tử.
Nghiên cứu mối quan hệ và tương tác giữa Shopee và đối tác logisitics trong quá trình quản lý logistics ngược. Đánh giá cách họ cùng nhau giải quyết thách thức và tối ưu hóa quy trình.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất các cải tiến cho quy trình logistics ngược của Shopee. Xây dựng chiến lược tương lai để nâng cao hiệu quả và bền vững của quy trình này.
So sánh thực tế của Shopee với xu hướng và thách thức trong lĩnh vực logistics ngược tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam.Đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho ngành công nghiệp trong ngữ cảnh địa phương.
<b>1.6. Phương pháp nghiên cứu</b>
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp để đánh giá mối liên kết giữa các yếu tố trong việc vận hành quy trình logistics ngược của sàn thương mại điện tử Shopee. Dữ liệu thứ cập được phân tích và tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo, hoặc dữ liệu khác mà không yêu cầu thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cá nhân hoặc tổ chức.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>1.7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận</b>
Đóng góp kiến thức vào lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và logistics ngược: Nghiên cứu này cung cấp thông tin mới và giá trị cho lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và logistics ngược, bằng cách áp dụng những phương pháp nghiên cứu tiên tiến và thực tiễn vào một tình huống cụ thể.
Mở rộng tri thức về quản lý và vận hành trong môi trường thương mại điện tử: Việc hiểu rõ hơn về yếu tố ảnh hưởng đến quy trình logistics ngược trong một sàn
thương mại điện tử lớn như Shopee không chỉ cung cấp thông tin cho ngành thương mại điện tử mà còn cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực này để phát triển các lý thuyết và phương pháp mới.
Cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu tương lai: Các kết quả và kiến thức thu được từ nghiên cứu này có thể tạo ra cơ sở cho các nghiên cứu tương lai về logistics ngược trong ngành thương mại điện tử, giúp mở rộng và phát triển thêm kiến thức trong lĩnh vực này.
<b>1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn</b>
Hiểu rõ hơn về quy trình logistics ngược trong hoạt động của Shopee tại Việt Nam: Nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách mà Shopee quản lý và thực hiện các hoạt động logistics ngược như đổi trả hàng, bảo hành, và xử lý hàng hóa khơng cịn sử dụng được. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của quy trình logistics ngược, giảm thiểu chi phí và tăng cường trải nghiệm của người dùng.
Phát triển giải pháp cụ thể để cải thiện quy trình: Nghiên cứu này có thể dẫn đến việc phát triển các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa quy trình logistics ngược của Shopee tại Việt Nam, từ đó giúp tăng cường sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tăng cường sự hài lịng của khách hàng.
Đóng góp vào phát triển của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam: Việc cải thiện quy trình logistics ngược khơng chỉ có lợi ích cho Shopee mà cịn đóng góp vào sự phát triển của ngành thương mại điện tử nói chung ở Việt Nam. Việc cải thiện quy trình này có thể tạo ra một tiêu chuẩn tốt hơn cho các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>2.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử</b>
<b><small>2.1.1.1 Khái niệm</small></b>
Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các mạng thương mại điện tử khác.
<b><small>2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử</small></b>
Năm 1985, mạng NSFNET được kết nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia, dẫn tới sự bùng nổ sử dụng Internet. Đây cũng là mốc đánh dấu sự ra đời của TMĐT hiện đại.
<b><small>2.1.1.3. Đặc điểm đặc trưng của thương mại điện tử</small></b>
Thương mại điện tử là hình thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các giao dịch thương mại. TMĐT được chia thành 4 nhóm hoạt động chủ yếu bao gồm là mua, bán, chuyển giao và trao đổi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ và thơng tin.
<b><small>2.1.1.4 Các mơ hình thương mại điện tử</small></b>
Các mơ hình giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G); doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)…
<b><small>2.1.1.5 Lợi ích của thương mại điện tử</small></b>
Thương mại điện tử không chỉ là một cơng cụ hữu ích mà cịn là một chiến lược toàn diện giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích quan trọng. Trước hết, TMĐT mở rộng phạm vi thị trường và khách hàng, cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng trên khắp quốc gia và thế giới mà không gặp rào cản địa lý, từ đó mở rộng thị trường tiềm năng và tăng cơ hội kinh doanh.
Ngồi ra, TMĐT cịn tăng cường hiệu quả chi phí bằng cách giảm thiểu các chi phí liên quan đến bảo quản, bố trí cửa hàng và nhân sự so với mơ hình cửa hàng truyền thống. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá trực tuyến cạnh tranh hơn, thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu.
TMĐT cung cấp sự linh hoạt và thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm, cho phép họ trải nghiệm và mua sắm 24/7 từ mọi nơi. Điều này không chỉ tăng sự hài lòng
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">của khách hàng mà cịn mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp có được doanh số bán hàng liên tục. Một lợi ích quan trọng khác của TMĐT là khả năng phân tích dữ liệu và đánh giá khách hàng. Công cụ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và cung ứng sản phẩm/dịch vụ theo đúng nhu cầu thực tế.
TMĐT còn là một kênh quảng cáo hiệu quả, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu. Qua các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể tăng cường tầm nhìn của mình và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu.
Cuối cùng, TMĐT cung cấp kênh giao tiếp trực tuyến, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và nhận phản hồi ngay lập tức. Điều này không chỉ tạo ra một trải nghiệm mua sắm tích cực mà cịn xây dựng lịng trung thành từ phía khách hàng.
<b><small>2.1.1.6 Hạn chế của thương mại điện tử</small></b>
Việc triển khai và duy trì một hệ thống Thương mại điện tử thường đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập. Chi phí này bao gồm nhiều khía cạnh như phát triển trang web, hệ thống thanh tốn an tồn, chiến lược quảng cáo trực tuyến và sự hỗ trợ kỹ thuật. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi nguồn lực tài chính có hạn. Rủi ro về an ninh thông tin là một vấn đề nổi cộm khi thực hiện TMĐT. Các rủi ro như xâm nhập, lừa đảo thanh tốn và mất mát dữ liệu khách hàng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ cho doanh nghiệp mà cịn cho uy tín và niềm tin của khách hàng. Duy trì tính bảo mật là một trách nhiệm liên tục, địi hỏi sự đầu tư khơng ngừng vào các biện pháp an ninh.
Sự cạnh tranh cao trong môi trường TMĐT là một thách thức lớn, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới. Doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để giữ chân khách hàng, đồng thời phát triển và duy trì một lợi thế cạnh tranh để khơng bị lạc lõng giữa đám đông.
Quản lý cơ sở dữ liệu lớn và đối mặt với khối lượng lớn giao dịch là một thách thức khác. Điều này đòi hỏi khả năng quản lý và vận hành hiệu quả từ phía doanh nghiệp. Áp lực lớn có thể xuất phát từ việc duy trì thơng tin khách hàng, quản lý đơn hàng và đảm bảo sự mượt mà của quy trình kinh doanh. Mặc dù mua sắm online mang lại sự tiện lợi, nhưng khả năng không thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua có thể làm giảm trải nghiệm của khách hàng. Điều này đặt ra thách thức trong việc tạo ra niềm tin và thuyết phục khách hàng mua sắm dựa trên hình ảnh và mơ tả trực tuyến.
Vấn đề về vận chuyển và giao hàng là một khía cạnh quan trọng khác cần được xem xét. Quản lý và đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn, an toàn là một thách thức logistc
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">cần được giải quyết. Vấn đề phát sinh từ quá trình vận chuyển có thể ảnh hưởng đến sự hài lịng của khách hàng và đồng thời ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
<b>2.1.2 Tổng quan về các sàn thương mại điện tử</b>
<b><small>2.1.2.1 Khái niệm sàn thương mại điện tử</small></b>
Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP ra đời. Khái niệm về sàn giao dịch điện tử được quy định theo các văn bản pháp luật hiện hành như: “Sàn thương mại điện từ là một trang web thương mại điện tử cho phép những cá nhân, tổ chức và thương nhân không thuộc quyền sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ trên đó. Sàn thương mại điện tử trong nghị định này không bao gồm các trang web giao dịch chứng khoán trực tuyến”
<b><small>2.1.2.2 Một số sàn thương mại điện tử của Việt Nam</small></b>
Shopee: Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, Phillipines, Brazil, Ba Lan.
Tiki: Tiki là viết tắt của “Tìm kiếm & Tiết kiệm”, là tên của website thương mại điện tử Việt Nam. Thành lập từ tháng 3 năm 2010, Tiki hiện đang là trang thương mại điện tử lọt top 2 tại Việt Nam và top 6 tại khu vực Đông Nam Á.
Lazada: Lazada Group là một công ty thương mại điện tử của Alibaba. Tính đến 2014, Lazada Group đã hoạt động tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.
<b><small>2.1.2.3 Vai trò của sàn thương mại điện tử</small></b>
Sàn Thương mại Điện tử (TMĐT) không chỉ là một nền tảng mua bán hàng hóa và dịch vụ mà còn là trung tâm của một cộng đồng kinh doanh trực tuyến, tạo ra sự kết nối giữa người bán và người mua. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách hiệu quả với đối tượng khách hàng mà còn tạo ra một môi trường tương tác sôi động.
Mở rộng thị trường là một trong những ưu điểm quan trọng của TMĐT. Đây là nơi người bán có thể quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình khơng bị hạn chế bởi rào cản địa lý. Việc này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận một thị trường rộng lớn, bao gồm cả khía cạnh quốc tế. Với việc giảm chi phí liên quan đến duy trì cửa hàng
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">truyền thống, bảo quản hàng tồn kho và chi phí nhân viên, sàn TMĐT giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả chi phí và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cạnh tranh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng có cơ hội tiếp cận những ưu đãi giá trực tuyến hấp dẫn.
Sàn TMĐT không chỉ mang lại sự thuận lợi và linh hoạt trong trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng mà còn giúp họ dễ dàng tìm kiếm, so sánh giá và mua sắm từ bất kỳ đâu, bất cứ khi nào. Điều này tăng cường trải nghiệm mua sắm và tạo ra sự thoải mái cho người mua.
Sàn TMĐT không chỉ là một nơi để mua sắm, mà cịn là một cơng cụ mạnh mẽ để phát triển thương hiệu và triển khai chiến lược tiếp thị. Quảng cáo trực tuyến, đánh giá sản phẩm và phản hồi từ khách hàng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực về doanh nghiệp. Ghi lại dữ liệu về hành vi mua sắm của khách hàng, sàn TMĐT không chỉ cung cấp thơng tin giá trị mà cịn giúp doanh nghiệp phân tích xu hướng thị trường và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Điều này làm tăng khả năng đưa ra quyết định chiến lược dựa trên thông tin thị trường thực tế.
Cuối cùng, sàn TMĐT thường cung cấp các phương thức thanh tốn an tồn và thuận tiện, đảm bảo an toàn cho cả người mua và người bán trong quá trình giao dịch. Điều này giúp xây dựng niềm tin và tính minh bạch trong quá trình thương mại điện tử
<b><small>2.1.2.4 Yêu cầu phát triển logistics trong thương mại điện tử</small></b>
Nếu chia hàng hóa trong thương mại điện tử làm hai loại là: phi vật chất và vật chất. Với các hàng hóa phi vật chất, các sản phẩm có thể số hóa như các dữ liệu, thơng tin, âm thanh, hình ảnh, phần mềm… Internet cho phép truyền một bản copy hoàn hảo tới nơi cần phân phát gần như không tốn kém. Như vậy với các dạng sản phẩm và dịch vụ này, Internet đóng vai trị là kênh phân phối trực tiếp, các giải pháp logistics truyền thống hồn tồn khơng có vai trị gì ở đây.
Tuy nhiên với các hàng hóa vật chất, chúng vẫn cần vượt qua khoảng cách địa lý để đến tay khách hàng như các giao dịch truyền thống. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể sử dụng hệ thống logistics truyền thống có sẵn để phân phối hàng hóa tới khách hàng trong thương mại điện tử. Tuy nhiên với đặc điểm của hình thức kinh doanh thương mại điện tử là độ phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô nhỏ lẻ, tần suất mua lớn, mặt hàng đa dạng, yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi thì hiệu quả của hệ thống logistics truyền thống là rất thấp, thậm chí có trường hợp khơng thể đáp ứng.
Do đó việc hình thành một mạng lưới logistics rộng hơn có cấu trúc đặc thù và các phương pháp quản lý logistics mới, bổ sung nhiều giải pháp để thích nghi so với
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">logistics truyền thống là cần thiết. Thay vì đáp ứng các đơn hàng lớn, có dự báo, theo lịch phân phối cụ thể, tới địa điểm giao hàng tập trung thì hệ thống logistics mới này địi hỏi phải đáp ứng những đơn hàng nhỏ hơn, đa dạng hơn, khó dự đốn hơn, theo chu kỳ ngắn hơn, tới các vị trí phân tán hơn.
<b>2.2.1 Khái niệm e-logistics</b>
Logistics trong thương mại điện tử được hiểu là các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa, bao gồm từ quản lý hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển các đơn đặt hàng và thậm chí là dịch vụ sau bán hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng.[2] Theo nghĩa hẹp của thương mại điện tử, “e-logistics là quá trình hoạch định chiến lược, triển khai và thực hiện tất cả các hệ thống và quy trình logistics cần thiết, cũng như các hoạt động quản lý và cấu trúc vận hành của các dòng vật chất trong thương mại điện tử”.
Theo cách hiểu thứ hai, logistics trong thương mại điện tử bao gồm nhiều hoạt động hơn, bao gồm cả việc hoạch định chiến lược và được triển khai, thực hiện trên tất cả các hệ thống, tuy trình liên quan. Do đó, nghiên cứu này sẽ sự dụng khái niệm thứ hai. Theo cách hiểu này, Với cách hiểu này, e-logistics là hoạt động logistics hỗ trợ cho phương thức kinh doanh thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ quyết định mức độ ứng dụng và cải tiến về logistics ở doanh nghiệp kinh doạnh. Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều khởi nghiệp bằng hoạt động thương mại truyền thống (TMTT), sẵn có hệ thống và phương pháp vận hành logistics riêng. Khi bổ sung thêm phương thức TMĐT, hệ thống logistics hiện có sẽ được bổ sung, thay đổi và phát triển ở mức cao hơn để đáp ứng nhu cầu phân phối vận động vật chất cho phương thức kinh doanh mới.
<b>2.2.2 Đặc điểm của e-logistics</b>
Dựa theo quy trình giao dịch trong thương mại điện tử, có thể chia E-Logistics thành 4 hình thức chính: Logistics phục vụ bán bn, Logistics phục vụ sản xuất, E-Logistics phục vụ phân phối và giao hàng chặng cuối là hình thức quan trọng nhất.
E-logistics phải đáp ứng những đơn hàng nhỏ hơn, đa dạng hơn, khó dự báo hơn, theo chu kỳ ngắn hơn, tới các vị trí phân tán hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>2.2.3 Vai trị và vị trí của e-logistics</b>
Vai trị của e-logistics được thể hiện qua các khía cạnh sau.
Thứ nhất, e-logistics giúp hỗ trợ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng tổng thể. Trước hết, con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng khi có sự hỗ trợ bởi e-logistics. Bên cạnh đó, dịng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữ người gửi và người nhận sẽ được hỗ trợ bởi e-logistics. Sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp thể hiện hiệu quả kinh doanh khi có sự tích hợp của hệ thống e-logistics.
Thứ hai, tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp. Thông qua sự hỗ trợ của hệ thống e-logistics, đặc điểm, chức năng và công dụng sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất; hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng được tối ưu hóa; nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên; việc kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và nhân viên với nhau sẽ giúp tối ưu hóa cơng việc; nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên.
Thứ ba, hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến. Phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, do khách hàng có thể truy cập các thơng tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động như máy tính cầm tay, sách điện tử, điện thoại di động… có khả năng truy cập Internet. Điều này giúp nhà
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ra ưu thế về giá cả và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho và phân phối ở mức chi phí thấp hơn. Chính vì vậy, e-logistics có vị trí tối quan trọng trong giao dịch và phân phối trực tuyến là giải pháp hỗ trợ các hoạt động như: lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng, giao hàng tại kho của người bán, phương thức giao hàng gại địa chỉ người mua, dropshipping.
<b>2.2.4 Các mơ hình e-logistics</b>
Mơ hình logistics TMĐT mang những đặc trưng riêng biệt của nền kinh tế mạng và có thể phân chia thành ba bộ phận lớn, có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau
<b><small> 2.2.4.1 Logistics đầu vào TMĐT (e procurement)</small></b>
Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc mua và dự trữ, bảo quản hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mơ hình mua hàng thương mại điện tử còn gọi là mua hàng trực tuyến cho phép người mua và người bán trực tiếp kiểm tra khối lượng dự trữ, thương lượng giá cả, thanh tốn, đặt hàng và kiểm tra hành trình của lơ hàng đã mua.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Lợi ích của mua hàng trực tuyến là giảm chi phí tác nghiệp do giảm được các công việc giấy tờ, giảm thời gian tìm kiếm nhà cung cấp, giảm thời gian liên quan đến công việc chuyển tiền và thanh toán, tăng khả năng kiểm soát đối với dự trữ và chi phí mua hàng. Giảm giá mua nhờ tính minh bạch cao của Internet giúp dễ dàng so sánh giá cả các sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác và tăng mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Đáp ứng đúng thời điểm cần ngun liệu đầu vào nhờ tính tự động hố cao và tính tích hợp chặt chẽ giữa hai bên mà có thể cải thiện các hoạt động giao tiếp giữa các bên, góp phần giảm thời gian đáp ứng đơn hàng, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhân sự trong bộ phận mua.
Hạn chế của mua hàng trực tuyến là tính an tồn: an tồn về tài chính và an tồn đối với hệ thống thơng tin. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng về giao tiếp mặt đối mặt có thể làm giảm độ tin cậy và khả năng duy trì các mối quan hệ hợp tác bền vững với nhà cung cấp. Độ tin cậy của các phần mềm ứng dụng và của tồn bộ mơ hình mua hàng trực tuyến, khả năng khắc phục các sự cố, sự khác biệt về tiêu chuẩn của các hệ thống mua hàng khác nhau... có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyết định ứng dụng e.procurement trong doanh nghiệp.
<b><small>2.2.4.2 Logistics đầu ra TMĐT (e.fulfillment)</small></b>
Bao gồm các nghiệp vụ liên quan đến việc bán hàng và dịch vụ khách hàng trên thị trường. Logistics đầu ra trong TMĐT có thể được đáp ứng theo hai mơ hình khác nhau. Quy trình logistics đáp ứng ứng đơn hàng truyền thống và quy trình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Lợi ích nổi bật của mơ hình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến là giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lưới cơ sở logicstics. Giảm chi phí logistics nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai thác được lợi thế nhờ quy mô. Mở rộng cơ cấu mặt hàng và thị trường cũng như các phân đoạn về địa lý trong hoạt động kinh doanh. Hạn chế của mơ hình này là giảm tỷ suất lợi nhuận; Giảm khả năng kiểm sốt q trình logistics đầu ra, từ đó có thể làm giảm chất lượng dịch vụ khách hàng.Tiềm ẩn khả năng mất khách hàng khi thông tin bị chia sẻ giữa các đối tác, và họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chính doanh nghiệp mình.
<b><small>2.2.4.3 Logistics ngược trong TMĐT (Reverse logistics)</small></b>
Hàng hóa bị trả lại để đổi lấy hàng khác hoặc phải hoàn lại tiền là khá phổ biến trong TMĐT khi sản phẩm được lựa chọn chỉ được khách hàng nhìn thấy trên website mà chưa được trực tiếp kiểm tra và cảm nhận bằng các giác quan khi thử hàng trong thực tế. Vì vậy thiết kế hệ thống logistics ngược là một trong những điều kiện để đáp ứng cho các giao dịch TMĐT và giúp cho phương thức này thực sự thành công.
<b>2.3.1 Tổng quan về logistics ngược</b>
<b><small>2.3.1.1. Khái niệm logistics ngược</small></b>
Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, Beckley và Logan (1948), Terry (1969) đã chú ý đến hoạt động thu hồi hàng hoá nhưng khơng đề cập chúng với tư cách là dịng logistics ngược. Một trong những tư tưởng sớm nhất về logistics ngược được Lambert và Stock đưa ra vào năm 1981. Họ mô tả logistics ngược như là "sự di chuyển không đúng theo đường thuận chiều, bởi phần lớn các lô hàng đều được di chuyển theo cùng một hướng".
Năm 1989, Murphy and Poist nhấn mạnh hơn vào sự di chuyển ngược khi cho rằng logistics ngược là "di chuyển hàng hoá từ người tiêu dùng đến một nhà sản xuất trong kênh phân phối". Trong suốt những năm 1980, phạm vi của logistics ngược được giới hạn trong sự vận động của các yếu tố vật chất theo chiều ngược lại với dịng di chuyển chính, từ người tiêu dùng về phía nhà sản xuất. Pohlen và Farris (1992) cũng định nghĩa về logistics ngược bằng cách nhấn mạnh đến hướng của nó trong kênh phân phối nhưng có sự mở rộng hơn so với quan điểm của Murphy và Poist. Khái niệm đó như sau: "Logistics ngược là sự di chuyển hàng hóa từ nơi tiêu dùng tới nơi sản xuất trong kênh phân phối”.
Bắt đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, logistics ngược được quan tâm nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống tại các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Năm
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">1992, Hội đồng Quản trị Logistics đã đưa ra một định nghĩa chính thức về
logisticsngược. Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh thu thồi của logistics ngược (Stock 1992): “Logistics ngược là khái niệm đề cập đến vai trò của logistics trong thu hồi, xử lý chất thải và quản lý các nguyên vật liệu độc hại; một bối cảnh rộng hơn nữa bao gồm tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động logistics được thực hiện một cách hiệu quả trong việc giảm bớt, thu hồi, thay thế, tái sử dụng nguyên vật liệu và chất thải.”
Vào năm cuối cùng của thập niên 90, Rogers và Tibben-Lembke (1999) đã mô tả sinh động về logistics ngƣợc thông qua việc nhấn mạnh tới mục tiêu và các quá trình logistics bên trong: "Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt một cách hiệu quả dịng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp". Khái niệm này tiếp cận logistics ngược như là một hoạt động chức năng tại các doanh nghiệp theo ba giai đoạn của q trình quản trị.
Theo định nghĩa được trích ra từ giáo trình “Quản trị Logistics kinh doanh”
trường Đại học Thương Mại được hiểu là, logistics ngược (reverse logistics) là quá trình tổ chức, thực hiện và kiểm sốt một cách có hiệu quả dịng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và bao bì từ các điểm tiêu dùng đến các điểm thu hồi với mục đích tận dụng các giá trị còn lại hoặc thải hồi một cách hợp lý.
Các nguyên nhân phát sinh các dòng vật chất trong logistics ngược có thể kể đến bao gồm:
Dịng thu hồi các sản phẩm không bán được hoặc sản phẩm bị khuyết tật: gồm các sản phẩm đưa vào thị trường bị ứ đọng, không bán được do thiếu nhu cầu hoặc nhu cầu khách hàng bị bão hòa cần được thu hồi để chuyển bán ở thị trường khác đang có nhu cầu. Với các sản phẩm đã được đưa vào thị trường nhưng có khuyết tật về cơng dụng, màu sắc, kiểu dáng, chức năng,... không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên không tiêu thụ được, cần phải thu hồi để nâng cấp, sửa chữa để tiếp tục chuyển bán.
Dòng thu hồi bao bì do tháo dỡ các sản phẩm đã qua sử dụng: nhiều sản phẩm trên thị trường bày bán đã hết hạn sử dụng, vì thế khách hàng phải thải hồi chúng. Tuy nhiên, các sản phẩm đó có thể tận dụng lại nhiều chi tiết bộ phận hoặc nguyên liệu. Bên cạnh đó, việc thải hồi khơng đúng cách của người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Vì thế, doanh nghiệp nên tổ chức thu hồi để xử lý, tận dụng hoặc tiêu hủy chúng một cách an toàn.
Thu hồi và tái sử dụng các bao bì sản phẩm: sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm, một số lượng lớn bao bì đã qua sử dụng phải thu gom lại để tái sử dụng hoặc tái chế nhằm tiết giảm chi phí ngun liệu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Dịng thu hồi và tái sử dụng pallet, container: các công cụ mang hàng như pallet, container,... cũng được coi là loại bao bì chuyền tải có vai trị rất to lớn trong các dịng thương mại hàng hóa quốc tế. Trong các chuỗi cung ứng tồn cầu, dịng logistics ngược của các container rỗng và pallet ngày càng phức tạp hơn. Các hãng tàu container thường tự tổ chức một hệ thống logistics riêng để thực hiện công việc quản lý, điều phối, sử dụng container.
<b><small>2.3.1.2. Sự khác nhau giữa Logistics ngược và Logistics xi:</small></b>
Vận chuyển hàng hóa từ nhiều điểm khác nhau tập trung lại một điểm được đóng gói kỹ càng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Giá thành
Khơng có sự nhất quán. Giá cả sẽ có sự chênh lệch theo từng thời điểm do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">trách nhiệm của hàng hóa.
<b><small>2.3.1.3 Vai trị của logistics ngược đối với doanh nghiệp </small></b>
Trong vài năm trở lại đây, dưới áp lực tiết kiệm các nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng nguyên liệu tái chế, giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, giảm tác hại của sản xuất kinh doanh lên mơi trường. Những vai trị cơ bản của logistics ngược bao gồm:
Logistics ngược tạo sự thơng suốt cho q trình logistics xi: ở nhiều khâu cung ứng xuất hiện những sản phẩm lỗi cần sửa chữa, đóng gói hoặc dán nhãn mác lại,...logistics giúp thực hiện nhanh chóng các thao tác này để đưa các sản phẩm trở lại kênh phân phối kịp thời. Dòng logistics ngược được tổ chức tốt sẽ đảm bảo sự thơng suốt cho q trình logistics xi. Do đó, để đạt hiệu quả cao trong quản trị dòng logistics xuôi trong thương mại điện tử, doanh nghiệp cần kết hợp thực hiện với các hoạt động logistics ngược.
Logistics ngược góp phần nâng cao mức dịch vụ khách hàng: việc thu hồi các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thương mại điện tử nhằm mục đích đổi lại hàng hóa, sửa chữa hàng, bảo hành, bảo dưỡng,...sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao mức dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách thu hồi tốt cũng góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Logistics giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược làm phát sinh các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa,... Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dịng logistics ngược thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác. Những lợi ích kinh tế đó địi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và tính toán kỹ để mang lại hiệu quả kinh tế từ hoạt động logistics ngược.
Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp: ơ nhiễm mơi trường hiện đang là vấn đề nghiêm trọng trên thế giới. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm mơi trường chính là hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế một cách có trách nhiệm.
</div>