Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Khái niệm, lịch sử, đặc điểm, vai trò của các Ứng dụng lưu trữ trên các đám mây(Cloud Storage) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổ chức, doanhnghiệp Giới thiệu ứng dụng Google Drive

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH</b>

<b>---HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ</b>

<b>ĐỀ TÀI</b>

<b>Khái niệm, lịch sử, đặc điểm, vai trò của các Ứng dụng lưu trữ trên các đám mây(Cloud Storage) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổ chức, doanhnghiệp. Giới thiệu ứng dụng Google Drive trong hoạt động của tổ chức, doanh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>LỜI MỞ </b>

<b>ĐẦU---NỘI </b>

<b>DUNG---I. ỨNG DỤNG LƯU TRỮ ĐÁM MÂY (CLOUD STORAGE) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH...</b>

1.1. Khái niệm của lưu trữ đám mây (Cloud Storage)...

1.2. Lịch sử phát triển của lưu trữ đám mây...

1.3. Đặc điểm của lưu trữ đám mây...

1.4. Vai trò của lưu trữ đám mây trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp...

1.5. Thách thức và triển vọng của lưu trữ đám mây...

<b>II. GIỚI THIỆU GOOGLE DRIVE TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, </b>

2.4. Đặc điểm của ứng dụng lưu trữ Google Drive:...20

2.5. Tình hình sử dụng ứng dụng của Google Drive ở Việt Nam và trên thế giới...21

2.6. Cơ hội và khó khăn khi triển khai tại Việt Nam...23

<b>KẾT </b>

<b>LUẬN---TÀI LIỆU THAM </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>KHẢO---LỜI MỞ ĐẦU</b>

Lưu trữ đám mây là một trong những dịch vụ rất được nhiều người dùng ưa thích hiện nay. Với sự hiện diện của dịch vụ lưu trữ này người dùng sẽ không lo hết bộ nhớ cũng như có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng. Lưu trữ đám mây hay cịn được gọi với một cái tên khác là Cloud Storage. Đây là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho phép dùng có thể lưu trữ, quản lý, chia sẻ, sao lưu các dữ liệu một cách hiệu quả. Dù dữ liệu của bạn là hình ảnh, video hay tập tin đều có thể dễ dàng lưu trữ tại dịch vụ lưu trữ đám mây.

Điện toán đám mây được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như web hosting, lập trình song song, dựng hình đồ hoạ, mơ hình tài chính (IBM Clouds), các phương pháp duyệt và tìm kiếm trên web (web spider), phân tích gen (Amazon Clouds),…

Lưu trữ đám mây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của điện toán đám mây. Lưu trữ đám mây cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu của mình trên máy chủ đám mây, thay vì lưu trữ dữ liệu trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ nội bộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. ỨNG DỤNG LƯU TRỮ ĐÁM MÂY (CLOUD STORAGE) VÀ ẢNHHƯỞNG CỦA CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH</b>

<b>1.1. Khái niệm của lưu trữ đám mây (Cloud Storage)</b>

1.1.1. Khái niệm

Lưu trữ đám mây hay Cloud storage là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động lưu giữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ, và sao lưu dữ liệu của cá thể sở hữu nó trên một hệ thống lưu trữ bên ngồi ổ cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp (hay bên thứ ba). Dịch vụ này cho phép khách hàng hay người dùng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào.

1.1.2. Các thành phần cơ bản

Một hệ thống lưu trữ đám mây bao gồm các thành phần cơ bản sau:

<small></small> Máy chủ lưu trữ: Đây là các máy chủ vật lý được sử dụng để lưu trữ dữ liệu của người dùng. Máy chủ lưu trữ thường được đặt tại các trung tâm dữ liệu (data center) được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

<small></small> Hệ thống mạng: Hệ thống mạng được sử dụng để kết nối các máy chủ lưu trữ với nhau và với người dùng.

<small></small> Kiến trúc lưu trữ: Kiến trúc lưu trữ xác định cách dữ liệu của người dùng được lưu trữ trên các máy chủ lưu trữ. Có nhiều loại kiến trúc lưu trữ khác nhau, chẳng hạn như lưu trữ đối tượng (object storage), lưu trữ tệp (file storage) và lưu trữ khối dữ liệu (block storage).

<small></small> API: API (Application Programming Interface) là một tập hợp các quy tắc và giao thức cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau. API lưu trữ đám mây cung cấp cho các ứng dụng khả năng truy cập và quản lý dữ liệu lưu trữ trên đám mây.

<b>1.2. Lịch sử phát triển của lưu trữ đám mây</b>

1.2.1. Lịch sử phát triển

Lưu trữ đám mây bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990, với sự ra đời của các dịch vụ lưu trữ file trực tuyến như FTP và WebDAV. Tuy nhiên, những dịch vụ này vẫn còn hạn chế về dung lượng và tính năng.

Đến năm 2006, Amazon Web Services (AWS) ra mắt Amazon S3, một dịch vụ lưu trữ đối tượng (object storage) trên đám mây. Amazon S3 là một thành công lớn, và đã thúc đẩy sự phát triển của lưu trữ đám mây.

Trong những năm tiếp theo, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác cũng bắt đầu cung cấp các dịch vụ lưu trữ đám mây, chẳng hạn như Google Drive, OneDrive,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Dropbox, và iCloud. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đã dẫn đến sự cải thiện về dung lượng, tính năng và giá cả của các dịch vụ lưu trữ đám mây.

1.2.2. Các cơng nghệ liên quan

Ngồi lưu trữ đám mây, cịn có một số công nghệ liên quan, bao gồm:

 Lưu trữ tệp đám mây: Là một loại lưu trữ đám mây tương tự như lưu trữ tệp truyền thống. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các tệp, mỗi tệp được đặt trong một thư mục.

 Lưu trữ khối dữ liệu đám mây: Là loại lưu trữ đám mây cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu của họ. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các khối, mỗi khối có kích thước cố định.

 Lưu trữ đối tượng đám mây: Là loại lưu trữ đám mây phổ biến nhất. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các đối tượng, mỗi đối tượng được xác định bởi một khóa duy nhất.

 Sao lưu đám mây: Là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu sao lưu trên đám mây. Dịch vụ này thường được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khỏi các sự cố như mất dữ liệu hoặc hỏng hóc thiết bị.

 Đẩy dữ liệu đám mây: Là một quá trình tự động đồng bộ dữ liệu từ thiết bị cục bộ lên đám mây.

 Khôi phục dữ liệu đám mây: Là một q trình khơi phục dữ liệu từ đám mây. 1.2.3. Một vài ứng dụng Cloud Storage phổ biến

<small></small> Google Drive: Là một dịch vụ lưu trữ đám mây được cung cấp bởi Google. Google Drive cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 15 GB.

<small></small> OneDrive: Là một dịch vụ lưu trữ đám mây được cung cấp bởi Microsoft. OneDrive cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 5 GB.

<small></small> Dropbox: Là một dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến. Dropbox cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 2GB.

<small></small> iCloud: Là một dịch vụ lưu trữ đám mây được cung cấp bởi Apple. iCloud cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 5 GB.

Ngồi ra, cịn có một số ứng dụng Cloud Storage phổ biến khác, chẳng hạn như Amazon S3, Azure Blob Storage, và Backblaze B2.

<b>1.3. Đặc điểm của lưu trữ đám mây</b>

Trước khi bàn về những đặc điểm của lưu trữ đám mây, ta sẽ cùng nói về những tính năng mà lưu trữ đám mây cung cấp cho người sử dụng:

* Tính năng tự động sao lưu

Một trong những vấn đề lớn về dữ liệu mà lưu trữ đám mây giải quyết được là khả năng sao lưu dữ liệu tự động. Việc phải chuyển dữ liệu một cách thủ công từ hết ổ cứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

của quá khứ. Dữ liệu của người dùng sẽ luôn được đảm bảo với các bản copy luôn sẵn sàng trên các tài khoản online. Và kể cả khi q trình sao lưu có gặp gián đoạn do sập nguồn hay nghẽn mạng thì nó vẫn sẽ được tiếp tục một cách tự động khi máy khởi động lại hoặc đường mạng ổn định hơn.

* Tính năng phục hồi dữ liệu

Chức năng này giải quyết được rất nhiều các rắc rối, phiền toái bởi nguy cơ mất đi những dữ liệu quan trọng và không thể lấy lại được khi thiết bị bị lỗi, hỏng hay mất… Việc biết rằng dữ liệu của mình vẫn ln ở đâu đó trong đám mây và ta có thể truy xuất chúng bất cứ lúc nào chỉ cần có internet tạo ra sự linh hoạt, chủ động trong công việc cho người dùng.

* Tính năng kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm

Lưu trữ đám mây nhờ có các đặc điểm tiện ích vậy nên nó đã tạo ra nhiều môi trường độc lập với nhau nhưng vẫn đảm bảo sự tương đồng để thử nghiệm hay kiểm tra các phần mềm ứng dụng sẽ dễ dàng để quản lý hơn.

* Tính năng chia sẻ và di chuyển dữ liệu lên đám mây

Vấn đề mà tất cả người dùng và doanh nghiệp đều gặp phải là khối lượng lưu trữ ngày một lớn, đặc biệt là với các doanh nghiệp, khiến họ buộc phải tìm đến những giải pháp lưu trữ đảm bảo được tính ổn định, sẵn sàng cũng như chi phí hợp lý để sử dụng. Tuy nhiên, việc di chuyển một lượng dữ liệu quá lớn lên đám mây có thể khiến các nhà quản lý lo ngại về thời gian và tính bảo mật. Điều này có thể được giải quyết với các dịch vụ chuyển dữ liệu lên đám mây có băng thơng cao, an tồn và bảo mật

Từ những phân tích các tính năng mà ứng dụng lưu trữ đám mây cung cấp cho doanh nghiệp và người sử dụng, ta có thể rút ra một số những kết luận về đặc điểm của ứng dụng điện toán đám mây như sau:

* Tính linh hoạt, tiện dụng

Việc sử dụng ứng dụng điện toán đám mây sẽ giúp cho người dùng rất linh hoạt trong việc xử lý công việc của mình. Chúng ta có thể lưu trữ nhiều loại tệp tin khác nhau, bao gồm tài liệu văn bản, hình ảnh, video và âm thanh; có thể lưu trữ dữ liệu từ bất kỳ nơi đâu chỉ cần có kết nối internet và đồng thời có thể truy cập bất kỳ lúc nào vào những dữ liệu cần thiết. Ứng dụng lưu trữ đám mây giúp ta quản lý dữ liệu một cách khoa học hơn các cách lưu trữ dữ liệu truyền thống khác, tạo được sự bao quát làm chủ nguồn dữ liệu của ta, giúp tăng tính chủ động trong việc giải quyết cơng việc.

* Lưu trữ không giới hạn

Ứng dụng lưu trữ đám mây cho phép người dùng lưu trữ tệp tin lớn mà không cần phải lo lắng về không gian lưu trữ. Trước nhu cầu gia tăng khối lượng dữ liệu thông tin cần xử lý và lưu trữ hàng ngày thì đây chính là đặc điểm ưu thế của ứng dụng lưu trữ đám mây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

* Tính bảo mật

Ứng dụng lưu trữ đám mây cung cấp các tính năng bảo mật để bảo vệ tệp tin của người dùng, bao gồm cơng nghệ mã hóa dữ liệu (Encryption) và xác thực hai yếu tố (Authentication). Điều này giúp cho các tập dữ liệu của người dùng có thể được đảm bảo an tồn khỏi việc bị lộ hay bị đánh cắp dữ liệu bởi những kẻ xấu.

* Tính tiện lợi

Ứng dụng lưu trữ đám mây cho phép người dùng truy cập vào tệp tin của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng, mà khơng cần phải tải xuống hoặc cài đặt phần mềm. Đồng thời, giữa những người sử dụng có thể chia sẻ tập tin của mình với người khác một cách dễ dàng bằng cách chia sẻ liên kết hoặc cấp quyền truy cập. Chính những điều đó giúp cho việc sử dụng lưu trữ đám mây rất tiện lợi cho người dùng.

* Tiết kiệm chi phí

Trong khi tính khả năng mở rộng và hiệu năng cao là những ưu tiên hàng đầu trong các dịch vụ lưu trữ đám mây cấp độ doanh nghiệp, thì nhu cầu ngân sách cũng phải được tính đến. Các nhà quản lý cơng nghệ thơng tin phải có khả năng quản lý khối lượng dữ liệu và các ứng dụng quan trọng đang ngày càng tăng thêm mà không vượt quá ngân sách. Nền tảng các dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ giúp các nhà quản lý công nghệ thông tin tiết kiệm đáng kể chi phí, chẳng hạn như việc triển khai một đám mây riêng sẽ làm giảm cả chi phí mua sắm thiết bị và chi phí hoạt động, tiết kiệm nhiều hơn về mọi mặt so với hệ thống lưu trữ truyền thống.

<b>1.4. Vai trò của lưu trữ đám mây trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp</b>

Ứng dụng lưu trữ đám mây đóng vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp bởi những tính năng mà nó cung cấp cho các doanh nghiệp. Ta sẽ cùng phân tích một số những lợi ích của lưu trữ đám mây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp

* Thứ nhất, độ khả mở linh hoạt

Trước nhu cầu gia tăng khối lượng dữ liệu thông tin cần xử lý, lưu trữ hàng ngày, các nhà quản lý công nghệ thông tin phải nâng cao năng lực quản lý và khai thác dữ liệu, đặc biệt là các dữ liệu phi cấu trúc như các tập tin đa phương tiện, các ứng dụng kinh doanh và các trang web.

Tuy nhiên, sử dụng phương thức lưu trữ truyền thống trong bối cảnh gia tăng dữ liệu như vậy là một việc làm khó khăn. Với mơ hình truyền thống, khi đạt đến giới hạn lưu trữ, một hệ thống mới cần phải được thiết lập cùng với một hệ thống tệp tin mới để quản lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nhằm giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt này, các doanh nghiệp đang tận dụng lợi thế các hạ tầng lưu trữ mới có khả năng mở cao ngày nay giúp có thể nhanh chóng điều chỉnh theo những thay đổi về nhu cầu lưu trữ.

Tính linh hoạt được thể hiện ở việc lưu trữ đám mây cung cấp cho các nhân viên và đối tác của tổ chức một nền tảng để lưu trữ, quản lý, chia sẻ thông tin và tài liệu. Các ứng dụng lưu trữ đám mây cho phép các nhân viên truy cập vào tài liệu ở bất kì nơi đâu và bất kì thiết bị nào có kết nối internet, giúp tăng tính liền mạch, nhanh chóng và hiệu suất công việc.

* Thứ hai, nâng cao bảo mật, khôi phục thiệt hại

Như đã trình bày ở những phần phân tích trên, lưu trữ đám mây sẽ giúp đỡ cho người sử dụng nó tạo ra các bản sao và lưu trữ những bản sao ấy; đồng thời có những công nghệ như encryption ahy authentication sẽ giúp bảo mật thông tin, dữ liệu của người sử dụng. Và cũng chính những điều đó sẽ làm giảm các mối nguy như việc mất dữ liệu, bị đánh cắp hay phá hủy dữ liệu của doanh nghiệp được giải quyết, từ nó giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp ổn định hơn.

* Thứ ba, tiết kiệm chi phí

Vấn đề chi phí ln là bài tốn hóc búa của bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy nên, lưu trữ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi rất lớn cho các phần cứng, ổ cứng hay phí bảo trì, nâng cấp tốn kém. Từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể sử dụng những khoản chi dư thừa ấy để đầu tư vào các hoạt động khác của quá trình sản xuất, kinh doanh. .

<b>1.5. Thách thức và triển vọng của lưu trữ đám mây</b>

1.5.1. Những thách thức của việc sử dụng lưu trữ đám mây * Hiệu suất

Với việc lưu trữ dữ liệu lớn trên đám mây, hiệu suất truy cập dữ liệu là một vấn đề quan trọng. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải đảm bảo rằng khách hàng có thể truy cập dữ liệu của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

* Kỹ năng và nguồn nhân lực quản lý dữ liệu.

Để vận hành một hệ thống lưu trữ đám mây của doanh nghiệp có tính ổn định, hiệu quả tối ưu, các tổ chức, doanh nghiệp cần có những nhân sự có kỹ năng chun mơn phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc phải thường xuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các cán bộ quản lý và nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp

* Vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin.

Thông tin, dữ liệu cũng giống như “mạch máu” của một doanh nghiệp, việc ta có thể dễ dàng tải và lưu trữ rất nhiều thông tin, dữ liệu ở trên một ứng dụng lưu trữ đám mây vừa thể hiện lợi thế về tính linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm chi phí của lưu trữ đám mây nhưng đồng thời điểm mạnh này cũng đặt ra những rủi ro lớn liên quan đến an ninh

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thông tin. Ngày nay, vấn đề an ninh mạng đang diễn ra vơ cùng gay gắt khi có sự xuất hiện của rất nhiều những “hacker” có kĩ thuật tinh vi cho nên dù lưu trữ đám mây cũng đã cung cấp các công nghệ bảo mật nhưng nếu không có sự chăm sóc kỹ lưỡng và đúng quy trình, những thơng tin quan trọng của doanh nghiệp cũng có thể rất dễ dàng bị kẻ gian tấn công gây ra những thiệt hại tổn thất với doanh nghiệp.

1.5.2. Những triển vọng của lưu trữ đám mây

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển hàng giờ của các doanh nghiệp, quốc gia cùng với khổi lượng dữ liệu đang ngày càng “phình to”, thì nhu cầu về việc lưu trữ dữ liệu hiệu quả- an toàn và tiết kiệm là rất lớn. Trong tương lai, lưu trữ đám mây chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp và cá nhân. Các công nghệ mới như AI, blockchain và IoT sẽ có thể được tích hợp vào lưu trữ đám mây để cải thiện hiệu suất và bảo mật. Ngoài ra, lưu trữ đám mây cũng sẽ trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế số và sẽ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và sản xuất.

<b>II. GIỚI THIỆU GOOGLE DRIVE TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP</b>

<b>2.1. Giới thiệu chung</b>

2.1.1. Google Drive là gì?

Google Drive là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa đám mây của Google. Người dùng có thể lưu trữ, chỉnh sửa và tùy chỉnh các loại dữ liệu, tập tin của mình trên này để tiết kiệm dung lượng cho ổ cứng thiết bị, đồng thời có thể truy cập để sử dụng ở bất kỳ nơi nào miễn là bạn có kết nối Internet.

Google Drive cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ file được lưu trữ tới người khác, chỉ cần thiết lập quyền chỉ xem hay cho phép chỉnh sửa nội dung file... Drive còn hỗ trợ tải dữ liệu với cách làm rất đơn giản giúp việc tải file từ Google drive xuống trở nên nhanh chóng hơn.

Google Drive được sử dụng với ba mục đích cơ bản dưới đây:  Lưu trữ tài liệu trực tuyến.

 Chỉnh sửa, tùy chỉnh tài liệu.

 Cho phép truy cập sử dụng tài liệu trên mọi thiết bị.

Nó được thiết kế để người dùng "Sống, làm việc và giải trí trên mây". "Lưu trữ mọi thứ, chia sẻ bất cứ điều gì" là câu slogan của Google dành cho đứa con cưng Google Drive.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

2.1.2 Dung lượng

Mức dung lượng lưu trữ miễn phí của riêng từng dịch vụ Gmail, Google Drive và Google+ Photos sẽ được gom về một mối thống nhất, ở mức 15GB. Không còn tách rời dung lượng lưu trữ cho các dịch vụ của Google, tối ưu dung lượng lưu trữ cho mỗi dịch vụ.

Theo Google, việc này giúp người dùng không phải lo lắng về mức lưu trữ dữ liệu của từng dịch vụ Google, và đã lưu trữ chúng ở đâu. Việc chèn tập tin văn bản hay ảnh từ Drive vào Gmail, hay chia sẻ ảnh từ Drive lên mạng xã hội Google+ sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.

Mặc định với mỗi tài khoản Gmail, bạn được miễn phí 15GB dung lượng trên Google Drive. Tuy nhiên nếu bạn muốn có nhiều dung lượng hơn bạn cần phải trả phí cho Google, trong trường hợp này bạn cần nâng cấp Google Drive.

Với doanh nghiệp, Google Drive cung cấp các gói cơng cụ năng suất G Suite (productivity tool). Các doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng và lưu trữ của mình:

 G Suite Basic: $4.2/tài khoản/tháng với 30GB dung lượng lưu trữ.

 G Suite Business: $10.2/tài khoản/tháng và không giới hạn dung lượng (nếu mua từ 5 tài khoản).

 G Suite Enterprise: $25/tài khoản/tháng và không giới hạn dung lượng (nếu mua từ 5 tài khoản).

Google Drive cho phép bạn lưu trữ đa dạng các định dạng file dữ liệu như video, tài liệu, nhạc, hình ảnh với dung lượng cụ thể như sau:

 Google Drive: Giới hạn tải lên tập tin có <b>kích thước 5TB</b> (1TB = 1024GB).  Google Docs: Giới hạn tải lên <b>50 MB</b> và <b>1.024.000 kí tự</b>.

 Google Sheets: Giới hạn tải lên <b>2.000.000 cells</b> (tính tốn q phức tạp cũng khơng thể lưu thành công).

 Google Slides: Giới hạn tải lên tập tin lớn hơn <b>100 MB</b>.  Google Drawing:<b> Không giới hạn</b>.

Theo Google, “Nếu bạn không hoạt động trong 2 năm (24 tháng) trong Gmail, Drive hoặc Photos, chúng tơi có thể xóa nội dung trong (các) sản phẩm mà bạn không

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hoạt động. Nếu bạn vượt quá giới hạn bộ nhớ của mình trong 2 năm, chúng tơi có thể xóa nội dung của bạn trên Gmail, Drive và Photos”.

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Google Drive được ra mắt ngày 24 tháng 4 năm 2012

Tính đến tháng 9 năm 2015, Google Drive có hơn một triệu người dùng phải trả phí. Tính đến tháng 3 năm 2017, Google Drive có 800 triệu người dùng đang hoạt động và Tính đến tháng 5 năm 2017, có hơn hai nghìn tỷ tệp được lưu trữ trên dịch vụ.

2.1.4 Google Drive hoạt động như thế nào?

Để bắt đầu sử dụng Google Drive, người dùng phải tạo và đăng nhập vào tài khoản Google. “My Drive” sẽ tự động xuất hiện, người dùng có thể chứa được tập tin và thư mục đã được tải lên hoặc được đồng bộ hóa, cũng như Google Sheets, Slides và Documents. Sau đó, người sử dụng có thể upload file từ máy tính hoặc tạo các tập tin trong Google Drive.

Ngoài ra, người dùng có thể tải về ứng dụng Google Drive trên một hoặc nhiều thiết bị. Một thư mục Google Drive sẽ xuất hiện cùng với các thư mục khác trong hệ thống tập tin của từng thiết bị. Các tập tin mà người dùng thêm vào một thư mục sẽ có sẵn thông qua ứng dụng web Google Drive hoặc thư mục Google Drive ứng mỗi thiết bị.

Khi người dùng tạo ra một tập tin hoặc thư mục, người đó sẽ trở thành chủ nhân của tệp theo mặc định. Sau đó, chủ sở hữu có thể kiểm sốt mức độ của sự xuất hiện của tập tin hay thư mục đó (cơng khai hay riêng tư khi được chia sẻ với các tài khoản Google khác) và chuyển quyền sở hữu cho người dùng khác khi sử dụng địa chỉ Gmail. Các chủ sở hữu cũng có thể điều chỉnh quyền truy cập cho cả thư mục và các tập tin, sử dụng các cấp độ truy cập như “có thể chỉnh sửa”, “có thể bình luận” và “có thể xem”.

Khi 2 người trở lên cùng tùy chỉnh trên cùng một nội dung thuộc công cụ Google Drive, nó cịn cho phép người dùng khơi phục, sao lưu tự động của nội dung, hoặc có thể truy xuất nắm rõ xem ai đã thực hiện thay đổi nội dung trước đó.

Để mở tài liệu trên Google Drive một cách nhanh chóng khi khơng có internet thì người dùng có thể cài đặt và sử dụng đến công cụ Google Drive File Stream. Công cụ này cho phép bạn nhanh chóng mở tất cả các file đang được lưu trữ trên Google Drive từ máy tính. Hoặc <b>Truy cập tệp ngoại tuyến Google Drive</b>. Để bật chế độ ngoại tuyến, hãy điều hướng đến Drive và nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Khi ở trong cài đặt, bạn sẽ có thể bật tính năng ngoại tuyến bằng cách chọn hộp bên cạnh “Ngoại tuyến”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2.2. Thành phần cấu thành hệ thống</b>

2.2.1 Những ứng dụng con thuộc Google Drive

Chi tiết cách tạo người dùng có thể tham khảo hướng dẫn sau:

Chọn biểu tượng dấu + (mới) trên màn hình > Chọn loại tập tin, tài liệu muốn tạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Tất cả các tệp vừa tạo sẽ tự động sao lưu lên tài khoản Google Drive, nên bạn không cần phải lưu hoặc lo lắng quên lưu trước khi tắt trình duyệt, ứng dụng Google Drive.

Ngồi ra, bạn cũng có thể tạo thêm nhiều tập tin nâng cao khác bằng cách chọn vào Ứng dụng khác > Kết nối ứng dụng khác.

</div>

×