Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tiểu luận triết học Phân tích cơ sở lý luận quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng của lí luận này đối với những ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.15 KB, 40 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

z

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ </b>

<b>TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN </b>

<b>ĐỀ TÀI: Phân tích cơ sở lý luận quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng của lí luận này đối với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay. </b>

<b>Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quỳnh Hương Nhóm thực hiện : 04 </b>

<b>Lớp hành chính : K59LQ3, K59LQ4 Lớp học phần : 231_MLNP0221_26 </b>

Năm học: 2023-2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên, nhóm 4 chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Quỳnh Hương – Giảng viên bộ môn Triết học Mác–Lênin tại trường Đại học Thương Mại. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thảo luận, cơ đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức về triết học, luôn sẵn sàng hướng dẫn và giải đáp mọi vướng mắc của chúng em để có thể hồn thiện đề tài thảo luận của mình một cách tốt hơn. Xuyên suốt quá trình giảng dạy, để sinh viên có thể tiếp cận và hiểu được chính xác kiến thức của bộ môn này, cô đã không ngừng đưa ra những ví dụ cụ thể, gần gũi, mang tính thực tế giúp chúng em dễ dàng tiếp thu kiến thức, biết vận dụng, liên hệ vào đời sống thực tiễn. Chính những phương pháp giảng dạy đầy mới mẻ và thú vị của cô đã khiến cho bộ môn Triết học trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô và tinh thần trách nhiệm, ý thức chủ động làm việc, nghiên cứu và thảo luận của các thành viên trong nhóm, chúng em đã hồn thành

<i><b>đề tài thảo luận “Quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin và sự vận dụng của lí </b></i>

<i><b>luận này đối với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu và bàn luận, chắc chắn sẽ </b></i>

khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế khiến bài thảo luận chưa thực sự hoàn thiện về mặt nội dung cũng như hình thức, vì vậy chúng em kính mong cơ có thể đưa ra những lời nhận xét và góp ý để chúng em có cơ hội hoàn thành bài làm tốt hơn.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn côNguyễn Quỳnh Hương và các thầy cơ trong khoa Lý Luận Chính Trị; kính chúc thầy cơ sẽ có thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU...5 </b>

<b>I. Nội dung đề tài...5 </b>

<b>II. Lí do và mục đích nghiên cứu...5 </b>

<b>III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...5 </b>

<b>IV. Mục tiêu và nhiệm vụ...5 </b>

<b>B. PHẦN NỘI DUNG...5 </b>

<b>I. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến...5 </b>

<b>1. Khái niệm...5 </b>

<b>2. Nội dung...6 </b>

<b>3. Tính chất của mối liên hệ………...7 </b>

<b>4. Ý nghĩa phương pháp luận...7 </b>

<b>II. Quan điểm toàn diện...7 </b>

<b>1. Khái niệm toàn diện...7 </b>

<b>2. Quan điểm toàn diện trong triết học...7 </b>

<b>3. Nguồn gốc của quan điểm tồn diện...8 </b>

<b>4. Cơ sở lí luận của quan điểm tồn diện...8 </b>

<b>5. Vai trị của quan điểm toàn diện...9 </b>

<b>6. Tầm quan trọng của quan điểm toàn diện trong nhận thức và thực tiễn ...9 </b>

<b>III. Sự vận dụng quan điểm để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay...10 </b>

<b>1. Tổng quan về đại dịch...10 </b>

<b>2. Sơ lược về đại dịch Covid-19...10 </b>

<b>2.1. Nguồn gốc...10 </b>

<b>2.2. Diễn biến đại dịch Covid-19...11 </b>

<b>2.3. Dấu hiệu triệu chứng của Covid-19...11 </b>

<b>2.4. Cách thức lây lan của đại dịch Covid-19...12 </b>

<b>2.5. Biện pháp kiểm soát...12 </b>

<b>3. Ảnh hưởng của Covid-19 đến một số vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam...12 </b>

<b>3.1. Ảnh hưởng/ tác động của đại dịch tới sự phát triển của kinh tế xã hội...12 </b>

<b>3.1.1. Giao thương/Hoạt động ngoại thương...12 </b>

<b>3.1.2. Các ngành nghề chế biến, chế tạo...14 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>3.1.3. Quan hệ chính trị, ngoại giao...15 </b>

<b>3.1.4. Du lịch...15 </b>

<b>3.1.5. Giao thông vận tải...17 </b>

<b>3.1.6. Sản xuất và xuất khẩu nông, ngư nghiệp...19 </b>

<b>3.1.7. Lao động và vấn đề việc làm...20 </b>

<b>3.1.8. Giáo dục... 21 </b>

<b>3.1.9. Môi trường...23 </b>

<b>3.2. Quan niệm, tư tưởng về đại dịch Covid-19...24 </b>

<b>3.2.1. Tư tưởng của nhân dân và Nhà nước ta trong thời kì bùng dịch...24 </b>

<b>3.2.2. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước... 25 </b>

<b>3.2.2.1. Giải pháp... 25 </b>

<b>3.2.2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong cơng cuộc đối phó với ảnh </b>

<b>hưởng của đại dịch Covid-19...26 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Nội dung đề tài </b>

- Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần:

+ Phần 1: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện

+ Phần 2: Vận dụng quan điểm trên để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.

<b>II. Lí do và mục đích nghiên cứu </b>

Triết học, cụ thể hơn là sự tồn diện ln hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế… hay thậm chí những sự việc diễn ra xung quanh mỗi con người. Đặc biệt trong thời điểm nước ta trải qua đại dịch Covid- 19, không chỉ nhìn nhận một chiều những ảnh hưởng tiêu cực làm xáo trộn mọi công việc, phong cách sinh hoạt của từng cá nhân mà Covid-19 cũng đem lại yếu tố tích cực cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Do đó, bài nghiên cứu không chỉ cung cấp những kiến thức liên quan đến quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác - Lênin mà còn nêu lên cái nhìn theo quan điểm tồn diện về ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay cũng như tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra giải pháp phù hợp.

<b>III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

-Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin và trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 ở Việt Nam.

-Phạm vi nghiên cứu: Phạm trù về quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin.

<b>IV. Mục tiêu và nhiệm vụ </b>

-Mục tiêu: Phân tích rõ quan điểm tồn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác- Lênin.

-Nhiệm vụ: Vận dụng quan điểm trên để phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

<b>B. PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1. Khái niệm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.

- Mối liên hệ: là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.

<b>2. Nội dung </b>

Thế giới bao gồm vô số các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau, trong lịch sử triết học, những người theo phương pháp siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng là tách biệt và khác biệt với nhau. Quan điểm siêu hình của các sự vật, hiện tượng khơng có mối quan hệ hay ràng buộc lẫn nhau. Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự tổng quát các quan hệ, tác dụng, hạn chế, quy định, động lực và sự biến đổi lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, quá trình. Theo quan điểm này phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến, ảnh hưởng lẫn nhau, vận động, biến đổi khơng ngừng. Trong một thế giới, khơng có sự vật, hiện tượng bị cô lập, tách rời nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng. Mặc dù các sự vật, hiện tượng của thế giới khác nhau và rất khác nhau nhưng chúng chỉ là những hình thức tồn tại cụ thể của thế giới vật chất, duy nhất. Ý thức của con người không phải là vật chất, nhưng cũng khơng thể tách rời vật chất, bởi vì ý thức chỉ là một thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ não của con người. Hơn nữa, nội dung của ý thức chỉ là sự phản ánh của các quá trình vật chất. Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình mà cịn là tính đa dạng của các mối liên hệ:Vì thế giới là một tổng thể với vô số sự vật, hiện tượng khác nhau, chúng luôn vận động và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Có mối liên hệ bên ngồi, có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ chung bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của hiện thực. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ bản chất và có mối liên hệ khơng bản chất, có mối liên hệ tất nhiên,có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự vật, có mối liên hệ giữa các mặt của mỗi sự vật. Việc phân loại các mối liên hệ là cần thiết vì mỗi mối liên hệ của con người có vai trị khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Phân loại còn là cơ sở để xác định lĩnh vực nghiên cứu của phép biện chứng duy vật và các ngành khoa học nhất định. Tuy nhiên,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

việc phân loại các mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi kiểu quan hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, mỗi mắt xích của mối quan hệ chung của tồn thế giới. Nó khơng chỉ là cơ sở khoa học của việc phân ngành mà còn là cơ sở hình thành các khoa học liên ngành.

<b>3. Tính chất của mối liên hệ </b>

- Tính khách quan: Mối liên hệ phổ biến là cả vốn có, tồn tại độc lập với con người; con người chỉ nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.

- Tính phổ biến: Mối liên hệ tồn tại bên trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng; giữa tất cả mọi sự vật, hiện tượng với nhau; trong mọi lúc mọi nơi; trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy…

- Tính đa dạng, phong phú, mn vẻ… sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể và các mối liên hệ có thể chuyển hóa cho nhau; ở những điều kiện khác nhau thì mối liên hệ có tính chất và vai trò khác nhau.

<b>4. Ý nghĩa phương pháp luận </b>

- Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính và mối liên hệ của chỉnh thể đó.

- Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.

- Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.

- Cần tránh quan đ phiến diện, siêu hình và chiết trung, ngụy biện.

<b>II. Quan điểm tồn diện 1. Khái niệm tồn diện: </b>

<small>• </small> Đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào. Sự phát triển toàn diện. Nghiên cứu vấn đề một cách tồn diện. Ví dụ: Nền giáo dục tồn diện.

<b>2. Quan điểm tồn diện: </b>

<small>• </small> <i>Khái niệm: Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp </i>

luận triết học, là quan điểm khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc thì cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố từ gián tiếp đến trung gian có liên quan đến sự vật. Quan điểm toàn diện mang tính đúng đắn trong các hoạt động hay là trong đánh giá một đối tượng nhất định nào đó. Các nhà nghiên cứu sẽ chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh hay một lĩnh vực duy nhất, quan điểm toàn diện đề cao việc kết hợp các khía cạnh khác nhau để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thực tế thì quan điểm này vẫn giữ nguyên giá trị khi cần thiết trong đánh giá hay phán xét đối tượng nào đó.

<i> Ví dụ: </i>

<small>• </small> Trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ; không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngồi để đánh giá tính cách, thái độ và năng lực của họ. Mà khi đánh giá cần có thời gian cho q trình quan sát tổng thể từ những phản ánh trong bản chất con người; các mối quan hệ của người này với người khác; cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại.

<b>3. Nguồn gốc: </b>

Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức. Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm tồn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của nó.

<b>4. Cơ sở lý luận của quan điểm tồn diện: </b>

<small>• </small> Quan điểm tồn diện có cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cùng các tính chất thể hiện trong tính khách quan, phổ biến và phong phú, sự đa dạng của các mối liên hệ và sự phát triển của tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

<small>• </small> Quan điểm tồn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, ta cần xem xét trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận; các yếu tố và các thuộc tính khác nhau với chính sự vật, hiện tượng đó. Đồng thời quan điểm toàn diện cần phải phân biệt từng mối liên hệ và chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên,... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của bản thân.

<small>• </small> Trong đặc điểm của duy vật biện chứng những nhìn nhận và đánh giá được xây dựng từ nhiều chiều và phản ánh những kết quả tồn tại trên thị trường. Những

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ngun nhân được tìm ra có ngun nhân trực tiếp hoặc tác động khơng trực tiếp cùng với đó là phản ánh năng lực, khả năng và cái nhìn đa chiều của một chủ thể.

<b>● Ý nghĩa của quan điểm tồn diện: </b>

<small>• </small> Khi phân tích bất cứ đối tượng nào thì ta cần có cái nhìn khách quan kết hợp vận dụng lý thuyết, tức xem xét đối tượng đó trong mối quan hệ ràng buộc và tương tác với các hệ thống khác, với các yếu tố tạo thành môi trường vận động và phát triển,... Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí và vai trị của từng khía cạnh, từng mối liên hệ cấu thành sự vật, hiện tượng hay đối tượng đó đặt trong khơng gian, thời điểm mà nó tồn tại.

<b>5. Vai trị của quan điểm tồn diện: </b>

<small>• </small> Quan điểm thể hiện được vai trò của người thực hiện khi phân tích trên các đối tượng. Mỗi khi tiến hành nghiên cứu và xem xét các sự vật, hiện tượng hay sự việc nào đó cần phải chú tâm đến các yếu tố có liên quan đến sự vật, sự việc hay hiện tượng đó. Hay chính là chú tâm đến tất cả những tác động lên chủ thể đang quan tâm. Khơng chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận theo tính chất tích cực hay cảm xúc mà cần phải tiến hành nhìn nhận trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đánh giá chun mơn thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

<small>• </small> Phương pháp này giúp ta thấy được sự phong phú và đa dạng của thế giới, và thúc đẩy sự phát triển của tri thức và sự hiểu biết. Với quan điểm tồn diện, ta có thể cân nhắc nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau, và từ đó đưa ra những quyết định và suy luận mang tính khách quan và tồn diện hơn.

(*)Tuy nhiên, quan điểm tồn diện cũng có thể gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin phức tạp và xung đột giữa các quan điểm khác nhau. Ngoài ra, việc áp dụng quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi sự tận tâm, kiên nhẫn và nhạy bén trong việc tìm hiểu và nắm bắt các khía cạnh khác nhau của vấn đề.

<b>6. Tầm quan trọng của quan điểm tồn diện: </b>

- Tính chất tồn diện là tính chất cần thiết, quan trọng. Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, những phản ánh trên sự vật đều được giải thích và đều cần phải giải thích khi những ngun nhân ln tồn tại và sự vật tác động lẫn nhau. Khi đó, việc nhìn nhận và đánh giá muốn mang đến hiệu quả phải dựa trên những tính chất phản ánh đầy đủ nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Việc nắm chắc quan điểm này giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện về sự vật và hiện tượng chúng ta nghiên cứu, tránh được những quan điểm phiến diện, một chiều, thuật ngụy biện hay chủ nghĩa chiết trung. Từ đó có thể kết luận về bản chất quy luật chung của sự vật, hiện tượng để đề ra những kế hoạch có tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả nhất cho thực tiễn.

<b>III. Sự vận dụng quan điểm để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến các vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay. </b>

<b>1. Tổng quan về đại dịch. </b>

Tổ chức Y tế Thế giới - WHO định nghĩa về đại dịch như sau: “Một đại dịch là sự lây lan trên toàn thế giới của một căn bệnh mới”. Một căn bệnh đặc hữu phổ biến và ổn định về số lượng người mắc bệnh thì đó khơng phải là một đại dịch. Một số đặc điểm chung của một đại dịch bao gồm:

• Lan truyền rộng rãi: Bệnh lan truyền từ người này sang người khác một cách nhanh chóng và rộng rãi, đặc biệt trong mơi trường đơng người hoặc có sự tiếp xúc gần gũi.

• Tác động lớn: Đại dịch có thể tác động lên nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm sức khỏe, kinh tế, xã hội, chính trị và tâm lý của cộng đồng.

• Địn đau xã hội và kinh tế: Đại dịch thường dẫn đến các biện pháp kiểm soát như giới nghiêm, cách ly xã hội và đóng cửa doanh nghiệp, gây ra tác động kinh tế và xã hội lớn.

• Cần có sự can thiệp: Để kiểm sốt đại dịch, cần có sự can thiệp quy mơ lớn từ các cơ quan chính phủ, tổ chức y tế và cộng đồng.

<i>Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch. Cái chết Đen, hay dịch hạch đen xảy ra ở châu </i>

Âu thế kỷ 13 đã giết chết một phần ba dân số toàn châu Âu. Ở Hungary thế kỷ 16 cũng có dịch

<i>sốt phát ban do rận. Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm chết ước tính khoảng hơn 50 - 100 </i>

<i>triệu người. Châu Á năm 1957 có dịch cúm do virus cúm A. Đại dịch cúm khởi phát ở Hồng Kông năm 1968 cũng do virus cúm A. Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra ở </i>

nhiều quốc gia là đại dịch xuất hiện gần đây nhất.

<b>2. Sơ lược về đại dịch Covid-19 2.1. Nguồn gốc </b>

<i>COVID-19, còn được gọi là Coronavirus Disease 2019, là một bệnh đường hô hấp cấp do </i>

virus SARS-CoV-2 gây ra. COVID-19 được phát hiện vào cuối tháng 12 năm 2019 bắt nguồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

từ một khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nguyên nhân cụ thể của virus này vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nghiên cứu đề xuất rằng virus có thể xuất phát từ lồi động vật, có thể là dơi, và sau đó được lây lan sang con người. Nó đã trở thành một đại dịch toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của con người và gây ra tác động toàn cầu trên nền kinh tế, xã hội và sức khỏe.

<b>2.2. Diễn biến đại dịch Covid-19 </b>

Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên được ghi nhận ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.

Từ Vũ Hán, COVID-19 đã nhanh chóng lan truyền ra tồn cầu. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu", trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 126.000 và dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê của “Our World in data”, tính đến ngày 18 tháng 10 năm 2023, trên thế giới đã ghi nhận hơn 771,41 triệu ca mắc trong đó khoảng 6,97 triệu ca tử vong. Ở Việt Nam, con số này là 11,62 triệu ca mắc và khoảng 43,21 nghìn trường hợp tử vong.

<b>2.3. Dấu hiệu triệu chứng của Covid-19 </b>

Sau khi nhiễm phải virus SARS-CoV-2 do lây nhiễm từ người bệnh, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 - 14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian này, người bệnh gần như khơng có triệu chứng gì nhưng virus vẫn tồn tại và có thể lây truyền bệnh.

Sau thời gian ủ bệnh, triệu chứng sớm do virus SARS-CoV-2 gây ra sẽ xuất hiện vào từ 2 - 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Triệu chứng của mỗi người có thể là khác nhau tùy theo thể virus cũng như khả năng miễn dịch của người bệnh, thường gặp gồm:

• Sốt là dấu hiệu phổ biến sớm nhất để nhận biết một người nhiễm virus SARS-CoV-2, hầu hết người mắc bệnh đều sốt từ 38 độ C trở lên. Triệu chứng sốt thường là gai rét, ớn lạnh. • Ho khan cũng là triệu chứng nhiễm 19 xuất hiện sớm và phổ biến. Ho do Covid-19 không thể trị dứt điểm với thuốc ho thơng thường.

• Cơ thể mệt mỏi, Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 40% bệnh nhân Covid-19 xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi trong giai đoạn sớm, có thể kéo dài suốt thời gian mắc bệnh và cả khi bệnh kết thúc một vài tuần.

• Tức ngực khó thở là dấu hiệu nặng khi nhiễm Covid-19

Có thể thấy, các triệu chứng sớm của nhiễm Covid-19 rất giống với cảm cúm do virus thông thường nên dễ bị nhầm lẫn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.4. Cách thức lây lan của đại dịch Covid-19 </b>

<i>• Lây truyền qua tiếp xúc gần: COVID-19 chủ yếu lây bệnh qua đường hô hấp, truyền </i>

thông qua tiếp xúc gần với người bệnh. Khi người nhiễm bệnh hoặc nói chuyện, các giọt bắn nhỏ có thể lơ lửng trong khơng khí và bị hít vào cơ hơ hấp của người khác. Việc hít phải các giọt bắn này chứa virus có thể dẫn đến lây nhiễm.

<i>• Lây truyền qua tiếp xúc với chất bẩn hoặc bề mặt nhiễm bệnh: Virus có thể tồn tại </i>

trên các bề mặt và vật dụng trong khoảng thời gian ngắn. Nếu người chạm vào bề mặt nhiễm bệnh và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng mà khơng rửa tay, virus có thể lây nhiễm.

<i>• Lây truyền từ người khơng có triệu chứng: Một đặc điểm đáng chú ý của </i>

COVID-19 là người có thể lây truyền virus ngay cả khi họ khơng có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Điều này làm cho việc kiểm soát sự lây lan của virus trở nên khó khăn hơn.

<b>2.5. Biện pháp kiểm soát </b>

Để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhiều biện pháp kiểm soát đã được triển khai. Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, rửa tay thường xuyên, và việc tiêm chủng vaccine đều là các biện pháp quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

<b>3. Ảnh hưởng của Covid-19 đến một số vấn đề của đời sống xã hội ở Việt Nam. 3.1. Ảnh hưởng/ tác động của đại dịch tới sự phát triển của kinh tế xã hội. </b>

Làn sóng đại dịch Covid 19 đã hồnh hành và tác động tiêu cực đến mọi miền trên thế giới, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế-xã hội toàn cầu, tác động đến cách chúng ta sống và làm việc. Nhận định được ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid 19, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội: kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các tác động của đại dịch Covid 19 có tính bao trùm khi tác động tới mọi lĩnh vực ngành nghề từ kinh tế, tới văn hoá xã hội và nhiều lĩnh vực khác như làm gián đoạn hoạt động của chuỗi cung ứng thương mại quốc tế đối với cung - cầu hàng hóa… Cụ thể, sự tác động đến từng lĩnh vực như sau:

<b>3.1.1. Giao thương/Hoạt động ngoại thương </b>

Hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất nhập khẩu đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong phát triển kinh tế ở các quốc gia và ảnh hưởng tích cực đến chỉ số tăng trưởng kinh tế. Đại dịch Covid -19 đã bùng phát nhanh chóng lan ra rộng ra tồn cầu và gây thiệt hại nặng nề, làm gián

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

đoạn chuỗi cung ứng thương mại quốc tế. Chính sách đóng cửa biên giới quốc gia, hạn chế lưu thơng hàng hố, dịch vụ cũng góp phần làm sụt giảm hoạt động thương mại. Theo Bộ Công Thương, dịch Covid-19 tác động trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở 5 điểm chính gồm: nhu cầu hàng hóa sụt giảm mạnh, giao thương hạn chế, hoạt động thơng quan hàng hóa khó khăn, nguồn lao động và sức khỏe của doanh nghiệp, giá hàng hóa giảm mạnh. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Việt Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi đại dịch COVID-19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

Do các thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, EU,.. đã sụt giảm nhu cầu nhập khẩu nên tăng trưởng xuất khẩu bị suy giảm đáng kể. Đây cũng chính là những đối tác thương mại lớn, những thị trường xuất khẩu khá tiềm năng của Việt Nam. Chính vì vậy, khi các đối tác này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì gần như các hoạt động đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Ví dụ như trong năm 2020 tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tụt giảm hơn 31% so với năm 2019.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tháng 5/2020, xuất nhập khẩu của Việt Nam mặc dù có sự cải thiện so với tháng 4/2020 nhưng vẫn sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hai con số, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 33,3 tỷ USD. Đây được xem là điểm sáng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm 2020 đến nay, nhất là trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI (bao gồm cả dầu thô) giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2019 do tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch của cả ba nhóm ngành quan trọng đều giảm, trong đó nhóm hàng cơng nghiệp chế biến có mức giảm thấp nhất là 1,2% so với cùng kỳ năm 2019, tiếp theo là đến nhóm hàng nơng, thủy sản với mức giảm 4,7% và nhiên liệu khống sản có mức giảm cao nhất là 31,3%. Như vậy, khơng cịn chỉ là giảm tốc nữa, chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, bị nhiều đối tác cắt đơn hàng, xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng gặp nhiều khó khăn trong quý II/2020. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 97,48 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,5%).

Như vậy tiếp nối tháng 4, hoạt động thương mại trong tháng 5 của Việt Nam mặc dù đã có những khởi sắc nhưng vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong 5 tháng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

vẫn là những thị trường lớn như: Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi đó những thị trường lớn khác như EU, ASEAN, Hàn Quốc lại giảm.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt Nam, chiếm tới gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Ngay sau khi dịch bùng phát, các sản phẩm trái cây chủ lực như thanh long, dưa hấu ngay lập tức ùn ứ, tồn đọng với số lượng lớn. Nếu dịch không được sớm kiểm sốt, chỉ trong vịng một vài tháng tới, lại sẽ tiếp tục kêu gọi giải cứu các loại nông sản khác như vải thiều, măng cụt, dừa khi các nông sản này bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước 4 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 2,33 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019.

<b>3.1.2. Các ngành nghề chế biến, chế tạo </b>

Các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo bị ảnh hưởng sâu sắc bởi dịch bệnh lan rộng, gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất. Các thị trường cung cấp nguyên vật liệu sản xuất bị gián đoạn , tác động mạnh tới chuỗi cung ứng trong ngành nghề chế tạo.Việc đóng cửa hàng hoạt nhà máy ở Trung Quốc - Công xưởng của thế giới” dẫn đến hệ luỵ sản xuất sụt giảm do phần lớn linh kiện được cung cấp bởi đất nước tỷ dân này. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo và chế biến của Việt Nam đều sụt giảm.Theo báo cáo của tổng cục thống kê tính đến quý ba năm 2021: ngành chế biến, chế tạo giảm 4,6% (tháng 7 tăng 0,7%, tháng 8 giảm 9,3%, tháng 9 ước tính giảm 4,9%). Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến một số dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ thầu hoặc chủ đầu tư sử dụng số lượng lớn chuyên gia và lao động Trung Quốc do bị hạn chế trở lại Việt Nam phòng lây nhiễm dịch bệnh.

Doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế đều phụ thuộc lớn vào “đầu vào, đầu ra” từ các đối tác lớn, nên quy mô tác động đến các doanh nghiệp là rất rộng, hầu hết các doanh nghiệp đều bị cắt giảm, thậm chí bị

<b>ngưng các đơn đặt hàng (cả đầu vào và đầu ra; chỉ có 30-50% tỷ lệ các đơn hàng vẫn tiến hành </b>

giao cho khách đúng tiến độ, trong khi đó tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng là 20-40%, yêu cầu hủy là 20-30%; nhưng xu hướng tiêu cực vẫn đang tăng lên do đại dịch Covid - 19 trên toàn thế giới vẫn chưa tới đỉnh và đang diễn biến rất phức tạp, nhiều nước phải thực hiện phong tỏa xã hội, cách ly xã hội trở lại).

Những doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, LG, Formosa, Honda,…cũng gặp phải bất lợi về nguồn cung nguyên liệu và nhân lực đầu vào nhập từ Trung Quốc, nếu dự trữ và nguồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thay thế hạn chế. Theo các chuyên gia F.S nhận định, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm nguồn hàng hóa đầu vào thay thế trong thời gian ngắn. Sự tác động tiêu cực tới xuất nhập khẩu ngày càng trầm trọng dẫn đến đứt gãy cung- cầu việc làm , tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

<b>3.1.3. Quan hệ chính trị, ngoại giao </b>

Đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng sâu sắc tới các mối quan hệ quốc tế, ảnh hưởng tới hệ thống chính trị của nhiều quốc gia như nhiều cuộc bầu cử đã phải tạm hoãn do tình hình khơng khả quan của dịch bệnh. Sự bất đồng, xung đột giữa các quốc gia diễn ra ngày một lớn dần. Dẫu đã có những thỏa thuận, liên kết chặt chẽ từ trước nhưng liên minh Châu Âu vẫn bị chia rẽ vì cách thức vì cách thức xử lý và đối phó với đại dịch Covid 19.Cụ thể như các biện pháp tài chính và kinh tế để chiến đấu với đại dịch đã mang lại kết quả không như ý do các ý kiến khác nhau giữa các nước đang gồng mình chống dịch như Italia và Tây Ban Nha với các nước đang có tình hình khả quan hơn như Đức và Hà Lan. Hay như vấn đề di cư càng trở nên trầm trọng khi các nước đều tìm cách đóng cửa biên giới, hạn chế di chuyển giữa các quốc gia. Thậm chí có nước quyết định đóng cửa biên giới khơng cảnh báo trước và hậu quả ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế. Đây cũng là một trong những lý do kích động hoạt đồng bài ngoại và phân biệt chủng tộc của cánh cực hữu.

Đại dịch cũng đã làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, xung đột vốn giữa các quốc gia như giữa Mỹ, Liên minh Châu Âu với Nga và Trung Quốc.Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che đậy mức độ bùng phát cũng như khả năng lây nhiễm của dịch Covid-19 để tích trữ vật tư y tế hay ăn cắp nghiên cứu về virus corona. Uỷ ban Châu Âu cáo buộc Nga và Trung Quốc đang điều hành những hoạt động gây ảnh hưởng và chiến dịch đưa tin sai lệch có chủ đích tại Liên minh châu Âu, khu vực lân cận và trên toàn cầu, đồng thời cáo buộc các phương tiện truyền thông Nga sử dụng đại dịch như một công cụ để tuyên truyền chống phương Tây.

Sự bất đồng, leo thang của xung đột liên quan đến đại dịch ngày càng được bộc lộ rõ ràng. Cạnh tranh địa chính trị của cuộc khủng hoảng theo nghĩa tiêu cực nhất của nó cũng đang dần bộc lộ. Việc đổ lỗi, tố cáo lẫn nhau giữa các quốc gia không giải quyết được vấn đề của đại dịch mà chỉ làm cho nó trở nên trầm trọng , căng thẳng hơn và biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn.

<b>3.1.4. Du lịch </b>

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

với phát triển các ngành kinh tế có liên quan. Trước ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, du lịch thế giới nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung chịu nhiều tổn thất lớn.Và đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam- ngành công nghiệp không khói, khiến cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch Việt Nam đối mặt với những thách thức chưa từng có trước đây, kể từ tháng 3/2020, Việt Nam tạm ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ hoạt động du lịch trong nước, nhưng thị trường du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát. Cụ thể trong năm 2020, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 78,7% so với năm 2019, trong đó, hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020; khách du lịch trong nước cũng giảm gần 50%; tổng thu du lịch cả nước thiệt hại lên đến 530 nghìn tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD)...

Năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp ngành du lịch Việt Nam chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19. Theo thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đạt 88,2 nghìn lượt người, giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến bằng đường hàng khơng đạt 55,7 nghìn lượt người, chiếm 63,2% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 98,2%; bằng đường bộ đạt 32,3 nghìn lượt người, chiếm 36,6% và giảm 94,2%; bằng đường biển đạt 216 lượt người, chiếm 0,2% và giảm 99,9% (Báo cáo của Tổng cục Thống kê ). Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam và lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ.

Dịch Covid 19 không chỉ tác động tới sự sụt giảm số lượng khách du lịch mà còn tác động đến cơ sở lưu trú. Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20 - 30% so với cùng kỳ năm trước. Các khách sạn trên khắp tỉnh thành cả nước đóng cửa vì đại địch, lần lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%.

Đối với các công ty đa quốc gia thậm chí cịn giảm 4/5 số lượng nhân viên. Ít nhất cho đến hết tháng 6/2020, hơn 80% nhân sự khơng có việc làm.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành phải đóng cửa, dừng hoạt động, cạn kiệt nguồn lực về tài chính. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: Bắc Ninh giảm 61,8%; TP. Hồ Chí Minh giảm 53,6%; Hải Phòng giảm 46,5%; Hà Nội giảm 44,3%; Đà Nẵng giảm 43,5%; Quảng Ninh giảm 36,6%; Cần Thơ giảm 20,3% .

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch. Thực tế cho thấy, ngành Du lịch Việt Nam gặp 2 vấn đề chính: sự phụ thuộc của ngành Du lịch hiện tại đối với thị trường Trung Quốc, và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi có khủng hoảng xảy ra.

<b>3.1.5. Giao thơng vận tải </b>

Nhìn lại bức tranh GTVT qua 3 năm dịch COVID-19 bùng phát cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch đến ngành chủ chốt này là nhiều đến nhường nào. Các ngành vận tải từ đường bộ, đường sắt đến đường hàng không … tất cả đều trong tình trạng điêu đứng, buộc phải dừng hết mọi hoạt động trong một thời gian dài.

<b>Về vận tải hàng khơng: Trong báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 </b>

tháng đầu năm 2021, với ngành hàng không, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị trường sụt giảm nghiêm trọng nhất, nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 giảm 34,5 - 65,9%, doanh thu các doanh nghiệp hàng không giảm 61% so với năm 2019.

Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, số nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên tới 36.000 tỷ đồng. Doanh thu cũng bị giảm sâu trong hai quý đầu năm, trong đó, tháng 5 và 6/2021 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020, khiến các hãng càng thêm suy kiệt. Và theo ông Bùi Dỗn Nề, Phó Chủ tịch kiêm, Tổng thư ký VABA, do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.

<b>Hoạt động của vận tải đường bộ cũng chịu thiệt hại nặng nề không kém. Với sự diễn biến </b>

phức tạp của dịch Covid-19, khi nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội dẫn đến đứt gãy các tuyến vận tải. Cơng tác vận tải nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, tiếp cận nguồn hàng do nhiều địa phương áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với cấp độ khác nhau. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên bị gián đoạn, có thời điểm bị dừng hoạt động. Thậm chí, nếu được phép hoạt động thì cũng chỉ được chở lượng khách bằng 50% sức chứa của phương tiện để thực hiện phòng chống dịch.

Số liệu của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, sản lượng, doanh thu vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2021 chỉ bằng từ 20-30% so với trước dịch; sản lượng, doanh thu vận tải hàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hóa ước đạt khoảng 70-80%. Tỷ lệ phương tiện hoạt động bình qn trên tồn quốc trong tháng 5/2021 chỉ đạt hơn 50% so với trước dịch.

<b>Vận tải đường sắt cũng khơng thốt khỏi sự ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh với </b>

tình cảnh cịn ảm đạm hơn .

Theo Tổng cơng ty Đường sắt Việt Nam (VNR), dịch COVID-19 đã khiến ngành đường sắt dừng khai thác 2.886 chuyến tàu từ tháng 2 đến tháng 5-2020. Trong khi đó, tỉ lệ khách trên các đoàn tàu 6 tháng đầu năm cũng chỉ đạt trên dưới 56%.

Đến tháng 7-2020 dịch COVID-19 tái bùng phát, đường sắt tiếp tục thiệt hại khi trong 18 ngày, hành khách đã trả lại vé với số tiền 34,4 tỉ đồng. 10 đoàn tàu trên tuyến Hà Nội - TP.HCM mỗi ngày phải cắt giảm còn 4. Các tuyến tàu khách địa phương cũng bị cắt giảm hoặc dừng chạy tàu vì khơng có khách. Trong 8 tháng đầu năm 2020, doanh thu của công ty mẹ VNR chỉ đạt 1.164,7 tỉ đồng, bằng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 55,5% kế hoạch năm; doanh thu hợp nhất tồn tổng cơng ty đạt 4.088 tỉ đồng, bằng 77,8% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 64,4% kế hoạch năm.

Tổng cty đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, với riêng năm 2020 , VNR đã thua lỗ 1324 tỷ đồng .

<b> Vận tải biển cũng khó tránh khỏi thiệt hại với những tác động nặng nề từ dịch covid-19. </b>

Số lượng tàu thuyền vận chuyển hàng hóa vào, rời cảng biển Việt Nam của Quý I/2020 so với Quý I/2019 giảm khoảng 15%, chủ yếu các tuyến từ Trung Quốc - Việt Nam.

Các chuyến tàu biển chở hành khách từ các quốc gia trên thế giới đến Việt Nam cũng có số lượng hủy chuyến lớn, ước giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái Báo cáo của các công ty khai thác cảng hành khách cho thấy, các tàu du lịch lớn đang báo hoãn các chuyến tàu trong tháng 2 và các tháng tiếp theo do sự bùng phát của dịch virut Covid-19 trên toàn cầu, do đó chắc chắn có sự sụt giảm lượng hành khách trong tháng 2 và các tháng tiếp theo.

<b>Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa cũng chỉ đạt đạt 24,11 triệu tấn, mức luân chuyển </b>

hàng hóa đạt 5.264,8 triệu tấn.km, giảm lần lượt là 10,7% và 8,8% so với tháng 1 (thời điểm trước khi có dịch bệnh).Vận tải hành khách đạt 16,69 triệu hành khách giảm 2,0% so sánh với cùng thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Có thể thấy sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề và nghiêm trọng đối với GTVT. Làm ngành vận tải điêu đứng và lao đao đi tìm lại vị trí của mình trong sự phát triển và phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên theo quan điểm tồn diện nếu chỉ nhìn sự vật, hiện tượng ở một mặt, một chiều, một khía cạnh thì khơng thể đánh giá được một cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chính xác sự vật hiện tượng mà cần phải đặt nó vào một mối liên hệ cụ thể trong từng hoàn cảnh, điều kiện lịch sử tương ứng. Cụ thể là ta thấy bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì dịch covid cũng đem lại một số ích lợi bất ngờ cho đời sống xã hội: Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa trên diện rộng thì lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ những loại khí thải độc hại và khói bụi, đặc biệt tại những thành phố lớn. Về việc giảm thiểu tần suất của các phương tiện lưu thơng góp phần làm giảm khí thải được thải ra mơi trường, lượng khí CO thải ra giảm mạnh ở các khu đơ thị và nhờ vậy chất lượng khơng khí ngày một cải thiện. Tầng ozone của trái đất cũng dần hạ nhiệt và phục hồi nhanh chóng. Thêm vào đó là tỉ lệ tai nạn giao thơng được có xu hướng giảm đi đáng kể .

<b>3.1.6. Sản xuất và xuất khẩu nông, ngư nghiệp </b>

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản hầu như không bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản đã diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, khi thực hiện giãn cách xã hội thì các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản đã bị ảnh hưởng rất nhiều, cụ thể:

<i><b>Trong sản xuất trồng trọt, hoạt động sản xuất tương đối ổn định, có gặp khó khăn do giá phân </b></i>

bón tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất; có một số diện tích chun trồng rau bà con nông dân tạm dừng sản xuất do sản xuất ra không tiêu thụ được, một số trang trại trồng rau thiếu lao động

<i>do thực hiện giãn cách xã hội (không thể áp dụng 3 tại chỗ), khó khăn chủ yếu ở khâu tiêu thụ </i>

các sản phẩm đến vụ thu hoạch, công tác vận chuyển sản phẩm, dẫn đến giá các loại nông sản giảm thấp, đặc biệt là cây ăn quả.

<i><b>Trong sản xuất chăn nuôi, hoạt động sản xuất cũng tương đối ổn định, có gặp khó khăn do giá </b></i>

thức ăn chăn ni tăng cao, chi phí phịng chống dịch bệnh tăng, làm tăng chi phí sản xuất, trong khi đó: trừ giá trứng đang tăng cao, giá thịt giảm, nhất là thịt heo nên một số cơ sở chăn nuôi heo, gà sau khi xuất bán không dám tái lập đàn; tiêu thụ sản phẩm hầu như không gặp khó khăn do đa số các trang trại chăn ni heo, gà chăn ni theo hình thức gia công nên đầu ra sản phẩm ổn định.

<i><b>Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, hoạt động sản xuất cũng tương đối ổn định, có gặp khó </b></i>

khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất; một số cơ sở ni cơng nghiệp, nuôi lồng bè sau khi xuất bán không dám tái lập đàn; một số sản phẩm cá nước ngọt, cá nuôi lồng bè đến vụ thu hoạch có gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá bán giảm thấp.

</div>

×