Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng BENTONIT đến quá trình sinh trưởng, phát triển của gà Lương Phương nuôi thịt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.59 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BENTONIT ĐẾN QUÁ
TRÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG NUÔI
THỊT

Phạm Công Thiếu



, Hồ Lam Sơn, Trần Quốc Tuấn, Trịnh Vinh Hiển
Trạm Nghiên cứu Thử nghiệm TACN

ABSTRACT
One experiment of the complete randomized block design was carried out on Luong Phuong chicken to
determine effects of bentonite inclusion in rations on performance of chicken. 720 one-day Luong Phuong
chickens were divided into 4 groups, each of 180 heads and three replicates within a group. The levels of
betonite in the rations were nil; 3; 4; 5% for group 1 (control group), group 2; 3 and 4, respectively. The
experiment lasted for 84 days. The results showed that no difference in ADG among groups was observed.
However, FCR was reduced and survival rate were higher in experimental groups. It also found that
contents of residues of some heavy mineral (Pb, Hg, As, Cd) were higher in the meat tissue of chicken in
experimental groups. However, contents of residues of some heavy mineral (Pb, Hg, As, Cd) were
acceptable according to the standard of Russia Federation.

Key words: bentonit, chicken.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoáng có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia súc,
gia cầm để đáp ứng nhu câu dinh dưỡng khoáng cho chúng dưới dạng các hợp chất muối
vô cơ như CuSO
4
, ZnSO
4


, MnSO
4
, v.v Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy
rằng bổ sung khoáng dưới dạng phức chất sẽ cho hiệu quả cao hơn. Khoáng tự nhiên
Bentonit là một nguồn phức khoáng được hình thành trong tự nhiên ở các mỏ quặng.
Trong thành phần có chứa khoảng 40 nguyên tố đa lượng và vi lượng như Na, Ca, P, K,
Fe, Mn, Mg, v.v (Trần Quốc Việt và cộng sự, 2004)
Trên thế giới đã có nhiều nước khai thác và sử dụng bentonit trong Nông nghiệp cũng
như làm thức ăn cho gia súc như Bungari, Hungari, CH Séc, Italia, Mỹ, v.v ở nước ta
việc sử dụng khoáng tự nhiên phối trộn vào thức ăn cho gia súc gia cầm còn hạn chế. Ưu
điểm của khoáng tự nhiên là các phức khoáng tự nhiên giảm tăng cường quá trình trao
đổi hấp thu. Nguồn nguyên liệu này theo điều tra thì rất phong phú. Ngoài việc phân tích
thành phần hoá học thì việc thử nghiệm trên gia súc gia cầm để tìm ra mức sử dụng hợp
lý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho gia cầm và sức khoẻ con người là cần thiết vì
vậy chúng tôi triển khai đề tài trên nhằm mục tiêu: Xác định được mức sử dụng Bentonit
thích hợp trong khẩu phần cho gà nuôi thịt.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm triển khai trên 720 gà giống Lương Phượng 01 ngày tuổi loại 1 được gắn số
cánh cho từng con, mỗi lô 180 gà, 3 lần lặp lại (60 gà/1 lần lặp lại) nuôi lẫn trống mái.
Dùng phương pháp phân lô so sánh trong điều kiện nuôi nền chuồng trại thông thoáng tự
nhiên, giữa các lô thí nghiệm đều đảm bảo đồng đều về giống, lứa tuổi, quy trình chăm
sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh. Nguyên liệu và phương pháp chế biến thức ăn sử
dụng đồng đều cho mỗi thí nghiệm.







Tác giả chính: Phạm Công Thiếu, ĐT: (04) 8 389 125; Fax: (04) 8 389 775; E-mail:
Ngày nhận bài: ; Ngày được chấp nhận:

Tiêu chuẩn dinh dưỡng dựa trên cơ sở hướng dẫn của công ty gia cầm Bạch Vân-Quảng
Tây, Trung Quốc và Tiêu chuẩn Việt nam -2265-94 (TCVN).
Thí nghiệm tiến hành từ gà 01 ngày tuổi đến xuất bán (84 ngày tuổi) tại Trạm Nghiên cứu
và Thử nghiệm thức ăn gia súc-Viện Chăn Nuôi.
Thời gian từ tháng 06 đến ngày 31 tháng 08 năm 2004. Theo sơ đồ bố trí thí nghiệm sau:

Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
1 2 3 4
n 180 180 180 180
Số lần lặp lại 3 3 3 3
Thời gian TN (ngày) 84 84 84 84
Mức sử dụng
Bentonit
Khẩu phần
(KP) cơ sở
Thay 3%
KP cơ sơ
Thay 4%
KP cơ sơ
Thay 5% KP
cơ sơ
(Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của Bentonit xem phụ lục 1.2.3.)
Các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nuôi sống
Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể
Năng suất thịt và phân tích tồn dư một số kim loại nặng trong thịt gà.
Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu gà.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khối lượng cơ thể (g) và tỷ lệ nuôi sống (%)
Bảng 2. Khối lượng cơ thể và tỷ lệ nuôi sống
Lô thí nghiệm (n=30con/lô)
1 2 3 4
Tuần
tuổi
Mean ± SE (g) Mean ± SE (g) Mean ± SE (g) Mean ± SE (g)
Sơ sinh
37,20±0,621 36,10±0,675 35,60±0,475 36,00±0,584
3
205,10±6,48 225,30±6,46 209,80±6,42 220,90±5,42
6
599,44±22,53 638,33±20,66 607,71±19,64 601,38±18,03
9
1.172,0±34,48 .159,10±36,07 1.158,60±31,55 1.125,00±31,58
12
1.813,05±45,90

1.811,74±42,92

1.858,57±48,36 1.823,78±46,02
% nuôi
sống
94,44 96,67 98,33 95,56
Kết quả ghi trên bảng 2 cho thấy việc sử dụng Bentonit từ 3-5% thay thế khoáng vô cơ

vào khẩu phần thức ăn nuôi gà thịt không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của gà nuôi thịt. Khối lượng cơ thể gà 12 tuần tuổi đạt từ 1811,74-1858,57 g, giữa
các lô có sự chênh lệch nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tỷ lệ nuôi sống cả
giai đoạn đạt cao từ 95,56-98,33%.
Tiêu tốn và chi phí thức ăn
Một số tác giả cho rằng Bentonit có ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, hấp thu, nó có tác
dụng làm giảm tốc độ di chuyển trong đường tiêu hoá (Trần Quốc Việt và cộng sự, 2004)
do đó nó có tác dụng làm tăng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng do đó sẽ làm giảm
lượng thức ăn thu nhận của gà. Kết quả thu được thể hiện tại bảng 3.

Bảng 3. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg khối lượng cơ thể tăng
Lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
1 2 3 4
Lượng TĂ ă
n vào,
g/con/ngày
68 66 66 64
So sánh (%) 100 97,20 97,20 95,30
Tiêu tốn TĂ
kg/con/giai đoạn
5,712 5,544 5,544 5,376
Tiêu tốn TĂ/kg tăng
trọng (kg)
3,21 3,12 3,04 3,00
So sánh (%) 100 97,19 94,70 93,45
Giá thành 1 kg TĂ
HH (đ/kg)
3.805,07 3.843,65 3.890,94 3.943,43
Giá tiền TĂ/1kg

tăng trọng
12.214,59 11.992,19

11.828,45

11.830,29
So sánh chênh lệch
với lô 1 (đ/kg)
- 222,40 386,14 384,30
TĂ: thức ăn ; TĂHH: thức ăn hỗn hợp;
Qua bảng 3 chúng tôi có nhận xét: Lượng thức ăn ăn vào trung bình cả giai đoạn của lô 1
là 68 g (lô không sử dụng Bentonit) các lô 2-3-4 là những lô sử dụng Bentonit thì lượng
thức ăn ăn vào giảm hơn lô 1 cụ thể lần lượt là 66-66 và 64 g. Nếu lấy lô 1 là 100% thì
lượng thu nhận TĂ của các lô có sử dụng Bentonit giảm từ 2,8-4,7% song tiêu tốn thức
ăn/kg khối lượng cơ thể tăng lại giảm so với lô 1 từ 2,81-6,55%. Điều này cho thấy việc
sử dụng Bentonit đã nâng cao được hiệu quả thức ăn chăn nuôi. Kết quả này cũng phù
hợp với kết luận của các tác giả: Bitieva (1998); Bitiusli (1993); Goriler (1985) (Dẫn theo
Trần Quốc Việt và cộng sự, 2004) cho rằng Bentonit có tác dụng tốt đến quá trình tiêu
hoá và hấp thụ của vật nuôi làm giảm tốc độ di chuyển của thức ăn trong đường tiêu hoá
nên đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu của TĂ.
Ảnh hưởng của các mức sử dụng Bentonit đến khả năng cho thịt và chất lượng thịt
của gà TN
Tiến hành mổ khảo sát gà ở 84 ngày tuổi (kết thúc thí nghiệm mỗi lô 3 gà trống +3 gà
mái) kết quả thu được tại bảng 4.
Qua mổ khảo sát cho thấy các thành phần và tỷ lệ thân thịt ở các lô là tương đương nhau.
Riêng tỷ lệ mỡ bụng ở các lô sử dụng Bentonit đều thấp hơn so với lô 1. Mặc dù sự sai
khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 4. Năng suất và tỷ lệ các thành phần thân thịt
Lô thí nghiệm (n = 6 con/lô)
1 2 3 4

Chỉ tiêu
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
% thân thịt
69,75 ± 0,56 70,04 ± 0,40 68,75 ± 0,67 69,04 ± 0,64
% thịt ngực
22,20 ± 0,29 23,97 ± 0,09 23,28 ± 0,30 23,00 ± 0,31
% thịt đùi
15,39 ± 0,77 15,09 ± 0,25 15,19 ± 1,00 15,72 ± 0,98
% thịt ngực + đùi
37,60 ± 0,96 39,04 ± 0,27 38,48 ± 0,94 38,72 ± 0,81
% mỡ bụng
1,33 ± 0,31 0,88 ± 0,13 1,18 ± 0,28 0,89 ± 0,10

Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của gà thí nghiệm
Bảng 5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu
Lô thí nghiệm
Chỉ tiêu
1 2 3 4
Hồng cầu (triệu/mm
3
) 2,442 2,486 2,768 2,622
Bạch cầu (nghìn/mm
3
) 43,60 36,40 45,10 43,70
HST (g%) 8,20 8,52 8,00 8,12
Các tiểu phần protein (%)
A 51,63 53,18 53,22 49,08
α-G
10,52 9,11 9,72 8,14
β-G

12,18 13,04 12,82 13,62
γ-G
25,65 24,65 24,23 29,15

Kết quả ở bảng 5 cho thấy việc thay thế từ 3-5% Bentonit vào khẩu phần ăn của gà không
ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu gà như hồng cầu, bạch cầu và các tiểu
phần Protein. Các chỉ số này phù hợp với sinh lý, sinh hoá của máu gà. Thông thường các
chỉ số này ở gà như sau: Hồng cầu: 2,3-3,5 triệu/mm
3
; Bạch cầu: 20-60 nghìn/mm
3
; HST:
6,7-12,8g/%.
Hàm lượng một số nguyên tố khoáng độc trong thịt gà thí nghiệm
Bảng 6. Kết quả phân tích khoáng độc trong thịt gà
Chỉ tiêu (mg/kg)
Lô thí nghiệm
Pb Hg As Cd
1 (Đ/c) 0,275 0,018 0,076 0,015
2 0,31 0,012 0,085 0,013
3 0,275 0,019 0,091 0,018
4 0,28 0,021 0,094 0,020
(Kết quả phân tích tại Viện mỏ và luyện kim - TT kiểm tra vệ sinh thú y TƯ)

Qua kết quả phân tích khoáng độc trong thịt lườn và thịt đùi của gà thí nghiệm có sử
dụng Bentonit từ 3-5% thì Pb có cao hơn lô 1 (lô đối chứng) từ 4,84%; Hg thấp hơn
3,7%; As cao hơn 18,4% và Cd cao hơn 13,3% tuy nhiên hàm lượng các nguyên tố này
đều dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của Liên Bang Nga (tối đa cho phép Pb:
0,5mg/kg; Hg: 0,03mg/g; Cd: 0,05mg/kg và As: 0,1mg/kg).


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Sử dụng khoáng tự nhiên Bentonit thay thế khoáng vô cơ trong khẩu phần nuôi gà lấy thịt
ở mức 5% không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà, chất lượng
thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giảm tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng cơ thể
từ 2,81-6,55%. Hạ giá thành 1 kg gà hơi 384,30 đ/kg.
Đề nghị
Cần thử nghiệm Bentonit trên vịt, gà hậu bị và gà sinh sản để có đánh giá cụ thể về ảnh
hưởng của Bentonit đến sinh trưởng sinh sản của gà.

Tài liệu tham khảo
Đại học nông nghiệp I, Hà Nội (1994). Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Công ty gia cầm Bạch Vân, Quảng Tây, Trung Quốc (2001). Tài liệu hướng dẫn chăn nuôi gà Lương
Phượng
TCVN-2265-94. Danh mục tiêu chuẩn chuyên ngành Nông-Lâm-Thuỷ lợi Hà Nội 2003, trang 43-47.
Trần Quốc Việt, Trịnh Vinh Hiển, Đào Đức Kiên (2004). Xác định tiềm năng, vị trí phân bố và thành phần
hoá học, khả năng hấp thụ, dung lượng trao đổi Cation của bentonit, Zeolit tự nhiên ở Việt Nam. Báo cáo
khoa học chăn nuôi-thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phần dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi,
trang 211-219.
Viện Chăn nuôi (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội, trang 180-216.

PHỤ LỤC 1
Thành phần hoá học của Bentonit Việt Nam

Địa điểm và dạng khoáng vật (Bentonit)
Thành phần
và tính chất
hoá học
Di Linh-

Lâm Đồng

Cổ Định-
Thanh Hoá

Gia Quy,
Long Đất -
Đồng Nai
Kin Tâm,
Kiên Bình -
An Giang
Nha Mé-
Bình Thuận

Hàm lượng
Mont.,%
50-78 55-77 41-57 58-60 50-85
Thành phần hoá học (%)
SiO
2
57,73 49,06 64,52 59,20 66,51
Al
2
O
3
21,11 5,30 13,58 16,59 11,80
TiO
2
0,87 0,32 1,32 0,89 0,56
Fe

2
O
3
8,86 25,46 6,50 6,88 2,77
FeO 0,08 0,19 - - 0,48
CaO 0,36 0,32 1,30 0,37 3,29
MgO 1,77 0,96 1,51 1,62 1,05
Na
2
O 0,19 0,21 0,16 0,74 2,40
K
2
O 1,23 0,92 1,57 2,51 1,92
MKN 7,25 8,37 7,80 9,51 7,94
Ca
+2
12,00 20,30 25,63 29,88 26,68
Mg
+2
49,10 31,10 20,60 21,08
Na
+
0,03 0,11 1,52 0,36 15,89
K
+
0,17 1,70 0,69 0,79
Ca+Mg/Na+K

61,1/0,2 51,4/1,81 46,23/2,21 1,15/50,96 36,68/15,89


PHỤ LỤC 2
Khả năng hấp phụ, dung lượng trao đổi cation của bentonit Việt Nam
Địa điểm và dạng khoáng vật
Tính chất lý hoá
Di Linh-
Lâm Đồng
(Bentonit)
Cổ Định-
Thanh Hoá
(Bentonit)
Gia Quy,
Long Đất-
Đồng Nai
(Bentonit)
Kin Tâm,
Kiên Bình-
An Giang
(Bentonit)
Nha Mé-
Bình
Thuận
(Bentonit)

Khả năng trao
đổi cation
61,30 53,21 48,44 52,11 52,57
(CEC,
mlđl/100g)
Khả năng hấp
phụ (A H

2
O, %
trọng lượng)
14,15 12,37 9,75 - 15,78

PHỤ LỤC 3
Hàm lượng một số kim loại nặng và nguyên tố dinh dưỡng trong bentonit tự nhiên Việt
Nam
Địa điểm và dạng khoáng vật
Tính
chất lý
hoá
Di Linh-
Lâm Đồng
(Bentonit)
Cổ Định-
Thanh Hoá
(Bentonit)
Gia Quy,
Long Đất-
Đồng Nai
(Bentonit)
Kin Tâm,
Kiên Bình-
An Giang
(Bentonit)
Nha Mé-
Bình
Thuận
(Bentonit)


Hàm lượng một số kim loại nặng và độc hại mg/kg
Pb 15,80 18,00 664,00 - 43,00
Cd 0,00 1,00 2,00 - 2,00
As 10,52 1,48 12,46 - 8,63
Hg 0,08 0,10 0,82 - 0,12
F 19,00 93,00 34,00 - 57,00
Cr 5,00 622,00 44,00 - 19,00
Hàm lượng một số vi lượng dinh dưỡng, mg/kg
Zn 35 74 48 - 162
Mn 316 1.163 85 - 78
Cu 14 19 35 - 39
Co 51 262 28 - 16

PHỤ LỤC 4
Thành phần và dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm giai đoạn 1 (0-4 tuần tuổi)
Nguyên liệu (%) Lô 1 Lô2 Lô 3 Lô 4
Cám gạo 10 1,36 - -
Gạo 7,4 11,42 11,35 10,7
Khô đỗ 25,6 22,8 20,6 20,0
Ngô 48,0 50,1 51,3 50,3
Bột cá 7,0 10,0 11,9 12,6
Dầu thực vật - - - 0,5
Bột đá 1,4 0,8 0,6 0,55
Đi-can-xi phốt phát - 0,1 - -
Methionin 0,13 0,12 0,1 0,1
Muối ăn 0,22 0,05 - -
Premix vitamin 0,25 0,25 0,25 0,25
Bentonit - 3 4 5
Tổng 100 100 100 100

ME (Kcal/kg) 2.855 2.851 2.850 2.850
Protein thô (%) 21,1 21 21 21
Nguyên liệu (%) Lô 1 Lô2 Lô 3 Lô 4
Ca (%) 1,06 1,0 1,0 1,0
P (%) 0,69 0,65 0,65 0,66
Lizin (%) 1,18 1,19 1,19 1,19
Methionin (%) 0,48 0,48 0,47 0,47
Giá thành 1 kg TĂ (đ) 3.983,90 3.980,31 3.961,30 3.991,40

PHỤ LỤC 5
Thành phần dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm giai đoạn 2 (5-12 tuần tuổi)
Nguyên liệu (%) Lô 1 Lô2 Lô 3 Lô 4
Ngô 51,1 59,4 57,7 56,1
Khô đỗ 20,2 22,4 22,9 23,24
Gạo lức 9,1 9,1 8,6 8,2
Bột cá 3,6 3,6 3,6 3,6
Dầu đậu tương - 0,08 0,73 1,39
Cám gạo 13 - - -
Bột đá 1,0 0,97 1,01 0,99
Đi-can-xi phốt
phát
0,76 0,76 0,76 0,77
Methionin 0,2 0,2 0,21 0,22
Muối ăn 0,29 0,24 0,24 0,24
Premix vitamin 0,25 0,25 0,25 0,25
Premix khoáng 0,5 - - -
Bentonit - 3 4 5
Tổng 100 100 100 100
ME (Kcal/kg) 2.907 2.900 2.899 2.900
Protein thô (%) 17,8 17,8 17,8 17,8

Ca (%) 9,97 0,9 0,91 0,9
P (%) 0,8 0,6 0,6 0,6
Lizin (%) 0,9 1,0 1,0 1,0
Methionin (%) 0,5 0,5 0,5 0,5
Giá thành 1 kg
TĂ (đ)
3.774,15 3.821,88 3.879,34 3.935,30
Giá chung (đ) 3.805,17 3.843,65 3.890,94 3.943,43
Giá kg thịt hơi
(đ)
12.214,59 11.992,19 11.828,45 11.830,29
(Giá thức ăn tính ở thời điểm thí nghiệm)./.


×