Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Mau 1 bao cao giai phap 2023 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO THỰC HIỆN GIẢI PHÁP</b>

<b>I. THÔNG TIN CHUNG</b>

<b>1. Tên giải pháp: Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho học sinh khối 12 tạitrường THPT Khánh Sơn qua phương pháp học kiến thức theo dự án (project-based learning)</b>

<i>2. Tác giả: Nguyễn Lê Thuý Quyên</i>

3. Đồng tác giả: không

4. Chủ đầu tư thực hiện: trường THPT Khánh Sơn 5. Lĩnh vực áp dụng: Môn Tiếng Anh

6. Thời gian, bắt đầu áp dụng/áp dụng thử: tháng 10/2022 7. Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: trường THPT Khánh Sơn

<b>II. ĐẶT VẤN ĐỀ: </b>

<b>1. Bối cảnh về không gian, thời gian của vấn đề </b>

Khi mà xu thế hội nhập toàn cầu đang ngày càng phát triển, khi đất nước Việt Nam ngày càng mở rộng ngoại giao quốc tế, các mối quan hệ của con người không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước mà cịn mở rộng ra môi trường quốc tế, giao tiếp xuyên quốc gia để hòa nhập vào thị trường và đời sống văn hóa của khu vực và thế giới lúc bấy giờ là một yêu cầu vô cùng cấp thiết. Ngày nay, trong giai đoạn hiện đại hóa -cơng nghiệp hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đường lối đổi mới, trong đó có nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ đối với sự nghiệp phát triển đất nước, phát triển giáo dục & đào tạo gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế. Nhắc đến ngơn ngữ tồn cầu, người ta nghĩ ngay đến tiếng Anh: đó là ngơn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (Trung quốc có số dân hơn 1 tỷ người). Các sự kiện quốc tế, các tổ chức toàn cầu cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. 1/3 dân số thế giới nói Tiếng Anh, 75% chương trình truyền hình phát bằng Tiếng Anh, 3/4 bưu kiện thư tín viết bằng Tiếng Anh, bàn phím máy vi tính là bàn phím Tiếng Anh. Ngồi ra, tiếng Anh được hơn 400

<b>triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng Tiếng Anh là</b>

ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, được dạy là mơn học chính trong trường…Đối với Việt Nam, một đất nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hố, hàng năm đầu tư rất nhiều cơng sức và tiền của cho việc học Tiếng Anh, hàng ngàn trung tâm mở ra chỉ để phục vụ cho việc dạy và học Tiếng Anh cho mọi đối tượng: trẻ em, học sinh, sinh viên, người đã đi làm, người sắp ra nước ngồi…

Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Tiếng Anh cũng là môn

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

thi tốt nghiệp bắt buộc các cấp. Nhưng thực trạng học Tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề đau đầu của các nhà làm giáo dục. Với đặc thù là một đất nước đa dân tộc, đa ngơn ngữ, việc dạy Tiếng Anh gặp khơng ít khó khăn với các em học sinh người dân tộc thiểu số bởi trước khi học Tiếng Anh, học tiếng Việt đối với học sinh (HS) dân tộc thiểu số đã là ngôn ngữ thứ hai nên không chỉ vất vả cho đội ngũ giáo viên (GV) mà ngay với chính bản thân các em. Vì thế, khi HS được học tiếng Anh, đây cũng là thử thách với các em khi đến với ngôn ngữ quốc tế trong môi trường hội nhập tồn cầu. Bên cạnh đó, do hạn chế và mặc cảm, không tự tin phát âm tiếng Anh cũng như điều kiện đi lại của các em còn khó khăn nên việc học tiếng Anh lại càng khó khăn bội phần, đa số các em cảm thấy chán nản và mất đi động lực học Tiếng Anh, từ đó dẫn đến hậu quả học sinh mất căn bản môn tiếng anh rất nhiều. Động lực là yếu tố chính dẫn đến sự thành cơng hay thất bại của bất kỳ hoạt động nào. Chúng ta đều biết rằng thành công trong một công việc, nhiệm vụ nào cần phải có động cơ. Trong việc học ngơn ngữ, nếu người học có động lực đúng đắn thì nhất định sẽ đạt được thành quả. Để xây dựng động lực cho người học đòi hỏi giáo viên áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau trong đó có phương pháp học theo dự án (project-based learning). Đây là một phương pháp được đánh giá cao bởi nó mang đến lợi ích cũng như tăng tính tự chủ, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Với nghiên cứu này nhiều giáo viên đã tìm hiểu được thực trạng động lực học tiếng Anh của học sinh và đánh giá hiệu quả cao phương pháp học theo dự án tới việc nâng cao động lực học tiếng Anh của học sinh tại trường trung học phổ thông Khánh Sơn - một trường thuộc miền núi của tỉnh Khánh Hòa, với đặc thù phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường gặp khơng ít khó khăn vì sự u thích mơn học này ngay từ khi mới bắt đầu của các em là rất thấp. Sau một thời gian công tác tại trường, tôi nhận thấy trong hầu hết mỗi tiết dạy đa phần thời lượng là do GV thực hiện việc truyền đạt kiến thức, mặt khác, đa số các em rất sợ khi phải trình bày ý kiến của mình trước lớp bằng tiếng Anh, các em trở nên thụ động và khơng có hứng thú cũng như động lực để học. Nhận thấy những tiền đề lý luận và thực tiễn nói trên, trong phạm vi

<b>đề tài nghiên cứu, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả học tiếng Anhcho học sinh khối 12 tại trường THPT Khánh Sơn qua phương pháp học kiếnthức theo dự án (project-based learning)” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho năm</b>

học 2022-2023.

Và để thực hiện được đề tài trên, sau khi đã áp dụng thay đổi nhiều phương pháp dạy và học khác nhau, tôi chọn lọc ra được biện pháp phù hợp nhất đối với điều

<i>kiện cơ sở vật chất của trường và của các em HS đó là ơn tập kiến thức dựa trên cácdự án (project-based learning). Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh khối 12 ở</i>

trường THPT Khánh Sơn và tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu đề tài này từ tháng 10/2022 cho đến đầu năm 2023. Cơ sở để đánh giá tác động là thông qua kết quả chất lượng đầu năm (bài kiểm tra trước tác động), tổng kết điểm kiểm tra sau mỗi bài kiểm tra (bài kiểm tra trước và sau tác động).

<b>2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết</b>

<b>2. 1. Hiện trạng vấn đề cần giải quyết trong thực hiện nhiệm vụ được giao</b>

Việc dạy và học tiếng Anh cho HS ở Huyện Khánh Sơn nói chung và học sinh khối 12 ở trường THPT Khánh Sơn nói riêng cịn nhiều khó khăn bởi các em khơng có phương pháp học tập hiệu quả và dài lâu, không biết cách nhớ các điểm ngữ pháp khiến cho việc học Tiếng Anh càng thêm khó khăn. Em Mấu Thị Lệ Quyên – HS lớp 12B cho biết: “Lúc còn học cấp hai, em học thuộc từ vựng trong thời gian lâu nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

vài ba ngày sau là em không cịn nhớ gì nữa. Hơm sau lên lớp học bài mới em cũng hiểu nhưng về nhà em quên mau, cứ như thế em dần khơng thích học Tiếng Anh nữa, lên cấp ba em hoàn toàn mất gốc”. Cũng như em Mấu Thị Lệ Quyên, các học sinh khác cho biết các em khó thuộc kiến thức hoặc thuộc nhưng qn ngay sau đó, dẫn tới khơng biết áp dụng vào làm các bài tập, lâu dần các em sợ học mơn Tiếng Anh và coi đó như một “nỗi ám ảnh” vì nhìn vào khơng biết nghĩa của từ cũng như cách nhận biết các dạng bài tập để làm đề kiểm tra, các em vẫn không thể học tốt môn Tiếng Anh như các môn học khác chỉ bởi vì lí do các em chưa tìm được phương pháp học đúng đắn cho riêng mình, dẫn tới kết quả thu được không cao, (thông qua 100 phiếu khảo sát ngẫu nhiên ý kiến về thực trạng học Tiếng Anh ở các em học sinh lớp 12)

<b>THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾNVỀ THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH</b>

<b>DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 12 TRƯỜNG THPT KHÁNH SƠN. </b>

(Tổng số phiếu khảo sát: 100 phiếu)

1. Các em có u thích bộ mơn Tiếng Anh hay khơng? a. Có (21/100- 21%).

b. Bình thường (32/100- 32%). c. Khơng thích (37/100- 37%).

2. Lý do điểm bài kiểm tra môn Tiếng Anh của em không cao: a. Không hiểu nghĩa của từ (8/100- 8%).

Việc học kiến thức thật sự là rất khó khăn đối với học sinh trường THPT Khánh Sơn đặc biệt là học sinh khối 12 vì các em đã đến giai đoạn cuối của q trình giảng dạy. Bên cạnh đó, đối với HS DTTS, trước khi học tiếng Anh các em đã phải học tiếng Raglai và Tiếng Việt, như vậy Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 3 đối với HS. Các em chỉ học Tiếng Anh như một môn học bắt buộc và mức độ sử dụng Tiếng Anh vào giao tiếp hằng ngày là rất hiếm khi (theo phiếu khảo sát - minh chứng 1). Do đặc điểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

học sinh của Trường THPT Khánh Sơn đa số là học sinh người dân tộc Raglai nên các em ít được tiếp xúc với Tiếng Anh hằng ngày, trình độ học thuộc và hiểu bài sau mỗi unit của các em còn hạn chế, đa số các em khơng có điều kiện và thời gian học từ, lâu dần các em mất dần căn bản từ lớp dưới. Vì vậy việc dạy Tiếng Anh cho các em nhằm đuổi kịp chương trình ngang với các học sinh khác là rất khó khăn cho GV.

<b>2. 2. Các bước thực hiện nhiệm vụ được giao khi chưa áp dụng giải pháp. </b>

Khi được phân công giảng dạy cho học sinh khối 12 tại trường THPT Khánh Sơn, cụ thể là học sinh lớp 12B, tôi nhận thấy việc học kiến thức trên lớp sau đó ơn tập kiến thức tại nhà của các em diễn ra theo trình tự:

+ Bước 1: Tiếp nhận input (nghe GV giảng bài, nhìn bài dạy minh hoạ, trình chiếu slide…)

+ Bước 2: Xử lí thơng tin, ghi chép, chú thích vào vở học tập.

+ Bước 3: Làm bài tập, ôn tập tại nhà và thực hiện nhiệm vụ được giao sau mỗi bài học.

<b>2. 2. 1. Ưu điểm của hiện trạng vấn đề đã mô tả</b>

<b>Khi học sinh học tập và ôn tập theo kiểu truyền thống, giáo viên sẽ không mất</b>

quá nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động, dự án mang tính tối ưu hố bản chất của việc học ngôn ngữ.

<b>2. 2. 2. Nhược điểm của hiện trạng vấn đề đã mô tả</b>

Ở bước thứ 3, sau khi tự ôn tập tại nhà, các em sẽ khó nhớ kiến thức lâu dài vì đặc thù môn Tiếng Anh không giống các môn khác, đã là ngơn ngữ học thì phải được thực hành và giao tiếp càng nhiều càng tốt, nhất là đưa vào các tình huống, hoặc trong

<i>các Project sau mỗi tiết học, các em sẽ có cơ hội ghi nhớ, tìm hiểu các kiến thức liên</i>

quan. Lâu dần, các em sẽ bị mất căn bản với mơn Tiếng Anh

Bên cạnh đó, việc ôn tập theo kiểu truyền thống như trên sau mỗi tiết dạy khiến cho các em mất đi hứng thú tìm hiểu bài, làm giảm ý thức học tập và sự u thích đối với mơn học này.

<b>3. Giải pháp nhằm giải quyết vấn đề gì?</b>

Vấn đề đầu tiên mà giáo viên Tiếng Anh trường THPT Khánh Sơn đang phải đối mặt là ý thức học tập của học sinh, đặc biệt học sinh khối 12. Các em mất căn bản và khơng có ý thức học rất nhiều. Dẫn đến hiệu quả giảng dạy khơng cao. Chính vì thế, nâng cao ý thức học tập và yêu thích việc học là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình chinh phục kiến thức Tiếng Anh, đặc biệt là học sinh chủ động nắm được kiến thức sau mỗi bài học. Nếu Tiếng Anh là một cơ thể hồn chỉnh thì từ vựng được ví như các tế bào cấu thành và ngữ pháp chính là bộ xương nâng đỡ và là nền tảng vững chắc của cơ thể chúng ta. Muốn cơ thể khỏe mạnh thì việc đầu tiên là phải chắc khỏe từ trong tế bào. Chính vì lẽ đó, để tiếp cận Tiếng Anh từng bước một cách dễ dàng thì việc đầu tiên phải giúp các em có khả năng nhớ kiến thức từ đó phát triển các kĩ năng và vận dụng được những gì mình đã học vào thực tế thông qua phương

<b>pháp “Project-based learning”. Việc rèn khả năng tự học tự ôn tập cần được phối</b>

hợp chặt chẽ với rèn các kỹ năng khác, tiến hành từng bước, thường xuyên để học sinh có được nền tảng vững chắc trong việc phát triển đồng thời các kĩ năng. Muốn vậy, người thầy đóng vai trị rất quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức để HS có điều

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

kiện trở thành trung tâm, tự nâng cao hiệu quả và ý thức học tập bài cũ. Việc áp dụng các phương pháp dạy và học theo dự án phải được tiết hành có kế hoạch, học sinh sẽ áp dụng làm bài tập nhóm tại nhà và trình bày trên lớp. Để đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học thì trước tiên phải đổi mới về phương pháp dạy học-phải nâng cao ý thức học tập của học sinh, là quá trình tích cực học tập của HS dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của GV, HS phải tự giác chủ động sáng tạo, HS đóng vai trị chủ đạo quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bộ môn, nhất là việc các em phải có đủ kiến thức Tiếng Anh trong giờ học, vận dụng vào trong các tình huống gần gũi trong cuộc sống hay sử dụng từ chính xác để giao tiếp bằng Tiếng Anh trong cuộc sống thực tiễn.

Từ những yêu cầu thực tế đã nêu ở trên, để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh cho HS, bản thân tôi nhận thấy phương pháp học theo dự án có tính khả thi cao, bởi chúng ta phải tìm ra được giải pháp giúp học sinh nhớ được kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Là một GV trực tiếp phụ trách giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, tôi thấy việc nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ của HS là nhiệm vụ cấp bách của mỗi giáo viên. Đặc biệt, Trường THPT Khánh Sơn có đặc thù là trường miền núi, với tỉ lệ HS KHỐI 12 cao, việc dạy và học Tiếng Anh chủ động càng phải được chú trọng.

<b>Vậy tôi mạnh dạn viết ra kinh nghiệm của riêng mình với mục đích là nâng cao hiệuquả học tiếng Anh cho học sinh khối 12 tại trường THPT Khánh Sơn qua phươngpháp học kiến thức theo dự án (project - based learning). </b>

<b>III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP1. Mục tiêu của giải pháp: </b>

Tôi chọn đề tài nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho học sinh khối 12 tại

<i>trường THPT Khánh Sơn qua phương pháp học kiến thức theo dự án (project - based</i>

<i><b>learning) với mục tiêu nâng cao hiệu quả cho các em HS khối 12, giúp các em trở nên</b></i>

yêu thích và hứng thú trong giờ học, không cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt và đồng thời những học sinh mất căn bản sẽ có hứng thú học và bắt đầu với mơn tiếng Anh ngay khi chưa quá muộn, từ đó nhớ kiến thức cơ bản để hồn thành tốt kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Bên cạnh đó, những học sinh khá hơn có thể áp dụng kiến thức vào giải các bài tập nâng cao hoặc tham gia vào các kì thi học sinh giỏi.

Học sinh khối 12 sẽ u thích mơn tiếng Anh hơn, tự giác học thêm kiến thức và có kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao hơn.

Tạo khơng khí học tập vui tươi hứng khởi trong tiết học tiếng Anh cho các em HS tại trường nói chung và cho học sinh khối 12 nói riêng.

Đưa ra giải pháp mới giúp học sinh học kiến thức, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh cho các em.

Giúp các bạn đồng nghiệp có một tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy mơn tiếng Anh cho mình.

Giúp HS nâng cao kỹ năng làm việc, thảo luận nhóm thơng qua các dự án sau mỗi tiết dạy. Tạo cho HS có đam mê với mơn học Tiếng Anh và có hứng thú, mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong giờ học.

<b>2. Mô tả bản chất của giải pháp:2. 1 Xác định giải pháp</b>

<i>Giải pháp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho học sinh khối 12 tại trường</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>THPT Khánh Sơn qua phương pháp học kiến thức theo dự án (project - based</i>

<i><b>learning) thuộc loại giải pháp tác nghiệp. Trong đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu</b></i>

về dự án chun mơn sau mỗi tiết dạy lí thuyết, nghĩa là cho các em tiến hành điều tra

<i><b>thực hiện các dự án thực tiễn sau bài học trên lớp, cụ thể ở đây là practical project -dự án khảo sát thực trạng đối tượng gắn với thực tiễn. Kết</b></i>thúcdựánngườihọcphải cho ra sản phẩm gắn với thực tiễn cụ thể. Nhằm đổi mới cách học kiến thức truyền thống của học sinh: “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ” … “Về học tập tránh lối học vẹt…học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành.

<i>Học và hành kết hợp với nhau”. Trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 có nêu</i>

rõ: mơn Tiếng Anh đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học”. Qua đó, việc thực hiện dự án cần được lồng ghép vào chương trình giảng dạy lí thuyết thơng thường để tăng tính tự giác, tích cực của học sinh. Với hình thức kết hợp này học sinh của trường sẽ nâng cao được các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm và cũng có cơ hội trải nghiệm thực tiễn, tăng tính hấp dẫn lôi cuốn học sinh với môn học học, việc dạy và học Tiếng Anh càng phải được chú trọng. Vậy tôi mạnh dạn viết ra kinh nghiệm của riêng mình với mục đích là nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho học sinh khối 12 tại trường THPT Khánh Sơn.

<b>2. 2. Các bước thực hiện2. 2. 1. Nghiên cứu lí luận </b>

- Tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa của phương pháp dạy học mới, dạy học kết hợp học theo hướng tích cực thơng qua “Project-based learning”

- Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp đổi mới dạy học và nâng cao hiệu quả học môn Tiếng Anh lượng của Bộ Giáo dục và đào tạo.

<b>2. 2. 2. Nghiên cứu thực tiễn </b>

- Khảo sát, thảo luận nhóm chun mơn. - Thiết kế một số dự án sau mỗi tiết học. - Rút kinh nghiệm qua từng dự án.

- Kiểm tra kết quả của HS để có điều chỉnh và bổ sung hợp lý.

<b>2. 2. 3. Chọn đối tượng thực nghiệm</b>

<b>a. Đối tượng nghiên cứu: HS khối 12 Trường THPT Khánh Sơn. b. Phạm vi nghiên cứu: </b>

Trong đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực thực hiện các Projects sau mỗi tiết dạy Tiếng Anh để học kiến thức cho HS.

<b>- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: HS khối 12 tại trường THPT Khánh Sơn</b>

- Giới hạn thời gian: từ tháng 10/2022 cho đến tháng 5/2023.

<b>2. 2. 4. Tổ chức dạy thực tế và quan sát, đánh giá</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Để học kiến thức chun mơn Tiếng Anh, theo trình tự truyền thống ngày xưa, Giáo viên sẽ đưa ra những ví dụ, sau đó suy ra cơng thức và quy tắc cụ thể rõ ràng cho một điểm ngữ pháp và giải thích cách sử dụng của nó thơng qua ví dụ đó. Để dạy từ vựng, các GV thường giải thích nghĩa của từ thơng qua ngữ cảnh và ví dụ là chủ yếu. Nhiều giáo viên tâm huyết còn đơn giản hóa các bài tập ngữ pháp trong sách giáo khoa cho phù hợp với đối tượng học sinh, hay suy nghĩ, tìm tịi thêm nhiều dạng bài tập liên quan đến chủ điểm ngữ pháp đó cho học sinh luyện tập. Sau đó, học sinh về học bài như bao môn học khác. Với cách này học sinh khá thụ động, chưa áp dụng tốt và thực tế. Học sinh chủ yếu chỉ ghi nhớ các công thức một cách máy móc và khơng hề suy nghĩ về nó một cách sâu sắc hơn. Về phương diện này học sinh sẽ học thuộc lịng sau đó rất dễ qn, và không phát triển được tư duy và hệ thống hóa các điểm ngữ pháp.

Tơi ln xác định mình phải làm thế nào để HS phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, giúp các em có thể học thuộc lòng các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng Tiếng Anh một cách tự nhiên, tự giác và nhớ được lâu Trước hết, người thầy phải: xác định mục tiêu, nội dung của từng đơn vị bài học, dự kiến thời gian, nguồn lực, xây dựng chương trình: nguồn kiến thức, trị chơi áp dụng, …phổ biến trước lớp, hướng dẫn các em thực hiện...

<b> Lập kế hoạch cụ thể theo sơ đồ sau:</b>

☞ Lập kế hoạch cụ thể theo sơ đồ sau:

Từ sự đặc thù riêng của mơn Tiếng Anh, qua q trình giảng dạy ngoại ngữ ở trường THPT Khánh Sơn và tìm tịi những phương pháp mới tôi nhận ra được rằng để nâng cao hiệu quả dạy và học kiến thức môn Tiếng Anh cho học sinh thì giáo viên cần

<i>vận dụng linh hoạt một số project dạy học tích cực sau:</i>

<i><b>2. 2. 4. 1 Project thiết kế “poster” minh họa sinh động để tóm tắt kiến thức</b></i>

<b>giúp học sinh hứng thú hơn với tiết revision </b>

<i><b>1. Khái quát phương pháp </b></i>

Nhằm giúp HS hiểu bài tốt hơn và có thể thuộc bài, hiểu được những kiến thức căn bản của Tiếng Anh, không mất nhiều thời gian học bài cũ ở nhà vì đặc thù mơn học này là học mọi nơi mọi lúc, học một cách chủ động, học mà như chơi. Qua đó HS sẽ đạt được mục đích cuối cùng đó là sử dụng được kiến thức ngơn ngữ đã học trong bài để áp dụng vào thực tế cuộc sống.

Kế hoạch

Giải pháp<sup>Tổ chức thực </sup><sub>hiện</sub>

Theo dõiKiểm tra

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Giải pháp thay thế: Vậy nên tôi đưa ra giải pháp đầu tiên cơ bản nhất, dễ thực</b>

hiện và khơng mất q nhiều thời gian, đó là học bằng việc thiết kế các poster minh họa sinh động để tóm tắt các kiến thức giúp học sinh hứng thú hơn với những tiết học vốn được coi là khơ khan, từ đó các em sẽ tiếp thu bài tốt hơn.

Đây là kỹ thuật nâng cao cách ghi chép và các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng hơn. Các project gồm hình ảnh trung tâm và từ ngữ minh hoạ ngắn gọn, từ hình ảnh trung tâm những chủ đề được minh hoạ bằng từ vựng và cấu trúc có quan hệ giữa các ý với nhau. Ngoài ra màu sắc, hình ảnh, kích thước, mã số có thể được sử dụng làm nổi bật và phong phú sơ đồ minh hoạ, khiến nó thêm thu hút, hấp dẫn, cá tính được sử dụng để ghi nhớ để đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ đặc biệt là sự gợi nhớ thơng tin. Tranh minh hoạ có thể ứng dụng trong nhiều bài học,

<i>trong đề tài này tôi quan tâm đến sử dụng “poster” trong việc tóm tắt kiến thức đã</i>

<b>2. Tiến trình thực hiện</b>

<i>a. Cách thực hiện: Thiết kế “poster” minh hoạ được tóm tắt qua 4 bước như sau:</i>

- Bước 1: Học sinh tóm tắt kiến thức theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên ngay tại lớp.

- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về kiến thức tóm tắt mà nhóm mình đã thiết lập.

- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện dự án về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hồn chỉnh bài học, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một tranh tóm tắt mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc cái mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng hình ảnh + từ ngữ minh hoạ ngắn gọn, dễ hiểu.

b. Tiến hành thực tế

<i>Khi giảng dạy Unit 5: Cultural identity (Tiếng Anh 12). Sau khi học xong toànbộ unit, Giáo viên tóm tắt những nội dung chính về cultural identity. Sau khi tóm gọn</i>

xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện một project tìm hiểu về văn hố của địa phương mình.

- GV giới hạn thời gian.

- Các nhóm hồn thiện sơ đồ, cử đại diện lên báo cáo, thuyết minh về những nét đặc trưng riêng của bản sắc văn hố tại địa phương mà nhóm mình đã thiết lập, có thể sử dụng từ điển và tham khảo nguồn kiến thức cũng như thông tin trên mạng, từ ngữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>- Giúp học sinh khái quát được toàn bộ nội dung kiến thức bài học về đa dạng</b>

văn hoá

- Giúp cho học sinh nắm được khái niệm các cấu trúc từ vựng trình bày các đặc trưng văn hoá

<b>II. THỜI GIAN DẠY THỰC NGHIỆM</b>

- Tổ chức: Lấy lớp học để giới thiệu tập trung; lấy tổ, nhóm để hoạt động thảo luận, làm cơ sở thực tế cho nghiên cứu.

- Phương pháp:

+ Giáo viên: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trình chiếu hình ảnh, video.

+ Học sinh: Nghe, thảo luận, trả lời câu hỏi, ghi chép ý chính.

<b>V. ĐỊA ĐIỂM: Tại phòng họcVI. VẬT CHẤT</b>

- Giáo viên: SGK, Giáo án, tài liệu dạy học, bảng phụ, giấy Ao, bút lông, nam châm, tranh ảnh.

- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, tranh ảnh, bút màu…

<b>Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI (Tiết 1)I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (03 phút)</b>

1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, nôi quy tiết học, chấn chỉnh ổn định lớp. 2. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an tồn lớp học.

<b>II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI </b>

<b>UNIT 5: CULTURAL IDENTITY</b>

LESSON 8. LOOKING BACK AND PROJECT

<b>1. Objectives: </b>

- To help Ss pronounce and revise what they have learned in unit 5. - To teach Ss some lexical items related to cultural identity.

- To give them a chance to do a small project to develop their speaking skills - To help Ss review and recognize the assimilation in connected speech. - To help Ss consolidate the use of simple past tense and past perfect tense. - To use the language, skills and information they have learnt in unit 5. - By the end of the lesson Ss are able to:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Use some key words of the cultural identity.

+ Do the exercises on present perfect tense and present perfect continuous tense.

<b>2. Skills</b>

<b>- Main skills: listening, writing and reading- Sub skill: speaking</b>

<b>3. Core competence</b>

- develop communication skills and creativity; - develop presentation skills;

- develop critical thinking skills;

- be collaborative and supportive in pair work and team work; - actively join in class activities.

- develop self-study skills.

-T informs the class the objectives: reviewing pronunciation, vocabulary and grammar.

- T reviews from and use of simple past tense and past

- T helps students to review the process of assimilation in this unit (/t, d, n/ before /k, g/; /s, z/ before /s, j/)

- T asks students to work with a partner to compare their

Individ ually

T <-->

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

9 minutes

12 minutes

8 minutes

answers. T checks answers as a class.

<b>Activity 2: Listen and repeat the sentences in 1</b>

-T plays the recording and has students listen and repeat. -T asks some students to say these sentences aloud.

<b>Activity 1: Complete the sentences with the correct forms</b>

of the words or phrases in the box

-T has students read the instructions and do the activity. -T checks answers as a class.

<b>Key: 1. preserve 2. cultural identity </b>

3. cultural practices 4. national pride 5. Solidarity 6. national costume

<b>Activity 1: Read the exchanges. Put the verbs in brackets</b>

in the present perfect or present perfect continuous. Use the passive voice if necessary.

-T has students do the activity individually first, and then compare their answers in pairs.

-T checks answers as a class.

<i><b>Key: 1. has become, have continued, has been working</b></i>

Have never seen, have worn, has even become

<b>Activity 2: Read the situation and complete Andy’s</b>

statements about himself, using repeated comparatives. -T tells students that they are going to write sentences about someone called Andy.

-T allows students to do the activity individually first, and then compare their sentences in pairs.

- T checks answers as a class.

<i><b>Key: 2. lower and lower 3. more and more difficult</b></i>

4. more and more complicated 5. More and more

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

6. less and less

<i>Work in groups of four or five. Choose one ethnic group inViet Nam. Look for information about the features thatdefine the group’s cultural identity. Then make a shortsummary on the poster, review all the special features</i>

-T has students work in groups of four or five to collect the information.

-T allows students one week to collect the information about an ethnic group, prepare a poster, and organize their presentation about the ethnic group in the next week

3. Consolidation 2 minutes

- Ask Ss to consolidate the main contents.

<i>- Ask Ss: What have you learnt today? What can you do now?</i>

T <--> Ss 4. Homework

1 minute

- T asks Ss to learn the structures and vocabulary. - Prepare for the next lesson.

T <--> Ss

<i><b>* Evaluation: Ss knew the way to conduct the information in their topic. </b></i>

d. Kết quả của việc sử dụng phương pháp

Qua việc tìm hiểu, hồn thiện, tạo sơ đồ tóm tắt các nét văn hố đặc trưng của Việt Nam, học sinh sẽ nắm và ghi nhớ bài học bền vững hơn bởi các em vừa được nghe, vừa được nhìn thơng qua các hình ảnh, vừa được kết hợp với các hoạt động như thảo luận nhóm, báo cáo, thuyết trình, đồng thời học sinh huy động được, phát huy được các năng lực tư duy: khái quát, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, xử lý các thông tin, huy động kĩ năng tra cứu từ vựng, ghi chép...

<i><b>Một số hình ảnh được triển khai tại lớp thực nghiệm</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng tranh ảnh minh họa sinh động sau mỗi giờ học</b></i>

để giới thiệu các vấn đề ngữ pháp có làm nâng cao kết quả học tập cho học sinh không?

<i><b>Giải thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng tranh ảnh minh họa sinh động để tóm tắt</b></i>

các kiến thức sẽ làm nâng cao hiệu quả và hứng thú tìm tịi sáng tạo trong học tập cho học sinh khối 12 trường THPT Khánh Sơn.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×