Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 24 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhóm sinh viên: Phan Nguyễn Quỳnh Anh – K234131526 Tôn Nữ Mai Châu – K234131529 Đặng Phú Danh – K234131530 Nguyễn Minh Khánh – K234131540 Lê Phước Lâm – K234131542 Nguyễn Thuý Quỳnh – K234131565 Lê Nguyễn Kiều Vi – K23413158
TP.HCM – 2023
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">II. Quan điểm về nguồn gốc của nhà nước...9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...10
PHẦN THỨ HAI PHIM VỢ BA...11
2. Quan hệ hành chính giữa Công ty TNHH Ba Sắc Cầu Vồng với các cơ quan quản lý nhà nước:...16
IV. Kết luận...19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...21
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Thuyết thần học (thần quyền) là một trong những học thuyết cổ xưa nhất về nguồn gốc của nhà nước, phổ biến nhất vào thời kì ra đời của những nhà nước đầu tiên (Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ,…). Thuyết này cho rằng vạn vật trên thế giới đều do Thượng đế tạo ra. Để duy trì trật tự thế giới, Thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước và trao cho nhà nước quyền lực siêu nhiên, vơ hạn.
Theo đó, quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng quyền lực đó là cần thiết và tất yếu. Quyền lực của nhà nước là quyền lực của thần thánh, thể hiện ý chí của Chúa trời. Người đứng đầu nhà nước (vua) cũng chính là đại diện của thần thánh trên trái đất.
Quyền lực đó được trao cho nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, do đó, trên cơ sở niềm tin vào thần quyền siêu nhiên, các nhà tư tưởng đã có sự lý giải khác nhau về học thuyết này.
Phái quân quyền (quân chủ) cho rằng Thượng đế trao trực tiếp quyền cai trị cho nhà nước mà người đứng đầu là vua nên quyền lực của vua là tuyệt đối, không ai có thể thách thức.
Phái giáo quyền cho rằng Thượng đế trao quyền lực cho Giáo hội. Giáo hội được coi là đại diện của Thượng đế trên trái đất, có quyền can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm cả chính trị. Giáo hội thống trị về mặt tinh thần, trao quyền thống trị thể xác, vật chất và con người cho nhà nước (đứng đầu là vua), tạo nên mối quan hệ phụ thuộc giữa Giáo hội và nhà nước.
Phái dân quyền cho rằng Thượng đế trao quyền lực cho nhân dân, nhân dân uỷ thác cho nhà nước (đại diện là vua). Từ đó, nhân dân phục tùng nhà nước và ngược lại, nhà nước cũng có trách nhiệm chăm lo đến lợi ích của nhân dân. Phái này đã đặt nền mống cho tư tưởng nhà nước là của nhân dân.
1.2. Ví dụ thực tiễn
Trong xã hội phong kiến tập quyền, học thuyết thần quyền được thể hiện rõ nhất ở Trung Quốc cổ đại. Vua Trung Hoa xưng mình là “thiên tử”, tức con trời. Mọi sự vua làm đều do trời định, dân chúng phải tơn kính và phục tùng. Đại diện cho phái quân quyền.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Năm 1996, Taliban lập nên nhà nước Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan, tuyên bố là nhà nước thần quyền mà người đứng đầu là lãnh tụ Hồi giáo. Chúng thống trị dân chúng bằng những đạo luật tôn giáo hà khắc, vi phạm nhân quyền. Đại diện cho phái giáo quyền.
Trong thời kỳ cách mạng tư sản, học thuyết thần học theo lý giải của phái dân quyền đã được sử dụng để giải thích cho sự sụp đổ của chế độ phong kiến và thiết lập nên chế độ tư sản.
1.3. Đánh giá Ư u điểm:
- Là tiền đề cho sự phát triển của các học thuyết khác về nguồn gốc và bản chất của nhà nước và pháp luật;
- Bằng học thuyết trên, quyền lực của nhà nước được củng cố một cách bắt buộc, tức là những quốc gia có nhà nước và nhân dân ủng hộ học thuyết này, nhân dân sẽ phục tùng nhà nước bằng niềm tin vào thế lực siêu nhiên mà con người khơng kiểm sốt được.
Nhược điểm:
- Giải thích nguồn gốc của nhà nước mang tính duy tâm, khơng có cơ sở khoa học để chứng minh;
- Nhà nước cai trị xã hội chứ không phục vụ xã hội; tạo nên sự chun quyền, độc đốn của nhà nước;
- Khơng giải thích được sự đa dạng về hình thức nhà nước trên thế giới. 2. Thuyết gia trưởng
2.1. Khái quát
Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển của gia đình. Gia đình là một tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người, là nhân tố cấu thành nên “gia đình lớn” là nhà nước.
Khi số lượng thành viên trong gia đình tăng, người cha (hoặc người mẹ) sẽ đứng ra trở thành người đứng đầu gia đình, có quyền lực cao nhất và quyết định mọi vấn đề chung của gia đình. Các thành viên khác trong gia đình phải tuân theo quyền lực của người đứng đầu gia đình. Cũng vậy, khi dân số tăng, nhu cầu quản lí xã hội ngày càng cao, nhà nước ra đời dựa trên mô hình của gia đình, với nhà vua là người đứng đầu, dân chúng phải tuân theo quyền lực của nhà vua.
Cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội. Sự tồn tại của nhà nước là sự tiếp tục của quyền lực của người gia trưởng trong gia đình qua nhiều thế hệ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Khác với học thuyết thần quyền, nhà nước vẫn tồn tại như một tổ chức hiển nhiên, bất biến nhưng chỉ là kết quả của sự thống nhất giữa các cá nhân trong cộng đồng, không phải do thế lực siêu nhiên nào đó áp đặt.
2.2. Ví dụ thực tiễn
Với chính quyền Bắc Triều Tiên ngày nay, nhà nước độc tài do dòng họ Kim (bắt đầu từ Kim Nhật Thành) lãnh đạo xem xã hội như một gia đình. Sự tiếp tục quyền lực nhà nước được truyền từ đời cha sang con như một hình thức gia trưởng trong gia đình.
2.3. Đánh giá Ư u điểm:
- Giải thích được nguồn gốc nhà nước và pháp luật một cách đơn giản, dễ hiểu; - Vì dựa trên cơ sở tự nhiên, quyền lực của nhà nước được củng cố như một lẽ đương nhiên, tạo ra sự phục tùng tuyệt đối trong xã hội.
Nhược điểm:
- Tạo nên sự chuyên chế, độc đoán của nhà nước;
- Học thuyết được dùng để biện minh cho sự bất bình đẳng, nơ dịch và thống trị con người khi coi nó là một điều tự nhiên, tất yếu.
3. Thuyết bạo lực 3.1. Khái quát
Thuyết bạo lực cho rằng vũ lực là cơ sở của sự thống trị, là nguyên nhân sinh ra nhà nước. Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ hệ quả của chiến tranh hay sử dụng bạo lực giữa các bộ tộc, thị tộc chiến thắng đã lập nên một bộ máy đặt biệt (nhà nước) để duy trì quyền lực và nô dịch thị tộc chiến bại.
Đây là học thuyết về nguồn gốc nhà nước phổ biến rộng rãi nhất trong các quốc gia, vùng lãnh thổ mang tư tưởng tư sản, được nhà nước tư sản đế quốc chủ nghĩa sử dụng nhằm bảo vệ chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, dù thừa nhận nhà nước là sản phẩm của của đấu tranh giai cấp, là tổ chức quyền lực của xã hội có giai cấp, các nhà tư tưởng tư sản hiện đại vẫn không chịu thừa nhận bản chất giai cấp của nhà nước mà coi nhà nước vẫn là cơng cụ đứng ngồi bản chất giai cấp, khơng mang tính giai cấp, là cơ quan trọng tài để điều hồ mâu thuẫn giai cấp.
3.2. Ví dụ thực tiễn
Trong công cuộc khai phá châu Mỹ, các nước thực dân châu Âu đã tiến hành các cuộc đàn áp bằng vũ lực với cư dân bản địa châu Mỹ nhằm độc chiếm tài nguyên và lãnh thổ của họ. Những nhà nước thuộc địa đầu tiên ở châu Mỹ đã được lập nên, một số vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Bắt đầu từ năm 2014, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina vẫn đang diễn biến ngày càng gay gắt. Bằng vũ lực của bên thắng trận, Nga hậu thuẫn cho sự thành lập các nhà nước ly khai từ lãnh thổ của Ukraina bao gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk.
3.3. Đánh giá Ư u điểm:
- Giải thích được nguồn gốc của nhà nước bằng cơ sở thực tiễn; - Phù hợp với thực tế lịch sử của nhiều quốc gia trên thế giới;
- Quyền lực nhà nước được đảm bảo một cách bắt buộc bằng vũ lực hoặc đe doạ
Thuyết tâm lý cho rằng nhà nước là sản phẩm của sự phát triển của tâm lý con người mong muốn được phụ thuộc và tuân theo các thủ lĩnh, giáo sĩ,... để lãnh đạo, dẫn dắt trong các cuộc chiến tran, bảo vệ khỏi các mối đe doạ từ thiên nhiên.
Quyền lực của nhà nước dựa trên cơ sở nắm bắt tâm lý của con người. Người đứng đầu nhà nước là những siêu nhân có tâm lý mạnh mẽ, có khả năng lãnh đạo xã hội trong các công việc chung như đối nội, đối ngoại.
4.2. Ví dụ thực tiễn
Sau thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc lạm phát thế kỷ, tình trạng bất mãn của người dân Đức tăng cao. Bằng tài hùng biện và khả năng nắm bắt tâm lý của mình, Adolf Hitler đã biến nước Đức trở thành một nhà nước phát xít
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">- Khơng giải thích được tại sao nhà nước lại có những đặc điểm khác nhau ở các nền văn minh khác nhau;
- Có thể xem như một học thuyết chủ quan, chỉ dựa trên những suy đoán về tâm lý con người.
5. Thuyết khế ước xã hội 5.1. Khái quát
Thuyết khế ước xã hội cho rằng nhà nước ra đời dựa trên một thoả thuận thống nhất giữa các cá nhân trong cuộc đồng. Nhà nước do nhân dân thành lập.
Trong trường hợp nhà nước không làm trịn vai trị của mình, các quyền tự nhiên của con người bị xâm phạm thì hiệu lực của khế ước sẽ chấm dứt, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và kí khế ước mới, tạo điều kiện để hình thành bộ máy quản lí nhà nước mới.
5.2. Ví dụ thực tiễn
Hiến pháp Hoa Kỳ được coi là một ví dụ điển hình của thuyết khế ước xã hội. Hiến pháp này quy định các quyền và nghĩa vụ của người dân và chính phủ.
5.3. Đánh giá Ư u điểm:
Hợp lý ở chỗ nói rằng Nhà nước xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định và Nhà nước ra đời để quản lý, giữ gìn trật tự, bảo vệ lợi ích chung của
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nguồn gốc ra đời và bản chất của nhà nước được thể hiện rõ trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăng-ghen và tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V. I. Lê-nin.
Theo đó, nhà nước xuất hiện mang tính khách quan, nhưng khơng phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng khơng cịn nữa. Theo Lê-nin: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ được thì nhà nước xuất hiện.”
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Bắt đầu từ thời nguyên thuỷ, con người sống tập trung trong một lãnh thổ nhất định rồi liên kết lại với nhau dưới hình thức thị tộc, cao hơn là bào tộc, bộ lạc. Mỗi cộng đồng thị tộc sẽ có một Hội đồng thị tộc, là những thành viên lớn tuổi, có uy tín, có quyền quyết định các vấn đề chung của thị tộc. Từ Hội đồng thị tộc, các thành viên trong thị tộc bầu ra người đứng đầu mỗi thị tộc nhằm lãnh đạo và dẫn dắt thị tộc phát triển.
Tuy nhiên, qua sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất trong xã hội dần thay đổi kéo theo những thay đổi trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Từ mục đích đảm bảo duy trì sự sống, con người làm ra của cải dư thừa. Những người đứng đầu thị tộc lạm dụng sự tín nhiệm để chiếm số tài sản dư thừa làm của riêng. Cùng với đó, nhận thức được sự khơng cần thiết của việc phải sản xuất chung theo cả thị tộc, các đơn vị sản xuất (gia đình, dịng họ,...) được chia nhỏ. Từ đó xã hội bắt đầu phân hố thành kẻ giàu người nghèo.
Sự phân hoá xã hội ngày càng tiếp diễn, công việc chung của cộng đồng dần chỉ do những người giàu, có địa vị trong xã hội quyết định; tư liệu sản xuất bắt đầu tập trung vào những cá nhân, gia đình giàu có. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ngày càng gay gắt. Người giàu trở thành những người có trong tay tư liệu sản xuất và bóc lột, chiếm đoạt sức lao động; người nghèo khơng có tư liệu sản xuất, phụ thuộc về kinh tế và bị bóc lột.
Các tổ chức thị tộc, bộ lạc khơng cịn đủ khả năng quản lý và điều hành xã hội nữa, cần có một hình thức xã hội tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất của phương thức sản xuất mới. Hình thức đó chính là Nhà nước.
Tóm lại, nhà nước không phải là một lực lượng siêu nhiên bên ngoài áp đặt hay một tổ chức trung lập đứng trên giai cấp. Nhà nước tồn tại như một phương tiện để bảo vệ quyền lợi và duy trì sự thống trị cho một giai cấp nhất định.
Học thuyết về nguồn gốc của chủ nghĩa Mác-Lênin hướng tới việc làm rõ bản chất giai cấp của nhà nước. Từ đó chỉ ra những mâu thuẫn nội tại của xã hội tư bản chủ nghĩa và dự báo sự sụp đổ của nó, hướng tới một xã hội khơng giai cấp và nhà nước lý tưởng.
6.2. Ví dụ thực tiễn
Vận dụng và phát triển Học thuyết Mác-xít, Lênin cùng với Đảng Bolshevik đã nhờ vào việc phân tích, làm rõ nguồn gốc của nhà nước từ đó rút ra bản chất giai cấp của nhà nước và sự sụp đổ sẽ xảy ra của nhà nước tư bản chủ nghĩa, đưa nước Nga “từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân” bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản.
6.3. Đánh giá Ư u điểm:
- Cung cấp một phân tích khoa học về xã hội tư bản chủ nghĩa;
- Thúc đẩy phong trào công nhân trên tồn thế giới, góp phần vào sự ra đời của nhiều nhà nước xã hội chủ nghĩa;
- Cung cấp một nền tảng lý luận cho sự phát triển của nhiều ngành khoa học xã hội, như kinh tế học, triết học, lịch sử,...
Nhược điểm:
- Học thuyết chỉ dựa trên nền tảng kinh tế;
- Hướng đến một xã hội khơng có giai cấp, tức là khơng có nhà nước, được xem là vô lý và xa vời.
II. Quan điểm về nguồn gốc của nhà nước
Nhóm 05 chọn học thuyết khế ước xã hội là học thuyết ưu việt nhất, lý do là vì: + Khế ước xã hội giúp tạo ra một mơi trường an tồn và bảo vệ cho các thành viên xã hội, hình thành các cộng đồng có tổ chức. Bằng cách này, các thành viên trong xã hội thống nhất để tạo ra một cộng đồng an tồn hơn, có quy tắc và tổ chức, để chung sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những nguy cơ tự nhiên và tạo ra một môi trường ổn định hơn cho cuộc sống hàng ngày.
+ Khế ước xã hội tạo ra một cơ sở pháp luật và đạo đức để xây dựng xã hội văn minh. Một xã hội nơi mà mọi người đều tham gia vào một khế ước xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình, đồng thời xác định rõ nghĩa vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện, các quy tắc và luật lệ phải tuân thủ, trong xã hội đó, khế ước đã tạo ra một hệ thống đạo đức và pháp luật đảm bảo cho sự ổn định trong xã hội, giảm thiểu các vấn đề về suy thoái đạo đức như tấn công lẫn nhau, trộm cắp tài sản cá nhân, đồng thời thúc đẩy cá nhân đóng góp vào các hoạt động chung vì lợi ích của cộng đồng.
+ Khế ước xã hội duy trì tính đa dạng trong xã hội. Thơng qua hàng loạt các quyền cá nhân mà học thuyết bảo vệ như: quyền tự do cá nhân, quyền bảo vệ cá nhân, quyền lợi xã hội, quyền tham gia. Chúng ta có thể thấy học thuyết này đặt trọng tâm vào quyền lợi và tơn trọng con người, từ đó tạo ra một mơi trường sống tích cực, sáng tạo và đổi mới. Ở đó, mỗi người có quyền được theo đuổi ý tưởng và mục tiêu cá nhân như nghề nghiệp, đam mê, ngành học,…
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kinh tế - Luật (2022), Tài liệu học tập Lý luận Nhà nước và
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">kiến trái chiều. Theo NSX Trần Thị Bích Ngọc, trước đó, kịch bản và bản chiếu rạp đều đã được Cục Điện ảnh Việt Nam kiểm duyệt .<small>4</small>
Đến ngày 20/5/2019, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch gửi công văn đến Cục Điện ảnh, yêu cầu yêu cầu kiểm tra việc cấp phép phim Vợ ba . Chiều cùng ngày, sau<small>5</small>
4 ngày ra mắt, Công ty Ba Sắc Cầu Vồng gửi đơn xin Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch dừng chiếu tác phẩm vì sức ép dư luận. Phim 'Vợ ba' dừng chiếu từ ngày 21/5 .<small>6</small>
Đơn vị sản xuất xin lỗi diễn viên, ê-kíp cùng những khán giả yêu thích tác phẩm, đồng thời khẳng định khơng sai luật trong q trình làm phim, phát hành. Đơn vị này cho biết vẫn sẽ tiếp tục kế hoạch phát hành phim ở nước ngồi.
Trong q trình chờ kết quả kiểm tra quy trình cấp phép tác phẩm, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết: Phim Vợ ba sử dụng diễn viên 13 tuổi (Trà My) để đóng cảnh nhạy cảm, có những câu thoại khơng phù hợp, điều này là không được phép; và kết quả kiểm tra sẽ là cơ sở để Cục quyết định có yêu cầu xử lý trách nhiệm của đoàn phim, các cá nhân, đơn vị liên quan hay không.
Chiều 24/05, sau khi có kết quả kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Văn hố Thể thao và Du lịch - Tạ Quang Đông công bố bản phim Vợ ba chiếu tại rạp khác với bản phim đã được thẩm định, cấp phép và lưu chiểu tại Cục Điện ảnh. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ khơng nêu ra các tình tiết khác biệt giữa hai bản. Thứ trưởng cho biết Cục Điện ảnh đã cấp phép sản xuất và phổ biến phim theo đúng luật.
Theo báo cáo của Cục Điện ảnh, cơ quan này đã ba lần thẩm định kịch bản Vợ ba. Sau hai lần thẩm định kịch bản và đề nghị sửa chữa sao cho phù hợp với quan niệm đạo đức truyền thống và pháp luật Việt Nam trước khi tiến hành sản xuất phim. Đến lần thẩm định thứ ba, Cục Điện ảnh mới cấp phép cho Công ty TNHH Ba Sắc Cầu Vồng thực hiện bộ phim Vợ ba tại Việt Nam.
Từ sai phạm, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xử phạt hành chính với cơng ty Ba Sắc Cầu Vồng (đơn vị sản xuất phim), mức phạt là 50 triệu.
II. Các mối quan hệ pháp luật
<small>4 Ân Nguyễn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu kiểm tra việc cấp phép phim 'Vợ ba', VnExpress, tlđd.5 Ân Nguyễn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu kiểm tra việc cấp phép phim 'Vợ ba', VnExpress, tlđd.6 Ân Nguyễn, Phim 'Vợ ba' dừng chiếu từ ngày 21/5, VnExpress, 20/5/2019 </small>
</div>