Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bài Thảo Luận Phân Tích Công Nghệ Blockchain Và Tính Ứng Dụng Của Công Nghệ Vào Doanh Nghiệp Hỗ Trợ Chuyển Đổi Số.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI</b>

<b>KHOA HTTT KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ</b>

<b>BÀI THẢO LUẬN</b>

<b>MÔN: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH</b>

<b>Đề tài: Phân tích cơng nghệ Blockchain và tính ứng dụng của cơng nghệ vào</b>

<b>doanh nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn : ThS.Lê Duy HảiMã lớp học phần : 232_PCOM1111_05</b>

<b>Nhóm thực hiện : 09</b>

<b>Hà Nội 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

STT Họ và tên Mã sinh viên

Vị trí Cơng việc Đánh giá

1 Lại Cao Phong 23D140101 Trưởng nhóm Nội dung:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Lê Duy Hải đã tận tình giảng dạy, giải đáp thắc mắc và tạo điều kiện để chúng tôi được tiếp cận sâu hơn về công nghệ BlockChain.

Chúng tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử - Đại học Thương mại, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, giúp chúng tơi đỡ bỡ ngỡ và hịa nhập nhanh hơn trong suốt thời gian vừa qua.

Tơi xin cảm ơn các thành viên trong nhóm 9 đã ln giúp đỡ nhau, gắn kết, có tinh thần trách nhiệm để hoàn thành bài thảo luận đúng hạn và hiệu quả nhất.

Bài thảo luận đã được hoàn thành với tất cả sự cố gắng của mọi người nhóm 9, nhưng vẫn khơng tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy, chúng tơi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này có thể được hồn thiện hơn.

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN...1</b>

<b>LỜI CẢM ƠN...2</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU...4</b>

<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN...5</b>

Lịch sử hình thành và phát triển của cơng nghệ Blockchain...5

1. Khái niệm về công nghệ blockchain...6

2. Đặc điểm của công nghệ blockchain ...8

3. Cấu trúc mạng blockchain...8

4. Cách thức hoạt động của mạng blockchain...11

<b>Chương 2: Ứng dụng của công nghệ vào doanh nghiệp CDS...12</b>

1. Ứng dụng trong quản lý danh tính số...13

2. Ứng dụng cho quá trình giao dịch...14

3. Ứng dụng trong Digital Marketing...15

4. Ứng dụng cho kinh doanh...16

<b>Chương 3: Lợi ích, trở ngại, giải pháp của công nghệ Blockchain...17</b>

1. Những lợi ích của Blockchain...17

2. Những trở ngại của Blockchain...18

3. Những giải pháp tiềm năng cho các trở ngại của Blockchain...19

<b>TỔNG KẾT...21</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...22</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Những tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó ra đời một nền kinh tế số. Blockchain được xem là một công nghệ quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của nền kinh tế số. Blockchain cung cấp cho người dùng một hệ thống dữ liệu minh bạch, dễ dàng kiểm chứng, loại bỏ các chi phí khơng cần thiết, duy trì tính tồn vẹn, hiệu quả cũng như nâng cao mức độ tin tưởng và an tồn bảo mật thơng tin. Vì vậy, Blockchain được xem là một cơng nghệ “ chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ Blockchain là một trong những xu hướng cơng nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông,... Để mọi người hiểu rõ hơn về cơng nghệ này, nhóm chúng em đã chọn đề tài: Phân tích cơng nghệ Blockchain và tính ứng dụng của cơng nghệ vào doanh nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số. Chúng ta sẽ tìm hiểu Blockchain là gì, hoạt động như thế nào trong thời kì chuyển đổi số. Ngồi ra, chúng ta sẽ được biết thêm về công nghệ này ứng dụng vào các doanh nghiệp ra sao và cùng nhau đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của Blockchain từ đó đề ra một số giải pháp để tăng tính ứng dụng của nó.

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ BLOCKCHAIN</b>

<b>Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ Blockchain.</b>

Trong vài thập kỷ, qua con người đã được chứng kiến q trình bùng nổ của mạng lưới cơng nghệ. Luồng thông tin khổng lồ chưa bao giờ được tự do và đi xa đến thế. Mọi thứ đều có thể giải quyết thông qua thế giới online, từ việc ăn mặc, mua sắm, cơng việc, hẹn hị,…tất cả đều có thể hồn thành mà khơng cần đến nơi làm việc trực tiếp.

Khi bạn nhận được một file word, excel hay một gmail thì thực chất nó chỉ là một bản copy khơng hơn, khơng kém, nhưng đó chỉ là những chuyện khơng bị ảnh hưởng cịn khi động vào tiền, cổ phiếu hay các việc liên quan đến tiền thì mọi chuyện lại khác. Chính vì thế mà ngày nay người ta thường dựa vào các ngân hàng, chính phủ hoặc các bên trung gian có quyền hành, nhưng qua thời gian và đi cùng đó là cơng nghệ ngày càng phát triển thì những tổ chức một thời giúp ta yên tâm khi giao tiền cho họ giữ lại trở thành nỗi lo lắng bởi hệ thống của họ có khả năng bị hack, chuỗi vận hành chậm chạp và mất thời gian, thơng tin khách hàng bị rị rỉ,…

Liệu có cách nào tạo ra một mạng Internet khơng chỉ đơn thuần là thơng tin mà thực sự có lợi đối với từng cá nhân – một hệ thống lớn mang tính tồn cầu có thể phân cấp quản lý cùng lúc hàng triệu máy tính khác nhau, cho phép từ tiền bạc đến tài sản vơ hình được lưu trữ, quản lý, giao dịch, di dời, trao đổi mà không cần tới các bên trung gian? Câu trả lời là Blockchain.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Vậy Blockchain ra đời như thế nào?

Những năm đầu của công nghệ blockchain(1991-2008)

Blockchain (chuỗi khối) tên ban đầu là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ khơng có cách nào thay đổi được nó.

Vào năm 1991 các nhà nghiên cứu Stuart Haber và W. Scott Stornetta đã giới thiệu nghiên cứu được bảo mật bằng mật mã, theo đó khơng ai có thể giả mạo dấu thời gian của tài liệu.

Theo đó vào năm 1992 họ đã nâng cấp hệ thống và tích hợp vào các cây Merkle cho phép tích hợp được nhiều thơng tin trong một khối duy nhất. Tuy nhiên vào năm 2008 lịch sử của công nghệ blockchain mới trở nên liên quan, nhờ có cơng việc của một người hoặc một nhóm người ẩn danh lấy tên là Satoshi Nakamoto.

Satoshi Nakamoto được coi là bộ não đứng đằng sau công nghệ blockchain. Có rất ít thơng tin về Satoshi vì họ cho rằng ơng hoặc là một nhóm người ẩn danh có thể làm việc trên Bitcoin, ứng dụng đầu tiên của công nghệ sổ cái, vào năm 2009 Satoshi Nakamoto đã phát hành whitepaper đầu tiên về công nghệ. Trong whitepaper, ông đã cung cấp chi tiết về cách công nghệ được trang bị tốt để nâng cao niềm tin kỹ thuật số dựa trên khía cạnh phân quyền có nghĩa là khơng ai có thể kiểm sốt bất cứ điều gì, một hệ thống hồn tồn phân tán hay phi tập trung, khơng hề có sự tồn tại của server trung tâm hoặc một bên trung gian nào vì mọi thứ đều được mã hố dựa trên các bằng chứng, thay vì sự tin tưởng.

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sau khi Satoshi rút khỏi hiện trường và giao công nghệ bitcoin cho các nhà nghiên cứu cốt lõi khác, từ đó đã tạo nên lịch sử của cơng nghệ blockchain.

<b>1. Khái niệm về công nghệ blockchain</b>

Công nghệ Blockchain là một cơ chế cơ sở dữ liệu tiên tiến cho phép chia sẻ thông tin minh bạch trong một mạng lưới kinh doanh. Cơ sở dữ liệu blockchain lưu trữ dữ liệu trong các khối được liên kết với nhau trong một chuỗi. Dữ liệu có sự nhất quán theo trình tự thời gian vì bạn khơng thể xóa hoặc sửa đổi chuỗi mà khơng có sự đồng thuận từ mạng lưới. Do đó, bạn có thể sử dụng cơng nghệ blockchain để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay biến đổi để theo dõi các đơn đặt hàng, khoản thanh toán, tài khoản và những giao dịch khác. Hệ thống có những cơ chế tích hợp để ngăn chặn các mục nhập giao dịch trái phép và tạo ra sự nhất quán trong chế độ xem chung của các giao dịch này.

Công nghệ Blockchain - sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:

Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, tồn vẹn và riêng tư thì cơng nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.

Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.

Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận ( PoW, PoS,...) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

<b>Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình</b>

xác thực giao dịch trên Blockchain này địi hỏi phải có rất nhiều nút tham gia. Vì vậy, muốn tấn cơng được vào hệ thống Blockchain này cần chi phí rất lớn và thực sự khơng khả thi. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,...

Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, khơng có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.

Permissioned (hay còn gọi là Consortium): là một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

<b>2. Đặc điểm của cơng nghệ blockchain</b>

Cơng nghệ Blockchain có một số đặc điểm quan trọng sau:

Phi tập trung: Phi tập trung trong chuỗi khối là chỉ việc chuyển quyền kiểm soát và ra quyết định từ một thực thể tập trung (cá nhân, tổ chức hoặc nhóm) sang một mạng lưới phân tán. Các mạng lưới chuỗi khối phi tập trung sử dụng tính minh bạch để giảm nhu cầu phải có sự tin tưởng giữa những người tham gia. Các mạng lưới này cũng ngăn cản những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lên lẫn nhau theo những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới.

Bất biến: Bất biến có nghĩa là một cái gì đó khơng thể thay đổi hay biến đổi được. Khơng người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch này vào sổ cái được chia sẻ. Nếu bản ghi giao dịch có lỗi, bạn phải thêm giao dịch mới để bù trừ cho lỗi và cả hai giao dịch đều được hiển thị trong mạng lưới.

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đồng thuận: Một hệ thống chuỗi khối thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch. Bạn chỉ có thể ghi lại các giao dịch mới khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận.

<b>3. Cấu trúc mạng blockchain</b>

Cấu trúc mạng blockchain là một hệ thống phân tán được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách an toàn và đáng tin cậy. Dưới đây là một cấu trúc mạng blockchain cơ bản:

3.1 Khối ( Block): Một khối là một tập hợp các giao dịch hoặc thông tin khác được gom nhóm lại và được thêm vào blockchain. Mỗi khối chứa một phần dữ liệu và một phần chữ ký số để xác nhận tính tồn vẹn của dữ liệu đó.

3.2 Chuỗi (Chain): Chuỗi là một loạt các khối được liên kết với nhau bằng cách sử dụng chữ ký số. Mỗi khối trong chuỗi chứa một liên kết đến khối trước đó và một liên kết đến khối tiếp theo, tạo thành một chuỗi liên kết không thể thay đổi.

3.3 Phiên bản (Versioning): Mạng blockchain có thể có nhiều phiên bản của chính nó. Mỗi phiên bản có thể được lưu trữ trên các nút trong mạng và các phiên bản mới có thể được thêm vào khi có sự đồng thuận từ các nút khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small> </small>Thứ nhất, Blockchain 1.0 – Tiền tệ và thanh toán

Blockchain 1.0 được ứng dụng chủ yếu trong tiền mã hóa. Phiên bản này gồm việc kiều hối, chuyển đổi tiền tệ, đồng thời tạo hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

Hay nói cách khác, Blockchain 1.0 giúp những giao dịch tiền ảo trở nên phi tập trung, diễn ra minh bạch, nhanh chóng.

Thứ hai, Blockchain 2.0 – Tài chính và thị trường

Blockchain 2.0 ứng dụng trong việc xử lý tài chính, cũng như ngân hàng(trái phiếu, cổ phiếu, nợ, chứng khoán,…).

Điểm nổi bật của phiên bản này đó chính là được nâng cấp Smart Contract(hợp đồng thơng minh). Đây chính là hợp đồng lập trình sẵn, được ký kết giữa các bên tham gia và giám sát chặt chẽ.

Smart Contract không bị can thiệp bởi các bên thứ 3. Điều này giúp bảo đảm được tính bảo mật ở mức cao nhất.

<small> </small>Thứ ba, Blockchain 3.0 - Ứng dụng phi tập trung (Dapp)

Blockchain 3.0 chính là sự kết hợp giữa Smart Contract(Blockchain 2.0) cùng Dapp (ứng dụng phân tán) – nơi dữ liệu được lưu tại kho lưu trữ phi tập trung và được viết bởi ngôn ngữ lập trình.

Khơng chỉ phục vụ cho tài chính, phiên bản này còn hướng tới nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, Y tế, nghệ thuật hay chính phủ.

Thứ tư, Blockchain 4.0 – Ứng dụng vào doanh nghiệp

Blockchain 4.0 phát triển tập trung chủ yếu vào các công ty/ doanh nghiệp. Chúng giúp tạo và chạy những ứng dụng giao dịch hiệu quả, an toàn và nhanh chóng hơn.

Một doanh nghiệp dù mới thành lập vẫn có thể phát triển được ứng dụng phân quyền nhờ Blockchain 4.0.

Cơng ty có thể quyết định tới những dữ liệu mà tài khoản được xem nào đó. Tuy nhiên vẫn đảm bảo tính bảo mật, đồng thời khơng sửa đổi được thông tin, khả năng lưu trữ tự động khi thực hiện giao dịch và thanh toán.

3.4 Nút (Node): Mỗi nút trong mạng blockchain đại diện cho một máy tính hoặc một thiết bị trong hệ thống. Các nút này tham gia vào việc xác nhận và xử lý giao dịch, xây dựng và duy trì chuỗi khối. Giao dịch (Transaction): Giao dịch đại diện cho các hoạt động và thông tin được gửi và xác nhận bởi các thành viên trong mạng blockchain. Các giao dịch này được gom nhóm lại trong các khối và sau đó được thêm vào chuỗi khối.

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

3.5 Cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism): Cơ chế đồng thuận là quá trình mà các nút trong mạng blockchain sử dụng để đạt đồng ý về trạng thái của hệ thống và xác định xem khối mới có thể được thêm vào chuỗi hay không. Các cơ chế đồng thuận như Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS) được sử dụng để đảm bảo tính tồn vẹn và an tồn của dữ liệu.

Cấu trúc mạng blockchain có thể phức tạp hơn tùy thuộc vào loại blockchain và ứng dụng cụ thể. Mỗi loại blockchain có thể có các yếu tố và cấu trúc khác nhau để phù hợp với mục đích và u cầu của nó.

Hiện nay, có 2 loại cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến nhất:

Proof-of-work (Bằng chứng cơng việc): Thuật tốn PoW vận hành bởi các thợ đào (nút – node) cùng tham gia giải quyết một bài toán mật mã để tạo ra khối tiếp theo.

Proof-of-stake ( Bằng chứng cổ phẩn): Để đơn giản hóa q trình đào thưởng, khái niệm PoS được sử dụng khi cần xác minh nhiều mã thông báo (tokens – tiền điện tử).

<b>4. Cách thức hoạt động của mạng blockchain.</b>

Để hiểu được cơ chế hoạt động của Blockchain là gì bạn cần hiểu được cấu trúc của Blockchain và cấu trúc của khối.

Cấu trúc của Blockchain

Đúng như tên gọi Blockchain, cấu trúc của nó bao gồm Block và Chain. Tức là

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Mỗi một khối sẽ bao gồm 3 thành phần: dữ liệu (Data), mã hàm băm (Hash) và mã Hash của khối trước nó. Trong đó:

Data: là các bản ghi dữ liệu được xác thực qua cơ chế đồng thuận và đã được bảo vệ bởi thuật toán mã hoá phù hợp với từng Blockchain.

Hash: là một chuỗi bao gồm các ký tự và số được tạo một cách ngẫu nhiên và khơng giống nhau. Mỗi block sẽ có một Hash riêng và nó được mã hố bằng thuật tốn mã hoá. Tác dụng của mã Hash là để phát hiện các thay đổi trong các khối.

Previous Hash: hay mã hàm băm của khối trước đó. Previous Hash được dùng để nhận biết vị trí trước sau của các khối liền kề và liên kết với nhau.

Có 3 nhóm chủ thể chính tham gia: Người dùng (user), các nút mạng (node) và thợ đào (miner)

Người dùng: là những người tạo ra các giao dịch. Họ thực hiện các hoạt động trong mạng lưới, trao đổi giá trị như mua bán hàng, gửi và nhận tiền

Nút mạng (node): là tất cả các máy tính/ thiết bị kết nối với mạng có thể đọc và ghi thơng tin vào blockchain. Nút luôn được kết nối và đồng bộ với mạng. Một nút đầy đủ lưu trữ một bản sao của tất cả các giao dịch đã từng xảy ra theo thời gian thực

Thợ đào: là các nút chạy một phần mềm chuyên dụng để tạo ra (đào) các khối mới và thêm nó blockchain. Để làm điều này, các thợ đào sẽ phải cạnh tranh với nhau trên cơ sở một cơ chế đồng thuận nhất định.

Khi một khối được thêm vào blockchain, tồn bộ mạng có nghĩa vụ phải cập nhật bản sao của blockchain với khối mới đó. Mỗi nút sẽ tự động đồng bộ và nhận được thông tin mới nhất. Khi một giao dịch được cập nhật, tất cả những chủ thể khác là các nút trong mạng lưới cần kiểm tra xem giao dịch có đúng không theo quy định (với một số quy định bắt buộc được thiết lập trước).

12

</div>

×