Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo điều 247 blhs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.18 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH</b>

<i><b>Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 Tháng 4 năm 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

I. Nhận định...1

50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS...1

52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS)...1

55. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)...1

59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS)...2

60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS)...2

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>I. Nhận định</b>

<b>50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn viphạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất matúy theo Điều 247 BLHS. </b>

- Nhận định sai. - CSPL: Điều 247 BLHS 2015

- Không phải mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS. Đối với những trường hợp đã được giáo dục nhiều lần trở lên còn cần phải được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống nữa thì mới cấu thành tội này.

<b>52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vậnchuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS). </b>

Nhận định sai. Bởi vì:

- CSPL: Điều 250, BLHS 2015

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là khi có hành vi chuyển dịch bất hợp pháp ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kì hình thức nào mà khơng nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Còn nếu như người vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trị là đồng phạm chứ khơng phải cấu thành Tội vận chuyển trái phép ma túy.

<b>55. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tộibuôn lậu (Điều 188 BLHS).</b>

- Nhận định sai

- Căn cứ theo quy định Điều 188 BLHS thì đối tượng của Tội bn lậu phải là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá quý, di vật, cổ vật. Như vậy chỉ có những hành vi mua bán trái pháp luật các đối tượng nêu trên qua biên giới mới thuộc trường hợp cấu thành Tội buôn lậu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIVmà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu tráchnhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khungtăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS). </b>

- Nhận định sai.

- CSPL: Điều 148, điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS năm 2015

- Nếu người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì ngồi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS thì người này cịn bị truy cứu về tội lây truyền HIV cho người khác tại điều 148 BLHS nữa.

<b>60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứachấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).</b>

- Nhận định đúng

- CSPL: Điều 255, Điều 256 BLHS 2015

- Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý không chỉ cấu thành tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý mà cịn có thể cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tuỳ vào mục đích của người phạm tội.

- Nếu mục đích của người phạm tội là biết rõ việc cho thuê địa điểm, mượn địa điểm là để sử dụng trái phép chất ma tuý mà vẫn cho thuê, mượn vì vụ lợi thì cấu thành tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 256.

- Nếu mục đích của người phạm tội là biết rõ việc cho thuê địa điểm, mượn địa điểm là để sử dụng chất ma tuý và mong muốn địa điểm ấy trở thành nơi để đưa chất ma tuý vào cơ thể người khác bằng nhiều cách thì cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo điều 255.

<b>II. Bài tậpBài tập 32</b>

<b>A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuếkhoán, doanh thu nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế QuậnX mua 32 quyển hóa đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối cùng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>thì bị phát hiện hành vi vi phạm. Trong q trình kinh doanh nói trên, có nhiềukhách hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn với sốlượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi khống hóađơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn nhưvậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào hóa đơn. Bằng cách này, A đãghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi bất chính 87,5</b>

- Xét khách thể của tội phạm: xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước, làm thất thu ngân sách của Nhà nước.

- Mặt khách quan: Đây là tội phạm có cấu thành hình thức nên sẽ xét về hành vi phạm tội.

A đã có hành vi khách quan là dùng thủ đoạn để giảm hoặc khơng đóng phần thuế lẽ ra phải đóng cho Nhà nước. Cụ thể là, thủ đoạn ghi khống hóa đơn bán hàng, A đã ghi số lượng lớn hơn so với số lượng khách hàng mua hoặc không mua hàng nhưng A vẫn ghi vào. Đây là thủ đoạn trốn thuế được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 BLHS. Và hành vi của A đã ghi khống được 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, và thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp

+ Về lý trí: A nhận thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, hành vi xâm phạm trực tiếp đến chế độ quản lý thuế của nhà nước làm giảm thu ngân sách nhà nước, xâm hại đến đường lối phát triển kinh tế xã hội, chính sách thuế.

+ Về ý chí: A mong muốn hậu quả xảy ra.

- Chủ thể: Chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.  Kết luận, từ những phân tích trên, tội định danh đối với A trong tình huống này là tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 BLHS 2015.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Bài tập 36</b>

<b>A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiêncạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệđể chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hạicho nhà nước gần 300 triệu đồng.</b>

<b>Theo anh (chị) A và B có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?</b>

Hành vi của A và B có phạm tội và nó là tội phạm được quy định tại Điều 243 BLHS. - Khách thể của tội phạm: Chế độ quản lý và bảo vệ của Nhà nước đối với hệ sinh thái rừng, qua đó xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường.

- Mặt khách quan: Vì tội phạm mà A thực hiện tại Điều 243 BLHS có cấu thành tội phạm vật chất cho nên mặt khách quan của nó có 3 nội dung:

+ Dấu hiệu mặt hành vi: Trong trường hợp này A có hành vi là thuê người vào chặt phá rừng sản xuất tự nhiên đang thuộc quản lý của nhà nước để trồng cây keo lai, đây là hành vi phá hoại rừng.

+ Hậu quả: 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên bị phá hoại.

+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi thuê người chặt rừng của A là nguyên nhân dẫn đến 4,6 ha rừng sản xuất tự nhiên bị phá hoại.

- Mặt chủ quan: Ở đây A có lỗi cố ý trực tiếp vì A mong muốn việc phá hoại 4,6 ha rừng đó để A có thể trồng cây keo lai. A nhận thức được hành vi của mình là phá hoại rừng, trái pháp luật nhưng A vẫn mong muốn thực hiện cho được hành vi đó.

- Chủ thể: A thỏa mãn dấu hiệu về độ tuổi và thỏa mãn dấu hiệu về năng lực hành vi của mình do đó A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội Phá hoại rừng quy định tại Điều 243 BLHS.

 Từ 4 yếu tố vừa phân tích ở trên thì ta kết luận được rằng hành vi của A thỏa mãn đầy

<b>đủ các dấu hiệu về tội phá hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.</b>

A phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249, BLHS 2015)

- Khách thể của tội phạm: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy.

- Mặt khách quan của tội phạm: vì tội phạm quy định tại Điều 249 BLHS 2015 có cấu thành hình thức cho nên ta phân tích một nội dung là hành vi của A:

+ Hành vi: A mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0,155 gam và được biết là A là một người nghiện ma túy và mua về để sử dụng.

- Chủ thể của tội phạm: A 17 tuổi, là người có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo luật định và không nằm trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp

+ Về mặt lí trí: A là một người nghiện ma túy và đã mua ma túy về để thỏa mãn cơn nghiện.

+ Về mặt ý chí: A nhận thực được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

 Từ các phân tích trên tác giả kết luận được là hành vi của A thỏa mãn đầy đủ các dấu

<b>hiệu của tội phạm tại Điều 249, BLHS 2015.</b>

<b>b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.</b>

Tội định danh đối với A là tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định của ĐIều 250 BLHS.

- Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy.

- Mặt khách quan: Đây là tội có cấu thành tội phạm hình thức nên xét hành vi phạm tội: khi A thực hiện xong hành vi vận chuyển ma túy trái phép thì tội phạm hồn thành - A đã có hành vi vận chuyển trái phép ma túy (cụ thể là 3 tép heroin với trọng lượng 0,155 gam) cho người bạn B đang lên cơn nghiện nhờ A mua. A thực hiện hành vi này chỉ nhằm mục đích vận chuyển heroin đã mua cho B, khơng nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép các chất ma túy.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

+ Về lý trí: A nhận thức rõ đây là hành vi vận chuyển các chất ma túy và là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội.

+ Về ý chí: Mặc dù nhận thức được hậu quả nguy hiểm nhưng A vẫn mong muốn thực hiện để hậu quả xảy ra.

- Chủ thể: Chủ thể thường có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.  Kết luận, từ những phân tích trên, tội định danh đối với A trong tình huống này là tội vận chuyển trái phép chất ma túy căn cứ theo quy định của Điều 250 BLHS.

<b>c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.</b>

Trong trường hợp này A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy tại Điều 250 BLHS bởi vì mặt chủ quan tại tội này là lỗi cố ý trực tiếp tức là người thực hiện hành vi phải nhận thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng họ vẫn mong muốn thực hiện hành vi. Cịn ở đây A khơng hề biết thứ mình đang vận chuyển là ma túy, mà A làm việc này là do mẹ sai cho nên người chịu trách nhiệm hình sự ở đây là mẹ của A.

Còn nếu như A biết đây là ma túy nhưng vẫn vận chuyển thì như vậy là A đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS rồi:

- Về mặt khách thể của tội phạm: quyền quản lý độc quyền của nhà nước về các chất ma túy.

- Mặt khách quan: Vì đây là tội phạm có cấu thành hình thức cho nên chỉ cần A có hành vi vận chuyển ma túy thơi là tội phạm đã hoàn thành.

- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp vì A thực hiện hành vi đã nhận thức được đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng A vẫn mong muốn thực hiện hành vi.

- Chủ thể: A 17 tuổi nên đã thỏa mãn về mặt độ tuổi và A thỏa mãn dấu hiệu về năng lực hành vi của mình, do đó A là chủ thể của tội phạm được quy định tại Điều 250 BLHS.  Từ các phân tích trên, ta kết luận được rằng trong trường hợp A nhận thức được thứ mình đang mang là ma túy thì hành vi của A thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu về tội vận

<b>chuyển trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 250 BLHS. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Bài tập 47</b>

<b>A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B đang sửdụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A. </b>

<b>Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:</b>

<b>a. B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửahàng của mình để hút heroin.</b>

A phạm tội chứa chấp việc sử dụng ma túy theo Điều 256 BLHS 2015. A thỏa mãn hết các dấu hiệu pháp lý của tội này.

- Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma túy - Mặt khách quan: vì tội phạm quy định tại Điều 256 BLHS 2015 có cấu thành hình thức cho nên có một nội dung là hành vi:

+ Dấu hiệu mặt hành vi: A đã có hành vi nhiều lần chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy của B. A biết B sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của mình để hút heroin

- Chủ thể: chủ thể của tội này là chủ thể thường, do khơng đề cập gì đến vấn đề độ tuổi và khả năng nhận thức nên mặc nhiên công nhận A đầy đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp, lý trí của A nhận thấy được hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được sự nguy hại của hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng về mặt ý chí vẫn thực hiện.

 Từ 4 yếu tố trên, ta chứng minh được hành vi của A thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội Chứa chấp việc sử dụng ma túy theo điều 256 BLHS 2015

Trong tình huống này B khơng phạm tội, vì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị truy cứu TNHS mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

<b>b. A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của Ađể lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàngcủa mình.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hành vi của A cấu thành Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256) và Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250)

<i>Thứ nhất, Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250).</i>

Hành vi của A mua giùm B 0,2 gam heroin đã đủ căn cứ để cấu thành tội này:

- Khách thể: Xâm phạm chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các chất ma tuý. Đối tượng tác động: Chất ma tuý (heroin).

- Mặt khách quan: Vì tội danh này có cấu thành tội phạm hình thức nên mặt khách quan chỉ gồm hành vi là dấu hiệu định tội bắt buộc. Trong tình huống, A mua giùm B 0,2 gam heroin khơng nhằm mục đích tự mình hay cùng sử dụng với B mà chỉ để B một mình sử dụng cho thấy A khơng có ý thức tàng trữ ma tuý. Bên cạnh đó, A là người mua ma tuý và vận chuyển bất hợp pháp từ nơi này đến nơi khác mà không nhằm sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép. Do đó, hành vi của A đã thoả mãn các dấu hiệu định tội của tội này. - Chủ thể: A – chủ thể thường có đủ năng lực hành vi và tuổi chịu trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan:

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp

+ Về lý trí: A biết hành vi của mình là nguy hiểm và hậu quả của hành vi tất yếu hoặc có thể gây hại cho an ninh trật tự quản lý nhà nước về chất ma tuý.

+ Về ý chí: A mong muốn hậu quả này xảy ra, bởi A sẵn sàng mua và giao cho B dù biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

 Vậy việc phân tích trên cho thấy A phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý.

<i>Thứ hai, Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256)</i>

Hành vi của A cấu thành tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 256). Bởi đã thoả mãn đầy đủ dấu hiệu định tội của tội danh này.

- Khách thể: Xâm phạm chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các chất ma tuý. Và Chế độ sử dụng các chất ma tuý của Nhà nước. Đối tượng tác động: Chất ma tuý (heroin).

- Mặt khách quan: Do tội danh này có cấu thành tội phạm hình thức nên mặt khách quan chỉ có hành vi nguy hiểm xã hội là dấu hiệu bắt buộc. Trường hợp này, hành vi của A cho phép B là bạn của mình vào sử dụng ma tuý trong cửa hàng (tức biết B dùng địa điểm

</div>

×