Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 62 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>PHẦN 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA </b>
<b>VINAMILK VIỆT NAM... 6 </b>
<b>MỞ ĐẦU ... 6 </b>
1. Tính cấp thiết của đề tài ... 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ... 7
6. Đối tượng tiêu dùng ... 9
<b>CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ... 9 </b>
1. Tiêu chuẩn về trang trại ... 9
a. Quy mô ... 9
b. Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ... 10
c. Kết quả đạt được khi áp dụng hệ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ... 11
2. Nguyên liệu đầu vào ... 11
a. Từ hộ nông dân – các nhà máy ... 12
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">5. Hoạt động quản lý chất lượng của công ty Vinamilk ... 19
CHƯƠNG 3: ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG <b>TY VINAMILK ... 24 </b>
1. Ưu điểm ... 24
2. Nhược điểm ... 24
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY TRÌNH QUẢN <b>LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VINAMILK ... 24 </b>
<b>PHẦN 2 : TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG NGÀNH NƠNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ... 25 </b>
<b>MỞ ĐẦU ... 25 </b>
1. Tính cấp thiết của đề tài ... 25
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 26
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 27
4. Phương pháp nghiên cứu ... 27
5. Kết cấu đề tài ... 27
<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM ... 27 </b>
<b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM ... 29 </b>
2.1 Thị trường sản xuất bà tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam ... 29
2.1.1 Thực trạng tình hình sản xuất nông sản Việt Nam ... 29
2.1.2 Mức tiêu thụ của các mặt hàng nông sản chủ lực ... 31
2.2 Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam ... 32
2.2.1 Quy mô và giá trị xuất khẩu của những nông sản chủ lực ... 32
2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam ... 33
2.3 Khó khăn của thị trường xuất khẩu nơng sản ... 33
2.3.1 Khó khăn trong hoạt động sản xuất nông sản ... 33
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">2.3.2 Khó khăn trong hoạt vận chuyển ... 35
2.4 Thực trạng của thị trường nhập khẩu nông sản ... 35
2.4.1 Quy mô và giá trị nhập khẩu nông sản Việt Nam ... 35
2.4.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam ... 37
2.5 Khó khăn của thị trường nhập khẩu nơng sản ... 37
2.6 Chất lượng nông sản và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản ... 38
2.6.1 Chất lượng nông sản ... 38
2.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nông sản ... 38
2.7 Quản lý chất lượng nông sản ... 46
2.7.1 Quản lý chất lượng nông sản trong sản xuất ... 47
2.7.2 Quản lý chất lượng nông sản sau thu hoạch ... 47
2.7.3 Quản lý chất lượng nông sản trong chế biến ... 47
2.7.4 Một số phương pháp quản lý chất lượng ... 47
2.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản ... 48
2.8.1 Yếu tố giống cây trồng ... 48
2.10.1 Điểm mạnh của thị trường nông sản Việt Nam ... 52
2.10.2 Điểm yếu của thị trường nông sản Việt Nam ... 53
2.10.3 Cơ hội đối với thị trường nông sản Việt Nam ... 54
2.10.4 Thách thức đối với thị trường nông sản Việt Nam ... 56
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NÔNG SẢN <b>VIỆT NAM ... 58 </b>
3.1 Chính sách của Nhà nước ... 58
3.2 Chính sách cho doanh nghiệp ... 59
<b>KẾT LUẬN ... 59 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>PHẦN 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM </b>
<b>MỞ ĐẦU </b>
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý chất lượng sản phẩm là hoạt động quan trọng không kém các hoạt động khác trong q trình đưa sản phẩm ra thị trường.Cơng ty luôn chú trọng đầu tư,đổi mới thiết bị công nghệ ở tất cả các khâu:nguyên liệu,chế biến,thành phẩm bảo quản và vận chuyển..công ty luôn đảm bảo sản phầm đạt chất lượng cao được khách hàng tin cậy.Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và HACCP.Điều này đảm bảo rằng công ty luôn đề cao chất lượng quản lý,quy trình bởi một hệ thống quản lý tốt,,quy trình tốt sẽ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao,sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngồi nước từ đó giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam.Ở các nhà máy có các phịng “KCS” chịu trách nhiệm kiểm tra các công đoạn nguyên liệu đầu vào từng giai đoạn của quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng được phân tích các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn.Thông qua việc nghiên cứu “ Quy trình quản lý chất lượng tại công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam” chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của quy trình từ đó có thể đưa ra biện pháp khắc phục và những cải tiến để công ty phát triển hơn trong tương lai 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Từ hệ thống quản lý chất lượng của công ty,tơi có thể đưa ra những quan điểm cá nhân về ưu điểm,khuyết điểm công ty đang đối mặt từ đó đưa ra những biện pháp cải tiến khắc khục
Nhiệm vụ: Nghiên cứu về quy trình quản lý chất lượng của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Quy trình quản lý chất lượng tại công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Phạm vi nghiên cứu: Những quy trình,phương pháp quản lý chất lượng của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá từ những sự kiện đã xảy ra trong thời gian trước trên các trang thơng tin chính thức. Ngồi ra cịn tham khảo các đánh giá, nhận xét ở các trang báo uy tín. Thu thập số liệu, thống kê và đưa ra nhận xét
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,phụ lục phần nội dung tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Chính sách chất lượng
Chương 2: Quy trình quản lý chất lượng
Chương 3: Ưu nhược điểm trong quy trình quản lý chất lượng của Vinamilk Chương 4: Giải pháp khắc phục những hạn chế trong quy trình quản lý chất lượng của Vinamilk
<b>CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG </b>
Chính sách chất lượng của cơng ty Vinamilk là ln thoả mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh theo luật định.
<b>1. Mục tiêu chất lượng: </b>
Mục tiêu của Vinamilk là nâng tầm chất lượng quốc tế các sản phẩm sữa, từ đó tạo cơ hội cho trẻ em Việt Nam được sử dụng sản phẩm dinh dường không thua kém sản phẩm sản nước ngoài với giả cả hợp lý.
Không ngừng phát triển quy mô và tầm vóc, thực hiện mục tiêu phủ hàng đến tận các xã phường trên toàn quốc.
<b>2. Vinamilk cam kết để thực hiện được chính sách: </b>
“ Trang thiết bị hàng đầu, phịng thí nghiệm, máy móc, cơng nghệ hiện đại bậc nhất. Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dương tốt nhất, hoàn hảo nhất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chặt chíu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tâm lòng".
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>5. Sản phẩm </b>
Đặc điểm: thơm ngon, cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu ( chất béo, chất đạm, vitamin A, D3, canxi, sắt, kẽm,…, giải khát, trung hòa chất độc trong cơ thể.
Phân loại: sữa nước Vinamilk có đường, không đường, hương vani, socola, dâu, sữa chua,…
=> Sự phong phú về hương vị giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm của Vinamilk, tăng hứng thú và tránh sự nhàm chán, mẫu mã đa dạng ( có đường, không đường,..) giúp Vinamilk tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
<b>6. Đối tượng tiêu dùng </b>
Mọi đối tượng ( trừ những đối tượng dị ứng với các thành phần trong sữa), trẻ em dưới 18 tháng tuổi, những người có vấn đề về đường ruột).
=> Đối tượng chủ yếu: người già, người bệnh và trẻ em
<b>CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1. Tiêu chuẩn về trang trại </b>
<b>a. Quy mô </b>
Khởi đầu bằng việc mua lại Trung tâm nhân giống Bò sữa - Bò thịt cao sản Phú Lâm (Tuyên Quang) và thành lập Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa Việt Nam vào cuối năm 2006. Hơn 30 năm tính từ khi bắt tay vào phát triển chăn ni bị sữa, đến nay, Vinamilk hiện sở hữu 12 trang trại quy mô, tổng đàn bò quản lý và khai thác sữa đạt xấp xỉ 150.000 con, giúp cung ứng cho thị trường trên 1.000 tấn sữa tươi nguyên liệu/ngày.
Tiêu biểu:
+ Được Vinamilk đầu tư hơn 1.200 tỉ đồng (tương đương 50 triệu USD) để xây dựng, Trang trại bò sữa tại Tây Ninh là "resort" lý tưởng của hơn 8.000 bị, bê sữa với diện tích đồng cỏ lên đến hơn 500ha. Đây cũng là trang trại tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 trong tất cả các khâu quản lý và chăn ni bị sữa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">+ Trang trại bò sữa Vinamilk Organic tại Đà Lạt là trang trại đạt Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên của Việt Nam tại thời điểm khánh thành vào năm 2017 là 1.000 con, cung cấp nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm sữa tươi, sữa chua Organic của Vinamilk với quy mô 500 con và gần 140ha.
Cũng theo lộ trình đã vạch ra, Vinamilk sẽ tiếp tục hoàn thành giai đoạn 1 của Tổ hợp "resort" bò sữa Organic trên cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào), với tổng số đàn bò là 24.000 con. Dự kiến sang giai đoạn 2, Vinamilk sẽ nâng quy mơ đàn bị lên 100.000 con, trang trại bò sữa tại Quảng Ngãi có tổng diện tích rộng hơn 90ha, quy mơ 4.000 con với đầu tư ban đầu đến 700 tỉ đồng.
<b> b. Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO </b>
<b>9001:2008 </b>
Tất cả các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác và bảo quản sữa của Trang trại đều theo quy trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc rõ ràng, đồng thời mọi nhân viên đều được đào tạo trước khi đảm nhận công việc. Hệ thống chuồng trại chăn ni bị sữa được Vinamilk đầu tư xây dựng theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới, như:
• Hệ thống được áp dụng cơng nghệ chống nóng bằng tơn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt.
• Hệ thống cào phân tự động.
Hệ thống máng uống tự động.
• Hệ thống quạt làm mát trong chuồng.
Các ô nằm nghỉ cho đàn bị được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển, đảm bảo chân móng của chúng ln sạch sẽ và khơng bị nhiễm bệnh. Các ô chuồng và nơi nằm nghỉ của đàn bò được trang bị hệ thống chối gãi ngứa tự động.
Mỗi con bò được đeo một con chip điện tử dưới cổ để nhận dạng qua hệ thống Alpro hiện đại do Delaval cung cấp. Những chíp điện tử này giúp kiểm tra lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và bò bệnh để Bác sỹ thú y điều trị kịp thời.
Mỗi con bò sữa đều được tắm mỗi ngày một lần và được dạo sân chơi thư giản.Trong q trình vắt sữa, bị được nghe nhạc hòa tấu êm dịu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Tồn bộ thức ăn cho đàn bị sữa được phối trộn theo phương pháp TMR (Total Mixing Rotation). Khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, khô dầu, đậu tương... nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất lượng cao.
Các trang trại có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và hệ thống ép phân tự động có tác dụng bảo vệ môi trường nên môi trường sống bên trong cũng như ngồi trang trại ln được thơng thống, an tồn. Tồn bộ phân khơ sau khi được sấy ép sẽ được chuyển về hệ thống nhà kho lưu trữ Nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và được sử dụng tưới cho đồng cỏ.
<b> c. Kết quả đạt được khi áp dụng hệ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 </b>
Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa năm 2020 tăng lên hơn gấp đôi, là 1000 - 1200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho nhiều gia đình Việt Nam.
Áp dụng thành cơng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ giúp cho các Trang trại chăn ni Bị sữa quy mơ cơng nghiệp của Vinamilk kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào tốt hơn. Tất cả các công việc đều được kiểm sốt và quản lí chặt chẽ, năng lực của nhân viên đồng đều và ngày càng nâng cao giúp cho chất lượng sản phẩm đầu ra ngày càng ổn định. Đồng thời giúp giảm giá thành sản phẩm do giảm các sản phẩm sai hỏng, tăng lợi nhuận nhờ áp dụng hiệu quả các quy trình sản xuất.
+ Ngày 18/7/2014 tại Nghệ An. Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn ni bị sữa của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An.
=> Đạt được giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã đưa Vinamilk trở thành một trong những Trang trại chăn ni bị sữa tiên phong hàng đầu Việt Nam sử dụng hiệu quả hệ thống quẳn lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
<b>2. Nguyên liệu đầu vào </b>
Năm 2001, nguồn nguyên liệu sữa nội địa chỉ đáp ứng 17%, do vậy mà nguyên liệu sữa bột Vinamilk chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Nhu cầu nguyên liệu sữa của Vinamilk không ngừng tăng nhanh qua mỗi năm. Vì vậy để đáp ứng trước tình trạng này, cơng ty đã tăng cường đầu tư cho các trang trại quy mô công nghiệp, đồng thời tăng cường thu mua và phát triển các vùng nguyên liệu sữa từ các hộ nông dân thơng qua các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Là một biện pháp hiệu quả góp phần mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đồng thời phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, hiệu quả trước những cạnh tranh do hội nhập kinh tế quốc tế.
<b>a. Từ hộ nơng dân – các nhà máy </b>
Sữa bị tươi là sản phẩm hàng hóa nơng nghiệp đặc biệt. Do đó quy trình thu mua vận chuyển cũng đặc biệt và quan trọng hóa nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại các trang trại chăn nuôi, sữa tươi được vắt ra ln được nhanh chóng đưa đến hệ thống làm lạnh trong vịng 1 giờ.
=> Sau đó đánh giá chất lượng sữa thơng qua 3 tiêu chí chính: chất khô, béo, vi sinh.
<i>( Riêng đối với sữa có tồn dư kháng sinh, sẽ khơng thu mua nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng ) </i>
Hiện nay, Vinamilk có 80 trạm trung chuyển chạy dọc theo các vùng trang trại chăn ni bị sữa: Hà Nội, Nghệ An, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng.
Tại trạm trung chuyển cán bộ kiểm tra bằng cách thử nghiệm tích độ tủa ( cồn chuẩn 75 độ), cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh ( thời gian mất màu xanh etylen), lên men lactic ( để phát hiện dư lượng vi sinh).
Thực hiện đều đặn các thử nghiệm này mỗi lần thu mua vào sáng và chiều. Sữa đạt yêu cầu sẽ được lấy mẫu và cho vào bồn bảo quản lạnh tại trạm trung chuyển. Các mẫu sữa được mã hóa bằng ký hiệu và được niêm phong trước khi chuyển về phịng thí nghiệm của nhà máy để phân tích các chỉ tiêu chất khơ, tỷ lệ chất béo, độ đạm, độ đường ( nhằm phát hiện các trường hợp hộ dân pha đường vào trong sữa), điểm đóng bang (nhằm phát hiện các trường hợp hộ dân pha nước vào trong sữa).
Kiểm tra mẫu tại trại trung chuyển và mẫu mới sẽ được lấy và đưa về nhà máy được thực hiện trước sự chứng kiến của các hộ dân giao sữa. Các phân tích này được tiến hành trên hệ thống máy tự động và theo xác xuất ít nhất 1 lần trong vòng 7 ngày. Như vậy, một hộ nông dân giao sữa trong một tuần sẽ lấy tất cả là 14 mẫu sữa (7 mẫu sữa buổi sáng và 7 mẫu buổi chiều) và chọn ngẫu nhiên 2 mẫu sữa của cùng 1 ngày (sáng chiếu) để phân tích đánh giá chất khơ, béo làm cơ sở cho việc thanh toán tiền sữa trong tuần. Phân tích mẫu là hồn tồn bảo mật nhằm tránh các tác động bên ngoài làm thay đổi chất lượng thật của nguyên liệu. Với việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, Vinamilk có thể phát hiện và ngăn chặn hầu hết các trường hợp pha thêm chút lạ vào sữa (nếu có).
<b>b. Hành trình sữa đến các nhà máy </b>
Sữa bò nguyên liệu được làm lạnh xuống hoặc bằng 4<sup>0</sup>C, các xe bồn chuyên dụng tới để tiếp nhận và vận chuyển về nhà máy. Các trạm trung chuyển phải cử đại diện áp tải theo xe nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về số lượng và chất lượng sữa trong quá trình vận chuyển. Xe bồn chuyên dụng phụ được kiểm tra định kì và đột xuất, ln đảm bảo điều kiện để khi vận chuyển sữa về nhà máy, nhiệt độ sữa nhỏ hơn 6<small>o</small>
C. Khi xe về nhà máy, nhân viên QA của nhà máy lấy mẫu, tiến hành kiểm tra chất lượng, đun sôi để đại diện trạm trung chuyển uống cảm quan 200ml, thử cồn, lên men lactic, kháng sinh, độ acid, độ khô, độ béo, sữa là điều kiện tiếp nhận mới được cân và bơm vào bốn chứa.
Các tiêu chuẩn nguyên liệu cấu thành sản phẩm:
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><b>Bảng 2b: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sữa tươi nguyên liệu </b>
<b>Bảng 2b: Các chỉ tiêu vi sinh vật trong sữa tươi nguyên liệu 3. Quy trình chế biến </b>
Sau khi được vận chuyển về nhà máy, sữa phải thông qua nhiều lần kiểm tra mới đưa vào quy trình sản xuất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Hình 3: Quy trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất Tại nhà máy sản xuất có vai trị tiếp nhân ngun liệu sữa từ trung tâm thu mua sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sửa nhập khẩu và thực hiện các giai đoạn sản xuất. Nguyên liệu sửa được trải qua một q trình chuẩn hóa, bài khi, đồng hóa và thanh trùng sau cùng được đóng gói tạo ra stra thành phần.
<b>a. Chuẩn hóa </b>
Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo. Do nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao, bị địi hỏi sự an tồn khi tiêu dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong những điều mà họ quan tâm hàng đầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thế qua nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em
Nguyên tắc thực hiện: Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tinh tồn và bỏ sung thêm
<b>cream. Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tinh toán và tách bớt cream ra. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><b>b. Bài khí </b>
Mục đích: Trong sữa có nhiều khi lạ cần được loại trừ nếu khơng sẽ vô mùi hương đặc trưng của sữa. Khi trong sửa có nhiều khi nó sẽ làm giam khả năng truyền nhiệt nghĩa là làm tăng chi phi cho quá trình sản xuất như bước thanh trùng, đồng hoa... Trong trường hợp thành trung sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng thể tích của khi sẽ tăng lên làm vỡ hộp.
Nguyên tắc thực hiện: Kết hợp giữa nhiệt độ với áp lực chân không.
Thông số kỹ thuật. T= 700C, áp suất tương ứng, thiệt bị gia nhiệt: ống lồng ống, bản mỏng tác nhân gia nhiệt là hơi nước.
<b>c. Phối trộn </b>
Mục đích: tạo ra các sản phẩm có hương vị khác nhau
Nguyên tắc thực hiện: phối trộn với các hàm lượng vừa đủ, đảm bảo chất lượng, hương vị của sản phẩm.
<b>d. Đồng hóa </b>
Mục đích: ổn định hệ nhũ tương hạn chế hiện tượng tách pha Nguyên tắc thực hiện sử dụng áp lực ca
Thông số kỹ thuật T-55-700C.P=100-200 bar. Phương pháp thực hiện đồng hóa tồn phần: 1 cấp hoặc 2 cấp, đồng hóa một phần dịng cream (10% max), dòng sữa gầy. Thiết bị rất đơn giản chỉ cần có sự thay đổi tiết điện đột ngột tạo nên sự va đập, hiện tượng chảy rối, hiện tượng xâm thực.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">u cầu bao bì - Kin -phải vơ trùng Thiết bị rót cũng phải vơ trùng
<b>g. Bảo quản </b>
Mục đích bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm
Yêu cầu: sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúng tiêu chuẩn chất lượng. Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk là dây truyền sản xuất kín từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO tại tất cả các nhà máy trong hệ thống. Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi nghiêm ngặt. Các chế độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cần nhắc để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức cao nhất. Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới.
<b>4. Q trình đóng gói </b>
Tiêu chuẩn chất lượng bao bì
Sữa của Cơng ty Vinamilk áp dụng công nghệ chế biến tiệt trùng UHT với quy trình xử lý nhiệt siêu cao và làm lạnh cực nhanh giúp tiêu diệt hết vi khuẩn, vi sinh vật hay các loại nấm có hại... đồng thời giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và mùi vị tự nhiên của sản phẩm. Thành phẩm sau đó được đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng 6 lớp ở mơi trường hồn tồn vơ trùng, trong đỏ mỗi lớp sẽ có một chức năng khác nhau. Nhờ vậy. giúp ngăn 100% ánh sáng và vi khuẩn có hại từ khơng khí (nguyên nhân chính khiến thực phẩm bị biến chất) xâm nhập vào. Tồn bộ quy trình chế biến và đóng gói trên đều được thực hiện trên dây chuyền hoàn toàn tự động hoá. Các sản phẩm sữa Vinamilk nhờ vậy rất an tồn và có hạn dùng tới 6 tháng mà không cần dùng chất bảo quản và trở lạnh.
Bao bì nhẹ có tính bảo vệ mơi trường tiện ích cho sử dụng chun chở phân phối và bảo quản sản phẩm ở thời gian dài, đảm bảo chất lượng tươi ban đầu cho sản phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin từ nguồn nguyên liệu.
Cấu trúc bao bì gồm 6 lớp:
+ Lớp 1, màng HDPE chống thấm nước, bảo vệ lớp in bên trong bằng giấy và tránh bị trầy xước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">+ Lớp 2: giấy in ấn trang trí và in nhận.
+ Lớp 3: mảng kẹp giữa giấy kraft và nhóm có thể gấp nếp tạo hình dựng hộp. Lớp này có độ cứng và chịu được những va chạm cơ học.
+ Lớp 4: mảng copolymer của PE lớp keo kết dính giữa giấy kraft và mảng nhóm. + Lớp 5 polyethylen PE ngăn chặn độ ẩm, ánh sáng, khí và hơi.
+ Lớp 6 lớp mực in trên giày (đã phủ lớp PE ) dành cho hình ảnh, thơng tin sản phẩm. Bao bì đã sử dụng loại plastic PE lập lại 4 lần với ba chức năng khác nhau. Mỗi lớp màng PE được sử dụng với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao như tạo lớp che phủ bên ngoài cùng bằng HDPE, tạo lớp màng trong cùng dễ hàn nhiệt ( ghép mí than bằng LDPE chỉ áp dụng nhiệt độ hàn khoảng 110-120C). Lớp kết dính giữa lớp Al và guy kraft, được cấu tạo bởi vật liệu PE đồng trùng hợp. Lớp này chống tham phụ trợ cho lớp PE trong cùng và lớp màng nhơm mỏng, mang nhơm chống thấm khí, hơi và hơi nước tốt.
Việc sử dụng màng nhôm, màng ionomer dạng chất keo kết dính và màng PE trong cùng đã tạo nên thuận lợi với quy trình sản xuất hồn tồn tự động hóa.
<b>5. Hoạt động quản lý chất lượng của cơng ty Vinamilk </b>
<i>Chính sách </i>
Phát triển hệ thống các trang trại chăn ni bị sữa chun nghiệp,phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam
Sản phẩm đảm bảo chất lượng,an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh hợp lý,tiệm cận giá thành sản xuất trung bình của thế giới
Hoạt động sản xuất- kinh doanh có hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực
Vào năm 2015 được xem là một năm chuyển mình mạnh mẽ và thành cơng của các trang trại bò sữa Vinamilk với:
Hệ thống trang trại đẳng cấp quốc tế: hệ thống trang trại được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 và Global GAP,đảm bảo mọi hoạt động được quản lý theo thực hành tiên tiến và đầu ra là dịng sữa chất lượng,gìn giữ và gửi trao những giá trị thuần khiết nhất của thiên nhiên
Triển khai áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật,các công nghệ chăn nuôi tiên tiến trên thế giới từ công nghệ làm mát,thay thế những loại cây trồng,cỏ chất lượng thấp bằng những loại cỏ chất lượng cao,cải tiến khẩu phần,…đã giúp cho việc tăng năng suất đàn bò một cách ấn tượng,sức khoẻ đàn bò ngày càng tốt hơn
Ký kết hợp đồng dài hạn thu mua thức ăn thô xanh với các hộ dân khu vực lân cận trang trại,đảm bảo nguồn nguyên liệu và thức ăn cho các trang trại và hộ chăn ni bị sữa
<i>Ứng dụng cơng nghệ cao </i>
Vinamilk đã áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường,tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế
Về quản lý giống: Bò Holstein Friesian (HF) được xác định là giống bò chủ yếu tại các trang trại của Cơng ty TNHH MTV Bị sữa Việt Nam,nguồn bò giống HF được nhập từ Úc và Mỹ,có gia phả rõ ràng
<i>Về dinh dưỡng,ni dưỡng và chăm sóc </i>
Hệ thống nhu cầu dinh dưỡng và thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của bò sữa được thiết lập dựa trên các tài liệu quốc gia và các thực hành tiên tiến
Hệ thống quản lý đàn: Các trang trại được trang bị hệ thống quản lý đàn tiên tiến nhất thế giới hiện nay.Hệ thống này được công nghệ hố.Mỗi bị được trang bị một chíp đeo vào cổ.Tất cả các trạng thái của bò đều được ghi nhận và chuyển trực tiếp về trung tâm kiểm sốt đàn.Tình trạng sức khoẻ,động dục,sinh sản,chất lượng sữa,..là những thơng số được kiểm sốt hàng ngày
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"> Chăm sóc dựa theo từng nhóm bị:Tuỳ từng nhóm bị mà kỹ thuật chăm sóc sẽ khác nhau và được quy định thành các quy trình/hướng dẫn ni dưỡng chăm sóc cho từng đối tượng
Hình 5: Hệ thống quản lý chất lượng sữa
Với hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế FSSC 2000 về an toàn vệ sinh thực phẩm,phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025,công nghệ tiên tiến cùng nền tảng quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001,Vinamilk đang giữ vững cam kết và thực thi sứ mệnh “ Vinamil cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng,tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.Tính đến năm 2015,tất cả nhà máy trực thuộc Vinamilk đều đạt chứng nhận quốc tế về Phòng thí nghiệm,An tồn vệ sinh thực phẩm và Hệ thống quản lý chất lượng
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Hình 5: Hệ thống quản lý chất lượng tại các nhà máy Vinamilk
Trong bối cảnh nhu cầu và áp lực từ phía người tiêu dùng ngày càng tăng lên, các đơn vị bán lẻ yêu cầu các nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an tồn thực phẩm đã được cơng nhận. Trong số các tiêu chuẩn được ban hành vài năm gần đây, có một số tiêu chuẩn được xây dựng bởi các nhà cung cấp hoặc các hiệp hội. Điều này có nghĩa rằng mỗi đơn vị sản xuất được đánh giá và chứng nhận theo một loạt rất nhiều các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác nhau, hậu quả là dễ gây nhầm lẫn cho cả đơn vị sản xuất lẫn người tiêu dùng. Chính vì điều này, Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm đã kết hợp hai chứng chỉ ISO 22000 và ISO TS22002-1 thành tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm), và được tổ chức GFSI chấp thuận. Tiêu chuẩn FSSC 22000 được xem là tiêu chuẩn ngang cấp và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhận trước đây bởi GFSI như BRC, IFS, SQF
Bằng việc chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của toàn bộ hệ thống nhà máy từ HACCP sang FSSC 22000, Vinamilk thể hiện khao khát không ngừng vươn đến những cải tiến mới, giá trị mới và đẳng cấp mới. Với việc triển khai hệ thống FSSC 22000, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của Vinamilk đang được vận hành theo những tiêu chuẩn và thực hành tiên tiến, đẳng cấp hàng đầu thế giới:
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">• Kế thừa cơ chế quản lý an toàn thực phẩm tồn cầu • Được xác nhận và cơng nhận bởi tổ chức GFSI
• Được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn đã được công nhận • Chìa khố thâm nhập hệ thống chuỗi bán lẻ tồn cầu
• Giảm thiểu tối đa rủi ro trong vấn đề an toàn thực phẩm
• Quản lý hiệu quả q trình sản xuất nội bộ và giảm thiểu nguy cơ thất bại trong sản xuất kinh doanh
• Củng cố và xây dựng cách tiếp cận sáng tạo để hướng đến vấn đề an toàn thực phẩm
Với sự chuyển mình này, tồn bộ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đã được rà soát và cấu trúc phù hợp. Cơ sở hạ tầng được thiết kế và đầu tư bài bản hơn, các mối nguy về an toàn thực phẩm được rà soát và đánh giá triệt để hơn, các kiểm soát được thiết lập chặt chẽ hơn. Từ đó mà mỗi sản phẩm trao đến tay người tiêu dùng sẽ an toàn hơn và chất lượng được đảm bảo
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Hình 5: Các chỉ số đo lường về trách nhiệm sản phẩm
<b>CHƯƠNG 3: ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TY VINAMILK </b>
1. Ưu điểm
Ta có thể thấy được Vinamilk đã áp dụng thành công khi đưa hệ thống máy tính vào q trình kiểm sốt chất lượng sữa và luôn đề cao chất lượng sữa là trên hết với tồn bộ quy trình khép kín , đảm bảo an toàn cùng Nguồn nhân lực về quản lý chất lượng và quy trình đảm bảo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất Quá trình kiểm soát chất lượng sữa của Vinamilk rất hiếm khi xảy ra sai sót do quy trình sản xuất được khép kín hồn tồn và ln được theo dõi thường xuyên nhờ máy tính.
Trong quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn đều được kiểm soát chặt chẽ, hồ sơ xuất và phân tích tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm. Mỗi khâu trong quátrình sản xuất được giám sát, mọi thông số đều được theo dõi, bảo đảm khả năng truy xuất tức thi đối với bất kỳ sản phẩm nào
Sản phẩm cuối cùng phải được kiểm tra kỹ trước khi nhập kho. 2. Nhược điểm
Trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm vẫn còn gặp phải 1 số vấn đề về:
Hàm lượng dinh dưỡng và các chất vi lượng còn hạn chế so với một số sản phẩm ngoại nhập từ bên ngoài.
Bộ máy quản lý sắp xếp chưa phù hợp với xu hưởng quản trị hiện đại. Ở đây Tổng Giám đốc vừa điều hành các phòng (ban) ở cấp công ty lại vừa điều hành hệ thống nhà máy ở khắp cả nước nên giảm tính định hưởng chiến lược, giảm tầm nhìn và khả năng kiểm soát tốt.
<b>CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA VINAMILK </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Cần phân tích rõ những sai lệch của hoạt động và kết quả so với tiêu chuẩn,qua đó đưa ra những biện pháp để điều chỉnh quy trình.Điều chỉnh cần có những ngun tắc riêng:
• Chỉ điều chỉnh khi cần thiết
• Điều chỉnh đúng mức độ,tránh tuỳ tiện,tránh gây tác dụng xấu • Phải tính đến hậu quả sau khi điều chỉnh
• Tránh để lỡ thời cơ,tránh bảo thủ
• Tuỳ điều kiện mà kết hợp các phương pháp sao cho hợp lý tồn diện
Tồn bộ q trình lấy mẫu,phân tích,nếu xuất hiện chênh lệch giữa tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm thực tế,ngay sau đó cần có những điều chỉnh và xử lý kịp thờ,phù hợp về máy móc và đảm bảo chất lượng
Đối với sữa tươi: Sữa bò tươi được đưa đến,trước khi thu mua phải qua hai khâu kiẻm tra.Trước hết là kiểm tra bằng cảm quan về màu sắc,độ sánh,mùi của sữa.Tiếp theo,sữa được lấy mẫu và trải qua bước kiểm tra với cồn.Nếu sữa có hiện sữa đề do cán bộ kiểm tra chất lượng (KCS) của nhà máy tiến hành.Nhân viên KCS thường xuyên có mặt tại trạm trung chuyển,là người trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm tra bước đầu nguồn sữa.Sau đó,sữa được chuyển về nhà máy.Tại đây sữa tiếp tục được lấy mẫu,trải qua các bước kiểm tra chuyên sâu như kiểm tra định tính,vật chất khô,tỉ lệ béo..trước khi đưa vào sản xuất.Nếu nguồn sữa có ngun liệu nào khơng đạt chất lượng,sữa lập tức được pha màu thực phẩm vào và trả về đơn vị trung chuyển để tiến hành huỷ bỏ
Đối với thành phẩm: Phòng KCS ở các nhà máy sẽ kiểm tra từng lô hàng sản xuất theo thủ tục quy định khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu chế biến nhà máy mới kết luận cho xuất hàng
<b>PHẦN 2 : TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG NGÀNH NƠNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY </b>
<b>MỞ ĐẦU </b>
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, ngành nông nghiệp là một trong những ngành chủ đạo của Việt Nam, hằng năm cung cấp thực phẩm dự trữ trong nước và tham gia vào quá
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">trình sản xuất xuất khẩu thu ngoại tệ. Trong chuỗi hành trình dài ấy, nền nông nghiệp Việt Nam đang từng bước học hỏi và cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu cũng như bắt kịp xu hướng trên thị trường quốc tế. Từ đó, ta có thể nhận định rằng, rất cần thiết để xác định được tình hình của ngành trong hiện tại và dự đốn hướng đi trong tương lai.
Năm 2020,Việt Nam được nhận định là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu.Nhưng tính đến thời điểm hiện tại,Việt Nam được đánh giá là một cường quốc nông nghiệp.Tuy nhiên,thị trường nông sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhỏ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra.Kể từ sau khi,tình hình dịch bệnh dần ổn định hơn,các doanh nghiệp,tổ chức đã có những biện pháp giải quyết lượng hàng tồn cũng như thẩm định chất lượng của các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch.Bên cạnh đó,Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn,hàng rào kỹ thuật,mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại nông sản cũng như đưa ra các đề án để có thể hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản đạt tiêu chuẩn sang các thị trường như EU,Trung Quốc,..
Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài “ Tình hình chất lượng của ngành nông sản Việt Nam” là cần thiết và cấp thiết,qua đó giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng trong việc ứng dụng và thay đổi nền nông nghiệp hiện tại theo hướng tốt hơn,hiện đại hơn. Để người nơng dân có thể an tâm phần nào trong các mùa vụ, để thị trường quốc tế đánh giá cao chất lượng nơng sản Việt Nam. Cịn đối với các sinh viên, việc được tìm hiểu và quan sát tình hình ngành nơng nghiệp và nơng sản Việt Nam sẽ giúp rút ra những giá trị bản chất,bài học kinh nghiệm,đóng góp cho quá trình tiếp tục xây dựng thị trường nông sản Việt Nam ngày càng vững mạnh trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích và nhận xét về tình hình chất lượng về ngành nông sản Việt Nam
Nhiệm vụ: Nghiên cứu về tình hình chất lượng của thị trường nông sản Việt Nam.Trên cơ sở nghiên cứu từ đó phân tích đánh giá được vị thế của ngành nông nghiệp và nông sản Việt Nam cần chú trọng và thay đổi như thế nào để phát triển bền vững hơn trong tương lai
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Thị trường nông sản Việt Nam nội địa và xuất nhập khẩu
Phạm vi nghiên cứu: Các đối tượng nông sản Việt Nam nổi bật, thị trường nội địa và quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá từ những sự kiện đã xảy ra trong thời gian trước trên các trang thơng tin chính thức. Ngồi ra cịn tham khảo các đánh giá, nhận xét ở các trang báo uy tín. Thu thập số liệu, thống kê và đưa ra nhận xét
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,phụ lục phần nội dung tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan thị trường nông sản Việt Nam Chương 2: Thực trạng thị trường nông sản Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp cho sự phát triển của ngành nông sản Việt Nam
<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM </b>
Sau cơn khủng hoảng Covid 19 kéo dài, không chỉ thị trường nông sản mà các thị trường kinh tế khác đều trong tình trạng lao đao và buộc phải thay đổi để thích nghi. Nơng sản Việt Nam đến thời điểm hiện tại có thể gọi là vẫn ổn định và duy trì được trạng thái vốn có. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn ln ngày ngày tìm ra con đường mới để đưa nông sản Việt Nam lên một tầm cao mới. Mặc dù vậy, thách thức vẫn không ngừng đặt ra khi những tác động bên ngoài càng ngày xuất hiện càng nhiều. Đơn cử như việc rủi ro của sự quay trở lại của Covid khiến một vài quốc gia thắt chặt việc quản lý khiến tiến độ lưu thơng nơng sản Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt phải kể đến chính sách “Zero Covid” trong khi xuất khẩu trái cây ở Việt Nam lại đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Hay tình hình giá cước vận tải biển từ thời điểm Covid 19 cao trào đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải đau đầu giải quyết các vấn đề nảy sinh. Và sẽ thật thiếu sót nếu khơng nhắc đến tình hình lạm phát và đặc biệt là tình hình xung đột giữa Nga – Ukraine khiến cho giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">xuất nơng nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…) tăng mạnh, lạm phát ở châu Âu và biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh lương thực,đây cũng là cơ hội cho nông sản Việt …
Quả thực, nền Nông Nghiệp Việt Nam đã và đang đối mặt với vô vàng khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, khơng vì vậy mà các cấp lãnh đạo từ bỏ hay lơ là trong việc kiểm soát và cải thiện điều kiện từng ngày. Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU trở thành đòn bẩy khiến các sản phẩm từ Việt Nam xuất hiện nhiều hơn trên thị trường khó tính với giá cạnh tranh hơn khi thuế suất được áp dụng giảm đi rất nhiều. Nhưng bên cạnh đó, các điều kiện vẫn không thay đổi, đặt ra vấn đề các doanh nghiệp cũng như người nông dân phải có những bước tiến trong việc ni trồng. Hiệu quả có thể khơng nổi bật nhưng nó khiến chúng ta tin vào tương lai, ngày mà nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế khơng cịn là mặt hàng bình thường hay xa lạ
Hiện nay, nông sản Việt Nam đã tiếp cận được hàng trăm thị trường trên thế giới. Trong đó, châu Á ln là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 42,4% thị phần. Tiếp theo là châu Mỹ (29,3%), châu Âu (11,9%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,6%). Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 8,7 tỷ USD (chiếm 26,8% thị phần); thị trường Trung Quốc trên 5,7 tỷ USD (chiếm 17,8% thị phần) và thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 7,2%).
Như vậy, 7 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu nông sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 26 tỷ USD, tăng 1,6%. Xuất siêu gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ.
Và mỗi khi gặp khó khăn trong khâu xuất khẩu, nhiều mặt hàng lại quay về thị trường nội địa gần trăm triệu dân, giúp cứu được bàn thua trơng thấy. Thay vì chuộng hàng ngoại như trước, nhiều hộ gia đình ngày nay đã tin tưởng các thương hiệu nông sản Việt được thiết lập một cách hợp lý và thu hút được người tiêu dùng. Tuy nhiên, về đường dài thì người tiêu dùng nội địa khơng hề dễ tính. Việc thúc đẩy tiêu thụ nơng sản trong nước sẽ không thể chỉ dừng lại ở việc kêu gọi “giải cứu” mà cần phải có những chính sách căn cơ trong vấn đề về chất lượng và an toàn thực phẩm
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><b>CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM </b>
<b>2.1 Thị trường sản xuất bà tiêu thụ nội địa một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam </b>
<b>2.1.1 Thực trạng tình hình sản xuất nông sản Việt Nam </b>
Trong 9 tháng năm 2022,xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu: rau củ quả,cà phê,gạo,các loại hàng,cao su..đã phần nào hồi phục và đạt mức tăng trưởng khá,một số mặt hàng xuất khẩu nông,lâm nghiệp,và thuỷ sản tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu.Mặc dù ngành nông nghiệp thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến khá phức tạp,xung đột giữa các nước đang trong giai đoạn căng thẳng..Tuy nhiên,ngành nông nghiệp đã chủ động hợp tác với các bộ,ngành tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ,đảm bảo chất lượng hàng hoá.Nhờ vậy mà nông nghiệp tăng trưởng khá,năng suất,sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực có chiều hướng tăng đáng kể so với trước,đảm bảo nguồn cung lương thực,thực phẩm,hàng hố thiết yếu,góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước và thúc đẩy tăng giá trị xuất khẩu
Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng các loại cây hoa màu hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi, nhiều vùng bị ngập úng cùng với đó là hiệu quả kinh tế từ các loại cây như ngô, khoai lang, lạc không cao nên nông dân thu hẹp sản xuất.
Về tình hình sản xuất lúa, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 95,5% diện tích gieo cấy và bằng 100,3% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sơng Cửu Long thu hoạch 1.440,7 nghìn ha, chiếm 97,6% và bằng 100,6%. Báo cáo của các địa phương cho thấy ước tính năng suất lúa hè thu cả nước năm nay đạt 56,4 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2021; sản lượng đạt 10,8 triệu tấn, giảm 340 nghìn tấn.
<b>+ Vụ Đơng Xuân: Kết quả sản xuất vụ đông xuân năm 2022 giảm so với vụ đông xuân </b>
năm 2021. Năng suất lúa đông xuân đạt 67,2 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 19,98 triệu tấn, giảm 649 nghìn tấn.
+ Vụ mùa: Tính đến trung tuần tháng Chín, diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1.505,3 nghìn ha, bằng 100,2% cùng kỳ năm trước. Trong đó các địa phương phía Bắc
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">đạt 1.023,8 nghìn ha, bằng 98,3%; các địa phương phía Nam đạt 481,5 nghìn ha, bằng 104,3%.
+ Vụ Hè Thu: Diện tích gieo cấy vụ hè thu năm nay ước đạt 1.915,6 nghìn ha, giảm 38,6 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước. Tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 95,5% diện tích gieo cấy và bằng 100,3% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sơng Cửu Long thu hoạch 1.440,7 nghìn ha, chiếm 97,6% và bằng 100,6%. Năng suất lúa hè thu cả nước năm nay đạt 56,4 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2021; sản lượng đạt 10,8 triệu tấn, giảm 340 nghìn tấn.
+ Vụ Thu Đơng: Đến giữa tháng Chín, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 574 nghìn ha lúa thu đơng, bằng 93,7% cùng kỳ năm trước.
Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm 9 tháng năm 2022 ước đạt 3.656,2 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm cây cơng nghiệp đạt 2.198,3 nghìn ha, tăng 0,8%; nhóm cây ăn quả đạt 1.162,6 nghìn ha, tăng 2,3%.
Hình 2.1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu và mặt hàng nông,lâm,thuỷ sản xuất khẩu 9 tháng năm 2022
<i>Nguồn:Tổng cục thống kê </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><b>2.1.2 Mức tiêu thụ của các mặt hàng nông sản chủ lực 2.1.2.1. Cây hàng năm </b>
Sắn và sản phẩm từ sắn: Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc đạt 1,05 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thái Lan, Việt Nam và Lào là 3 thị trường cung cấp sắn lát lớn nhất cho Trung Quốc.Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc với 744.320 tấn, trị giá 379,67 triệu USD, tăng 228,6% về lượng và tăng 270% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Lúa gạo: 9 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 5,37 triệu tấn, tương đương gần 2,61 tỷ USD, tăng 17,7% về khối lượng, tăng 7,9% về kim ngạch so với 9 tháng năm 2021, giá trung bình đạt 484,9 USD/tấn, giảm 8,4%.
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 46% trong tổng lượng và chiếm 43,9% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 2,47 triệu tấn, tương đương 1,14 tỷ USD, giá trung bình 462,9 USD/tấn, tăng mạnh 35,3% về lượng, tăng 22,2% về kim ngạch nhưng giảm 9,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2021. Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 11,7% trong tổng lượng và chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch, đạt 626.012 tấn, tương đương 319,41 triệu USD, giá trung bình 510,2 USD/tấn, giảm 26% về lượng và giảm 24,7% kim ngạch; giá tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường Bờ Biển Nga đứng thứ 3 đạt 546.976 tấn, tương đương 246,9 triệu USD, giá 451,4 USD/tấn, tăng mạnh 94,4% về lượng và tăng 71,2% kim ngạch nhưng giảm 11,9% về giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 10,2% trong tổng lượng và chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 3,58 triệu tấn, tương đương 1,7 tỷ USD, tăng 16,7% về lượng, tăng 8,3% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 429.159 tấn, tương đương 209,31 triệu USD, tăng 22,2% về lượng và tăng 12,2% kim ngạch.
<b>2.1.2.2. Cây lâu năm </b>
</div>