Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu tác ụng của Zeolit trong thức ăn chăn nuôi lợn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.72 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA ZEOLIT TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN
THỊT

Trần Quốc Việt



, Trịnh Vinh Hiển, Ninh Thị Len và Hoàng Hương Giang
Bộ môn nghiên cứu Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

ABSTRACT
One CRB designed experiment was conducted with 32 F2 crossbred pigs (Large White x Mongcai x Large
White) weighing 20 kg to determine effects of zeolite inclusion in the ration on performance of growing
pigs. 32 F2 crossbred pigs was allocated randomly into 4 treatments (each of 8 heads and 4 replicates. Four
experimental diets were: treatment 1 (basal diet without zeolite), treatments 2, 3 and 4 (basal diet without
inorganic mineral premix plus 3, 4 and 5% zeolite). Basal diet was formulated to meet nutrient requirement
of F2. Pigs were fed adlibitum for all experimental period of 92 days. As level of zeolite in the diets
increased, the nutritive value of diets and price of 1 kg feed decreased. However, there was no effect of
zeolite on feed intake and growth rate. FCR was lowest in treatments 1 and 2 (3.12 and 3.02 versus 3.17
and 3.25). Feed cost per kg gain in treatment 2 was lowest, followed by treatment 3. There were no effects
of zeolite on blood parametters (red and white cell, hemoglobin, protein contents ), but contents of heavy
metal retentioned (Cd, Pb, As, Hg) in meat decreased as zelonite levels in diets increased.

Key words: Zeolite, pig, growth performance, feed cost, metal retention.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Zeolit là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấu trúc tinh thể dạng
khung liên kết. Trong tự nhiên nó được tồn tại ở thể xốp. Do đặc điểm cấu trúc vật lý này
mà nó có khả năng hấp thụ và trao đổi ion rất cao (Mumpton, 1999). Trên thế giới việc
nghiên cứu ứng dụng zeolit trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y học, bảo vệ môi
trường và đặc biệt là trong chăn nuôi đã được tiến hành từ những năm 60. Hầu hết các


nghiên cứu về ảnh hưởng của zeolit trong chăn nuôi đều khẳng định được tác dụng của
việc bổ sung zeolit trong thức ăn là làm giảm hàm lượng N-NH3 và mùi thối trong phân
(Bernal and Lopez-real, 1993), giảm hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng độc hại và
làm tăng các nguyên tố khoáng vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng,
sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tố độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn (Ward và ctv, 1991). Mức khuyến cáo của các báo cáo là ở mức 3% (Gevorkyan và
ctv, 1982) and 5% (Shurson và ctv, 1984) zeolit trong khẩu phần lợn sinh trưởng.
Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu đánh giá tiềm năng và khả năng trao đổi ion
của zeolit. Tuy nhiên việc nghiên cứu về sử dụng zeolit trong chăn nuôi vẫn còn chưa
được nghiên cứu. Ngày nay, với chiến lược sản xuất thực phẩm sạch là làm giảm hoặc
làm sạch sự tồn dư của các kim loại nặng và làm tăng hàm lượng các nguyên tố khoáng
vi lượng thì việc nghiên cứu sử dụng zeolit trong khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm
là một vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ mục đích đó chúng tôi tiến hành đề tài
này để nghiên cứu ảnh hưởng của zeolit trong thức ăn đến năng suất sinh trưởng, chất
lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý sinh hoá máu của lợn nuôi thịt trong điều kiện thức
ăn và nuôi dưỡng ở Việt Nam.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU






Tác giả chính: Trần Quốc Việt; ĐT: 04 8386 126; Email:
Ngày nhận bài: 10/5/2006 ; Ngày được chấp nhận: 10/6/2006

Địa điểm và thời gian
Thí nghiệm được tiến hành tại Trạm nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn gia súc Viện chăn
nuôi từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2003.

Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. 32 lợn lai F2 giống
ngoại với khối lượng khoảng 20 kg được phân ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô có 4 ô (mỗi
ô được coi như một lần lặp lại) mỗi ô có 2 con (1 lợn đực và 1 lợn cái). Lợn trong mỗi lô
có máng ăn, vòi uống nước tự động, đảm bảo đồng đều về điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng. Yếu tố thí nghiệm là các mức thay thế khác nhau của zeolit trong khẩu phần cơ
sở. Trong đó lợn ở lô 1 ăn khẩu phần cở sở có bổ sung khoáng vi lượng thông thường, lô
2, 3 và 4 ăn khẩu phần cơ sở không có bổ sung premix khoáng vi lượng thông thường
nhưng bổ sung zeolite với mức 3; 4 và 5 % tương ứng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần cơ sở được xây dựng theo kết quả nghiên cứu tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt
lai F2. Lợn ở các lô được ăn tự do hoàn toàn. Khi kết thúc thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên 3
con/lô để lấy mẫu máu phân tích một số chỉ tiêu sinh hoá máu và chọn ngẫu nhiên 3 mẫu
thịt/lô (ngay sau khi giết thịt) để phân tích hàm lượng các nguyên tố kim loại.
Các chỉ tiêu theo dõi
Thức ăn thu nhận hàng ngày và tăng trọng qua các giai đoạn và toàn bộ thời kỳ thí
nghiệm
Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
Hàm lượng một số chỉ tiêu sinh hoá máu: Hồng cầu, bạch cầu, các tiểu phần máu.
Hàm lượng các nguyên tố khoáng độc As, Pb, Cd, Hg trong thịt nạc.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được sử lý trên phần mềm MINITAB 12.21

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm
Bảng 4 và 5 (trong phần phụ lục) chỉ ra thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí
nghiệm được tính từ các công thức thức ăn thí nghiệm. Khi bổ sung zeolit từ 3 đến 5%
trong khẩu phần đã làm giảm thành phần dinh dưỡng của khẩu phần, đồng thời làm hạ giá
thành của 1 kg thức ăn hỗn hợp, tuy nhiên sự sai khác này không ảnh hưởng nhiều đến
nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần của lợn thịt F2.
Tốc độ sinh trưởng của lợn thí nghiệm

Ảnh hưởng của việc bổ sung zeolit vào khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của lợn được
thể hiện ở bảng 1.
Kết quả bảng 1 cho thấy khi bổ sung Zeolit trong khẩu phần ở các tỷ lệ khác nhau (3; 4
và 5%) đã không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 ở cả 2 giai đoạn lợn
choai và giai đoạn vỗ béo (P>0,05). Tính trung bình cho cả thời kỳ thí nghiệm (92 ngày)
khả năng tăng trọng của lợn ở các lô cũng không có sự khác biệt đáng kể.
Bảng 1. Ảnh hưởng của việc bổ sung zeolit với các tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần đến
tốc độ sinh trưởng của lợn thịt lai F2
Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 SE P
Giai đoạn (GĐ) 20-50 kg
Khối lượng ban đầu, kg 21,5 21,5 20,9 21,0 0,70 0,934
Khối lượng giai đoạn 1, kg 56,4 56,9 54,3 55,2 0,57 0,824
Tăng trọng BQ, g/con/ngày 623 632 596 611 10,26 0,766
GĐ 50 kg - xuất chuồng
Khối lượng kết thúc, kg 86,8 87,5 84,6 84,8 1,02 0,814
Tăng trọng, g/con/ngày 844 850 842 822 19,65 0,723
GĐ 20kg - xuất chuồng
Tăng trọng, g/con/ngày 710 717 692 693 8,53 0,461

Thức ăn thu nhận hàng ngày và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm
Ảnh hưởng của việc bổ sung zeolit vào khẩu phần đến khả năng thu nhận và hiệu quả
chuyển hoá thức ăn của lợn được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của việc bổ sung zeolit với các tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần đến
khả năng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt lai F2
Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 SE P
Giai đoạn 20-50 kg
TĂ ăn vào, kg/con/ngày 1,68 1,65 1,63 1,68 0,02

0,285


TT TĂ/kg TT, kg 2,70 2,61 2,73 2,75 0,04

0,242

Giá thành TĂ/kg TT (đồng) 9 354 8 796 9 128 9 105
GĐ 50 kg - xuất chuồng
TĂ ăn vào, kg/con/ngày 3,04 3,01 3,07 3,15 0,04

0,554

TT TĂ/kg TT, kg 3,60 3,54 3,65 3,83 0,06

0,488

Giá thành TĂ/kg TT (đồng) 11 844 11 296 11 526 11 991


GĐ 20kg - xuất chuồng
TĂ ăn vào, kg/con/ngày 2,21 2,18 2,19 2,26 0,02

0,268

TT TĂ/kg TT, kg 3,12 3,04 3,17 3,25 0,02

0,071

Giá thành TĂ/kg TT (đ) 10 513 9 955 10 269 10 444


Chênh lệch (%) 100 95,1 98,1 99,8

Tổng tiền TĂ / 1 đời lợn (đ) 683 361

647 101

667 468

678 880


Chênh lệch so với đối chứng (đ)

-36 260

-15 893

-4 481


TĂ: thức ăn; TTTĂ: tiêu tốn thức ăn; TT: tăng trọng.
Các số liệu ở bảng 2 cho thấy ở cả 2 giai đoạn lợn choai và giai đoạn nuôi vỗ béo , khả
năng thu nhận thức ăn (kg/con/ngày) của lợn thí nghiệm không khác nhau giữa các lô thí
nghiệm. Tính chung cho cả thời kỳ thí nghiệm khả năng thu nhận thức ăn hằng ngày của
lợn cũng không khác nhau giữa các lô. Kết quả này chứng tỏ rằng bổ sung zeolit vào thức
ăn đã không làm giảm đi tính ngon miệng của khẩu phần đối với lợn nuôi thịt. Hiệu quả
chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) có xu hướng thấp ở lô đối chứng và lô bổ
sung 3% zeolit trong suốt giai đoạn thí nghiệm sau đó là lô 3 (lô bổ sung 4% zeolit) và
cao nhất ở lô bổ sung 5% zeolit, song sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê
(P>0.05).
Mặc dù không mang lại hiệu quả rõ ràng về tốc độ tăng trọng và khả năng chuyển hoá
thức ăn nhưng do giá thành sản xuất 1 kg thức ăn (chỉ tính giá nguyên liệu) ở các lô có sử

dụng zeolit thấp hơn so với lô đối chứng nên chi phí tiền thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở lô
đối chứng luôn luôn cao hơn các lô sử dụng 3 và 4 và 5% zeolit ở cả 2 giai đoạn nuôi
dưỡng. Trung bình để sản xuất ra 1 kg thịt hơi ở lô đối chứng chi phí thức ăn cao hơn lô
2, lô 3 và lô 4 là 4,9; 1,2 và 0,1% tuơng ứng. Như vậy với giá nguyên liệu thức ăn ở thời
điểm hiện tại, nuôi dưỡng 1 con lợn từ 20 kg đến 85 kg bằng loại thức ăn có sử dụng 3 và
4 % zeolit sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn là 36 000 và 16 000 đồng so với loại thức ăn
không sử dụng zeolit. Kết quả này cho thấy lợi ích kinh tế rõ ràng của zeolit khi được sử
dụng như một loại thức ăn bố sung khoáng trong chăn nuôi lợn thịt.
Các chỉ tiêu sinh hóa máu và tồn dư một số kim loại nặng trong thịt nạc của lợn thí
nghiệm
Bảng 3. Ảnh hưởng của việc bổ sung zeolit với các tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần đến
chỉ tiêu sinh hóa máu và tồn dư kim loại nặng trong thịt nạc của lợn thịt lai F2
Các chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 SE P
Hồng cầu, tr/mm
3
6,26 6,67 6,54 6,26 0,277 0,661
Bạch cầu, ngh/ mm
3
15,63 15,95 15,82 16,12 1,105 0,991
HST, g% 11,87 11,13 12,67 12,53 0,822 0,596
Protein TS, g% 7,69 7,49 7,58 7,67 0,130 0,718
Các tiểu phần protein,%
Α
42,31 39,19 43,98 40,67 1,068 0,079
α - G
16,10 18,10 15,52 16,25 0,717 0,163
β - G
18,64 20,11 17,99 19,82 1,087 0,521
γ - G
22,95 22,60 22,45 23,63 0,808 0,892

Tồn dư kim loại nặng
(ppm)
Hàm lượng cho
phép theo TCVN

Trung bình 2,675
x 10
-3

2,320
x 10
-3

2,350
x 10
-3

2,455
x 10
-3

0,05

Cd
±
0,125 0,170 0,103 0,105
Trung bình 0,036 0,029 0,016 0,017 0,50
Pb
±
0,009 0,002 0,007 0,005

Trung bình 0,071 0,057 0,047 0,049 As
±
0,003 0,002 0,003 0,002
Trung bình 1,52
x 10
-3

0,750
x 10
-3

0,451
x 10
-3

0,450
x 10
-3

0,03
Hg
±
0,006 0,007 0,005 0,002
TCVN: tiêu chuẩn Việt nam.
Ảnh hưởng của việc bổ sung zeolit vào khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của lợn được
thể hiện ở bảng 3. Các số liệu ở bảng 3 cho thấy rằng việc bổ sung zeilite trong khẩu
phần ở cả mức 3, 4 và 5% đều không có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn
thịt như lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin (HST), protein tổng số (Protein TS), các
tiều phần protein (A, α- globulin, β-globulin và γ-globulin) (P>0.05). Có xu hướng giảm
dần của hàm lượng một số nguyên tố khoáng độc tồn dư trong thịt của lợn khi tỷ lệ bổ

sung zeolit trong khẩu phần tăng lên.
Thảo luận
Trong suốt thời kỳ thí nghiệm, khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn không khác
nhau đáng kể khi tỷ lệ zeolit trong khẩu phần lên mặc dù sự có mặt của zeolit đã làm
giảm đôi chút thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần. Việc bổ sung zeolit ở 3 mức 3, 4
và 5% trong khẩu phần của thí nghiệm này không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như các chỉ tiêu sinh hóa của máu của lợn thịt. Kết quả
này cũng trùng lặp với một số tác giả như Shurson và ctv (1984) kết luận rằng khi bổ
sung zeolit với mức 0,3% trong khẩu phần cho lợn thịt có trọng lượng ban đầu là 25 kg,
sau 6 tuần nuôi dưỡng, đã không thấy ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng hàng ngày, thức
ăn thu nhận hàng ngày cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng).
Một thí nghiệm khác của nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng bổ sung 1% zeolit trong
khẩu phần cho lợn thịt có trọng lượng trên 65 kg cũng không ảnh hưởng đến tăng trọng
hàng ngày và thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn. Tác giả Hanne và Niels (1995) cũng
có kết quả tương tự khi bổ sung 3% zeolit trong khẩu phần cho lợn choai. Tác giả
Malagutti và ctv (2002) cho rằng lợn con ăn khẩu phần chứa 2% zeolit cũng không thấy
ảnh hưởng đến tăng trọng hàng ngày, hiệu quả sử dụng thức ăn và các chỉ tiêu về sinh
hóa máu. Tuy nhiên Shurson (1984) cho thấy lợn thịt ăn khẩu phần có bổ sung 5% zeolit
có khả năng thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn lô đối chứng. Rất có
thể nguyên nhân của các kết luận khác nhau này là do sự khác nhau về chủng loại và
nguồn gốc zeolit sử dụng trong các nghiên cứu. Vrzgula và ctv, (1982) kết luận rằng việc
bổ sung 5% zeolit trong khẩu phần cho lợn không gây ảnh hưởng đến các yếu tố hồng
cầu và bạch cầu trong máu. Bổ sung zeolit vào khẩu phần của lợn nái tới 7% cũng không
làm thay đổi hàm lượng protein tổng số trong máu (Cheshmedzhiev và ctv, 1985).
Gerasimenko và ctv (1990) cũng cho kết luận tương tự khi làm thí nghiệm trên lợn thịt.
Do tính chất vật lý của zeolit đó là khả năng hấp thụ và trao đổi ion đặc biệt là khả năng
khử các ion kim loại nặng trong quá trình tiêu hoá và trao đối thức ăn nên sự tồn dư kim
loại trong sản phẩm, cụ thể là thịt nạc đã có xu hướng giảm dần. Nhìn chung ở cả 4 lô thí
nghiệm mức tồn dư kim loại nặng trong thịt nạc đều thấp hơn rất nhiều so với mức tồn dư
cho phép theo TCVN 7047:2002. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của tác giả

Vyaizenen và ctv (1997) rằng bổ sung zeolit vào thức ăn đã làm giảm sự tích luỹ kim loại
nặng trong thịt lợn. Castro và Savon. 1998 lại cho rằng cho lợn ăn tới mức 800 g và 1200
và 2000 zeolit mỗi ngày vẫn không gây nên sự nguy hiểm về tồn dư kim loại nặng Cd và
Pb trong thịt.

KẾT LUẬN
Bổ sung zeolit trong khẩu phần không có premix khoáng vô cơ cho lợn thịt lai F2 ở mức
3- 5% không ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử
dụng thức ăn, các chỉ tiêu sinh hoá máu, làm giảm hàm lượng tồn dư một số kim loại
nặng trong thịt nạc. Mức sử dụng 3% cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bernal, M.P; Lopez-Real, J.M. (1993). Natural zeolits and sepiolite as ammonium and ammonia adsorbent
materials. Bioresearch Technology .43. 27-33.
Castro, M; Savon, L. (1998). Cumulative effect of zeolit on pig meat and viscera. Cuban-Journal-of-
Agricultural-Science. 32( 1). 57-61.
Cheshmedzhiev, B.V; Angelov, A; Nestorov, N. (1985). Effect of zeolit in the feeding of pregnant and
nursing sows and sucking piglets. Zhivotnov"dni-Nauki. 22 (9). 40-46.
Gerasimenko, M.A; Moroz, S.A; Yaroshevich, L.P. (1990). Feed additives for pigs.Zootekhniya. 1. 52-53.
Gevorkyan, G.A; Karadzhyan, A.M; Chirkinyan, A.G. (1982). Effect of natural zeolit on growth and
development of young pigs. Trudy-Erevanskogo-Zootekhnichesko-veterinarnogo-Instituta. 53. 87-90.
Hanne, D.P and Niels, O. (1995). Effects of dietary inclusion of a zeolit (clinoptilotie) on performance and
protein metabolism of young growing pigs. Animal Feed Science and Technology .53 . 297-303.
Malagutti, L; Zannotti, M; Sciaraffia, F. (200). Use of clinoptilolite in piglet diets as a substitute for
Colistine. Italian Journal of Animal Science. 1 (4). 275-280
Mumpton, F.A. 1999. Uses of natural zeolits in agriculture and industry. Procceedings of the NAtional
Academy of Sciences of the USA. 96. 3463-3470
Shurson, G.C; Ku, P.K; Miller, E.R; Yokoyama, M.T. (1984). Effects of zeolit a or clinoptilolite in diets of
growing swine. J Anim Sci. 59(6). 1536-1645.
Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN 7047: 2002) cho thịt lạnh đông
Vrzgula, L; Bartko, P; Blazovsky, J; Kozac, J. (1982). The effect of feeding clinoptilolite on health status,

blood picture and weight gain in pigs.Veterinani medicina. 27. 267-274.
Vyaizenen, G; Savin, V; Tokar', A; Gulyaev, V; Zinkevich, V; Kuznetsova, I; Chugunova, Y; Nikitina, Y;
Fedotov, A; Marinets, R. (1997). Reduction of the concentration of heavy metals in pork. Svinovodstvo-
Moskva. 1. 18-22.
Ward, T.L; Watkins, K.L; Southern,L.L; Hoyt, P.G; French, D.D. (1991). Interactive effects of sodium
zeolit-A and copper in growing swine: growth, and bone and tissue mineral concentrations. Joural of
Animal Science. 69. 726-733.

PHỤ LỤC
Bảng 4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm (giai
đoạn 20-50 kg)
Nguyên liệu, kg Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4
Ngô 54.35 52.72 52.18 51.63
Cám gạo tẻ 17.15 16.64 16.46 16.29
Khô dầu đỗ tương 20.12 19.52 19.32 19.11
Bột cá 55% protein thô 5.00 4.85 4.80 4.75
Bột đá 0.17 0.16 0.16 0.16
Muối ăn 0.40 0.39 0.38 0.38
Bột xương 2.44 2.37 2.34 2.32
Lysine 0.12 0.12 0.12 0.11
Premix VTM khoáng 0.15 0.00 0.00 0.00
Premix Vitamin 0.10 0.10 0.10 0.10
Zeolit 0.00 3.00 4.00 5.00
Tổng số, kg 100 100 100 100
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ Kcal ME/Kg TĂ 3090 3003 2972 2942
Protein thô, % 17,96 17,44 17,26 17,09
Xơ thô, % 5,41 5,25 5,20 5,14
Lysine, % 1,03 1,00 1,00 0,98
Methionine+cystine, % 0,64 0,62 0,61 0,61

Threonine, % 0,67 0,64 0,63 0,63
Canxi, % 0,98 0,95 0,94 0,93
Phốt pho available, % 0,52 0,50 0,49 0,49
Giá thành thức ăn (đ/kg) 3470 3380 3350 3320

Bảng 5. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm (giai
đoạn 50kg-xuất chuồng)
Nguyên liệu, kg Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4
Ngô 50.45 48.94 48.43 47.93
Cám gạo tẻ 25.00 24.25 24.00 23.75
Khô dầu đỗ tương 18.00 17.46 17.28 17.10
Bột cá 55% protein thô 3.00 2.91 2.88 2.85
Bột đá 0.40 0.39 0.38 0.38
Muối ăn 0.40 0.39 0.38 0.38
Bột xương 2.40 2.33 2.30 2.28
Lysine 0.10 0.10 0.10 0.10
Premix VTM khoáng 0.15 0.00 0.00 0.00
Premix Vitamin 0.10 0.10 0.10 0.10
Zeolit 0.00 3.00 4.00 5.00
Tổng số, kg 100 100 100 100
Giá trị dinh dưỡng
NLTĐ Kcal ME/Kg TĂ 3057 2970 2939 2910
Protein thô, % 16,41 15,93 15,77 15,61
Xơ thô, % 6,03 5,86 5,79 5,74
Lysine, % 0,92 0,90 0,89 0,88
Methionine+cystine, % 0,60 0,58 0,57 0,57
Threonine, % 0,61 0,59 0,59 0,58
Canxi, % 0,95 0,92 0,91 0,90
Phốt pho available, % 0,47 0,46 0,46 0,45
Giá thành thức ăn (đ/kg) 3290 3190 3160 3130

NLTĐ: năng lượng trao đổi.


×