Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

tiểu luận hệ thống thương cảng vân đồn qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.73 KB, 57 trang )

hệ thống thương cảng vân đồn
qua các nguồn tư liệu lịch sử, điền dã và khảo cổ học
Nguyễn Văn Kim
Khoa Lịch sử, Trường ĐH
KHXH & NV
1. Về địa danh và vị trí của Vân Đồn
Trong các di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng của nước ta Vân
Đồn, một thương cảng cổ nằm trong vịnh Bái Tử Long, cùng với Hạ Long
là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới. Từ thế kỷ XV,
Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã có những vần thơ trác tuyệt về
cảnh quan và hoạt động kinh tế Vân Đồn:
Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan
Nhất bàn lam bích trừng minh kính
Vạn héc nha thanh đoá thuý hoàn
Vũ trụ đốn thanh trầm hải nhạc
Phong ba bất động thiếc tâm can
Vọng trung ngạn thảo thê thê lục
Đạo thị Phiên nhân trú bạc loan (1).
Nhưng, Vân Đồn không chỉ là một danh thắng, một Di sản thiên nhiên
của thế giới mà còn là một trung tâm thương mại lớn, một khu vực có vị trí
quân sự chiến lược gắn liền với quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây
dựng, phát triển đất nước của dân tộc ta.
Tên gọi Vân Đồn lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ thời
Lý (1010-1226). Năm 1149, thời Lý Anh Tông (cq: 1138-1175) nhà vua đã
cho khai mở trang Vân Đồn để đón thuyền buôn các nước. Trong Đại Việt
sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê viết: “Năm Kỷ tỵ, hiệu
Đại Định năm thứ 10 (1149), (Tống Thiệu Hưng năm thứ 19). Mùa xuân,
tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông
xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để
mua bán hàng hoá quý, dâng tiến sản vật địa phương”(2).


Nh vậy, vào thời Lý, sau khi được thiết lập, trang Vân Đồn thuộc đạo
Hải Đông. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, trên cơ sở khảo cứu nhiều
nguồn tư liệu qua các thời đại, nhà sử học Phan Huy Chú xác định: Đạo An
Bang “Đời Tần thuộc quận Nam Hải, Hán thuộc quận Giao Chỉ, Đường đổi
làm châu Vũ An, sau đặt làm trấn Hải Môn. Ba đời Đinh, Lê, Lý gọi là đạo
Hải Đông, Trần đổi làm lộ Hải Đông, sau đổi là lộ An Bang. Đến Lê cũng
theo thế; trong thời Quang Thuận (1466) đặt làm thừa tuyên An Bang. Sau
trung hưng kiêng tên huý Anh Tông đổi làm Quảng Yên, có một phủ”(3),
tức phủ Hải Đông. Phủ này có 4 huyện 3 châu. Châu Vạn Ninh có tới 30 xã,
phường, vạn.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử địa danh Vân Đồn đã được ghi trong
một số bộ sử, địa chí Việt Nam, Trung Quốc và các nguồn tư liệu nước
2
ngoài khác. Theo đó, chúng ta có thể biết, sau khi được thiết lập vào thời Lý
đến thời thuộc Minh (1407-1427), Vân Đồn đã đổi thành huyện. Sang thời
Lê (thế kỷ XV) Vân Đồn lại đổi thành châu. Theo Dư địa chí của Nguyễn
Trãi thì: “An Bang xưa là bộ Ninh Hải, tây và nam tiếp với Hải Dương,
đông và bắc giáp với Khâm Châu. Có 2 lộ phủ, 8 thuộc huyện, 6 châu, 302
xã, 44 trang. Đấy là phên dậu thứ hai ở phương đông vậy”(4). Lời tập chú
của Nguyễn Thiên Túng về sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng cho biết:
An Quảng trước có 2 phủ, 8 huyện, 6 châu. Về địa danh Vân Đồn, trong lời
cẩn án của Nguyễn Thiên Tích ghi khá rõ: “Phủ Hải Đông có 3 huyện, 4
châu, 101 xã; huyện Hoa Phong có 14 xã, 1 thôn; huyện Yên Hưng có 25
xã, 1 thôn, 15 trang; châu Vân Đồn (triều Lý là trang, thương nhân ngoại
quốc ở đấy) có 10 trang, 1 phường; huyện Hoành Bồ có 25 xã, 2 trang; châu
Tân An có 16 xã, 1 thôn, 53 trang; châu Vạn Ninh có 18 xã, 2 trang, 4 động;
châu Vĩnh An có 13 xã(5).
Về sự biến đổi của các đơn vị hành chính, trong phần Dư địa chí của
Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng ghi rõ: “Năm Quang
Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh Tông đặt ra 12 đạo thừa tuyên là: Thanh Hoá,

Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An
Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô.
Đổi lộ làm phủ, đổi trấn làm châu. Rồi sai các chức thừa tuyên xét núi sông
trong chỗ mình cai quản, làm thành địa đồ”(6). Nh vậy, đến thời Lê sơ,
trong chủ trương chung về chuyển đổi đơn vị hành chính, trấn Vân Đồn thời
Trần đã được đổi thành châu thuộc thừa tuyên An Bang. Châu Vân Đồn đã
được mở rộng về quy mô và địa giới bao gồm 10 trang, 1 phường.
3
Trong Đại Việt địa dư toàn biên, nhà sử học, địa chí học nổi tiếng
Phương đình Nguyễn Văn Siêu đã xác định: “Quảng Yên là đất Giao Chỉ
đời xưa. Đời Lương (552-557) là quận Ninh Hải, Hoàng Châu. Đời Tuỳ
(581-618) gọi là quận Ninh Việt. Đời Đường (618-907) gọi là quận Ngọc
Sơn, Lục Châu”(7). Trước đó, từ thế kỷ XVIII, sách Vân Đài loại ngữ của
nhà bác học Lê Quý Đôn dẫn lại Đường chí cũng đã viết về Lục Châu rằng:
“Ngọc Sơn quận ở Lục Châu. Đất Giao Chỉ vốn là Ngọc Châu, đến năm
Thượng Nguyên thứ hai (tức năm 675 đời vua Đường Cao Tông - TG) mới
đổi làm Lục Châu vì trong địa giới châu có sông Lục Thuỷ nên mới lấy mà
đặt tên; có lẽ Lục Châu ở địa hạt trấn Quảng Yên (giáp Quảng Châu và
Khâm Châu)(8). Trong khảo cứu của mình Nguyễn Văn Siêu cũng có sự bổ
khuyết cụ thể về vùng đất Quảng Yên: “Trước thời Đinh, đời Lê gọi là trấn
Trào Dương, đời Lý đổi là châu Vĩnh An. Năm Đại Định thứ 10 lập trang
Vân Đồn (ngày Êy thuyền buôn các nước Trà Và, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải
Đông xin để buôn bán cho lập trang để ở, sau gọi là châu Vân Đồn). Đời
Trần thuộc về lộ Hải Đông. Thời thuộc Minh là đất châu Tĩnh An, phủ Tân
An(9).
Dùa theo sách Thiên Nam dư hạ trong Đại Việt địa dư toàn biên,
Nguyễn Văn Siêu cũng viết rằng: Thừa tuyên An Bang có một phủ là Hải
Đông, có 3 huyện là Hoành Bồ, Yên Hưng, Chi Phong, có 4 châu là Tân
An, Vạn Ninh, Vân Đồn, Vĩnh An. Còng theo nhà sử học họ Nguyễn thì
vào thời Lê, châu Vân Đồn thuộc thừa tuyên An Bang. Vân Đồn gồm có 37

động(10). Trong Đại Việt địa dư toàn biên, tác giả cũng đã dẫn sách Thiên
hạ quân quốc lợi bệnh thư phần An Nam cương vực bị lục và cho biết rằng
vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) nhà Minh, Vân Đồn là một trong 8 huyện
của châu Tĩnh An. Đến năm 1409 nhà Minh đã đặt 12 Tuần kiểm ty ở các
4
nơi và một trong số đó là Ty tuần kiểm Vân Đồn thuộc huyện Vân Đồn(11).
Về địa điểm núi Vân Đồn sách này viết: “Núi Vân Đồn ở phía đông bắc phủ
Giao Châu, huyện Vân Đồn ở trong biển lớn. Hai núi đối nhau, một dòng
nước chảy qua ở giữa, thuyền buôn các nước phiên quốc phần nhiều họp ở
đấy”(12). Rất có thể, mô tả trên đây là nhằm để chỉ địa điểm các đảo Vân
Sơn - Cái Bàn nơi có sông Cổng Đồn, sông Mang (hay Con Mang) chảy ở
giữa hai đảo mà đến nay vẫn là luồng nước lớn. Điều chắc chắn là, sông
Mang phải là hướng đi chính từ Biển Đông tiến vào vùng đảo và thương
cảng. Đến nay, diện mạo của dòng sông vẫn còn rất rõ và điều quan trọng là
sự tồn tại của khu cảng cổ được những bằng chứng về khảo cổ học, dân tộc
học và cư dân địa phương ghi nhận.
Đến thời Nguyễn (1802-1945) Vân Đồn thuộc huyện Hoa Phong, phủ
Hải Đông. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) triều đình Huế lại cắt châu Vân
Đồn đổi làm tổng Vân Hải nhập vào huyện Hoa Phong. Năm Thiệu Trị thứ
nhất (1841) đổi gọi là huyện Nghiêu Phong và Vân Đồn vẫn thuộc huyện
Êy. Huyện Nghiêu Phong sau lại đổi là Cát Hải tức Cát Bà. Theo nhà sử học
Trần Quốc Vượng thì “tổng Vân Hải ở trên một hòn đảo trong vịnh Hạ
Long, đảo Êy gọi là đảo Vân Hải hay thường gọi là Cù lao Lợn Lòi, ở sát
phía ngoài Cù lao Cái Bàn. Thời Duy Tân lấy đảo Vân Hải cùng với các đảo
xung quanh lập nên huyện Vân Hải”(13). Trong phần viết về huyện Nghiêu
Phong, sách Đồng Khánh dư địa chí ghi khá cụ thể: “Đảo Vân Đồn ở giữa
biển, ngoài cửa biển Vân Đồn”. Cụ thể hơn: “Cửa biển Vân Đồn ở địa phận
xã Quan Lạn phía ngoài có đảo Mai, còn gọi là cửa biển Mai, bên phải có
đảo Ngọc Vừng, bên trái có đảo Cảnh Cước, phía trong có đảo Phượng
Hoàng ở giữa biển, phía đông đảo là sông Trạo Lai, thuỷ triều ở cửa biển

sâu 1 trượng 8 thước, mực nước ban đêm sâu 1 trượng, rộng 40 trượng”.
5
Chuyên gia Đông Nam Á học hàng đầu của Nhật Bản GS.Yamamoto
Tasturo còng cho rằng: “Theo chỗ những ghi chép của An Nam gọi Vân
Đồn là tổng Vân Hải thì nhận định cho rằng trung tâm của huyện Vân Đồn,
châu Vân Đồn là ở đảo Vân Hải có lẽ đúng”(14).
Về vị trí của Vân Đồn, Đại Nam nhất thống chí còng cung cấp những
thông tin có giá trị: “Tên châu Vân Đồn đặt từ đầu triều Lê, ở lánh ngoài hải
đảo, giáp dương phận nước Thanh, chỉ có 2 xã, năm Minh Mệnh thứ 16 mới
đặt thổ lại mục, do tri châu Vạn Ninh kiêm quản, năm Thiệu Trị thứ 3 mới
bỏ tên châu Vân Đồn, chỉ để tổng Vân Hải, bỏ lại mục, đặt cai tổng, lệ vào
huyện Nghiêu Phong”(15). Điều quan trọng là, các tác giả Đại Nam nhất
thống chí đã xác định chính xác huyện trị Nghiêu Phong ở xã Hoà Hy, còn
cửa Nghiêu Phong cách huyện Nghiêu Phong 4 dặm là nơi thuyền bè công
tư thường qua lại, phía bắc giáp xã Yên Khoái, phía nam là xã Phù Long.
Chính các tác giả sách này cũng cho biết: Cửa Vân Đồn cách huyện Nghiêu
Phong 120 dặm còn đảo Vân Đồn ở cách huyện Nghiêu Phong 125 dặm về
phía đông. Cửa Nội cách huyện 133 dặm về phía đông, hai bên bờ đều là
núi đất, cửa biển rộng 277 trượng, thuỷ triều lên sâu 8 trượng 6 thước, thuỷ
triều xuống sâu 7 trượng 9 thước, ngược lên đều là khe. Cửa Đối ở địa phận
tổng Vân Hải, cách huyện Nghiêu Phong 133 dặm về phía đông, hai bên bờ
đều là núi đất, chân đá, cửa biển rộng 103 trượng, thuỷ triều lên sâu 57
trượng, thuỷ triều xuống sâu 5 trượng. Đảo Trà Bản ở trong biển, phía đông
huyện, có dân tổng Vân Hải ở, sản chè. Đảo Ngọc Vựng (Ngọc Vừng -TG)
ở phía tây đảo Vân Đồn, dân thôn Ngọc Vựng ở đấy. Trước có đảo Tĩnh
Hải, đến thời Nguyễn thì bỏ. Lại có đảo Vạn Cảnh, ở phía bắc đảo Trà Bản,
phía Nam có vũng Huyện, phía tây có đảo Ghềnh Vạn(16).
6
Nh vậy, về phạm vi và địa giới hành chính Vân Đồn có nhiều sự thay
đổi qua các thời kỳ lịch sử. Vân Đồn, với tư cách là một đơn vị hành chính,

đã có những biến đổi qua thời gian. Thời Lý, Vân Đồn là một trang nhưng
đến thời Trần đã trở thành một trấn, thời thuộc Minh là một châu rồi lại
được tôn lên thành một huyện và cuối cùng lại đổi thành tổng và huyện. Do
vậy, khi nghiên cứu về Vân Đồn cần có cái nhìn lịch sử về phạm vi không
gian của địa danh này. Hơn thế nữa, về địa danh Vân Đồn, cũng cần phân
biệt rõ những khái niệm như: “Cửa biển Vân Đồn”, “Núi Vân”, “Đồn Vân”,
“Trang Vân Đồn”, “Trấn Vân Đồn”, “Châu Vân Đồn”, “Huyện Vân Đồn”
và “Cảng Vân Đồn”. Mặc dù có những điểm chung nhưng rõ ràng giữa các
địa danh và trong ý nghĩa của mỗi cách gọi có nhiều hàm ý khác nhau qua
các nguồn tư liệu và thời đại.
Từ việc phân tích các nguồn sử liệu kết hợp với khảo sát thực tế có
thể cho rằng các địa danh như “Cửa biển Vân Đồn”, “Cửa Nội” đều rất gần
với Cửa Đối còn “Núi Vân” hay “Vân Sơn” hay “Cù lao Lợn Lòi” chắc
chắn là hòn đảo đối diện với đảo Cái Bàn mà giữa chúng là sông Con Mang
hiện nay. “Đồn Vân” nhiều khả năng đóng trên đảo Con Quy và Cửa Nội
cũng ở đó Nhưng, không gian của những đơn vị hành chính qua từng thời
gian thì thật khó xác định cụ thể. Bên cạnh đó, việc làm rõ trung tâm của
các đơn vị hành chính tức trị sở của Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử cũng
không phải là vấn đề đơn giản. Điều quan trọng là, từ khi được thành lập
với tư cách là một đơn vị hành chính, để duy trì các quan hệ bang giao và
hoạt động kinh tế, Vân Đồn cũng đã hình thành, phát triển với tư cách là
một hệ thống các bến cảng chứ không phải là một cảng đơn nhất. Thêm vào
đó, qua từng thời kỳ lịch sử mà nổi lên vị trí trung tâm của một khu vực bến
cảng nhất định. Do vậy, hiểu Vân Đồn với vị trí là một trung tâm kinh tế đối
7
ngoại của Việt Nam trong lịch sử phải có một cái nhìn tổng thể và hệ thống
trong mối tương quan và liên hệ đa chiều của nó với vùng biển Đông Bắc
của Tổ quốc cũng như sự biến thiên của các mối quan hệ, bang giao với các
quốc gia khu vực.
2. Vai trò kinh tế, an ninh của Vân Đồn

Nhìn trên bản đồ, vùng vịnh Bắc Bộ trong đó có Vân Đồn có thể coi
là một vùng biển kín. Vân Đồn không chỉ là cửa mở hướng ra biển của toàn
bộ vùng Đông Bắc mà còn là một không gian Địa - kinh tế, Địa - chính trị
và quân sự tiếp giáp với các tỉnh ven biển miền nam Trung Hoa. Từ xa xưa,
cư dân vùng Đông Bắc Việt Nam đã có những mối liên hệ hết sức mật thiết
với trung tâm văn hoá Hoa Nam, Trung Quốc. Sự gần giũ về vị trí địa lý,
môi trường kinh tế biển và con đường giao thông thuận lợi ven biển đã kết
nối dòng chảy kinh tế, văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc và các quốc
gia khu vực. Có thể thấy, nền văn hoá Hạ Long nổi tiếng là sự tích hợp
những nhân tố nội sinh nhưng cũng chứa đựng và biểu hiện khá rõ những
yếu tố ngoại sinh đặc biệt là những ảnh hưởng các đặc tính văn hoá miền
nam Trung Hoa (17). Một số nguồn sử liệu cho thấy, cho đến thời Hán con
đường giao lưu chủ yếu giữa Trung Hoa với phương Nam được tiến hành
thông qua các hải trình trên biển mà dòng đối lưu hằng xuyên là chảy qua
vùng biển đảo Vân Đồn.
Dựa trên những mối quan hệ diễn ra một cách tự nhiên trong lịch sử,
từ thời Hán, văn hoá và những ảnh hưởng chính trị của trung tâm văn hoá
Hoa Bắc ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương Nam. Cùng với dòng
chảy và tiếp giao văn hoá Việt - Trung qua vùng Tây Bắc, tức men theo
8
hướng chảy của sông Hồng, sông Đà và Lô giang cũng từ thời Hán đã nổi
lên một con đường giao lưu kinh tế, văn hoá mới và ngày càng có vị trí
quan trọng đó là con đường Đông Bắc toả rộng theo miền duyên hải và các
cảng ven biển. Sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi đời Tống ghi rõ
đường từ Châu Khâm vào Việt Nam rằng: Từ Khâm Châu thuyền đi hướng
tây - nam, một ngày đến châu Vĩnh An, theo trại Đại Bàn (đảo Kế Bào)
ngày nay thuộc Ngọc Sơn, tới Vĩnh Thái, Vạn Xuân (vùng Vạn Kiếp, sông
Lục Đầu) là tới Thăng Long. Thuyền đi mất 5 ngày. Sử cũ cũng ghi từ năm
1006 thời vua Lê Long Đĩnh (986-1009) (hiệu Ứng Thiên; Tống niên hiệu
Cảnh Đức năm thứ 3), Duyên biên An phủ sứ Thiệu Việp từng dâng vua

Tống bản đồ đường thuỷ từ Ung Châu tới Giao Châu với ý đồ muốn lấy
nước ta. “Vua Tống cho cận thần xem và nói rằng: Giao Châu nhiều lam
chướng dịch lệ, nếu đem quân sang đánh thì chết hại rất nhiều, nên giữ gìn
cõi đất của tổ tông mà thôi”(18). Ghi chép đó trong chính sử cho thấy, vì
nhiều mục tiêu khác nhau, con đường biển vùng Đông Bắc nước ta đã được
người Trung Hoa nghiên cứu rất cụ thể, chi tiết.
Con đường nối liền vùng đông bắc Việt Nam với miền nam Trung
Quốc không chỉ là tuyến giao lưu văn hoá truyền thống, buôn bán giữa nước
ta với phương Bắc mà còn là con đường thuỷ, mà ở đó, chính quyền nhiều
triều đại phong kiến phương Bắc luôn mưu tính cho việc mở rộng ảnh
hưởng xuống các vùng đất phương Nam. Năm 1009, với vị thế của một dân
tộc độc lập, tự cường vua Lê Long Đĩnh đã có ý định mở quan hệ giao
thương với Ung Châu nhưng vua Tống chỉ cho buôn bán, trao đổi hàng hoá
với Liêm Châu và trấn Như Hồng (tức Khâm Châu) mà thôi(19). Sau khi
giành được vương quyền và chỉ 2 năm sau khi rời đô từ Hoa Lư ra Thăng
Long, Lý Công Uẩn (974-1028) đã sai Thái bảo Đào Thạc Phụ và Viên
9
ngoại lang Ngô Nhưỡng sang nước Tống để kết mối giao hảo. Nhân đó, các
sứ thần đã xin cho thuyền buôn tới Ung Châu buôn bán nhưng vua Tống
Chân Tông chỉ bằng lòng theo lệ cũ, cho tới buôn bán ở Quảng Châu và trại
Như Hồng mà thôi.
Như vậy, căn cứ các nguồn tư liệu, chúng ta biết rằng, ngay sau khi
giành được độc lập, những người đứng đầu các chính thể quan chủ Việt
Nam luôn thực thi một đường lối ngoại giao mềm dẻo với nhà cầm quyền
phương Bắc. Trong quá trình xây dựng đất nước và củng cố quyền lực họ
cũng đã ý thức sâu sắc về vị thế của vùng Đông Bắc của đất nước ta trong
các mối quan hệ bang giao và giao lưu kinh tế. Sau thời Lý, nhà Trần đã có
ý thức mạnh mẽ về khu vực có vị thế chiến lược này. Cho đến nay, những
chứng tích thể hiện mối quan tâm và sự hiện diện của thời đại nhà Trần ở
khu vực Đông Bắc của Tổ quốc còn lại rất sâu đậm. Mặc dù luôn có ý thức

cảnh giác trước những thế lực xâm lược nhưng các triều đại quân chủ Việt
Nam cũng hiểu rõ rằng việc duy trì và thiết lập quan hệ kinh tế đối ngoại
với các quốc gia khu vực nói chung và vùng kinh tế miền nam Trung Hoa
nói riêng là nhân tố rất có ý nghĩa để phát triển nền kinh tế tự chủ trong
nước. Trên nền tảng của những mối quan hệ truyền thống, từ thế kỷ X vùng
cảng Đông Bắc đã là một khu vực quan trọng trong các mối bang giao quốc
tế. Mối quan hệ đó không chỉ diễn ra giữa hai nước, tức Việt Nam - Trung
Quốc mà còn được thực hiện với nhiều quốc gia trong khu vực.
Trong lịch sử, vùng biển Đông Bắc không chỉ có vị trí địa chiến lược
quan trọng mà còn là nơi chứa đựng và sản sinh ra nhiều nguồn tài nguyên
phong phó. Tuy đất canh tác nông nghiệp không thật phong phú và thời tiết
có phần khắc nghiệt do những đợt gió lạnh tràn về vào mùa đông nhưng cư
10
dân bản địa người Việt và cả một bộ phận người Hoa đã sớm đến đây sinh
sống, phát triển kỹ năng khai thác biển. Họ đã khai thác và trao đổi những
nguồn sản vật địa phương nổi tiếng nh ngọc trai, sá sùng, tôm rồng, bào ngư
cùng nhiều loại hải sản quý. Trên các đảo có nhiều nguồn lâm sản có thể sử
dụng trong kiến trúc và đóng thuyền. Đảo Vân Đồn cũng có những cây
thuốc và động vật quý. Đặc biệt ở vùng Vân Hải, gần với Cửa Đối có mỏ
cát trắng nổi tiếng, được sóng biển bồi tụ một cách tự nhiên, là nguyên liệu
tương đối tinh chất để chế tạo thuỷ tinh cao cấp và pha lê. Trong Lịch triều
hiến chương loại chí, về tài nguyên của Vân Đồn Phan Huy Chú nhận xét:
“Phong thổ và nhân vật đông đúc, giàu thịnh, việc buôn bán lưu thông tấp
nập; cũng là chỗ phồn hoa ở trấn ngoài, mà thật là nơi hình thắng của nước
Nam”(20).
Như vậy, theo chính sử, đến năm 1149 nhà Lý mới lập trang ở Vân
Đồn để trao đổi, buôn bán sản vật với thương nhân ngoại quốc và cho
thương nhân nước ngoài lưu trú nhưng thực ra việc buôn bán giữa Đại Việt
với các quốc gia phương Nam cũng như phương Bắc chắc chắn phải diễn ra
sớm hơn rất nhiều so với mốc niên đại đó. Sự gần gũi về vị trí địa lý, nhu

cầu trao đổi sản vật, đặc sản địa phương cũng như môi trường văn hoá khu
vực là những nhân tố có ý nghĩa thiết yếu thúc đẩy sự giao lưu và hội
nhập kinh tế, văn hoá với các quốc gia láng giềng. Từ thế kỷ thứ I đến thế
kỷ IX sau Công nguyên (SCN), sử cũ cũng đã ghi về việc các sứ thần, lái
thương từ các quốc gia Đông Nam Á, Ba Tư, Ên Độ qua lại Giao Châu
(Bắc Việt Nam) để buôn bán, thiết lập quan hệ ngoại giao và từ đó có thể
tiến lên Trung Quốc. Do có những tiềm lực về kinh tế, sau chiến thắng của
Ngô Quyền năm 938, với tầm thế của một quốc gia độc lập đang thể hiện
sức vươn lên mạnh mẽ, một số nước trong khu vực đã sớm đến thiết lập
11
quan hệ kinh tế và bang giao với “An Nam”. Năm 976, dưới thời Đinh Tiên
Hoàng (924-979) “Mùa xuân, thuyền buôn các nước hải ngoại đến dâng sản
vật của nước họ”(21). Sang thời Lý, Toàn thư còng ghi rõ, năm 1066 “Lái
buôn người nước Trảo Oa dâng ngọc dạ quang được trả tiền giá một vạn
quan”(22).
Từ khi nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long được dùng làm
nơi buôn bán thường xuyên với các khách buôn phương xa, do sự trưởng
thành của kinh tế Đại Việt, thương nhân các nước tới Vân Đồn và một số
thương cảng khác của nước ta buôn bán ngày một nhiều. Mặc dù các bộ
chính sử luôn chú trọng đến các sự biến chính trị nhưng những gì mà các sử
gia ghi lại, dù có phần phiến diện và hạn chế, cũng cho chóng ta những
nhận thức cơ bản về diện mạo và tầm mức của các mối quan hệ, giao
thương giữa Đại Việt với Trung Hoa và một số quốc gia khu vực trong lịch
sử. Các mối quan hệ đó đã diễn ra tương đối thường xuyên, mật thiết. Năm
1184, “Người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề vào trấn Vân Đồn
dâng vật báu để xin buôn bán”(23). Tam Phật Tề tức Palembang, một quốc
gia cổ ở phía nam Java, phía đông Malacca. Nh vậy là, từ giữa thế kỷ XII,
nhận thấy vị trí quan trọng của Vân Đồn cả về mậu dịch đối ngoại và bang
giao khu vực nên một số quốc gia Đông Nam Á đã đến trấn Vân Đồn buôn
bán và thiết lập quan hệ với nước ta.

Tất nhiên, ngoài Vân Đồn, nhà nước Đại Việt thời bấy giờ còn có
những trung tâm mậu dịch đối ngoại quan trọng khác nhưng Vân Đồn vẫn
là một thương cảng chính yếu nhất. Từ thời Lý, thuyền buôn ngoại quốc
cũng đã đến các cửa biển khác của Đại Việt như Diễn Châu (Nghệ An),
Lạch Trường, Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để
12
buôn bán. Nhưng về sau, từ đầu thế kỷ XIII, do biến đổi của điều kiện tự
nhiên, sự quấy nhiễu, cướp phá của thuỷ quân Chămpa cũng như do sự
hưng khởi của vùng kinh tế Đông Bắc nên hoạt động kinh tế đối ngoại của
nước ta có khuynh hướng chuyển dần ra phía Bắc(24). Các hoạt động đó tập
trung về thương cảng Vân Đồn và các cảng sông thuộc hệ thống sông Hồng.
Do vậy, Vân Đồn càng trở thành một thương cảng quan trọng. Thuyền buôn
các nước phần nhiều tụ tập ở đấy.
Sang thời Trần, Vân Đồn tiếp tục có nhiều biểu hiện phát triển và trở
thành một thương cảng quan trọng nhất vùng Đông Bắc. Trên các cảng đảo,
cư dân, thương nhân tụ họp ngày một đông đúc. Điều chắc chắn là có cả
một bộ phận ngoại kiều cũng đến Vân Đồn buôn bán và sinh sống lâu dài.
Nhưng, do phải thường xuyên đối chọi với hoạ xâm lược từ phương Bắc,
nhà Trần đã có ý thức mạnh mẽ hơn đối với vùng chủ quyền Đông Bắc. Do
vậy, vào thời Trần Dụ Tông (cq: 1341-1369), “năm Thiệu Phong thứ 9
(1349), lập trấn Vân Đồn, đặt Bình Hải quân để trấn giữ”(25). Nhà Trần còn
đặt ra nghiêm lệnh: Những người buôn lậu, tự ý giao tiếp với thương nhân
nước ngoài đều bị trừng phạt. Cũng trong năm đó, nhà Trần cho “Đặt Quan
trÊn, Quan lộ và Sát hải sứ (quan trông coi, kiểm soát trên biển - TG) ở trấn
Vân Đồn, lại đặt quân Bình hải để trấn giữ”. Toàn thư còng cho biết thêm
“Trước đây, thời nhà Lý, thuyền buôn tới thì vào các cửa biển Tha, Viên ở
châu Diễn. Đến nay, đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buôn
phần nhiều tụ tập ở Vân Đồn, cho nên có lệnh này”(26).
Hiểu rõ những mối hiểm nguy và thách thức khắc nghiệt của chiến
tranh, nhưng nhà Trần vẫn rất chú tâm đến việc phát triển kinh tế trong đó

có hoạt động ngoại thương. Cùng với các thương nhân phương Bắc, nhiều
13
đoàn sứ thuyền từ Đông Nam Á lại đến giao thương với nước ta. Theo Cao
Hùng Trưng tác giả An Nam chí nguyên thì: “Vân Đồn Sơn tức Đoan Sơn ở
huyện Vân Đồn trong biển. Hai dãy núi đối ngọn với nhau, một dải nước
chảy thông ở giữa. Lập các hàng rào chắn bằng gỗ đặt làm cửa biển. Nhà
dân ở dọc hai bên bờ. Thời Lý, Trần thuyền buôn các nước tụ tập nhiều ở
đó”(27). Trong Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú cũng cho biết
ở phủ Hải Đông “Ngoài biển có bãi Hồng Đàm, các thuyền buôn đậu ở đấy
rất đông”(28). Chúng ta chưa thể khẳng định địa điểm chính xác của bãi
Hồng Đàm nhưng chắc chắn đó phải là một trong những bến chính của
thương cảng Vân Đồn. Nguồn hàng trao đổi ở Vân Đồn thường là ngọc trai,
vải vóc, đồ sứ Theo An Nam hành ký của Từ Minh Thiện thì trong số đồ
cống của Đại Việt cho nhà Nguyên năm 1289 có 20 súc vải trắng Java, 10
súc vải màu Java và 3 tấm đoạn lông vàng nước Tây dương(29). Nhiều khả
năng khái niệm “Tây dương” được sử dụng ở đây là nhằm để chỉ các sản
phẩm từ Ên Độ hoặc Arập đưa tới.
Như đã trình bày ở trên, vào thời Trần mối quan hệ với các quốc gia
khu vực được ghi khá thường xuyên trong chính sử. Theo đó, năm 1305
thời vua Trần Anh Tông (cq: 1293-1314) “Tháng ba, nước La Hồi sai người
dâng vải liễn la và các thứ khác”(30). Đến năm 1348, thời vua Trần Dụ
Tông (cq: 1341-1369), “Mùa đông tháng 10, thuyền buôn nước Đồ Bồ đến
hải trang Vân Đồn ngầm mua ngọc trai. Người Vân Đồn nhiều kẻ mò trộm
ngọc trai bán cho họ. Việc bị phát giác, đều bị tội cả”(31). Năm 1349, “Mùa
xuân tháng ba, thuyền buôn phương Bắc đến dâng bát Diêu biến”. Cũng
trong năm đó vào “Mùa hạ, tháng năm, nước Đại Oa sang cống sản vật địa
phương và chim vẹt biết nói”(32). Sau đó, vào năm 1360, “Mùa đông, tháng
mười, thuyền buôn các nước Lộ Hạc, Trà Nha, Xiêm La đến Vân Đồn buôn
14
bán, dâng các vật lạ”(33). Năm 1394, “Thuyền buôn nước Chà Bà đến dâng

ngựa lạ”(34) Theo đó, Trảo Oa, Chà Bồ, Chà Bà, Trà Nha, Đại Oa đều
là tên phiên âm của Java - vốn là một cường quốc thương mại, thuộc
Indonesia hiện nay.
Trong lịch sử Việt Nam, các chính thể quân chủ nhìn chung đều có
khuynh hướng muốn nắm độc quyền kiểm soát quan hệ ngoại thương. Nhà
nước muốn thông qua đó vừa để củng cố, phát triển tiềm lực kinh tế trong
nước vừa thể hiện tầm ảnh hưởng cùng uy quyền của mình. Trong khi thiết
lập trang Vân Đồn và một số trung tâm kinh tế khác dọc biên giới để khai
mở các quan hệ buôn bán, triều Lý cũng như triều Trần đều áp dụng nhiều
biện pháp để hạn chế thương nhân nước ngoài tiến sâu vào nội địa vì sợ họ
dò xét tình hình trong nước. Do vậy, tuy nhà nước cho thuyền buôn nước
ngoài đến giao thương nhưng chỉ cho phép buôn bán trên thuyền hay tại các
hải đảo. Theo Trần Phu thì “các phiên thuyền tụ tập họp chợ ngay trên
thuyền rất đông”(35). Sách Đảo di chí lược của Uông Đại Uyên (đời
Nguyên) cũng chép rằng: “Thuyền buôn không đến buôn bán ở đất Êy (chỉ
Đại Việt), chỉ buôn bán lén mà thôi. Thuyền chỉ lên xuống ở vùng Đoạn
Sơn (tức Vân Đồn), chứ không được ghé vào đất liền, sợ người ta dò thấy
hư thực của nước đó”. Nhà nước Đại Việt thời bấy giờ luôn cảnh giác với
các thế lực bên ngoài nhưng mặt khác trước những thách đố khắc nghiệt của
lịch sử, giới quý tộc cầm quyền cũng rất lo ngại mối nguy của những các
thế lực chống đối, phản loạn bên trong. Và chính Trần Ých Tắc một quý tộc
trẻ tuổi, tài năng nhưng do sai lầm trong tham vọng chính trị đã có những
liên hệ với quân Mông - Nguyên qua các lái thương ngoại quốc ở Vân Đồn.
Toàn thư viết: “Đến 15 tuổi (Trần Ých Tắc - TG), thông minh hơn người,
làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích.
15
Ých Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên
xuống nam”(36).
Vùng biển Vân Đồn được đặc biệt coi trọng vì có một vị trí xung yếu
trên đường hải vận Trung Quốc - Việt Nam kéo dài xuống Đông Nam Á.

Ngay sau kỷ nguyên độc lập, năm 1075 để giành thế chủ động trước nguy
cơ xâm lược của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông (1072-1128) đã chủ trương
áp dụng chiến thuật đem quân ra bên ngoài để chặn giặc (Tiên phát chế
nhân). Theo đó, danh tướng Lý thường Kiệt đã kéo đại binh đi theo đường
thuỷ dọc bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bất ngờ tập kích vào các căn cứ
quân sự Khâm Châu, Liêm Châu của nhà Tống. Năm 1076, để chống lại
cuộc xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt đã cho bố trí một đội thuỷ
quân mạnh ở vùng sông “Đông Kênh” để ngăn chặn thuỷ quân của giặc(37).
Đến thế kỷ XII, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông - Nguyên, nhà Trần cũng cử một đại quý tộc là Nhân Huệ Vương
Trần Khánh Dư ( - 1339), một viên tướng tài, thông hiểu nhiều phong tục
tập quán của cư dân các địa phương, làm phó tướng Vân Đồn và trao cho
ông toàn quyền quyết định mọi việc nơi địa đầu của đất nước. Tuy không
cản được đại quân địch ở vùng Cửa Đối nhưng với quyết tâm thắng giặc và
kinh nghiệm dày dặn, ngày 13-2-1288, Trần Khánh Dư đã chỉ huy quân mai
phục chặn đánh được đoàn thuyền chuyển lương của quân Nguyên do
Trương Văn Hổ cầm đầu, thu được khí giới, lương thực rất nhiều(38). Trận
Vân Đồn đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc ta
chống lại một đế chế mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Sau những bão táp
khốc liệt của chiến tranh, tuy giành được thắng lợi qua ba lần kháng chiến
chống Mông - Nguyên nhưng nhà Trần vẫn coi khu vực biển Đông Bắc là
địa bàn an ninh chiến lược hết sức quan trọng. Được triều đình giao canh
16
giữ, quản lý vùng Vân Đồn, Trần Khánh Dư luôn thể hiện là một viên tướng
tài năng nhưng cũng là con người tự do, đầy cá tính và chính ông cũng tham
gia vào một số hoạt động kinh tế nằm ngoài chức phận và quy định của luật
pháp(39).
Đến thời Lê, sau cuộc xâm lược của nhà Minh (1407-1427) để bảo vệ
nguồn tài nguyên và nắm quyền kiểm soát ngoại thương, chính quyền Lê sơ
đã đưa ra một số quy định chặt chẽ. Luật hình triều Lê (Luật Hồng Đức)

quy định: “Nếu đem gỗ lim, vàng sống, vỏ quế, trân châu, ngà voi bán cho
thuyền buôn nước ngoài thì bị tội biếm ba tư. Quan phường, xã biết mà
không phát giác tội giảm một bậc; các quan lộ, huyện và trấn, cố ý dung
túng cùng bị một tội, nếu vì vô tình mà không biết thì bị tội biếm hay
phạt”(40). Mặt khác, để bảo vệ Vân Đồn đồng thời cũng nhằm để ngăn chặn
mối nguy từ bên ngoài, chính quyền Lê sơ còn đề ra quy định: “Các quan ty
vô cớ mà đi riêng ra những trang ngoài Vân Đồn hay các trấn cửa quan ải
thì xử tội đồ hay tội lưu, thưởng cho người tố cáo tước một tư Thuyền bè
ngoại quốc đến trang Vân Đồn buôn bán mà quan Sát hải sứ đi riêng ra
ngoài của bể kiểm soát trước thì xử biếm một tư. Thuyền buôn Êy muốn
đậu lại lâu thì trang chủ phải làm giấy trình An Phủ ty làm bằng thì mới
được cho ở lại; nếu trang chủ không trình mà tự ý cho ở lại thì xử biếm hai
tư và phạt tiền 200 quan; thưởng cho người tố cáo một phần ba. Nếu chứa
người ngoại quốc chưa đủ tuổi theo luật đã định, thì xử biếm một tư và phạt
tiền 50 quan, thưởng cho người tố cáo cũng một phần ba”(41). Sở dĩ có sự
kiểm soát chặt chẽ ở Vân Đồn như vậy là do, như đã trình bày ở trên, các
triều đại phong kiến nước ta luôn phải cảnh giác với mối đe doạ tiềm tàng
từ phương Bắc. Hơn thế nữa, từ cuối thời Lý, sự quấy nhiễu biên giới và
thâm nhập thường xuyên của các thuyền buôn lậu, nạn cướp biển và các
17
cuộc tấn công của quân Chiêm Thành ra phía Bắc cũng khiến các vua Trần
và chính quyền Lê sơ phải đề cao cảnh giác với hiểm hoạ xâm lược và tác
động tiêu cực về văn hoá từ phương Bắc cũng như phương Nam(42).
Vào thời Lê, thế kỷ XV-XVII, trong sự hưng khởi chung của hệ thống
thương mại châu Á, do có nhiều điều kiện thuận lợi Vân Đồn vẫn tiếp tục là
một thương cảng trọng yếu của nước ta. Dư địa chí viết: “Ở Vạn Ninh và
Vân Đồn, người Hợp Qua và người Trung Quốc đều tuỳ theo phương phục
mà cống các thứ quý lạ”. Nguyễn Trãi cũng cho biết thêm: “Ở An Quảng,
triều đình đặt ra hai châu Vân Đồn, Vạn Ninh sai tướng trấn phủ. Khách
thương đến buôn bán lớp này đến lớp khác, đem đồ dâng cống”(43). Vì lý

do an ninh, nhà Lê cũng thực thi nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ
các hoạt động kinh tế đối ngoại. Theo đó, người ngoại quốc không được tự
tiện vào trong nội trấn (Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam - TG), tất
cả đều phải ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Móng Cái), Cần Hải, Hội Thống (Nghệ
An), Hội Triều (Thanh Hoá), Thông Lĩnh (Lạng Sơn), Phú Lương (Thái
Nguyên), Tam Kỳ (Tuyên Quang), Tróc Hoa (Sơn Tây)(44). Nh vậy, đầu
thời Lê, Vân Đồn vẫn là trung tâm mậu dịch đối ngoại chủ yếu của nước ta.
Ở thương cảng này, các cửa biển đều có quan Sát hải coi giữ. Ngoài ra, còn
có An phủ ty và Đề bạc ty kiểm soát việc buôn bán, đi lại. Luật pháp nhà Lê
quy định rằng thuyền buôn ngoại quốc đến Vân Đồn phải xin phép quan
chức địa phương có giấy phép mới được ở lại buôn bán. Người Vân Đồn
muốn mua hàng hoá của nước ngoài đem đi nơi khác bán đều phải xin giấy
phép của An phủ ty đồng thời phải chịu sự kiểm tra của Đề bạc ty. Những
thương nhân Êy khi trở về Vân Đồn cũng phải trình giấy tờ và chịu sự kiểm
soát rất chặt chẽ. Ai vi phạm những điều quy định trên thì bị biếm và bị phạt
tiền 100 quan. Người nào vô cớ đến Vân Đồn thì bị khép vào tội đồ hoặc
18
lưu đày. Nhân dân tự ý mua bán hàng hoá hoặc đón tiếp thuyền buôn nước
ngoài đều bị nghiêm trị hoặc bị phạt tiền rất nặng.
Tuy nhiên, do những mối lợi về kinh tế nên mặc dù có sự kiểm soát
khá chặt chẽ của chính quyền, tình trạng buôn lận vẫn diễn ra. Và câu thơ
của Danh nhân văn hoá, nhà chiến lược quân sự Nguyễn Trãi về hiện tượng:
“Người Phiên vụng đỗ thuyền” là một thực tế lịch sử. Và, chính một số
quan lại được cử ra phụ trách việc kiểm soát giao thương lại là những kẻ
tham gia các vụ buôn bán phi quan phương tích cực nhất. Năm 1439, Tổng
quản An Bang là Nguyễn Công Tự và đồng Tổng quản là Lỗ Đạo khi kiểm
soát hàng hoá cả một thuyền buôn Java cập bến Vân Đồn đã có hàng vi gian
trá biển thủ một số lượng hàng hoá trị giá 900 quan tiền. Nhà nước phong
kiến thời Lê sơ thực hiện một chính sách ngoại thương. Năm 1467, thuyền
buôn Xiêm La đến Vân Đồn dâng một tờ biểu bằng vàng lá và biếu nhiều

sản vật địa phương nhưng đã bị Lê Thánh Tông từ chối không nhận(45).
Thái độ cương quyết đó hiển nhiên có những tác động tiêu cực đến một số
hoạt động kinh tế đối ngoại nhưng qua đó chính quyền Lê sơ cũng muốn
khẳng định chủ quyền của đất nước và nghiêm trị những kẻ làm trái pháp
luật.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng vào thế kỷ XVI-XVIII với sự hưng
thịnh của các trung tâm thương mại lớn như Thăng Long (Kẻ Chợ), Phố
Hiến (Hưng Yên) ở Đàng Ngoài và Thanh Hà (Phú Xuân - Huế), Hội An
(Quảng Nam), Nước Mặn (Quy Nhơn) ở Đàng Trong Vân Đồn đã mất vị
trí quan trọng về ngoại thương. Bên cạnh đó, nguy cơ xâm lược nước ta
không còn là các thế lực phương Bắc mà là chủ nghĩa tư bản phương Tây
nên Vân Đồn cũng mất dần đi vị trí quân sự xung yếu với vị trí là vùng biên
19
viễn quan trọng của đất nước. Trên thực tế, qua khảo sát thực tế và thực
hiện công tác giám định các hiện vật tìm được tại các bãi sành sứ cổ trong
hệ thống cảng Vân Đồn vẫn thấy hiện vật tập trung nhất thuộc về thế kỷ
XVI-XVIII. Trong đó, khu vực cảng cổ Tiền Hải, Sơn Hào, Cái Làng là
những ví dụ tiêu biểu.
3. Hệ thống cảng Vân Đồn qua khảo sát điền dã và nghiên cứu khảo cổ
học
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, từ năm 1936 nhà bác
học, chuyên gia Đông Nam Á học nổi tiếng Nhật Bản GS.VS.Yamamoto
Tatsuro (Sơn Bản Đạt Lang) trong chuyến thăm và làm việc với Viện Viễn
Đông bác cổ Pháp do GS. G.Coedes làm giám đốc, đã đến khảo cứu ở Vân
Đồn và đã hoàn thành 2 chuyên khảo giá trị về thương cảng này(46). Tại
đảo Vân Hải nhà học giả Nhật Bản đã phát hiện được một số đồ gốm sứ
Trung Quốc đời Tống và nhiều bát đĩa có hoa văn thời Lý - Trần. Giáo sư
cũng đã tìm được ở đảo Vân Hải 125 đồng tiền thời Đường và tiền thời
Tống gồm nhiều triều đại từ “Khai nguyên thông bảo” thời Đường Huyền
Tông (cq: 712-756) đến tiền “Thuận Hữu nguyên bảo”, “Hoàng Tống

nguyên bảo” thời Tống Lý Tông (cq: 1224-1264). Đây cũng là những loại
tiền từng lưu hành ở Việt Nam thời Lý - Trần(47). Những tư liệu trên đây
cho phép chúng ta đoán định rằng vùng đảo Vân Hải hay Cù lao Lợn Lòi có
thể là một trong những trung tâm quan trọng nhất của thương cảng Vân Đồn
xưa.

Trong các địa danh và di tích được giới nghiên cứu chú ý rõ ràng Cái
Làng là một địa điểm hết sức quan trọng. Vì vậy, từ tháng 3-1968 phối hợp
20
với các chuyên viên văn hoá địa phương, các nhà khảo cổ học thuộc Viện
Khảo cổ học đã tiến hành khai quật ở đây. Điều đáng chú là, môi trường,
cảnh quan tự nhiên ngày nay so với thời gian khi trang Vân Đồn được thành
lập và những ngày hưng thịnh của nó chắc chắn đã có nhiều biến đổi. Hiện
nay, giữa Cái Làng và Quan Lạn là một vụng biển rộng nhưng tương đối
nông bởi cát bồi. Khi nước thuỷ triều rút, có thể đi lại dễ dàng từ Cái Làng
sang Quan Lạn. Suốt một dải bờ vụng phía đông kéo dài chừng 500 mét,
rộng 10 - 15 mét là một bãi sành sứ mà chủ yếu là đồ gốm sành Việt Nam
ken dày dưới bãi và sát mép nước. Theo các chuyên gia khảo cổ học và
khảo sát thực tế của chúng tôi, sành sứ xuất lộ trên mặt đất tuyệt đại đa số
có niên đại từ thế kỷ XVI đến XVIII chứ không phải thời đại Lý - Trần như
có tác giả đã công bố. Trong các năm 1990, 1993, 1997, 2000, 2002 và
2003, một số đoàn nghiên cứu thuộc Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Việt
Nam (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Viện Việt Nam học và Khoa
học phát triển) phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV thuộc
ĐHQG HN và Trường Đại học Chiêu Hoà, Trường Đại học Tổng hợp
Osaka, Trung tâm Khảo cổ học tỉnh Okinawa cùng một số cơ quan khoa
học khác của Nhật Bản đã đến khảo cứu ở khu vực Cái Làng và nhiều bến
cảng cổ thuộc Vân Đồn.
Tuy nhiên, cảnh quan và hiện trạng khu “bãi sành” đã thay đổi khá
nhiều kể từ chuyến thăm đầu tiên của đoàn vào mùa hè năm 1990. Một số

hộ dân trên đảo đã đào ao nuôi tôm cá và đây là nguyên nhân chủ yếu làm
mất đi dáng vẻ nguyên sơ và tàn phá khu di tích. Nhưng do được giải thích,
hướng dẫn của một số nhà khoa học và khách tham quan, một số người dân
trên đảo cũng đã có ý thức sưu tập lại những hiện vật mà họ cho là quý
hiếm. Số hiện vật nguyên vẹn hay tương đối nguyên vẹn chỉ có rất Ýt. Có
21
nhiều mảnh vỡ cho thấy là một phần của hiện vật lớn. Các mảnh vỡ phần
nhiều là từ các loại bình, hũ, vại (sành) và đồ gia dụng (chủ yếu là bát, đĩa,
chén gốm sứ). Trong số đó, người dân trên đảo đã đào được một số bình, vò
sành Việt Nam có niên đại thế kỷ XV-XVI, gốm Chu Đậu và mang phong
cách Chu Đậu của hệ lò vùng Hải Dương, Hưng Yên, Bát Tràng và hiện vật
gốm sứ Trung Quốc thời Minh - Thanh. Điều đáng chú ý là, tại nhiều địa
điểm của bến đảo luôn thấy nhiều lon sành có niên đại và kích cỡ khác
nhau. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về công dụng đa dạng của
loại hiện vật này. Qua quá trình khảo sát có thể thấy, khắp một dải bờ phía
tây của đảo Cái Làng đâu đâu cũng có dấu tích của con người và hoạt động
thương mại trong lịch sử.
Trong những lần khảo sát thực tế, trên sườn đồi phía tây của đảo Vân
Hải chúng tôi cũng đã tìm thấy nhiều dấu tích về những khu định cư của
người xưa và cả một hệ thống giếng nước trong đó nổi tiếng nhất là giếng
Hệu, nước trong và mát, chảy từ mạch ngầm trong lòng núi, mà đến nay
một số hộ dân trên đảo vẫn sử dụng. Do những nếp nhà cổ được làm trên
sườn dốc nên người ta thường chọn những địa điểm tương đối rộng và bằng
phẳng rồi tiến hành xẻ đồi, kè đá để giữ phần nền đất và móng nhà. Sự hiện
diện của những nền nhà cổ cho thấy trước đây Cái Làng đã là một khu định
cư đông đúc. Và cũng như bao làng quê Việt khác, Cái Làng cũng có một
ngôi đình làm trung tâm trong sinh hoạt cộng đồng mặc dù đây không phải
là một làng nông nghiệp mà là làng biển với cơ sở kinh tế chính yếu là khai
thác ngư nghiệp và thương nghiệp(48). Trải qua nhiều thế kỷ phát triển sôi
động, đến đầu thời Nguyễn, do cát bồi tụ nên một nhánh của sông Con

Mang dẫn vào thương cảng, không còn là con đường giao lưu thuận lợi nữa.
Những khi thuỷ triều xuống, ngay cả thuyền có trọng tải nhẹ cũng khó có
22
thể đi từ bến Con Quy để qua sông Mang vào Cái Làng. Do vậy, thực tế Cái
Làng đã trở thành một bến cảng chết. Vì lẽ sống, cư dân Cái Làng đã phải
di cư sang Quan Lạn, một đảo lớn, tương đối bằng phẳng, có đất nông
nghiệp, thuận lợi hơn cho việc đi biển, giao lưu với các đảo khác và đất
liền.
Song song với các hoạt động khoa học của đoàn nghiên cứu Việt Nam
và Nhật Bản do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG HN tổ
chức, những ngày cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2003, Viện Khảo cổ học đã
phối hợp với Ban Quản lý di tích và danh thắng Quảng Ninh đã khai quật di
tích bến Cái Làng, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Cái Làng là một địa danh,
một bến cảng được nhiều người dân địa phương và một số nhà nghiên cứu
coi là “Bến cảng chính”, “Cảng trung tâm” thậm chí địa danh này còn được
không Ýt người coi là vị trí duy nhất của thương cảng Vân Đồn xưa.
Trong diện tích khai quật 52m
2
, các nhà khảo cổ đã phát hiện được
5.000 mảnh hiện vật. Cùng với các vật liệu kiến trúc mà đặc biệt là các
mảnh ngói mũi lá mỏng thường tìm thấy trong các di tích kiến trúc đời Trần
còn có 1 chì lưới, 3 con kê gốm, 91 viên “đáo gốm”, 28 nắp vung, 4 hộp và
nắp hộp, 1 vòi Êm sứ, 7 mảnh quai và thân bình vôi, 1/2 vòng gốm, 1 thoi
gốm. Xương răng động vật có 25 chiếc chủ yếu là trâu, bò, chó, lợn, mèo
Mảnh gốm sành sứ là loại hiện vật chính của cuộc khai quật. Bao gồm: Đồ
đất nung 344 mảnh (chủ yếu là mảnh nồi, niêu), sành nung còn non có màu
đỏ nhạt: 697 mảnh, sành nung già có màu xám: 1.930 mảnh, sành tráng
men: 130 mảnh. Đồ sành đều là những mảnh vỡ của các vật dụng dùng để
chứa đựng nh chum, vại, ang, chậu, lon, hũ, vò với đử loại kích cỡ to nhá.
Hoa văn trang trí chủ yếu là loại vạch khắc hình sóng nước. Đồ bát sứ gồm

23
92 mảnh chủ yếu là vò hũ, đồ sứ ngoài 290 mảnh đồ sứ Trung Quốc, chủ
yếu là đồ sứ Minh - Thanh phát hiện ở những lớp bên trên, còn lại là đồ
gốm sứ Việt Nam có niên đại từ Lý - Trần, Lê trong đó có 18 mảnh gốm
thời Lý, 224 mảnh thời Trần, 251 mảnh gốm thời Lê sơ và 207 mảnh sứ
thời hậu Lê. Đồ gốm sứ chủ yếu là mảnh vỡ của các loại bát, đĩa, chén,
khay, Êm chủ yếu là đồ gia dông.
Với tầng văn hoá có độ sâu trung bình khoảng 1m các nhà nghiên cứu
thuộc Viện Khảo cổ học và Sở VHTT Quảng Ninh cho rằng khu vực Cái
Làng là một trung tâm buôn bán, tụ cư lâu dài trong lịch sử. Sự hiện diện
của những nền móng nhà cổ và hệ thống giếng cung cấp nước cho thấy ở
đây từng là địa bàn tụ cư khá đông đúc. Hiện tượng tiếp nối của các loại
hình hiện vật cũng như quan sát vách hố khai quật không thấy xuất lộ tầng
vô sinh cũng khiến cho các nhà nghiên cứu tin rằng các hoạt động của con
người ở đây là mang tính liên tục. Theo báo cáo khai quật của nhà khảo cổ
học Nguyễn Như Hồ thì: “Mật độ hiện vật tăng lên ở các lớp dưới hố khai
quật cho thấy càng ở lớp dưới, mật độ sinh sống, làm ăn của con người càng
tập trung. Theo đó, hoạt động của bến Cái Làng diễn ra thịnh đạt nhất vào
giai đoạn cuối Trần đầu thời Lê”(49).
Trong quá trình hình thành và phát triển, cảng Vân Đồn đã trở thành
một hệ thống bao gồm nhiều bến cảng liên kết với nhau rất chặt chẽ. Do
vậy, cùng với Cái Làng còn có bến Cống Cái thuộc thôn Sơn Hào, xã Quan
Lạn. Cống Cái còn có tên gọi là “Vụng Cống Cái” hay “Cái Cây Đa”. Suốt
3 mặt vụng và dải bờ bắc, tây bắc của núi Vân là bãi sành sứ có niên đại
tương tự nh ở Cái Làng. Và cũng nh ở Cái Làng, bến Cống Cái cũng có một
không gian tương đối rộng, bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc buôn bán,
24
định cư. Trong thung lũng và trên sườn núi vẫn còn hiển hiện khá rõ dấu
tích của nhiều lớp nền nhà, bằng chứng sinh động của một địa bàn cư trú cổ.
Các cụ già trong thôn cho biết thôn Sơn Hào do ba anh em họ Phạm từ

Thanh Hoá di cư ra lập nên, đến nay đã trải 12 đời. Thông tin mà cư dân địa
phương cung cấp có thể kiểm chứng dễ dàng bởi ngay cả lớp thanh niên
trên đảo vẫn giữ chất giọng Thanh Hoá với đặc trưng cơ bản về từ vựng và
việc nhầm lẫn giữa dấu hỏi và ngã trong phát âm. Sự thiên di của những
dòng người Thanh Hoá ra vùng Đông Bắc là một chủ đề nghiên cứu thú vị.
Và ngay cả vùng địa đầu Móng Cái cũng không chỉ nổi tiếng vì biển đẹp
Trà Cổ mà còn vì nơi đây từng là một thương cảng quan trọng. Móng Cái
còn có đình Trà Cổ, ghi khắc rất rõ những dấu Ên tưởng nhớ về miền quê
xứ Thanh - đất phát tích, bản bộ của nhà Lê.
Tại thôn Sơn Hào, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được vị trí
của một ngôi đình. Ngoài dấu vết của nền móng kiến trúc còn có một địa
điểm mà cư dân địa phương vẫn gọi là “Giếng Đình” hay “Giếng Tiền”.
Tương truyền, giếng có nguồn nước rất dồi dào, tinh khiết có thể cung cấp
đủ cho cư dân trong thôn và thuyền buôn từ phương xa tới tiếp nước ngọt.
Từ xưa, cư dân trên đảo hẳn là những con người năng động, tài giỏi và nhân
dân vùng đảo vẫn truyền tụng mãi câu ca “Gái Liễu Mai, trai làng Vân” để
ca ngợi vẻ đẹp của các cô gái Liễu Mai (Cái Làng) và các chàng trai làng
Vân (Sơn Hào) hào hiệp, giàu dũng khí(50). Hàng năm, vào ngày 18 tháng
6 âm lịch dân trong vùng thường tổ chức Hội đua thuyền, một sinh hoạt văn
hoá đặc thù của vùng sông nước.
Phía bắc đảo Vân Hải có đảo Con Quy và ở đây cũng có bến Con Quy
nay thuộc địa phận xã Minh Châu. Trước đây, có thể địa danh này gắn liền
25

×