Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đề án quy hoạch du lịch huyện đảo lý sơn – tỉnh quảng ngãi (giai đoạn 2023 2025 tầm nhìn đến 2030)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 66 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI</b>

<b>ĐỀ ÁN QUY HOẠCH DU LỊCH HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG</b>

<b> Giảng viên: Nguyễn Văn Thắng Sinh viên thực hiện: Nhóm 7</b>

<b>HÀ NỘI, 2023</b>

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Trong điều kiện nguồn lực giai đoạn 2021 - 2025 cơ sở hạ tầng của tỉnh cịn rất khó khăn, vốn đầu tư thực tế khơng đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư, tỉnh quan điểm phát triển du lịch phù hợp với các chiến lược và quy hoạch tổng tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội , quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Lý Sơn; đảm bảo thống nhất với các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và các lĩnh vực liên quan.Quảng Ngãi đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm ưu tiên dành nguồn lực đầu tư, tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư ngoài ngân sách để Lý Sơn phát triển tương xứng với vai trò biểu tượng Quốc gia về chủ quyền, về lãnh thổ, biểu tượng của đất nước Việt Nam vươn khơi. Tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận bổ sung Cảng hàng không quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống hàng không, sân bay tồn quốc thời kỳ 2030, tầm nhìn đến 2050.

Phát huy cao nhất lợi thế về các di tích lịch sử - văn hóa gắn với chủ quyền của việt nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hệ sinh thái biển địa chất, cảnh quan, đề hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành cột trụ quan trọng, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế của huyện.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

<b>2. Mục tiêu phát triển</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Theo tỉnh Quảng Ngãi, để hiện thực hóa định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển huyện đảo Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển -đảo, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình Thủ tướng Chính phủ một số cơ chế, chính sách về ưu đãi đầu tư cho phát triển du lịch Lý Sơn phù hợp với thực tế; đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người dân, lợi ích của nhà đầu tư trong thời gian tới.

<b> a) Mục tiêu tổng quát</b>

Phát triển huyện đảo Lý Sơn theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, văn minh, một điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của tỉnh Quảng Ngãi và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước; kết hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái biển với đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

<b>b) Mục tiêu cụ thể</b>

Chỉ tiêu về khách du lịch: Đến năm 2020 đón 81.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1.000 lượt khách; đến năm 2025 đón 150.000 lượt khách, trong đó

Chỉ tiêu việc làm: đến năm 2020 tạo việc làm cho 2.100 lao động (trong đó 700 lao động trực tiếp); đến năm 2025 tạo việc làm cho 3.900 lao động (trong đó 1.300

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNGPHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN - TỈNH QUẢNG NGÃII. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢOLÝ SƠN</b>

<b>1. Điều kiện tự nhiên1.1. Vị trí địa lý</b>

Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý (khoảng 28 km). Toàn bộ lãnh thổ của huyện nằm trong khoảng 15032’04” đến 15038’14” vĩ độ Bắc; 109005’04’’ đến 109014’12’’ kinh độ Đông, là một điểm quan trọng trên đường cơ sở phân định ranh giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng 13 điểm miền Trung, có mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Lý Sơn cùng với khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh tạo thành 03 đỉnh của tam giác có khả năng hình thành nên các khu du lịch biển của tỉnh có quy mơ lớn trong tương lai.

<b>=> Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền</b>

tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

<b>1.2 Địa hình và địa chất 1.2.1 Địa hình</b>

Địa hình của Lý Sơn nhìn chung tương đối bằng phẳng, khơng có sơng ngịi lớn (chỉ có một số suối nhỏ được hình thành vào mùa mưa) và có độ cao trung bình từ 20-30m so với mực nước biển.

Trên địa bàn huyện có 5 hịn núi dạng bát úp được hình thành do hoạt động của núi lửa trong đó cao nhất là núi Thới Lới (169m). Xung quanh các chân núi, địa hình có dạng bậc thềm, độ dốc từ 8° đến 15°. Dạng địa hình nguồn gốc núi lửa

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chiếm tới 70% diện tích đảo. Theo địa hình thái nguồn gốc được chia thành: sườn vịm núi lửa, sườn họng núi lửa, đáy họng núi lửa và bề mặt lớp phủ bazan.

=> Đây là những đối tượng quan trọng để bố trí các cơng trình xây dựng, đồng thời là những điểm tham quan thiên nhiên rất ngoạn mục của các tuyến du lịch biển – đảo Lý Sơn.

Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển gồm các dạng: vách mái vịm – bóc mịn, vách mái mịn, bãi biển mài mịn, bãi biển mài mịn - tích tụ. Bãi biển mài mịn tích tụ và thềm tích tụ làm thành một đồng bằng bằng phẳng, nghiêng thoải, hơi lượn sóng, độ dốc dưới 8°, thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp và bố trí dân cư. => Đây chính là những vùng tập trung dân cư và là địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện.

Địa hình bờ biển của huyện phần lớn là các vách và hốc sóng vỗ bờ tạo nên các hốc hang khá đẹp (Hang Câu, Chùa Hang…).

=> Chính những địa hình vách dốc này đã tạo cho đảo những nét hùng vĩ có giá trị về tham quan, du lịch.

Huyện đảo Lý Sơn nằm trên thềm lục địa có độ sâu trung bình dao động 50-60m.

Về mặt địa hình là đồng bằng tích tụ - mài mịn nghiên thoải bị chia cắt bởi các máng trũng với độ sâu khác nhau. Điểm sâu nhất trong lãnh thổ huyện là 120m, ở phía Đơng.

=> Địa hình đáy biển phân bậc rõ ràng, do vậy có thể sử dụng làm cầu cảng và tổ chức các hoạt động thể thao mạo hiểm trên biển.

<b>1.2.1 Địa chất</b>

Địa chất của huyện đảo Lý Sơn bao gồm nhiều loại đá khác nhau như đá phiến, đá vôi, đá đen, đá granit,... Nơi đây có nhiều hịn đảo đá vơi tạo thành bờ biển đẹp như Hòn Tài, Hòn Mơ, Hòn Sơn Đỏ. Ngồi ra ở Lý Sơn cịn có hồ nước nóng Thới Lới và các mỏ đá trắng bạc tự nhiên.

=> Cảnh quan được hình thành từ sự tuyệt vời của địa chất và thiên nhiên, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, thu hút du khách tới tham quan, khám phá hòn đảo này.

<b>1.3 Khí hậu – thủy văn, hải văn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.3.1. Khí hậu</b>

Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng biển nhiệt đới nóng, ẩm và có chế độ mưa trái mùa (từ tháng 8 – tháng 2 năm sau). Do Lý Sơn là huyện đảo trên biển Đơng, lại có vĩ độ thấp, nên chế độ nắng thuộc loại dồi dào nhất trong hệ thống các đảo ven bờ nước ta với tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng hơn 2000 giờ/năm.

=> Nguồn nhiệt cao và độ nắng lớn trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn có thể tiến hành khai thác cho các hoạt động du lịch như nghỉ dưỡng, tắm biển.

1.3.2. Thủy văn, hải văn

<b> a) Thủy văn</b>

Do địa hình tương đối đơn giản, đồng nhất, ít bị chia cắt cộng với việc diện tích của đảo nhỏ nên mạng lưới suối trên đảo kém phát triển, chỉ có một số con suối nhỏ chảy tạm thời vào mùa mưa ở phía Nam với lưu lượng rất thấp. Hiện nay trên đảo chưa có nước ngọt.

=> Đây là khó khăn lớn nhất đối với sinh hoạt của người dân trên đảo cũng như cho hoạt động du lịch.

<b>b) Hải văn</b>

Chế độ thủy triều của huyện đảo Lý Sơn cũng chịu ảnh hưởng trung của chế độ nhật triều giống như vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ. Trong ngày sẽ có 2 đợt lên và 2 đợt xuống. Thời gian của thủy triều thay đổi theo từng tháng trong năm và các yếu tố khác như thời tiết, các cơn bão.

<b>2.Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên2.1 Tài nguyên biển và hệ sinh thái biển</b>

<b>2.1.1. Tài nguyên biển</b>

Do được bao bọc xung quanh là biển nên Lý Sơn là huyện có điều kiện thuận lợi hơn rất hiều so với các huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi trong lĩnh lực khai thác sử dụng nguồn tài nguyên biển. Cũng giống như đặc điểm bờ biển của

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Duyên Hải Nam Trung Bộ, Lý Sơn cũng có đường bờ biển sạch, đẹp, cát trắng mịn, thuận lợi để phát triển các loại hình thể thao biển, tắm biển.

<b>2.1.2. Hệ sinh thái biển</b>

Huyện đảo Lý Sơn cịn có HST điển hình như rạn san hơ, thảm cỏ biển và nhiều hải sản quý hiếm. HST thảm cỏ biển gồm 6 loài (Cymodocea rotundata, Halodule pinifolia và Halodule uninervis, Thalassia hemprichii, Halophila ovalis và Halophila minor ). So với các vùng biển khác, Lý Sơn có ĐDSH cỏ biển cao, với 7 lồi, tương đương với chỉ kém Phú Quý 8 loài, Phú Quốc 9 lồi, Cơn Đảo 10 lồi. Cỏ biển phân bố rải rác quanh đảo nhưng tập trung tại phía Tây Nam và Đơng Nam. Diện tích thảm cỏ biển Lý Sơn khoảng 44,7 ha; Độ phủ cỏ biển tại đảo khơng đồng đều.

Tại Lý Sơn có 85 lồi san hơ mềm được tìm thấy. Các kết quả phân loại cho thấy, chúng thuộc 10 giống và 5 họ. Giống Sinularia đa dạng nhất với 24 lồi, Lobophytum có 15 lồi và Sarcophyton có 13 lồi; Đảo Lớn có 49 lồi trong khi đảo Bé có 20 lồi.

=> Lý Sơn có HST san hơ đa dạng nên có thể khai thác để phát triển du lịch như hoạt động lặn ngắm san hô. Tuy nhiên, những hoạt động này cần có kế hoạch khai thác cẩn thận, hiệu quả, kết hợp với bảo tồn sự đa dạng sinh học của san hơ, nếu khơng có thể dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn nguồn tài nguyên này.

Ngoài ra, huyện đảo Lý Sơn cịn có những thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại thủy hải sản. Vùng biển Lý Sơn khơng có mùa đơng lạnh, nhiệt độ trung bình là 26,6 độ C; là khu vực giao nhau giữa 2 dòng biển ven bờ: dòng biển ấm từ vùng biển Đơng Nam bộ trong mùa gió Tây Nam mang lên nhiều chất dinh dưỡng gặp dòng chảy lạnh ven bờ có nhiệt độ thấp tạo ra mơi trường phù hợp cho các loài sinh vật biển quần tụ sinh sống như cá mũ, tôm hùm, cua biển,... => Nhìn chung, huyện đảo Lý Sơn có tiềm năng về khai thác, sử dụng tài nguyên biển để có thể trở thành một trong những trung tâm về nghề cá lớn của tỉnh Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

<b>2.2. Tài nguyên đất đai</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2.2.1. Điều kiện thổ nhưỡng</b>

Huyện đảo Lý Sơn có 3 loại đất chủ yếu:

Đất cát bằng ven biển: có diện tích 42 ha, chiến 2,1 % diện tích đất tự nhiên, phân bố quanh đảo. Chủ yếu thích hợp cho việc trồng rừng.

Đất pha cát: Có diện tích 110 ha, chiến 11,3 % diện tích tự nhiên của huyện, chủ yếu được sử dụng làm khu dân cư.

Đất nâu đỏ trên đá Bazan: có diện tích 845,0ha, chiếm 84,76% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo, đất có độ màu mỡ khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển nhiều cây trồng.

<b>2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất</b>

<b>2.2.2.1. Phân tích thực trạng sử dụng đất</b>

Đất sử dụng cho nông nghiệp là 579,6 hecta, chiếm 54% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện đảo. Đất nơng nghiệp Lý Sơn thích hợp cho việc trồng hành, tỏi, ngồi ra có thể trồng ngơ, đậu xanh, mè, dưa hấu và một số loại cây ăn quả khác. Đặc biệt đất nông nghiệp của Lý sơn không thể trồng lúa. Đất sử dụng cho lâm nghiệp hiện nay là khoảng 150 hecta, chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất tự nhiên. Ngồi ra có 180 hecta đất đồi núi và 75 hecta đất núi đá khơng có từng cây có thể phục việc trồng cây gây rừng. Cho đến nay, toàn huyện chỉ mới phủ xanh được 10 hecta rừng.

Nhóm đất chưa sử dụng cịn khoảng 239 hecta, chiếm khoảng 24% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện, chủ yếu là đất đồi trọc, có khả năng phát triển rừng, xây dựng một số cơng trình thủy lợi, công cộng,...

<b>2.2.2.2. Những tồn tại trong việc sử dụng đất</b>

Hiện nay, việc quy hoạch đất đai chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, đang trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”, khơng có kiểm sốt như việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng bừa bãi như xây các khách sạn, nhà nghỉ, các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng bừa bãi đã xâm phạm, phá hủy môi trường sinh thái trên đảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bên cạnh đó, người dân lấy đất cát trồng hành tỏi, lấy đá san hô, rong mơ biển,... cũng là một trong những nguyên nhân phá hủy môi trường tự nhiên của huyện đảo.

<b>3. Tài nguyên du lịch nhân văn</b>

Đảo Lý Sơn được khai phá và cư trú cách đây khoảng 400 năm, dưới thời các Chúa Nguyễn. Với ngành nghề chính là đánh bắt thủy sản, mò ngọc trai và trồng tỏi,… đã tạo nên một lịch sử và truyền thống văn hóa thể hiện thơng qua các quần thể di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội mang đậm nét văn hóa của người việt trên vùng đất Lý Sơn.

Tài nguyên nhân văn của huyện đảo Lý Sơn bao gồm:

Các nền văn hóa cổ: Trên đảo hiện có các nền văn hóa cổ đã được xác định: Nền văn hóa Sa Huỳnh được minh chứng qua Di tích khảo cổ học Xóm Ốc, Di tích khảo cổ học Suối Chình và Nền văn hóa Chămpa.

Hệ thống di tích văn hóa: Hệ thống di tích văn hóa trên đảo Lý Sơn khá phong phú, đa dạng: Đình làng An Hải - di tích lịch sử văn hóa Quốc gia; Đình làng An Vĩnh; Dinh Bà Trời (thờ Thiên Y A Na); Chùa Hang tên chữ Hán là “Thiên Khổng Thạch Tự” (Chùa đá trời xây) Chùa Đục (Chùa Đỉnh Liêm); Âm Linh Tự - nơi thờ cơ hồn và lính Hồng Sa Lăng Đông Hải.

Lễ hội: sự đa dạng của kho tàng truyền thuyết, chuyện kể, dân ca, lễ hội đua thuyền tứ linh, lễ tế lính Trường Sa, các lễ tín ngưỡng dân gian theo mùa, tục thờ cá ông,...Các Lễ hội chủ yếu trên đảo như: lễ Dựng Nêu vào Tết Nguyên Đán; Lễ hội đua thuyền Tứ Linh; lễ khao lề Thế Lính Hồng Sa; hội Dồi Bịng; trị diễn dân gian,...

Các sản phẩm truyền thống: Hành, tỏi là hai loại cây mang tính đặc sản của Lý Sơn. Ngày nay, Lý Sơn được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”. Trên đảo có nhiều vỏ ốc quý có giá trị kinh tế cao. Quanh đảo có nhiều loại thủy sản, hải sản quý, cội san hô tầng tầng, lớp lớp với nhiều thế khó tạo. Ở rạn có hoa đá (đỏ, đen), hoa đá đen có giá trị kinh tế cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Văn hóa ẩm thực: Rượu dầm tỏi mồ côi; gỏi tỏi Lý Sơn; đặc sản “Bún biển”; hàu son xào; các món ăn từ ốc; thịt vích; món rau xoa; con vẹm với món xào vẹm; món ăn đồn đột; vú biển và các hải sâm như da trăn, áo tơi; bánh ít lá gai; …là những món đặc sản của Lý Sơn.

=> Có thể thấy, Lý Sơn có một nguồn tài nguyên nhân văn rất đa dạng và phong phú, là yếu tố thu hút khách du lịch.

<b>4. Hạ tầng kĩ thuật</b>

Hệ thống đường giao thơng: Nhìn chung, hệ thống giao thơng đường bộ của huyện tương đối hoàn chỉnh, phân bố hợp lý, đồng đều, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giao thơng thủy đóng vai trị hết sức quan trọng đối với q trình phát triển của huyện đảo Lý Sơn, gắn liền với sự phát triển của đảo và đất liền.

Mạng lưới điện và bưu chính viễn thơng: Điện năng cung cấp là điện máy phát Diezen. Đây là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Thông tin liên lạc giữa huyện và đất liền được thực hiện qua mạch viba với tổng đài điện tử.

Hệ thống cơng trình thủy lợi và cấp thoát nước: Là huyện đảo nên hệ thống cấp nước chủ yếu dựa vào nước dự trữ tại các hồ chứa và khoan giếng nước ngầm. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có Nhà máy cung cấp nước sạch. Hệ thống thốt nước chỉ có trên các tuyến chính và chưa được đầu tư đồng bộ vì vậy thường bị úng ngập khi có mưa lũ lớn.

=> Nhìn chung, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch của huyện đảo Lý Sơn đang còn tồn tại nhiều hạn chế, là cản trở to lớn đối với sự phát triển du lịch của huyện. Muốn phát triển du lịch, huyện đảo cần có sự đầu tư, nâng cấp đồng bộ, mở đường cho du lịch thêm phát triển

<b>5.Tình hình quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủquyền lãnh thổ</b>

Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trung. Vị thế này của Lý Sơn đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trị đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

<b>II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN 1. Chỉ tiêu về khách du lịch:</b>

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch: Số lượng khách du lịch đến huyện đảo Lý Sơn đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Từ năm 2016 đến năm 2019, số lượng khách du lịch đến đây tăng từ khoảng 60.000 lượt lên gần 200.000 lượt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng khách du lịch đến Lý Sơn giảm sút năm 2020 và năm 2021.

Tính đến năm 2021, huyện đảo Lý Sơn đã đón hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Riêng trong năm 2021, huyện đã đón khoảng 350.000 lượt khách, trong đó có hơn 10.000 lượt khách nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến đảo Lý Sơn vẫn chưa đạt đến tiềm năng phát triển của địa phương. Ngày lưu trú trung bình và tổng số ngày khách: Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Lý Sơn hiện nay khoảng 1 đến 2 ngày, và tổng số ngày lưu trú của khách đa phần là từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, có một số khách du lịch dài hạn lưu lại đảo Lý Sơn từ 5 đến 10 ngày.

<b>2. Chỉ tiêu về cơ sở vật chất và kỹ thuật du lịch</b>

Huyện đảo Lý Sơn đã đầu tư vào cơ sở vật chất và kỹ thuật du lịch, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và các phương tiện vận chuyển du lịch như tàu cao tốc, thuyền buồm, xe ô tô du lịch, để đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên Cơ sở vật chất và kỹ thuật du lịch của huyện đảo Lý Sơn vẫn còn nhiều hạn chế. Các tiện ích và dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là trong thời điểm cao điểm. Hệ thống giao thông, điện, nước và các cơ sở lưu trú cũng cịn thiếu sót, gây khó khăn cho việc phát triển ngành du lịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Cơ sở lưu trú: Huyện đảo Lý Sơn có các loại hình lưu trú khác nhau như khách sạn, nhà nghỉ, homestay và các căn hộ du lịch. Tuy nhiên, lượng phòng lưu trú còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở các khu vực trung tâm đảo.

Vận chuyển khách du lịch: Điểm yếu của huyện đảo Lý Sơn là cơ sở vận chuyển khách du lịch chưa phát triển đầy đủ. Hiện nay, có các tuyến đường bộ và đường hàng không kết nối Lý Sơn với các tỉnh lân cận, nhưng chất lượng và số lượng phương tiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Dịch vụ ăn uống: Hiện nay, huyện đảo Lý Sơn có một số nhà hàng, quán ăn phục vụ cho du khách. Tuy nhiên, đa số là những quán ăn đơn giản, chưa đạt chuẩn về chất lượng và phong cách phục vụ. Các món ăn tại đây thường tập trung vào hải sản và đặc sản của đảo Lý Sơn như cá sặc, sị huyết, mực nang, tơm hùm, rượu Lý Sơn, nước mắm, và bánh đa. Mặc dù vậy, việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa thực đơn vẫn còn khá hạn chế.

Dịch vụ vui chơi giải trí: Huyện đảo Lý Sơn cịn chưa có nhiều hoạt động giải trí và vui chơi cho du khách. Hiện nay, du khách có thể tắm biển, tham quan các danh thắng, đặc biệt là núi Thới Lới và đồi Cù Lao Ré, hoặc tham gia câu cá, lặn ngắm san hô, đi thuyền buồm, thăm làng chài. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa đa dạng và chưa được phát triển đầy đủ để thu hút du khách

<b>3. Về đầu tư phát triển du lịch:</b>

Huyện đảo Lý Sơn đang được chú trọng đầu tư phát triển du lịch bền vững, đồng thời bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Nhiều dự án lớn đã được triển khai, trong đó có dự án xây dựng sân bay Lý Sơn, dự án xây dựng bến tàu du lịch, cải tạo xây dựng bến tàu, đường bộ, sân bay nâng cấp các khu du lịch đang có và xây dựng các khu du lịch mới.Điều này giúp cho huyện đảo Lý Sơn có thể thu hút được nhiều khách du lịch hơn, đặc biệt là khách quốc tế.

<b>4. Về thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch </b>

Thị trường khách du lịch của huyện đảo Lý Sơn chủ yếu là các khách du lịch trong nước, nhưng đang có xu hướng tăng lên với sự quan tâm của khách du lịch quốc tế đến địa điểm này. Hiện nay, thị trường khách du lịch đến huyện đảo Lý Sơn từ các tỉnh miền Trung và miền Nam như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An và

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

cả nước. Tuy nhiên, cũng có một số lượng khách quốc tế đến từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, và các nước châu Âu.

Mặc khác thị trường khách du lịch đến huyện đảo Lý Sơn vẫn còn khá hạn chế. Nhu cầu của khách du lịch cũng chưa đa dạng, chủ yếu là tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và thưởng ngoạn cảnh đẹp của đảo. Tuy nhiên, với sự phát triển của các dịch vụ và tiện ích du lịch, hy vọng thị trường khách du lịch sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Sản phẩm du lịch: Huyện đảo Lý Sơn có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo và phong phú như:

Vịnh An Bình: là một trong những vịnh đẹp nhất của đảo Lý Sơn với nước biển trong xanh, bãi cát trắng và những rặng đá lớn nổi bật.

Đỉnh Thới Lới: đây là một đỉnh núi cao nhất của đảo Lý Sơn, có độ cao khoảng 149m, tọa lạc ở phía tây nam của đảo. Đi đến đỉnh núi này, bạn có thể chiêm ngưỡng tồn cảnh đảo Lý Sơn và khung cảnh đẹp lãng mạn của bình minh hoặc hồng hơn.

Đình Lê Khê: là ngơi đình có tuổi đời hàng trăm năm, nằm ở xã An Vinh, trên đường đến đỉnh Thới Lới. Đình được xây dựng từ những năm 1700 và là ngơi đình lớn nhất trên đảo Lý Sơn.

Bãi tắm Đông: là bãi tắm đẹp nhất ở đảo Lý Sơn, nơi du khách có thể tắm biển và tham quan những rặng san hô độc đáo.

Bãi tắm Tây: cũng là một bãi tắm đẹp ở đảo Lý Sơn với những cảnh quan tuyệt đẹp, nước biển trong xanh và bãi cát trắng.

<b>5. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: </b>

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đang được chú trọng tại huyện đảo Lý Sơn. Để thu hút khách du lịch, huyện đã triển khai nhiều hoạt động như:

Tổ chức các sự kiện, lễ hội địa phương như Lễ hội đền Lớn, Lễ hội Cây lim, Lễ hội Hoa phượng đỏ... để giới thiệu văn hóa, tập quán địa phương và thu hút khách du lịch đến tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và độc đáo của đảo Lý Sơn, tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn cho du khách.

Tăng cường quảng bá thông tin du lịch trên các phương tiện truyền thông như trang web du lịch, mạng xã hội.

Tuy nhiên Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của huyện đảo Lý Sơn cần được cải thiện để tăng cường hiệu quả cho ngành du lịch. Hiện tại, việc quảng bá về huyện đảo Lý Sơn chủ yếu dựa trên các kênh truyền thơng truyền thống như báo chí, tài liệu giới thiệu và các sự kiện truyền thông. Cần phải đa dạng hóa các kênh quảng bá, sử dụng các công nghệ thông tin, truyền thông số và marketing trực tuyến để đưa thông tin đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.

<b>6. Tổ chức không gian phát triển du lịch</b>

Huyện Đảo Lý Sơn đã có kế hoạch quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện. Tổ chức không gian phát triển du lịch bao gồm việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đảm bảo an tồn giao thơng, hạ tầng điện nước đầy đủ và phát triển các loại hình du lịch đa dạng.

Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với năm ngọn núi nhô cao giữa vùng biển Đông. Trên một huyện đảo chỉ rộng khoảng 10km2, đến nay Lý Sơn đã có 03 di tích được cơng nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia cùng 07 Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đến với Lý Sơn, ngoài việc thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, những tuyệt tác thiên nhiên giữa bốn bề sóng biển, du khách cịn có dịp thăm những ngơi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi, nhiều di tích lịch sử văn hóa và loại hình lễ hội truyền thống như lễ hội đình làng An Hải, hội Dồi bòng và lễ hội Đua thuyền truyền thống hàng năm, …

Lý Sơn là đảo được hình thành từ hoạt động của núi lửa và san hô tạo thành, nên có nhiều cảnh quan, các hang động, các bãi biển phục vụ cho việc phát triển du lịch trên đảo như: Cờ Tiên Bàn Thạch; Thạch cổng

Vò Vò (cổng trời); Quần cảnh Mù Cu; Suối Tiên - Đường Lội; Hang câuThạch ñộng; Đảo Bé (cù lao Bờ Bãi - xã An Bình); hệ thống các miệng núi lửa; nguồn lợi và hệ sinh thái rạn san hô quanh đảo phong phú, đa dạng.

</div>

×