Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giao lưu văn hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 61 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP THS. HOÀNG TRƯỜNG GIANG (Chủ biên) </b>

<b>THS. NGUYỄN THỊ LÝ, THS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN </b>

GIAO LƯU VĂN HÓA QUỐC TẾ

<i>(Bài giảng Trường Đại học Lâm nghiệp)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ThS. Hồng Trường Giang (Chủ biên) ThS. Nguyễn Thị Lý, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền </b>

<b>GIAO LƯU VĂN HÓA QUỐC TẾ </b>

<i>(Bài giảng Trường Đại học Lâm nghiệp) </i>

<b>Hà Nội - 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>

Giao lưu văn hóa là phương thức, là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa từ trước đến nay. Khi tồn cầu hóa mở rộng, đã giúp cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Với vai trị là một mơn khoa học “Giao lưu văn hóa quốc tế” nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống tri thức về: khái niệm, nội dung và các dạng thức của giao lưu văn hóa; đồng thời nắm được cơ sở, lược sử quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa Việt Nam trong q trình hội nhập giao lưu văn hóa quốc tế.

Trong thời đại tồn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân tộc đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề về: “Giao lưu văn hóa ở Việt Nam” giúp sinh viên có cái nhìn khách quan, khoa học hơn về tồn cầu hóa văn hóa. Từ đó, giúp sinh viên có phương pháp tiếp cận chủ động và sáng tạo trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa.

Nhóm tác giả, trong quá trình biên soạn bài giảng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp và bạn đọc để hoàn thiện bài giảng hơn.

<i>Xin trân trọng cảm ơn! </i>

<b>Nhóm tác giả </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.1. Khái niệm, nội dung và phân loại giao lưu văn hóa ... 7

<i>1.1.1. Khái niệm giao lưu văn hóa ... 7</i>

<i>1.1.2. Nội dung của giao lưu văn hóa ... 9</i>

<i>1.1.3. Các dạng thức của giao lưu văn hóa ... 10</i>

1.2. Cơ sở giao lưu văn hóa Việt Nam ... 12

<i>1.2.1. Vị trí địa lý Việt Nam ... 12</i>

<i>1.2.2. Về điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội ... 13</i>

<i>1.2.3. Khơng gian văn hóa Việt Nam ... 15</i>

<i>Chương 2 </i> <b>LƯỢC SỬ Q TRÌNH TIẾP BIẾN VĂN HĨA VIỆT NAM</b> 2.1. Từ cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á ... 17

<i>2.1.1. Khu vực Đơng Nam Á ... 17</i>

<i>2.1.2. Những yếu tố hình thành cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á ... 17</i>

<i>2.1.3. Văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển mang đậm dấu ấn của nền văn hóa khu vực ... 19</i>

2.2. Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Trung Quốc ... 24

<i>2.2.1. Quốc gia Trung Quốc ... 24</i>

<i>2.2.2. Diễn trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc ... 26</i>

<i>2.2.3. Hình thành nội dung tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Trung ... 28</i>

2.3. Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Ấn Độ ... 30

<i>2.3.1. Quốc gia Ấn Độ ... 30</i>

<i>2.3.2. Diễn trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Ấn Độ ... 31</i>

<i>2.3.3. Hình thành nội dung tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Ấn ... 32</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.4. Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa phương Tây ... 33

<i>2.4.1. Khái niệm và đặc trưng văn hóa ... 33</i>

<i>2.4.2. Diễn trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa ... 34</i>

<i>2.4.3. Hình thành nội dung tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - phương Tây ... 35</i>

<i>Chương 3 </i> <b>Q TRÌNH GIAO LƯU HỘI NHẬP VĂN HĨA THẾ GIỚI</b> 3.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam - thế giới thời kỳ tự chủ ... 38

<i><b>3.1.1. Giao lưu và hội nhập văn hóa từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước Đổi mới ... 38</b></i>

<i>3.1.2. Giao lưu và hội nhập văn hóa từ Đổi mới đến nay ... 40</i>

3.2. Một số lĩnh vực trong Giao lưu văn hóa thế giới ... 42

<i>3.2.1. Giao lưu và hội nhập trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ ... 42</i>

<i>3.2.2. Giao lưu và hội nhập văn hóa trong đời sống kinh tế ... 44</i>

<i>3.2.3. Giao lưu và hội nhập văn hóa trong đời sống xã hội, tư tưởng... 45</i>

<i>3.2.4. Những chuyển biến về chuẩn hệ văn hóa nhìn từ nếp sống truyền thống 46Chương 4 </i> <b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAO LƯU VĂN HÓA THẾ GIỚI</b> 4.1. Một số kinh nghiệm tiếp biến và giao lưu văn hóa thế giới ... 48

<i>4.1.1. Giữ vững giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ... 48</i>

<i>4.1.2. Tiếp thu chọn lọc, cải tiến và điều chỉnh mơ hình theo đặc thù quốc gia 49</i> 4.2. Thời cơ và thách thức đối với giao lưu văn hóa trong xu thế tồn cầu hóa ... 50

<i>4.2.1. Thời cơ trong giao lưu văn hóa thế giới ... 50</i>

<i>4.2.2. Thách thức trong giao lưu văn hóa thế giới ... 51</i>

<i>4.2.3. Những vấn đề cần quán triệt trong hội nhập văn hóa thế giới ... 53</i>

Tài liệu tham khảo ... 60

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Chương 1 </b>

<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG </b>

<b>1.1. Khái niệm, nội dung và phân loại giao lưu văn hóa </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm giao lưu văn hóa </b></i>

<i>* Khái niệm về văn hóa </i>

Có nhiều cách hiểu khái niệm “văn hóa” với nội dung khác nhau:

Định nghĩa văn hóa của UNESCO: Trong nghĩa rộng nhất, “văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản thân”. Như vậy, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.

<i>Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả </i>

những gì do con người sáng tạo ra. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”<small>1</small>.

Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, định nghĩa văn hóa là: 1. Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc. 2. Đời sống tinh thần của con người: phát triển kinh tế và văn hóa; chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. 3. Tri thức khoa học, trình độ học vấn: trình

<small>1</small><i><small>Hồ Chí Minh: Tồn tập (2002). Tập 3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 431.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

độ văn hóa; học các mơn văn hóa. 4. Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao: người có văn hóa; gia đình văn hóa mới. 5. Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể các di vật tìm được có những đặc điểm chung: văn hóa Đơng Sơn; văn hóa rìu hai vai<small>2</small>.

Văn hóa là cách ứng xử của con người đối với tự nhiên xung quanh mình. Do điều kiện sinh sống của các dân tộc là khác nhau nên họ có những cách ứng xử khác nhau, tạo nên sự dị biệt trong mỗi nền văn hóa.

Có nhiều cách hiểu và định nghĩa về văn hóa với nội dung khác nhau, nhưng

<i>có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con </i>

<i>người sáng tạo ra mang tính lịch sử xã hội và trở thành hệ thống chặt chẽ. </i>

Các thành tố của văn hóa bao gồm: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên (như: ăn, mặc, ở, đi lại, các phương thức sản xuất…) và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội (lập gia đình, quan hệ dòng họ, luật pháp, luật tục, tơn giáo, tín ngưỡng…).

Trong tiến trình vận động và phát triển của xã hội, con người không ngừng

<i>sáng tạo, bổ sung, giao lưu giữa những nền văn hóa, những yếu tố của văn hóa tạo </i>

nên sự đa dạng, phong phú cho văn hóa. Q trình đó gọi là q trình tiếp xúc và

<i>giao văn hóa. </i>

<i>* Khái niệm giao lưu văn hóa </i>

Thuật ngữ “tiếp xúc và giao lưu văn hóa” được dịch từ thuật ngữ “Cultural contacts” hay “cultural exchanges acculturation”.

Trên thế giới, mỗi quốc gia lại có quan niệm về tiếp xúc và giao lưu văn hóa mang sắc thái riêng như: Người Anh dùng thuật ngữ “Cultural change” (trao đổi văn hóa), người Pháp là “Interpénétration des civilisations” (sự hòa nhập giữa các nền văn minh), người Hoa Kỳ là “Acculturation” (giao lưu văn hóa)… Tuy các thuật ngữ được sử dụng ở mỗi quốc gia có sắc thái riêng, nhưng nội hàm của thuật ngữ vẫn đảm bảo được những giới hạn chung.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “acculturation” được nhiều nhà nghiên cứu dịch với nghĩa là giao lưu văn hóa, tiếp xúc và biến đổi văn hóa.

Q trình tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa đã tạo nên sự biến đổi trong văn hóa, hoặc tiếp nhận, dung hợp, hoặc bài trừ lẫn nhau giữa các thành tố của văn hóa. Q trình này là cần thiết trong tiến trình vận động và phát triển của văn hóa; góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú trong văn hóa.

<small>2</small><i><small> Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo (1999). Đại từ điển Tiếng Việt. Nxb </small></i>

<small>Văn hóa Thơng tin, tr. 1.796. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp văn hóa ở các cộng đồng, ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngồi bởi dân tộc chủ thể.

Quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa ln đặt ra cho mỗi quốc gia, dân tộc cần phải có những chính sách, biện pháp xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa những yếu tố nội sinh và ngoại sinh của văn hóa.

Giao lưu văn hóa là khái niệm dùng để chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn hóa của các quốc gia, dân tộc; là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu và tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của các nhóm người.

<i>Giao lưu văn hóa là hiện tượng xảy ra trong đời sống văn hóa - xã hội, khi những nhóm người có văn hóa khác nhau q trình tiếp xúc, giao lưu gây ra những biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay nhiều nhóm. </i>

Như vậy, giao lưu văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa.

<i><b>1.1.2. Nội dung của giao lưu văn hóa </b></i>

Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chủ thể của sự trao đổi. Giao lưu văn hóa mang những nội dung cơ bản sau:

<i>- Thứ nhất, q trình tiếp xúc, trao đổi văn hóa giữa các nhóm người với nhau, </i>

đáp ứng nhu cầu tất yếu của văn hóa trong tiến trình vận động và phát triển.

Mỗi cộng đồng quốc gia, dân tộc có những nét văn hóa đặc thù được hình thành do những điều kiện sinh hoạt vật chất, thói quen, phong tục tập quán truyền thống… quy định. Hoạt động giao lưu văn hóa giúp cho các cộng đồng người có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi, học hỏi từ các nền văn hóa; đồng thời quảng bá những nét đẹp trong văn hóa của mình đến với cộng đồng khác.

Q trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa tạo động lực cho sự vận động và phát triển của văn hóa cộng đồng, thể hiện sức sống của các nền văn hóa trong và sau quá trình tiếp xúc, giao lưu; tạo động lực để văn hóa các cộng đồng đổi mới và phát triển.

<i>- Thứ hai, quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa đã tạo ra mơi trường, khơng </i>

<i>gian sinh hoạt văn hóa chung cho cộng đồng. </i>

Hoạt động giao lưu văn hóa đã tạo ra khơng gian sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú cho cộng đồng. Là nơi để các cộng đồng được thể hiện, truyền tải những

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nét đẹp, tinh hoa, đặc sắc trong văn hóa của mình đến với cộng đồng chung. Đồng thời cũng là nơi con người đến từ những nền văn hóa khác nhau có cơ hội chiêm ngưỡng những nét đẹp, tinh hoa, đặc sắc trong văn hóa của các cộng đồng khác.

Khơng gian chung đó đã rút ngắn khoảng cách địa lý, giúp các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cùng nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển văn hóa cộng đồng chung.

<i>- Thứ ba, quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa góp phần quan trọng vào việc </i>

hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, và quan điểm, tư tưởng, đạo đức lối sống. Sự phát triển của mỗi dân tộc và các thành viên của nó phụ thuộc không chỉ ở sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn ở sự phân công lao động và giao lưu diễn ra bên trong và bên ngồi nó. Mức độ và phạm vi giao lưu của mỗi cộng đồng xã hội có tác động đến sự phát triển của mỗi bản thân cộng đồng (hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm) cũng như của mỗi thành viên trong đó.

Giao lưu khơng chỉ góp phần quan trọng vào việc hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mà cả quan điểm, tư tưởng, đạo đức lối sống. Tầm quan trọng của giao lưu thể hiện ở chỗ ý thức và ngôn ngữ xuất hiện từ nhu cầu giao lưu và từ đó có thể cho rằng có giao lưu mới có ngơn ngữ, mới có tri thức, mới có ý thức và tự ý thức.

<i><b>1.1.3. Các dạng thức của giao lưu văn hóa </b></i>

- Giao lưu văn hóa là sự tiếp biến của những yếu tố bên trong của chính cộng đồng chủ thể như: trao đổi kinh tế, trao đổi “phi kinh tế”.

Trao đổi kinh tế, đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hóa. Giữa các cộng đồng sống trên các địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau - hay gọi là trao đổi hàng hóa. Sự trao đổi kinh tế thường được tiến hành bằng những cuộc tiếp xúc tập thể và cá nhân tại các điểm quy định trên đường biên giới giữa lãnh thổ của các cộng đồng.

Trao đổi “phi kinh tế”: quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao… Các cuộc thiên di lớn nhỏ thường xuyên xảy ra trong thời nguyên thủy và cổ trung đại làm cho các tập đồn người có văn hóa khác nhau đã tiến đến bên nhau hoặc sống xen kẽ vào nhau.

- Giao lưu, tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa bên ngồi bởi một cộng đồng chủ thể.

Quá trình này luôn đặt mỗi tộc người phải giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Hai yếu tố này ln có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệt trong một thực thể văn hóa. Kết quả của

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

mối tương tác này thường diễn ra theo hai trạng thái: Một là yếu tố ngoại sinh lấn át, triệt tiêu yếu tố nội sinh; hai là có sự cộng hưởng lẫn nhau, yếu tố ngoại sinh dần trở thành yếu tố nội sinh hoặc bị phai nhạt căn tính của yếu tố ngoại sinh.

Thái độ của các cộng đồng chủ thể trước những yếu tố văn hóa ngoại sinh, có 2 chiều hướng:

+ Một là tự nguyện tiếp nhận xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền văn hóa, phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, phù hợp với tâm lý của tộc người;

+ Hai là tiếp nhận cưỡng bức: Thường xun xảy ra khi có sự đơ hộ, áp bức. Đó là sự áp đặt văn hóa của kẻ xâm lược với nước bản địa nhằm mục đích đồng hóa để dễ bề cai trị. Trong sự xâm lăng về lãnh thổ có sự xâm lăng về văn hóa.

- Giao lưu văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức cơ bản là khuếch tán văn hóa và lan truyền văn hóa.

Khuyếch tán văn hóa, là q trình xuất phát từ những trung tâm văn hóa lớn sau đó ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh trung tâm đó. Dạng thức này thường xảy ra với văn hóa các nhóm cộng đồng, các quốc gia, các dân tộc láng giềng. Thể hiện sức mạnh của các nền văn hóa có khả năng khuếch tán, phạm vi ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Trong bối cảnh quốc tế, “thế giới phẳng” như hiện nay thì hình thức này diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn trong cộng đồng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, tạo nên những gam màu pha trộn trong những nền văn hóa.

Lan truyền văn hóa, là hình thức phổ biến trong đời sống xã hội, nhờ sự đưa đón của chính các chủ thể văn hóa. Trong lịch sử nhân loại những cuộc di dân; những kênh chuyển tải của các thám hiểm - nhà phát kiến địa lý; thương nhân; các nhà truyền giáo; tác động của các cuộc xâm lược, đơ hộ… đã đẩy nhanh q trình lan truyền văn hóa với nhiều cách thức khác nhau. Ngày nay, trước sức mạnh của công nghệ và hội nhập đã giúp cho phương thức lan truyền văn hóa diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn; tác động mạnh mẽ đến q trình giao lưu văn hóa.

- Các mức độ tiếp nhận văn hóa trong q trình giao lưu, tiếp xúc:

+ Một là, khơng tiếp nhận tồn bộ mà chỉ chọn lọc những giá trị thích hợp cho tộc người mình;

+ Hai là, tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan niệm giá trị của tộc người chủ thể;

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

+ Ba là, mô phỏng và biến thể một vài thành tựu của văn hóa tộc người khác bởi tộc người chủ thể.

Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh đặt ra đòi hỏi đối với tộc người chủ thể là nội lực của chính nó, hay nói cách khác là bản sắc và truyền thống văn hóa của tộc người tiếp nhận. Trên cái nhìn lịch sử, bản sắc và truyền thống khơng phải là cái gì đó nhất thành bất biến. Sự vận động của mỗi nền văn hóa trong khơng gian và thời gian ln là sự vận động của các yếu tố bất biến và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân. Cái khả biến phát triển đến mức độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa ấy, như quy luật lượng đổi, chất đổi vậy.

Tiếp biến và giao lưu văn hóa là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất yếu của cuộc sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại.

<b>1.2. Cơ sở giao lưu văn hóa Việt Nam </b>

<i><b>1.2.1. Vị trí địa lý Việt Nam </b></i>

Việt Nam trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, với nền lịch sử văn hóa lâu đời được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố về

<i>điều kiện vị trí địa lý. </i>

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có khí hậu nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Biên giới Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia, phía Nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan, phía Đơng tiếp giáp vịnh Bắc bộ và biển Đơng, phía Bắc giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ở phía Tây. Với đặc điểm này, Việt Nam trở thành giao điểm của các luồng văn hóa, các luồng di dân và các luồng giao thơng lớn. Ngồi ra, Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km khơng kể diện tích các đảo. Đặc điểm này đã đem lại sự đa dạng phong phú trong văn hóa của các cộng đồng người Việt; nơi gặp gỡ tiếp xúc và giao lưu giữa những nền văn hóa lớn trên thế giới và trong khu vực thông qua cả đường bộ và đường biển.

Dọc theo lãnh thổ nước ta thì được phân chia thành 3 vùng khí hậu khác nhau, là: Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền Trung mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam thì nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Nhìn chung khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình, vào khoảng 84 - 100% cả năm. Với đặc điểm tự nhiên vùng miền khác nhau cũng hình thành nên sự khác biệt về văn hóa giữa các cộng đồng người mang đặc trưng vùng miền trên lãnh thổ quốc gia - thể hiện sự đa dạng đặc sắc trong văn hóa của các cộng đồng dân tộc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hệ thống sông ngịi dày đặc khoảng 392 con sơng, lượng nước nhiều và nguồn phù sa lớn. Theo dòng chảy của các con sơng đã hình thành nên những đồng bằng châu thổ ven sơng, hình thành các nền văn minh, văn hóa sơng nước. Các con sơng lớn có nguồn chảy từ các quốc gia, chảy qua lãnh thổ Việt Nam đã giúp cho việc giao thương, giao thoa văn hóa giữa các quốc gia men theo dịng chảy của các con sông diễn ra nhanh hơn, rộng hơn. Văn hóa dịng chảy đã xóa nhịa phần nào về danh giới hành chính quốc gia, để hướng cộng đồng người Việt và các cộng đồng người khác trong khu vực xích lại gần nhau hơn nhờ văn hóa.

<i><b>1.2.2. Về điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội </b></i>

Xuất phát từ điều kiện vị trí địa lý của Việt Nam đã đưa đến những đặc điểm riêng biệt trong đời sống lịch sử, chính trị xã hội - đây cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình giao lưu văn hóa Việt Nam.

<i>* Về điều kiện lịch sử dân tộc </i>

Với vị trí là giao điểm của các luồng văn hóa, các luồng di dân và các luồng gia thơng lớn đem lại lợi ích cho kinh tế - xã hội. Vậy nên từ rất sớm Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ khiến nhiều thế lực nhòm ngó, xâm chiếm, bị cưỡng ép đồng hóa theo văn hóa ngoại lai. Lịch sử Việt Nam được viết bằng các cuộc kháng chiến, đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời chống lại sự đồng hóa về văn hóa từ các thế lực xâm lược (như Hán hóa, Pháp hóa…). Bên cạnh đó, tiến trình phát triển và mở rộng lãnh thổ Việt Nam đã có q trình tiếp biến, đón nhận những nền văn hóa khác, coi đó là một phần trong văn hóa bản sắc dân tộc Việt (như văn hóa Trung Hoa, văn hóa Chămpa…).

Chiều dài lịch sử của Việt Nam là quá trình dựng nước và giữ nước; là q trình đồn kết chống lại thiên tai, địch họa; cùng với đó là q trình xây dựng, bảo vệ những giá trị truyền thống mang đặc trưng của văn hóa dân tộc: tinh thần yêu nước, kiên cường, gắn bó yêu thương với quê hương xứ sở; đạo hiếu; ý thức dân tộc; tinh thần cố kết cộng đồng; ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích nghi và dễ hội nhập; sự chịu đựng gian khổ, kiên cường, cần cù, ham học hỏi… tạo nên một nền văn hóa Việt mang đậm dấu ấn dân tộc, không bị nhầm lẫn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa của người Việt - tính linh hoạt, mềm mại, sẵn sàng tiếp nhận những nét tinh hoa trong văn hóa khác nhau biến nó thành của mình; giúp cho văn hóa Việt dễ dàng hịa nhập nhưng khơng hịa tan trong quá trình hội nhập và phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>* Về điều kiện kinh tế - xã hội </i>

Xuất phát từ việc duy trì sự tồn tại và phát triển, người Việt phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên đã đưa đến nét đặc thù trong đời sống kinh tế xã hội: sản xuất nông nghiệp, kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi, thủy sản…). Nét đặc trưng trong văn hóa người Việt gắn liền với sản xuất nông nghiệp, gần gũi với thiên nhiên. Với lợi thế địa hình đã đưa Việt Nam trở thành nơi giao thương lớn trong khu vực và thế giới (con đường giao thương lớn, các trung tâm buôn bán đã xuất hiện từ rất sớm như chợ, phố…). Kéo theo các điều kiện giao thương trong kinh tế là việc giao lưu văn hóa với các cộng đồng đến giao thương diễn ra sớm hơn, đa dạng hơn. Trao đổi hàng hóa và sử dụng hàng hóa kèm theo trao đổi về văn hóa của người trao đổi, vơ hình đã tạo ra sự nhạy bén, dễ dàng trong việc tiếp nhận và ứng xử phù hợp với mọi nền văn hóa của người Việt.

Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình hội nhập trong kinh tế đã đem lại cơ hội và thách thức lớn cho văn hóa Việt trong q trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa.

<i>* Về điều kiện chính trị </i>

Đời sống chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình giao lưu văn hóa. Lợi thế về địa lý đã đưa đến lợi thế về kinh tế xã hội, nhưng cũng đem lại sự phức tạp trong đời sống chính trị quốc gia.

Với nền chính trị độc lập tự chủ của chúng ta qua các giai đoạn lịch sử, các nhà nước độc lập đã làm tốt vai trò của yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong văn hóa. Một mặt xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị trong văn hóa dân tộc tạo nên nền văn hóa Việt đậm đà bản sắc; một mặt tiếp nhận những yếu tố ngoại sinh của văn hóa trong q trình tiếp xúc, giao thương trong kinh tế, đối ngoại trong chính trị để làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc.

Cũng có những giai đoạn, lịch sử dân tộc bị lệ thuộc về chính trị của các cộng đồng người khác (Thống trị của phong kiến phương Bắc, đế quốc Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ…). Sự lệ thuộc trong chính trị đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc và giao lưu trong văn hóa của người Việt. Q trình Hán hóa, Pháp hóa, Mỹ hóa… là những chiến lược trong văn hóa của các thế lực chính trị, muốn biến q trình giao lưu văn hóa thành q trình đồng hóa văn hóa, làm mờ nhạt thậm chí xóa mất sự hiện hữu của văn hóa Việt. Trước tình hình đó, văn hóa Việt vẫn vừa tiếp nhận văn hóa ngoại lai, vừa củng cố, duy trì bản sắc văn hóa của mình; và khi có

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

điều kiện thuận lợi trong chính trị thì nhanh chóng xóa bỏ sự tồn tại của văn hóa ngoại lai, phục hưng văn hóa dân tộc. Điều đó đã thể hiện được sự mềm dẻo trong đời sống chính trị và đời sống văn hóa của người Việt trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa.

Ngày nay, với những chính sách tự do trong các hoạt động văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, đã tạo điều kiện tối đa cho giao lưu văn hóa giữa các cá nhân, các cộng đồng người với các nền văn hóa trong và ngồi nước; góp phần đẩy mạnh q trình giao lưu trong văn hóa.

<i><b>1.2.3. Khơng gian văn hóa Việt Nam </b></i>

Khơng gian văn hóa của người Việt rất đa dạng, phong phú và gần gũi với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân.

Khơng gian văn hóa là những khu vực, mơi trường có các hoạt động văn hóa hoặc gắn với văn hóa như khơng gian văn hóa cơng cộng, khơng gian văn hóa kiến trúc, khơng gian văn hóa du lịch, thương mại (nơi có những nét đặc sắc về văn hóa gắn với hoạt động du lịch, thương mại), không gian văn hóa cồng chiêng (khu vực tập trung nhiều hoạt động có sử dụng cồng chiêng và các yếu tố gắn liền với nó)…

Nét đặc trưng trong văn hóa người Việt là gần gũi với thiên nhiên, với đời sống của người dân. Không gian sinh hoạt, khơng gian văn hóa giản dị nhưng không kém phần đặc sắc, đa dạng phong phú.

- Không gian văn hóa trên phạm vi rộng, tự nhiên, đơn giản. Khơng gian văn hóa Việt nằm trong khu vực cư trú của cộng đồng cư dân trên thềm lục địa bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á - nơi đông đúc các cộng đồng người với nhiều nền văn hóa đặc sắc khu vực Nam Á. Nơi ngọn nguồn của các những hệ thống sông lớn (sông Dưởng Tử, sông Mê Kông), cửa sông lớn, chạy dài theo những dòng chảy là sự hiện hữu của các nền văn hóa ven sơng. Những cánh rừng đại ngàn, những đồng bằng châu thổ rộng lớn, những dải đất duyên hải ven biển, những miền đất trung du rộng lớn… tạo nên không gian văn hóa rộng lớn, gần gũi với thiên nhiên, đơn giản của người Việt. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa giữa văn hóa Việt với những nền văn hóa của các cộng đồng dân tộc xung quanh, với các nền văn hóa lớn trên thế giới; tạo khơng gian giao lưu văn hóa thuận lợi, không gian rộng lớn là tài nguyên vô tận cho sự xuất hiện, tiếp xúc, sáng tạo và giao lưu văn hóa.

- Khơng gian văn hóa phức tạp. Yếu tố thời gian trong lịch sử dân tộc đã tạo nên nét đặc trưng trong khơng gian văn hóa của người Việt. Danh giới trên phạm vi lãnh thổ, sự tồn tại qua các thời đại lịch sử, ở các vùng giáp ranh… đã đem lại sự phức

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tạp trong khơng gian văn hóa. Tại các nơi tiếp giáp đó có sự chồng chéo, đan xen giữa các nền văn hóa; thể chế chính trị thay đổi những văn hóa vùng miền lại lưu giữ những nét đặc trưng tạo nên bức tranh đa dạng phong phú nhưng phức tạp trong không gian văn hóa người Việt. Quá trình giao lưu văn hóa cũng đưa đến những xung đột văn hóa, sự đối kháng, bài trừ, khơng phù hợp trong khơng gian sinh hoạt văn hóa tạo nên sự phức tạp trong khơng gian văn hóa. Đặc biệt là sức mạnh của công nghệ, của hội nhập đã đưa khơng gian giao lưu văn hóa lên “thế giới phẳng” cũng tạo nên sự phức tạp của khơng gian giao lưu văn hóa (sự mất kiểm sốt, xung đột văn hóa, vấn đề an ninh, văn hóa mạng…).

Những cơ sở về vị trí địa lý, về lịch sử kinh tế - xã hội và khơng gian văn hóa là những điều kiện có ảnh hưởng và quyết định đối với quá trình giao lưu văn hóa của cộng đồng người Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Chương 2 </b>

<b>LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VĂN HÓA VIỆT NAM </b>

<b>2.1. Từ cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á </b>

<i><b>2.1.1. Khu vực Đơng Nam Á </b></i>

Đông Nam Á trong thời tiền sử, đây là vùng đất rộng lớn có ranh giới phía Bắc tới tận sơng Dương Tử, phía Nam đến tận quần đảo Nam Dương (Inđơnêxia), phía Tây kéo đến tận biên giới bang Át Xam (Ấn Độ), phía Đơng là cả một thế giới bán đảo nằm cạnh châu Đại Dương. Dựa vào cứ liệu của các ngành nhân loại học, dân tộc học, ngôn ngữ học, ngành khoa học nhân văn đã xác định được vùng Đơng Nam Á có một cơ tầng văn hóa riêng biệt, phi Hoa, phi Ấn.

Khu vực Đông Nam Á tiền sử được xem là một trong những cái nôi của nhân loại. Đây là nơi là đại chủng Ơxtralơit cư trú. Những cư dân này đã sáng tạo nên

<i>nền văn hóa của riêng mình. “Nền văn hóa đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã </i>

<i>phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là quần thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển; trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trị chủ đạo” </i><small>3</small><b>. </b>

Cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á chính là nền tảng tạo nên những yếu tố nội sinh của văn hóa Đơng Nam Á. Chính từ đây đã tạo nên những nét bản sắc riêng, tạo nên sức mạnh trong quá trình giao lưu, tiếp biến của văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa ngoại lai. Và đặc biệt, tuy bị thống trị, nơ dịch về chính trị, chưa bao giờ ngoại bang có thể nơ dịch, đồng hóa ta về văn hóa.

<i><b>2.1.2. Những yếu tố hình thành cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á </b></i>

Đơng Nam Á được xem như là cái nôi của nhân loại với sự hiện diện từ rất sớm của loài người. Đồng hành chung với tiến trình lịch sử của nhân loại, Đông Nam Á đã ngày càng trở thành một khu vực đa văn hóa với sự hiện diện đơng đúc và đa dạng của nhiều dân tộc, quốc gia. Chính điều này đã góp phần làm cho Đơng Nam Á đang dần trở thành một khu vực đặc sắc của thế giới. Văn hóa Đơng Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngồi, cả phương Đơng lẫn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đơng Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm

<small>3</small><i><small>Phạm Đức Dương (2007). Bức tranh ngơn ngữ - văn hố tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á. Nxb Đại </small></i>

<small>học quốc gia Hà Nội. H, 2007, tr. 185 - 186.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nên cái “khung” Đông Nam Á, song cũng có khơng ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đơng Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.

<i>* Về điều kiện kinh tế - xã hội </i>

Với phương thức sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi; yếu tố công cụ, vũ khí trong lao động sản xuất và gìn giữ lãnh thổ; văn hóa sơng nước và tính nữ trong văn hóa của cư dân khu vực Đơng Nam Á. Đây là những đặc trưng cơ bản của văn hóa Đơng Nam Á có nguồn gốc từ điều kiện kinh tế - xã hội.

Cư dân cổ vùng Đông Nam Á với đặc trưng kinh tế là trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỷ VI TCN. Tùy theo địa bàn cư trú mà họ trồng lúa cạn hay lúa nước. Hình thành nên nền văn hóa nơng nghiệp trồng lúa trong khu vực.

Trong chăn ni, gia súc như trâu, bị đã sớm được thuần dưỡng và đưa vào phục vụ cho quá trình sản xuất trong nơng nghiệp và làm sức kéo. Những hình ảnh của gia súc cùng tham gia vào sản xuất và sinh hoạt đời sống của người dân đã trở thành hình ảnh quen thuộc, đại diện cho văn hóa cộng đồng khu vực Đơng Nam Á.

Công cụ lao động không ngừng được cải tiến, thể hiện vai trị của mình trong đời sống kinh tế của người dân Đông Nam Á. Nguyên liệu bằng kim loại chủ yếu là đồng và sắt được dùng để chế tác công cụ lao động, vũ khí, dụng cụ thực hiện nghi lễ trong tín ngưỡng văn hóa… là nét đặc trưng trong văn hóa của cộng đồng khu vực Đông Nam Á.

Các quốc gia khu vực Đơng Nam Á có đường biển dài, rộng và hệ thống các sông lớn đã giúp cho cư dân thành thạo trong nghề sông nước, đi biển. Thủy - hải sản trở thành một phần quan trọng đóng góp cho nền kinh tế các quốc gia khu vực này. Văn hóa sơng nước trở thành nét đặc trưng của các cộng đồng cư dân Đơng Nam Á.

Người phụ nữ có vị trí quan trọng trong đời sống gia đình, cộng đồng của cư dân Đông Nam Á. Người phụ nữ giữ trọng trách sinh sản, duy trì sự tồn tại, phát triển của các gia đình và xã hội; là người gìn giữ, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dịng tộc và quốc gia cho các thế hệ sau; nhiều người phụ nữ đã trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, bảo vệ quốc gia dân tộc, tổ nghề trong các cộng đồng… Tất cả những thành tựu đó đã cho thấy sức mạnh của người phụ nữ trong đời sống xã hội, văn hóa của cư dân Đơng Nam Á - một yếu tố cấu thành nên văn hóa Đơng Nam Á là tính nữ, nguyên lý Mẹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>* Về đời sống tinh thần </i>

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân Đông Nam Á đa dạng và phong phú. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nơng nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đơng Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẻ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu…) và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ơng bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Về phong tục tập qn, ở Đơng Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gũi, tương đồng nhau, là mẫu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đơng Nam Á - Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục là Sàrơng (váy), khố, vịng đeo, vịng đeo cổ… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chơn với người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trị vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đơng Nam Á.

Những đặc trưng trong văn hóa của cư dân Đông Nam Á là nền tảng để các quốc gia trong khu vực xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình vừa đảm bảo được những đặc điểm chung của văn hóa khu vực, vừa đảm bảo nét độc đáo trong văn hóa của quốc gia, dân tộc. Việt Nam một quốc gia hình thành và phát triển trong khu vực cũng đã ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa chung này.

<i><b>2.1.3. Văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển mang đậm dấu ấn của nền văn hóa khu vực </b></i>

Việt Nam là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đơng Nam Á. Trên chặng đường hình thành, tồn tại và phát triển, Việt Nam - với tư cách là một thành viên trong không gian văn hóa Đơng Nam Á đã có những sự tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia còn lại trong khu vực. Những giá trị văn hóa mà Việt Nam tiếp nhận thể hiện trong đó sự tương đồng, tương cận với những giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

văn hóa của Đơng Nam Á. Những sự tương đồng và tương cận ấy không phải ngẫu nhiên, mà điều đó cho thấy tiến trình phát triển của các quốc gia đấy là cùng dựa trên một nền tảng.

Những đặc điểm của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cũng bắt gặp trong những

<i>yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam, bởi “Việt Nam là một Đơng Nam Á thu nhỏ </i>

<i>có đủ ba yếu tố văn hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ. Cũng như các nước Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, nhưng ở đây người Việt đóng vai trị chủ thể. Đó là một cộng đồng người là ruộng nước được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sơng Hồng”</i><small>4</small>.

<i>- Nền văn hóa hình thành từ nền nơng nghiệp lúa nước vùng sông nước và </i>

<i>biển, đảo. </i>

Nước Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, hình chữ S, chạy dài từ Bắc xuống Nam, diện tích đất liền 331.212 km<sup>2</sup>, đường bờ biển dài 3.260 km. Dựa vào các văn bản pháp lý của quốc tế và trong nước, biển nước ta rộng gấp hơn 3 lần diện tích đất liền và chiếm khoảng 29% diện tích tồn biển Đơng, nơi có tới trên 3.000 hịn đảo lớn nhỏ. Khí hậu nhiệt đới nắng nóng, mưa nhiều, gió mùa Đơng Bắc lạnh vào mùa Đơng. Những đợt gió Đơng Nam từ biển Đơng đưa hơi nước vào đất liền gặp đồi núi cao, khí lạnh, hội tụ thành những cơn mưa nhiệt đới.

Ở Việt Nam hầu hết các con sông lớn, nhỏ đều bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Tây chảy về phía Đơng ra biển, dòng nước mang nhiều phù sa bồi đắp nên những thung lũng chân núi, châu thổ ven biển thích hợp với cây lúa nước.

Việt Nam có 54 dân tộc, dân số hơn 96,2 triệu người, trong đó dân tộc Kinh hơn 82 triệu, chiếm đa số 85,3% (theo tổng điều tra dân số 01/4/2019), sau đó là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Khơme. Cư dân của 5 dân tộc này đều lấy nghề trồng lúa nước làm nguồn sống chính. Cho nên, nền tảng và là dịng chảy chính của văn hóa Việt là văn hóa của người Kinh, sau đến người Tày, Thái, Mường, Khơme, tiếp là người thiểu số các tộc người còn lại. Trong lịch sử, địa bàn cư trú của người Việt ở châu thổ cũng như ở các thung lũng chân núi, họ đều lập làng bên những dòng sơng, vùng có nguồn nước, ven biển hoặc ở đảo có nước để sinh sống.

Đại bộ phận người Việt sinh sống chính bằng nghề trồng trọt và chủ yếu là trồng lúa nước. Chính sách khuyến nơng được hình thành rất sớm, trồng lúa nước (vua đi cày), đắp đê, khơi kênh mương để điều tiết nước trồng lúa. Thành quả nền

<small>4</small><i><small>Phạm Đức Dương (2007). Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á. Nxb Đại </small></i>

<small>học Quốc gia Hà Nội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

văn hóa Việt biểu hiện rất rõ tư tưởng trọng nông. Các làng Việt giàu có, đậm truyền thống, duy trì thuần phong mỹ tục, được tổ chức chặt chẽ đều là những làng nông nghiệp ở vùng đất màu mỡ. Nền văn hóa kết tinh hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội đối với trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quý trọng đất nông nghiệp để sinh nhai “tấc đất tấc vàng”, “người là hoa đất”. Người Việt đã bảo nhau đắp hàng nghìn cây số đê ngăn lũ lụt, khơi hàng trăm cây số kênh, mương điều tiết nước để trồng cấy, chăn nuôi. Những con đê, kênh, mương ấy là biểu tượng sức mạnh người dân, đồng thời là biểu tượng văn minh nông nghiệp của người Việt.

Điều này dẫn tới trong nền văn hóa Việt Nam số lượng tục ngữ đúc rút tri thức dân gian về nghề nghiệp phần nhiều là tổng kết kinh nghiệm trồng lúa, những vấn đề liên quan đến nghề trồng lúa nước. Lễ hội là sinh hoạt lớn của người nông dân ở làng quê vẫn còn lưu giữ những sinh hoạt văn hóa liên quan đến nước như tín ngưỡng cầu mưa, thờ mẹ lúa, thờ Tứ Pháp (mây - mưa - sấm - chớp), cầu nước (qua rước nước), cầu khô, cầu tạnh mong nước rút để được mùa lúa, cuộc sống no đủ. Bữa ăn của người Việt là cơm nấu từ gạo, sản phẩm của cây lúa. Gạo là ngọc thực, có rất nhiều món ngon mà cách chế biến là từ gạo.

<i>- Nền văn hóa đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng. </i>

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số nên văn hóa dân tộc Kinh giữ vai trò chủ đạo. Lịch sử phát triển văn hóa của người Việt đã khẳng định sự tôn trọng, cởi mở, giao lưu, tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện giữa các dân tộc, chống biểu hiện kỳ thị, cưỡng bức văn hóa của dân tộc này đối với dân tộc khác. Nền văn hóa đa dân tộc đã tạo nên tiềm năng, thế mạnh phát huy sức mạnh mềm văn hóa của quốc gia trong các quan hệ quốc tế, gia tăng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Văn hóa Việt vận động trong tiến trình lịch sử đã thể hiện rất rõ tính thống nhất của một nền văn hóa quốc gia - dân tộc. Cho dù nhiều tộc người thiên di vào lãnh thổ Việt ở những thời điểm lịch sử khác nhau, có tộc người đến sớm từ hàng nghìn năm, có tộc người mới du nhập vài trăm năm nhưng khi đã chọn đất Việt làm nơi sinh sống thì các tộc người đều chung một ký ức cội nguồn tiên tổ, là đồng bào của nhau, thừa nhận quốc gia - dân tộc phải có cương vực rõ ràng, có người đứng đầu đại diện cho dân quản lý đất nước. Thống nhất quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca... của nước. Thống nhất phép tắc của nhà nước, lấy tiếng nói người Kinh làm ngơn ngữ phổ thông trong giao tiếp, quy định chữ viết quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử. Thống nhất hệ tư tưởng và thể chế quản lý xã hội, hành vi con người cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Nền văn hóa đa dân tộc đã kiến tạo một nền văn hóa đa dạng các thành tố và hình thức biểu hiện. Soi vào bất cứ thành tố văn hóa nào như ẩm thực, nhà ở, trang phục, phong tục, tập qn, hội lễ, tín ngưỡng tơn giáo, văn học nghệ thuật, tổ chức xã hội... chúng ta đều dễ dàng nhận ra những biểu hiện riêng, độc đáo ở mỗi tộc người. Đó là những dấu hiệu để nhận biết văn hóa của nhau. Khi sắc thái văn hóa của mỗi tộc người được tổng hợp vào nền văn hóa của quốc gia thì nền văn hóa Việt thực sự đa dạng, thực sự là một vườn hoa văn hóa phong phú đa sắc, đa hương.

<i>- Nền văn hóa đề cao nữ quyền. </i>

Lịch sử nhân loại phát triển từ chế độ mẫu quyền chuyển dần sang chế độ phụ quyền. Trong nền văn hóa Việt Nam, biểu hiện kỳ thị phụ nữ rất mờ nhạt mà hình ảnh người phụ nữ cịn được đề cao, giữ vị trí xứng đáng trong các sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là ở những nơi thờ tự tín ngưỡng tơn giáo.

Trong tín ngưỡng dân gian, phụ nữ được tôn thờ gọi là các nữ thần, là Thánh Mẫu, có nữ thần cịn được tơn vinh là Quốc Mẫu như Quốc Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên. Tín ngưỡng Tam phủ (thờ Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy/Thoải) và Tứ phủ, thêm phủ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ tự rộng khắp ở làng xã, là tín ngưỡng mang đậm dấu ấn của người Việt.

Nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam xuất hiện nơi thờ Mẫu, dân chúng gọi các Mẫu ấy là Bà Mẹ xứ sở. Đó là Bà Chúa Xứ trên Núi Sam ở thành phố Châu Đốc (An Giang), Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen (Tây Ninh), Mẫu Thiên Y A Na của người Chăm ở Tháp Bà, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), các nữ thần Poh Nagar trong các tháp của người Chăm vùng Trung Bộ.

Những phụ nữ từ nghìn năm trước hy sinh vì nước, vì dân được dân thờ phụng trở thành liệt nữ nêu gương cho con cháu như Bà Trưng, Bà Triệu… Ở thời hiện đại hình ảnh người Mẹ vì nước được tơn kính dựng tượng như Bà Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam, Mẹ Suốt ở Đồng Hới (Quảng Bình)… Những đền thờ liệt nữ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo, đền thờ Mười cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đền thờ Thanh niên xung phong ở Hang Tám Cô (Quảng Bình)...

<i>Dân chúng đã đúc rút vai trị, vị trí của người phụ nữ Việt: “Lệnh ơng khơng bằng </i>

<i>cồng bà”, trong mối quan hệ hài hòa, dân chủ: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. </i>

<i>- Nền văn hóa mở, thích ứng và tiếp biến hài hòa các nền văn minh nhân loại. </i>

Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng phía tây Thái Bình Dương, phía Đơng bán đảo Đơng Nam Á, phía Nam đại lục Trung Hoa, phía Bắc của quần đảo Đơng Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Á, được ví là cầu nối Đông - Tây của các nền văn hóa thế giới. Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Việt Nam đã tiếp nhận bốn dòng văn hóa/văn minh của nhân loại. Đó là văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Trung Cận Đông, phương Tây.

Nhìn vào biểu hiện của văn hóa làng xã, chúng ta nghĩ rằng nền văn hóa Việt thiên về ngưng đọng, khép kín, tự trị. Nhưng xét trên bình diện quốc gia - dân tộc trong ứng xử với các dịng văn hóa lớn của nhân loại thì những dấu hiệu biểu hiện trong văn hóa Việt chứng tỏ đây là nền văn hóa mở. Người Việt chủ động đón nhận tơn giáo và các thiết chế văn hóa của Ấn Độ giáo (Hindu giáo), Phật giáo (dòng tiểu thừa và dòng đại thừa), Nho giáo (còn gọi tên khác là Khổng giáo), Đạo giáo (thần tiên và phù thủy), Hồi giáo (chính thống và khơng chính thống), Kitơ giáo (tên gọi khác là Công giáo, Thiên Chúa giáo), Tin lành.

Người Việt tiếp nhận các tôn giáo thế giới, một mặt thích nghi, mặt khác ứng phó với những bất cập không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tiếp biến tơn giáo thế giới theo phương châm giữ gìn văn hóa dân tộc và dân tộc hóa tơn giáo thế giới. Du nhập Phật giáo biến đổi tượng thờ Phật thành Phật Bà. Một kiểu Phật bị dân gian hóa như Phật Mẫu Man Nương ở vùng Dâu. Kiến tạo trường phái Phật của người Việt: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Người Chăm ở Trung Bộ kiến tạo nên tôn giáo đa thần Chăm Bàni kết hợp tín ngưỡng Bà La Mơn với tín ngưỡng dân gian, tục lệ của người Chăm và Hồi giáo khơng chính thống. Đạo giáo bên

<i>Trung Quốc sang Việt Nam phái sinh thành dòng Đạo giáo nội “Tháng Tám giỗ </i>

<i>Cha (Thánh Trần Hưng Đạo), tháng Ba giỗ Mẹ (Thánh Liễu Hạnh)”. Người theo </i>

đạo Công giáo, trong nhà vừa thờ Thiên Chúa vừa thờ tổ tiên. Đạo Cao Đài ở Tây Ninh tâm điểm thờ Con Mắt, xung quanh phối thờ các minh chủ tôn giáo và người nổi tiếng trên thế giới.

Một đặc điểm dễ thấy là người Việt tiếp biến hài hòa các nền văn minh nhân loại. Có ý kiến cho rằng: Người Việt theo Phật khơng đậm như người Campuchia, theo Khổng giáo không đậm như người Hàn Quốc, theo Kitô giáo không đậm như người Philippin, theo Hồi giáo không đậm như Indonesia.

Một nền văn hóa mở nhưng tinh tế, khéo léo, mềm dẻo tiếp thu cái hay, phù

<i>hợp, không cực đoan, lấn át, thể hiện cách ứng xử của người Việt: “Ăn trông nồi, </i>

<i>ngồi trông hướng”, “Làm trai cứ nước hai mà nói”. Cái triết lý hịa đồng, vừa phải, </i>

có lý có tình, thận trọng, giữ gìn, đó là những đặc điểm tính cách của người Việt khi tiếp xúc với các nền văn minh nhân loại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>2.2. Tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Trung Quốc </b>

<i><b>2.2.1. Quốc gia Trung Quốc </b></i>

Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đơng bán cầu, phía Đơng Nam đại lục Á - Âu, phía Đơng và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Trung Quốc là đất nước lớn thứ 3 trên thế giới, với tổng diện tích tồn quốc khoảng 9,6 triệu km², và chiều dài đường biên giới trên bộ lớn nhất thế giới hơn 22.000 km từ cửa sông Áp Lục đến Vịnh Bắc Bộ. Có biên giới chung với 14 quốc gia khác, bao gồm: giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin cũng là quốc gia lân cận với Trung Quốc qua biển.

Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhơ hơn nhiều lần hiện nay. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao ngun, khí hậu khơ hanh, phía Đơng có bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nơng nghiệp. Trung Quốc có hàng ngàn con sơng lớn nhỏ, nhưng có hai con sơng quan trọng nhất là sơng Hồng Hà và sơng Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng Tây - Đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía Đơng Trung Quốc. Trung Quốc có 56 dân tộc, đông nhất là người Hoa Hạ.

<i>Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lớn và lâu đời trên thế </i>

giới. Trung Quốc là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, lãnh thổ hiện nay là tập hợp của rất nhiều quốc gia nhỏ từng tồn tại trong quá khứ. Chính vì vậy Trung Quốc có đơng dân tộc, nhiều ngôn ngữ, nhiều phong tục tập qn và đó là lí do mà văn hóa Trung Hoa thuộc nền văn hóa đa dạng cũng như phức tạp nhất trên thế giới.

- Lịch sử hình thành và phát triển văn hóa Trung Quốc: Người dân đã sinh sống tại đất Trung Hoa các đây hàng triệu năm về trước. Những dấu tích được tìm lại cho người xưa để lại ở khu vực Hoa Hạ - Bình Nhưỡng (gần Bắc Kinh ), nơi có niên đại cách đây hơn 500.000 năm. Tương truyền rằng, các vị vua đầu tiên của nhà Trung là ở thời kì Tam Hồng, Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nơng và Hồng Đế, Cao Dương Đế, Cốc Đế, Nghiêu đế, Thuấn đế). Các nhà nghiên cứu cho biết thời đại này chính là thời kì cuối của cơng xã nguyên thủy. Nền văn minh Trung Hoa phát triển song song cùng với vùng lục địa Đông Á rộng lớn trước đây khoảng 50 vạn năm, thuộc khu vực Chu Khẩu Điếm (nằm phía Tây Nam của thành phố Bắc Kinh ngày nay). Những con người thời kì nguyên thủy ở nơi đây được coi là người

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

vượn Bắc Kinh, họ đã biết cách sử dụng những vật liệu, công vụ thô sơ và đá để nhóm lửa.

- Các thành tựu chủ yếu trong văn hóa Trung Quốc là: chữ viết, văn học, sử học, điêu khắc, hội họa, kiến trúc…

Chữ viết đã được xuất hiện như chữ Giáo cốt được viết trên mai rùa và xương thú được gọi là Giáp Cốt Văn từ đời nhà Thương. Qua quá trình biến đổi theo thời gian, Giáp Cốt Văn hình thành nên Thạch Cổ Văn, Kim Văn. Sau khi thống nhất Trung Quốc thì thời nhà Tần chữ viết được thống nhất trong khn hình vng và có tên gọi là chữ Triều Tiên.

Văn học: Kinh Thi là tập thơ nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân - Thu, qua thời gian được sưu tập, biên soạn và chỉnh sửa lại. Nhưng Kinh Thi vẫn giữ nguyên nội dung gồm 3 phần chính: Phong, Nhã và Tụng. Bên cạnh Kinh Thi khơng thể bỏ qua Thơ Đường, đây chính là thời kì đỉnh cao của thơ ca Trung Hoa. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật chính là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Tiếp sau đó, đến nhà Minh và Thanh, tiểu thuyết lại được lên ngôi với rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Tây Du ký” hay “Hồng Lâu Mộng” cũng là tác phẩm mang lại giá trị cao nhất.

Sử học: Người Trung Hoa đề cao tinh thần biên soạn sử thi. Triều đại thời Xuân Thu đã đặt các chức quan để ghi chép lại sử kí. Trên cơ sở sử kí nhà nước Lỗ lúc bấy giờ, Xuân Thu do chính tay Khổng Tử biên soạn. Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại “Sử ký”, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3.000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế. Tới thời Đơng Hán, có các tác phẩm “Hán thư” của Ban Cố, “Tam quốc chí” của Trần Thọ, “Hậu Hán thư” của Phạm Diệp. Tới thời Minh và Thanh, các bộ sử như “Minh sử”, “Tứ khố toàn thư” là những di sản văn hóa đồ sộ của Trung Quốc.

Hội họa: Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5.000 - 6.000 năm với các loại hình: bạch họa, bản họa, bích họa. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở châu Á. Cuốn “Lục pháp luận” của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội họa từ đời Hán đến đời Tùy.

Điêu khắc: Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng “Tần ngẫu” đời Tần, tượng “Lạc sơn đại Phật” đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng “Phật nghìn mắt nghìn tay”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Kiến trúc: Trung Quốc đã kiến tạo ra các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn lý trường thành (dài 6.700 km), Thành Tây An, Cố cung, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.

Nền văn hóa đa dạng phong phú, những thành đồ sộ mà văn hóa Trung Quốc để lại cho nhân loại đến nay vẫn còn nguyên giá trị và phần nào đó là nét đặc trưng trong văn hóa bản sắc của các quốc gia đã được tiếp xúc và giao lưu với nền văn hóa này.

<i><b>2.2.2. Diễn trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc </b></i>

Khoảng 500 năm trước công nguyên trở về trước, vùng Hoa Nam chưa thuộc về lãnh thổ đế chế Trung Hoa. Đó là địa bàn sinh sống của các tộc người phi Hoa như các cư dân nói tiếng Tày - Thái, Tạng - Miến, Mơng - Dao, Mơn - Khơme, nói cách khác, đó là địa bàn cư trú của cư dân Bách Việt - thủy tổ của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt - Trung diễn ra rất dài trong nhiều thời kỳ của lịch sử Việt Nam. Cho đến hiện nay, khơng có một nhà văn hóa học nào lại phủ nhận ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam. Q trình giao lưu, tiếp biến ấy diễn ra ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức.

<i> Giao lưu văn hóa cưỡng bức Việt - Hán </i>

Thời kỳ lịch sử: Q trình giao lưu văn hóa mang tính cưỡng bức này diễn ra vào giai đoạn lịch sử mà người Việt ta bị đô hộ, bị xâm lược, từ Thế kỷ I trước công nguyên đến thế kỷ X (thời kỳ Bắc thuộc) và từ năm 1407 - 1427 (thời kỳ Minh thuộc).

<i>- Vấn đề đồng hóa thời Bắc thuộc: </i>

Trong suốt một thiên niên kỷ sau công nguyên, người Hán tổ chức được nền đơ hộ, ngồi việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa.

Cơ chế chống đồng hóa của người Việt: Trước khi phong kiến phương Bắc xâm lược, văn hóa của người Việt đã được định hình, thậm chí cịn phát triển mạnh mẽ thành một nền văn minh rực rỡ, văn minh Sông Hồng trên nền tảng là cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á với yếu tố chủ đạo là văn hóa đồng bằng. Đó chính là điểm tựa, vững chắc để người Việt gìn giữ bản sắc dân tộc, chống mưu đồ đồng hóa của kẻ xâm lược, đảm bảo cho sự tồn tại của mình trước những thế lực xâm lược.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Cuộc chiến đồng hóa và chống đồng hóa diễn ra thật quyết liệt, mạnh mẽ, và thường xuyên, chi phối đặc điểm văn hóa nước ta thời kỳ này. Chưa lúc nào ý thức dân tộc được đặt cao như lúc này. Và chưa bao giờ cơ chế tự vệ của nền văn hóa được phát triển mạnh và liên tục như thời kỳ này. Biểu hiện ở nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của người dân Việt trong thời kỳ này. Tuy không thành công nhưng một phần nào nó cho thấy sự trường tồn của nền văn hóa Việt trước kẻ thù xâm lăng.

<i>- Giao lưu, tiếp biến văn hóa thời Minh thuộc: </i>

Khi xâm lược nước ta, nhà Minh chủ trương tiêu diệt nền văn hóa truyền thống của tộc người, thực hiện chính sách đồng hóa trên mọi phương diện: văn hóa, chính trị, tư tưởng.

Biểu hiện: Thủ tiêu toàn bộ những giá trị văn hóa mà dân tộc ta đã sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Nhiều tập sử quý, nhiều cơng trình kiến trúc, đền đài, miếu mạo cũng như những phong tục dân gian bị thủ tiêu một cách cưỡng bức. Dân chúng sống quằn quại dưới ách thống trị tàn bạo của bọn quan lại đô hộ nhà Minh.

Cơ chế tự vệ của văn hóa Việt, như một quy luật tự nhiên, một khi có sự áp bức ắt phải có chống áp bức. Hơn nữa, đối với dân tộc Việt Nam, chống giặc ngoại xâm dường như là một nhiệm vụ thường xuyên trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Nếu như với một thiên niên kỷ đô hộ phong kiến phương Bắc đã không thể đồng hóa được dân ta, thì liệu trong khoảng thời gian cai trị ít ỏi của mình, triều Minh có thể nào đồng hóa được dân Đại Việt?

Một lần nữa, cơ chế tự vệ của nền văn hóa Việt lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo nên sức mạnh tiềm tàng giúp ta từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược. Để rồi sau những cuộc xâm lăng đó, văn hóa truyền thống Việt vẫn được bảo tồn và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn lịch sử tiếp theo.

<i> Giao lưu văn hóa tự nguyện Việt - Hán </i>

- Trong nền văn hóa Đơng Sơn, người ta đã nhận thấy có nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đơng Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng… Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng.

- Giao lưu Việt - Hán thời Bắc thuộc: Với việc giao lưu với phương Bắc, người Việt đã tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sông biển, kĩ thuật dùng phân mà dân gian vùng châu thổ sông Bắc Bộ gọi là phân Bắc… Điều đáng lưu ý là việc tiếp nhận chữ Hán, mặc dù tiếng Việt với tiếng Hán

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

thuộc hai ngữ hệ khác nhau. Một nghìn năm Bắc thuộc cũng là một nghìn năm tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm tiết hóa và thanh điệu hóa. Nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng Việt và người Việt không bị người Hán đồng hóa về mặt tiếng nói.

- Giao lưu văn hóa Hán - Việt hậu Bắc thuộc:

Sự mơ phỏng mơ hình Trung Hoa được các triều đại của các nhà nước quân chủ Đại Việt đẩy mạnh. Như nhà Lý về tổ chức xã hội, chính trị lấy cơ chế của Nho giáo làm gốc, vấn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Nhưng từ nhà Trần, nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thể là Tống Nho. Và trong một thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống.

Thời quân chủ, nhất là từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, các triều đại đã mô phỏng mô hình Trung Hóa, trên cơ tầng văn hóa Đơng Nam Á, lại thường xuyên phải giữ độc lập dân tộc, chống xâm lược từ phương Bắc. Ngồi mơ hình chính trị, người Việt cịn tiếp nhận các thành tố văn hóa khác.

Kết quả của sự giao lưu ấy tạo ra ở Việt Nam một mơ hình tổ chức xã hội vừa giống vừa khác mơ hình tổ chức xã hội của giai cấp phong kiến Trung Quốc về sở hữu ruộng đất, chế độ bóc lột địa tơ và về hệ tư tưởng. Bản thân hệ tư tưởng Nho giáo của giai cấp phong kiến Trung Quốc cũng khác hệ tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam, bởi Nho giáo ở Việt Nam đã có một độ khúc xạ rất lớn, do đặc điểm lịch sử -

<i><b>xã hội ở Việt Nam. </b></i>

<i><b>2.2.3. Hình thành nội dung tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Trung </b></i>

Quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc đã hình thành nền những nội dung tương đồng của hai nền văn hóa như hệ tư tưởng Nho giáo, chữ Hán, những phong tục tập quán, tín ngưỡng…

<i>- Hệ tư tưởng Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống trong suốt chiều dài </i>

<i>lịch sử xã hội phong kiến của Việt Nam, đặc biệt là thời đại trị vì của nhà Lý. </i>

Giáo lý cốt lõi của Nho giáo như Tam cương, Ngũ thường, tam tòng tứ đức của người phụ nữ, bách tính của người quân tử… trở thành hệ giá trị đạo đức chính thống, chuẩn mực chi phối tồn bộ đời sống của người dân Việt; họ coi đó là thước đo giá trị, nhân phẩm của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên cơ sở những tiêu chuẩn, thước đó cũng hình thành những mối quan hệ trọng tâm trong quốc gia, xã tắc; là hệ quy chiếu cho quá trình hình thành, phát triển của cá nhân cũng như cộng đồng. Những học thuyết hình thành từ tư tưởng Nho giáo như: đức trị, pháp trị, chính danh… trở thành cơng cụ, cơng quyền để giải quyết mọi vấn đề nảy sinh của đời sống xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào nếp sống, vào tư tưởng xã hội trở thành một phần không thể thiếu của đời sống người Việt suốt các triều đại phong kiến. Ngày nay, những tư tưởng đó vẫn cịn tồn tại ở bộ phận người dân - những người có suy nghĩ và lối sống xưa.

<i>- Hình thành những thành tố trong văn hóa người Việt. </i>

Một thời gian dài tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt - Hán theo nhiều những cũng đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa người Việt. Rất nhiều các yếu tố trong văn hóa Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa nguời Việt.

Những giáo lý của Nho giáo trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt ở trong gia đình và ngồi xã hội. Người Việt cũng dành khơng gian và tâm trí cho những thánh nhân của Nho giáo như Khổng Tử, Chu Công, Mạnh Tử... rất nhiều các học giả Việt đã học tập, nghiên cứu và phấn đấu trở thành tôn sư về Nho giáo như Chu Văn An. Những cuốn sách của Nho giáo như Tứ Thư, Ngũ kinh trở thành tài nguyên tri thức cho người dân Việt. Chế độ khoa cử để chọn người tài giỏi của người Việt cũng được thực hiện theo hình thức ứng tuyển của Nho giáo, trường đạo tạo ra nhân tài là các Quốc tử giám.

Kéo theo đó các thành tựu trong văn hóa như chữ viết (chữ Hán), kiến trúc, hội họa... Chữ Hán trong hàng chục thế kỷ là chữ dùng chính thức của quốc gia Việt; trong các thế kỷ ấy văn thơ chữ Hán không thể thiếu của lịch sử văn học Việt Nam. Với sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường Cổ, văn học nghệ thuật Trung Hoa cũng du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật được dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng văn học yêu nước dân tộc. Kiến trúc của các công trình văn hóa cả về thiết kế và kết cấu, đặc biệt là khơng gian của những ngơi đình làng, đền... có kết cấu tương đồng với những không gian của người Trung Quốc.

<i>- Những phong tục tập quán và nếp sinh hoạt tín ngưỡng tương đồng trong đời </i>

<i>sống văn hóa của người Việt. </i>

Quá trình tiếp xúc, giao lưu trong văn hóa Việt - Trung đã hình thành nên những phong tục tập quán và nếp sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt vừa có tính tương đồng vừa có tính đặc sắc riêng.

Lễ Tết và các hoạt động trong lễ tết là một phong tục tồn tại ở cả hai nền văn hóa như Tết nguyên đán, Tết nguyên tiêu, Tết thanh minh, Tết đoan ngọ. Những phong tục tương đồng như thờ Thần Tài, thờ Ngọc Hoàng, Thần tiên, thờ thành Hồng làng, thờ Mẫu, thờ cúng tổ tiên. Khơng chỉ cùng đối tượng thờ cúng mà nghi lễ thờ cúng,tổ chức và thực hiện cũng được diễn ra theo quy trình và trình tự tương đồng nhau.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×