Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trí nhớ: Khái niệm, các quá trình và phân loại. Phương pháp rèn luyện trí nhớ? Tâm lí học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Khi rảnh rỗi, ngồi một mình chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng cuộc sống mà thiếu đi những kỉ niệm, con người chỉ hướng đến tương lai mà bỏ qua những hồi tưởng, hồi ức thì sẽ thế nào khơng? Những kỉ niệm hay hồi ức giống như những mảnh ghép nhỏ của cuộc đời mỗi con người vậy. Vì thế, chúng ta khơng thể sống mà thiếu đi những kỉ niệm, hồi ức, chúng ta phải luôn cố gắng lưu giữ để cho những kỉ niệm, hồi ức ấy được trọn vẹn nhất có thể. Tuy nhiên, nhớ hay quên lại do bộ não của chúng ta quản lý. Dù không có chủ đích, não vẫn ln có kế hoạch lưu giữ riêng của nó và sự thật trớ trêu là có cái đáng qn thì lại nhớ, cái cần nhớ thì lại qn. Đó chính là trí nhớ của chúng ta, nếu khơng có nó, chúng ta sẽ chẳng thể biết mình là ai, có những mối quan hệ nào, làm được gì...Và để hiểu

<i><b>sâu hơn về trí nhớ, em xin chọn đề bài số 10: “Trí nhớ: Khái niệm, các quá trình và phân loại. Phương pháp rèn luyện trí nhớ.” làm bài tập học kỳ cho </b></i>

mình. Bài làm của em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ để giúp em được hiểu sâu sắc hơn về đề tài này.

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. Chương I: Lý luận về trí nhớ: Khái niệm, các q trình và phân loại.1. Khái niệm trí nhớ</b>

<b> “Trí nhớ là q trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất</b>

hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình.” Cũng như cảm giác và tri giác, trí nhớ là một quá trình phản ánh, song cảm giác và tri giác phản ánh những hiện tượng và sự vật đang trực tiếp tác động vào các giác quan ta, cịn trí nhớ phản ánh tồn bộ vốn kinh nghiệm của con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Trí nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ, giới tính, lứa tuổi, sinh lý thần kinh, kiểu nhân cách, sức khỏe, phương pháp nhớ.

<b>2. Các quá trình nhớ2.1 Quá trình ghi nhớ</b>

Ghi nhớ là quá trình đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là q trình tiếp nhận các hình ảnh, ấn tượng, xuất hiện trong ý thức dưới tác động của sự vật, hiện tượng trong quá trình cảm giác, tri giác.

Căn cứ vào mục đích ghi nhớ, người ta chia ghi nhớ thành:

<i> - Ghi nhớ không chủ định: là ghi nhớ khơng có mục đích chun biệt cụ thể. </i>

Ghi nhớ dường như mang tính chất ngẫu nhiên.

<i> - Ghi nhớ có chủ định: là quá trình ghi nhớ tuân theo mục đích chuyên biệt, </i>

cụ thể, rõ ràng và bao giờ cũng có nỗ lực ý chí và sự tham gia của các hành động nhất định. Thông thường, người ta chia ghi nhớ có chủ định ra thành:

<i> + Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một </i>

cách giản đơn, không cần hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của tài liệu. Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự ghi nhớ một cách hình thức, tốn nhiều thời gian, dễ quên.

<i> + Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung, ý nghĩa, </i>

bản chất của vấn đề. Ghi nhớ này thường tốn ít thời gian, vững chắc, lâu bền hơn.

<b>2.2 Quá trình giữ gìn</b>

Giữ gìn là quá trình duy trì, lưu giữ các nội dung đã được ghi nhớ trong đầu óc. Việc lưu giữ phụ thuộc vào các yếu tố như quá trình ghi nhớ, nội dung, tính chất của tài liệu, hứng thú, tâm thế và các trạng thái tâm lý, sức khỏe của chủ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2.3 Quá trình tái hiện</b>

Tái hiện là một q trình nhớ mà trong đó những nội dung đã được ghi lại trước đây làm sống lại. Tái hiện thường diễn ra dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

<i> Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại. Ví dụ: ta </i>

đã gặp một người nào đó và bây giờ gặp lại họ thì ta biết ngay là người quen.

<i> Nhớ lại là hình thức tái hiện mà ngay lúc đó sự tri giác lại đối tượng khơng </i>

diễn ra. Nhớ lại được kích thích bởi một đối nào đó đang được tri giác hoặc bởi một hình ảnh của tưởng tượng hay của tư duy theo quy luật liên tưởng. Ví dụ: nếu về thăm lại mái trường xưa, bạn thấy mỗi đồ vật, mỗi hàng cây…mà bạn đã gặp sẽ làm sống lại trong trí nhớ của bạn hình ảnh thân thương cùng tất cả những gì gắn bó với đời học sinh của bạn.

<i> Hồi tưởng là hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào nội </i>

dung của nhiệm vụ tái hiện được cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào.

<b>2.4 Q trình qn</b>

Không phải mọi điều ghi nhớ đều được chúng ta tái hiện một cách trọn vẹn. Nhớ và quên là hai mặt trái ngược nhau của trí nhớ. Qn là biểu hiện của sự khơng tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất định. Sự quên diễn ra theo quy luật nhất định:

<i> - Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, </i>

quên cái đại thể, chỉnh yếu sau.

<i> - Sự quên diễn ra với tốc độ không đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, </i>

về sau tốc độ quên càng giảm dần (quy luật Ebin-hao).

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Quên thường thường biểu hiện ở 2 mức độ: quên hoàn toàn và quên tạm thời:

<i> Quên hoàn toàn là mức độ mà dù có những kích thích tương tự như cũ song </i>

vẫn không nhận lại hay nhớ lại được.

<i> Quên tạm thời là mức độ mà không thể nhận lại hoặc nhớ lại sự vật, hiện </i>

tượng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng sau đó, trong những điều kiện nhất định vẫn có thể tái hiện được.

<b>3. Phân loại trí nhớ</b>

<b> Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nội dung được phản ánh trong trí nhớ, tính</b>

mục đích của trí nhớ, thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu, giác quan chủ đạo trong trí nhớ, người ta chia trí nhớ thành các loại:

<b>3.1 Trí nhớ hình ảnh</b>

Trí nhớ hình ảnh là loại trí nhớ được hình thành dựa trên những biểu tưởng về các sự vật, các đối tượng cụ thể như: một con người, một phong cảnh thiên nhiên, một vật thể, bản vẽ, phim ảnh và cả những âm thanh hay mùi vị…

<b>*Ví dụ: trí nhớ về một bức ảnh đã xem, về một bài hát đã nghe qua.</b>

Tùy theo đối tượng được ghi nhớ phụ thuộc vào giác quan phân tích nào (mắt, tai, mũi, lưỡi, da…) mà người ta phân biệt các loại trí nhớ hình ảnh theo thể trạng việc ghi nhớ một đối tượng, con người phải sử dụng cùng một lúc nhiều giác quan phân tích.

<b>3.2 Trí nhớ vận động</b>

Trí nhớ vận động là loại trí nhớ phản ánh những cử động và những hệ không cử động. Ý nghĩa to lớn của trí nhớ vận động chính ở chỗ nó là cơ sở để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động (lái xe, đánh đàn, đi đứng, viết lách…).

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>*Ví dụ: trí nhớ về một động tác tập thể dục.3.3 Trí nhớ từ ngữ - logic</b>

Loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ, quan điểm, tư tưởng của con người được diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nội dung này sẽ khơng tồn tại được nếu khơng có ngơn ngữ biểu hiện. Chúng ta nhớ nội dung đó cũng là qua ngơn ngữ, vì vậy người ta gọi loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - logic. Nó giữ vai trị chủ yếu trong việc lĩnh hội mọi tri thức và tích lũy mọi kinh nghiệm của con người.

<b>*Ví dụ như kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin giúp ta có thể phân tích được </b>

các hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội.

<b>3.4 Trí nhớ cảm xúc</b>

Trí nhớ cảm xúc là trí nhớ về xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong một hoạt động trước đây như khi ghi nhớ hay nhớ lại những vấn đề có quan hệ đến tình cảm, hứng thú, nhu cầu, niềm tin của mình thì người ta thường biểu thị những cảm xúc, tình cảm tương ứng (vui vẻ, bực tức, cảm động, đau xót, phấn khởi…).

<b>*Ví dụ như những rung động, nhớ nhung của con người khi u.3.5 Trí nhớ khơng chủ định</b>

<b> Trí nhớ khơng chủ định là trí nhớ khơng có mục đích khi ghi nhớ, giữ gìn và </b>

tái hiện tài liệu. Trí nhớ này có trước trong đời sống của cá nhân.

<b>*Ví dụ: Chuyện kể rằng Lê Q Đơn có lần ghé cáo qn nước ven đường. </b>

Trong lúc rảnh rỗi, ông cầm quyển sổ nợ của chủ quán lên xem. Hôm sau quán nước bị cháy, chủ quán hết sức lo lắng vì cháy cả cuốn sợ nợ. Lê Quý Đôn liền lấy giấy bút ghi lại những gì ơng đã nhớ trong cuốn sổ nợ ông xem hôm qua, không bỏ sót một chi tiết nào rồi đưa cho chủ qn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.6 Trí nhớ có chủ định</b>

Trí nhớ có chủ định là trí nhớ có mục đích khi ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện cái gì đó. Trong loại trí nhớ này thường người ta thường sử dụng các biện pháp kĩ thuật để ghi nhớ. Trí nhớ có sau trí nhớ khơng chủ định ở trong đời sống cá thể.

<b>*Ví dụ: Trí nhớ về bài học của sinh viên trước khi đi thi3.7 Trí nhớ ngắn hạn</b>

Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ diễn ra ngắn ngủi, chốc lát, nhất thời.

<b>*Ví dụ: có ai hỏi ta 2 + 4 bằng bao nhiêu ta có thể trả lời ngay bằng 6 mà khơng </b>

cần dùng bút giấy hoặc máy tính.

<b>3.8 Trí nhớ dài hạn</b>

<b> Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà khả năng ghi nhớ, giữ gìn thơng tin lâu bền </b>

trên cơ sở thường xun nhắc lại và tái hiện nó.

<b>*Ví dụ: Ta ln nhớ được Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.II. Chương II: Phương pháp rèn luyện trí nhớ</b>

Chúng ta thường quan niệm rằng một người có trí nhớ tốt là do khả năng bẩm sinh, nên không cần phải rèn luyện trau dồi, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Tri thức là vơ hạn, việc ta tích lũy kiến thức, kinh nghiệm này sẽ dẫn đến việc những kiến thức, kinh nghiệm khác bị lãng quên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự quên đó là do: vấn đề đó ta chưa hiểu kỹ, vấn đề đó ít hoặc khơng liên quan đến đời sống, kinh nghiệm ít được sử dụng, quên do ta bị phân tán suy nghĩ, quên do tổn thương não, hoặc quên do lão suy. Tất cả những nguyên nhân trên dần dẫn đến việc trí nhớ của ta bị giảm sút hoặc quên. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện trí nhớ thường xuyên để tích lũy cho mình vốn kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghiệm sâu rộng phục vụ cuộc sống. Vậy làm thế nào để có một trí nhớ tốt, dưới đây là một vài biện pháp mà em cho là hiệu quả nhất:

<b>1. Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ</b>

Một trong những nguyên nhân đến tiên dẫn đến sự quên là do hiểu chưa kỹ nội dung ghi nhớ. Vì vậy, đây là biện pháp quan trọng nhất bởi hiểu rõ nội dung ở đây là hết bản chất, tầng ý nghĩa của vấn đề mà khơng phải hiểu theo cách máy móc, học vẹt.

<b>2. Tập trung cao độ</b>

<b> Ta có thể rèn luyện tập trung bằng cách tắt tất cả mọi thứ gây mất tập trung, </b>

đừng nên cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, mà tập trung vào các thông tin ta muốn ghi nhớ. Điều này sẽ giúp ta nhớ kĩ nó sau này, thậm chí nếu ta khơng nhớ chính xác, ta chắc chắn sẽ thấy quen thuộc nếu ta tập trung.

<b>3. Liên tưởng, hình dung tới vấn đề</b>

<b> Khi gặp một việc cần nhớ mà ta chưa quen thuộc với nó bao giờ hãy liên </b>

tưởng móc nối nó đến những vấn đề ta đã biết rõ và có liên quan đến nó ta sẽ rất dễ nhớ và nhớ rất lâu.

<b> Ví dụ, để nhớ độ cao của Phan xi Păng là bao nhiêu thì ta liên tưởng đến số </b>

Pi và thêm vào số 3 cuối của số Pi tức là 3.143m đó chính là độ cao của Phan xi Păng.

Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng làm nổi bật sự việc, tưởng tượng, màu sắc, âm điệu để tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống động, nhiều màu sắc tác động đến các giác quan nhờ vậy không thể quên được như:

<b>4. Sử dụng bản đồ tư duy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của ta rồi đưa thơng tin ra ngồi bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó, “ sắp xếp” ý nghĩ của mình.

Dùng sơ đồ tư duy khơng những giúp ta có thể ghi nhớ tốt hơn mà cịn giúp ta sáng tạo hơn, có một cái nhìn tổng thể về một vấn đề nào đó. Vì vậy, tìm hiểu phương pháp rèn luyện trí nhớ bằng bản đồ tư duy, ta sẽ học hỏi được nhiều điều.

<b>5. Học những điều mới</b>

Nhiều người cho rằng, chỉ khi còn đi học chúng ta mới cần học những điều mới, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nếu chúng ta ngưng học hỏi trong một thời gian dài thì trí nhớ của ta cũng dần dần bị giảm sút, các kiến thức tích lũy trước đó cũng bị mất dần theo thời gian. Vì vậy, hãy trau dồi kiến thức mới mỗi ngày sẽ giúp kích thích não bộ, rèn luyện trí não để giúp ta nhớ tốt.

<b>6. Phương pháp lặp đi lặp lại</b>

Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để chúng ta ghi nhớ. Cùng với sự lặp đi lặp lại đó là ta phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của ta trở nên lười biếng mà thôi.

<b>7. Học cách ghi chú</b>

Khi muốn nhớ một cái gì đó chúng ta cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để tóm tắt lại những cơng việc cần làm. Nó là công cụ ép buộc não bộ “nhập tâm” và

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

giúp chúng ta có thể kiểm sốt, bao quát công việc tốt nhất, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều.

<b>III. Chương III: Liên hệ bản thân</b>

Bản thân em từng là một học sinh khối A, ban đầu em cũng có cảm giác chán nản và khơng hứng thú với môn Lịch Sử, điểm số các lần kiểm tra ngày càng thấp. Do vậy em đã thử tìm kiếm phương pháp ghi nhớ để có thể học tốt môn Lịch Sử và sự thật điểm các bài kiểm tra của em khá lên từng ngày nhờ cách rèn luyện trí nhớ, cách học lồng ghép kiến thức với hình ảnh, các bộ phim tài liệu, các câu chuyện chứa đựng kiến thức đó. Khi xem các bộ phim tài liệu em còn cảm thấy xót xa và biết ơn hơn những người đã sẵn sàng chiến đấu, hi sinh quên mình để chúng em được sống trong hịa bình như ngày hôm nay, động lực học Lịch Sử của em ngày càng lớn. Cho đến một ngày, có bạn nói với em rằng

“Điểm thi Sử học kỳ của mày còn cao hơn đứa thi khối C rồi sao mày không thử đăng ký thi khối C vào trường Luật - ngôi trường mơ ước của mày bấy lâu của mày xem sao”. Chỉ vì câu nói của bạn, em đã chuyển hẳn khối thi sang khối C, em muốn thử thách bản thân mình và sự thật là em đã làm được điều ấy. Ngoài việc xem phim tài liệu, em cịn sắm cho mình quyển sổ tay và hàng loạt bút ghi nhớ sắc màu để học môn này. Phương pháp rèn luyện trí nhớ này thực sự rất hiệu quả và gây hứng thú.

Một trải nghiệm khác về phương pháp rèn luyện trí nhớ cũng được em áp dụng cho môn tiếng Anh. Ngày đầu mới học tiếng Anh, em ước gì trên đời có “Bánh mỳ giúp trí nhớ” của Doraemon hoặc em sinh ra là người Anh để đỡ phải học tiếng Anh. Em dành một tiếng học thì nhớ được khoảng 30 từ theo cách viết nghĩa Anh - Việt theo cột. Chỉ ngay hôm sau 90% số từ vựng đó bốc hơi, chỉ cịn lại sự tuyệt vọng không lối ra cho con đường ngoại ngữ của em. Qua tìm kiếm và

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nghiên cứu, cuối cùng em cũng tìm được phương pháp đúng để ghi nhớ từ vựng đó là: được nghe âm thanh của ngôn ngữ nhiều lần, học từ vựng qua văn cảnh trong cuộc sống và giao tiếp, ứng dụng các từ và cấu trúc câu bằng cách nhại lại và nói sai theo ý mình rồi cuối cùng em nhớ lại, ơn lại chính những từ em học trước đó. Phương pháp học trên dựa trên nguyên lý “bắc cầu tạm” từ tiếng Anh

<b>sang tiếng mẹ đẻ. Ví dụ từ “consequence” nghĩa là hậu quả thì em đã liên tưởng, chế phiên âm thành “con sẽ quen” và ghép nghĩa là thành một câu cực kì dễ nhớ như: “ Con sẽ quen một anh đẹp trai nhưng nhất định sẽ không để lại hậu quả đâu mẹ”. Cứ theo cách học đó, mỗi ngày em thu nạp được khá nhiều tự </b>

vựng, lại không bị quên nhiều, trình tiếng Anh của em cải thiện rõ rệt.

Thật sự chẳng ai sinh ra đã có trí nhớ tốt mà khơng qua rèn luyện cả. Thế giới vẫn bao la chờ em khám phá, sáng tạo và để làm được điều đó em cần rèn luyện một trí nhớ tốt có thể tích lũy nhiều hơn nữa vốn kiến thức cho bản thân. Việc tìm hiểu đề tài này đã góp phần khơng nhỏ trong việc cung cấp cho em những tri thức về trí nhớ, các phương pháp rèn luyện trí nhớ bền lâu. Qua đó, em cần phải kết hợp nhiều phương pháp như: liên tưởng, dùng sắc màu, ghi chú, ôn lại những kiến thức đã học và đặc biệt không học vẹt để, hiểu rõ nội dung để có thể nhớ lâu và rèn luyện não bộ có một trí nhớ tốt, phục vụ cuộc sống và tương lai đất nước.

<b>KẾT LUẬN</b>

Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy được tri thức, kinh nghiệm để vận dụng trong thực tiễn. Vì vậy rèn luyện trí nhớ bằng cách kết hợp các phương pháp như liên tưởng, sử dụng hình ảnh, màu sắc...là một yêu cầu cần thiết để có một trí nhớ bền lâu, phục

</div>

×