Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bài tập lớn học phần phân tích tài chính phân tích tình hình tài chính của tổng công ty cổ phần vận tải dầu khi pvtrans

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.91 KB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI</b>

<i><b>Khoa Tài chính – Ngân hàng</b></i>

<b>BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH</b>

<b>PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦNVẬN TẢI DẦU KHI PVTRANS</b>

<b>ThS. Đinh Thị Quỳnh Anh</b>

<i><b>Hanoi, ngày 6 tháng 1 năm 2024</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VÀ TỔNG CƠNG TY </b>

<b>VẬN TẢI DẦU KHÍ...2</b>

<b>1.1. Tổng quan về ngành vận tải – kho bãi...2</b>

<i>1.1.1. Tầm quan trọng của ngành vận tải biển...2</i>

<b>1.1.2. Các chỉ số của ngành...3</b>

<b>1.2. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Vận tải dầu khí PVTrans...3</b>

<i><b>1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chính...4</b></i>

<i><b>1.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của cơng ty...4</b></i>

<b>CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY...7</b>

<b>2.1. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp...7</b>

<i>2.1.1. Đo lường và phân tích doanh thu...7</i>

<i>2.1.2. Đo lường và phân tích chi phí...8</i>

<i>2.1.3. Đo lường và phân tích lợi nhuận...9</i>

<b>2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...10</b>

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ...12</b>

<b>3.1. Đo lường và phân tích tổng tài sản...12</b>

<b>3.2. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn...13</b>

<b>3.3. Phân tích hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn...14</b>

<b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH...16</b>

<b>4.1. Các nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp...16</b>

<i>4.1.1. Nợ phải trả...16</i>

<i>4.1.2. Vốn chủ sở hữu...16</i>

<b>4.2. Vốn lưu động rịng và chính sách tài trợ vốn...17</b>

<b>4.3. Rủi ro tài chính và địn bẩy tài chính...17</b>

<b>CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH DỊNG TIỀN VÀ KHẢ NĂNG THANH TỐN...19</b>

<b>5.1. Phân tích dịng tiền...19</b>

<b>5.2. Phân tích khả năng thanh tốn...21</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CHỈ SỐ GIÁ THỊ </b>

<b>6.1. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời...22</b>

<b>6.2. Phân tích tỷ số phản ánh giá thị trường...23</b>

<b>CHƯƠNG 7: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ...25</b>

<b>7.1. Tổng kết và nhận xét về Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí PVTrans...25</b>

<b>7.2. Một số khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động của công ty...25</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...27</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa bộ mơn Phân tích tài chính vào chương trình giảng dạy để chúng em có cơ hội tiếp thu kiến thức quý giá. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Hồng Minh và cô Đinh Thị Quỳnh Anh – các giảng viên bộ mơn Phân tích tài chính đã truyền đạt cho chúng em kiến thức bằng cả tất cả tâm huyết. Thời gian học bộ môn của cô là khoảng thời gian tuyệt vời vì em khơng chỉ được học lý thuyết mà còn nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế hữu ích. Đây sẽ là hành trang để em có thể vững bước trên con đường đã lựa chọn ban đầu.

Bộ mơn Phân tích tài chính khơng chỉ bổ ích mà cịn có tính thực tế cao. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Dư Thị Hoài Thu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VÀ TỔNG CÔNG TYVẬN TẢI DẦU KHÍ</b>

<b>1.1. Tổng quan về ngành vận tải – kho bãi</b>

<i><b>1.1.1. Tầm quan trọng của ngành vận tải biển </b></i>

Vận tải đường biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với một quốc gia, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, đồng thời nó cịn quyết định đến sự phát triển của một quốc gia. Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Đường biển - con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường hiện nay (trừ

<b>một số hàng hóa đặc biệt). Do đó, vận tải đường biển có tầm trọng trong cơng đoạn trao </b>

đổi, bn bán hàng hóa nội địa và quốc tế.

Vận chuyển hàng hóa đường biển là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, xuất hiện từ sớm, cùng trải qua bao thăng trầm lịch sử, góp phần hình thành vai trị chủ chốt trong sự tăng trưởng kinh tế nước ta. Hiện nay, nhiều đơn vị trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, công suất lớn và động cơ mạnh, chở được các mặt hàng khối lượng lớn, đa dạng chủng loại hàng.

Về kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buốn bán với khu vực khác. Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó.

Về xã hội: Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Từ đó, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề nhức nhối của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, nhằm tạo ra xu hướng hồn tồn mới cho người dân trong học tập và làm việc.

Về đối ngoại - đối nội: Tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng đối nội, vận tải nội địa góp

<b>phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa nước ta.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Về chính trị: Là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới, là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia.

<i><b>1.1.2. Các chỉ số của ngành </b></i>

Năm 2022, nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, đặc biệt đến từ cuộc xung đột chính trị Nga-Ukraine và diễn biến dịch bệnh phức tạp. Điều này gây ra các hệ lụy nghiêm trọng bao gồm tăng trưởng kinh tế giảm sút, lạm phát tăng cao và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu. Ngồi ra, điều kiện tài chính tồn cầu trở nên khắt khe hơn, hạn mức tín dụng thắt chặt, chi phí vay vốn tăng cao, tỷ giá biến động và việc rút dần các gói hỗ trợ chính sách tiếp tục cản trở sự phục hồi của nền kinh tế.

Thị trường dầu thô năm 2022 biến động liên tục và khó lường kể từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra. Sau khi đạt các đỉnh vào tháng 3, giá dầu thô đã đảo chiều và điều chỉnh giảm giữa lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế và áp lực lạm phát. Tuy nhiên, giá dầu Brent duy trì ở mức cao, tăng khoảng 20% so với bình quân năm 2021. Theo diễn biến giá dầu thô, giá dầu nhiên liệu cũng biến động mạnh, tăng khoảng 30% so với bình quân năm 2021.

Thị trường vận tải biển năm 2022 cũng biến động và có sự phân hóa mạnh trong khi thị trường vận tải hàng lỏng hiện vẫn diễn biến tương đối thuận lợi, thị trường vận tải hàng rời chịu tác động mạnh từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và đã lao dốc trong nửa cuối năm (kể từ tháng 8).

<b>1.2. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Vận tải dầu khí PVTrans</b>

<b>Tổng cơng ty cổ phần Vận tải Dầu khí (viết tắt là PVTrans), tiền thân là Cơngty Vận tải Dầu khí được thành lập theo Quyết định số 358/QĐ-VPCP ngày 27/05/2002 </b>

của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thô. Sau gần 5 năm hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp Nhà nước, Cơng ty Vận tải Dầu khí đã tiến hành cổ phần hóa theo quyết định số 758/QĐ-BCN của Bộ Cơng nghiệp ngày 30/3/2006 và chính thức hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần từ ngày 07/05/2007 với tên Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Sau khi hồn thành cổ phần hóa, để phù hợp với quy mơ ngày càng phát triển, Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí vào ngày 23/07/2007. Tổng Cơng ty Cổ phần Vận tải Dầu khí </b>

chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh với mã giao dịch PVT vào ngày 10/12/2007. Đến nay, Tập đồn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 51% vốn

<b>điều lệ của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí. Trải qua hơn 18 năm xây dựng và phát triển, cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ công nhân viên </b>

và sự hỗ trợ từ Tập đồn Dầu khí Việt Nam, khách hàng và đối tác, PVTrans đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về vận tải biển của Việt Nam có uy tín cả trong nước và quốc tế. Kể từ năm 2011 đến nay, PVTrans đã vững vàng vượt qua khủng hoảng tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững. PVTrans từ một công ty vận tải biển với 01 con tàu vận tải dầu thô và khoảng 100 cán bộ công nhân viên, đến nay đã trở thành một Tổng Công ty vận tải với 9 đơn vị thành viên, 2 chi nhánh và hơn 1.900 cán bộ công nhân viên. PVTrans đã phát triển được đội tàu gồm 33 chiếc với tổng tải trọng gần 1 triệu DWT, trở thành đơn vị vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam hiện nay. PVTrans đã nhận được Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ cũng như các giải thưởng từ các tổ chức có uy tín như Forbes Việt Nam, Asia Pacific

PVTrans tận dụng tốt cơ hội thị trường diễn biến tích cực, đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội so với năm trước. Đồng thời, đưa ra giải pháp đột phá về đầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

tư dưới hình thức thuê mua bareboat (BBHP) để mở rộng quy mô đội tàu trong bối cảnh nguồn cung tàu hạn chế và tín dụng siết chặt.

Thương hiệu và hình ảnh của PVTrans trong ngành dầu khí và vận tải biển khơng ngừng được nâng cao, tạo sự tín nhiệm cao đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tiềm lực tài chính vững mạnh và khơng ngừng cải thiện, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD và đầu tư phục vụ mục tiêu mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động. Tập thể lãnh đạo, CBCNV và thuyền viên phát huy tinh thần đoàn kết trên dưới một lịng, quyết tâm hồn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

<i>b. Hạn chế </i>

Đội tàu của PVTrans có quy mơ nhỏ so với các doanh nghiệp vận tải biển trong khu vực, tuổi tàu trung bình tương đối cao ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường. PVTrans chưa hoàn thành các dự án đầu tư tàu và đầu tư góp vốn vào các ĐVTV theo kế hoạch năm 2022.

<i>c. Thách thức</i>

Thị trường mua bán tàu đóng mới và tàu qua sử dụng thường xuyên ở trạng thái có lợi cho người bán với giá tàu duy trì ở mức cao, nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư tàu trong năm 2022. Việc ra quyết định đầu tư đòi hỏi phải lựa chọn những thời điểm thích hợp, vừa nhanh chóng và quyết đốn, nhưng đồng thời cũng phải thận trọng nhằm kiểm soát rủi ro tránh bẫy đầu tư trong giai đoạn thị trường đang nóng. Do tác động của suy thoái kinh tế và xung đột chính trị, thị trường vận tải hàng rời diễn biến bất lợi trong nửa cuối năm 2022, giá cước tụt giảm nhanh chóng kể từ tháng 8/2022, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của đội tàu hàng rời của PVTrans trên thị trường quốc tế.

Lạm phát duy trì ở mức cao làm gia tăng chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao khoảng 40-50% tổng chi phí hoạt động. Ngồi ra, chi phí tài chính tăng cao do lãi suất tăng và đồng USD tăng giá cũng dẫn đến sự gia tăng của chi phí cố định của đội tàu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cả trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư mua tàu khó khăn do các định chế tài chính thắt chặt tín dụng.

<i>d. Cơ hội </i>

Triển vọng thị trường vận tải hàng lỏng quốc tế diễn biến tích cực khi các yếu tố cơ bản vẫn duy trì chủ yếu nhờ nhu cầu vận chuyển tấn hải lý (tonne-mile demand) tăng do quãng đường vận chuyển xa hơn trong bối cảnh nguồn cung tàu giới hạn. Nhu cầu tiêu thụ và vận tải nhiên liệu trong nước gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho mảng vận tải nội địa của PVTrans. Là một đơn vị thành viên của Tập đồn Dầu khí Việt Nam, PVTrans tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ PVN, cùng sự hợp tác, phối hợp của các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, nhờ đó duy trì vị thế đơn vị vận tải hàng lỏng số 1 Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY 2.1. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp </b>

<i><b>2.1.1. Đo lường và phân tích doanh thu </b></i>

<i>Hình 1: Biểu đồ thể hiện doanh thu của PVT giai đoạn 2018 – 2022 (đơn vị VNĐ)</i>

Có thể thấy, trong giai đoạn 2018 – 2022, doanh thu của PVT tăng trưởng tương đối ổn định. Từ khoảng 7,5 nghìn tỷ VNĐ ở năm 2018 lên hơn 9 nghìn tỷ VNĐ năm 2022. Doanh thu tăng mạnh vào năm 2022, chủ yếu đến từ cung cấp dịch vụ vận tải sản phẩm/ hóa chất nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng từ lệnh cấm vận Nga cùng với thay đổi về công suất hoạt động của các NMLD tại châu Âu/ Úc và Trung Đông. Tuy PVT chủ yếu cho thuê tàu định hạn hoạt động ở các tuyến Trung Đông, nhưng việc thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu hồi phục dẫn tới việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu dầu khí từ các quốc gia khác, từ đó giúp tăng giá cước vận tải ở các tuyến khác và tác động tích cực đến giá cho thuê tàu của PVT.

Giai đoạn 2020 – 2022, do phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và những tác động tiêu cực sau cuộc xung đột của Nga – Ukraine, thị trường vận tải hàng rời diễn biến bất lợi. Tuy nhiên, PVTrans đã vượt qua những con sóng lớn và cập bến an tồn trong một năm đầy biến động. Kết quả là, doanh thu của tổng công ty đạt 9,576 tỷ VNĐ vào năm 2022, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Về cơ cấu doanh thu, qua biểu đồ trên có thể thấy doanh thu của PVTrans chủ yếu đến từ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (>94%), và có xu hướng ổn định qua các năm, điều này thể hiện đặc điểm của công ty là công ty chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của PVT là cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thơ. PVT là doanh nghiệp vận tải Dầu khí tại Việt Nam, chiếm 100% thị phần vận tải dầu thơ và LPG trong nước. Ngồi ra, PVT cịn có đội tàu hoạt động rộng trên các tuyến hải trình quốc tế. Giá cước tàu chở dầu dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp vận tải Dầu khí. Đáng chú ý, hầu hết đội tàu chở nhiên liệu của PVT (trong tổng số 16 tàu chở nhiên liệu với tổng tải trọng trên 280.000 DWT) đang hoạt động trên các tuyến quốc tế, qua đó có thể hưởng được mức giá cước tốt hơn trong môi trường giá cước thuê tàu chở dầu tăng cao. Điều này cũng giúp công ty tối đa hóa được doanh thu.

Về doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh, và cổ tức, lợi nhuận được chia. Cụ thể, năm 2022 doanh thu của công ty đạt 221 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021, và mức doanh thu này ổn định qua các năm, cho thấy rằng doanh thu từ hoạt động tài chính của cơng ty được tập trung duy trì khá ổn định.

<i><b>2.1.2. Đo lường và phân tích chi phí </b></i>

<i>Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các chi phí/doanh thu tuần của PVT giai đoạn 2018 -2022</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm trung bình khoảng 83%, và giá vốn hàng bán của PVTrans giai đoạn 2018 – 2022 có xu hướng tăng qua các năm. Tăng từ 6,439 nghìn tỷ VNĐ năm 2018 lên tới 7,392 tỷ VNĐ năm 2022. Các chi phí cịn lại cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Đến năm 2022, chi phí có sự tăng mạnh. Cụ thể, giá vốn hàng bán năm 2022 tăng gần 20% so với năm 2021 (tăng hơn 1 nghìn tỷ VNĐ). Chi phí tài chính tăng hơn 100%, và các chi phí khác tăng tương tự. Đến năm 2022, chi phí có sự tăng mạnh. Nguyên nhân xuất phát từ việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí lưu kho tăng,… Riêng tỷ lệ Giá vốn hàng bán/Tổng doanh thu duy trì mức ổn định qua các năm, khoảng 85%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý giá vốn hàng bán tốt và nắm bắt được các cơ hội của thị trường để duy trì giá vốn hàng bán nhưng vẫn duy trì được doanh thu tăng. Tuy nhiên, trong tương lai, giá vốn hàng bán sẽ còn phải chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ những điều kiện kinh tế, chính trị bất ổn của thị trường, vậy nên công ty cần có những phương án quản trị và phịng tránh rủi ro giá vốn hàng bán tăng đột ngột.

<i><b>2.1.3. Đo lường và phân tích lợi nhuận</b></i>

<i>Hình 3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của PVT giai đoạn 2018 - 2022</i>

Với sự duy trì ổn định mức doanh thu trong giai đoạn 2018 - 2022 , mặc dù gặp phải nhiều biến động của nền kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất tăng, đợt tăng tỷ giá đột biến hay việc trích trước chi phí sửa chữa lớn đội tàu, nhưng PVT vẫn có lợi nhuận

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tăng mạnh vào năm 2022. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2022 đạt khoảng 1155 tỷ VNĐ, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2021. Trong đó, lợi nhuận khác tăng từ 42 tỷ VNĐ lên tới 288 tỷ VNĐ, do vào quý 4 năm 2022, PVT đã thanh lí tàu PVT Athena và ghi nhận hơn 100 tỷ đồng cho khoản thanh lý này.

<b>2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp </b>

<i>Hình 4: Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của PVT giai đoạn2018 - 2022</i>

Có thể thấy, hầu hết các chỉ số vịng quay của cơng ty đều tăng qua các năm, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh khá có hiệu quả, thời gian giữ hàng tồn kho thấp, khả năng thu hồi khoản phải thu và chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp khá tốt.

Vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng khá mạnh vào năm 2020 nhưng lại giảm vào năm 2021 và 2022. Vòng quay hàng tồn kho tăng nhẹ vào năm 2020 là do PVT đã quản lý tốt giá vốn hàng bán làm nó tăng nhưng khơng đáng kể, cùng với hàng tồn kho tiếp tục tăng, chứng tỏ con số này là khá tốt đối với cơng ty.

Chỉ tiêu vịng quay khoản phải thu của PVTrans ln duy trì ổn định ở mức 6 vòng/năm trong giai đoạn 2018 – 2022 do PVTrans luôn chú trọng giám sát và tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Vịng quay tổng tài sản của cơng ty hầu như khơng biến động. Vịng quay tổng tài sản năm 2022 của PVTrans là 0,68, cho thấy tài sản được sử dụng hiệu quả, chứng tỏ công ty hoạt động khá ổn định trong ngành, với 1 đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra 0,68 đồng doanh thu thuần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ3.1. Đo lường và phân tích tổng tài sản</b>

<i>Hình 5: Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của PVT giai đoạn 2018 - 2022</i>

Nhìn chung, tổng tài sản của PVT tăng dần qua các năm và tăng mạnh vào năm 2022. Năm 2018, tổng tài sản của PVT là 10 nghìn tỷ VNĐ. Đến năm 2022, con số này lên tới hơn 14 nghìn tỷ VNĐ. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của PVT năm 2022 tăng. Là một công ty chuyên về vận tải và hoạt động logistics, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, và mức tỷ trọng của tài sản dài hạn trong giai đoạn 2018 – 2022 ln được duy trì trong khoảng 58% – 65%. Năm 2022, tài sản ngắn hạn của PVT là 6,286 tỷ VNĐ (tương đương với 44% tổng tài sản) và tài sản dài hạn là 7,965 tỷ đồng (tương đương với 56% tổng tài sản).

</div>

×