Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chin lc cam kt va m rng bill clint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.38 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Chương 2. Chính sách của Hoa Kỳ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh dưới nhiệm kỳ Tổng thống Bill Clinton (1993 – 2000) </b>

<b>1. Bối cảnh</b>

<b>1.1.Bối cảnh quốc tế</b>

Bất cứ một chính quyền nào khi đề ra chính sách cũng đều phải xem xét những biến động của mơi trường chính trị, an ninh và kinh tế quốc tế tại thời điểm đó, chính quyền Bill Clinton cũng khơng phải nằm ngồi quy luật này.

Trật tự thế giới hai cực – một hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông – Tây khốc liệt kéo dài gần nửa thế kỷ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cùng với sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới kéo theo sự khủng hoảng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, những sự kiện này làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới, cơ cấu địa – chính trị và sự phân bố quyền lực tồn cầu bị đảo lộn. Trật tự thế giới hai cực chấm dứt, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất với sức mạnh vượt trội cả về kinh tế, chính trị và quân sự trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.

Trong bối cảnh đó, trên thế giới diễn ra những thay đổi có tính chất xu thế đan xen nhau phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Hịa bình, hợp tác phát triển trở thành một xu thế lớn trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình cải thiện quan hệ giữa các nước được thúc đẩy, hình thành nhiều phương thức hợp tác, liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển. Các quốc gia độc lập, có chủ quyền nỗ lực vươn lên khẳng định vị thế là những chủ thể có vai trị ngày càng tăng trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Ý thức độc lập tự chủ, tự cường quốc gia, tự cường khu vực của các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển cũng trỗi dậy mạnh mẽ.<small>1</small>

Hơn nữa, môi trường an ninh toàn cầu sau chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục trở nên không chắc chắn, hàng loạt cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên

<small>1 class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

xảy ra ở nhiều nơi. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu khơng có sự hợp tác đa phương.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới phát triển nhanh, nền kinh tế thế giới đang trong bước chuyển sang kinh tế tri thức và xu thế này cũng khơng cịn là vấn đề riêng của các nước phát triển. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, mang tính hai mặt vừa tích vừa tiêu cực, đang lơi cuốn hầu hết mọi quốc gia, bất luận ở trình độ phát triển nào, tham gia vào quá trình này. Tồn cầu hóa kinh tế với sự phổ biến nền kinh tế thị trường trên cấp độ toàn cầu diễn ra cùng với các q trình tự do hóa kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế kinh tế khu vực, song phương và đa phương.

Trong điều kiện cách mạng khoa học cơng nghệ và tồn cầu hóa, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn làm thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch về thực lực kinh tế giữa họ. Quan hệ giữa các nước lớn thay đổi nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng chuyển sang tự tìm kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xung đột mang tính chất đối kháng. Các nước lớn, nhất là sau sự kiện 11/9/2001 đều tiến hành điều chỉnh chiến lược và chính sách một cách linh hoạt, coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc tế có lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, tập trung phát huy nội lực làm nền tảng của sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm duy trì, mở rộng ảnh hưởng, giành giật lợi ích về nhiều mặt. Cùng với việc phải đối phó với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới, Mỹ còn đứng trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu vực trên thế giới có ảnh hưởng đển lợi ích thiết yếu của Mỹ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa xuyên quốc gia. Mặt khác, quá trình triển khai chiến lược tồn cầu của Mỹ đối với phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới sau chiến tranh lạnh diễn ra không như Mỹ dự kiến. Các nước xã hội chủ nghĩa không chỉ tiếp tục đứng vững, mà còn giành được nhiều thành tựu quan trọng trong cải cách, đổi mới và nâng cao vị thế quốc tế. Làn sóng cánh tả lan rộng ngay tại khu vực Mỹ Latinh vốn được coi là “sân sau” của Mỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Những biến động của tình hình nước Mỹ và quốc tế như đã nêu vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi, vừa đưa lại nhiều khó khăn, thách thức đối với chính quyền Tổng thống Bill Clinton trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu.

<b> 1.2. Bối cảnh trong nước </b>

Tuy có nhiều ưu thế nổi trội về kinh tế, chính trị, quân sự nhưng nước Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn nội bộ, sức mạnh bị suy giảm nặng nề do phải chạy đua vũ trang, Them vào đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai chính sách của Hoa Kỳ với các nước lớn sau chiến trạnh lạnh dưới thời tổng thống Bill Clinton. Đặc biệt, bước sang thế kỷ 21, nước Mỹ phải gánh chịu tổn thất lớn từ thảm họa tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Sự kiện này đặt nước Mỹ đứng trước thách thức lớn của vấn đề an ninh phi truyền thống. Hơn nữa, các cuộc chiến do chính quyền Mỹ phát động nhân danh chống khủng bố quốc tế ở Afghanistan và nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt ở Iraq đang làm phân hóa nội bộ nước Mỹ bởi sự hao tổn nguồn lực tài chính, con người và nguy cơ bị sa lầy.

<b>1. Chiến lược Can dự và Mở rộng 1.1. Mục tiêu của chiến lược </b>

Chiến lược Can dự và mở rộng của Mỹ được triển khai ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã xác định rõ mục tiêu vươn lên làm bá chủ thế giới. Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, nước Mỹ nhiều lần điều chỉnh chiến lược toàn cầu, mà nội dung trọng tâm là làm thế nào để ngăn chặn ảnh hưởng và đi đến thủ tiêu chủ nghĩa cộng sản, địch thủ số một cản trở tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ. Các đời tổng thống Mỹ, dù thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, kể cả dưới thời Tổng thống Bill Clinton từ 1993 đến 2001 đều khẳng định mục tiêu chiến lược bao trùm trong các chính sách của mình là duy trì và củng cố vị trí siêu cường duy nhất, xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của nước Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chiến lược tồn cầu xun suốt, mang tính nhất qn, lâu dài và trở thành bá chủ thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Đầu năm 1993, Bill Clinton nhậm chức tổng thống, trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố: “...ngày hôm nay chúng ta cầu cho kỷ nguyên bế tắc, trôi dạt sẽ ra đi và cho một mùa đổi mới trên đất nước Hoa Kỳ bắt đầu. Để thay đổi nước Hoa Kỳ, chúng ta cần phải cả gan và dám làm những gì mà các thế hệ trước chưa làm...”. Sự thay đổi mà Tổng thống Bill Clinton nói đến là phải phục hồi sự phát triển của nền kinh tế và thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo. Để đạt được điều đó, chính quyền Clinton tập trung xây dựng chiến lược toàn cầu mới thay cho chiến lược “Vượt lên ngăn chặn” khơng cịn phù hợp nữa. Sau nhiều lần điều chính bổ sung chính sách, tháng 7/1994, chính quyền Clinton cơng bố chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Chiến lược này vùa có tính chất kế thừa những ý tưởng của Bush, lại vừa điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của nước Mỹ và tình hình thế giới đang chuyển biến phức tạp trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20 với những mục tiêu chính sau: Ra sức củng cố và phát huy sức mạnh mọi mặt của Mỹ ở trong nước cũng như trên thế giới; tập trung sức mạnh chấn hưng nền kinh tế Mỹ; bảo vệ an ninh và các chiến lược của Mỹ trên thế giới; chống lại mọi hiểm họa đối với Mỹ, xây dựng trật tự thế giới mới, bảo đảm “sự lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới” và “Mỹ có vai trị lãnh đạo toàn cầu”; mở rộng và phổ biến mọi giá trị của Mỹ ra thế giới và ngăn chặn không để xuất hiện mọi đối thủ cạnh tranh với Mỹ trong thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh” và đang cịn những phức tạp mà Mỹ phải đối phó.

<b>1. Nội dung chiến lược</b>

Cũng như chiến lược “Vượt lên ngăn chặn” của Tổng thống Bush (Cha) năm 1989, một trong những cơ sở để xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ là phải xác định rõ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực quan trọng chủ chốt của bối cảnh quốc tế mới. Ban đầu chính quyền Bill Clinton vạch ra chiến lược mới là “Chiến lược mở rộng” sau đó bổ sung thêm nội dung quan trọng “Cam kết” và gọi chung là chiến lược “Cam kết và mở rộng’. “Mở rộng” có nghĩa là mở rộng cộng đồng tự do các nền dân chủ thị trường trên thế giới. “Cam kết” ở đây có thể được hiểu là Mỹ vẫn cần tham gia vào các vấn đề quốc tế, khơng chỉ tham gia mà cịn lãnh đạo, khơng những phải can

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thiệp mà cịn đi đầu. Bởi lẽ chính quyền Mỹ cũng nhận thấy trong thế giới công nghệ thông tin cực kỳ nhanh nhạy như hiện nay, xu thế nhất thể hóa kinh tế khu vực và tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới tăng lên, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn. Đây là lý do khiến Mỹ đưa ra chính sách “Cam kết và mở rộng”.<small>2</small>

Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính quyền Bill Clinton có những nội dung chính như sau:

<i>Thứ nhất, củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó Mỹ là hạt nhân.Thứ hai, khuyến khích và ủng hộ sự giải phóng ở các nước thù địch với dân chủ và thị</i>

<i>Thứ ba, khuyến khích và củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế thị trường ở</i>

mọi nơi có thể, đặc biệt là ở các nước có tầm quan trọng đặc biệt và cơ hội đặc biệt.

<b>2. Triển khai chiến lược</b>

Để thực hiện tốt chiến lược này, chính quyền Bill Clinton đã sử dụng tổng hợp các biện pháp về kinh tế, quân sự, ngoại giao . Trong đó dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, an ninh và dân chủ, nhân quyền.

<i>Về kinh tế, Mỹ xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để củng cố vị thế siêu</i>

cường số một và lãnh đạo nền kinh tế thế giới. Đây chính là mục tiêu số một trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mỹ. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, Mỹ đã thực hiện các biện pháp sau:

Chính quyền Clinton tham gia điều tiết kinh tế, thúc đẩy, phục hồi và tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp là gia tăng đầu tư, ổn định lãi suất thấp, đào tạo công nhân có tay nghề. Mặt khác, thúc đẩy ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Mỹ cũng cắt giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu và tăng thuế; đặc biệt coi trọng

<small>2 class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

phát triển kinh tế đối ngoại; thúc đẩy chính sách tự do hóa thương mại nhằm giữ vững vị trí siêu cường trong nền kinh tế thế giới. Đồng thời thực hiện chiến lược “xuất khẩu quốc gia”, mở cửa thị trường nước ngoài như Nhật Bản, EU cho hàng hóa Hoa Kỳ.

Một biện pháp không thể thiếu nữa là thúc đẩy nhất thể hóa xu thế tồn cầu hóa kinh tế và thương mại hóa thơng qua xúc tiến các vịng đàm phán thương mại như vòng đàm phán Uruguay, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ nhằm mở rộng buôn bán với thế giới mang lại lợi ích cho Mỹ. Chi phối các tổ chức kinh tế thương mại thế giới như WTO, APEC, NAFTA. Thúc đẩy cơ chế tự do buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chi phối và kiểm soát các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB và sử dụng các chính sách tài chính của Hoa Kỳ để buộc các nước mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ thâm nhập vào thị trường. Xây dựng các định chế tài chính phù hợp với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp Mỹ. Dùng đầu tư, viện trợ kinh tế để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế, tiền tệ cho các nước. Đây là con bài và công cụ để khống chế các nước, buộc các nước phải thay đổi chính sách kinh tế có lợi cho Mỹ.

<i>Về qn sự, Chính quyền Clinton thúc đẩy ổn định khu vực có lợi cho Mỹ chủ</i>

yếu là bằng các hoạt động của quân đội Mỹ đóng ở nước ngồi, cùng với qn đội của các đồng minh tham gia vào giải quyết các cuộc xung đột; ngăn chặn xâm lược, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đối phó với các nước Vùng Vịnh, Đơng Bắc Á và các khu vực khác vì lợi ích quốc gia của Mỹ. Đồng thời duy trì sự có mặt về quân sự của Mỹ ở các khu vực quan trọng, nhất là ở hai khu vực chiến lược là Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, mỗi khu vực có khoảng 100000 quân cùng với các hệ thống căn cứ quân sự cần thiết.

<b> Để duy trì ảnh hưởng của mình cũng như đối phó với mối đe dọa, chính quyền</b>

Clinton đã can thiệp vào Somalia khi để tái lập trật tự, thực hiện nhiệm vụ hồ bình và hỗ trợ nhân đạo. Chính quyền Clinton cũng gửi quân tới Haiti để chấm dứt tình trạng bạo loạn, khôi phục chế độ Jean-Bertrand Aristide vào năm 1994. Sang năm 1997,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

quân đội Hoa Kỳ lại được cử tới Kosovo để ngăn chặn những cuộc bạo loạn về sắc tộc. Hoa Kỳ cũng nhiều lần cho quân đột kích vào Iraq nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein với lý do vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và âm mưu ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush. Trong giai đoạn này, chính quyền Clinton cũng thúc đẩy cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine đưa đến việc ký kết Thỏa thuận hịa bình Oslo.

Về ngoại giao,trong đại chiến lược Hoa Kỳ coi trọng chính sách của mình đối với các khu vực, nhất là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính quyền Clinton muốn xây dựng một “Cộng đồng Thái Bình Dương mới” (Lord, 1993), trong đó nhấn mạnh vào 3 mục tiêu: tiếp tục cam kết về mặt quân sự của Hoa Kỳ đối với khu vực; ủng hộ những nỗ lực lớn hơn nữa nhằm đối phó với việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thúc đẩy các cuộc đối thoại mới về hàng loạt những thách thức an ninh chung; và ủng hộ dân chủ và các xã hội mở cửa hơn ra toàn khu vực” (Clinton, 1993). Để thực hiện chiến lược đó, Hoa Kỳ tăng cường hợp tác cả với khu vực Đông Nam Á. Đồng thời cũng coi trọng vai trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trên trụ cột an ninh. Điều này được thể hiện rõ nhất trong Chiến lược An ninh quốc gia Can dự và Mở rộng (NSS) công bố năm 1994 (The White House: 1994), trong đó tuyên bố rằng: Khi nghĩ về châu Á, chúng ta cần phải nhớ rằng an ninh là trụ cột đầu tiên của Cộng đồng Thái Bình Dương mới (Clinton, 1993). Là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có nhiều lợi ích chiến lược tại đây. Để ngăn ngừa một cuộc xâm lược tại khu vực và để bảo vệ những lợi ích riêng của nước mình, Hoa Kỳ cần phải duy trì một sự hiện diện tích cực và tiếp tục vai trị lãnh đạo của mình (Clinton, 1993). Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, mặc dù NSS1994 được coi là chiến lược an ninh toàn diện nhất của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh song nội dung của chiến lược này vẫn khá chung chung và rời rạc. Chính điều này đã khiến các nước châu Á có sự nhầm lẫn về các mục tiêu an ninh của Hoa Kỳ tại châu Á. Để làm rõ hơn các mục tiêu của mình tại châu Á, Bộ Quốc phòng nước này đã đưa ra một chiến lược mới có tiêu đề Chiến lược của Hoa Kỳ dành cho khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương. Chiến lược này còn được gọi là Báo

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cáo Chiến lược Đông Á (EASR) hoặc Báo cáo Nye1 , 1 bởi nó là sáng kiến của Joseph Nye, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh quốc tế. 16 Thông tin Khoa học xã hội, số 12.2021 trong đó cụ thể hóa 14 mục tiêu về an ninh của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh tới việc tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc; lôi kéo Trung Quốc và ủng hộ sự hịa nhập mang tính xây dựng của nước này vào cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác với Nga, ASEAN; khuyến khích việc xây dựng đối thoại về an ninh ở tiểu khu vực Đông Bắc Á; ủng hộ các nỗ lực của các nước về dân chủ, nhân quyền (US Department of Defense, 1995). Sự can dự của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục được củng cố với “Chiến lược an ninh của Hoa Kỳ đối với khu vực Đơng Á -Thái Bình Dương” hay cịn gọi là “Báo cáo Đông Á” và “NSS dành cho Thế kỷ mới” do Bộ Quốc phịng Hoa Kỳ cơng bố năm 1998. Với chính sách n ày, Hoa Kỳ đã ủng hộ sự thành lập Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), tăng cường quan hệ song phương với các nước Đông Nam Á về mặt quân sự để tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực

<i><b>5. Kết Quả</b></i>

<i> Sau Chiến tranh Lạnh, đại chiến lược của Mỹ bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy của</i>

Trung Quốc, vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân và các nhóm khủng bố hồi giáo cực đoan. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Mỹ triển khai chiến lược “Can dự và Mở rộng”. Chiến lược này dựa trên ba trụ cột chính là kinh tế, an ninh và dân chủ, nhân quyền. Một trong những mục tiêu trong “đại chiến lược” của Hoa Kỳ trong thời kỳ này là ngăn ngừa sự nổi lên của một liên minh hoặc bá quyền mang tính thù địch tại khu vực. Để thực hiện chiến lược đó, Hoa Kỳ tăng cường hợp tác cả với khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng coi trọng vai trò của khu vực châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là trên trụ cột an ninh. Mỹ muốn thiết lập một “cộng đồng Thái Bình Dương mới” tại khu vực

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>KẾT LUẬN</b>

Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính quyền Bill Clinton xoay quanh 3 trụ cột chính là an ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, thực chất là mưu đồ bá quyền của Mỹ nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ trên toàn cầu. Chiến lược đó có tham vọng rất lớn khác hẳn với những tham vọng trước đây của Mỹ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ vượt lên làm lãnh tụ các nước phương Tây, cùng với các nước đồng minh tư bản chủ nghĩa bao vây và tiến công Liên Xô và

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

các nước Xã hội chủ nghĩa, nay trong tình tình mới, Liên Xơ tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, hi vọng vươn lên trở thành lãnh tụ toàn cầu với nhiều thủ đoạn và biện pháp mới. Mỹ cho rằng “sự lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới hiện nay là quan trọng và cần thiết hơn bất kỳ thời kỳ nào trong q khứ...Nếu khơng có vai trị lãnh đạo và cam kết của Mỹ, thì những mối đe dọa sẽ phát triển thành ung nhọt và những cơ hội của Mỹ sẽ thu hẹp đi. Mỹ có vai trị lãnh đạo toàn cầu để kiến tạo các quan hệ chính trị ổn định và thương mại mở cửa. Mỹ phải là “cường quốc kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới”.

Tham vọng của Mỹ là rất lớn, thế nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Chắc chắn nhân dân tồn thế giới khơng thể chấp nhận tham vọng đó của Mỹ. Bản thân nước Mỹ cũng có nhiều mâu thuẫn giữa phái “diều hâu” và phái “bồ câu” trong giới cầm quyền đó; mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị với các tầng lớp nhân dân lao động Mỹ; mâu thuẫn giữa ý muốn khuyếch trương quá mức với giới hạn thực lực có hạn của Mỹ trên thế giới. Sự thật là trong cuộc cạnh tranh toàn cầu lớn đã xuất hiện những xu hướng bất lợi cho Mỹ. Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng thu được nhiều kết quả nhưng vẫn cịn nhiều mặt hạn chế và khơng được như mong đợi.

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<i>1. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế</i>

<i>kỷ XXI (Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, 2006), tr. 15.</i>

<i>2. William J. Clinton, Chiến lược an ninh Quốc gia: Sự cam kết và mở rộng </i>

<i>1995-1996 (Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia, 1997, tr. 23.</i>

3. Thơng tấn xã Việt Nam, “Chiến lược an ninh quốc gia của Hợp chủng quốc

<i>Hoa kỳ 2006”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 8-9/2006.</i>

</div>

×