Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài nguyên du lịch vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TÀI NGUYÊN DU LỊCH VN</b>

Câu 1: Trình bày khái niệm và đặc điểm của tài nguyên du lịch? Câu 2. Nêu ý nghĩa, vai trò và phân loại của tài nguyên du lịch? Câu 3. Phân loại của tài nguyên du lịch?

Câu 4. Trình bày và phân tích tài ngun du lịch địa hình Câu 5. Trình bày và phân tích tài ngun khí hậu Câu 6. Trình bày và phân tích tài ngun thủy văn 7.Trình bày và phân tích tài ngun sinh vật

8.Trình bày các kiểu đánh giá tài nguyên du lịch. Ứng dụng đánh giá tài nguyên du

11. Trình bày tài nguyên du lịch địa hình, địa chất ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên địa hình, địa chất vào hoạt động du lịch ở Việt Nam 12. Trình bày tài ngun khí hậu ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên này vào hoạt động du lịch ở Việt Nam

13. Trình bày tài nguyên thủy văn ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên thủy văn vào hoạt động du lịch ở Việt Nam.

14. Trình bày tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên sinh vật vào hoạt động du lịch ở Việt Nam.

15. Trình bày tài nguyên du lịch cảnh quan tự nhiên ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá khả năng khai thác tài nguyên này vào hoạt động du lịch ở Việt Nam.

16. Trình bày các tiêu chí để trở thành di sản thiên nhiên thế giới. Chọn 1 di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam và chứng minh rằng Di sản đó đáp ứng tiêu chí Di sản thiên nhiên thế giới.

17. Trình bày được các hiện tượng tự nhiên đặc biệt. Đánh giá khả năng khai thác các hiện tượng tự nhiên đặc biệt vào hoạt động du lịch ở Việt Nam.

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

18. Phân tích các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường địa

- Theo Luật Du lịch TNDL là tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, các di tích lịch sử Văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

- TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần lớn các loại TNDL tự nhiên được xếp vào loại tài ngun vơ tận, tài ngun có khả năng tái tạo hoặc có q trình suy thối chậm.

- Ví dụ: Tài nguyên nước, theo quy luật tuần hoàn nếu rừng được bảo vệ và khai thác hợp lý, tài nguyên nước không bị ô nhiễm bởi các chất thải từ đời sống cũng như sản xuất, tài nguyên nước được xếp vào loại tài nguyên vô tận.

- Tài nguyên khí hậu cũng được xếp vào loại tài ngun vơ tận. Nhưng do các chất thải từ các hoạt động kinh tế trong đó có du lịch, việc bảo vệ khơng hợp lý, khai thác rừng bừa bãi, diện tích rừng bị suy giảm có thể làm cho khơng khí bị ơ nhiễm bởi bụi, khí thải độc hại, tiếng ổn, nhiệt độ. Nhiệt độ của Trái Đất bị tăng lên do lượng khí thải tăng lên và làm tăng hiệu ứng nhà kính đã làm cho khí hậu của toàn cầu thay đổi.

- Tài nguyên sinh vật, nhất là trong các khu vực nhiệt đới và xích đạo có khả năng tự phục hồi nhanh. Tuy nhiên chỉ trong điều kiện tài nguyên này được khai thác và bảo vệ hợp lý, không vượt quá giới hạn sinh học, khả năng tái tạo của nó.

- Tài ngun địa hình, địa chất nếu được khai thác bảo tồn hợp lý, khơng phá vỡ cảnh quan, loại tài ngun này có thể khai thác được nhiều lần, thời gian làm cho chúng tự thay đổi phải tính đến từ nghìn năm cho đến hàng triệu năm.

- Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết.

- Đặc biệt không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa lũ, không thể tắm biển vào mùa rét. Vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước, hệ thống sông cạn nước nên khó khăn cho hoạt động du lịch thể thao nước và tham quan sông nước.

- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm xa các khu đông dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần làm cho TNDL tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế – xã hội. Ví dụ như một số VQG Ba Bể, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Pù Mát, Vụ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã,... Các thác nước như: Thác Bạc (Tam <small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Đảo), Thác Bạc (Sapa); thác Bản Giốc (Cao Bằng); thác Ponggua Premn (Đà Lạt),...

 Đặc điểm của TNDL văn hóa

- TNDL nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thối, huỷ hoại và khơng có khả năng tự phục hồi ngay cả khi khơng có sự tác động của con người.

- Vì vậy di tích lịch sử – văn hố khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị văn hoá phi vật thể như những làn điệu dân ca, các vũ khúc, các lễ hội, các nghề truyền thống, phong tục, tập quán,... khi không được bảo tồn và phát huy có hiệu quả sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khi khai thác TNDL nhân văn cho mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu quả.

- TNDL nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến. Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch. - TNDL nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị

đặc sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành TNDL nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không giống nhau nên TNDL nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn TNDL nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên.

- TNDL nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đặc biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư. Bởi nó được sinh ra trong q trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Khác với TNDL tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại TNDL nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với TNDL tự nhiên.

Câu 2: Nêu ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch?

<b>Trả lời: </b>

a. Ý nghĩa của TNDL

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch. Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL. Trên thế giới, những quốc gia có số lượng khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch đứng hàng đầu thế giới đều là những nước có TNDL phong phú và hấp dẫn như Hoa Kỳ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh, Thuỵ Sỹ, Italia, Ôxtrâylia, Canada,...

- Tuy nhiên TNDL cần được hiểu là TNDL đã sẵn có trong tự nhiên hoặc do thế hệ trước trong quá trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia để lại và cả TNDL mới được phát triển tạo dựng trong quá trình phát triển kinh tế và du lịch để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách (còn được gọi là tài nguyên kinh tế – xã hội và kỹ thuật).

- TNDL tiềm tàng hay sẵn có chỉ là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch, còn việc khai thác và bảo tồn TNDL có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào đường lối, chính sách, việc quy hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động bảo tồn, tồn tạo tài nguyên, phát triển du lịch và phát triển kinh tế – xã hội.

- Ví dụ 1: Ở Việt Nam trước năm 1986, nước ta phát triển kinh tế – xã hội theo cơ chế tập trung bao cấp, chưa quan tâm đến phát triển du lịch. Du lịch từ năm 1954 đến 1986 chỉ được coi là ngành dịch vụ, một ngành phi sản xuất. Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng CSVCKT du lịch, trả tiền lương cho cán bộ nhân viên, trả tiền mua các hàng hố cần thiết để đón khách quốc tế và cho cán bộ nhân viên đi nghỉ dưỡng theo chế độ. Do vậy, cũng số lượng và chất lượng TNDL sẵn có như hiện nay, song hoạt động du lịch ở nước ta không thể phát triển, hiệu quả về các mặt đều hạn chế.

VD 2: Đối với trường hợp bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hố), tuy có bãi biển dài, cát trắng, độ trong suốt của nước biển cao, độ mặn phù hợp 3,5%, song do việc lập, thực hiện quy hoạch không kịp thời, hợp lý; việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch ở điểm du lịch này thiếu đồng bộ, không chặt chẽ và kém hiệu quả, có nhiều tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường biển, giảm sức hấp dẫn với du khách, hiệu quả kinh doanh thấp.

VD 3: Đối với trường hợp bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) khơng có quy mơ lớn và chất lượng tốt bằng bãi biển Sầm Sơn, song được quy hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động du lịch hợp lý, đúng đắn nên hiệu quả kinh doanh cao hơn, TNDL biển được bảo vệ.

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

VD 4: Dự án quy hoạch du lịch biển của Tập đoàn Furama, do được quy hoạch phát triển du lịch theo hướng sinh thái biển có kiến trúc hài hoà với cảnh quan, tiện nghi sinh hoạt sang trọng, chất lượng dịch vụ cao nên đã hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế có khả năng chi trả cao b. Vai trị của TNDL

TNDL có các vai trò đối với hoạt động du lịch như sau:

- TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt, TNDL có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế – xã hội. Do vậy TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm du lịch.

- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch có phát triển hay khơng, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu tố cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch. Khách du lịch nói chung, đặc biệt là khách du lịch thuần tuý, mục đích chuyến đi của du khách khơng chỉ hưởng thụ các loại dịch vụ lưu trú ăn uống, đi lại, mua sắm. Phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của TNDL, con người và kinh tế – xã hội tại các điểm đến.

- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú, ngày càng cao của khách du lịch, các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL. Hoạt động du lịch mạo hiểm được tổ chức trên cơ sở các TNDL như núi cao, hệ thống hang động, các khu rừng nguyên sinh, hoang vắng có ĐDSH cao, các vịnh trên đảo có phong cảnh đẹp,...; du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng được phát triển ở những vùng có các suối khống; du lịch lặn biểnđược tổ chức ở những vùng biển có nhiều loại san hơ, ĐDSH cao, có nhiều lồi thuỷ sinh, độ sâu đáy biển khoảng 20 đến 30m, nước biển có độ trong suốt cao, độ mặt, nhiệt độ phù hợp.

Du lịch nghỉ dưỡng thường tổ chức ở những khu vực miền núi cao, có khí hậu mát mẻ, các bãi biển đẹp, có nhiều ánh nắng, những nơi có suối khống, có CSVCKT phục vụ du lịch và nguồn lao động phù hợp. - TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch.

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: Khách du lịch, TNDL, cơ sở hạ tầng, CSVCKT du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lý du lịch. Các phân hệ này đều có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và với môi trường kinh tế – xã hội cũng như các phân hệ khác nhau.

- Hệ thống lãnh thổ du lịch được tổ chức, phân chia theo nhiều cấp phân vị khác nhau như: khu du lịch, điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch. Dù ở cấp độ nào, việc tổ chức quy hoạch phát triển du lịch cần phải nghiên cứu, phát triển các phân hệ du lịch CSVCKT du lịch, nguồn lao động du lịch, kết cấu hạ tầng phải phù hợp với TNDL. Việc tổ chức đón lượng khách du lịch như thế nào cũng phụ thuộc vào số lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

b. Việt Nam có thể dựa trên bảng hệ thống TNDL của Tổ chức Du lịch Thế giới

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Câu 4: Trình bày và phân tích tài ngun du lịch địa hình

- Địa hình là thành phần quan trọng nơi diễn ra hoạt động của con người. Bề mặt địa hình là nơi xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cơ sở hạ tầng

<small>12</small>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×