Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Các phương pháp điều tra hỏng hóc và mối tương quan giữa chúng với phân tích abc pareto ứng dụng nguyên lý pareto trong quản lý bảo trì (phân tích qua một ví dụ điển hình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.37 KB, 41 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH TẾ</b>

<b>TIỂU LUẬN GIỮA KỲ Đề</b>

<b> tài: Các phương pháp điều tra hỏng hóc và mối tương quan giữa</b>

chúng với phân tích ABC-Pareto. Ứng dụng nguyên lý Pareto trong quản lý bảo trì (phân tích qua một ví dụ điển hình).

<b>Giảng viên: ThS. Nguyễn Phương Quang Học phần: Quản lý bảo trì cơng nghiệp </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1.2. Giới thiệu về ABC-Pareto...5</b>

<b>CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA HỎNG HÓC...6</b>

<b>2.1. Khái niệm...6</b>

<b>2.2. Ngun nhân...6</b>

<b>2.3. Các dạng hỏng hóc điển hình...7</b>

<b>CHƯƠNG 3: CÁC CƠNG CỤ HỖ TRỢ PHÂN TÍCH ABC - PARETO...12</b>

<b>3.1. Phương pháp tìm lỗi trong thiết bị...12</b>

<b>3.2. Phân tích hệ thống lỗi...13</b>

<b>3.3. Tài liệu hoá các sai hỏng...14</b>

3.3.1. Phiếu kiểm soát (Check Sheets)...15

3.3.2. Lưu đồ (Flowchart)...16

3.3.3. Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram) xương cá...17

3.3.4. Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)...20

3.3.5. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)...21

3.3.6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)...22

3.3.7. Biểu Đồ Kiểm Soát (Control Chart)...23

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ABC - PARETO QUA PHÂN TÍCH SỰ CỐ HỎNG HĨC </b>

<b>CỦA THIẾT BỊ...25</b>

<b>4.1. Khái niệm...25</b>

<b>4.2. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ Pareto...26</b>

<b>4.3. Cơng thức tính các đại lượng trong phân tích ABC - Pareto...27</b>

<b>4.4. Mối tương quan giữa phương pháp điều tra hỏng hóc và phân tích ABC - Pareto... 27</b>

<b>CHƯƠNG 5: THỰC TIỄN VỀ ABC - PARETO...30</b>

<b>5.1. Ứng dụng nguyên lý Pareto trong quản lý bảo trì...30</b>

5.1.1. Phân loại - nhận dạng chế độ ưu tiên...30

5.1.2. Mua sắm thiết bị...30

5.1.3. Bảo trì...30

5.1.4. Sửa chữa – Cải tiến...30

5.1.5. Xác định nguyên nhân hỏng hóc...31

<b>5.2. Dữ liệu đầu vào...31</b>

<b>5.3. Phân tích kỹ thuật ABC - Pareto qua ví dụ...31</b>

<b>5.4. Đánh giá ABC - Pareto...32</b>

5.4.1. Thuận lợi khi sử dụng ABC - Pareto...33

5.4.2. Khó khăn khi sử dụng ABC - Pareto...33

<b>KẾT LUẬN...34</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...35</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 1: Tam giác định hướng doanh nghiệp ổn định và phát triển...4

Hình 2: Biểu đồ hư hỏng dạng ngẫu nhiên...7

Hình 3: Biều đồ dạng hư hỏng ban đầu...8

Hình 4: Biểu đồ sự gia tăng hư hỏng...8

Hình 5: Biểu đồ dạng hư hỏng sau thời điểm khởi đầu thiết bị đi vào ổn định...9

Hình 6: Biểu đồ dạng hư hỏng ở giai đoạn cuối của thời kỳ làm việc ổn định...10

Hình 7: Đường cong bồn tắm – biểu diễn tỷ lệ hư hỏng...10

Hình 8: Lưu đồ phân tích hệ thống lỗi...13

Hình 9: Phiếu kiểm điều tra các sai lỗi của xe máy...16

Hình 10: Lưu đồ sửa chữa thiết bị...17

Hình 11: Phác hoạ sơ đồ xương cá...18

Hình 12: Sơ đồ xương cá sơ bộ...18

Hình 13: Sơ đồ xương cá chi tiết...19

Hình 14: Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân gây nên lỗi xước màn hình...20

Hình 15: Biểu đồ mật độ phân bổ...21

Hình 16: Biểu đồ Pareto về lỗi sản phẩm...22

Hình 17: Biểu đồ Pareto...22

Hình 18: Các dạng của biểu đồ phân tán...23

Hình 19: Biểu đồ kiểm sốt chất lượng sắt...24

Hình 20: Phiếu kiểm soát hư hỏng trong 1 năm 6 tháng của máy lạnh tại cơng ty Jabil...31

Hình 21: Bảng tính tần suất và tần suất tích lũy của chi phí và số lần hỏng hóc...32

Hình 22: Biểu đồ Pareto...32

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1: Cơng thức tính các đại lượng trong phân tích ABC - Pareto...27 Bảng 2: Bảng số liệu...31

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Trong môi trường công nghiệp cạnh tranh cao, quản lý bảo trì hiệu quả là rất quan trọng để đạt được hiệu suất và độ tin cậy tối ưu của thiết bị và máy móc. Các phương pháp điều tra lỗi đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của sự cố và cải thiện hiệu quả tổng thể của các hoạt động bảo trì. Nguyên tắc Pareto, còn được gọi là quy tắc 80/20, đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lý khác nhau, bao gồm cả quản lý bảo trì, để ưu tiên các nhiệm vụ và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Bài viết này nhằm mục đích khám phá mối tương quan giữa các phương pháp điều tra lỗi và ứng dụng phân tích ABC - Pareto trong quản lý bảo trì, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định sáng suốt và thúc đẩy cải tiến liên tục trong hoạt động của nhà máy.

Để đạt được mục tiêu này, trước tiên chúng tôi sẽ cung cấp tổng quan về các phương pháp điều tra lỗi phổ biến, chẳng hạn như Phân tích nguyên nhân gốc rễ (RCA), Phân tích tác động và chế độ lỗi (FMEA) và Phân tích cây lỗi (FTA), nêu rõ các điểm mạnh và điểm yếu tương ứng của chúng. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào khái niệm phân tích ABC -Pareto, làm sáng tỏ các nguyên tắc cơ bản và tầm quan trọng của nó trong quản lý bảo trì. Thơng qua một nghiên cứu điển hình, chúng tơi sẽ chứng minh cách áp dụng nguyên tắc Pareto để ưu tiên các nhiệm vụ bảo trì, tối ưu hóa phân bổ nguồn lực và giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị.

Bằng cách tích hợp các phương pháp điều tra lỗi với phân tích ABC - Pareto, các nhà quản lý bảo trì có thể thu được những hiểu biết có giá trị về các dạng lỗi nghiêm trọng nhất và tác động tương ứng của chúng đối với hiệu suất của thiết bị. Cách tiếp cận toàn diện này không chỉ cho phép thực hiện các chiến lược bảo trì chủ động mà cịn thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục, cuối cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí bảo trì.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG1.1. Dẫn nhập</b>

Trong sản xuất, vấn đề mấu chốt giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển, đều nằm trong 3 từ: năng suất, chất lượng và chi phí. Nhưng ba hay chỉ là một? Thật ra, trong quản lý, nên tập trung định hướng vào 1 trong 3 yếu trên, và dù với định hướng nào cũng sẽ đều đạt được kết quả với cả 3. Vì muốn đạt kết quả tốt ở mặt này, thì đều phải có các giải pháp liên quan đến 2 mặt kia:

 Năng suất cần được xem xét đến tính hiệu quả và hiệu quả phải thơng qua chi phí. Muốn năng suất cao cần chất lượng đội ngũ và máy móc cao.

 Chất lượng được hiểu là làm sao đem đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng, còn những sản phẩm lỗi phải được loại bỏ, những lãng phí do tái chế trong q trình sản xuất thì khơng được quan tâm quản lý.

 Muốn giảm chi phí khơng có cách nào khác là phải nâng cao năng suất làm việc và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Theo Genichi Taguchi đã nói: “Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí”

<i>Hình 1: Tam giác định hướng doanh nghiệp ổn định và phát triển</i>

Trong quản lý bảo trì, ngồi việc hiểu rõ về thiết bị để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của hỏng hóc bằng các cơng tác sửa chữa, đảm bảo cho máy móc ln trong

<b>“TRẠNG THÁI CẦN” phục vụ tốt nhiệm vụ được giao thì ta còn phải quan tâm tới yếu</b>

tố kinh tế. Để thỏa mãn 2 điều kiện trên, ta có một cơng cụ rất hay đó chính là phân tích ABC Pareto.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>1.2. Giới thiệu về ABC-Pareto</b>

Câu nói bất hủ trong nguyên lý Pareto: “80% báo chí trên thế giới là lá cải, chỉ có 20% là chất lượng nhưng trong 20% chất lượng đó cũng chỉ chứa 80% là thơng tin chất lượng cịn lại 20% là lá cải và tương tự với báo lá cải vẫn có 20% chất lượng nhưng vì có đến 80% thơng tin lá cải nên gọi là báo lá cải!”. Nghĩa là nguyên lý Pareto khuyên không nên đầu tư dàn trải mà phải có tập trung, tập trung vào đâu, tập cho ai, tập trung cái gì,... Tuy nhiên theo các nhà quản lý bảo trì nếu chỉ phân theo hai cấp như trên có lẻ chưa đủ nên họ phân thành 3 cấp theo thứ tự ưu tiên: A, B, C.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA HỎNG HĨC2.1. Khái niệm</b>

<b>a) Sự cố</b>

Là tình trạng của một bộ phận được giám sát bị hạ thấp giá trị sử dụng đến dưới giới hạn cho phép. Đôi khi nó cịn tùy thuộc vào u cầu nơi người sử dụng

<b>b) Trục trặc </b>

Là có sự gián đoạn hoạt động ngoài ý muốn và gây tổn hại đến tính năng làm việc của bộ phận được giám sát. Hay cũng có thể gián đoạn thống qua rồi hết.

<b>c) Hư hỏng </b>

Trường hợp hư hỏng thể hiện qua các thời gian gián đoạn không làm việc (thời gian hư hỏng và mức độ thường xuyên) không do chủ ý của người sử dụng. Các hư hỏng được liệt kê theo các dạng khác nhau trong các tiêu chí quy ước.

<b>2.2. Nguyên nhân</b>

Hư hỏng có nguồn gốc từ một lỗi của người thiết kế, chế tạo, vận chuyển, lưu trữ hay vận hành. Thông thường, lỗi tạo nên độ sai lệch so với chuẩn và chính sai lệch đó cũng có thể dẫn đến hư hỏng. Có thể phân ra nhiều loại lỗi:

<b>- Lỗi vật lý: là các lỗi tạo nên trong điều kiện hoạt động bình thường. Ví dụ như</b>

một chốt cửa bị gãy do lâu ngày vật liệu bị lão hóa. Đây là lỗi khơng thể tránh được và có thể hạn chế thơng qua các biện pháp bảo trì.

<b>- Lỗi ngồi: là các lỗi xảy ra trong các trường hợp thiết bị làm việc không bình</b>

thường do tác động từ bên ngồi. Ví dụ lỗi làm cho thiết bị vơ tuyến mất sóng do có người tạo sóng nhiễu (máy kích sóng, phát sóng,...). Đây là lỗi có thể tránh được

<b>- Lỗi thiết kế: là các lỗi do không tiên lượng đầy đủ các vấn đề trong q trình làm</b>

việc của thiết bị. Ví dụ thiết kế cầm tay quá lớn không phù hợp với thể trạng người châu Á dẫn đến cầm lâu mỏi tay,... Đây là các lỗi có thể tránh được bằng phương thức bảo trì DOM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>- Lỗi tương tác: là các lỗi do người sử dụng hoặc người bảo trì tay nghề kém, thiếu</b>

trình độ,... gây ra. Ví dụ như đóng cắt bộ ngắt điện liên tục trong khi phụ tải có nhiều máy lạnh,, người bảo trì thao tác kém như siết ốc quá mạnh làm hư ren,.... Đây là lỗi có thể tránh được.

<b>- Lỗi do thiếu kiến thức khi sử dụng: do sơ ý, khơng hiểu biết của người sử dụng.</b>

Ví dụ như vơ tình cắt nguồn khi đang cài Bios, đang nấu thép bị tắt nguồn,... Đây là lỗi có thể tránh được.

<b>- Lỗi khách quan: lỗi ngoài ý muốn con người. Ví dụ như lũ lụt, bão tố,... Đây là</b>

lỗi khơng thể tránh được.

<b>- Lỗi chủ quan: cố tình phá hoại. Ví dụ như sau khi bị đuổi việc, người công nhân</b>

đổ nước vào dầu cách điện máy biến áp lực dẫn đến khi cấp điện sẽ làm nhảy cao thế, hư thiết bị,... Đây là các lỗi có thể tránh được.

<b>2.3. Các dạng hỏng hóc điển hìnha) Ngẫu nhiên (Random/ Constant)</b>

Khả năng xảy ra hư hỏng trong mọi thời điểm là như nhau, khả năng hư hỏng không liên quan đến tuổi thọ của máy móc, thiết bị. Hỏng hóc dạng này có thể xảy ra ở bất cứ chi tiết máy móc thiết bị nào, kể cả mạch điện tử và các hệ thống cũng có thể bị lỗi thời trước khi xảy ra hao mịn.

Ví dụ: Bugi trong xe máy dù mới thay nhưng vẫn có thể bị hư bất cứ lúc nào, đặc biệt trời mưa nước vào làm ướt bugi, bugi không phát ra tia lửa điện được làm máy không khởi động được gọi là “chết máy”

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Hình 2: Biểu đồ hư hỏng dạng ngẫu nhiên</i>

<b>b) Những hư hỏng ban đầu (Worst New)</b>

Khả năng xảy ra hư hỏng trong thời điểm ban đầu sử dụng máy móc, thiết bị là rất cao. Thông thường khả năng này xảy ra trong thời gian chạy rà/ rô đai của thiết bị.

Ví dụ: khi người sử dụng xe máy chạy rà không kỹ, không đúng kỹ thuật theo như hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, thì các chi tiết sẽ hoạt động lệch quỹ đạo chuẩn, tạo nên độ ma sát lớn, gây mài mịn lớn, từ đó tạo ra khoảng hở giữa các chi tiết lớn, dẫn đến hư hỏng.

<i>Hình 3: Biều đồ dạng hư hỏng ban đầu</i>

<b>c) Sự gia tăng hư hỏng (Slow Aging)</b>

Là dạng hư hỏng có xác suất tăng dần theo thời gian sử dụng

Ví dụ: xylanh, pittong, bạc,... trong động cơ máy sau một thời gian sử dụng thì sẽ bị mịn, gây tiếng ồn, hao xăng trong động cơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Hình 4: Biểu đồ sự gia tăng hư hỏng</i>

<b>d) Sau thời điểm khởi đầu thiết bị đi vào ổn định (Best New)</b>

Khả năng hư hỏng tăng nhanh trong thời điểm ban đầu sau đó giữ mức ổn định Ví dụ: Khi xe có 1 bộ phận hư q nặng, khơng thể sửa chữa, buộc thay mới bộ phận đó. Nhưng khi lắp bộ phận mới vào xe nó sẽ nhanh chóng bị bào mịn để hịa hợp hồn tồn với các chi tiết cũ đã bị bào mòn khuyết trước đó thành một khối hồn chỉnh. Khi ở giai đoạn làm làm việc ổn định nó sẽ chịu chung khả năng xảy ra hỏng hóc với các chi tiết kia. Chẳng hạn như: khi dây sên xe 2 bánh gắn máy bị dãn, nếu chỉ thay dây sên thì nó sẽ nhanh xuống cấp do nhơng và dĩa đã mịn. Thông thường nên thay trọn bộ: nhông, sên, dĩa là kinh tế nhất.

<i>Hình 5: Biểu đồ dạng hư hỏng sau thời điểm khởi đầu thiết bị đi vào ổn định</i>

<b>e) Hỏng hóc tăng cao ở giai đoạn cuối, sau thời kỳ làm việc ổn định (Worst End)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Khả năng xảy ra hư hỏng chỉ là ngẫu nhiên nhưng cho đến giai đoạn cuối tuổi thọ thiết bị thì xác suất xảy ra hư hỏng tăng cao.

<i>Ví dụ: Tất cả xe Honda sản xuất tại Việt Nam đã được chạy rà tại nhà máy ở Vĩnh</i>

Phúc nên người sử dụng mua xe chỉ việc sử dụng không cần thiết phải chạy rà.

<i>Hình 6: Biểu đồ dạng hư hỏng ở giai đoạn cuối của thời kỳ làm việc ổn định</i>

<b>f) Dạng đường cong chậu tắm (Bathtube)</b>

<i>Hình 7: Đường cong bồn tắm – biểu diễn tỷ lệ hư hỏng</i>

Đây là biểu đồ hư hỏng dạng thông dụng nhất. Đặc biệt trong công nghiệp dạng hư hỏng này chiếm tỷ lệ cực kỳ cao và được cấu thành bởi 3 vùng:

<b>- Vùng 1: Giai đoạn đầu/ hư hỏng ban đầu/ khởi động</b>

 Hư hỏng ban đầu; thiêu thiếu dữ liệu của bản thân thiết bị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

 Hư hỏng liên quan đến vật liệu, người điều khiển chưa được đào tạo về thiết bị mới,...

 Khó năm bắt chủng loại vật liệu trong kho

<b>- Vùng 2: Giai đoạn ổn định/ tỷ lệ hư hỏng ổn định/ giai đoạn hoạt động tốt.</b>

 Đây là giai đoạn hoạt động tốt nhất của thiết bị, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp

 Sau khi trải qua giai đoạn khởi động (vùng 1) tốt, hư hỏng trong chu kỳ này sẽ giảm thiểu.

 Ở chu kỳ này nếu hệ thống bảo trì có hiệu quả sẽ để lộ ra những sai sót của người vận hành cũng như lỗi nguyên vật liệu

 Thời gian một công đoạn: một vài năm hoặc hơn tùy theo loại thiết bị cụ thể.

<b>- Vùng 3: Lão hóa/ kết thúc </b>

 Nguyên nhân: hư hỏng ngẫu nhiên và những hư hỏng do q trình bào mịn (má sát, bay hơi,...)

 Trong giai đoạn này thiết bị cần thanh lý hay sử dụng với cường độ làm việc thấp hơn. Có thể sử dụng bảo trì đưa vào quá trình thiết kế để nâng cấp thiết bị  Triết lý “cũ người mới ta” vẫn có thể áp dụng tốt trong vùng này. Kết hợp

nguyên lý Pareto, thiết bị ở ở giai đoạn này vẫn có thể thể sử dụng triệt để.

<i><b>Ví dụ: Đường cong chậu tắm biểu diễn tuổi bền thiết bị của xe máy gồm có 3vùng. </b></i>

 Vùng 1 - giai đoạn khởi động: Xe máy mới mua về, đây là thời điểm máy có khả năng hư hỏng cao vì các chi tiết chưa được trơn nhẵn, dầu máy chưa vận hành được tốt nên chưa hoạt động đồng bộ được.

 Vùng 2 - giai đoạn ổn định: Giai đoạn này, xe máy thường chỉ xảy ra các dạng hư hỏng ngẫu nhiên mà nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố bên ngoài là chủ yếu (trời mưa, bugi bị ướt không hoạt động được).

 Vùng 3 - giai đoạn lão hóa: Đây là thời điểm có khả năng hư hỏng cao vì thiết bị đã bắt đầu lão hóa. Độ ổn định và tin cậy của các động cơ máy không được

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tốt, như bộ nhơng xích bị mịn bánh răng, giãn ra làm tuột sên, gây ra tiếng ồn...

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÂN TÍCH ABC - PARETO3.1. Phương pháp tìm lỗi trong thiết bị</b>

Nếu chúng ta muốn thiết bị hoạt động tốt thì phải tránh được các hư hỏng và muốn tránh hư hỏng thì ta phải tìm ra được lỗi để khắc phục đúng nguyên nhân:

<b>Bước 1: Quan sát thiết bị </b>

Tiến hành tìm hiểu về kích thước, các cơ cấu như cơ cấu điều hành, cơ cấu chấp hành, cơ cấu điều khiển, công suất, các điều kiện khác.

<b>Bước 2: Đọc catalog của máy để hiểu hơn về công nghệ gia công trên thiết bị </b>

- Đối với máy photocopy, thao tác nạp giấy là thao tác cơ bản nhất nhưng cũng phải chú ý thực hiện theo các bước tuần tự sau (đối với khay tự động):

 Nâng nhẹ khay giấy, kéo khay ra cho đáy khay dừng lại  Đặt giấy vào khay

 Ấn đáy khay giấy xuống cho đến khi đáy khay bị khóa lại  Nâng nhẹ đóng lại khay giấy

- Mỗi loại máy photocopy có những thơng số kỹ thuật khác nhau. Do đó, chúng ta cần nắm vững các thông số để điều chỉnh sử dụng phù hợp.

- Bên cạnh nắm vững các đặc tính kỹ thuật, chúng ta cần biết ưu nhược điểm về thiết bị thông qua các cảnh báo, chú ý trong hướng dẫn sử dụng hay thông tin được cung cấp.

<b>Bước 3: Trao đổi để nhận thông tin về lỗi và máy </b>

Khi cần được cung cấp thông tin về thiết bị, ta liên hệ với công ty sản xuất hoặc các cửa hàng sửa chữa uy tín bằng cách trực tiếp hoặc thông qua các trang điện tử, internet…

<b>Bước 4: Dựa vào catalog và phân tích để tìm ra lỗi </b>

Thông thường, với mỗi sản phẩm được sản xuất ra nhà sản xuất sẽ kèm theo một catalog hướng dẫn sử dụng. Trong catalog đó sẽ có mục các vấn đề thường gặp phải và cách khắc phục các vấn đề đó, điều này giúp tiết kiệm thời gian sửa chữa và tìm kiếm nguyên nhân gây lỗi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>Bước 5: Hồ sơ hoá thiết bị </b>

Mỗi lỗi sai hỏng được tìm và phát hiện ra nguyên nhân cùng với cách khắc phục đều cần được ghi chép và lưu trữ lại dưới dạng hồ sơ tài liệu. Điều này giúp nhà quản lý phát hiện và khắc phục nhanh chóng khi sự cố bị lặp lại. Cần ghi chép những nội dung sau:

<i>Hình 8: Lưu đồ phân tích hệ thống lỗi</i>

<b>Bước 1: So sánh tình trạng thực tế với lý thuyết </b>

Kiểm tra, xem xét các thông số cũng như số liệu hay hiện tượng hỏng hóc của máy trên thực tế có giống mơ tả trong lý thuyết hay không.

<b>Bước 2: Kiểm tra lỗi bằng kinh nghiệm, công cụ dụng cụ, biểu mẫu,… </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Hư hỏng nhìn được, nghe được, ngửi được: ta nhìn được máy thiếu bộ phận nào ở mặt ngồi, ta nghe được động cơ có nổ hay khơng, ta ngửi được mùi bóc lên từ máy có khác những ngày trước hay khơng.

- Đèn kiểm soát: Kiểu vận hành tức thời, sẵn sàng hoạt động, tín hiệu vào, ra. Khi có dịng điện chạy qua thì tính hiệu của máy có sáng lên hay khơng.

- Màn hình: Báo lỗi, chẩn đốn lỗi, báo tình trạng, hiển thị tình trạng máy. Ví dụ đối với máy in, máy khơng in được và có đèn báo lỗi hết mực hoặc hết giấy và đề xuất các biện pháp khắc phục ngay trên màn hình máy tính?

<b>Bước 3: Khắc phục và đưa vào hoạt động </b>

- Nếu phát hiện ra lỗi thì tìm các phương pháp khắc phục.

- Nếu không phát hiện ra lỗi mà máy vẫn khơng hoạt động thì quay lại bước 1.

<i><b>Ví dụ cụ thể đối với máy in để bàn kết nối với máy tính: </b></i>

 Tại sao màn hình máy tính báo lỗi kẹt giấy? Lỗi máy in kẹt giấy có những nguyên nhân như Sensor tách giấy trên máy in bị hỏng, chất lượng giấy thấp (giấy quá mỏng hoặc bị ẩm),... ; cách khắc phục: lấy giấy ra, kiểm tra chất lượng giấy sau đó thay giấy nến giấy bị ẩm hoặc quá mỏng hoặc kiểm tra sensor tách giấy nếu bị hỏng thì phải thay

 Tại sao mực trên giấy chỗ đậm chỗ nhạt? nguyên nhân: do mực bị khô hoặc hết mực; cách khắc phục: lắc đều mực, đi bơm mực mới

 Tại sao máy in khơng bóc giấy in được? ngun nhân: lỗi đặt giấy vào khay quá nhiều, sai khoảng cách hoặc cao su kéo giấy bị mòn; cách khắc phục: sắp giấy ngay ngắn để đúng khoảng cách quy định.

<b>3.3. Tài liệu hoá các sai hỏng</b>

Tài liệu hoá là q trình chuyển đổi thơng tin từ các tài liệu giấy sang định dạng điện tử. Trong quá trình bảo trì, tài liệu hố có vai trị quan trọng trong việc lưu trữ, quản lý và truy xuất thông tin về thiết bị, máy móc, hệ thống trong nhà máy, cơng trình hay tịa nhà. Tài liệu hố giúp cho việc tìm kiếm thơng tin trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời giúp cho các kỹ sư bảo trì có thể phát hiện và sửa chữa sự cố nhanh chóng và

</div>

×