Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hệ thống thương cảng Miền Trung thời chúa Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 27 trang )

_HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG -
NHIN TV LICH SU’ QUAN HE CHAMPA VA DAI VIET

GS. TS. Nguyén Vấn Kim“

Đến nay, việc nghiên cứu về Chămpa, các thương cảng và
hoạt động giao thương của người Chăm đã đạt được nhiều thành

tựu quan trong'. Tuy nhiên, không it vấn đề về quan hệ bang

giao, hoạt động kinh tế đối ngoại của vương quốc này vẫn được

đặt ra và vẫn cần những khảo cứu, luận giải sâu sắc, toàn điện
hơn. Một quá khứ đã lùi xa, bị phủ dày và chồng lắn các tầng văn

hóa đã gây nên những trở ngại khơng nhỏ cho q trình nghiên

cứu. Bên cạnh đó, sự đứt gãy lịch sử, lãng quên lịch sử và cả

hiện tượng mắt đi ký ức của một dân tộc bởi những tác nhân

* Pho Hiéu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1 Bruce Lockhart: Colonial and Post- Colonial constructions of “Champa”, in The Cham
of Vietnam- History, Society and Art, Tran Ky Phuong and Bruce M.Lockhart, Ed.,
Singapore: NUS Press, 2011; Lâm Thị Mỹ Dung: Sa Huỳnh- Lam Áp- Chănpa thé ky V
trước Công nguyên đến thé kỷ V sau Công nguyên (Một số vấn đề Khảo cô học), Nxb. Thế
giới, Hà Nội, 2017; Ngô Văn Doanh: Cáy trầm hương trong đời sống thương mại và văn
hóa của người dân Chămpa xưa và người Việt tỉnh Khánh Hòa ngày nay, Lam Thị My
Dung: Vi thé của Cù Lao Chàm trong lịch sử thương mại Việt Nam; Đỗ Trường Giang:
Sự phát trìiên của nên hải thương Chămpa thời kỳ Wjaya (cuối thé ky X đến cuối thể `


XV);, Momoki Shiro- Hasuda Takashi: Vietnam in the Early Modern East and Southeast
⁄4zía... trong: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN: Việt Nam trong hệ thông thương mại
chau A thé ky XVI- XVII, Nxb. Thể giới, Hà Nội, 2007; Đinh Ba Hoa: "Nhận dign Thi

Nại - Nước Mặn qua tư liệu khảo cỗ học”, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 2001, tr. 73 - 77;
Ngô Văn Doanh: Văn hóa cổ Chămpa, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2002; Ngô Văn
Doanh: Thành cỗ Chămpa- Những đấuán của thời gian, Nxb. Thể giới, Hà Nội, 2011;
Champa- Ancient Towers Reality & Legend, Thé giới Publishers, Hà Nội, 2006; Ngô Văn

Doanh: Tháp Bà Thiên Y A Na- Hành trình của một nữ thân, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 2009; Đỗ

Bang: Dầu đích thành Thỉ Nại của Champa (Nghĩa Bình), Viện Khảo cổ học: Những phát
hiện mới về Khảo cô học, Hà Nội, 1986; Lâm Thị Mỹ Dung- Đặng Hồng Sơn: Khảo cổ
học biển đảo Liệt Nam- Tiền năng và triển vọng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2017 v.

#8 TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ THOI CHUA NGUYEN

chính trị, xã hội và văn hóa cũng khiến cho việc tìm hiểu tri

thức, kỹ năng, hoạt động và tư duy hướng biển của những cộng

đồng cư dân cỗ xưa luôn gặp khơng ít khó khăn.

Nhiều thập niên qua, các nhà nghiên cứu từng chia sẻ một

quan điểm chung là, trong nghiên cứu về Chămpa không thể chỉ
quan tâm đến những sự biến chính trị, các cuộc chiến tranh mà

còn cần phải nghiên cứu lịch sử kinh tế, xã hội và văn hóa. Theo


đó, giới chun mơn khơng chỉ cần khảo cứu các thành Chăm,

đền tháp và các cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, nghề thủ cơng
Chăm, các cơng trình thủy nơng và chế độ canh tác nơng nghiệp
của người Chăm - với tư cách là cư dân nơng nghiệp vùng khơ!

mà cịn cố găng để có được những luận giải sâu hơn về nguồn
gốc tộc người, mối liên hệ giữa các nhóm, cộng đồng cư dân,
chế độ hôn nhân, đời sống tôn giáo và các hoạt động kinh tế nội

vùng, ngoại vi cùng hệ thống giao thương quốc tế rộng lớn của
người Chăm trong lịch sử.

Là một quốc gia hướng biển đồng thời là một thể chế biển
(Maritime polity) dién hinh 6 Déng Nam A, ngudi Chăm ln

gắn lịch sử dân tộc mình với biển, coi trong các hoạt động bang
giao và giao lưu kinh tế đối ngoại. Làm chủ một không gian tự

nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi, người Chăm đã phát huy triệt
để các nguồn lực, những ưu thế tự nhiên vượt trội để kiến dựng
và tổ chức hoạt động ở các thương cảng, thị cảng. Do vậy, khi
nghiên cứu về các cảng Chăm cần tập trung nhiều nguồn sử liệu,
nhiều kênh thông tin và ứng dụng cách tiếp cận đa chiều, liên
ngành để qua đó tiếp tục góp phần làm sáng tỏ q trình hình
thành, phát triển đồng thời có thể nghĩ suy về loại hình, sự phân
bố, cấu trúc, vai trò của các thương cảng trong nền cảnh lịch sử,

* Momoki Shiro, A Short introduction to Champa studies, in F. Hayao (Ed.), The dry Area


iRn eSEA: Heaorsh or benign environment?, Kyyo\to University ity CeCnetnter for SEA Studiei s, Kyotto,

ý THÓNG THƯƠNG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SU... ai

văn hóa thời dai Champa dat trong mdi liên hệ, so sánh với các

quốc gia khu vực.

1. Từ một huyền thoại về sự giao tiếp với phương Nam
Trong kho tàng huyền thoại, huyền sử Việt Nam, các tác phẩm

như: Lỡnh Nam chích quái, Việt điện u linh, Nam hải dị nhân...

đều có nhiều truyện, huyền tích liên quan đến biển và viết về

biển. Cùng với các huyền thoại về Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn
Tính - Thủy Tỉnh, Mai An Tiêm,... truyện Chử Đồng Tử - Tiên
Dung từng gây sự chú ý đặc biệt với các nhà nghiên cứu. Huyền
thoại dẫn dạy chúng ta về quá khứ xa xưa với một mối tình, giữa
hai người có nhiều khác biệt về đẳng cấp nhưng đã thành duyên

do trời đất tác thành. Sau khi tự ý kết hôn, Tiên Dung cùng với

Đồng Tử lập quán buôn ở Mạn Trù (hạ lưu châu thổ sông Hồng),

mua bán, đổi trao hàng hóa với thương nhân trong nước, quốc tế.
Việc kinh doanh thành đạt mau chóng, chàng trai họ Chử (bến

Nước) và công chúa Tiên Dung trở thành chủ buôn. Hai người


liền lập chợ buôn rồi phố bn ở vùng chợ Thát (Hà Lương,
Khối Châu). Nghe theo lời khuyên của một thương nhân giàu
só (hẳn là một khách thương ngoại quốc?): “Vàng ở trong vườn

là thai nghén, vàng ra khỏi cửa là sinh sôi”, Chữ Đông Tử cùng

với Tiên Dung đã “huy động vốn”, đem theo trăm lạng vàng, từ
vùng cửa sông quyết tâm tiến ra biển lớn, thực hiện các chuyến
buôn bán đường dài. Điều đáng chú ý là, hai người không ngược

lén trung tâm kinh tế phía bắc, vốn gằn gũi về vị trí địa lý và nỗi

tiếng về sự giàu thịnh, mà lại tiền xuống phương Nam, đến vùng

cửa Sót (Hà Tĩnh) để bn bán với các thương nhân Chămpa (?)

Yà hẳn là với cả thị trường Đông Nam A - Tây Nam Al.

` Vũ Quỳnh, Tân đính Lĩnh Nam chích quái, Nxb Khoa học X# hội, Hà Nội, 1999, tr 59-68;

Lý Tế Xuyên, Việt điện w linh, Nxb. Hồng Bàng, Hà Nội, 2012, tr 107 - 113, 134 - 135;
Bính, Nam hải dị nhân, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1988, tr. 121 - 124.

4ã, TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN

Chuyến đi (và sau đó cịn có nhiều chuyến đi khác nữa?) đã

khiến Chử Đồng Tử - Tiên Dung thu được nhiều nguồn lợi lớn
từ một không gian, mơi trường kinh tế mới mà có thể ở đó chưa


có nhiều dấu chân của các khách thương. Kết quả là, chỉ sau một

thời gian tương đối ngắn tiếp xúc, buôn bán với vùng kinh tế

phương Nam, Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã tích lũy được lượng
của cải lớn. Nhưng, theo lời chỉ dạy của một tu sĩ Phật giáo (hay

một Đạo sĩ?, hiệu là Đằng Hải tiên sinh) mà Đồng Tử gặp trên

động Quỳnh Viên, chàng trai họ Chử đã giác ngộ (đốn ngộ?),
khuyên Tiên Dung bỏ nghề buôn, theo đạo. Cặp vợ chồng do

duyên phận trời định ấy bèn thôi việc buôn bán, bỏ phố phường,

chợ búa, cơ nghiệp, đem tất cả của cải chia cho dân nghèo. Sức
mạnh của niềm tin tơn giáo, của tình thương người và đức khoan
dung đã mạnh hơn những khát vọng về tiền bạc. Coi của cai 1a

phù du, hai người đã thanh thản hành đạo rồi thung dung thoát

khỏi thế giới trần tục về trời. Cảm mến công đức của Chử Đồng
Tử - Tiên Dung, từ thời Lý (và có thể từ thời trước đó nữa - thời
Lý Nam Đề (503 - 548), Triệu Quang Phục (? - 571), chống
quân Lương năm 542, Lâm Ấp năm 543), nhân dân bèn lập đền

thờ (đền Diệu Liên) ở vùng Đầm Dạ Trạch (Nhất Dạ Trạch) dé

quanh năm thờ phụng.


Đẳng sau những sắc màu linh thiêng của huyền thoại ấy chúng
ta có thể đọc ra và lọc ra những dấu ấn, cốt lõi lịch sử. Thực tế,

nhiều chỉ tiết trong huyền thoại, dù đã được thiêng hóa, vẫn là

những ảnh xạ sinh động soi chiếu các hoạt động kinh tế, giao lưu
buôn bán của người Việt xưa. Từ trung tâm châu thổ sơng Hồng,
sơng Mã, sơng Lam... trong hành trình dựng xây đất nước, phục
hưng dân tộc, người Việt đặc biệt là các cộng đồng cư dân ven
biển, đã chủ động và năng động thực hiện các hoạt động giao

lưu kinh tế, văn hóa với thế giới bên ngồi. Trong tâm thức của

người Việt, cặp vợ chồng Chử Đồng Tử - Tiên Dung (với nhiều

HỆ THĨNG THƯƠNG CẢNG MIỄN TRUNG - NHÌN TỪ LỊCH SỬ... |} 403
chỉ tiết được đẩy tới thời đại Hùng Vương), đã được tôn vinh là

những người buôn biển đầu tiên, được thờ ở nhiều vùng sông

nước, duyên hải như Thúy tổ nghề buôn và được suy tôn là một

trong “tứ bất tử” của người Việt!.

Mặc dù, các huyền thoại, truyền thuyết ln có tinh xun
đại và thác ngộ thời gian nhưng những thông tin chắt gạn trong

huyền sử luôn gợi mở cho chúng ta những nghĩ suy về hoạt động
kinh tế giữa hai quốc gia Đại Việt - Chămpa ở một vùng cửa
ngõ, biên giới phía nam của Đại Việt. Ở đó, trong những ngày


hồng kim của Vương quốc Chămpa, trong sự phục hưng và trỗi

dậy mạnh mẽ của quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt sau ngàn năm
Bắc thuộc, dân tộc Việt đã tìm thấy những động lực mạnh mẽ để

mau chóng vươn lên tự khẳng định vị thế của chính mình.

2. Những nền tảng và mối quan hệ đầu tiên

Trở lại với những ký ức và ghi chép của người xưa, về những
nguồn lợi và vị thế của vùng đất biển phương Nam, sach Tién
Hán thư ghì rằng: “Đất Việt ở gần biển, có nhiều tê giác, voi,
đồi mồi, châu ngọc, bạc, hoa quả, vải vóc... người Hoa đến bn
bán, phần nhiều được giàu có”. Nhìn nhận các mối quan hệ khu
vực theo trục Bắc - Nam chúng ta thấy, cùng với vịnh Bắc Bộ,
các thương cảng vùng Bắc Trung Bộ không chỉ là trung tâm tiếp

nhận mà cịn là đầu mối chuyển giao hàng hóa giữa các nền kinh

tế khu vực Đông Bắc Á - Đông Nam Á3. Có thể khẳng định,
trong số các nguồn hàng mà người phương Bắc đến buôn bán ở
các thị trường, trung tâm kinh tế phương Nam, cùng với các loại

1 Trần Quốc Vượng, Máy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biê sia Việt Nam,
trong Biển với người Việt cỏ, Nxb. Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, ;Nguyễn Thị
Nguyệt, Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biéu vé các nhân vat “Tie
” trong truyện kê
dân gian Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,2 1998.
2 Tiền Hán thư, quyển : 28, phần Hạ. Dẫn theo Trằn Quốc Vu


cổ xưa về cái nhìn vềš Hàn của Miệt Nam, trong Biển với n
3 Wang Gungwu, The Nahai Trade, Singapore, Times Academic Press,

is TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN

hang hóa địa phương cịn có nhiều mặt hàng được đưa đến từ
Champa va các quốc gia láng giềng khu vực!.

Sau khi phục hưng được quốc thống, từ thế kỷ X, do nhu cầu

phát triển kinh tế, mở mang đất nước, quan hệ bang giao, giao

lưu thương mại giữa Đại Việt với Chămpa và các quốc gia khu

vực đã được đây mạnh. Với Đại Việt, thời Lý, Trần là thời kỳ

trỗi dậy của các thế lực ven bién?. Tiếp nối những cơ sở và mối

quan hệ vốn có, ở miền Trung đã sớm hình thành một hệ thống

các thương cảng trải dài từ Lạch Trường, Lạch Bạng (Thanh

Hóa) đến vùng Hội Thống (Nghệ An) rồi Kỳ Ninh, Kỳ Anh (Hà

Tĩnh). Chiều sâu của các tang văn hóa, độ dày về thời gian và
trữ lượng hiện vật phong phú phát hiện được ở các thương cảng
Thanh - Nghé Tinh cho thấy ở đây từng có các thương cảng lớn
mà thương nhân trong nước, quốc tế đã đến buôn bán, tiến hành
các hoạt động bang giao.


Với Chămpa, vương quốc này không chỉ duy tri nhiều mối

liên hệ với phương Nam, đặc biệt là thế giới Đông Nam Á

1 Là chủ nhân của một nền văn hóa đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế lớn của

Đông Nam Á, trong lịch sử “Người Chăm biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng.
tê, dầu rái, ngọc, vàng... trên núi, hồ tiêu trên đổi, biết làm ruộng hai mùa trên đồng ruộng
(rào hói) ở đồng bằng hẹp Minh Linh, Ô Châu, biết trồng cau, dừa, trồng dâu nuôi tằm
“một năm tám lứa”... Họ biết làm thuyền to (noốc, bu) thuyền nhỏ (/roòng, ghe)... Họ
cũng biết dùng cát trắng đẻ nấu thủy tỉnh làm bát lọ, những chuỗi hạt trang sức bằng thủy
tỉnh mà sử sách Trung Hoa cổ gọi là “lưu ly” (từ chữ sanserit verulia) từ đầu Công nguyên
(theo Bão Phác Tử thế kỷ IV). Họ biết đánh cá sông, cá biển và biết ra khơi buôn bán trên
'vùng Đông Nam Á, Hoa Án...”. Trần Quốc Vượng, Vài suy nghĩ về văn hóa Quảng Trị cổ,

trong Theo dòng lịch sử- Những vùng đất, thần và tâm thức người Việt, Nxb. Văn hóa, Hà
Nội, 1996, tr. 431 - 432. Từ các châu thổ hạ lưu của các dịng sơng, người Chăm đã vươn

lên kiểm soát và khai thác sản vật rừng Tây Nguyên (gỗ, trầm hương, voi, ngọc...) để tập
trung xuống cảng xuất khẩu cho các thương nhân Án, Hoa, Ba Tư, Arập... Xem thêm Lâm
Thị Mỹ Dung, Sz Huỳnh - Lâm Áp - Chămpa: Thế lợ V trước Công nguyên đến thể kỷ V
sau Công nguyên (Một số vấn để Khảo cổ học), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011, tr. 369 - 373.

2 John K. Whimore,The Rise of the Coast - Trade, state and Culture in Early Dai Viét,
Journal of Southeast Asian Studies, Vol.37(1), United Kingdom, 2006, p. 110.

Nguyễn Văn Kim, “Các thương cảng vùng Nghệ - Tĩnh và giao thương khu vực thế kỷ
XI - XIV”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12(440), 2012, tr. 1 - 18; số 1(441), 2013,
tr. 16 - 25; Nguyễn Thị Phương Chỉ - Nguyễn Tiến Dũng, ÿẻ các mới giao thương của

quốc gia Đại Việt thời đại Ly, Tran, trong Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), Người Việt với

biến, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011, tr. 227 - 248.

He THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SU... #08

hải đảo ma cịn hướng mạnh lên phía bắc, đến trung tâm chính
trị đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất Đông Á. Khai thác

các nguồn tư liệu từ Trung Quốc, học giả người Pháp H. Maitre

xác nhận, từ năm 340 sứ bộ Chăm bắt đầu đến Trung Quốc và

người Chăm đã đem theo động vật lớn như voi nhà sang triều

cống. Các cống vật liên tiếp mà triều đình Chămpa đưa đến trong

những năm tiếp theo cho thấy các thẻ chế chính trị Chăm ln
nắm giữ và có khả năng huy động một trữ lượng dồi dào các sản
vật tự nhiên quý hiếm mà thị trường phương Bắc cân!.

Với người Chăm, tuy làm chủ dải đất ven biển miền Trung
giàu có tài nguyên nhưng dải đất đó tự nó cũng khơng thể nào
đáp ứng đủ những yêu cầu về sản vật của thị trường khu vực.
Theo H. Maitre, các tộc người Thượng đã phải cung cấp phần
lớn những loại sản vật đó cho các Vương triều Chămpa. “Ngoài

ra, chúng ta biết rằng kim loại quý và đá hiếm đã đỏ dồn về

triều đình Champa; cir cho ring một phần trong số đó do dai

đất ven biển Trung Kỳ cung cấp thì chắc chắn các mỏ ven biển
không thể sản xuất ra được một lượng như vậy, nhất là vàng phải

từ nội địa đưa đến, hẳn là từ Attopeu va Sé Khong. Nam 446,

khi người Trung Hoa chiếm kinh đô, việc nung chảy các pho

tượng đã cho đến 100.000 cân vàng ròng”?. Trong nhiều thế kỷ,

: Sau chuyến đi sứ Trung Hoa đầu tiên năm 340, năm 414, 417, Chămpa lạitiếp tục tiến
cống. Năm 458, cổng nhiều bình bằng vàng và bạc. Các năm 472, 510, 512, 514, 526,
521, 534, 592, 623, 625đều sang công, nhiều sản vật quý. Năm 630, sứ đồn Chămpa sang
Trung Quốc triều cơng voi thuần đưỡng có dây buộc bằng vàng và những con vẹt tuyệt
đẹp | biết nói. Năm 642, cơng 11 sừng tê giác, các năm 686, 691, 695, 699 và 707 công voi
chiến và voi nha. Nam 711, cong 5 con voi; nam 731 là 4 con voi; năm 749 gồm 20 con
voi và 30cây gỗ lô hội, năm 960 cống sừng tê giác, ngà voi, 20 chóe Arập, năm 962 gồm
22 ngà voi và 1.000 cân nhựa hương; năm 966 công voi nhà và tê giác. Các năm 967, 970,
971,973, 974, 976, 977 và 979, có nhiều cống vật mới. Năm 392 công 10 sừng tê, 300 ngà
voi, 2.000 cân hương liệu, 100 cân gỗ đàn hương. Năm 1018, gồm 72 ngà voi, 86 sừng tê
giác, 65 cân đậu khâu, 100 cân kỳ nam, 200 cân hương liệu. Năm 1050 gồm 201 ngà voi,
79 sừng té gidc...Henri Maite, Rừng người Thượng- Vùng rừng núi cao nguyên miễn

Trung Việt Nam, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 181.

? Henri Maitre, Rừng người Thượng - Vùng rừng múi cao nguyên miễn Trung Việt Nam,

Sdd, tr. 181.

466 TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN


người Chăm đã khai thác vàng ở vùng mỏ Bồng Miêu; ngọc, đá
quý, hương liệu, sừng tê, ngà voi, da thú... ở Trường Sơn, Tây

Nguyên và các quốc gia láng giềng khu vực. Trong nhiều thế kỷ,
người Chăm đã có được hàng hóa theo cả 4 phương thức: /jzz lễ

vật cống nạp, độc quyên thu mua, đặt mua theo yêu câu và giao
thương với khu vực!.

'Về tiềm năng kinh tế của các vương quốc cỗ xưa, trong một
cái nhìn hệ thống và liên vùng, chuyên gia khảo cỗ học - cỗ
sử học Trần Quốc Vượng nhận xét: “Lái buôn ngoại quốc ghé
thuyền vào đất nước ta (hiện nay) khơng những vì đây là các

tram (stations) va hai cang (sea-ports) quan trọng trên đường

hàng hải ven biển quốc tế, có nhiều cảng tốt (Ĩc Eo - Nam Bộ,

Đại Chiêm, hải khẩu Faifo - Hội An Nam Trung Bộ, Cửa Việt,
Cửa Tùng - Bắc Trung Bộ, vùng hải đảo Hạ Long - Bái Tử Long

- trong vịnh Bắc Bộ v.v...) làm chỗ trú ngụ, tránh bão tố, lấy và

mua nước ngọt... cho tàu thuyền mà cịn vì đất nước ta có nhiều
sản phẩm quý có thể xuất khẩu, chủ yếu là ngà voi, sừng tê, đồi

mỗi, ngọc trai, san hô, hồ tiêu, trằm hương. Một số sản phẩm của
ta khi đó cũng đã được xuất khẩu như vải bơng, lụa, giấy, đường
phèn, đồ thủy tỉnh...”?. Đó đều là những sản vật quý, có thể đem
lại nguồn lợi lớn và là mặt hàng giao thương chính yếu với các


quốc gia châu Á và giữa phương Đông với thế giới phương Tây.

Hình thành trên một khơng gian tương đối rộng lớn với cả ba
vùng cảnh quan đồng thời là ba không gian sinh thái tự nhiên:

nui rừng, châu thổ và dun hải, các di tích văn hóa Chăm tìm

được ở miền Trung trải dọc từ Quảng Bình (di tích Cao Lao Hạ)

ở phía bắc đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai ở phía nam.

1 Sakurai Yumio, “Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (Thông qua

mối quan hệ giữa biển với lục địa)”, (GS. Vũ Minh Giang biên dịch), Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, Số 4, 1996, tr. 41.
? Trần Quốc Vuong, May nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của Việt Nam,

trong Biển với người Việt cổ, Sđủ, tr. 13.

HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SU... | 407

"Trong các vòng tiếp giao xã hội và văn hóa rộng lớn đó, dấu tích
văn hóa Chăm cịn được phát hiện trên vùng Cao nguyên hiện

nay như các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng... Là
một vương quốc biển, dẫu ấn văn hóa Chăm cịn tìm được ở
nhiều đảo, quần đảo, cù lao ven biển mà giàu đậm nhất là Cù Lao
Chàm (Quang Nam)', Cù Lao Ré (Quảng Ngãi)... Trong những
dấu tích văn hóa từng được phát hiện có nhiều bằng chứng về


quan hệ kinh tế, trao đổi hàng hóa và hoạt động hải thương. Do

quy định của điều kiện tự nhiên, chế độ gió mùa và sự chuyển
vận của các dòng hải lưu, với biển miền Trung, khơng chỉ có các

luồng hải sinh chạy giáp ven bờ mà tuyến giao thương quốc tế
cũng đi qua, gần kề với các cảng ven biển. Do vậy, từ các bến

thuyền, thương cảng miền Trung, thuyền bn Chămpa có thể

mau chóng tiến ra biển lớn, hịa nhập với hoạt động giao thương

quốc tế. Đó là ưu thế tự nhiên trội vượt của các cảng miền Trung

so với hệ cảng vùng vịnh Bắc Bộ và vùng biển Tây Nam Bộ
(Biển Tây).

'Với miền Trung, các dòng sơng từ Lam Giang (Nghệ - Tĩnh),
Lệ Thủy (Quảng Bình), Hương Giang (Huế), Vu Gia, Thu Bồn,
Tam Kỳ (Quảng Nam), sơng Cơn (Bình Định), sơng Ba - Đà Rang

(Phú Yên)... đều bắt nguồn từ vùng Trường Sơn - Tây Nguyên
chảy dốc nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam rồi nhập vào

biển lớn. Lát cắt của những thành tạo tự nhiên đã tạo nên sự

giao hòa khăng khít giữa núi, sơng và biển cả. Nhờ đó ở miền
Trung có nhiều vũng, vịnh nước sâu thuận tiện cho việc lập các


thương cảng, bến neo đậu tàu thuyền. Từ nhiều nghìn năm trước

đây, các dịng sơng khơng chỉ đem về nguồn nước, lượng phủ sa
trù phú mà còn là con đưởng nước, con đường chuyển tải, tiếp
giao văn hóa giữa cư dân duyên hải, châu thổ với miền Thượng.

1LâThim MY Dung, Vi thé cia Cù Lao Chàm tong lịch sử thương mại Việt Nam, trong

"Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN, Việt Nam trong hệ thống

thương mại châuÁ thê kj XVI- XVII, Nab. Thể giới, Hà Nội, 2001, tr. 95 - 96.

ioe TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN

Chính con đường đó đã nối liền giữa các khơng gian văn hóa:
văn hóa múi rừng với văn hóa châu thổ và văn hóa biển.

Dựa theo hướng chảy của các dịng sơng, phát huy những

ưu thế của điều kiện tự nhiên, người Chăm đã phát triển nghề
bn, trao đổi hàng hóa (và cả tiến hành chiến tranh) đẻ chiếm
đoạt và bù lắp những nguồn tài nguyên thiếu vắng. Con đường

tiếp giao, mở rộng ảnh hưởng đó được thực hiện bằng cả đường

biển, đường sông và đường núi mà các tác phẩm như Ô Châu
cận lục', Đại Nam nhất thống ch? và cả Trường ca Đam San,
Trường ca Đam Di của người Ê-đê... từng ghi nhận°. Kết quả là,
khơng gian Đơng Hải - Biển Đơng do có vai trị kinh tế tích cực


và năng lực sáng tạo văn hóa to lớn, đã từng được coi là “Địa
Trung Hải thu nhỏ” không chỉ của Đông Nam Á mà cịn của cả

thế giới phương Đơng.
Vượt qua những ý niệm thông thường về sự cách ngăn, về

những thách thức và mối nguy ẩn tàng của biển lớn, từ nhiều
ngàn năm trước đây, biển và các dịng sơng đã là những không
gian sinh tồn truyền thống, đồng thời là dòng mạch chuyền nối
giữa các vùng kinh tế, hệ sinh thái và giữa các nền văn hóa, quốc
gia châu Á. Với một cái nhìn tổng quan chúng ta cũng thấy, sông

và núi cắt ngang, chia nhỏ các không gian địa - kinh tế miền

Trung nhưng với cái nhìn xuyên trải từ Bắc đến Nam, chính

các bến cảng hình thành vùng ven biển, cửa sông đã kết nối

những cách ngăn địa lý ấy. Trên dải đất miền Trung, từ bao đời,
sắc thái văn hóa biển với đậm đà các sản vật từ biển, không chỉ

gắn với cuộc sống, nếp sống, tâm thức của các lớp cư dân biển

1 Dương Văn An, Ô Châu cận lục, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.

2 Quốc sử quán triều Nguyễn, Dai Nam nhất thống chí, 5 tập, Nxb. Thuận Hóa, 1997.

3 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Kho tàng sử thi Tây Nguyên- Sử thi E-dé Dam San,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006; Sing Nhã, Đăm Di: Hai bản trường ca E-udé va
Gia-rai, (Y Diéng- Y Ong - Kow So Bo Léu - Y Yung- Y Đứp- Ngoc Anh, sưu tầm và

dịch), Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1978.

HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SỬ... 409

Sa Huỳnh - Chămpa mà họ cịn truyền tải nhiều giá trị văn hóa

lên vùng trung du và núi cao. Người miền Thượng không chỉ đã

tiếp nhận những ảnh hưởng văn hóa đó như một nhu cầu sống

mà cịn biểu đạt ở khơng gian núi rừng cao nguyên ấy cả những
giao cảm kinh tế và ý niệm chung về nguồn cội!.

3. Sự liên kết giữa các thương cảng

Dựa trên các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử, dân tộc học,

văn hóa học... có thể cho rằng, tiếp nói truyền thống văn hóa và

tri thức biển của cư dân Sa Huỳnh, khoảng từ thé kỷ II, cư dân
Chămpa không chỉ đã kế thừa mà còn đây mạnh hoạt động kinh

tế biển, phát triển thương mại và bang giao trên biển?. Như vậy,
cơ cấu kinh tế của người Chăm đã kế thừa gần như trọn vẹn

những di sản mà người Sa Huỳnh đã tạo dựng nên. Từ cơ cấu

truyền thống đó, người Chăm đã sáng tạo nên nền kinh tế, văn
hóa tổng hợp và điều dy có tiền đề địa lý - văn hóa từ dải đất miền
Trung'. Người Chăm đã sớm kết nối các hoạt động kinh tế bản


địa với các thị trường lớn của Đông Bắc Á và Tây Nam Á. Ở đó,

trên các dải biển miền Trung đã hình thành những khu vực định

cư của các tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo (Malayo -

Polynesian). Họ đánh cá, khai thác thủy hải sản trên sông, biển

S'NNguyễn Hữu nThãông, Duyên hái miễn Trung - Tây Nguyên: Sự 4, 4, 4, phân ly vẻ 2 địa lý

kết nối bắt
- kinh tế - văn hóa trong lịch sử trong Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam - Phân
viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, Nghiên cứu vẫn hóa miễn Trung, "¬
Nxb, Thuận Hóa, 2017, tr. 11 - 29. Chăm không chỉ đã xuất khẩu
* Lam chủ những không gian kinh tế giàu tiém năng, người
ều quan trọng là, đã biết
Các sản vật từ núi rừng, châu thổ, từ các làng ne thủ công mà đi
khai thác, phat huy tang hop cde nguén lực đề phát triển kinh tế. Nói cách khác, người
Chăm đã “xây dựng được một cơ cấu kinh tế tổng hợp”. Theo GS. Trần Quốc Vượng: “Cơ
sấu kinh tế tông hợp Chămpa bắt nguồn từ cơ cấu có sẵn - tuy có thể chưa phát triển hồn
chỉnh - của hệ thống văn hóa Sa Huỳnh trước đó. Thiên tài Sa Huỳnh, thiên tài Chămpa là
osu sai ên nền kinh tế, văn hóa tổng hợp đó và điều dy o6 tién dé dja ly - văn hóa của
vùncge đấe t miền e Trung, veùenge niúi eonn,on, rsoônngg nưmớatc, đồng bằng, bbiểniển ccả”. ả”. TTrần Quốc Vượng,
Đắt Quảng cái nhìn địa lý - văn hóa và lịch sử, trong Theo dịng lich stk... Sad, tr 458.
` Trên Quốc Vượng, Theo dòng lịch sử - Những vieng dé, than và tâm thức người Việt, Nxb.
Văn hóa, Hà Nội, 1996, tr. 458.

¬ | TRUNG BO VA NAM BOQ THO! CHUA NGUYEN


và trồng khoai củ ở các cồn cát, ven các cồn bàu trên cùng tuyến.

văn hóa từ Bàu Tró (Quảng Bình) đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi),

để lại rìu mài, gốm thô ở các cồn bàu Trà Lộc, Cổ Trai, Phước

Mỹ, Do Mỹ... Các di sản và di tích văn hóa đó chính là do những,

cư dân tiền Chăm (Profomalais, Proto Cham) tao nén'.

Do nhu cầu phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và hồn thiện

thể chế,... ở nhiều dải bờ biển miền Trung, đặc biệt là các vùng,

cửa sông, nhiều thương cảng của Chămpa đã ra đời. Nếu phân

lập có thể thấy: Có những thương cảng hình thành ở vùng hạ lưu

của các dịng sơng như: 1. Cảng hạ lưu: Trà Kiệu; 2. Cảng cửa

sông: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy; Đại Chiêm, Thị Nại, Sa

Huỳnh, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết... 3. Cảng biển đảo:

Chiêm Bắt Lao (Cù Lao Chàm) và cả ở Cù Lao Ré...

Năm 1994, khảo cứu vùng cảng biển Mai Xá - Cửa Việt, các

chuyên gia khảo cổ học và cỗ sử đã phát hiện thấy những dấu


tích của một thương cảng cổ phân bó trên một khơng gian tương

đối rộng lớn với nhiều chủng loại hiện vật từ vật liệu kiến trúc:
gạch, ngói đến gốm sứ Chămpa, Trung Quốc... có niên đại từ
thế kỷ VII đến thế kỷ XI. Nhận xét về hoạt động của cảng Mai

Xá và một số thương cảng miền Trung, các nhà nghiên cứu cho

rằng: “Do giao lưu liên tục với thế giới Trung Hoa qua các cảng
thị Cửa Tùng - Mai Xá - Hội An... (nên người Chăm/ZTG) đã

luôn nhập khâu một số đồ bán sứ và sứ của người Hoa (Quảng
Đông) liên tục từ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ VII, IX, XI”.

Tại các thương cảng này, người Chăm đã tiến hành đồng thời
nhiều hoạt động kinh tế (trao đổi hàng hóa, bn bán, cung cấp

nước ngọt,...) và kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động kinh tế

1 Trần Quốc Vượng, Vài suy nghĩ về văn hóa Quảng Trị cổ, trong Theo dòng lịch sử...,

Sđd, tr. 434.

? Hà Văn Tắn (Chủ biên), Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, Khảo cỗ học Lịch sử Việt Nam,

Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002, tr. 346.

HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SU... wn

với giao lưu văn hóa, tiếp nhận tơn giáo. Các nhân tố ngoại sinh

đó khơng chỉ đem lại sinh lực phát triển mới cho các vương quốc

cổ mà còn tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự giao lưu văn hóa
giữa Chămpa với các quốc gia khu vực. Hiện tượng một (hay

một số các nhà sư) của Vương quốc Lâm Ấp được mời sang

Nhật Bản dự lễ khánh thành chùa Đông Đại Tự (Todaiji, 572)

ở kinh đô Nara, hòa tấu bản nhã nhạc (L4 Áp nhạc) là minh

chứng cho thấy sức phát triển và mối giao lưu rộng lớn vùng,

liên vùng của các vương quốc cổ!.

Trải qua nhiều thế kỷ, người Chăm đã kết hợp giữa nghề

khai thác sông (Hệ sinh thái nước ngọt); đầm, phá (Hệ sinh thái
nước lợ) và biển (Hệ sinh thái nước mặn). Hoạt động kinh tế của

người Chăm ln có sự kết nối giữa việc khai thác các nguồn

lợi tự nhiên với việc buôn bán, thúc đầy bang giao giữa nội
vùng, ngoại vi; giữa núi rừng với sông biển. Cùng với Mai Xá
- Cửa Tùng, ở Trà Kiệu, Chiêm Cảng (Hội An), Cù Lao Chàm,

Tràng Sỏi... các nhà nghiên cứu Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế

cũng đã tìm được nhiều mảnh gốm men ngọc của lò gốm Việt


Châu (Chiết Giang), gồm Trường Sa, sứ trắng Lò Định (Hà Bắc,

Trung Quốc), gốm men lam va thiy tinh Islam Tay Á. Đồ gốm
sứ, thủy tinh phát hiện được có niên đại thế kỷ IX - X là các hiện
vật quý chỉ dấu về vai trò quốc tế của các thương cảng Chămpa
trong hệ thống giao thương châu Á?. Trong lịch sử, người Chăm
còn xuất khẩu tram hương (kỳ nam), gỗ quý, hương liệu ra thị
trường thế giới và các mặt hàng này luôn là sản phẩm có giá trị,

được ưa chuộng ở nhiều thị trường Tây Á, phương Đông).

' Phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản R. Hashimoto nhân chuyền thăm Việt Nam ngày 1 I-12
tháng 1 nam 1997. Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, Số 1, 1997, tr. 4. Xem Nguyễn Quốc
Hùng (Chủ biên) - Đặng Xuân Kháng - Nguyễn Văn Kim - Phan Hải Linh, Lịch sử Nhật
Bản, Nxb. Thể giới, Hà Nội, 2001, tr 376.
† Hà Văn Tan (Chủ biên), Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, Sđủ, tr. 344.
* Ngô Văn Doanh, Cây rằm hương trong đời sống thương mại và văn hóa của người dân
Chămpa xưa và người Việt tỉnh Khánh Hòa ngày nay, Sẵd, tr. 78 - 88.

a TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN

Kết quả nghiên cứu khảo cổ học cũng cho thấy, ở vùng Ninh
Thuận, trung tâm của Vương quốc Panduranga xưa, vẫn cịn vết
tích của một kinh thành cổ được xây dựng gần bờ sông Krong - La
thuộc địa phận xã Phước Hải, huyện An Phước. Năm 1994, các

nhà nghiên cứu tiến hành điều tra dọc bờ biển từ cửa Ma Văn
tới Hịn Đỏ và đã tìm thấy nhiều gốm sứ Long Tuyền thế kỷ

XII - XIV. Cửa Ma Văn thông với Đầm Nại (đầm Phương Cựu)

nên tàu thuyền ra vào Đầm Nại buôn bán, lấy nước ngọt rất
thuận lợi. Từ Đầm Nại đi theo sông Kiền là cụm tháp Hòa Lai
nổ tiếng. Như vậy, “trên suốt dọc bờ biển miền Trung nước ta,

người Chăm đã mở một hệ thống thương cảng giúp cho việc

trao đổi thương mại với các quốc gia bên ngoài. Các thương
cảng này đã đóng vai trị quan trọng trong việc hình thanh “Con
đường Tơ lụa trên biển” vào thê kỷ IX - X, và phồn thịnh trong.
các thế kỷ sau”,

Hiển nhiên, khi nghiên cứu sự hình thành các thương cảng

miễn Trung thời đại Chămpa chúng ta phải luôn đặt các thương

cảng ấy trong mối liên hệ với quá trình kiến lập trung tâm chính
trị của các vương quốc cổ. Những năm gần đây, nhiều học giả
quốc tế, Việt Nam thường coi Chămpa như là tập hợp của các
tiểu quốc, hay mandala theo mơ hình mà nhà nghiên cứu người

Mỹ O.W. Wolters đề xuất. Như vậy, trong thời gian phát triển
cực thịnh, Chămpa không phải là một nhà nước “thống nhất”,

“tập quyền cao” mà là một phức thể bao gồm nhiều “tiểu quốc”

nhưng bao giờ cũng có một hay một số vương quốc trung tâm

kiến lập theo mơ hình của Thể chế tập quyền liên kếP. Giới

nghiên cứu từng biết đến sự tồn tại của Amaravati (Quảng Nam),


1 Hà Văn Tân (Chủ biên), Khảo cổ học Việt Nam, tập 3, Sđd, tr 346.

? O.W. Wolters, History, Culture and Religion in Southeast Asia Pespectives, Institute of
Soueast Asia Studies, Singapore, 1982; Early Indonesian Commerce - A study of the

origins of Srivijaya, thaca, Comell University Press, 1967, p. 24T.

3 Nguyễn Van Kim, Dấu ấn cỗ sơ của các xã hội Đông Nam A, trong: Việt Nam trong thể

giới Đông Á - Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học, Nxb. Chính trị Quốc gia,

Ha Nội, 2011, tr. 353.

HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHTÌU LNICH SU... re

Simhapura (Trà Kiệu), Indrapura (Đồng Duong), Vijaya (Binh

Định), Kauthara (Nha Trang), Panduranga (Phan Rang)... Điều
đáng chú ý là, các vương quốc hay tiểu quốc đó đều lấy sơng
biển làm dịng mạch chính cho những suy tưởng sáng tạo, ý niệm
về sự nhiệm màu của thế giới tâm linh gắn với sự phát triển.

'Về cấu trúc của các cảng Chăm, nghĩ suy về phức hệ các đi

tích Chămpa, với cái nhìn sâu, cảm thấu về các yếu tổ địa - văn

hóa, địa - lịch sử, GS. Trần Quốc Vượng từng phác dựng nên

một mơ hình mà ở đó ln có sự hiện hữu linh thiêng giữa ba


thực thể chủ đạo. Trong mơ hình đó ln có sự kết nói chặt chế

giữa các không gian: /;ánh địa (tâm linh) - kinh đơ (chính trị)

- cảng thị (kinh tế). Cả ba khơng gian đó đều trải dọc theo trục

của một dịng sơng (sơng Thiêng) chảy từ tây bắc xuống đông
nam trong mỗi mandala. Từ bắc vào nam có: sơng Rịn, sơng
Gianh (Bắc Quảng Bình), sơng Kiến Giang (Nam Quảng Bình),

sơng Minh Linh (Bến Hải, Bắc Quảng Trị), sông Hiếu - Thạch

Hãn (Nam Quảng Trị), sông Bồ, sông Hương (Thừa Thiên Huế),
sơng Thu Bồn (Quảng Nam), sơng Cơn (Bình Định)!, sông Ba
- Đà Rằng (Phú Yên)... Khảo cứu hệ thống thương cảng của
Vương quốc Chămpa, nhà nghiên cứu Bennet Bronson đã phác
dựng nên mơ hình về “mạng lưới trao đổi ven sơng” để giải

thích về các hoạt động trao đổi kinh tế rộng lớn, đa chiều của
““vương quốc biển” hay của các “thể chế biển” (Maririme poliiy)?
Chămpa trong nhiều thế kỷ.
"Tin Qube Vue, “Miễn Trng Việt Nam và văn hóa Chămmpd". Tập chỉ Nghiên cứ Đóng

Nain A,584 (21), 1995, tr. 341 -348; va Tran Quoc Vuong, Vienam, 4 Geo - culrural lien.

National Culture Publishers, Hanoi, 1998.
2 Bennet Bronson, Exchange at the upstream and downstream ends: Notes toward a

fisnctional model of the coastal state in SEA. in: Economic exchange and social interaction

In SEA - Perspectives from prehistory, history, and ethnography, Ed. Karl Hutterer, Ann
Arbor, University of Michigan Center for South and SEA Studies, 1977, p. 42. Tran Ky
Phuong, Interactions between uplands and lowlands through the “Riverine Exchange
network: An Exploration of the Historical cultural landscape of Central Vienam, in:
Biblioasia, Singapore National Library, Vol 4, issue 3, 2008. p. 4 - 9.

414 TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ THỜI CHÚA NGUYEN

Với một cách tiếp cận khác, nếu nhìn từ biển vào, chúng ta

cũng thấy, cấu trúc các thương cảng Chăm thường có sự hiện

diện của: cửa biển - đầm nước (thường gọi là: Đầm Nại, Thị Nai,
Bì Nại...) nơi tàu thuyền có thể neo đậu tránh gió bão, trao đỗi

hàng hóa. Tiếp đó là “háp Chăm, rồi đến thành Chăm và cuối

cùng, cao nhất về phía thượng nguồn là thánh thất tơn giáo.

Có thể thấy cấu trúc ấy ở cảng Mai Xá: Cửa Tùng - Bàu Đông
- tháp An Xá - khu trung tâm Quảng Trị ngày nay; Chiêm cảng:

Cửa Đại - Dam Nai - Tra Kiéu - My Sơn. Cảng Cách Thử: cửa

Đề Ghi - Đầm Nại - tháp Bình Lâm - An Thành; cảng Hịn Đỏ:
cửa Ma Văn - Đầm Nại - Tháp - Thành Chung Mỹ (?). Cũng

cần phải nói thêm là, nghiên cứu các di tích Chăm, cũng nhận

thấy hầu hết các tháp Chăm đều mở về hướng đơng, tức hướng


ra biển lớn. Đó là hướng của tâm linh, của các vị /hẳn biển. Đặt

tâm thức chính trị Chămpa trong thế ứng đối Bắc - Nam cũng

thấy, hầu hết các thành Chăm đều tọa lạc ở phía nam các dịng
sơng. Vị trí của các thành cỏ gợi mở những suy nghĩ về sự thích
ứng với điều kiện tự nhiên, niềm tin tôn giáo của người Chăm
nhưng cũng có thể là do “sức ép “Nam tiến” của người Việt”".
Hiểu rõ các mối liên hệ tự nhiên, xã hội và văn hóa ấy chúng ta
có thể hiểu được bản chất, thế ứng đối và sinh lực phát triển của
chủ nhân một nền văn hóa.

Về vị trí và vai trị của các thương cảng miền Trung, các bộ
sử Trung Quốc như Tân Đường thư, Địa lý chí,... cho biết, từ
khoảng thế kỷ VII - X, trên con đường biển từ Quảng Châu
(Trung Quốc) đến Bagdad (Arập) thuyền bè quốc tế Trung Hoa,

Ba Tư, Arập, Srivijaya (Gia Va) bao giờ cũng ghé qua Chiêm Bất
Lao (Cù Lao Chàm) - Cửa Đại - Cửa Hàn), Lăng Sơn, Môn Dộc

(Quy Nhơn), Cổ Đát quốc Kauthara (Nha Trang, Khánh Hịa),

1 Trần Quốc Vượng, Di tích và mơi trường, trong Mơi trường, Con người & Văn hóa,

Nxb. Văn hóa - Thơng tin & Viện Văn hóa, Hà Nội, 2005, tr. 184.

HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SU... 45“

Bô-đà-lãng-châu (Panduranga - Phan Rang, Phan Thiết) để


bn bán!'. Khác với mơ hình phổ qt của Đơng Nam Á nơi các
“quốc gia nơng nghiệp” giữ vai trị chi phéi, 6 Champa chính
những hoạt động hải thương đã dẫn đến sự chuyển hóa để hình

thành nên “những quốc gia cảng thị? hay “quốc gia thương

nghiệp”. Các quốc gia này đã làm chủ mặt biển, hiểu rõ những
nguồn lợi có thể khai thác từ đại dương, các tuyến giao thương
và họ đã điều phối, kiểm soát cả một vùng rộng lớn ở Biển Đông

mà trên bản đồ quốc tế thường ghi là “Biển Chămpa”. Trong
các hoạt động kinh tế, người Chăm tiến hành buôn bán đồng

thời nhiều loại hàng hóa. Các loại hàng hóa đó khơng chỉ cần

cho nhu cầu tiêu dùng trong vương quốc mà còn cần cho việc
thiết lập, củng cố mối bang giao với các quốc gia khu vực như:
Trung Quéc, Dai Viét, Chan Lap (Angkor), Srivijaya...

Trong những tháng năm cường thịnh, hoạt động thương mại
đã góp phần tạo nên zồ nên văn hóa cảng thị miền Trung thời
dai Champa trong lich sit hang hai (Maritime history) ving Tây
"Thái Bình Dương. Cùng với giới thương nhân Trung Hoa, Đông

Nam Á, Ấn Độ, Arập, người Chăm đã góp phần kiến tạo chuỗi

liên kết giữa các thương cảng để hình thành nên “Con đường

Tơ lụa”, “Con đường Góm sứ”, “Con đường Hương liệu”, “Con


đường Chè” và cả “Con đường Muối” nỗi tiếng chảy xuyên qua

nhiều quốc gia châu Á. Giữa các vòng tiếp giao kinh tế, văn hóa,

cùng với nguyên liệu và hàng hóa, người Chăm cịn nhập về

-* Trần Quốc Vượng, Máy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của Mật Nam,

trong Biển với người Việt cô, Sđủ, tr. 14.
? Momoki Shiro, “Chămpa chỉ là một thể chế biển? (Những ghi chép về nông nghiệp và

ngành nghề trong các tư liệu Trung Quốc)”, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam A, Số 4, 1999,

tr. 43 - 48; Pham Văn Thủy, Quan hệ của Malacca với các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn
1400 - 1511, trong Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Đồng Nam Á - Truyn thẳng và hội nhập,
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2007, tr. 129.
? Đỗ Trường Giang, Biển với lục địa - Thương cảng Thị Nại (Chămpa) trong hệ thống

thương mại Đông Á thế lợ X - XP, trong: Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), Người Việt với
biển, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011, tr. 285 - 314.

416 | TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN

những giống cây trồng mới như khoai, mía, bơng... Từ những

vùng nguyên liệu phong phú, cư dân Chăm (mà sau này người

Việt đã kế thừa sáng tạo) đã tạo nên các sản phẩm đặc hữu được


nhiều thị trường lớn của châu Á ưa chuộng. Sức sống, sức hấp
dẫn của thị trường Chămpa không chỉ là những sản phẩm khai

thác được từ mẹ tự nhiên, từ sự giao lưu giữa núi rừng và sơng

biển mà cịn từ năng lực sản xuất, sức sáng tạo của những người
thợ thủ công, của các nghệ nhân tài hoa đa sắc tộc!.

4. Vai trò và những ảnh hưởng của Đại Việt

Trên bình diện khu vực, sự hưng khởi của các vương quốc

mới thành lập ở Đông Nam Á như Ayutthaya (Siam, 1351) và

Malacca ở vùng Eo trong các thế kỷ XIV - XV đã tạo nên những

động lực mới cho sự phát triển chung của nền hải thương châu
Á. Các vương quốc này đều nỗ lực thiết lập mối quan hệ mật
thiết với thị trường Trung Hoa. Do vậy, sự cạnh tranh vị thế
chính trị, kinh tế giữa các vương quốc Đơng Nam Á là điều khó
tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, Đại Việt tiếp tục là điểm đến

thường xuyên của phái bộ ngoại giao các nước. Mặt khác, các
thương cảng của Đại Việt, đặc biệt là thương cảng Vân Đồn và

các cảng bến vùng Nghệ - Tĩnh (với sự hỗ trợ của tuyến buôn

bán đường biên phía tây nam) đã trở thành những địa điểm quan
trọng trong tuyến hải trình cận dun Đơng Nam Á và hệ thống


giao thương ở Biển Đông.

Nghiên cứu về hoạt động của hệ thống hải thương Đông Nam

Á thế kỷ X - XV có thể nhận thấy, giới thương nhân Đại Việt

1 Đinh Bá Hịa, Gốm cơ Chămpa Bình Định, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008; Nguyễn

Phước Bảo Đàn - TrẦn Thanh Hoàng, Cao nguyên phía tây nhìn từ Lỗi mở sơng ba

và sự nhộn nhịp của một mạng lưới trao đổi hàng hóa, trong: Nghiên cứu văn hóa miễn

Trung, Nxb. Thuận Hóa, 2017, tr. 252 - 275; Nguyễn Phước Bảo Đàn, Từ Con đường

Muối: Nhận diện mang lưới trao đổi xuôi ngược ở miền Trung Việt Nam trong lịch sử,

trong Nhận thức về miễn Trung Việt Nam - Hành trình 10 năm tiếp cận, Nxb. Thuận Hóa,
Huế, 2009, tr, 151 - 218.

HE THONG THUONG CANG MIEN TRUNG - NHIN TU LICH SU... xi

đã từng bước vươn lên, trở thành đối tác thương mại chính của

khu vực. Một số thương cảng của Đại Việt như Vân Đồn, Lạch

Trường, Hội Thống, Kỳ Anh... còn đồng thời nắm vai trò như
là những cửa ngõ giao lưu của một số quốc gia Đông Nam Á.
Sức phát triển của thương mại biển đã tác động không nhỏ đến

các hoạt động của hải thương Chămpa!, Trong khi không ngừng

củng cố vị thế trong giao thương quốc tế, điều chắc chắn là
chính quyền Thăng Long ln suy tính đến ảnh hưởng, vai trị
của các cảng Chăm trong chiến lược bảo vệ an ninh và mở rộng
ảnh hưởng về phía nam. 7ồn ¿z từng ghỉ lại sự kiện, vào thời
Trần Anh Tông (cq: 1293 - 1314), Tham tri chính sự Đồn Nhữ
Hài đi sứ Chămpa và chính ơng đã rất quan tâm đến hoạt động

của cảng Tỳ Ni (Thị Nại)?. Có thể khẳng định rằng, giới lãnh đạo

nhà Trần luôn hiểu rõ hoạt động, vai trò của Thị Nại với sự hưng
vong của Vương quốc Vijaya; thế cạnh tranh, đối sánh giữa các

cảng Chăm (mà trung tâm là Thị Nại) với Vân Đồn cũng như các

thương cảng vùng Thanh - Nghệ Tĩnh.

Trong bang giao khu vực, cùng với việc cố gắng duy trì, củng

cố mối quan hệ với phương Bắc, thời Lý, Trần, nhiều quốc gia
láng giềng khu vực đã cử sứ thần sang Đại Việt đẻ thiết lập bang
giao. Theo đó, Chămpa là 45 lần, Chân Lạp 24 lần, các nước

khác như Ngưu Hồng, Ai Lao, Xích Mã Tích... đều cử sứ giả
đến “triều cống”. Các bộ chính sử thường hay nhấn mạnh đến

1 Kenneth R. Hall, Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia,
University of Hawaii Press, Honolulu, 1985, p. 184.

? Đại Việt sử ký toàn iets tập 2, Nxb, Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 87.
3 Theo Việt sử lược, có tắt cả 45 lần Chămpa sang triều cống Đại Việt hoặc đi sứ sang Đại

Việt, trong khi đó Đại Việt khơng một lần nào sang Chămpa. Nhưng theo Tồn thư, có

tất cả 41 lân diễn ra quan hệgiữa Đại Việt và Chămpa. Trong đó, có 6 lần Đại Việt sang
Chămpa. Không chỉ các sứ thân mà cả Thượng hoàng của nhà Trin cũng sang nước này.
Như vậy, số lần Đại Việt sang Chămpa chiếm 14,6%. Trong khi đó Chămpa sang triều
cống Đại Việt tới 35 lần, chiếm 85,4%. Thời Lý, Đại Việt sang Chămpa 2 lần, , Champa
sang DaiVi ệt l8 lần, chiếm tỷ lệ là 90%. Thời Trần, Chămpa sang Đại Việt 17 lần (chiêm
80,9%), số lần Đại Việt sang Chămpa nhiều hon han thời Lý, chiếm 19,1% và chiếm tới
66,7% trong suốt thời Lý- Tran. Xem Viét sử lược (Tran Quốc Vượng dịch), Nxb. Thuận
Hóa- Trung tâm Văn hóa Ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội, 2005.

ne TRUNG BO VA NAM BO THOI CHUA NGUYEN

tâm thế “thần phục” của các sứ giả Đông Nam Á khi đến thiết

lập quan hệ với nước ta. Trong nhãn quan khu vực, ở nhiều thời

điểm, Đại Việt đã tự xác lập vị thế của mình như một “đế chế

tiểu vùng” (Sub - region empire)'. Ö vào vị trí hội giao giữa hai
thế giới Đông Bắc Á và Đông Nam Á, vùng biển đảo Đông Bắc

là tâm điểm của cầu nối kinh tế, văn hóa này. Vào thời Lý, Trần,
thương cảng Vân Đồn đã tích hợp được nhiều sinh lực phát triển
trong nước, quốc tế để trở thành một trong những cửa ngõ trọng

yếu vươn ra Biển Đông của quốc gia Đại Việt.

Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XIII, do biến đổi của điều kiện tự


nhiên, sự quấy nhiễu, cướp phá thường xuyên của thủy quân
Chămpa, Chân Lạp... nên hoạt động kinh tế đối ngoại của Đại

'Việt có khuynh hướng chuyển dần từ vùng Thanh - Nghệ Tĩnh ra

vùng biển đảo Đơng Bắc?. Bên cạnh đó, sự hưng khởi của trung

tâm kinh tế châu thổ sông Hồng (mà Thăng Long giữ vai trị

điều phối), cũng đã cuốn hút các đồn thuyền buôn quốc tế về
vịnh Bắc Bộ. Từ các cảng biển miền Trung, nhiều thuyền buôn
chau A đã dần tập trung về vùng biển đảo Đông Bắc và các cảng
sông thuộc hệ thống sông Hồng. Trong bồi cảnh đó, Vân Đồn
khơng ngừng được tiếp thêm những sinh lực phát triển mới từ

các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước).

Sau sự kiện năm 1306, mà đặc biệt là sau năm 1471 với
việc vua Lê Thánh Tông xuất binh tắn công kinh đô Vijaya của
Chămpa, với các quốc gia láng giềng khu vực, chính sách

Nt guyễn 'Văn Kim, “Văn minh và đề chế- Nhìn lại con đường phát triển của các quốc gia
Đơng Á”, Tap chí Nghiên cứm Lịch sử, Số 2 (406), tr. 3 - 19.

2 Momoki Shiro, Đại Việt và thương mại Biên Đông từ thế. IX đến thé ky XV, trong Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN, Dong A - Đông Nam Á: Những vấn đề
lịch sử và hiện tại, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004, tr. 309- 330.

$ Nguyễn Văn Kim, Vị thế đái ngoại củaThăng Long Đ- ại liệt với các quốc gia Đông Nam
A thoi Ly - Tran, trong Việt Nam trong thế giới ĐônÁg - Một cách tiếp cận liên ngành và

khu vực học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 75 - 106.


×