Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 44 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Giảng viên hướng dẫn:</b> Hồng Anh
<b>Nhóm sinh viên thực hiện:</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Tóm tắt nội dung bài tập lớn</b>
Bài tập lớn của nhóm gồm các nội dung: Tìm hiểu về sét và các thiết bị chống sét, trong số các thiết bị chống sét, tìm hiểu sâu thiết bị chống sét lan truyền và lựa chọn các thiết bị chống sét cho hộ gia đình.
Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về sét và thiết bị chống sét.
Chương 2: Thiết bị chống sét làn truyền và lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền cho hộ gia đình.
Chương 3: Kết luận.
Sinh viên thực hiện <small>Ký và ghi rõ họ tên</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>MỤC LỤC</b>
<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SÉT VÀ THIẾT BỊ CHỐNG SÉT...1</b>
1.1 Tìm hiểu chung và tổng quan về sét...1
1.4 Một số thiết bị chống sét trên thị trường...10
<b>CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN...15</b>
2.1 Các lưu ý khi lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền...15
2.1.1 Chọn thiết bị chống sét theo tiêu chuẩn phù hợp...15
2.1.2 Chọn thiết bị chống sét theo đặc điểm của hệ thống điện...15
2.1.3 Chọn thiết bị chống sét theo vùng bảo vệ...17
2.2 Các thiết bị trong hệ thống chống sét...17
2.2.1 Thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn:...18
2.2.2 Cáp thoát sét...21
2.2.3 Thiết bị đếm sét...22
2.2.4 Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất...23
2.2.5 Tiếp địa chống sét lan truyền...25
2.2.6 Thiết bị chống sét đường tín hiệu...28
2.2.7 Thiết bị cắt sét,lọc sét nguồn AC...29
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SÉT VÀ THIẾT BỊ CHỐNG SÉT1.1 Tìm hiểu chung và tổng quan về sét</b>
<b>1.1.1Định nghĩa</b>
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây mang đện tích khác dấu, đơi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão cát.
Khi phóng tĩnh điện sét có thể đạt vận tốc 100.000km/s
Sét có thể đạt tới nhiệt độ trên 30,000K, dịng điện có thể đạt đến 200kA (do đó ta thấy nó sáng chói lên). Dưới tác dụng của nhiệt độ này, lớp khơng khí xung quanh bị dãn nợ mạnh gây tiếng nổ lớn đó là sấm.
<b>1.1.2Phân loại</b>
- Sét giữa đám mây và mặt đất: Được tạo thành bở sự phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất. loại sét này có thể ảnh hưởng con người và các cơng trình xây dựng
- Sét núi lửa: Hình thành trong đám khói của nhiều núi lửa phun trào. Đây được coi là một hiện tượng bí ẩn và cần được khám phá thêm
- Sét hịn: Là hình thức bí ẩn của tia sét, trong như quả cầu ánh sáng trôi nổi trong khơng khí. Gần như vơ hại tuy nhiên có vài trường hợp gây bỏng nhẹ cho con ngườ. Nguyên nhân hình thành chưa rõ ràng
- Sét khơ: Được tạo ra trong những cơn mưa going hình thành ở tầng cao nhưng không gây mưa. Các giọi nươc bị bốc hơi trước khi rơi xuống đất. đây được coi là một trong những nguyên nhân chính gây cháy rừng
- Sét trong nội bộ đám mây: Đây là hình thức phổ biến nhất khí các vùng mang điện dương và điện âm trong một đám mây đủ lớn hình thành gây ra tia lửa
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>1.1.3Một số ảnh hưởng do sét gây ra</b>
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đơi khi cịn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/s vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dịng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của khơng khí cịn ánh sáng đi được 299.792 km/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330°C để làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite (thường nó có dạng hình ống do sét di chuyển vào lịng đất). Có khoảng 16 triệu cơn dơng mỗi năm.
<b>Tác hại của tia sét:</b>
a. Tác hại khi sét đánh trực tiếp
- Do năng lượng của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó rất lớn khi một cơng trình bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ khí, cơ học của các thiết bị trong cơng trình, nó có thể phá hủy cơng trình, gây cháy nổ…trong đó :
- Biên độ dòng sét ảnh hưởng vấn đề quá điện áp xung và ảnh hưởng đến độ bền cơ khí của các thiết bị trong cơng trình.
- Thời gian xung sét ảnh hưởng đến vấn đề quá điện áp xung trên các thiết bị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">- Thời gian tồn tại của xung sét thì ảnh hưởng đến độ bền cơ học của các thiết bị hay cơng trình bị sét đánh.
- Ngoài ra, khả năng cháy nổ cũng xảy ra rất cao đơi với cơng trình bị sét đánh trực tiếp.
b. Ảnh hưởng của xung xét lan truyền.
Khi xảy ra phóng điện sét sẽ gây nên một sóng điện từ tỏa ra xung quanh với tốc độ rất lớn, trong khơng khí tốc độ của nó tương đương tốc độ ánh sáng. Sóng điện từ truyền vào cơng trình theo các đường dây điện lực, thông tin… gây quá điện áp tác dụng lên các thiết bị trong cơng trình, gây hư hỏng đặc biệt đôi với các thiết bị nhạy cảm: thiết bị điện tử, máy tính cũng như mạng máy tính …
Các tia sét được biết đến là nguyên nhân chủ yếu gây ra các xung quá điện áp. Một lưu ý quan trọng là tia sét không cần phải đánh trực tiếp lên đường dây nguồn mới gây ra hư hỏng, một tia sét đánh cách xa vài trăm mét cũng có thể gây ra những xung cảm ứng lan truyền lớn có khả năng phá hủy, hoặc thậm chí phá hủy đường cáp ngầm lân cận. Ngồi ra cịn do một số ngun nhân khác như: do chuyển mạch nguồn, hay do dòng khởi động của động cơ điện tạo ra các xung quá điện áp cảm ứng phá hủy các đường dây lân cận. Do đó việc lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền cũng không kém phần quan trọng so với chống sét trực tiếp.
<b>1.2 Chống sét và tiêu chuẩn chống sét1.2.1Chống sét</b>
Do những ảnh hưởng theo các mức độ từ thấp đến cao của tia sét gây ra nhiều sự cố cũng như thảm họa lớn ở cả việt nam và trên thế giới cho lưới điện hay các lĩnh vực khác, những phương pháp chống sét đã được ra đời và ngày càng phát triển hơn nữa. Trong đó tiêu biểu nhất là cột thu lôi do nhà bác học Franklin phát minh. Từ đó đến nay, tuy khơng chế ngự được hoàn toàn nhưng các thiết bị chống sét đã góp phần giảm thiểu đáng kể thiệt hai do sét gây ra nhằm bảo vệ cuộc sống con người. Trải qua nhiều năm cơng nghệ phịng chống sét ngày càng được hồn thiện và hiện quả hơn.
Mục đích của chống sét:
- Bảo đảm an toàn cho con người
- Hạn chế rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với các cơng trình xây dựng
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>1.2.2Tiểu chuẩn chống sét ở Việt Nam</b>
<b>Trong số các TCVN, TCVN 9385:2012 đã được công bố là tiêu chuẩn áp</b>
dụng với hệ thống chống sét, hay còn gọi là tiêu chuẩn chống sét, sẽ bao gồm: - Phạm vị được áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Một số thuật ngữ chuyên biệt
<b>a. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn chống sét</b>
Tiêu chuẩn này được áp dụng để hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống kim chống sét trong các cơng trình xây dựng. Bên cạnh các cơng trình xây dựng cơ bản, tiêu chuẩn chống sét 9385:2012 còn áp dụng được đối với các khu vực đặc biệt như: kho chứa chất nổ, cần cẩu, các công trình tạm có kết cấu khung thép, hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử…
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cơng trình khai thác dầu,
<b>khai thác khí ở trên biển. Ngồi ra, TCVN 9385:2012 cũng khơng sử dụng các</b>
công nghệ chống sét khác.
<b>b. Tài liệu viện dẫn về tiêu chuẩn chống sét</b>
Để có thể áp dụng tiêu chuẩn chống sét một cách chính xác và hiệu quả, cần phải có sự đóng góp của các tài liệu viện dẫn. Sau đây là một số tài liệu cần thiết phổ biến.
BS 7430:1998: Code of practice for earthing.
BS 923-2:2980: Guide on high-voltage testing techniques.
BS 5698-1: Guide to pulse techniques and apparatus – Part 1: Pulse terms and definitions.
UL 1449:1985: Standard of safety for transient voltage surge suppressors.
ITU-T K.12 (2000): Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications installations.
<b>c. Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan</b>
Để có thể hiểu và áp dụng được tiêu chuẩn chống sét, cần phải nắm bắt thêm một số các thuật ngữ và định nghĩa có liên quan. Khi hiểu được những kiến thức
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">này, bạn sẽ rất dễ dàng theo dõi những nội dung quy định quan trọng trong tiêu chuẩn chống sét.
Hệ thống chống sét bao gồm nhiều thành phần khác nhau.
<i>Một số thuật ngữ quan trọng trong tiêu chuẩn chống sét</i>
- Hệ thống chống sét: Là toàn bộ hệ thống dây dẫn được tạo nên để bảo vệ cơng trình khỏi tác động của sét đánh. Bao gồm: Thiết bị cắt sét, chống sét lan truyền,..
- Bộ phận thu sét: kim thu sét có nhiệm vụ thu hút năng lượng của sét đánh vào nó.
- Mạng nối đất: giữ chức năng tiêu tán dòng điện sét xuống đất. Bao gồm: Cọc tiếp địa, hóa chất giảm điện trở,..
- Dây xuống: là hệ thống dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất với nhau. Có thể cần đến khn hàn hóa nhiệt và thuốc hàn hóa nhiệt tiêu chuẩn để nối.
- Cực nối đất: là một bộ phận hoặc nhóm bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có khả năng truyền dòng điện sét xuống đất.
- Cực nối đất mạch vịng: là cực nối đất dạng vịng khép kín, được thiết kế nằm xung quanh cơng trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, ở phía dưới hoặc ngay trong hệ thống móng của cơng trình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">- Cực nối đất tham chiếu: là cực nối đất có thể được tách rời khỏi mạng nối đất, và được sử dụng vào mục đích đo đạc, kiểm tra.
- Điện cảm tự cảm: là đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch có khả năng tạo ra trường điện từ ngược khi dòng điện đi qua chúng thay đổi.
- Điện cảm truyền dẫn: là đặc trưng của mạch mà ở đó, một điện áp được tạo ra trong vịng kín bởi một dòng điện thay đổi trong dây dẫn độc lập. Sử dụng đồng hồ đo điện trở để đảm bảo an tồn.
- Vùng bảo vệ: là thể tích mà trong đó, một dây dẫn sét tạo ra khả năng chống sét đánh bằng cách thu lại năng lượng sét đã đánh vào nó.
<b>Quy định chung hệ thống chống sét</b>
<b>Các hướng dẫn được nêu ra trong tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012</b>
sẽ bao gồm các nội dung tổng quát nhất. Khi áp dụng vào từng cơng trình, cần phải cân nhắc đến điều kiện thực tế ở nơi đó để có thể xác định chính xác tiêu chuẩn của những yếu tố chống sét cần thiết. Nếu gặp khó khăn, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành xây dựng.
Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi thực hiện những công đoạn thiết kế chi tiết cho một hệ thống chống sét, phải xác định xem công trình đó có cần chống sét hay khơng. Nếu cần thì phải xem xét tồn bộ những yếu tố đặc biệt có liên quan đến cơng trình này.
Thực hiện bước kiểm tra cơng trình theo tiêu chuẩn chống sét
Trong trường hợp cơng trình chưa xây dựng, cần phải kiểm tra hồ sơ bản vẽ và thuyết minh kỹ thuật và đối chiếu theo các yêu cầu về phòng chống sét được
<b>quy định ở tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012.</b>
Đối với những cơng trình xây dựng khơng có các chi tiết bằng kim loại phù hợp
Cần phải cân nhắc về việc bố trí các bộ phận của hệ thống chống sét. Cần phải đảm bảo việc bố trí những bộ phận này vừa đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn chống sét, vừa không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơng trình.
Đối với các cơng trình xây dựng có sử dụng nhiều chi tiết bằng kim loại
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Nên sử dụng những bộ phận bằng kim loại trong hệ thống chống sét nhằm mục đích làm tăng số lượng các bộ phận dẫn sét. Nếu thực hiện theo cách này, bạn vừa có thể tiết kiệm kinh phí, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho tồn bộ cơng trình. Trong trường hợp sét đánh vào phần kim loại, đặc biệt là kim loại được sơn mạ, lớp sơn mạ này có thể bị phá hủy và gây ảnh hưởng xấu đến cơng trình. Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét các giải pháp sử dụng hệ thống chống sét cố định trên bề mặt cơng trình.
Nắm vững các quy định chung giúp tận dụng ưu điểm của hệ thống chống sét cho cơng trình.
Cơ sở vật tư đáp ứng tiêu chuẩn của hệ thống chống sét
Một số kết cấu kim loại thường được sử dụng trong hệ thống chống sét có thể kể đến là: khung thép, cốt thép trong bê tông, các chi tiết kim loại của mái, ray vệ sinh cửa sổ trong nhà cao tầng…
Theo tiêu chuẩn chống sét, toàn bộ cơng trình xây dựng cần phải được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét kết nối hoàn chỉnh với nhau, không nên tách riêng các bộ phận bảo vệ riêng. Mục đích là nhằm tạo nên khả năng bảo vệ thống nhất cho tồn bộ cơng trình.
Chức năng hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn
Hệ thống chống sét giữ chức năng quan trọng đối với mọi loại cơng trình. Chức năng chính của hệ thống này là thu hút sét đánh vào nó nhờ bộ phận thu sét, sau
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">đó chuyển dịng điện này xuống đất một cách an toàn. Nhờ cơ chế hoạt động này, hệ thống chống sét có thể ngăn chặn tình trạng sét đánh vào các phần kết cấu cần được bảo vệ của cơng trình.
Trên thực tế, phạm vi thu sét của hệ thống chống sét sẽ không cố định, nhưng có thể coi đây là một hàm của mức độ tiêu tán dịng điện sét. Do đó, có thể nói rằng: phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.
Tổng kết
<b>Việc áp dụng tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 không chỉ đảm bảo chất</b>
lượng cho công trình xây dựng, mà cịn góp phần làm tăng mức độ bảo vệ an tồn cho cơng trình trước những tác động gây hại của các yếu tố môi trường. Các chủ cơng trình, kiến trúc sư, kỹ sư và thợ xây dựng cần phải đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn chống sét nói riêng, cùng bộ tiêu chuẩn nói chung để có thể tạo ra những cơng trình xây dựng đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước.
<b>1.3 Các phương pháp chống sét1.3.1Chống sét đánh thẳng</b>
a. Chống sét theo phương pháp cổ điển
Năm 1753 Benjamin Franklin là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra hệ thống chống sét. Hệ thống chống sét này rất đơn giản: Dùng những thanh kim loại làm kim thu sét, kim thu sét này được đặt trên đỉnh các cột đỡ bằng gỗ, kim loại hay bê tông, đặt nhô cao lên khỏi cơng trình. Dùng dây dẫn kim loại nối các kim thu sét này với nhau và nối xuống hệ thống tiếp địa cũng làm bằng kim loại chôn trong đất. Khi có dịng sét xảy ra, kim thu sét và dây dẫn truyền dòng điện sét xuống hệ thống tiếp địa, dòng điện sét sẽ được giải toả tiêu tán vào trong đất, đảm bảo an tồn cho cơng trình. Các bộ phận cơ bản của 1 hệ thống chống sét:
- Bộ phận thu sét (kim thu sét)
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">- Bộ phận dây dẫn sét
- Bộ phận cực nối đất (các cọc tiếp địa)
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">- Các mối nối
- Bộ phận kiểm tra và đo đạc
Chống sét theo phương pháp Franklin (thường gọi là phương pháp cổ điển) có ưu điểm đơn giản, giá thành rẻ. Nhược điểm là phạm vi bảo vệ hẹp, độ tin cậy khơng cao, sẽ phải tính tốn sử dụng rất nhiều kim, khối lượng dây dẫn liên kết các kim dẫn xuống đất nhiều ảnh hưởng đến mỹ quan và kiến trúc cơng trình, các loại kim này thường bị rỉ sét, đứt gãy, tuổi thọ của hệ thống thấp. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, con người đã nghiên cứu, chế tạo ra nhiều thiết bị và phương pháp chống sét ưu việt hơn.
b. Chống sét theo công nghệ điện từ phát xạ sớm (Electro Magnetic Early Streamer Emission- ESE)
Giải pháp chống sét theo nguyên lý từ nhiễm xạ sớm - ESE được các chuyên gia nghiên cứ chống sét hàng đầu thế giới đề xuất vào năm 1967 dựa trên cơ sở chống sét cổ điển của Benjamin Franklin, bổ sung thêm đầu thu sét phát xạ sớm, nhằm khéo dài khoảng cách đón dịng điện sét làm cho phạm vi bảo vệ của kim thu sét được mở rộng hơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Nguyên lý cấu tạo của đầu thu sét phát xạ sớm chủ yếu nhằm làm giảm hiệu ứng CORONA (hiện tượng phóng xạ tia lửa hay tiếp đất) tăng cường độ điện trường tại đầu kim thu, tạo điều kiện tối ưu để tập trung năng lượng kích phát dịng tiên đạo từ đầu kim hướng về đám mây dơng để đón bắt dịng tiên đạo của sét từ đám mây dơng đánh xuống, phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi trội:
- Độ tin cậy cao - Vùng bảo vệ rộng - Đẹp, mỹ quan - Tuổi thọ bền lâu
Đây phương pháp chống sét được các nước tiến tiến áp dụng. Ở Việt nam, những năm gần đây nhiều nhà máy, cơng trình và nhà dân cũng dùng phương pháp này.
c. Chống sét theo công nghệ phân tán điện tích
Hệ thống phân tán năng lượng sét- DAS do Mỹ nghiên cứu chế tạo. Phương pháp này có giá thành cao, chưa được kiểm nghiệm thực tế nhiều ở Việt nam. Hệ thống phân tán năng lượng sét - DAS, nhằm ngăn ngừa sự hình thành tia sét. Khác với các hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin hay điện cực phát tiên đạo sớm (ESE), hệ thống này thực hiện bằng cách liên tục giảm chênh lệch hiệu điện thế giữa mặt đất và đám mây dơng tích điện xuống dưới mức khả năng xuất hiện tiên đạo sét, do đó không xảy ra sét.
Hệ thống DAS hoạt động theo nguyên lý phóng điện điểm dựa trên hiện tượng corona, với hàng nghìn điểm nhọn bằng kim loại tạo ra ion bên trên hệ thống và ngăn ngừa sự hình thành tiên đạo sét. Hệ thống liên tục dẫn điện tích cảm ứng trên bề mặt đất lên các đầu kim loại nhọn để tạo ion vào khoảng không bên trên và tạo ra một khơng gian tích điện che chắn giữa đám mây dơng và cơng trình cần bảo vệ.
Hệ thống phân tán điện tích:
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">- Thiết bị phân tán điện tích ALS
- Đường dây nối đất (các dây dẫn xuống) - Bộ phận thu góp vịng
- Bộ phận thu góp phân tỏa - Các cọc nối đất
<b>1.3.2Chống sét lan truyền</b>
a. Thiết bị chống sét lan truyền
Thiết bị chống sét lan truyền là thiết bị nhằm hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này sang nơi khác một cách an tồn.
Chúng có chứa ít nhất một linh kiện phi tuyến. Loại SPD một cổng được đấu nối song song hoặc loại SPD 2 cổng được đấu nối trực tiếp.
b. Phân loại hệ thống chống sét lan truyền
Thiết bị chống sét lan truyền loại 1 được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp cụ thể như xí nghiệp, tịa nhà, nhà máy công nghiệp,… đã được bảo vệ bởi hệ thống chống sét hoặc lồng lưới chống sét trực tiếp.
Thiết bị này bảo vệ cho hệ thống điện. SPD loại 1 có khả năng xả dòng ngược do dòng sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đất đến dây dẫn của hệ thống lưới điện.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 1 được đặc trưng bởi dịng điện dạng sóng 10/350µs.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 là hệ thống bảo vệ chính cho tất cả các thiết bị điện hạ thế. Thiết bị này được lắp đặt trong mỗi tử điện để ngăn ngừa sự lan truyền quá áp trong hệ thống điện và bảo vệ các tải.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 được đặc trưng bởi dịng điện dạng sóng 8/20µs.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 3 có dung lượng xả thấp. Chính vì thế, chúng phải được lắp đặt một cách bắt buộc như thiết bị bổ sung cho SPD Loại 2 và trong vùng lân cận các tải nhạy cảm.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 được đặc trưng bởi sự kết hợp của các sóng điện áp (1.2/50µs) và sóng dịng (8/20µs)
<b>1.4 Một số thiết bị chống sét trên thị trường</b>
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chống sét khiến khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn. Chọn thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng sẽ giúp chúng ta phòng tránh sét một cách hiệu quả, an toàn nhất. Dưới đây là top
OTOWA là một trong những thương hiệu về thiết bị chống sét nổi tiếng của Nhật Bản, hiện đang chiếm lĩnh khoảng 90% thị trường tại Nhật.
<i>Thiết bị chống sét lan truyền OTOWA</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Các sản phẩm không chỉ được sử dụng phổ biến tại xứ sở hoa anh đào, mà còn được người tiêu dùng Việt Nam hết sức ưa chuộng.
Một số ưu điểm của thiết bị chống sét lan truyền OTOWA:
Một số Top thiết bị chống sét của OTOWA có thể kể đến như
<b>b. Thiết bị cắt sét Schneider</b>
<i>Thiết bị cắt sét Schneider của Đức</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Thiết bị cắt sét Schneider được sản xuất bởi công ty Schneider Electric của Đức. Schneider hiện đã có mặt trên toàn thế giới và rất được người tiêu dùng tin tưởng.
Các thiết bị của Schneider Electric có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tân tiến, đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Nhờ đó, các thiết bị đảm bảo được sự linh hoạt, chính xác cao.
Schneider có nhiều Model thiết bị cắt sét để quý khách hàng lựa chọn như thiết bị chống sét lan truyền Acti9 1P 40kA, Acti9 1P+N 40kA, Acti9 1P 20kA, Acti9 1P+N 8kA, Acti9 3P+N 65kA, Easy9 1P 45kA,…
<b>c. Thiết bị chống sét LPI DLSF</b>
Thiết bị chống sét LPI DLSF của Úc được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 61643. Sản phẩm của thương hiệu này nằm trong top thiết bị chống sét chất lượng nhất hiện nay. DLSF LPI có khả năng chống sét dịng tải nhỏ bảo vệ với hiệu suất cao, tránh tình trạng sốc điện áp hiệu quả. Các sản phẩm chịu được dòng xung sét 25kA+25kA 8/20μs Ph-N.
Một số thiết bị được sử dụng phổ biến bao gồm:
<b>d. Thiết bị cắt sét Citel</b>
<i>Sản phẩm cắt sét của Citel</i>
Citel cung cấp các giải pháp bảo vệ thiết bị liên quan tới điện, điện thoại, mạng dữ liệu, thiết bị di động tránh thiệt hại bởi hiện tượng điện quá áp, xung điện từ gây nên. Cơng ty được thành lập năm 1936, có trụ sở chính tại Pháp, được xem là nhà sản xuất thiết bị chống quá áp đột biến dẫn đầu toàn cầu. Sản phẩm của Citel được phân phối trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Các dòng sản phẩm chống sét nổi bật của Citel như: Thiết bị chống sét lan truyền trên điện thoại và đường dữ liệu, sản phẩm cắt lọc sét cho hệ thống điện AC, top thiết bị chống sét cho cáp đồng trục và Feeder,…
<b>e. Thiết bị cắt sét Erico</b>
Thiết bị cắt sét Erico (Úc) là sự lựa chọn phù hợp để bảo vệ cho cơng trình, thiết bị điện, điện tử,… Khi có dịng sét truyền qua dây dẫn vào cơng trình của bạn, thiết bị cắt sét Erico sẽ tiếp nhận, xử lý dòng xung sét đó và để đưa ra một dịng điện sạch. Từ đó, các thiết bị đằng sau các thiết bị này sẽ được bảo vệ an toàn tốt nhất.
Để mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, top thiết bị chống sét Erico có nhiều loại như sau:
100KA.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><b>CHƯƠNG 2. THIẾT BỊ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN2.1 Các lưu ý khi lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền</b>
<b>2.1.1Chọn thiết bị chống sét theo tiêu chuẩn phù hợp</b>
Yêu cầu chung là các thiết bị chống sét và lắp đặt phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế (như IEC 61643) và các tiêu chuẩn quốc gia như EN 61643-11 /EU, NF EN 61643 /Pháp; UL/Mỹ, UNE /TBNha, TCVN 9385 /VN
<b>2.1.2Chọn thiết bị chống sét theo đặc điểm của hệ thống điện</b>
a. Xác định loại mạng điện: TT, TN, IT . . . các TBCS thường ghi rõ áp dụng cho mạng điện nào.
Common Mode hay còn gọi là đồng hướng: bảo vệ giữa L-PE và N-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây bảo vệ chính (PE) và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (PE).
Differential Mode hay cịn gọi là lệch hướng hoặc chồng hướng: bảo vệ giữa L-N và N-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây trung tính (N), và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (dây PE).
Áp dụng Protection Modes kiểu 2: L-N & N-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây trung tính (N), và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (dây PE).
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"> Kiểu bảo vệ cho mạng điện TN
<i><b> Với mạng điện TN-C</b></i>
Áp dụng Protection Modes kiểu 1: L-PE. SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây bảo vệ chính (PE).
<i><b>Với mạng điện TN-S</b></i>
<i>Kiểu 1: kiểu bảo vệ L-PE & N-PE Kiểu 2: L-N & N-PE</i>
Kiểu bảo vệ cho mạng điện IT
Áp dụng Protection Modes kiểu 1: L-PE & N-PE (cho cả 2 hệ IT có & khơng có dây trung tính). SPD sẽ được đấu nối giữa từng dây pha (L) với dây bảo vệ chính (PE) và giữa dây trung tính (N) với dây bảo vệ chính (PE).
</div>