Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đề tài: QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 114 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

0







































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






LÊ VIỆT HÀ








QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐÊN 1990)









LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ









THÁI NGUYÊN 2009


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2










































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





LÊ VIỆT HÀ





QUÁ TRÌNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
Ở THÁI NGUYÊN (TỪ 1958 ĐẾN 1990)



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ








Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S. NGUYỄN DUY TIẾN




THÁI NGUYÊN 2009


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng thành kính. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính
trọng sâu sắc tới:
- T.S. Nguyễn Duy Tiến đã quan tâm hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi tận
tình chu đáo trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành
luận văn.
- Ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, khoa Sau Đại học và các thầy cô
bộ môn đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
bảo vệ luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu đó, cảm ơn sự
góp ý chân thành và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi học tập nâng cao đƣợc trình
độ trong suốt thời gian qua.



Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009

Tác giả
Lê Việt Hà







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI TIẾN
HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
7
1.1.
Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của Thái Nguyên
7
1.2.
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở Thái Nguyên
giai đoạn trƣớc khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp
15
CHƢƠNG 2.

HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI
KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
24
2.1.
Lí luận chung và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp
24
2.1.1.
Lí luận chung
26
2.1.2.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào
hợp tác xã trong nông nghiệp
30
2.2.
Thời kì đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở
Thái Nguyên (1958 - 1960).
34
2.3.
Thời kì tổ chức hợp tác xã bậc cao thực hiện cơ chế kế
hoạch hóa tập trung (1961 - 1980)
70
CHƢƠNG 3.

HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI
KÌTHỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)

3.1.
Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100

(1981- 1988)
70
3.2.
Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết số 10
(1988- 1990)
77
3.3.
Tác động của Khoán 100, Khoán 10 đến tình hình
kinh tế - xã hội của thái nguyên
82

Kết luận
87

Tài liệu tham khảo
95

Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực thể lịch sử, là sự ra đời của
một chủ thể kinh tế ở nông thôn nƣớc ta trong thời gian dài, có tác dụng lớn
đến sự phát triển kinh tế, văn hóa ở nông thôn nói riêng và đến toàn bộ nền
kinh tế xã hội nƣớc ta nói chung

Phong trào hợp tác hóa, xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp đƣợc
thực hiện trong công cuộc cải tạo XHCN từ cuối những năm 50 thế kỉ XX, có
ảnh hƣởng to lớn đến việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ
thâm canh, tích tụ và tập trung hoá sản xuất, khắc phục tình trạng lạc hậu
nặng nề về kĩ thuật, sản xuất phân tán, manh mún, tự cấp tự túc; tạo điều kiện
phát triển sản xuất đi lên con đƣờng XHCN. Tổ chức kinh tế tập thể còn có
vai trò to lớn trong việc cải thiện đời sống văn hoá - xã hội, cải biến nông
thôn, có vai trò quan trọng bảo đảm sản xuất, đồng thời cung cấp sức ngƣời,
sức của cho tiền tuyến trong thời kì đất nƣớc có chiến tranh. Nhƣng trong quá
trình thực hiện, do tƣ tƣởng chủ quan, nôn nóng, muốn cải biến quan hệ sản
xuất, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá và sản xuất chuyên môn hoá, hiện đại
hoá mà coi nhẹ vai trò của yếu tố lực lƣợng sản xuất; đồng thời, do sự hạn chế
về kiến thức và khả năng tổ chức, quản lí , cho nên hợp tác hóa sản xuất
nông nghiệp có nhiều nhƣợc điểm thể hiện ở: sức sản xuất xã hội; hiệu quả
kinh tế; nhịp độ phát triển sản xuất giảm dần , số đông HTX không còn
chứng minh đƣợc tính ƣu việt của phƣơng thức sản xuất mới.
Đánh giá một vấn đề rộng lớn, quan trọng nhƣ vậy là một vấn đề phức
tạp, cần có nhiều ý kiến tham gia. Để góp phần vào sự đánh giá đó, chúng tôi
cho rằng, phải tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, phƣơng pháp, lĩnh
vực khoa học khác nhau (kinh tế học, xã hội học, thống kê học, sử học ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Dựa trên quan điểm lịch sử, hệ thống lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở
Thái Nguyên, nhất là dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng để nghiên cứu,
phân tích, đánh giá đúng mức khách quan những mặt thành công và hạn
chế; nhận rõ bản chất mô hình cũ, nội dung cơ bản của quan điểm đổi mới để
nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, tiếp tục đổi mới là một yêu cầu
khách quan đặt ra.
Thực hiện đƣờng lối hợp tác hóa của Trung ƣơng Đảng, cùng với miền
Bắc, Thái Nguyên tiến hành cuộc vận động xây dựng quan hệ sản xuất mới

XHCN. Phong trào nhanh chóng phát triển sôi nổi, rộng khắp làm cho nông
thôn miền núi từng bƣớc đổi mới: Từ nông dân làm ăn cá thể đã trở thành giai
cấp nông dân tập thể làm chủ bản làng, làm chủ xã hội; nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú.
Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái
Nguyên, góp phần làm sáng rõ tinh thần cách mạng bắt nguồn từ lòng yêu
nƣớc, tha thiết với chế độ mới XHCN của nhân dân các dân tộc trong tỉnh;
khẳng định vai trò của phong trào hợp tác hóa ở địa phƣơng, nhất là những
đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và thống nhất đất nƣớc cũng nhƣ đóng góp cho việc khôi phục và phát
triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đầu tiến lên CNXH. Qua đó, cũng thấy
đƣợc mặt hạn chế của phong trào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “ Hợp tác hóa nông
nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Khoa học Lịch sử của mình.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ đƣợc các đồng chí
lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, mà còn đƣợc cả những nhà nghiên cứu cũng
rất quan tâm dƣới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực
hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng, với cách tƣ duy
mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nƣớc
nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng đƣợc nghiên cứu sâu hơn
nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong
thời kì đổi mới.
Trong tác phẩm “Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam”

của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới
những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và đƣợc trình bày
tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông
nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con ngƣời
mới, kinh tế địa phƣơng vv ; Tác giả Phạm Nhƣ Cƣơng trong cuốn “Một số
vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã
hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nƣớc ta sau cách mạng tháng
tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về
điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn
Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt
Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử
phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những
thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào
hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nƣớc
ngoài; định hƣớng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn.
Về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã có những tài liệu
đề cập đến nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4,5,6 , các văn kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
trên đã tổng kết đánh giá những thành tựu đạt đƣợc ở nhiệm kì trƣớc và đề ra
đƣờng lối chỉ đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của
tỉnh, nhất là quá trình hợp tác hóa trong từng giai đoạn. Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên (1936-1965) và (1965-2000) xuất bản năm 2003, 2005, cũng đã đề
cập đến quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên trƣớc và trong đổi mới.
Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội từ 1958 đến 1990 của
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…Hệ
thống niên giám thống kê của tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Tất cả các
công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái
Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng chƣa có một công trình nghiên

cứu nào nghiên cứu riêng một cách đầy đủ có hệ thống quá trình hợp tác hóa
nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 - 1990. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rất
cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là nguồn tƣ liệu quý giúp cho
việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Luận văn này sẽ đi sâu nghiên quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái
Nguyên từ 1958 đến 1990.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958
đến 1990. Tuy nhiên để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn có đề cập đến
tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và quan hệ sản xuất trong thời gian
trƣớc khi thực hiện hợp tác hóa;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu, hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên.
- Từ thực tiễn phong trào, trong quá trình thực hiện kinh tế HTX nông
nghiệp, thông qua cách thức tiến hành, tổ chức, qui mô HTX, của tỉnh trong
việc quản lí hoạt động sản xuất, dƣới hình thức tập thể hóa TLSX. Đề tài rút
ra những mặt thành công và hạn chế của phong trào hợp tác hóa của tỉnh
trong tổng thể tình hình chung của cả nƣớc giai đoạn 1958 - 1990.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tƣ liệu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng ghen, Lênin bàn về vấn đề
hợp tác hóa.
- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tƣ và các nghị quyết,

chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề hợp tác hóa.
- Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên trong thời kì 1954 -1990, trong đó chủ yếu là thời kì 1958 - 1990.
Những tác phẩm, bài viết của các lãnh tụ về lịch sử kinh tế xã hội trong
đó có chủ trƣơng hợp tác hóa của Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và nhiều tài liệu
khác viết về vấn đề hợp tác hóa của Thái Nguyên nói riêng.
Tƣ liệu đƣợc khai thác chủ yếu ở Kho lƣu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ, Lƣu
trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thƣ viện tỉnh, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo
Tỉnh uỷ, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhiều tài
liệu, văn bản sƣu tầm của cá nhân…. Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong
nghiên cứu đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Thực hiện đề tài, chúng tôi còn khai thác tƣ liệu từ nhân chứng, từ điều
tra thực địa để đảm bảo tính chính xác và phong phú hơn cho nội dung đề tài
nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp
phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu,
tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Từ kết quả của
phong trào hợp tác hóa, chúng ta sẽ thấy đƣợc quy luật vận động bên trong
của quá trình, rút ra khái quát lí luận, đặc điểm, tính chất của vấn đề nghiên
cứu, đồng thời thấy đƣợc nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống quá trình xây dựng, phát
triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên thời kì 1958 - 1990.
- Luận văn làm rõ vị trí, đặc điểm và vai trò của Thái Nguyên trong quá
trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cùng với cả cả
nƣớc; thấy đƣợc những cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá
trình thực hiện thắng lợi của cuộc cách mạng xây dựng XHCN này là một sự tiếp

nối xuất sắc truyền thống yêu nƣớc của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy
và học tập lịch sử địa phƣơng ở các trƣờng chuyên nghiệp và phổ thông.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn
kết cấu thành 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI TIẾN
HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
CHƢƠNG 2:
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
(1958 - 1980)
CHƢƠNG 3:
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA
TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du Đông Bắc , có
diệ n tí ch đấ t tƣ̣ nhiên là 3.541,1 km
2
, chiế m 1,13% diệ n tích cả nƣớ c. Phía bắc
giáp tỉnh Bắc K ạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , Tuyên Quang , phía đông

giáp tỉnh Lạng Sơn , Bắ c Giang, phía nam giáp thủ đô Hà Nội .
Địa hình tỉnh Thái Nguyên rất phong phú và đa dạng , Thái Nguyên có
nhiề u dã y nú i cao chạ y theo hƣớ ng Bắc - Nam, thấp dần xuống phía Nam và
chấ m dƣ́ t ở Đè o Khế . Cấ u trú c vù ng nú i phía Bắ c chủ yế u là đá phong hoá
mạnh (castơ) tạo thành nhiều hang động , thung lũ ng nhỏ . Phía Tây Nam có
dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách nú i dƣ̣ ng đƣ́ ng và ké o dà i
theo hƣớ ng tây bắ c - đông nam. Ngoài hai dãy núi kể trên , tỉnh còn có dãy
Ngân Sơn (bắ t đầ u tƣ̀ Bắ c Kạ n chạ y theo hƣớ ng Đông bắ c - Tây nam đế n
huyệ n Võ Nhai ) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây bắc - Đông nam.
Là tỉnh trung du , miề n nú i , nhƣng địa hình tỉnh Thá i Nguyên không phƣ́ c tạ p
lắ m nế u so vớ i cá c tỉnh trung du , miề n nú i khá c trong vù ng . Đây là điề u kiệ n
thuậ n lợ i cho tỉnh trong quá trình phá t triể n sả n xuấ t nông - lâm nghiệ p nó i
riêng và phá t triể n kinh tế - xã hội nói chung .
Khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lƣợ ng
mƣa trung bình khoả ng 2.000 mm/năm, cao nhấ t và o thá ng 8 (400 mm) và
thấ p nhấ t và o thá ng 1 (dƣớ i 50 mm). Do địa hình thấ p dầ n tƣ̀ vù ng nú i cao
xuố ng vù ng nú i thấ p , trung du, đồ ng bằ ng theo hƣớ ng Bắ c - Nam, nên khí hậ u
Thái Nguyên vào mùa đông đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt : vùng lạnh nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nằ m ở phía bắ c huyệ n Võ Nhai ; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá , Phú
Lƣơng và phía nam huyệ n Võ Nhai ; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ , Đồng
Hỷ, Phú Bình , Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên . Nhiệ t
độ chênh lệ ch giƣ̃ a thá ng nó ng nhấ t (tháng 6: 28,9
0
C) vớ i thá ng lạ nh nhấ t
(tháng 1: 15,2
0
C) là 13,7
0

C. Tổ ng số giờ nắ ng trong năm dao độ ng trong
khoảng 1.300 - 1.750 giờ , phân phố i tƣơng đố i đề u cho cá c thá ng trong năm .
Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bổ tƣơng đối đều trên địa bàn
tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ
huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chạy xuống địa bàn tỉnh Thái Nguyên suốt từ bắc
xuống nam qua các huyện Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, thị xã Thái
Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên, tạo nên trục đối xứng cả về lãnh thổ và hƣớng
dốc của tỉnh. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo
hƣớng nam qua huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công
xuống huyện Phổ Yên, hợp với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên).
Ngoài ra, Thái Nguyên còn có nhiều sông ngắn và nhỏ nhƣ sông Đu, sông
Nghinh Tƣờng, sông Dong, sông Chu, sông Khe Mo, sông Huống Thƣợng…
và nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối Thái Nguyên hằng năm cung cấp cho
đồng ruộng ven sông một khối lƣợng phù sa rất lớn, làm cho đất đai thêm phì
nhiêu, mầu mỡ, giữ đƣợc độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các
loại cây lƣơng thực và hoa màu.
Đất Thái Nguyên chủ yếu thuộc loại Feralit, đất đá vôi và đất ruộng
thích hợp cho việc phát triển cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp và
chăn nuôi đại gia súc.
Đất núi: chiế m 48,4% diệ n tích tƣ̣ nhiên, nằ m ở độ cao trên 200m so
vớ i mƣ̣ c nƣớ c biể n , thích hợp cho phát triển lâm nghiệp , trồ ng rƣ̀ ng đầ u
nguồ n, rƣ̀ ng phò ng hộ , rƣ̀ ng kinh doanh và trồ ng cá c cây đặ c sả n, cây ăn quả ,
cây lƣơng thƣ̣ c phụ c vụ nhân dân vù ng cao .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Đất đồi: Chiế m 31,4% diệ n tích tƣ̣ nhiên , chủ yếu hình thành trên cát
kế t, bộ t kế t, phiế n sé t và mộ t phầ n phù sa cổ . Đất đồi tại một số vùng nhƣ :
Đạ i Tƣ̀ , Phú Lƣơng, nằ m ở độ cao 150 - 200 m, độ dố c 5 - 200, phù hợp cho
sƣ̣ sinh trƣở ng củ a cây công nghiệ p và cây ăn quả lâu năm .
Đất ruộng: Chiế m 12,4% diệ n tích tƣ̣ nhiên , đây là loạ i đấ t có sƣ̣ phân

hoá phức tạp . Mộ t phầ n phân bố dọ c theo cá c con suố i , rải rác không tập
trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột , hạn
hán, ), khó khăn cho việc canh tác.
Với đặc điểm địa hình tự nhiên nhƣ vậy, tỉnh Thái Nguyên có tiềm
năng đất đai rất đa dạng kể cả đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất rừng và
tài nguyên khoáng sản.
1.1.1. Địa l‎í hành chính
Thái Nguyên là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ
sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Lạng Sơn). Tỉnh có ba
quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy dọc theo chiều dài tỉnh từ phía nam (cầu Đa Phúc,
huyện Phổ Yên) lên phía bắc (cầu ổ Gà, huyện Phú Lƣơng), qua tỉnh Bắc Kạn
lên Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (điểm nối thành Phố Thái Nguyên
và huyện Đồng Hỷ) qua hai huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên tỉnh Lạng Sơn.
Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài ra, tỉnh
Thái Nguyên còn có hai tuyến đƣờng sắt: Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và
Lƣu Xá (Thái Nguyên) - Kép (Bắc Giang) - Uông Bí (Quảng Ninh), cùng
nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện. Đó là đƣờng 13A từ Bờ
Đậu (Phú Lƣơng), qua trung tâm huyện Đại Từ vƣợt đèo Khế sang Tuyên
Quang. Với vị trí địa lí nhƣ vậy, rất thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế giữa
các địa phƣơng trong tỉnh với các tỉnh bạn.
Vùng đất Thái Nguyên đã đƣợc hình thành từ lâu đời, từ thời các vua
Hùng nƣớc ta chia làm 15 bộ, Thái Nguyên khi đó thuộc về bộ Vũ Định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, địa danh và địa giới Thái Nguyên đã có
nhiều thay đổi qua các triều đại.
Đến thời Pháp thuộc, từ năm 1890, để dễ bề cai trị và đàn áp những
cuộc nổi dậy của nhân dân ta, tỉnh Thái Nguyên bị chia nhỏ địa bàn nhập vào
các Tiểu quân khu thuộc các đạo quan binh. Nhƣ vậy, từ tháng 10-1890 đến
tháng 9-1892, tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác

nhau đặt dƣới quyền quản lí của chính quyền quân sự Pháp.
Ngày 20-8-1945, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nổi dậy giành chính
quyền, đơn vị hành chính thị xã Thái Nguyên đã chính thức ra đời. Trong thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp, việc chia tách, sáp nhập đổi tên các đơn vị hành
chính tại tỉnh Thái Nguyên diễn ra khá nhiều, song chỉ ở cấp xã.
Năm 1954, miền Bắc đƣợc giải phóng, Thái Nguyên bƣớc vào giai
đoạn xây dựng cuộc sống mới sau chiến tranh, thị xã Thái Nguyên nhanh
chóng đƣợc mở rộng . Tháng 8-1956, Khu tƣ̣ trị Việ t Bắ c đƣợ c thà nh lậ p gồ m
5 tỉnh: Cao Bằ ng , Bắ c Kạ n , Lạng Sơn, Thái Nguyên , Tuyên Quang; Thái
Nguyên trở thà nh thủ phủ củ a Khu tƣ̣ trị Việ t Bắ c . Lúc này, huyệ n Phú Bình
tách khỏi tỉnh Thái Nguyên chuyển về tỉnh Bắc Giang ; huyệ n Phổ Yên cắ t về
tỉnh Vĩnh Phúc . Tháng 4-1957, hai huyệ n nà y lạ i trở về thuộ c tỉnh Thá i
Nguyên nhƣ cũ .
Năm 1965, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc
Thái với 13 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Thái Nguyên, huyện Phú
Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lƣơng, Định Hóa, Đại Từ, Bạch
Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn, Chợ Rã.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Thái lại chia tách thành hai tỉnh Thái Nguyên
và Bắ c Kạ n. Tỉnh Thái Nguyên ngày nay gồm thành phố Thái Nguyên , thị xã
Sông Công và 7 huyệ n Phú Bình , Phổ Yên, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lƣơng ,
Đạ i Tƣ̀ và Định Hoá .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội
Dƣới thời Pháp thuộc, Thái Nguyên có dân số khoảng 100.000 ngƣời;
mật độ dân số 29 ngƣời/km2 [61, 4]. Ngƣời dân bản địa ở Thái Nguyên so với
những tỉnh khác không nhiều, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc
và dân số đã tăng nhanh. Tính đến năm 1936, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận
trên 6 ngàn đồng bào từ các tỉnh miền xuôi đến lập nghiệp. Đồng bào nhập cƣ
đến Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm sau này, nhất là trong thời kì

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Ngày nay, dân số Thá i Nguyên có gầ n 1,1 triệ u dân, gồ m 8 dân tộc chủ
yếu là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa và một số ít
các dân tộc khác nhƣng chiếm tỉ lệ không lớn. Mậ t độ dân số khoả ng 260
ngƣờ i/ km
2
, cao nhấ t trong cá c tỉnh miề n nú i phía bắ c . Tuy nhiên , dân cƣ
phân bố không đề u, vùng cao và vùng núi dân cƣ rất thƣa thớt , trong khi đó ở
vùng thành thị , đồ ng bằ ng dân cƣ rấ t dà y đặ c . Nơi có mậ t độ dân cƣ cao nhấ t
là thành phố Thái Nguyên (1.300 ngƣờ i/km
2
), nơi có mậ t độ dân cƣ thấ p nhấ t
là huyện Võ Nhai (khoảng 80 ngƣờ i/km
2
). [63,44]
Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh chiếm 75,5% dân số. Đây là dân tộc
mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lƣợng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều
bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân tuyển mộ vào làm công trong các mỏ,
đồn điền, có bộ phận là ngƣời di dân từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cƣ
trú của ngƣời Kinh rộng khắp từ vùng trung du phía nam đến các vùng núi
rừng hẻo lánh phía Bắc, trong đó tập trung nhiều ở khu vực thị xã Thái
Nguyên. Ngƣời Kinh có kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu nhanh các
tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Tổ chức xã hội của ngƣời Kinh cũng rất chặt chẽ,
từ thành thị đến nông thôn mang nét đặc trƣng tiêu biểu của xã hội Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm cƣ trú, ngƣời Kinh có truyền thống trồng lúa nƣớc, làm
nông nghiệp và nghề thủ công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Dân tộc có số ngƣời đông thứ hai ở Thái Nguyên là ngƣời Tày, chiếm
10,7% dân số. Cũng nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Tày có mặt ở Thái Nguyên từ rất

lâu đời, tổ tiên của ngƣời Tày vốn là cƣ dân bản địa ở miền Bắc Việt Nam,
vùng giáp ranh biên giới Việt - Trung. Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày rộng khắp
trong phạm vi toàn tỉnh, song chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao nhƣ
Định Hoá, Phú Lƣơng, Đại Từ, Võ Nhai. Ngoài việc trồng lúa, ngƣời Tày còn
trồng ngô, khoai, sắn để cải thiện đời sống. Ngƣời Tày có một số ngành thủ
công truyền thống nhƣ đan lát, dệt vải…
Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh. Ngƣời Nùng
có nhiều chi tộc: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cƣ trú của
ngƣời Nùng gần nhƣ ngƣời Tày. Ở tất cả các huyện, thành, thị trong tỉnh đều có
ngƣời Nùng, song tập trung đông nhất ở Đồng Hỷ, Võ Nhai và Đại Từ.
Các thành phần dân tộc khác là: Sán Dìu, Mông, Dao, Thái, Hoa…
sống rải rác ở khắp các địa bàn trong tỉnh. Mỗi dân tộc đều có vốn văn hoá
mang bản sắc rất phong phú và đa dạng. Dân tộc Dao ở Thái Nguyên có 4
nhóm chính: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt. Ngƣời Dao
sống chủ yếu trên núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp,
ngƣời Dao còn có tập quán sinh hoạt du canh, du cƣ nên càng khó khăn cho
việc giao lƣu. Do vậy, TLSX chính của đồng bào Dao là đất đồi, rừng. Khả
năng canh tác của họ đa dạng, phong phú với các loại rau đậu, các loại cây
lƣơng thực… song vì cuộc sống của họ không ổn định, cho nên gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, thông qua việc thực hiện những chính sách phát triển kinh
tế, xã hội của Đảng, hiện nay trình độ dân trí và đời sống của ngƣời Dao đã
đƣợc nâng cao hơn nhiều so với trƣớc.
Mặc dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều có những đặc điểm
riêng về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá, song tất cả đều có
những nét tƣơng đồng, hoà nhập trong một thể thống nhất và chung sống trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
cùng một lãnh thổ. Mỗi dân tộc tuy có nguồn gốc và quá trình phát triển riêng,
có dân tộc cƣ trú lâu đời, có dân tộc mới từ các tỉnh chuyển đến sinh cơ lập
nghiệp vài ba đời, các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đều có sự nỗ lực rất lớn

vun đắp nên truyền thống đoàn kết dân tộc. Xuất phát từ truyền thống đó mà
hình thành nên một đặc trƣng nổi bật về mặt phân bố dân tộc ở Thái Nguyên
đƣợc đều khắp từ các huyện miền núi phía Bắc, những vùng xa xôi hẻo lánh
đến các huyện phía Nam, không có sự biệt lập về mặt địa vực theo dân tộc.
Mức độ xen kẽ giữa các dân tộc ngày một đồng đều hơn. Đặc biệt từ sau cách
mạng tháng Tám năm 1945 thành công, mức độ cƣ trú xen kẽ giữa các dân
tộc ngày càng sâu sắc. Hiện nay ở các huyện, xã đều gồm nhiều dân tộc khác
nhau cƣ trú, sự hội tụ đó làm cho nền văn hoá Thái Nguyên trở nên phong phú
đa sắc tộc.
Tất nhiên, giao lƣu văn hóa là hiện tƣợng mang tính phổ biến và quen
thuộc trong các dân tộc ở nhiều quốc gia đa dân tộc. Song trên mảnh đất Thái
Nguyên, sự giao lƣu diễn ra không phải lẻ tẻ và rời rạc, mà là một sự tiếp thu
bồi đắp lâu dài, có hệ thống, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong việc
hình thành và phát triển một truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc.
Có thể khẳng định, Thái Nguyên là một vùng văn hóa lâu đời, giàu
truyền thống, nhất là truyền thống đấu tranh cách mạng. Là trung tâm của
vùng chiến lƣợc phía bắc sông Hồng, sông núi hiểm trở, nên trong lịch sử
Thái Nguyên thƣờng xuyên phải đối mặt với các thế lực ngoại bang và các
tầng lớp phản nghịch trong nƣớc luôn uy hiếp trật tự an ninh. Từ xa xƣa, ông
cha ta đã từng coi Thái Nguyên là phên giậu phía bắc của kinh thành Thăng
Long, là điểm xuất phát triển khai lực lƣợng chống giặc ngoại xâm ở miền
biên giới. Chính vì vậy, nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã sớm xây dựng
cho mình bản lĩnh bất khuất, kiên cƣờng trƣớc họa ngoại xâm và bất công xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, nhân
dân Thái Nguyên luôn cần cù sáng tạo trong lao động xây dựng cuộc sống;
đoàn kết anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trên mảnh này đã
ghi danh nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử nhƣ: Dƣơng Tự Minh,
Lƣu Trung, Lƣu Nhân Chú, Phạm Cuống, Đỗ Cận, Nguyễn Cầu, Phạm Nhĩ,

Đàm Sâm… Năm 1884, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên, nhƣng
chúng đã vấp phải tinh thần yêu nƣớc sôi nổi, mạnh mẽ, liên tục của nhân dân
Thái Nguyên kéo dài từ cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX; tiêu biểu nhất là
cuộc khởi nghĩa Thái nguyên năm 1917, do Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến
lãnh đạo. Quân khởi nghĩa đã giết giám binh, chiếm toà Công sứ, trại lính khố
xanh, phá nhà lao, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên trong lịch
sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi nghĩa diễn ra tại một tỉnh, có tuyên bố
nền độc lập, đặt ra Quốc kì, thành lập quân đội riêng. Cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên đã cổ vũ nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững bƣớc trên con đƣờng
đấu tranh chống xâm lƣợc.
Tiếp nối truyền thống đó, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các
dân tộc Thái Nguyên đã phát huy cao độ lòng yêu nƣớc của các thế hệ đi
trƣớc. Trải qua 10 năm đấu tranh cách mạng (1936-1945), dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân Thái Nguyên đã biểu lộ khí phách anh hùng của một
dân tộc anh hùng. Nhiều cán bộ, đảng viên không ngại khó khăn, gian khổ,
bất chấp mọi hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh vì cách mạng, tiêu biểu nhƣ Nông
Văn Cún, Nhật Sơn Đồng bào các dân tộc trong tỉnh từ miền núi đến
vùng hạ du, từ nông thôn đến thành thị mặc dù liên tục bị kẻ thù khủng bố,
đàn áp dã man, bị o ép, khống chế trong các trại tập trung, nhƣng vẫn một
lòng đi theo bảo vệ cách mạng, chống lại kẻ thù, san sẻ cho Cứu quốc quân
từng ngọn rau, bát cháo, đồ dùng sinh hoạt… Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân đã
hun đúc vào truyền thống kiên cƣờng, bất khuất của quê hƣơng Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Cách mạng tháng Tám thành công, từ sau năm 1945 trở đi, trong quá
trình cùng nhau xây dựng chính quyền mới và phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tập thể đƣợc nhân lên gấp bội khi các
dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay và các dân tộc khác sát cánh bên
nhau thực hiện các chính sách mới của Đảng và Chính phủ trên con đƣờng đi
lên CNXH mà bƣớc đầu là đi vào làm ăn tập thể trong sản xuất nông nghiệp.

1.2. QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp trƣớc năm 1958
Trƣớc năm 1945, ở Thái Nguyên hơn 90% dân số là nông dân. Phần
lớn ruộng đất của Thái Nguyên nằm trong tay các điền chủ ngƣời Pháp và địa
chủ ngƣời Việt, đa số nông dân Thái Nguyên không có ruộng cày phải lĩnh
canh, nộp tô cho địa chủ, hoặc vào làm tá điền trong các đồn điền chịu sự bóc
lột nặng nề của các chủ đất. Lối canh tác của nông dân lúc bấy giờ rất thô sơ,
không hộ nông dân nào có máy kéo, phân bón hóa học và các công cụ cải tiến
khác chƣa đƣợc sử dụng trong nông nghiệp. Vì vậy, năng suất và sản lƣợng
cây trồng rất thấp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đã mở ra trang sử mới
cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Đƣợc sống trong tự do, đƣợc
hƣởng một số quyền lợi bƣớc đầu về kinh tế và chính trị do chính quyền cách
mạng mới đem lại, do đó, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là
nông dân tuyệt đối tin tƣởng vào Đảng và đi theo đƣờng lối cách mạng của
đảng, xây dựng CNXH. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Đảng và Nhà
nƣớc thực hiện những chủ trƣơng chính sách của nền dân chủ mới mang lại
lợi ích thiết thực cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Với các điều kiện thuận lợi trên, ngay sau khi giành đƣợc chính quyền,
Thái Nguyên nhanh chóng ổn định kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
thực hiện các biện pháp tích cực nhằm khắc phục khó khăn nhƣ: Tịch thu đất
đai của các chủ đồn điền ngƣời Pháp, địa chủ việt gian phản động bỏ chạy
tạm cấp cho nông dân sản xuất, thành lập quỹ tín dụng, cung cấp giống lúa,
giống ngô giúp nông dân phát triển sản xuất.
Trong thời kì 1946 - 1954, sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp rất nhiều
khó khăn do: Thiên tai, địch họa, trình độ canh tác và một số hộ nông dân
không có ruộng vẫn phải đi làm thuê.

Là tỉnh miền núi và trung du, kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp,
trong khi đó ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ. Hệ thống đồn điền mà
bọn thực dân Pháp và tay sai bỏ chạy, nhân dân trong tỉnh tiếp thu đƣợc thì
sản xuất còn manh mún, độc canh, năng suất thấp. Sự lạc hậu về phát triển
kinh tế, văn hoá kéo theo tình trạng lệ thuộc nặng vào thiên nhiên. Sản lƣợng
lúa và hoa mầu thấp, không ổn định do sự thay đổi bất thƣờng về thời tiết, khí
hậu. Chỉ tính riêng trận lụt tháng 10/1950 đã làm cho Thái Nguyên mất hàng trăm
tấn lƣơng thực, gây cho nền nông nghiệp Thái Nguyên tổn thất nghiêm trọng.
Cùng với thiên tai là địch họa, thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn
nào hòng ngăn chặn cuộc kháng chiến của nhân dân ta, chúng đã tàn phá rất
nặng nề nền nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Thái Nguyên thông qua các
cuộc tấn công, càn quét lên Thái Nguyên. Trong Chiến dịch tấn công Việt Bắc
Thu Đông 1947 của thực dân Pháp, trong tỉnh có 160 ngƣời bị địch giết, 267
ngƣời bị địch bắt, 8359 ngôi nhà bị địch đốt, phá; 1813 con trâu, bò và rất
nhiều gà, vịt bị địch giết hại; hơn 140 tấn thóc bị địch thiêu huỷ, nhiều làng
mạc bị triệt hạ, một số các công trình thủy lợi bị phá hủy dẫn đến nhiều héc ta
ruộng đất bị bỏ hoang [4, 226]. Tháng 12/1950, địch huy động máy bay đánh
phá đập Vạn Già (Phú Bình), một công trình thuỷ nông quan trọng của tỉnh
Thái Nguyên. Tiếp đó, tháng 6/1952, chúng lại huy động máy bay ném bom,
đánh phá đập Thác Huống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Mặt khác, sức sản xuất của ngƣời nông dân vẫn bị kìm hãm, mặc dù
thông qua các đợt thực hiện chính sách giảm tô (9/1949), chính sách ruộng đất
1951, 1952 tính đến năm 1953, giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên còn chiếm
hữu khoảng 16.572 mẫu ruộng trên tổng số 82.834 mẫu; 3701 trên tổng số
28.800 con trâu bò toàn tỉnh. Tỷ lệ chiếm hữu tuy không lớn nhƣng tính bình
quân nhân khẩu thì lại rất cao. Riêng diện tích ruộng bình quân nhân khẩu giai
cấp địa chủ chiếm từ 2,3 mẫu đến 2,7 mẫu, trong khi thành phần cố nông và
bần nông chỉ có từ 0,7 sào đến 1,2 sào Bắc bộ một đầu ngƣời. Nông dân thiếu

ruộng vẫn phải lĩnh canh của địa chủ để gieo trồng và nộp tô cho chúng; vẫn
bị phụ thuộc và bị bóc lột sức lao động, đó chính là trở ngại lớn trong việc
phát triển sản xuất .
Khi hiệp định Giơ-ne-vơ đƣợc kí kết, ở Thái Nguyên địch tập trung dụ
dỗ cƣỡng ép đồng bào theo đạo thiên chúa giáo bằng cách cho những tên tay
sai phản động đội lốt các chức sắc tôn giáo từ Thái Bình, Nam Định lên dùng
thần quyền để tuyên truyền mê hoặc thúc ép giáo dân di cƣ theo chúng vào
miền Nam. Một số ngƣời kém hiểu biết đã tin, bỏ lại nhà cửa ruộng vƣờn theo
địch vào Nam, làm cho đồng ruộng càng thiếu ngƣời sản xuất. Thêm vào đó,
trong năm 1954 lại bị thiên tai dồn dập, sản xuất sút kém, nạn đói xẩy ra
nhiều vùng và kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 1955.
Tất cả những khó khăn trên đã kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp,
nông thôn Thái Nguyên. Mặc dù nông dân các dân tộc rất hăng hái tham gia
lao động sản xuất, khai hoang phục hóa nhƣng vẫn không đem lại đƣợc kết
quả nhƣ mong muốn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, "Giặc đói" vẫn
là mối đe dọa thƣờng xuyên trong nhiều gia đình.
Thông qua một loạt các chính sách của Đảng và Chính phủ nhƣ: Chính
sách giảm tô, giảm tức năm 9/1949, cuộc vận động thu thuế nông nghiệp theo
chính sách thuế nông nghiệp do Nhà nƣớc ban hành tháng 5/1951 và cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
phát động quần chúng nhân dân đấu tranh buộc giai cấp địa chủ phải triệt để
giảm tô, thực hiện giảm tức và thoái tô thắng lợi năm 1952 - 1953, đã thực sự
đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân. Uy thế chính
trị và quyền lợi kinh tế của giai cấp bóc lột đã bị thu hẹp. Tuy nhiên, sản xuất
nông nghiệp chỉ thực sự phát triển từ sau khi ngƣời nông dân đƣợc giải phóng
khỏi sự phụ thuộc về kinh tế dƣới chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ
phong kiến. Nhiệm vụ cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên kết thúc thắng lợi
vào ngày 21-5-1955, tuy có những sai lầm lớn, nhƣng cải cách ruộng đất đã
làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn. Giai cấp phong kiến,

địa chủ bị đánh đổ; tổng cộng cả 3 đợt giảm tô cải và cách ruộng đất, chính
quyền tỉnh đã tịch thu, trƣng thu, trƣng mua 29.729 mẫu ruộng (tƣơng đƣơng
với 10.702,4ha), 3.864 con trâu bò, 514 tấn thóc cùng hàng nghìn nông cụ,
phƣơng tiện sinh hoạt, nhà cửa chia cho 22.000 nông hộ, dân nghèo [4, 321].
Sức sản xuất trong nông nghiệp đƣợc giải phóng khỏi quan hệ sản xuất phong
kiến, Nông dân lao động đã trở thành động lực xã hội chính trong nông thôn.
Nếu nhƣ dƣới thời Pháp thuộc, phần lớn số nông hộ không có ruộng phải đi
làm thuê thì bây giờ họ đã trở thành ngƣời nông dân tự do có ruộng đất và
công cụ sản xuất trong tay, họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình trên
mảnh đất mà cách mạng đã đƣa lại cho họ. Ƣớc mơ ngàn đời “Ngƣời cày có
ruộng” của họ đƣợc thực hiện, họ càng hăng hái sản xuất.
Chính việc xóa bỏ quan hệ chiếm hữu ruộng đất và bóc lột phong kiến
trong nông nghiệp, gắn ruộng đất và các TLSX khác với ngƣời nông dân lao
động trực tiếp sản xuất là tiền đề cơ bản đầu tiên để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển đem lại hiệu quả thiết thực.
Trong thời kì khôi phục kinh tế (1955-1957), vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc
cho nông nghiệp và HTX rất ít. Năm 1955, tỉnh Thái Nguyên đầu tƣ cho
nông, lâm nghiệp là 0,26% tổng chi ngân sách cho các ngành kinh tế [56],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
những năm tiếp theo mức độ đầu tƣ có tăng song không đáng kể; các công
trình thuỷ lợi mới phục hồi đƣợc cống Vạn Già trên sông máng (Phú Bình),
khôi phục đập thác Huống, đào thêm ao, chuôm chứa nƣớc, làm cọn nƣớc,
đào giếng chống hạn Giống cây trồng vẫn là giống truyền thống, chƣa có
phân hoá học… Song với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng với các yêu tố
chính trị, xã hội mới đã tạo ra sự hăng hái, phấn khởi lao động sản xuất trong
nông dân. Từng bƣớc khắc phục đƣợc nhiều khó khăn nhƣ: hạn hán, mƣa lũ,
sâu bệnh, ra sức làm thuỷ lợi, khai hoang phục hoá, không những trồng lúa,
trồng mầu mà còn chú trọng trồng cây công nghiệp.
Kết quả, mặc dù bị hạn hán và sâu bệnh phá hoại nặng, nhƣng tổng sản

lƣợng lƣơng thực năm 1955 toàn tỉnh vẫn đạt 96,854 tấn trong đó lúa đạt
54.753 tấn, hai năm 1956, 1957 nhân dân các dân tộc trong tỉnh hăng hái thi
đua khai hoang phục hoá, thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng
đƣa diện tích cấy lúa cả năm 1957 lên 50.072 ha, tăng gần 4000 ha so với năm
1955. Các biện pháp kỹ thuật cày sâu, bừa kỹ, cấy dầy, tăng cƣờng phân bón,
đắp bờ giữ nƣớc, làm cỏ sục bùn tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển, vì vậy
năng suất các loại cây lƣơng thực tiếp tục đƣợc nâng cao. Riêng lúa năng suất
năm 1957 tăng 2,4 tạ/ha so với năm 1955. Tổng sản lƣợng lúa đạt 71.160 tấn,
do đó đã tạo ra sự tăng trƣởng về giá trị sản lƣợng nông nghiệp, bình quân
tăng 10%/năm. Thu hoạch bình quân tính theo đầu ngƣời về lƣơng thực, kể cả
hoa màu quy ra thóc là 315kg năm 1955; 444kg năm 1956 và 342kg năm
1957. Cùng với hơn 20.000 tấn hoa mầu các loại Thái Nguyên không chỉ bảo
đảm lƣơng thực cho nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nƣớc
mỗi năm từ 10.000 đến 13.000 tấn [4, 316].
Do đƣợc quan tâm chăm sóc tốt, nhất là về chuồng trại và thức ăn nên
trong hơn 2 năm đàn trâu toàn tỉnh tăng 10.400 con, đàn bò tăng 4.200 con,
đàn lợn tăng 23.000 con, không chỉ đáp ứng đủ sức kéo cho phát triển sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
xuất, thực phẩm cho sinh hoạt của nhân dân địa phƣơng mà còn là hàng hóa
cung cấp cho một số tỉnh miền xuôi.
1.2.2. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp trƣớc khi tiến hành hợp
tác hóa nông nghiệp
Nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, tháng 5-1955
Chính phủ đã ban hành 8 chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông
nghiệp, trong đó có nội dung thứ 5 là: Đẩy mạnh phong trào đổi công giúp đỡ
nhau phát triển rộng rãi hình thức đổi công từng vụ, xây dựng dần tổ đổi
công thƣờng xuyên.
Ngƣời nông dân suốt một thời gian dài bị áp bức, bóc lột dƣới chế độ
phong kiến và thực dân. Sau khi đã có ruộng cấy, trâu cày, làm chủ nông

thôn, tin tuởng những chính sách khuyến khích sản xuất của Đảng và Chính
phủ. Đông đảo quần chúng nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã sôi nổi
hƣởng ứng phong trào đổi công giúp đỡ nhau sản xuất. Thông qua phong trào,
các hộ nông dân đƣợc hƣớng dẫn áp dụng những kĩ thuật liên hoàn trong sản
xuất nông nghiệp nhƣ: đủ nƣớc, nhiều phân, cày sâu, giống tốt, cấy đúng thời
vụ, cấy dày, phòng trừ sâu bệnh, cải tiến nông cụ…Từ chỗ trƣớc kia không
bón phân (chủ yếu là các xã ở vùng núi phía Bắc tỉnh), hoặc bón ít phân, nay
đồng bào đã thực hiện khẩu hiệu: Thanh toán cấy chay. Trong việc lựa chọn
giống tốt hoặc việc phòng trừ sâu bệnh, dịch để bảo vệ mùa màng và gia sức,
nông dân cũng đã bƣớc sử dụng những phƣơng pháp tiến bộ theo sự hƣớng
dẫn của cơ quan chuyên môn.
Việc hình thành các hình thức đổi công, hợp tác tự nguyện đa dạng
trong nông thôn, thực chất là sự kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết,
hợp tác tƣơng trợ phù hợp với tính chất và trình độ sức sản xuất trong nông
thôn Thái Nguyên sau cải cách ruộng đất. Nông dân các dân tộc Thái Nguyên
vốn đã có truyền thống đoàn kết tƣơng trợ và sáng tạo trong lao động sản

×