Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Khoá luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 61 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua khóa luận tốt nghiệp, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn - KS. Trần Thị Lệ Trà đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện khóa luận.

Cùng với các bạn sinh viên cùng khóa, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cơ ngành Quản lí tài nguyên rừng trường Đại học Tây Nguyên trong suốt khóa học đã truyền đạt cho chúng tôi những tri thức và dạy cho chúng tôi những bài học làm người.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên trong nhóm nghiên cứu cũng như bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian làm khóa luận cũng như những năm tháng trên giảng đường Đại học.

Tôi xin cảm ơn Giám đốc và các cán bợ Kiểm lâm Ban quản lí Rừng Đặc dụng cảnh quan Dray Sáp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực địa, và cung cấp các thông tin liên quan cho đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến gia đình, thầy cô và bạn bè.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2017

<b>MỤC LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3</b>

<b>2.1. Tình hình nghiên cứu về bộ cánh vảy trên Thế giới...3</b>

<b>2.2. Tình hình nghiên cứu bộ cánh vảy tại Việt Nam...4</b>

<b>CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU...6</b>

<b>3.1. Đối tượng nghiên cứu...6</b>

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu cụ thể...6

3.1.1.1. Đặc điểm sinh học...6

3.1.1.2. Đặc điểm sinh thái...14

3.1.2. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu...15

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên...15

3.1.2.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội...18

<b>3.2. Giới hạn đề tài...23</b>

3.2.1. Thời gian...23

3.2.2. Địa điểm...23

<b>3.3. Nội dung nghiên cứu...23</b>

<b>3.4. Phương pháp nghiên cứu...23</b>

3.4.1. Điều tra và thu thập ngoài thực địa...23

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiêm...24

3.4.2.1. Phương pháp làm tiêu bản côn trùng...24

3.4.2.2. Định loại...24

3.4.3. Phương pháp mô tả các loài bướm có giá trị...24

<b>CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...25</b>

<b>4.1. Tuyến điều tra và đặc điểm của tuyến...25</b>

4.1.1. Tuyến điều tra...25

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4.1.2. Đặc điểm của tuyến điều tra...25

<b>4.2. Thành phần loài bướm ngày ở Rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp...26</b>

4.2.1. Danh mục về thành phần loài...26

4.2.2. Sự đa dạng về họ của bướm ngày...35

<b>4.3. Giới thiệu đặc điểmcủa một số lồi bướm có giá trị tại khu vực nghiêncứu...37</b>

4.3.1. Họ bướm phượng...37

4.3.2. Họ Bướm phấn...39

4.3.3. Họ Bướm giáp...42

4.3.4. Họ Bướm mắt rắn...44

4.3.5. Họ Bướm đốm...46

4.3.6. Họ Bướm xanh...47

4.3.7. Họ Bướm ngọc...48

<b>4.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các lồi cơn trùng bộ cánh vảy...49</b>

<b>CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ...51</b>

<b>5.1. Kết luận...51</b>

<b>5.2. Đề nghị...51</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...52</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>QUY ƯỚC VIẾT TẮT</b>

ĐDSH : Đa dạng sinh học

KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên RĐDCQ : Rừng đặc dụng cảnh quan UBND : Ủy ban nhân dân

VQG : Vườn quốc gia

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 3.1. Cấu tạo bên ngoài bướm...6

Hình 3.2 Cấu tạo đầu bướm...7

Hình 3.3. Vảy cánh bướm...8

Hình 3.4. Cấu tạo cánh bướm...8

Hình 3.5. Vòng đời của bướm...9

Hình 3.6. Trứng bướm...10

Hình 3.7. Sâu bướm...11

Hình 3.8. Nhộng bướm...12

Hình 3.9. Bướm trưởng thành...12

Hình 4.1. Bướm phượng cánh chim chấm liền...37

Hình 4.2. Bướm phượng đuôi kiếm...38

Hình 4.3. Bướm phượng lớn...39

Hình 4.4. Bướm trắng lớn...39

Hình 4.5. Bướm chanh di cư...40

Hình 4.6. Bướm mịng nhỏ...41

Hình 4.7. Bướm lang thang...42

Hình 4.8. Bướm màu Sơcơla...42

Hình 4.9. Bướm giáp cánh liền đuôi xám...43

Hình 4.10. Bướm bụi nâu đen...44

Hình 4.11. Bướm cau...44

Hình 4.12. Bướm mắt rắn bay đêm...45

Hình 4.13. Bướm hổ vằn...46

Hình 4.14. Bướm đốm xanh nền đen...46

Hình 4.15. Bướm tia nắng...47

Hình 4.16. Bướm lãng tử...48

Hình 4.17. Bướm nhãn lồng đỏ...48

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 3.1 Diện tích các loại đất, loại rừng khu rừng đặc dụng cảnh quan

Dray Sáp...17 Bảng 3.2. Dân số, lao động tại 2 xã giáp ranh với khu rừng đặc dụng

cảnh quan Dray Sáp...18 Bảng 3.3. Tình hình Giáo dục tại 2 xã giáp ranh với khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp...19 Bảng 3.4. Đánh giá tần suất xuất hiện của bướm theo thang

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

<b>1.1. Lý do chọn đề tài</b>

Thảm thực vật rừng nói chung và hệ sinh thái rừng nhiệt đới nói riêng, giữ mợt vai trị quan trọng trong đời sống của sinh vật và con người. Tuy nhiên ngày nay do sự khai thác bừa bãi, lấn đất rừng làm nương rẫy, lạm dụng thuốc hóa học, săn bắt động vật hoang dã cùng với công tác Quản lý và Bảo vệ rừng còn hạn chế và bất cập, cháy rừng… đã làm cho diện tích rừng và chất lượng rừng giảm mạnh. Sự suy thoái của các cánh rừng cùng với việc mất đa dạng sinh học đang là một hồi chuông báo động cho Xã hội về việc Quản lý và Bảo vệ rừng. Vì vây, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay là một vấn đền cấp bách. Côn trùng là một nhóm Động vật thuộc Nghành chân đốt, trong Lớp côn trùng, Bộ cánh vảy, nhất là các họ bướm ngày (Rhopalocera), rất đa dạng, phong phú và độc đáo về thành phần loài, hình dáng, màu sắc, từ đó tạo nên vẻ đẹp muôn màu cho thế giới côn trùng.

Ở nước ta đã có một số các công trình nghiên cứu về bướm ngày được công bố và kết quả cho thấy bướm rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên các nhiên cứu này chủ được tiến hành chủ yếu tập chung ở Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Ở nhiều nơi và nhiều sinh cảnh khác vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.

Rừng đặc dụng cảnh quan Đray sáp thuộc Huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông là một địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh, với vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ của hệ thống các thác nước. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua ở đây ít được quan tâm, chỉ tập vào du lịch sinh thái và bảo vệ rừng và trồng rừng, còn nghiên cứu về lớp côn trùng nói chung, bộ cánh vẩy nói riêng cho đến nay vẫn chưa được các tổ chức hay cá nhân nào quan tấm đến và nghiên cứu.

<b>Từ những lí do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thànhphần loài của một số họ bướm ngày (Rhopalocera) thuộc bộ cánh vẩy(Lepidoptera) tại Rừng đặc dụng cảnh quan Dray sáp”, nhằm góp phần cung</b>

cấp thêm thông tin sơ bộ về khu hệ bướm ngày tại (RĐDCQ) Dray Sáp và góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu, cũng như tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.2. Mục tiêu</b>

Xác định được thành phần loài của một số họ bướm ngày (Rhopalocera) thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) tại Rừng đặc dụng cảnh quan Đray sáp, và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để quản lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Tình hình nghiên cứu về bộ cánh vảy trên Thế giới</b>

Trong thế gới côn trùng, bộ cánh vẩy nói chung và bướm ngày nói riêng thì từ lâu con người đã biết đến chúng. Bướm ngày đã có tác đợng tích cực đến đời sống của con người như giúp thụ phấn cho cây trồng, cũng có các tiêu cực như phá hoại. Trong lịch sử con người cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu về phân loại khoa học, sinh hoc, sinh thái cho từng loài bướm.

Ngày nay thế giới đã hiện đại hơn và ngành côn trùng học rất phát triển và số lượng các công trình nghiên cứu rất nhiều, cho thấy được sự đa dạng và phong phú của côn trùng, một số các công trình nghiên cứu về phân loại học của bướm ngày trên thế giới như sau:

Ở Châu Á có các công trình nghiên cứu như: Inayohsi (1996 – 2006) công bố danh mục tra cứu bướm ngày ở Đơng Dương, trích dẫn từ danh mục của Việt Nam, Lào, Thái lan [24].

Các công trình nghiên cứu ở châu á về bướm ngày chủ yếu là ở các Quốc gia và các vùng lãnh thổ như: Thái Lan (Pinratana, 1977 – 1988); Lào (Osada, Uémura và Uehura, 1999); Hàn Quốc (Lee, 1982); Malaysia (Corbet và Pendlebury, 1992); Philipines (Semper, 1986 – 1992); Trung Quốc (Koiwaya S, 1989 – 1996); Hải Nam – Trung Quốc (Joicey và Tailbot, 1924 – 1932); Hồng Kông – Trung Quốc (Johnton, 1980); Ấn độ, Banglades, Pakistan, Slilanka, Burma (Tailbot, 1939 – 1949) [18].

Ở khu vực này có các công trình nghiên cứu như: Mould (1977) đã có các bài báo công bố về Bướm ngày ở khu vực này [18]. Common và Waterhouse (1981) có công trình nghiên cứu về các loài duy nhất có ở Châu Úc. Parsons (1999) có công trình nghiên cứu về phân loại học và sinh học bướm ngày ở Papua New Guinea [27]. Brady (2000) có công trình nghiên cứu về phân loại, sinh học và phân bố bướm ngày ở Australia [21].

Seitz (1908 – 1925) có công trình nghiên cứu cho toàn khu vực này [29]; Có các công trình nghiên cứu như: Ackery, Smith và Van – Wright (1995),với công trình “Bướm ngày Châu Phi” ở carcacsson [19]; Lees và nnk (2003), có công trình nghiên cứu về họ bướm Giáp có trong công trình “Lịch sử tự nhiên của Madagascar” [26].

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Có một số công trình tiêu biểu như: Pennington (1978), nghiên cứu về bướm ngày ở Nam Châu Phi và bao gồm vùng phía Nam của Angola, Zambesi [18].

Nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles (384 -322 TCN) đã hệ thống hóa được hơn 60 loài côn trùng trong tác phẩm nghiên cứu của mình.

Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh năm 1745. Hội côn trùng ở Nga được thành lập năm 1859. Nhà côn trùng Nga Keppen (1882-1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập về côn trùng Lâm nghiệp trong đó đề cập đến nhiều côn trùng thuộc Bộ cánh phấn.

Seitz (1907 – 1909) là người nghiên cứu đầu của toàn khu vực châu Âu [29]. Tuzov và nnk (2000) có “Sách hướng dẫn nghiên cứu về bướm ngày của Nga và các vùng lân cận” [31].

Công trình nghiên cứu nổi bật khu vực này như: Bozano (1999 – 2002), Della Bruno và nnk (2000) nghiên cứu phân họ Satyrinae [20]; [23].

Seitz (1907 – 1924) công bố công trình “bướm ngày Châu Mỹ” [29];

Ở khu vực Châu Mỹ này có các công trình nghiên cứu về bướm như của Scott (1986) [28]; Ở vùng Trung Mỹ có công trình nghiên cứu của Godman, Salvin (1879 – 1991) [18]; Ở vùng Nam Mỹ có công trình nghiên cứu về bướm của Lamas (2004) [25], nó cung cấp khá đầy đủ các thơng tin về bướm ngày.

<b>2.2. Tình hình nghiên cứu bộ cánh vảy tại Việt Nam</b>

Tại việt Nam có các nghiên cức cũng khá sớm về bướm ngày và được tiếm hành nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX, Việt Nam là nước có bướm đa dạng và được nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu và đặc biệt là bướm ngày.

Công trình nghiên cứu bướm sớm nhất ở Việt Nam là cuốn “Công trùng Đông Dương” (Dubois et Vitalis, 1919) [22].

Kết quả điều tra côn trùng Miền Bắc Việt Nam (Viện bảo vệ Thực Vật, 1976) [32] với sự tham gia của nhà côn trùng học người Trung Quốc và Việt Nam, đã xác định 181 loài thuộc 9 họ Bướm. Và tiếp theo là công trình điều tra cơ bản về côn trùng Việt Nam từ 1960 – 1970 (Mai Phú Quí et al., 1981) [15], đã xác định danh lục 161 loài và thuộc 5 họ Bướm.

Từ những năm 1990 của thế kỉ XX có khá nhiều các công trình nghiên cứu về Bườm được thực hiện ở các Vườn Quốc Gia và Khu Bảo tồn Thiên Nhiên [1], [3], [4], [5]. Các nhà côn trùng nước ngoài nghiên cứu Bướm nhiều nhất ở Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nam là đến từ Nga, Nhật Bản, Cợng hịa Séc và mợt sớ q́c gia khác. Ở Việt Nam, các nghiên cứu và khảo sát về Bướm tập trung nhiều ở Trung tâm Nhiệt đới việt Nga Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [6]. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các tơt chức q́c tế và phi chính phủ như Quỹ bảo vệ động vật hoang dã quốc tế -Chương trình Đông Dương (WWF – IP), Tổ chức bảo tồn chim quốc tế - -Chương trình Đông Dương (Birdlife – FFI), chương trình Việt Nam – Frontier.

Những năm gần đây khu hệ bướm ở nước ta tiếp tục bổ sung từ kết quả của các nghiên cứu ở một số VQG và KBTTN. Và chủ yếu là do các nhà khoa học trong nước tiến hành công trình nghiên cứu.

Ở khu vực miền Nam Việt Nam có các công trình nghiên cứu như: ở VQG Phú Quốc, Kiên Giang (Bùi Xuân Phương, 2005) [13]; Tạ Huy Thịnh và nnk (2005) đã xác định được 72 loài thuộc 9 họ tại VQG Núi Chúa, Ninh Thuận [17].

Tại khu vực miền Bắc Việt Nam có: Ba Vì, Hà Tây (Bùi Xuân Phương et Monastyrskii, 1997) [30]; Hoàng Liên, Lào Cai (Vũ Văn Liên, 2003; Monastyrskii Hill, 1997; Monastyrskii et al., 1999) [11]; Ở KBTTN Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể (Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ, 2003) đã công bố lần lượt là 72 loại thuộc 10 họ và 98 loài thuộc 9 họ[5]; Mê Linh, Vĩnh Phúc (Thái Đình Hà và nnk, 2005) đã công bố 73 loài với 7 họ [8]; VQG Cát Bà, Hải Phòng (Đặng Ngọc Anh và Vũ Văn Liên, 2005) đã xác định được 187 loài với 10 họ [1].

Tại khu miền Trung và Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu như: Núi chúa, Ninh Thuận (Tạ Huy Thịnh et al., 2005b); Hòn Bà, Khánh Hòa (Vũ Văn Liên, 2005) [12]; Lê Xuân Huệ, nnk (2005) đã điều tra côn trùng tại KBTTN Pù Huống(Nghệ An) đã ghi nhận bộ cánh vảy có 83 loài thuộc 13 họ [10]; Lê Trọng Sơn, Vũ Đình Ba và Phạm Minh Hùng (2003) đã công bố 195 loài ở VQG Bạch Mã [15]; Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (Đặng Thị Đáp (1997) [3]; Pù Luông, Thanh Hóa (Tạ Huy Thịnh et al., 2005) [16]; Bùi Xuân Phương (2005) đã công bố 169 loài, 100 giống và 11 họ tại KBTTN Ngọc Linh (Kon Tum) [14]. Phan Huy Đồng (2010) đã công bố 115 loài bướm ngày thuộc 9 họ tại KBTTN Tà Đùng, Đắk Nông [7]. Bùi Thị Quỳnh Hoa (2010) đã công bố 137 loài bướm ngày thuộc 4 họ tại KQTTN EaSô, Đắk Lăk [9].

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU</b>

<b>3.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

<b>3.1.1. Đối tượng nghiên cứu cụ thể</b>

Bộ cánh vảy là một bộ lớn, đa dạng, phong phú với khoảng 140.000 loài và được chia làm hai nhóm bướm chính là Bướm (butteryle) và Ngài (Moth). Bướm ngày được phân biệt với Ngài là dạng bướm hoạt động về đêm ở điểm là ở chót râu không phù ra.

Bướm thuộc ngành Chân khớp (Arthoropoda), lớp Côn trùng (Insecta), Bộ cánh vảy (Lepidortera), bộ Phụ râu hình chùy (Rhopalocera).

Bướm có sự khác biệt giữa sâu non và con trưởng thành, giai đoạn không hoạt động và sau đó là sự biến đổi thành bướm, là những con trưởng thành có màu sắc sặc sỡ, hầu hết hoạt động ban ngày.

<b>3.1.1.1. Đặc điểm sinh họca) Cấu tạo và hình thái</b>

Cấu tạo bướm gồm ba phần chính: Đầu, ngực, bụng.

<i>Hình 3.1. Cấu tạo bên ngồi bướm</i>

 <b>Đầu</b>

Có đơi râu hình chùy, nằm trên đôi mắt kép lớn, dưới là cặp mơi sờ, giữa hai mảnh mơi là vịi hình ớng để hút thức ăn và khi không dùng thì nó được c̣n lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Hình 3.2 Cấu tạo đầu bướm</i>

 <b>Ngực</b>

Ngực cấu tạo gồm ba đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Ở đốt giữa và đốt cuối mang theo đôi cánh được phủ bởi vô số vảy nhỏ li ti có màu sắc sặc sỡ. vảy đôi khi là một đốm có khi là một dạng sợi giống như lông. Một số vảy khúc xạ được ánh sáng mặt trời và làm màu thay đổi khi bướm bay. Bướm có vảy xếp rất khít nhau, bướm non có số lượng vảy nhiều hơn bướm già.

Cánh bướm có một hệ thống gân, có khi cùng màu hoặc khác màu với cánh. Trong phân loại học người ta thường đánh sớ các gân này, ngoài ra cịn chia cánh bướm thành nhiều vùng và khoảng sau đó đánh số và đặt tên cho chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Hình 3.3. Vảy cánh bướm</i>

<i>Hình 3.4. Cấu tạo cánh bướm</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

 <b>Bụng</b>

Bụng là phần sau cùng của bướm có 11 đốt và cơ quan giao phối nằm ở đớt ći cùng.

<b>b) Vịng đời</b>

Bướm tḥc nhóm cơn trùng biến thái hoàn toàn nên để thành bướm thì phải qua 4 giai đoạn: Trứmg, sâu non, nhộng, con trưởng thành.

Bướm thường có tuổi đời rất ngắn. Nhưng bướm ở giai đoạn trưởng thành thường sống được tuần và có loài sống đến gần năm. Nhiều loài có giai đoạn ấu trùng kéo dài, có loài có thể ngủ trong giai đoạn trứng hoặc nhộng để tồn tại qua mùa đông.

Số lượng bướm được sinh ra tăng dần trong một năm thay đổi từ vùng ôn đới tới nhiệt đới. Bướm có thể có một hay nhiều lứa trong mợt năm.

<i>Hình 3.5. Vịng đời của bướm</i>

 <b>Trứng</b>

Trứng gồm phần vỏ cứng bên ngoài gọi là màng đệm. nhăn nheo, có một vỏ sáp chống khô trước khi trứng đủ phát trển thành ấu trùng. Trứng có một lỗ nhỏ để thụ tinh, trứng thường có hình cầu hoặc hình trứng và có kích thước khác nhau giữa các loài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Trứng bướm được đẻ trên lá cây nhờ chất dính rất nhanh khơ gắn các trứng lại với nhau, khi khô nó làm biến dạng trứng, các loài bướm khác nhau thì có cây chủ khác nhau, nhiều khi một loài có nhiều cây chủ.

Hầu hết các loài bướm thì giai đoạn trứng chỉ kéo dài vài tuần, có một số loài ở dạng ngủ đông để qua đông rét hoặc môi trường không thuận lợi. Sau đó nó sẽ nở khi gặp điều kiện thuận lợi như vào xuân.

<i>Hình 3.6. Trứng bướm</i>

 <b>Sâu non</b>

Ấu trùng hay gọi là sâu non có rất nhiều chân. Nó ăn lá của các cây chủ và dành toàn bộ thời gian của chúng để kiếm thức ăn. Hầu hết ở giai đoạn sâu non

<i>chúng ăn cây cỏ, nhưng một số loài như Spalgis epius và lyphira thì chúng lại ăn</i>

thịt. một số sống cộng sinh với kiến.

Sâu non trưởng thành trải qua rất nhiều giai đoạn, gọi là lột xác. Gần cuối của các chu kì thì ấu trùng tạo thành lớp biểu bì mà chất là từ kitin và protein, và một lớp biểu bì mới được tạo ra dưới lớp đó. Giai đoạn cuối của chu kì lột xác, biểu bì bị tách ra và lớp biểu bì mới khô rất nhanh và tạo thành mầu sắc. Cánh bướm bắt đầu phát triển ở lần lột xác cuối cùng.

Sâu bướm có 3 đôi chân ở phần ngực và 6 đôi chân phụ ở phần bụng. Các chân phụ này giúp sâu bám chặt hơn.

Ở nhiều loài sâu có thể làm đầu phồng lên như đầu rắn. Có loài có các đốm mắt giả. Một số tết ra các chất gây mùi và chất này được dùng để tự vệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Ở các cây chủ có loài có chất độc, nhưng sâu non có thể cô lập nó cho đến trưởng thành, ngoài ra giúp nó tạo ra các mùi khó chịu để thoát khỏi kẻ thù.

Ở ấu trùng ta không thể thấy cánh nhưng khi mổ ra thì ta thấy có cánh nhỏ ở đốt ngực thứ 2 và 3, chỗ mà lỗ thở được nhìn thấy rõ ràng. Cánh rất nhỏ cho tới lần lột xác ći cùng, chúng đợt nhiên thay đổi khích cỡ và lớn lên, tới gần giai đoạn phát triển thành nhộng, cánh được bọc vào lớp biểu bì là hemolymph, ban đầu nó rất miềm và dễ vỡ, nhưng theo thời gian nó vỡ ra, ấu trùng bám vào bọc ngoài của nhộng. Trong vài giờ thì cánh hình thành lớp biểu bì cứng và xâm nhập sâu vào cơ thể.

<i>Hình 3.7. Sâu bướm</i>

 <b>Nhộng</b>

Khi ấu trùng đủ lớn và hóc môn như prothoracicotropic được sinh ra. Vào thời điểm đó ấu trùng ngừng ăn và điều chỉnh cơ thể cho phù hợp với khích thước của nhợng, thường ở dưới mặt lá.

Ấu trùng biến đổi hoàn toàn thành nhộng và lột xác lần cuối cùng. Nhộng khi di chuyển được, mặc dù một số loài di chuyển nhanh các đốt bụng và phát ra các tiếng động để hù dọa kẻ thù.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong nhộng cánh hình thành cấu trúc nhỏ gọn, xếp lại từ gốc tới phần cuối trong qua trình phát triển do vậy khi d̃i ra nó hình thành kích thước của con trưởng thành.

<i>Hình 3.8. Nhộng bướm</i>

 <b>Con trưởng thành</b>

Con trưởng thành là con đã thành thục sinh dục và kết thúc quá trình biến đổi. Bướm có 4 cánh và được bao phủ bởi các vảy nhỏ. Con trưởng thành có 6 chân, nhưng ở bướm giáp đôi chân đầu bị teo nhỏ. Sau khi mới chui ra khỏi nhộng bướm chửa thể bay được cho đến khi cánh được mở ra và khô. Hầu hết các loài tiết các lưu có màu sau khi nở. Chất này có thể là màu trắng, đỏ, cam, xanh.

<i>Hình 3.9. Bướm trưởng thành</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>c) Tập tính sinh học</b>

 <b>Tự vệ</b>

Tất cả các giai đoạn của bướm đều bị đe dọa bởi động vật ăn thịt, bệnh tật, và môi trường sống, cho nên nó bảo vệ mình theo nhiều cách khác nhau.

Trong đó dùng chất độc là chủ yếu, xuất phát điểm của các chất độc đó là từ cây chủ. Trong nhiều trường hợp, những chất độc này là các chất độc của cây chủ dùng để chống lại các động vật ăn cỏ. Bướm đã tập hợp các độc tố này lại và phân tách lại để sử dụng làm chất bảo vệ cho nó. Các chất độc này có tác dụng khi đi kèm với các cảnh báo phát sáng thành màu cảnh báo ở bướm. Các dạng cảnh báo này có thể bị bắt trước nhưng hạn chế ở các con cái.

Có loài có màu trùng với lá khô và ở giai đoạn sâu thì nó đóng băng lại và mình như que củi hay cành cây khô, một số lài nhìn như phân chim, ở loài sâu có lông cứng để tự vệ, các loài khác sống thành đàn với lượng lớn.

Mợt sớ tập tính tự vệ đậu ở các cành cây cao, các đốm mắt và đuôi ở nhiều loài dùng để đánh lạc hướng kẻ thù.

 <b>Phơi nắng</b>

Vào các mùa lạnh hay các ngày sáng trời lạnh thì ta thường thấy các đàn bướm rời nơi ẩn nấp đậu vào các lá cây để phơi nắng. Các loài bướm ở vùng ôn đới thì chúng thường đậu ở rất cao và dang hết cánh ra, mợt sớ loài hướng mình về phía đơng để thu được nhiều ánh nắng hơn. Tuy nhiên đến gần trưa khi quá nắng thì chúng ẩn mình dưới tán lá, bóng râm để trốn ánh nắng mặt trời. Khi trời gần tối thì chúng lẩn trốn mình vào các bụi cây.

 <b>Di cư</b>

Ở loài bướm ta thấy một số loài di cư, có loài di cư rất xa. Đặc biệt như bướm Monarch, từ Mê hi cô tới Bắc Mỹ, có khoảng cách từ 4.000km đến 4.800km. Các chuyến di cư này gắn liền với gió mùa đã được quan sát ở bán đảo Ấn Độ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng bướm định vị sử dụng thời gian theo vòng quay mặt trời, chúng có thể thấy các ánh sáng bị phân cực cho nên chúng vẫn có thể xác định hướng trong điều kiện gió to.

Các sự di cư của bướm người ta cho rằng còn cho sự thoát khỏi các vùng khô cằn và thiếu nguồn thức ăn tới các vùng có nguồn thức ăn dồi dào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

 <b>Biến dạng theo mùa</b>

Nhiều loài bướm có hình dạng theo mùa. Và hiện tượng này được gọi biến thái theo mùa và chia ra 2 dạng là dạng mùa khô và mùa mưa. Dạng mùa khô thì khá bí ẩn để thích nghi với mơi trường, dạng mùa mưa nó thường có màu tối hơn để hấp thụ ánh nắng măt trời tốt hơn.

 <b>Các giác quan</b>

Bướm có thể cảm nhật được mùi hương trong khơng khí, gió và mật nhờ râu, khả năng cảm nhận hương vị còn được kết hợp cả chân của chúng, để xác định nơi mà nó có thể đẻ trứng, một số loài dùng các tín hiệu hóa học, các vảy và các cấu trúc khác cũng được phất triển.

Có một số loài bướm có khả năng quan sát rất tối, hâu hết đều nhạy cảm với vùng ánh sáng tử ngoại. khả năng thấy màu ở bướm chỉ chứng minh được ở một vài loài. Một số loài bướm có cơ quan có thể nghe và một số cơ quan khác phát triển có thể phát ra các âm thanh lách cách hay inh tai. ở giai đoạn nhộng có loài cũng có thể phát ra các âm thanh để dọa mợt sớ kẻ thù ḿn ăn chúng.

 <b>Trí nhớ</b>

Bướm trải qua rất nhiều giai đoạn để trường thành và kèm theo đó là hàng loạt các tập tính sinh hoạt cũng thay đổi từ nguồn thức ăn và các thói quen khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng bướm có khả năng lưu giữ một phần kí ức khi cịn là sâu non. Bằng cách rèn sâu non tránh xa một số mùi hương thì người ta thấy rằng khi trưởng thành thì chúng cũng tìm cách tránh các mùi hương đó. Các nghiên cứu về sinh cảnh và tiến hóa như lưu trữ kí ức sau sự biến thái về hình dạng có thể cho phép một bướm cái có thể đẻ trứng lên ổ của nó khi còn là ấu trùng.

<b>3.1.1.2. Đặc điểm sinh thái</b>

Bướm phân bố hầu hết khắp mọi nơi, trừ các vùng lạnh hoặc quá khô cằn thường xuyên. Các con đực của nhiều loài thường chiếm một vùng lãnh thổ, nó xua đuổi các con lạc hay các loài khác vào lãnh thổ nó. Bướm có kiểu bay rất đặc trưng có loài có kiểu bay biểu diễn nhằm thu hút bạn tình. Tắm nắng là một hoạt động thường xuyên vào các buổi sáng ngày trời lạnh, một số loài phơi nắng hoặc đậu trên cao ở những vị chí đã được chọn, có bướm hướng mình về phía đông để nhận nhiều ánh nắng hơn, có loài dang đôi cánh ra để nhận thêm lượng nhiệt của mặt trời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Thức ăn chủ yếu của bướm là mật hoa. Ngoài ra còn có thể là phấn hoa, nhựa cây, chất khoáng hịa tan, hoa quả thới… chúng ăn các chất lỏng thông qua vùi hút. Bướm bị hấp dẫn bởi natri từ các ḿi thâm chí là mồ hôi của người.

Trong tự nhiên bướm bị đe dọa bởi các động vật ăn thịt và dịch bệnh. Giai đoạn còn non chúng rất dễ bị các ký sinh trùng và các vi sinh vật tấn công và giết chết những con non, con đực, đôi khi trứng của con đực. Ngày nay con người mới là kẻ thù lớn nhất của loài bướm. Con người chặt phá các cây chủ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc diệt cỏ, trừ sâu, bắt bướm vì mục đích thương mại… Con người đầu đợc mơi trường sớng của bướm dẫn đến số lượng một số loài bướm suy giảm rất nhanh và thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên thay vào đó các loài bướm sống tại rừng thứ sinh và các thảm thực vật thưa lại phát triển.

<b>3.1.2. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên</b>

<b>a) Vị trí địa lí</b>

Khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp nằm ở phía Bắc của tỉnh Đăk Nơng giáp ranh với tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa (trung tâm tỉnh) khoảng 120 km về phía Bắc tḥc địa giới hành chính các xã Đăk Sơr, Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Tọa độ địa lý từ: 12<small>0</small>30’00” đến 12<small>0</small>33’00” vĩ độ Bắc.

107<small>0</small>52’00” đến 107<small>0</small>59’00” kinh độ Đơng. - Phạm vi ranh giới:

+ Phía Bắc giáp xã Dray Sáp và Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk và lấy sơng SêrêPơk làm đường ranh giới;

+ Phía Đông giáp với thuỷ điện Buôn Kốp thuộc địa giới hành chính xã Nam Đà và xã Bn Choăh, hụn Krơng Nơ;

+ Phía Nam giáp xã Nam Đà, hụn Krơng Nơ;

+ Phía Tây giáp đường tỉnh lợ 4, trụ Sở Công ty MTV LNN Đức Lập và khu đất giao trả cho địa phương quản lý - Thuộc địa giới hành chính xã Đăk Sơr, hụn Krơng Nơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>b) Địa hình</b>

Khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp có dạng địa hình đồi núi thấp, khá bằng phẳng, mức độ chia cắt trung bình và có xu hướng thoải dần về lưu vực Sông SêrêPôk, khu vực giáp sông SêrêPôk có địa hình chia cắt mạnh tạo thành các bờ vực sâu. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 300 - 460m, độ dốc biến đợng bình qn từ 3 - 15<small>0</small>.

<b>c) Khí hậu</b>

Rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp tḥc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm (tiểu vùng khí hậu Ib), đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khơ nóng do vậy khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10 (chiếm đến 90% tổng lượng mưa của cả năm) và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.600 - 1.700mm, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 và ít nhất là vào các tháng 1 và 2. Nhiệt độ trung bình năm là 23,8<small>0</small>C, tháng nóng nhất là các tháng 1, 2 và 3, tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng 12; Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 2.000 - 2.300 giờ; Tổng tích ơn khoảng 8.000<small>0</small>C; Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm biến động từ 3 -5<small>0</small>C, trong khi đó biên độ nhiệt ngày đêm lại rất cao, đặc biệt là vào mùa khô biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có thể lên đến 15<small>0</small>C. Đồng thời với nó là độ ẩm khơng khí trung bình cao 82%. Đợ bớc hơi mùa khô từ 14,6 - 15,7mm/ngày và độ bốc hơi mùa mưa từ 1,5 - 1,7mm/ngày.

Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là gió mùa Tây Nam và trong mùa khô là gió mùa Đông Bắc, thời điểm chuyển tiếp có gió Đông và Đông Nam, tốc độ gió trung bình là 2,2 m/s.

<b>d) Thuỷ văn và tài nguyên nước</b>

Gồm lưu vực Sông SêrêPôk, nhiều gềnh thác và hồ, khe suối nhỏ có lưu lượng nước lớn phân bố tương đối đều trên toàn bộ khu vực. Một số vùng bị ngập nước theo mùa dẫn đến cây rừng bị chết đứng, khó có khả năng phục hồi.

Mực nước ngầm khá dồi dào, tuy nhiên do hoạt động của Thuỷ điện Bn Kớp ở phía đầu nguồn nên đã giảm sút đáng kể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>e) Tài nguyên đất đai</b>

Theo tài liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 1997, kết quả điều tra bổ sung 2005 và qua khảo sát thực tế tại khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp (bao gồm cả phần diện tích quy hoạch mở rợng khu rừng tại các xã Nam Đà, Đăk Drồ và Buôn Choăh) nhận thấy trong khu vực gồm có hai nhóm đất chính:

<i>- Nhóm đất feralit nâu xám phát triển trên đá Bazan: Thành phần cơ giới</i>

nhẹ, kết cấu dạng viên, tầng đất mỏng, nghèo mùn, PH = 4,5 - 5,5; có nhiều đá lộ đầu (> 50%), cường độ chịu nén của đất khá cao, thuộc dạng đất cấp III và cấp IV. Phân bố rộng trên nhiều dạng địa hình, chiếm 63,44% diện tích khu rừng.

<i>- Nhóm đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá Phiến sét: Có tầng đất dày từ</i>

70 - 100 cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ, bề mặt có cát, nghèo chất dinh dưỡng, PH = 4 - 5, khả năng thấm và giữ nước trung bình. Phân bớ tập trung ở phía Tây và phía Tây Nam, chiếm 26,0% diện tích khu rừng (phần cịn lại là diện tích mặt nước 0,64%).

<b>f) Tài nguyên rừng</b>

Diện tích các loại đất, loại rừng khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp như sau:

<i><b>Bảng 3.1 Diện tích các loại đất, loại rừng khu rừng đặc dụng cảnh quan </b></i>

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 70,10

 <i><b>Nhận xét</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Rừng ở đây đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy và cháy rừng, khai thác gỗ trái phép, săn bắt, bẫy động vật hoang dã… đã làm giảm nghiêm trọng về mức độ đa dạng sinh học ở đây.

<b>3.1.2.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hộia) Dân số</b>

Khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp được xác định nằm trong phạm vi hành chính của 2 xã, huyện Krông Nô, đó là xã Đăk Sôr, Nam Đà, với tổng diện tích 3.539,18 ha.

Kết quả điều tra năm 2016 trong thơig gian thực tập cho thấy, tổng dân số tại địa bàn 2 xã giáp ranh khu rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp là 16.090 người (bảng 2.8), tỷ lệ tăng dân số trung bình từ 0,94 - 1,12%/năm.

<i><b>Bảng 3.2. Dân số, lao động tại 2 xã giáp ranh với khu rừng đặc dụng cảnh quanDray Sáp</b></i>

<b>Các xã giáp ranh với khu rừng đặc dụng cảnhquan cảnh quan Đray Sáp</b>

<i><b>Nguồn: UBND các xã Đăk Sôr, Nam Đà năm 2016.</b></i>

Dân số trong vùng không ổn định và biến động lớn là do các nguyên nhân: thứ nhất, là do di dân nội vùng và di dân ngoại vùng (dân di cư tự do); thứ hai, là do trình đợ dân trí thấp và kế hoạch hoá gia đình chưa được chú trọng, tỷ lệ sinh con thứ ba cịn nhiều. Sự phân bớ dân cư chịu ảnh hưởng sâu sắc của cảnh quan, hầu hết các dân tộc thiểu số sống tập trung thành từng buôn, bon ở gần suối và những nơi có nguồn nước ổn định. Dân tộc Kinh và một số hộ dân tộc khác như Tày, Nùng và Mường sống dọc theo các trục giao thơng chính, thị trấn, thị tứ.

Thành phần dân tộc tại 2 xã khá đa dạng với 9 dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 71,37%, tiếp đến là dân tộc Tày 12,34%, dân tộc Nùng 9,74%, dân tộc M’Nông (bản địa) 1,82%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tính chất đa dân tợc này có ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán cũng như thói quen sử dụng tài nguyên của từng nhóm cộng đồng. Việc ổn

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

định dân số, kiểm soát dân di cư tự do và quy hoạch đất đai nhằm ổn định dân cư đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương ở 2 xã và huyện Krông Nô.

Trong khu vực 2 xã có 10.230 lao động, chiếm 63,57% dân số. Trong đó tỷ lao động nữ chiếm đa số, hầu hết là lao động phổ thông. Lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chiếm đến 80%. Nguồn lao động trong khu vực rất dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút tham gia vào các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Tổng số thôn, bon có các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến Khu rừng là 13 thôn, bon. Trong đó xã Đăk Sôr có 03 thôn là thôn Đức Lập, Nam Cao.

<b>b) Y tế và Giáo dục</b>

Tại 2 xã đều có Trạm Y tế, có đội ngũ y bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng để phục vụ khám và chữa bệnh ban đầu cho người dân, cũng như hỗ trợ và hướng dẫn người dân thực hiện cơng tác vệ sinh và phịng dịch bệnh. Tuy nhiên một trong nhưng vấn đề khó khăn hiện nay là thiếu cán bộ y tế, chỉ có 23 cán bộ y tế (chưa có bác sỹ) và các cộng tác viên tại các thôn, bon trên tổng dân số 29.823 người; bên cạnh đó cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ ngành cịn thiếu thớn. Điều này dẫn đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng bị hạn chế đáng kể.

<i><b>Bảng 3.3. Tình hình Giáo dục tại 2 xã giáp ranh với khu rừng đặc dụng </b></i>

<i><b>Nguồn: UBND các xã Đăk Sôr, Nam Đà, năm 2016.</b></i>

Hệ thống giáo dục tại địa bàn 2 xã trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ ngành ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng cho yêu cầu công tác giảng dạy và học tập. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ngày một tăng, năm học 2015 - 2016 là 2.976 học sinh (bảng 2.9), đạt trung bình 96,5% trong đó tỷ lệ học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 28,7%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>c) Cơ sở hạ tầng</b>

Giao thông: mạng lưới giao thông trong khu vực đang được cải thiện, nâng cấp. Trong đó tuyến giao thơng chính là tún tỉnh lợ 4 có chiều dài khoảng 100 km, cơ bản đã được sửa chữa, nâng cấp và nhựa hóa 100% kết nối giữa huyện Krông Nô với huyện Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa và với huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, cũng như với các tỉnh thành lân cận đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó hệ thống giao thông nông thôn tại 2 xã cũng được cải thiện đáng kể, hiện đã có hàng chục km đường bê tông và nhựa hóa đó là nhờ sự hỗ trợ của và các Chương trình 134, 135 và Chương trình Nông thôn mới, và dự án 3EM.

Thủy lợi: hệ thống thủy lợi (hồ đập, 23,5 km kênh mương) tại địa bàn 2 xã hàng năm đều được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp. Hiện tại các công trình thủy lợi hiện có có khả năng đảm bảo cung cấp nước tưới cho khoảng trên 2.500 ha cây trồng các loại, các diện tích canh tác cịn lại chủ ́u là nhờ nước mưa hoặc được tưới từ sông suối và các giếng khoan.

Thông tin liên lạc: tại trung tâm các xã đều có trạm bưu điện văn hoá xã thực hiện dịch vụ điện thoại cơng cợng, phịng đọc báo, trao đổi thư tín. Các phương tiện thơng tin nghe, nhìn đã từng bước tiếp cận tới các thôn bon, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương.

Điện, nước: hiện có đến 95% số hộ tại địa bàn 2 xã đã được tiếp cận sử dụng điện lưới quốc gia để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Khoảng 75% dân số được sử dụng nước sạch (giếng khoan và giếng đào).

Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: hiện tại ngành tiểu thủ cơng nghiệp tại 2 xã có phát triển, nhưng cịn ở mức thấp, tuy nhiên cũng đã có một số cơ sở sản xuất kỹ nghệ sắt, nhôm, mộc dân dụng và sửa chữa nhỏ. Ngoài khu vực chợ trung tâm tại 2 xã, hầu hết ở địa bàn các thôn, buôn đều có những hộ buôn bán nhỏ, đáp ứng những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày cho người dân và thu mua các loại hàng hoá nông sản khi người dân có nhu cầu bán.

<b>c) Tình hình Kinh tế</b>

Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập phần lớn của đại đa số người dân tại 2 xã vùng giáp ranh chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), chiếm khoảng 70 - 80% tổng thu nhập. Đất canh tác nông nghiệp hạn chế, phương thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

năng xuất cây trồng còn thấp, đặc biệt là các loài cây công nghiệp dài ngày. Mặt khác, do giá nông sản trong những năm gần đây không ổn định, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn dẫn đến đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thường thiếu đói vào mùa giáp hạt.

Theo báo cáo của UBND 2 xã năm 2013 cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người/năm còn thấp, đạt khoảng 20 triệu đồng/người/năm và thay đổi tùy theo địa bàn từng xã. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại địa bàn 2 xã còn ở mức cao, lần lượt thể hiện như sau: xã Đắk Sôr là 29,07% và xã Nam Đà là 8,41%.

Kết quả điều tra đánh giá nhanh nông thôn vào tháng 10/2013 tại 2 cho thấy tỷ lệ hộ giàu, khá, trung bình, nghèo và cận nghèo thể hiện như sau:

- Nhóm hộ nghèo, mức thu nhập < 200.000 đồng/người/tháng: 13,79% - Nhóm hộ cận nghèo, mức thu nhập đến 470.000 đồng/người/tháng: 23,16% - Nhóm hộ trung bình, mức thu nhập > 850.000 đồng/người/tháng: 46,21% - Nhóm hộ khá, mức thu nhập < 1.200.000 đồng/người/tháng: 11,34% - Nhóm hộ giàu, mức thu nhập > 1.200.000 đồng/người/tháng: 5,50% Theo tiêu chuẩn nghèo quốc gia, quy định ở vùng nông thôn thì mức thu nhập bình quân người/tháng < 200.000 đồng. Tuy nhiên, trong thực tế thì mức thu nhập < 500.000 đồng/người/tháng vẫn sống rất khó khăn, như vậy thực tế số hộ nghèo tại 2 xã có tới 36,95% hộ nghèo có cuộc sống khó khăn.

Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề nghèo, đói hiện vẫn còn tồn tại cùng với người dân ở đây mặc dù đã có nhiều chương trình dự án đầu tư. Hầu hết các hộ gia đình nghèo, đói đều có diện tích đất canh tác ít, thiếu vớn để đầu tư sản x́t, gia đình đơng con nhỏ, ít lao động và sức khoẻ yếu là những nguyên nhân khiến họ nhiều năm liền không thoát ra được cuộc sống đói nghèo. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH tại địa phương nói chung và trên địa bàn quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp nói riêng.

 <i><b>Nhận xét chung về tình hình Kinh tế và Xã hội tại khu vực nghiên cứu:</b></i>

Hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư cịn dàn trải và khơng đồng bợ, hiện vẫn cịn đang ở mức thấp đã làm hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Tình hình dân cư vẫn chưa được kiểm soát, đặc biệt là đới với sớ dân di cư tự do. Tính chất đa dân tộc đã tạo ra sự đa dạng về văn hoá và các phương thức, tập quán sản xuất khác nhau, gây ảnh hưởng và áp lực không nhỏ đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương và của Ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp.

Mặt bằng dân trí nhìn chung cịn thấp, tỷ lệ hợ đói nghèo cịn cao, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ phát triển cịn chậm, các hoạt đợng sản x́t vẫn cịn mang tính tự cung, tự cấp, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi và phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Đó là những nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng suy giảm về diện tích và chất lượng rừng trong khu vực.

Các mới đe dọa từ các hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư vùng giáp ranh đến khu rừng, gồm:

- Các mối đe dọa trực tiếp: Phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn, bắn, bẫy, bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc. - Các mối đe dọa gián tiếp: Lửa rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt

động du lịch sinh thái, sinh vật ngoại lai xâm hại.

Tóm lại để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững hiện tại và tương lai, Ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Dray Sáp đẩy mạnh thực hiện giao cộng đồng quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>3.2. Giới hạn đề tài3.2.1. Thời gian</b>

Từ tháng 3 đến 5 năm 2017.

<b>3.2.2. Địa điểm</b>

Phạm vi nghiên cứu được tiến hành tại RĐDCQ Dray Sáp tḥc pham vi hành chính huện Krông Nô – Tỉnh Đắk Nông, quá trình nghiên cứu tiến hành trên các tuyến đi qua các sinh cảnh khác nhau của RĐDCQ Dray Sáp.

<b>3.3. Nội dung nghiên cứu</b>

<b>- Xác định tuyến điều tra và các đặc điểm của tuyến.</b>

- Thu thập và định danh các họ Bướm ngày tại RĐDCQ Dray Sáp. - Mô tả một số loài bướm có giá trị.

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn.

<b>3.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

<b>3.4.1. Điều tra và thu thập ngoài thực địa</b>

Sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ thực trạng rừng để xác lập các tuyến điều tra. Hệ thống tuyến điều tra được lựa chọn đại diện cho các dạng địa hình, các kiểu rừng, các dạng sinh cảnh khác nhau. Sử dụng thiệt bị định vị toàn cầu GPS để xác định toạ độ các điểm và tuyến thu mẫu

Thu bắt mẫu vật trên các tuyến điều tra bằng vợt bắt côn trùng, thời gian thu mẫu từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Mẫu vật bao gồm bướm trưởng thành, nhộng, sâu non và trứng. Điều tra thu mẫu 1 lần/ 1 tháng. Các mẫu vật được đánh số, ghi nhãn ngoài thực địa.

Trên mỗi tuyến xác định các điểm điều tra, tại mỡi điểm tính tần śt x́t hiện của các loài bướm theo công thức:

Tổng số điểm điều tra

x 100 Tần suất xuất hiện (%) =

Tổng số điểm phát hiện thấy bướm

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×