Tải bản đầy đủ (.doc) (288 trang)

210511 giáo trình kinh tế và tài chính đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 288 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGHÀNH</b>

Chủ biên: <b>PGS.TS. ĐINH TUẤN HẢI</b>

<b>GIÁO TRÌNH</b>

<b>KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ</b>

<i>Hà Nội, tháng 5 năm 2021</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH</b>

Chủ biên: <b>PGS.TS. ĐINH TUẤN HẢI</b>

<b>GIÁO TRÌNH</b>

<b>KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ </b>

Hà Nội, ngày …. tháng… năm… CHỦ BIÊN

Hà Nội, ngày …. tháng… năm… BAN LÃNH ĐẠO KHOA

Hà Nội, ngày …. tháng… năm… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Hà Nội, ngày …. tháng… năm…HIỆU TRƯỞNG

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU 3</b>

<b>PHẦN 1 - GIỚI THIỆU CHUNG</b>

<b>1. MÔ TẢ NỘI DUNG GIÁO TRÌNH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ VÀ HOẠCH</b>

<b>CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ91.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA ĐƠ THỊ...9</b>

1.1.1. Khái niệm đơ thị...9

1.2.3. Tương lai đơ thị...16

<b>1.3. CÁC MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐƠ THỊ...19</b>

1.3.1. Mơ hình làn sóng điện...19

1.3.2. Mơ hình thành phố đa cực...20

1.3.3. Mơ hình phát triển theo khu vực...21

1.3.4. Các mơ hình phát triển khác...21

<b>1.4. HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠ THỊ HIỆN HỮU Ở VIỆT NAM...23</b>

1.4.1. Đặc điểm hình thành và các giai đoạn phát triển đô thị Việt Nam...23

1.4.2. Hiện trạng các đô thị Việt Nam...25

1.4.3. Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam...27

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐÔ THỊ HĨA 30</b>

<b>2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠ THỊ HĨA...30</b>

2.1.1. Khái niệm...30

2.1.2. Đặc điểm của đơ thị hóa...30

<b>2.2. CÁC KHÍA CẠNH CỦA ĐƠ THỊ HĨA TRONG NỀN KINH TẾ ĐƠ THỊ...31</b>

2.2.1. Vấn đề công bằng xã hội...32

2.2.2. Vấn đề việc làm, nhà ở đô thị...32

2.2.3. Vấn đề giao thông đô thị...32

<b>2.3. SỰ LIÊN KẾT CỦA ĐƠ THỊ HĨA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ...32</b>

2.3.1. Đơ thị hóa với tăng trưởng kinh tế...32

2.3.2. Đơ thị hóa với cách mạng trong nơng nghiệp...35

2.3.3. Xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị...36

2.3.4. Những thách thức của đơ thị hóa đối với các nước đang phát triển...36

<b>2.4. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA ĐÔ THỊ HĨA...39</b>

2.4.1. Đơ thị hóa với giải quyết các vấn đề xã hội...39

2.4.2. Sự tăng dân số ở thành thị...40

2.4.3. Sự nghèo đói và việc phân bố thu nhập...40

2.4.4. Vấn đề đơ thị hóa và nhu cầu vốn đầu tư...45

2.4.5. Đơ thị hóa và vấn đề mơi trường...45

<b>CHƯƠNG III. KINH TẾ HỌC ĐÔ THỊ 483.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ HỌC...48</b>

3.1.1. Một số khái niệm trong kinh tế học...48

3.1.2. Những vấn đề cơ bản về nền kinh tế thị trường...51

<b>3.2. NỀN KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ ĐÔ THỊ...64</b>

3.2.1. Khái niệm nền kinh tế và cơ cấu kinh tế đô thị...64

3.2.2. Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành...65

3.2.3. Cơ cấu kinh tế đô thị theo ba khu vực...66

3.2.4. Cơ cấu kinh tế đô thị theo thành phần kinh tế...67

<b>3.3. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CĨ ẢNH HƯỞNG TỚIĐƠ THỊ...67</b>

3.3.1. Cung trên thị trường...67

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.3.2. Cầu trên thị trường...69

3.3.3. Cân bằng cung cầu...72

<b>3.4. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐƠ THỊ...77</b>

3.4.1. Các khái niệm...77

3.4.2. Cơ cấu kinh tế đơ thị...79

3.4.3. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế...81

3.4.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đô thị...88

<b>CHƯƠNG IV. DÂN SỐ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ĐÔ THỊ 974.1. GIỚI THIỆU CHUNG...97</b>

4.1.1. Các khái niệm...97

4.3.2. Mối liên hệ giữa dân số và nguồn lao động...99

4.1.2. Mối liên hệ giữa dân số, lao động và việc làm...100

<b>4.2. DÂN SỐ ĐÔ THỊ...101</b>

4.2.1. Phân bố dân cư và quy mô dân cư đô thị...101

4.2.2. Biến động dân số đô thị...103

<b>4.2.3. Quy mô dân số và mối liên hệ đến tăng trưởng kinh tế...105</b>

<b>4.3. LAO ĐỘNG ĐÔ THỊ...107</b>

4.3.1. Lực lượng và quy mô lao động đô thị...107

4.3.2. Phân bổ lao động trong đô thị...109

4.3.3. Tiền công lao động và các yếu tố liên quan...109

4.3.4. Thị trường lao động đô thị và tăng trưởng kinh tế đơ thị...111

<b>4.4. VIỆC LÀM ĐƠ THỊ...118</b>

4.4.1. Các bộ phận cấu thành việc làm đô thị...118

<b>4.4.2. Phân bổ việc làm trong đô thị...118</b>

4.4.3. Thất nghiệp và những ảnh hưởng của thất nghiệp...121

<b>CHƯƠNG V. KINH TẾ ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ 1255.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ...125</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

5.2.2. Quy hoạch đất đai đơ thị...136

5.2.3. Sử dụng và kiểm sốt đất đai đơ thị...139

<b>5.3. NHÀ Ở ĐƠ THỊ...147</b>

5.3.1. Sự đóng góp vào nền kinh tế của thành phần nhà ở đô thị...147

5.3.2. Thị trường nhà ở đô thị...150

5.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá nhà đô thị...153

5.3.4. Cung cầu và những nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu nhà ở...156

5.3.5. Sử dụng quản lý nhà ở đơ thị...161

<b>5.4. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT HỢP ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở ĐỘ THỊ.. .163</b>

5.4.1. Các chính sách về phát triển đất đai đơ thị...163

5.4.2. Các chính sách về phát triển nhà ở đơ thị...164

<b>CHƯƠNG VI. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ1676.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ...167</b>

6.1.1. Một số khái niệm...167

6.1.2. Chi phí cá nhân và chi phí xã hội trong kinh tế môi trường đô thị...168

<b>6.2. MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ...171</b>

6.2.1. Tác động của tăng trưởng kinh tế tới môi trường đô thị...171

<b>6.2.2. Ảnh hưởng ngoại vi...172</b>

6.2.3. Bảo vệ môi trường đô thị và phát triển kinh tế đơ thị...176

<b>6.3. CHI PHÍ Ơ NHIỄM VÀ CHI PHÍ GIẢM THIỂU Ơ NHIỄM...177</b>

6.3.1. Chi phí ơ nhiễm...177

6.3.2. Chi phí giảm ơ nhiễm...178

6.3.3. Ơ nhiễm tối ưu...179

<b>6.4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ...180</b>

6.4.1. Tổng quan và mục đích quản lý mơi trường đơ thị...180

6.4.2. Phương thức quản lý môi trường đô thị cơ bản trên thế giới...181

6.4.3. Quản lý môi trường đô thị để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam...188

<b>CHƯƠNG VII. KINH TẾ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ1987.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ GIAO THÔNG ĐƠ THỊ...198</b>

7.1.1. Các khái niệm...198

7.1.2. Đặc điểm và vai trị của giao thông đô thị...199

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

7.1.3. Phân loại giao thơng đơ thị...201

7.1.4. Sự đóng góp vào nền kinh tế của thành phần giao thông đô thị...203

<b>7.2. PHƯƠNG TIỆN GIAO THƠNG ĐƠ THỊ...204</b>

7.2.1. Các phương tiện giao thơng đô thị...204

7.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương tiện giao thông đô thị...206

7.2.3. Tác động của các phương tiện giao thông tới hoạt động của đô thị...207

7.2.4. Tắc nghẽn giao thông đô thị...208

<b>7.3. HẠ TẦNG VẬT CHẤT TRONG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ...211</b>

7.3.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải...211

7.3.2. Đặc điểm hạ tầng vật chất trong giao thông đô thị...211

7.3.3. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng giao thông đô thị...212

<b>7.4. QUẢN LÝ GIAO THƠNG ĐƠ THỊ...213</b>

7.4.1. Vai trị của Nhà nước trong quản lý giao thông đô thị...213

7.4.2. Các biện pháp quản lý giao thông đô thị...214

7.4.3. Sự tham gia của các thành phần trong quản lý giao thông đô thị...216

<b>PHẦN 3 - TÀI CHÍNH ĐƠ THỊCHƯƠNG VIII. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ218</b> 8.1. Các khái niệm...218

8.2. Nội dung của tài chính đơ thị...222

8.3. Nhiệm vụ của tài chính đơ thị...225

8.4. Hệ thống tài chính đơ thị...226

<b>CHƯƠNG IX. HUY ĐỘNG NGUỒN THU TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ...229</b>

9.1. Ngun tắc thu tài chính...229

9.2. Sự hình thành các nguồn tài chính đơ thị...230

<b>8.3. CHƯƠNG X. KẾ HOẠCH PHÂN BỔ CHI TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ...234</b>

8.3.1. Nhiệm vụ chi ngân sách...234

8.3.2. Ngun tắc chi tài chính đơ thị...234

8.3.3. Chi tiêu của chính quyền đơ thị...235

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8.4.Một số khái niệm...236 8.4.2. Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước và đô thị...237 8.4.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước...238 8.4.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách...239 8.4.5. Quản lý tài chính đơ thị...240 TÀI LIỆU THAM KHẢO 269

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b>Từ viết tắtCụm từ gốc (nếu là tiếng Anh)Tiếng Việt</b>

<b>CBD</b> Central business district Khu trung tâm thương mại

<b>GNP</b> Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân

<b>IIED</b> International Institute for environment and development

Mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường

<b>ILO</b> International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế

<b>MDGs</b> Millennium Development Goals Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

<b>NNP</b> Net National Product Tổng sản phẩm quốc dân ròng

<b>PTBV</b> Sustainable Development Phát triển bền vững

<b>UNCED</b> United Nations Conference on Environment and Development

Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển

Programme <sup>Chương trình Phát triển Liên Hiệp</sup>Quốc

<b>VTHKCC</b> Public Passager Transportation Vận tải hành khách công cộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

Bảng 2-1 Tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn, thời kỳ 1900 – 2005 (%) 31

Bảng 2-3 Năng suất trong nơng nghiệp với trình độ đơ thị hóa, năm 1988 35 Bảng 2-4 So sánh tỷ lệ tăng dân số giữa các nước công nghiệp năm 1900 với

các nước đang phát triển năm 1990

Bảng 2-5 Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết ở 20 vùng đô thị lớn của thế giới, năm 1990 38 Bảng 2-6 Điều kiện sống ở nông thôn và thành thị giữa các nước khác nhau 39 Bảng 3-1 Số liệu minh họa quy luật hiệu suất giảm dần 56 Bảng 3-2 Cung về thịt bị trình bày dưới dạng một biểu cung 68

Bảng 3-4 Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các khu vực kinh tế 80

Bảng 4-1 Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế, 2007 – 2011 120 Bảng 4-2 Cơ cấu (%) lao động theo vị thế việc làm, 2009 – 2011 121

Bảng 5-3 Ba khu vực cung cấp nhà ở và mối quan hệ của chúng với nguồn

Bảng 6-1 Các giai đoạn trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường 184 Bảng 7-1 Xếp hạng chất lượng hạ tầng giao thông của Việt Nam và một số 200

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>STTNội dungTrang</b>

quốc gia khu vực Đông Nam Á (2013 -2014)

Bảng 10-1 <sup>Dự toán chi ngân sách địa phươn, chi ngân sách cấp thành phố và</sup>

chi ngân sách huyện theo cơ cấu chi năm 2020 <sup>229</sup> Bảng 10-2 Dự toán chi ngân sách cấp thành phố theo từng lĩnh vực năm 2020 240 Bảng 10-3 Dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp thành phố cho từng cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ</b>

Hình 1-1 Xu hướng phát triển dân cư nông thôn và đô thị thế giới 10 Hình 1-2 Mơ hình thành phố phát triển theo kiểu làn sóng 20

Hình 2-1 Tỷ lệ dân thành thị trên thế giới, thời kỳ 2000 – 2005 (%) 31

Hình 4-1 Mối quan hệ giữa dân số và lao động, việc làm 101

Hình 4-3 Xu hướng biến động dân cư đơ thị và nơng thơn 106 Hình 4-4 Lợi ích và chi phí tương ứng của từng qui mô dân số đơ thị 108

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>STTNội dungTrang</b>

Hình 5-2 Mối quan hệ giữa cầu nhà ở - quy mơ gia đình 159

Hình 6-1 Ảnh hưởng của chi phí xã hội đối với quyết định sản xuất 170 Hình 6-2 Ô nhiễm tối ưu - trường hợp một doanh nghiệp 171 Hình 6-3 Một số dạng đường thiệt hại cận biên tiêu biểu 178 Hình 6-4 Các loại đường chi phí giảm ơ nhiễm cận biên tiêu biểu 178

Hình 6-6 Đánh giá tác động môi trường và các công cụ có liên quan 194 Hình 7-1 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng giao thông với các hệ thống trong

đơ thị

213

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. MƠ TẢ NỘI DUNG GIÁO TRÌNH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ VÀ HOẠCH ĐỊNHCHÍNH SÁCH</b>

Kinh tế đơ thị là mơn học nghiên cứu bản chất, tính quy luật, những mối quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành và phát triển đơ thị. Kinh tế đơ thị góp phần nghiên cứu các phương pháp sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực có hạn để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống của cư dân trên địa bàn đô thị trong mối quan hệ biện chứng với vùng, lãnh thổ và nền kinh tế quốc dân của đất nước.

Môn học này sẽ cung cấp cho học viên kiến thức nền tảng về Kinh tế đơ thị và Tài chính đơ thị, cùng với việc áp dụng các kiến thức này vào công tác Hoạch định chính sách trong quản lý và phát triển đơ thị. Mơn học giới thiệu các thơng tin chính thức được công bố về các vấn đề trong đô thị như dân số, lao động, việc làm, đất đai, nhà ở, mơi trường, tài chính, … . Đây là những dữ liệu thực tế của đô thị để làm nền tảng cho việc quản lý và phát triển nền kinh tế và tài chính đơ thị, cũng như để hoạch định các chính sách phát triển đơ thị được tốt nhất.

Nền tảng kiến thức trong giáo trình này bao gồm: giới thiệu chung về sự hình thành và phát triển đô thị, các lý do sự tồn tại của đô thị, cơ cấu không gian đô thị, sự phát triển đơ thị và kiểm sốt sử dụng đất, tắc nghẽn giao thông, nhu cầu đất đai, nhà ở đô thị và lựa chọn sở hữu, chính sách nhà ở, hàng hố và dịch vụ cơng cộng, ơ nhiễm, tội phạm và chất lượng cuộc sống. Ngồi ra thì các nội dung trong việc hoạch định chính sách vĩ mơ và vi mô cũng được bao gồm để kết nối việc sử dụng các dữ liệu kinh tế và tài chính đơ thị với các chính sách phù hợp trong quản lý và phát triển đô thị.

<b>2. NỘI DUNG CỦA GIÁO TRÌNH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ VÀ HOẠCH ĐỊNHCHÍNH SÁCH</b>

Giáo trình kinh tế, tài chính đơ thị và hoạch định chính sách gồm 9 chương: - Chương I: Giới thiệu chung về đô thị

- Chương II: Các vấn đề liên quan tới đơ thị hóa - Chương III: Kinh tế học đô thị

- Chương IV: Dân số, lao động và việc làm đô thị - Chương V: Kinh tế đất đai và nhà ở đô thị - Chương VI: Kinh tế môi trường đô thị - Chương VII: Kinh tế giao thông đô thị - Chương VIII: Tài chính đơ thị

- Chương IX: Hoạch định chính sách quản lý phát triển đơ thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>3. MỤC TIÊU GIÁO TRÌNH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐƠ THỊ VÀ HOẠCH ĐỊNHCHÍNH SÁCH</b>

- Mục tiêu 1: Trang bị cho học viên các kiến thức về sự hình thành, phân loại và các hình thái phát triển đơ thị nói chung.

- Mục tiêu 2: Các vấn đề liên quan tới nền kinh tế đơ thị, có tính tới đặc thù đơ thị hiện hữu của Việt Nam (như dân số, lao động, việc làm, đất đai, nhà ở và môi trường).

Mục tiêu 3: Thiết lập, quản lý và phát triển nguồn tài chính đơ thị với các đặc thù tương ứng cho đô thị hiện hữu Việt Nam.

Mục tiêu 4: Sử dụng kiến thức nêu ở các mục tiêu trên phục vụ cho q trình hoạch định chính sách quản lý và phát triển đơ thị một cách có hiệu quả nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ</b>

Đô thị là một không gian cư trú của con người, ở đó cư dân sống tập trung với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội phát triển, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định. Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về kinh tế đơ thị nói chung và các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển các đô thị. Chương này cũng đề cập đến những nội dung về quá trình hình thành và phát triển đô thị trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nội dung tiếp theo trình bày các mơ hình hóa sự phát triển đô thị và các thành phần kinh tế trong đô thị.

<b>1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA ĐƠ THỊ 1.1.1. Khái niệm đơ thị</b>

<i>Theo văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật quy hoạch đơ thị do Vănphịng Quốc hội ban hành:</i>

Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Có 3 tiêu chuẩn cơ bản xác định đô thị: <i><b>Quy mô dân số</b></i>

Đô thị phải là một khu vực dân cư có quan hệ chặt chẽ về mặt kinh tế với một quy mô dân số nhất định. Ngưỡng tối thiểu về quy mô dân số của đơ thị ở các nước thường có sự khác nhau do những đặc điểm về kinh tế, địa lý, xã hội…Ví dụ ở Hoa Kỳ là 2500 người, Canada là 1000 người, Pháp là 2000 người, Việt Nam là 4000 người.

<i><b>Chức năng đô thị</b></i>

Hoạt động của con người trong đô thị khơng liên quan trực tiếp với đất đai. Đó là các hoạt động thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đối với những hoạt động này thì đất đai chỉ là mặt bằng diện tích để hoạt động chứ không phải là phương tiện sản xuất trực tiếp như trong nông nghiệp (trồng trọt và chăn ni). Do đó để một khu vực dân cư được coi là một đơ thị thì nó phải đạt được một tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp nhất định nào đó. Ở Việt Nam hiện nay đang quy định mức tối thiểu dân số phi nông nghiệp của đô thị phải là 65%.

<i><b>Không gian kiến trúc phong cảnh</b></i>

Tiêu chuẩn này liên quan đến mật độ dân cư. Một số nơi quy định cụ thể về tiêu chuẩn này. Ví dụ ở Canada mật độ tối thiểu của cư dân vùng đô thị phải không nhỏ hơn 400 người/km<small>2</small>

<small>, </small>ở Pháp thì quy định khoảng cách giữa các cơng trình kiến trúc trong đô thị không quá 200m, ở Việt Nam quy định mật độ dân số thấp nhất cho đô thị loại 5 là 2000 người/km<small>2</small>

<small>.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.1.2. Đặc điểm về đô thị</b>

<i>Đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính tồn cầu:</i>

- Vấn đề môi trường: Tốc độ gia tăng quá nhanh về cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa dẫn đến phá hủy một phần hệ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm… trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, khơng đầy đủ vì nhiều ngun nhân trong đó có ngun nhân quan trọng là tài chính hạn chế.

- Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư diễn ra song song. Theo chiều rộng: từ nông thôn vào thành thị (dân lao động), từ đô thị nhỏ vào đô thị lớn, từ nước kém phát triển đến nước phát triển, từ nội thành ra ngoại thành. Theo chiều sâu: chuyển dịch cơ cấu lao động, từ các hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

- Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn khơng điều hịa nổi gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị (thái lan, Việt Nam…).

<i>Đô thị và nơng thơn là hai hình thái xã hội khác biệt</i>

“Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn đề đơn giản là xây dựng nhiều nhà cửa độc lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái chung nhất không phải là con số cộng của những bộ phận cấu thành. Đó là một cơ thể sống riêng biệt theo kiểu của nó” (Marx và F.Enghels, quyển

<i><b>Văn minh nông thônGiai đoạn quá độVăn minh đơ thị</b></i>

<i><small>Hình 1-1: Xu hướng phát triển dân cư nơng thôn và đô thị thế giới </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Khi muốn tìm hiểu hoạt động của đơ thị, chúng ta phải so sánh nó với nơng thơn. Chúng ta sẽ không thể hiểu được đô thị hoạt động như thế nào nếu không biết đến những ảnh hưởng qua lại giữa đô thị và nông thôn. Khi hệ thống địa giới hành chính bắt đầu được hình thành.

<i>Đơ thị là một thị trường lao động</i>

Người lao động muốn làm việc vì họ muốn khoản tiền kiếm được từ cơng việc, vì vậy họ cung cấp sức lao động của mình. Các ngành kinh tế muốn vận hành quá trình sản xuất có hiệu quả, chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của người lao động. Nhưng sau đó người lao động sẽ mua những hàng hóa được sản xuất bởi các ngành kinh tế. Vì vậy các ngành cần đến lao động cũng như người lao động cần cung cấp sức lao động của mình. Lao động trong đơ thị được chun mơn hóa cao và do đó giá cả sức lao động ở đơ thị cũng cao hơn ở nông thôn.

<i>Đô thị là một thị trường tiêu thụ</i>

Vì thành phố là nơi tập trung đơng dân với hoạt động sản xuất chun mơn hóa cao, nên nhu cầu cung cấp, trao đổi trao hàng hóa, hay tiêu dùng cũng rất cao. Sự bố trí sắp xếp hệ thống dịch vụ, thương mại trong thành phố là vấn đề quan trọng để phục vụ người dân đô thị.

Đô thị như là một nền kinh tế quốc dân: Vì đơ thị cũng được giới hạn về mặt hành chính, hoạt động của nó có tính độc lập tương đối.

<b>1.1.3. Vai trị của đơ thị</b>

Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà đơ thị có thể có các vai trị khác nhau, nhìn chung có mấy vai trị chủ yếu sau?

<b>Vai trị kinh tế:</b>

Vào bất kì giai đoạn nào trong lịch sử phát triển xã hội của loài người, thì các đơ thị ln được coi là nơi nắm giữ các quyền lực về chính trị, kinh tế quan trọng của xã hội và có sức chi phối mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đóng góp của đơ thị về phương diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Các đơ thị là nơi đóng góp phần lớn giá trị GDP, giá trị ngành công nghiệp - dịch vụ, và giá trị tăng trưởng nền kinh tế. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hiện nay, trên thế giới đã hình thành các trung tâm đơ thị lớn được mệnh danh là “thành phố toàn cầu” chi phối nền kinh tế thế giới như Niu-Iooc, Tô-ky-ô, Luân-đôn, Pa-ri, … Các thành phố này là nơi tập trung các trung tâm tài chính, các văn phịng luật, các trụ sở quốc tế, các loại hình dịch vụ chun mơn hóa phục vụ cho các cơng ty và các tập đồn xun quốc gia. Các tập đồn, cơng ty có các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ phân bố phân tán trên toàn thế giới nên sự ảnh hưởng của nó là rất lớn. Vì vậy, có thể coi các thành phố toàn cầu này là trung tâm quyền lực chi phối nền kinh tế toàn thế giới.

Trong phạm vi một quốc gia, các cơ quan chính trị quan trọng của đất nước thường được đặt ở những đô thị lớn của đất nước, đặc biệt là ở thủ đơ. Vì vậy, thơng thường các thủ đơ là các đô thị quan trọng bậc nhất, chi phối tồn bộ đời sống kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị quan trọng của Nhà nước thường được đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chính trị của tỉnh thường được đặt ở các thành phố và thị xã trực thuộc, các cơ quan chính trị của huyện thường được đặt ở các thị trấn,…

<b>Vai trò xã hội: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Vai trò này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại … là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng xã hội ngày càng nặng nề khơng chỉ tăng dân số đơ thị, mà cịn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại … thay đổi.

<b>Vai trị văn hóa:</b>

Ở tất cả các đơ thị đều có có nhu cầu giáo dục và giải trí cao. Do đó ở đơ thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn.

<b>Chức năng quản lý:</b>

Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sác văn hóa dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phương phải có pháp luật và quy chế quản lý về đơ thị.

<b>1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƠ THỊ1.2.1. Lịch sử hình thành đơ thị</b>

Trong q trình phát triển của xã hội lồi người, một thời gian dài ban đầu con người sống du mục, tồn tại bằng săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả sẵn có trong thiên nhiên. Dần dần những của cải thiên nhiên đó cũng khan hiếm, con người đã phải định cư, sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc. Của cải của con người làm ra đủ và có phần dư thừa so với nhu cầu. Sự xây dựng

<i>thành thời cổ đại để tích trữ và bảo vệ của cải, tài sản của vua chúa, chống ngoại xâm là cần</i>

thiết. Xã hội ngày càng phát triển, người ta bắt đầu biết chọn cho mình một nơi sống, một cách sống thích hợp và tiến bộ.

<i>Chiến tranh giữa các bộ tộc, các vùng xuất hiện. Sự hình thành đơ trong lịch sử phát triển</i>

đơ thị là nơi đóng quân của các tướng lĩnh; Thành được xây dựng để bảo vệ đơ, thành đơ xuất hiện.

Trong hịa bình, nhu cầu cuộc sống phát triển do xã hội ngày càng cao, xã hội văn minh, một bộ phận lao động xã hội tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, làm các nghề thủ công, buôn bán, dịch vụ và quản lý xã hội. Những người này và gia đình sống tập trung trong các điểm dân cư, lao động và sinh hoạt theo hình thức sống mới. Đơ thị được hình thành với sự nhận thức đầy đủ hơn và khoa học hơn.

Đô thị Ai Cập cổ đại xây dựng từ năm 3500 năm trước công nguyên ở hạ lưu Sông Nin; đô thị cổ Trung Quốc, Ấn Độ 3000 năm trước công nguyên, đô thị Hy Lạp 500 năm trước công nguyên; thành phố Trường An Trung Quốc, đô thị cổ La Mã 30 năm trước công nguyên.

Khi công nghiệp phát triển mạnh mẽ đơ thị hóa nhanh chóng, Peterbua, London, Paris… là những thành phố được xây dựng với quy hoạch hiện đại.

Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội, nhận thức cao của con người là nguyên nhân hình thành hình thức cư trú mới đơ thị. Trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất xã hội với các cuộc cách mạng công nghiệp và khoa học kỹ thuật, đơ thị đã được hình và phát triển nhanh chóng thành hệ thống đơ thị trong một vùng, một quốc gia và tiến

<i>tới tồn cầu hóa. Trong kinh tế hiện đại, đề phát triển kinh tế văn hóa người ta đã kết hợp đô và</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<i>thị. Khi đơ thị đã hình thành, vấn đề quản lý đô thị, quản lý xã hội đô thị, quy hoạch đô thị cũng</i>

xuất hiện và ngày càng trở nên quan trọng.

<i>Các đô thị được xây dựng ở đâu? Từ xưa người ta đã đưa ra những tiêu chuẩn lựa chọn vị</i>

<i>trí để xây dựng đơ thị:</i>

- Vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội: Các thành phố thường được xây dựng gần các vị trí thuận lợi cho giao thơng đường thủy, đường bộ; gần nguồn nguyên liệu; địa hình bằng phẳng, thời tiết khí hậu ơn hịa bảo đảm sức khỏe.

- Vị trí an ninh quốc phịng, ổn định chính trị.

- Thẩm mỹ: Thành phố được xây dựng ở những vị trí đẹp, có những danh lam thắng cảnh……

Ngay từ thời cổ đại các đô thị Ai Cập đã hình thành dọc theo bờ sơng Nin, người ta đã biết chọn hướng gió, nguồn nước, tài ngun, vị trí địa lý để xây dựng thành phố. Đặc biệt là nghiên cứu quy mơ dân số thích hợp để phát triển đô thị ( khoảng trên 5000 dân). Tất cả những căn cứ để lựa chọn nói trên khơng ngồi mục đích phát triển sản xuất, thương mại, quốc phịng…

- Sự nhận thức tổng quan trong xã hội hiện đại: Khai thác tối đa các nguồn lực; khu đô thị mới Nam Sài Gòn được xây dựng trên vùng đất sình lầy sản xuất nơng nghiệp khơng hiệu quả. Để biến khu này thành đơ thị cần có các nguồn tài chính từ nước ngồi và những kiến thức về kinh tế và quản lý đô thị hiện đại.

<b>1.2.2. Thực trạng phát triển đơ thị</b>

<i>a. Thành phố tồn cầu</i>

Điều hết sức rõ ràng là nền kinh tế thế giới đang ngày càng trở nên liên kết nhau và liên kết nhau giữa các thành phố lớn trên thế giới (Hamnett 1995, Knox 1995). Kết quả là các thành phố này định hướng lại nền kinh tế của họ về các dịch vụ tài chính và sản xuất. (Sassen 1991, 1994). Địa vị toàn cầu của những thành phố này được biểu hiện rõ rệt trong những khung cảnh ấn tượng và khác biệt. Tuy nhiên, những bằng chứng hiện tại cho thấy rằng dường như không thể một nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra những thành phố chứng minh mạnh mẽ được tính bền vững về kinh tế hoặc xã hội của mình.

Mặc dù có thể tạo ra siêu lợi nhuận, sự bất ổn định vốn có trong hệ thống tài chính thế giới có nghĩa rằng các thành phố tồn cầu đơi khi cũng có thể chấp nhận những hệ quả của của sự thua lỗ nặng. Thị trường chứng khốn Ln Đơn sụp đổ vào năm 1987 là ví dụ điển hình của sự thua lỗ năng đó. Sự sụp đổ này đã cuốn sạch hàng tỷ giá cổ phiếu. Sự bất ổn định đó đã ngăn cản việc hình thành một cơ sở bền vững trên nền tảng hệ thống kinh tế bền vững lâu dài. Sự nhạy cảm của các trung tâm tài chính lớn đối với những ảnh hưởng của việc lừa đảo tài chính qui mơ lớn đã làm gia tăng tình trạng bất ổn định này. Sự sụp đổ và gần sụp đổ của rất nhiều các ngân hàng quốc tế và các thể chế tài chính lớn sau cuộc lừa đảo này đã làm gia tăng mối hiểm hoạ này. Tính chất của các hệ thống tài chính tồn cầu bảo đảm rằng những tác động của các cuộc lừa đảo này ảnh hưởng tới các thành phố, các cơng ty và các cá nhân trên tồn thế giới. Các nhà địa lý học đô thị đã bắt đầu thừa nhận rằng những mưu đồ tài chính là một nhân tố chủ yếu trong địa lý học đơ thị của các trung tâm tài chính tồn cầu (Soja 1995). Các mơ hình việc làm được tạo ra trong các thành phố toàn cầu bởi sự phát triển của các nền kinh tế tài chính quốc tế cũng có xu hướng trái ngược nhau. Điều này tạo ra sự phân chia không ngang bằng thu nhập và cơ hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

ở những thành phố này.

Cuối cùng hệ thống kinh tế thế giới càng ngày càng liên kết nhau đã mở ra một sự phân chia mạnh mẽ giữa những thành phố đó, những thành phố hội nhập vào một " thế giới nhanh " và những thành phố không hội nhập và những thành phố bị liệt vào "thế giới chậm" (Hamnett 1995, Knox 1995). Những vùng trong thế giới chậm bao gồm các vùng cơng nghiệp suy thối trước đây và các vùng nơng thơn có dân số giảm về lượng và chất. Những vùng này trải qua cơng cuộc ngoại thành hố. Những vùng này đã xa rời những cơ hội với các trung tâm liên kết hệ thống kinh tế thế giới. Nó trở thành những vùng được ban cho sung sướng, giàu có hơn là những vùng chủ thể của phát triển kinh tế.

Những nhân tố này cho thấy rằng sự phát triển các thành phố toàn cầu và hệ thống thế giới nối kết nhau dường như có thể tạo ra các mơ hình bất bình đẳng về xã hội, kinh tế và không gian trong và giữa các thành phố với nhau.

<i>b. Thành phố cạnh tranh</i>

Các thành phố, vì nhiều lý do, phải trở nên cạnh tranh hơn trong tìm kiếm đầu tư và việc làm. Sự cạnh tranh này đã liên quan tới các chính sách và chương trình nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển kinh tế, các kế hoạch cải tạo đô thị và cải thiện vị trí. Trong một thành phố cạnh tranh, điều kiện cạnh tranh này giờ đây dường như rất phổ biến, ưu tiên của nó nói chung là phát triển kinh tế hơn là sự bền vững. Những nỗ lực được sử dụng theo mục đích này có xu hướng là nguồn tiêu dùng lớn các tài nguyên kinh tế và xã hội.Sự phát triển đơ thị có thể dễ dàng gây tốn kém trên 10 triệu đô la. Những mạo hiểm đó thường là đầu cơ và được tài trợ chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Hậu quả của sự phát triển này là sự sụt giảm những chi tiêu cho giáo dục, phúc lợi xã hội và y tế, dồn lên vai trách nhiệm cho chính quyền địa phương với những khoản nợ dài hạn và phải hoàn trả lại lợi tức và ảnh hưởng tới sự thất bại của các dự án cải tạo. Sự thừa nhận phổ biến về một vài mơ hình cải tạo đã dẫn tới lợi nhuận đầu tư suy giảm và việc tái sản xuất hàng hố rất hoang phí. Hơn nữa, các chương trình đó đã dường như gây ra hàng loạt các tác động tiêu cực làm sụt giảm các nhóm đó. Cạnh tranh trong thành phố dường như khơng cải thiện mơi trường thành phố có thể dễ dàng làm sáng tỏ những quan điểm về phát triển bền vững.

<i>c. Thành phố điện tử</i>

Sự phát triển của công nghệ viễn thông đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của các thành phố. Điều này sẽ định hướng lại các vùng địa lý đơ thị như thế nào cịn chưa được rõ ràng. Viễn thơng đã có những ảnh hưởng trái ngược nhau đối với phát triển đô thị. Chúng đã khuyến khích sự phi tập trung hố các hoạt động cách xa các trung tâm thành phố. Về mặt khơng gian, mạng lưới các nhà máy, văn phịng và các đơn vị nghiên cứu và phát triển phân bố rải rác giờ đây có thể nối kết nhau lại bằng hệ thống các phương tiện thông tin liên lạc tinh vi. Sự ích lợi và tinh vi của những hệ thống này có khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Sự đẩy mạnh phi tập trung hoá có khả năng thúc đẩy phát triển đơ thị bền vững. Phi tập trung hoá việc làm và phát triển viễn thơng có thể làm giảm đi khối lượng di chuyển giữa trung tâm và vùng ngoại ô, làm cho các chuyến đi linh hoạt hơn về thời gian và giảm tải những gánh nặng về cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trong giờ cao điểm. Hơn nữa, các hệ thống kiểm sốt giao thơng tinh vi sử dụng cơng nghệ viễn thơng có thể làm cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông thành phố có hiệu quả hơn, dù cho hiện tại vẫn cịn sơ khai (Graham và Marvin 1996: 327-33).

Tuy nhiên, tiềm năng này cần được cân bằng bởi những tác động tiêu cực của viễn thông

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

do và cân bằng nhau. Chúng có thể được cơ cấu lại bởi các động lực về kinh tế và xã hội hiện có. Vì thế, sự phát triển của những hệ thống này chắc chắn sẽ đóng góp vào việc gia tăng sự bất công bằng về kinh tế và xã hội đang tồn tại. Kết quả là sự tập trung xã hội và không gian của các phương tiện thông tin liên lạc chẳng hạn như trong các trung tâm của các thành phố lớn, thành phố toàn cầu. Các nút hệ thống này và con người và các thể chế kiểm soát được sự tiếp cận với chúng sẽ chắc chắn ngày càng trở nên có sức mạnh trong nền kinh tế và xã hội điện tử. Hệ quả tất yếu của điều này là sự hình thành khơng gian và các nhóm xã hội bị loại ra khỏi các hệ thống điện tử, thế hệ thông tin đầu tiên đã đưa ra "ngôi nhà điện tử". Không được tự do hưởng thụ sự phát triển của một xã hội điện tử đã tạo nên sự bất công bằng trong xã hội hiện tại.

<i>d. Thành phố biên</i>

Lập luận rằng hình thái đơ thị phi tập trung hố là đặc điểm của các thành phố biên (các khu định cư giống như thành phố nằm ven các khu định cư đô thị hiện có) cũng mang hình thái phát triển đơ thị bền vững về môi trường. Lập luận này đã viện dẫn sự gia tăng các mơ hình di chuyển hiện có. Tuy nhiên lập luận này đã bị phản đối bởi lập luận rằng các thành phố nhỏ, đông đúc nằm quanh một trung tâm sẽ tạo ra một hình thái đơ thị bền vững và có hiệu quả nhất. Dù có hoặc dù khơng thành phố biên có thể đóng góp vào sự bền vững mơi trường vẫn là vấn đề đang tranh luận. Tuy nhiên, điều đang trở nên rõ ràng rằng nó khơng mang lại một mơ hình phát triển đơ thị nào tỏ ra có thể thúc đẩy sự bền vững xã hội. Các thành phố biên theo hình thái đơ thị đó cho đến nay đã xuất hiện nhiều ở Mỹ. Chúng chủ yếu thể hiện dưới hình thức các cộng đồng lớn chỉ nhằm mục đích hướng tới những người tiêu dùng giàu có. Rất ít hoặc khơng có sự cung cấp nào tới các nhóm người khác, những người nghèo, các nhóm xã hội. Thực ra,tính chất duy nhất của các khu định cư này được nhấn mạnh bởi thực tế rằng các kế hoạch cung cấp nhà ở đạt tiêu chuẩn, chẳng hạn như cho giáo viên thường bị gặp phải sự phản đối mạnh mẽ (Knox 1992b). Sự phát triển của riêng các thành phố biên quanh các thành phố hiện có cũng có thể có những ảnh hưởng bất lợi đối với đơ thị. Khi những người giàu có hướng tới những vùng ngoại ơ cịn chưa được khai phá thì những vùng khác của thành phố có thể sẽ bị từ bỏ và xuống cấp do viễn cảnh kinh tế xã hội trở nên u ám đi (Beckett 1994: 12). Đúng là những thành phố biên bền vững về xã hội dường như còn đại diện cho một hình thái đơ thị hóa góp phần vào sự gia tăng tính bền vững xã hội, kinh tế và khơng gian.

<i>f. Thành phố sáng tạo</i>

Chính từ các thành phố hoặc là các khu vực, các cộng đồng và cá nhân sáng tạo và có óc đổi mới là những lực lượng đã hình thành nên đời sống kinh tế, văn hố , chính trị và nghệ thuật trong lịch sử. Khả năng phát minh và bắt chước của các thành phố mà sự biến đổi đó gọi là năng lực sáng tạo. Lập luận rằng các cách thức sáng tạo và đổi mới về khắc phục và biến đổi mạnh về cơ cấu ảnh hưởng tới các thành phố được phát triển ở những vùng hoang tàn trong những thành phố suy thoái kinh tế vào thập niên 80 và 90 (P. Hall 1995; Laundry và Bianchini 1995). Sự quan tâm chú ý tập trung vào việc cải tạo các trung tâm thành phố trong thập niên 80 có xu hướng chuyển hướng khỏi những vùng đó mà có khả năng tập trung vào việc cải tạo các vùng phát triển bền vững.

Việc phân loại hoặc miêu tả đầy đủ các cách thức mà năng lực sáng tạo này biểu hiện trong giải pháp về các vấn đề đơ thị và kinh tế là rất khó khăn. Tuy nhiên, một đặc điểm của làn sóng sáng tạo đơ thị hiện tại là lợi ích của đổi mới và sự kết hợp các kỹ năng của các nghệ sỹ, nhà thiết kế, nhà giáo dục và các doanh nghiệp với những công nghệ mới chẳng hạn như

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Internet. Hiện tại, năng lực sáng tạo này được biểu hiện trong rất nhiều tình huống qui mô nhỏ ở nhiều thành phố Châu Âu. Những cộng đồng sáng tạo này đã phá bỏ nhiều rào cản đã tồn tại chẳng hạn như giữa nghệ thuật và công nghệ, giữa làm việc và nghỉ ngơi trong giải pháp cho những vấn đề mà họ đang đối mặt. Các ví dụ về tính sáng tạo trong đơ thị có rất nhiều và đa dạng. Chúng bao gồm các hệ thống kinh doanh , các vùng văn hoá, biến đổi không gian công cộng, các dự án về kết hợp nghệ thuật, thiết kế đô thị và công nghệ và nhiều hơn nữa. Thực ra không xác định chính xác sự sáng tạo có ý nghĩa gì trong đơ thị là một yếu tố chính hạn chế sự hiểu biết về q trình này hiện nay.

Sự khơng thành cơng của các mơ hình cải tạo đơ thị dẫn đầu là đổi mới bất động sản đã trở nên rõ rệt vào thập niên 90, giới học thuật , các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhà doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu thừa nhận khả năng phản ứng với những biến đổi về cơ cấu của các nhóm người mà trước đây được nhìn nhận là khơng quan trọng đối với giải pháp về các vấn đề đô thị. Những nhóm người này bao gồm các nghệ sỹ, các nhà kinh doanh nhỏ, dân tộc thiểu số, các doanh nghiệp trẻ. Khi các thành phố phát triển thịnh vượng, thì các năng lực sáng tạo đa dạng của dân cư càng ngày càng được thừa nhận như là những tài sản quan trọng hình thành nên tương lai đô thị.

Cách thức mà năng lực sáng tạo này được nuôi dưỡng, được thừa nhận và được sử dụng bởi các cộng đồng, các tập đồn và chính quyền khơng chuyên quyền ở địa phương, quốc gia và trên thế giới, sự căng thẳng và mối quan hệ giữa sự sáng tạo và những đòi hỏi cao của chủ nghĩa tư bản có thể phát triển mạnh mẽ địa lý học đô thị trong thế kỷ 21.

<b>1.2.3. Tương lai đô thị</b>

Các nghiên cứu sinh thái đô thị hiện tại đã đề xuất một mơ hình phát triển lấy bền vững làm trung tâm. Mơ hình này tích hợp các quan điểm nghiên cứu trước đó và xác định bền vững là mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu về thành phố, một mục tiêu không thể đạt được nếu chỉ dựa vào lý thuyết truyền thống hoặc cách tiếp cận đơn lẻ. Mơ hình phát triển bền vững đơ thị chỉ mới bắt đầu được hình thành, nền tảng lý thuyết và nguyên tắc hoạt động của mô hình vẫn đang trong q trình hồn thiện. Tuy nhiên, một số điểm nổi bật của mơ hình phát triển đô thị bền vững mới nổi này ngày càng trở nên rõ ràng trong vài năm trở lại đây.

Phát triển bền vững (Sustainable Development) là một khái niệm lý luận đang từng bước gây ảnh hưởng và làm thay đổi chính sách phát triển kinh tế tồn cầu. Phát triển bền vững (PTBV) có nghĩa là “Một sự phát triển vừa có thể thích hợp với thời đại ngày nay, vừa không ảnh hưởng tới việc thỏa mãn của con cháu đời sau”. Đó là định nghĩa do Ủy ban Brundtland nêu ra năm 1987.

Hội nghị Thượng đỉnh vể trái đất tại Rio de Janeiro năm 1992 với chủ đề “Mơi trường và trái đất” đã chấp nhận Chương trình Nghị sự 21 “Agenda 21”, với một kế hoạch chi tiết nhằm xem xét lại sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ về công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và nghiêm túc nghiên cứu vấn đề “phát triển bền vững”.

20 năm sau Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janero năm 1992 với Chương trình nghị sự 21, Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững (Rio+20 ) cũng họp tại Rio de Janeiro vào cuối tháng 6/2012 với chủ đề “Tương lai chúng ta muốn” (The Future We Want ) nhằm đưa ra những hành động mạnh mẽ theo hướng “nền kinh tế xanh” với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Để thúc đẩy phát triển bền vững sau năm 2015, năm kết thúc tiến trình thực hiện MDGS, thì phát triển bền vững vẫn được xem là con đường duy nhất giúp nhân loại giải quyết những thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường mà hàng tỷ người đang phải đối mặt. Do vậy “Chương trình nghị sự (CTNS) 2030 vì sự phát triển bền vững” đã được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh LHQ từ ngày 25-27/9/2015 tại New York đã đưa ra một khn khổ tồn cầu mới trên cơ sở hồn thiện MDGs và Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.

CTNS 2030 xác định 17 mục tiêu chung bao gồm: (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi (2) Chấm dứt tình trạng thiếu đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững (3) Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy phúc lợi cho tất cả mọi lứa tuổi (4) Đảm bảo giáo dục có chất lượng tồn diện, cơng bằng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời (5) Đạt được bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái (6) Đảm bảo tính sẵn có, quản lý bền vững nước và vệ sinh cho mọi người (7) Đảm bảo mọi người được tiếp cận nguồn năng lượng có giá cả trong khả năng chi trả, đáng tin cậy bền vững và hiện đại (8) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, việc làm, năng xuất, đầy đủ cho mọi người (9) Xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố thúc đẩy công nghiệp hóa bền vững, tồn diện và tăng cường phát minh, sáng kiến (10) Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia (11) Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư tồn diện, an tồn, có khả năng chống chịu và bền vững (12) Đảm bảo mơ hình sản xuất và tiêu tụ bền vững (13) Hành động khẩn cấp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và những tác động của nó (14) Bảo tồn và sử dụng một cách bền vững các nguồn lực biển, đại dương để phát triển bền vững (15) Bảo vệ, khôi phục và tăng cường sử dụng bền vững sinh thái trái đất, quản lý rừng bền vững, đấu tranh chống lại việc phá rừng, ngăn chặn và phục hồi sự suy giảm và q trình suy thối đa dạng sinh học (16) Khuyến khích các hiệp hội vì hịa bình và tính bao trùm xã hội thực hiện phát triển bền vững tạo điều kiện tiếp cận với công lý cho tất cả mọi người và xây dựng thể chế hiệu quả, có tính giải trình và bao phủ toàn diện (17) Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác tồn cầu vì sự phát triển bền vững.

Do vậy nếu căn cứ vào mối liên hệ gữa các tiêu chí nêu trên thì phát triển bền vững phải là một quá trình dàn xếp, thỏa hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên và xã hội, tức phát triển bền vững phải bảo đảm 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa với nhau ( H.Barton, International Institute for environment and development - IIED). Phát triển bền vững là kết quả hợp nhất giữa kinh tế - xã hội và mơi trường để tìm ra vùng chung/tiếng nói chung/mục tiêu quy hoạch chung đảm bảo sống tốt. công bằng xã hội và tính bền vững.

Mục tiêu phát triển bền vững là tiền đề để hình thành mơ hình các đô thị mới như: Đô thị sinh thái, Đô thị sinh thái kiêm kinh tế, Đô thị xanh; Đô thị môi trường; Đô thị thông minh; Đô thị lành mạnh và hạnh phúc. Tên gọi các kiểu đô thị tuy khác nhau, nhưng tên gọi chung cho tất cả các đô thị trên đều là “Đô thị bền vững” thay cho mơ hình “Đơ thị cơng năng” của thế kỷ XX.

Trên cơ sở nguyên lý phát triển bền vững, với đặc thù của đô thị khái niệm “phát triển đô thị bền vững” (PTĐTBV) được dựa trên nguyên tắc hợp nhất: (i) Kinh tế đô thị (ii) Xã hội đô thị (iii) Môi trường sinh thái đô thị (iv) Cơ sở hạ tầng đô thị (v) Không gian đô thị (chứa đựng yêu cầu không gian của các thành phần trên trừ thành phần mềm) (vi) Quản lý đô thị (thành phần mềm), để tìm ra vùng chung/tiếng nói chung/mục tiêu quy hoạch chung, đảm bảo yêu cầu: công bằng, sống tốt và tính bền vững và trở thành “đơ thị bền vững”.

Dựa trên mối quan hệ hữu cơ mật thiết giữa các thành phần nêu trên trong vùng chung để xác định các tiêu chí PTĐTBV có liên quan. Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa các tiêu chí

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

PTĐTBV là một thể thống nhất chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Thiếu một trong các nhóm tiêu chí cũng như những tiêu chí trong các nhóm tiêu chí đều có thể dẫn tới đô thị sẽ không phát triển lành mạnh và càng không thể phát triển đô thị bền vững.

Hiện nay thế giới chúng ta đang trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng, trong xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế thị trường thế giới, trong thời đại khoa học và cơng nghệ thơng tin. Q trình đơ thị nhanh, vai trò của các thành phố đã thay đổi trong thế kỷ 21. Tính “cạnh tranh của các đơ thị”sẽ nhanh chóng có chỗ đứng trong tính cạnh tranh quốc gia. “Phần cứng” là hạ tầng kỹ thuật, không gian vật chất để phục vụ kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường và “phần mềm” là ý thức, kiến thức, văn hóa, quản lý nhà nước và quyền lực của nhân dân cần được hài hòa để “sống tốt, cơng bằng xã hội và tính bền vững”.

Trong bối cảnh đó Ngân hàng thế giới đã đề ra 4 “tiêu chí” cho một đơ thị phát triển bền vững là: (i) Sống tốt (ii) Cạnh tranh (iii) Quản lý tốt (iv) Ngân hàng , tài chính lành mạnh.

Sống tốt (Liveability): Theo Mike Douglass các thành tố của thành phố sống tốt bao gồm: (1) Sự phát triển của các cá nhân: (i) sinh kế (ii) sức khỏe (iii) giáo dục (iv) an ninh, an tồn (2) Mơi trường sống tốt: khơng khí, đất, cấp nước, thu gom chất thải rắn, khơng có nhà ổ chuột (3) Đời sống văn hóa-xã hội và cộng đồng: (i) cộng đồng hành động và xã hội dân sự (ii) quản trị có sự tham gia của dân cư (iii) tập quán và tiện nghi văn hóa (iv) cộng đồng và khơng gian công cộng.

Cạnh tranh (Competitiveness): Theo Ecinomist Intelligence Unit (EIU), thành phố cạnh tranh có 8 trụ cột: (1) Sức mạnh kinh tế (2)Tính hấp dẫn tồn cầu (3) Hạ tầng đô thị (4) Môi trường tự nhiên và thảm họa (5) Tài chính vững vàng (6) Nguồn lực con người (7) Quản lý công hiệu quả (8) Bản sắc văn hóa đơ thị.

Quản lý nhà nước tốt (Good Governance): Theo UNDP quản lý nhà nước tốt có các đặc trưng: (1) Sự tham gia của cộng đồng (2) Các quy định của luật (3) Minh bặch (4) Trách nhiệm (5) Hướng tới đối thoại (6) Công bằng xã hội (7) Hiệu lực, hiệu quả (3) Chịu trách nhiệm (9) Tầm nhình chiến lược.

Tài chính - ngân hàng lành mạnh (Bankability): (1) Tài chính cân bằng: thành phố có tín dụng tốt (2) Tăng nguồn thu ngân sách. (3) Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng (4) Hạn chế tối đa nợ xấu.

Môt đô thị bền vững phải là một phần của một khu vực bền vững rộng lớn. Vì vậy tiêu chí để xây dựng một đơ thị bền vững trước tiên phải thỏa mãn những yêu cầu mà sự phát triển bền vững địi hỏi, sau đó phải là tiêu chí phản ảnh các khả năng đóng góp vào một khung cảnh phát triển bền vững chung khi tính đến các chi phí tài ngun, mơi trường sinh thái trong các hoạt động của mình.

Dự án đơ thị bền vững ở châu Âu do Viện Môi trường quốc tế điều phối với sự tham gia của 12 thành phố: Alborg (Đan Mặch), Amsterdam, Breda, DenHaag (Hà Lan), Angers (Pháp), Brussels (Bỉ), Freiburg, Hanover và Leipzig (Đúc), Leicester (Anh), Temi (Italia), Valencia (Tây Ban Nha). Dự án được sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu với mục đích là phát triển hệ thống các chỉ tiêu có thể dùng chung cho các thành phố tòan châu Âu. Kết quả 5 năm thực hiện và đánh giá (1985-1990), đã xây dựng được “Tiêu chí của một đơ thị bền vững” có 10 chỉ tiêu cốt lõi bao hàm các nội dung bền vững sau đây cho hệ thống đô thị châu Âu:

1- Môi trường lành mạnh được đánh giá bằng số ngày trong năm có chất lượng khơng khí

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

khơng vượt q tiêu chuẩn địa phương.

2- Không gian xanh được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm số người đến vườn cây xanh ở một khoảng cách nhất định.

3- Sử dụng hiệu quả tài nguyên được đánh giá bằng toàn bộ năng lượng, nước tiêu thụ, phế thải được loại bỏ (không kể số phế thải đã được tái chế hay sử dụng lại) tính theo đầu người trong một năm.Tỷ lệ giữa các nguồn năng lượng có thể tái sinh và khơng tái sinh.

4- Chất lượng mơi trường tin cậy, được tính bằng khơng gian mở cho diện tích được dùng ơ tơ.

5- Khả năng đi lại, được tính bằng km đi bằng phương tiện giao thông (ô tô, xe đạp, vận tải cơng cộng) tính bằng đầu người trong một năm.

6- Nền kinh tế xanh, được đánh gía bằng phần trăm số cơng ty đã kết hợp các phương pháp kiểm tốn và quản lý sinh thái (EMAS) hoặc các phương pháp tương tự.

7- Độ trường tồn, được đánh giá bằng các hoạt động văn hóa và xã hội (danh mục này vẫn đang được sử dụng).

8- Sự tham gia của cộng đồng, được đánh giá qua các hoạt động nhóm hoặc tổ tình nguyện tính trên 10.000 dân và ước chừng số thành viên.

9- Công bằng xã hội, được phản ánh qua tỷ lệ phần trăm số người sống dưới mức nghèo khổ và tỷ lệ phần trăm số người không tiếp cận được với dịch vụ cơ bản của đô thị như: nhà ở, việc làm, ổn đụnh của thu nhập, hưởng chăm sóc y tế, giáo dục chính quy.

10- Phúc lợi, được đánh giá thông qua việc khảo sát sự thỏa mãn của các công dân về chất lượng đời sống (nội dung khảo sát được địa phương quyết định).

<b>1.3. CÁC MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐƠ THỊ 1.3.1. Mơ hình làn sóng điện</b>

Mơ hình làn sóng điện cịn gọi là mơ hình Burgess được tạo ra bởi nhà xã hội học Ernest Burgess vào năm 1925 khi nghiên cứu thành phố Chicago. Mơ hình làn sóng điện này mơ tả việc sử dụng đất đơ thị trong các vịng tròn đồng tâm: Khu trung tâm thương mại (CBD) ở giữa của mơ hình, và thành phố mở rộng theo hình dạng các vịng trịn với mục đích sử dụng đất khác nhau.

Thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm (trừ trường hợp nó bị giới hạn bởi các điều kiện địa lý):

- Khu vực trung tâm (CBD) là khu hành chính, hoặc thương mại dịch vụ gồm có các trung tâm giải trí, nhà hàng, khách sạn, đầu mối giao thông, rạp chiếu phim, rất ít người sống tại khu vực này.

- Khu chuyển tiếp: Với mục đích sử dụng đất hỗn hợp giữa thương mại và công nghiệp đan xen nhau.

- Khu vực sống của người lao động thu nhập thấp. - Khu vực dân cư có thu nhập trung bình khá.

- Khu vực dân cư có thu nhập cao sống ở vùng ngoại ô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các khu vực đều có xu hướng mở rộng (khơng có khu vực nào đứng im). Mơ hình này giả định rằng người nghèo khơng có khả năng đi lại khoảng cách dài do thời kỳ này ngành ô tô chưa phát triển (trước 1920), vì vậy họ phải sống trong những ngơi nhà cũ và rẻ gần trung tâm.

<i><small>Hình 1- 2: Mơ hình thành phố phát triển theo kiểu làn sóng</small></i>

<b>1.3.2. Mơ hình thành phố đa cực</b>

Mơ hình do hai nhà địa lý Chauncy Harris và Edward Ullman đưa ra năm 1945. Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đơ thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thơng như ơ tơ.

Đặc điểm của mơ hình này là thành phố có thể bắt đầu với một khu kinh doanh trung tâm CBD, tuy nhiên có nhiều khu kinh doanh CBD nhỏ khác phát triển ở vùng ngoại ô của thành phố gần với các khu công nghiệp và khu dân cư ở ngoại ơ thành phố góp phần giảm khoảng cách đi lại từ các vùng ngoại ô của thành phố. Trong mơ hình này các ngành cơng nghiệp cũng có xu hướng chuyển ra các khu vực ngoại ơ do có giá th đất rẻ.

<i><small>Hình 1- 3: Mơ hình thành phố đa trung tâm</small></i>

Trong đó: 1) Trung tâm; 2) khu thương mại và công nghiệp nhẹ; 3) khu dân cư thu nhập thấp; 4) khu dân cư thu nhập trung bình khác; 5) khu dân cư thu nhập cao; 6) khu công nghiệp nặng; 7) khu thương mại ngoại thành; 8) khu dân cư ngoại thành; 9) khu cơng nghiệp ngoại thành.

<b>1.3.3. Mơ hình phát triển theo khu vực </b>

Mơ hình do chun gia địa chính Homer Hoyt đưa ra năm 1939. Mơ hình này cũng thừa nhận khu vực kinh doanh trung tâm CBD, nhưng cho rằng các khu vực phát triển rộng ra dọc theo các

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

tuyến đường sắt, đường bộ cao tốc và các tuyến giao thông vận tải huyết mạch. Trong mơ hình này thì các hộ gia đình có thu nhập thấp sống gần các tuyến đường sắt, gần các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Mơ hình cũng cho thấy nhiều tuyến giao thông đến trung tâm thành phố dẫn đến giá trị đất cao hơn ở trung tâm thành phố, do đó hoạt động thương mại sẽ ở lại trong khu vực trung tâm CBD nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ phát triển xung quanh các tuyến đường giao thông vận tải. Khu dân cư thu nhập thấp sẽ phát triển giáp với khu vực nhà máy công nghiệp (khu vực này thường xảy ra tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm) trong khi khu vực các hộ gia đình thu nhập trung bình và thu nhập cao được đặt xa các khu sản xuất cơng nghiệp.

<i><small>Hình 1- 4: Mơ hình phát triển theo khu vực</small></i>

<b>1.3.4. Các mơ hình phát triển khác</b>

<i>a. Mơ hình theo tuyến/chuỗi</i>

Mơ hình tuyến/chuỗi được nghiên cứu và đề xuất ở nhiều nước trên thế giới như Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc và một số nước khác. Ý đồ cơ bản của mơ hình này là: Các đơ thị cũ, mới, các điểm dân cư được bố trí và phân bố trên các tuyến giao thơng chính như đường bộ, đường sắt dẫn tới đô thị trung tâm. Phát triển theo nhiều tuyến xuất phát từ đô thị trung tâm hoặc phát triển có định hướng dọc một trục đã được lựa chọn có thể coi là một trong những dạng của mơ hình này. Ưu điểm của mơ hình này:

- Không tạo ra hệ thống đô thị tập trung lớn, góp phần làm giảm dịng di cư nơng thơn ra đô thị.

- Tạo cơ sở để làm giảm bớt sự mất cân đối tổng phát triển kinh tế giữa các khu vực, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy và phát triển nhanh các đô thị vừa và nhỏ.

- Về giao thông: tổ chức theo tuyến/chuỗi tạo điều kiện sử dụng và phát triển giao thơng có tốc độ cao (tàu điện ngầm hoặc đường sắt) đi qua các điểm dân cư dọc trên tuyến. GS Luigi Piccinato (Italia) cho rằng thành phố có dạn tuyến là phương cách hữu hiệu để nối liền các thành phố điểm, hay thành phố có dạng tuyến tính là ổn định nhất để tổ chức hệ thống giao thông đô thị, qua đó giảm bớt chi phí đi lại; ngồi ra khi xây dựng, phát triển và kéo dài các tuyến này sẽ tạo điều kiện xây dựng các điểm dân cư mới. Theo Soria Y Mata (Tây Ban Nha) thì Dạng tuyến tính thuận lợi nhất cho các nhu cầu đi lại với tốc độ nhanh bằng cách sử dụng đường ô tô hay xe

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

điện trên trục đường chính. Ơng đưa ra chủ trương giao thơng vận tải đặc biệt là giao thông đường sắt, là nhân tố quyết định sự phát triển của đô thị; hoạt động xây dưng phải có quy luật, phải lấy một tuyến đường làm cột xương sống. Mơ hình tuyến/chuỗi này thích hợp với các địa bàn lãnh thổ rộng lớn và có địa hình thuận lợi ví dụ như khơng bị chia cắt nhiều bởi sông – suối, hay đồi núi.

Tuy nhiên, hệ thống đô thị phân bố theo mô hình này bị kéo dài sẽ khơng thuận lợi về bố trí, sử dụng hiệu quả các khu chức năng của đô thị, hạn chế liên kết giữa các vùng xung quanh. Mơ hình này khơng thích hợp ở các nơi có địa hình q phức tạp.

<i>b. Mơ hình thành phố vườn và thành phố vệ tinh</i>

Năm 1896, Ebenezer Howard, người Anh đã đưa ra học thuyết khoa học quy hoạch đơ thị hiện đại: Đó là xây dựng các thành phố vườn – dựa vào ba nguyên tắc chủ yếu: 1) Kiểm sốt sự bành trướng của đơ thị và hạn chế việc tăng dân số lao động đô thị; 2) Loại trừ nạn đầu cơ đất đai; 3) Điều hòa các hoạt động sinh hoạt (ở nơi ở, nơi làm việc,… và các nơi nghỉ ngơi). Mơ hình này được thể hiện như sau: Hệ thống thành phố vườn bao gồm 6 thành phố nhỏ (mỗi thành phố có 32 ngàn dân) bao quanh một thành phố trung tâm (thành phố mẹ có 58 ngàn dân). Một tập hợp 6 thành phố đó cộng với thành phố mẹ ở giữa tạo thành một liên bang (có thể coi đây là mơ hình của chùm đơ thị) có quy mô 25 vạn dân. Từ thành phố trung tâm liên hệ với 6 thành phố bằng 6 đường xe lửa và bản thân các thành phố nhỏ đó cũng được nối với nhau bởi một tuyến đường xe lửa và đường cao tốc.

Năm 1922, Raymond Unvin trong cuốn sách “Thực tiễn quy hoạch đô thị” đã đưa ra lý thuyết thành phố vệ tinh, đó là thiết lập một mạng lưới các thành phố nhỏ - vệ tinh (gồm 9, 10 thành phố) bao quanh một thành phố lớn, người ta có thể phân tán bớt dân các đơ thị lớn và đảm bảo cho trung tâm đô thị phát triển tương đối độc lập nhằm tạo điều kiện sống có lợi hơn cho nhân dân đơ thị. Các thành phố vệ tinh đặt cách thành phố chính 40 – 50km. Tuy nhiên thành phố vệ tinh có những điểm bất lợi: Ngăn cách nơi ở khỏi nơi làm việc khơng có chức năng hồn thiện của một đơ thị cần có nên dễ trở thành chỉ là nơi ngủ của người dân.

Ông Abercrombie P cũng là người Anh đã nghiên cứu việc điều hòa sự phát triển của các thành phố cực lớn bằng cách xây dựng các thành phố vệ tinh quanh nó. Ơng xác định ranh giới vùng ảnh hưởng của đô thị cực lớn trên cơ sở liên hệ lao động và sinh hoạt của người dân đơ thị. Nói cách khác, ranh giới cuối cùng của vùng ảnh hưởng trùng với nơi ở của người dân vào làm việc trong thành phố trung tâm… Từ đó trở đi việc xây dựng các đơ thị vệ tinh quanh các đô thị cực lớn (hạt nhân) được xem là biện pháp chủ yếu và hữu hiệu nhất để giảm hiện tượng tập trung dân cư vào thành phố trung tâm.

<i>c. Mơ hình hỗn hợp (Vùng đơ thị hóa)</i>

Mơ hình này nhằm tạo nên một hệ thống các điểm dân cư phát triển hài hòa cân đối, hạn chế sự phát triển quá nhanh và quá tải của đô thị trung tâm, tạo điều kiện phát triển các đơ thị vừa và nhỏ qua đó dần dần xóa bỏ những sự khác biệt và chênh lệch trong điều kiện sống và lao động giữa đô thị và nông thơn. Nội dung cơ bản của mơ hình này là:

- Quản lý và kiểm sốt sự phát triển đơ thị trung tâm.

- Thiết lập các đô thị vệ tinh, đô thị mới xung quanh đô thị lớn trung tâm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

- Phát triển một số đô thị đối trọng mà ở đó xây dựng các khu cơng nghiệp, hạ tầng cơ sở tạo điều kiện tốt về phục vụ cơng cộng, sinh hoạt văn hóa, mơi trường cảnh quan giống như đô thị trung tâm để thu hút lao động bố trí lại dân cư và góp phần giải tỏa đô thị trung tâm.

- Phát triển mở rộng ra các vùng dọc theo các trục đường giao thông sắt, bộ chính dẫn vào đơ thị trung tâm hoặc theo hệ thống đường vành đai.

Để tránh tạo các siêu đô thị, một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong định hướng phát triển hệ thống đô thị của mình cũng nghiên cứu và điều chỉnh theo xu hướng này.

<b>1.4. HIỆN TRẠNG CÁC ĐÔ THỊ HIỆN HỮU Ở VIỆT NAM</b>

<b>1.4.1. Đặc điểm hình thành và các giai đoạn phát triển đô thị Việt Nam</b>

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm và xây dựng nền độc lập, các đơ thị Việt Nam vẫn cịn giữ dấu ấn của truyền thống cha ông ta chống ngoại xâm và giữ gìn độc lập dân tộc. Vua An Dương Vương xây Thành Cổ Loa, Thành Hoa Lư – nước Đại Cổ Việt – thế kỷ IX – X, năm 1010 Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long, Cố đô Huế thế kỷ XVI – XVII, Phố cổ Hà Nội… đã minh chứng điều đó.

Nhìn lại tồn bộ q trình phát triển đơ thị Việt Nam ta có thể chia các giai đoạn phát triển đô thị Việt Nam như sau:

<i>Thời kỳ phong kiến</i>

Cổ Loa là đô thị kinh thành của nhà nước Âu Lạc cổ đại nằm ở giáp ranh gữa trung du và châu thổ đồng bằng sông Hồng. Do Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho tàu thuyền nước ngoài quá cảnh và kết hợp mua bán hàng hóa nên một đơ thị dọc theo tuyến đường ven biển từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc qua vịnh Bắc Bộ, dọc bờ biển miền Trung đến vịnh Hà Tiên, vịnh Thái Lan. Hình thành và phát triển như Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI – XIV, Hải Phòng, Đà Nẵng thế kỷ XIX. Trung tâm kinh đơ chính trị của đất nước thời phong kiến được dịch chuyển nhiều nơi từ Cổ Loa đến Hoa Lư (nhà Đinh), đến Thiên Trường (nhà Trần), Tây Đô (nhà Hồ), Phú Xuân – Huế (nhà Nguyễn) và Thăng Long – Đông Đô. Giai đoạn này nền nông nghiệp phát triển, tuy nhiên cơng nghiệp và thương mại cịn nhiều hạn chế, đơi khi chính quyền sử dụng chính sách bài ngoại, bế quan tỏa cảng, duy trì nền kinh tế tiểu nơng, tự cung, tự cấp nên đã kìm hãm sự phát triển đô thị, các đô thị trong thời kỳ này cịn ít với quy mơ nhỏ bé.

<i>Thời kỳ Pháp thuộc</i>

Thực dân pháp dùng chính sách “chia để trị” với tổ chức các huyện, tỉnh quy mô nhỏ nhằm chủ yếu vơ vét tài nguyên thiên nhiên quý giá và bóc lột cơng nhân bản xứ rẻ mạt. Một mạng lưới đơ thị hành chính nhỏ kèm theo đồn trú được hình thành rải đều khắp lãnh thổ đất nước với cơ sở hạ tầng nghèo nàn và kém phát triển. Đến năm 30 của thể kỷ XX, nổi lên và đơ thị quy mơ trung bình như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng, tách biệt khỏi nơng thơn, cịn lại hầu hết là đơ thị hành chính nhỏ, đơ thị đồn trú dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Dân số đô thị chỉ đạt dưới 10% so với tổng dân số cả nước.

<i>Thời kỳ 1954 – 1975</i>

Miền Bắc gia tăng tốc độ đơ thị hóa, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đi đôi với hợp tác hóa, cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

khí hóa, thủy lợi hóa. Tại các đơ thị, chính quyền các cấp xây dựng một hệ thống cơng trình phúc lợi cơng cộng khá hoàn chỉnh: nhà trẻ, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tồn…

Trong khi đó ở Miền Nam, dân cư nông thôn bị dồn vào ấp chiến lược, hệ thống đường giao thông và sân bay chiến lược được xây dựng nhanh chóng. Tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng ở Miền Nam trong giai đoạn 1960 – 1970 thông qua việc mở rộng các đô thị cũ như Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bn Mê Thuột, Pleiku và hình thành những đơ thị mới bên cạnh các căn cứ quân sự như Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Mộc Hóa, Đắc Tơ, Xn Lộc, Chu Lai, Phú Bài và các ấp chiến lược theo kiểu “thị tứ” dọc các tuyến huyết mạch. Tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số Miền Nam từ 10% tăng lên 30%, hệ thống đô thị phát triển nhanh, nhưng mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến tranh do đó các đơ thị mang tính chất dịch vụ chứ khơng mang tính chất sản xuất.

<i>Sau năm 1975</i>

Thời gian đầu sau khi đất nước thống nhất, hệ thống đơ thị trên tồn quốc có nhiều điểm khác biệt giữa hai miền đòi hỏi sự điều chỉnh cho đồng nhất, từ phân vùng kinh tế, phân bố công nghiệp cho đến phân bố dân cư trên lãnh thổ; sau đó mạng lưới đơ thị được mở rộng và phát triển tại các vùng, dọc theo các trục hành lang kinh tế - kỹ thuật quốc gia, quốc tế quan trọng. Tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân đơ thị. Tuy nhiên cịn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và phát triển đô thị tại Việt Nam như:

- Tốc độ phát triển nhanh của các đơ thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế.

- Sự phát triển chưa đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật đô thị lớn, nhưng việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội cịn hạn chế, vì thế hệ thống hạ tầng ở nhiều đơ thị cịn yếu và thiếu.

- Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn là mối lo ngại tại các đô thị lớn; tỷ lệ đất giao thơng trong các đơ thị cịn thấp, hầu hết đạt dưới 10% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ dân đô thị được cấp, tỷ lệ thốt nước đơ thị cịn thấp, tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ơ nhiễm mơi trường cịn chậm được khắc phục…

- Đặc biệt đô thị Việt Nam còn đang đứng trước các vấn đề lớn mới nảy sinh mang tính tồn cầu như hội nhập, cạnh tranh đơ thị, biến đổi khí hậu, mức nước biển dâng cao, phát triển bền vững. Nhất là, các vấn đề phức tạp của q trình đơ thị hóa và phát triển đô thị như chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm; phát triển vùng ven đô thị, liên kết đô thị - nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên…

<i>Sau đổi mới (1986)</i>

Trước năm 1986, Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh và 11 thành phố trực thuộc tỉnh: Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Vinh, Huế Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Biên Hòa, Cần Thơ và Mỹ Tho.

Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển, đơ thị hóa nhanh, ra đời nhiều thành phố trực thuộc tỉnhnhư Quy Nhơn (1986); Hạ Long (1993);….Cho đến tháng 12-2013, Việt Nam đã có khoảng 770 đơ thị, với tỷ lệ đơ thị hóa đạt hơn 33%, có nghĩa là khoảng 30 triệu người dân Việt Nam đang sống tại khu vực đô thị. Trung bình mỗi tháng Việt Nam lại có thêm một đô thị mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Từ khi đổi mới đến nay, hệ thống đơ thị Việt Nam đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp, phát triển mở rộng về diện tích đất đai, quy mô dân số. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đường sá, cầu cống, cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường...được đầu tư xây mới, nâng cấp. Quy hoạch, kiến trúc đô thị được quan tâm và quản lý. Mạng lưới đô thị cả nước đã được xây dựng và phân bố tương đối hợp lý trên các vùng lãnh thổ. Trong mỗi vùng đều có các đơ thị hạt nhân đóng vai trị là cực tăng trưởng thúc đẩy sự phát triển của vùng. Việc phát triển đô thị ngày càng được quản lý một cách chủ động, chặt chẽ, có định hướng, chiến lược rõ ràng lâu dài, bền vững. Căn cứ vào quy định hiện hành và kết quả phát triển của đô thị, hệ thống đơ thị Việt Nam hiện nay có 6 cấp từ loại đặc biệt đến loại I, II, III, IV, V. Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2025 tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng phê duyệt ngày 742009, sau đó là Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 -2010 xác định đến năm 2020 tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7-4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đơ thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định rõ đến năm 2015, “tổng số đô thị cả nước đạt khoảng 870 đơ thị, trong đó, đơ thị đặc biệt là 2 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị”. Đến năm 2025, “tổng số đô thị cả nước khoảng 1.000 đơ thị, trong đó đơ thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; loại IV là 122 đơ thị, cịn lại là các đơ thị loại V”.

<b>1.4.2. Hiện trạng các đô thị Việt Nam</b>

Hệ thống đô thị Việt Nam bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn và được chia làm 6 loại đô thị. Việc phân loại đô thị Việt Nam căn cứ vào 5 tiêu chí là chức năng, quy mơ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số và cơ sở hạ tầng. Có thể tóm lược hệ thống đô thị Việt Nam ở bảng 1-1.

<i>Bảng 1-1: Hệ thống đô thị Việt Nam</i>

<small>Loại đặc biệtThủ đô hoặc đô thị có chức nănglà trung tâm kinh tế, tài chính,hành chính, khoa học – kỹ thuật,giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế,đầu mối giao thông, giao lưutrong nước và quốc tế, có vai trịthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của cả nước.giáo dục – đào tạo, du lịch, dịchvụ, đầu mối giao thông, giao lưutrong nước và quốc tế, có vai trịthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của một vùng lãnh thổ liên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b><small>Loại đô thịChức năngQuy mô Lao động</small></b>

<small>tỉnh hoặc của cả nước.</small>

<small>Loại IILà trung tâm kinh tế, văn hóa,khoa học – kỹ thuật, hành chính,giáo dục – đào tạo, du lịch, dịchvụ, đầu mối giao thông, giao lưutrong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh cóvai trị thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội của một tỉnhgiáo dục – đào tạo, du lịch, dịchvụ, đầu mối giao thông, giao lưutrong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh.Có vai trị thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội của một vùnggiáo dục – đào tạo, du lịch, dịchvụ, đầu mối giao thông, giao lưucủa một vùng trong tỉnh hoặcthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội của huyện hoặc một cụm xã.</small>

Tính đến tháng 5 năm 2019, cả nước có trên 833 đơ thị, bao gồm 2 đơ thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đơ thị loại I, 29 đơ thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đơ thị hóa đạt 38,5%. (so với 500 đơ thị các loại vào năm 1990, thì đây là một sự bứt phá tương đối mạnh trong vấn đề đô thị hóa).

Đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng Duyên hải. Bộ mặt các đơ thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

sống vật chất và tinh thần của người dân. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trưởng của nền kinh tế - được xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng…., điều đó cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để trở thành quốc gia công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn khơng ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trường, an ninh trật tự…

<i>Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050</i>

+ Về quan điểm: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm:

- Phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Phát triển và phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước.

- Phát triển ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị.

- Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an tồn xã hội; đối với các đơ thị ven biển, hải đảo và dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.

+ Về mục tiêu: Từng bước xây dựng hồn chỉnh hệ thống đơ thị Việt Nam phát triển theo mơ hình mạng lưới đơ thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có mơi trường và chất lượng sống đơ thị tốt; có nền kiến trúc đơ thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

<b>1.4.3. Phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam</b>

Để phát triển đô thị bền vững ở nước ta, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.. , trước tiên cần xác định các tiêu chí phát triển đơ thị bền vững để thực hiện. Trong chuyên đề nghiên cứu về “Phân tích chính sách đơ thị hóa trong q trình đơ thị hóa tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Thiên niên kỷ 21” do UNDP tài trợ, đã đề xuất “10 nhóm tiêu chí bền vững trong q trình đơ thị hóa” bao gồm các “nhóm tiêu chí” và các “tiêu chí đơ thị bền vững” như sau:

1- Phân bố và “quy hoạch đô thị” phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ mơi trường; Có 4 tiêu chí: (i) 6 vùng địa lý (ii) Các thông số tự nhiên tại 6 vùng địa

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

lý (iii) Khai thác tốt các vùng sinh thái tự nhiên (4) Đảm bảo tốt môi trường đất, nước, sông, hồ…

2- Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo nhiều việc làm, đô thị ổn định bền vững cho mọi thành phần kinh tế và cho mọi người dân đơ thị. Có 5 tiêu chí và có“nhu cầu về khơng gian” trong quy hoạch xây dựng: (i) Tăng trưởng các nghành công nghiệp (ii) Tăng trưởng thương mại và dịch vụ (iii) Tăng thu nhập thuế cho thành phố (iv) Có nền kinh tế mang tính cạnh tranh phát triển giữa các đô thị. Đây là tiêu chí thành phố phát triển bền vững (TP PTBV) đầu ra do Ngân hàng Thế giới (W.B) đề xuất (v) Tạo nhiều việc làm cho khu vực dân nghèo thu nhập thấp và khu vực dân cư khơng chính thức khác.

3- Trình độ dân trí đơ thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh. Có 6 tiêu chí : (i) Đại học (ii) Cao đẳng (iii) Trung học và tương đương (iv) Tiểu học (v) Thất học ( thấp nhất có thể)

4- Trình độ quản lý phát triển đơ thị đủ mạnh và bền vững. Có 3 tiêu chí: (i) Có đủ số cán bộ có trình độ trên đại học và có kỹ năng quản lý đơ thị theo hướng bền vững (ii) Có đủ số cán bộ có trình độ đại học và có kỹ năng quản lý đơ thị (iii) Có đủ số cán bộ có kỹ năng quản lý phát triển đơ thị có trình độ trung học. Số cán bộ theo 3 tiêu chí trên với tỷ lệ 2/5/3.

5- Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị hàng ngày càng cao. Có 6 tiêu chí: (i) Chăm sóc sức khỏe đầy đủ (ii) Giáo dục đào tạo tốt (iii) Vui chơi giải trí thỏa mãn (iv) Tạo được khơng khí hịa nhập cộng đồng đơ thị (v) Thỏa mãn dịch vụ mua sắm (vi) Thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt khác.

6- Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững. Có 6 tiêu chí và có nhu cầu về khơng gian trong quy hoạch xây dựng: (i) Nhà ở đô thị đủ, tiện nghi (ii) Cây xanh đô thị thỏa mãn (iii) Có đủ cơng trình giáo dục đào tạo (iv) Có đủ các cơng trình chăm sóc sức khỏe (v) Có đủ các cơng trình vui chơi giải trí (vi) Có đủ các cơ sở sinh hoạt văn hóa, mở mang trí tuệ. 7- Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững. Có 6 tiêu chí và có nhu cầu về không gian trong quy hoạch xây dựng : (i) Giao thông đô thị và đối ngoại, đáp ứng đầy đủ và an toàn và hiện đại (ii) Cấp nước đơ thị với 2 hệ thống riêng (iii) Thốt nước đô thị với 2 hệ thống riêng (iv) Chất thải đô thị được xử lý riêng 100% (v) Sử dụng năng lượng đô thị theo phương pháp tự nhiên ngày càng tăng (vi) Thông tin truyền thông đô thị thỏa mãn trình độ cao (vii) Tiếp cận kịp thời các yêu cầu kỹ thuật hạ tầng và công nghệ đô thị tiên tiến.

8- Lồng ghép quy hoạch môi trường với “quy hoạch đơ thị”. Có 5 tiêu chí: (i) Tổ chức không gian xanh vùng và đô thị hợp lý (ii) Khai thác mặt nước tối đa có thể (iii) Gìn giữ tốt mơi trường xã hội (iv) Đề xuất các biện pháp bảo tồn môi trường di sản đô thị hiêu quả nhất (v) Thực hiện các quy hoạch môi trường chuyên nghành trong đô thị và vùng khi cần thiết. Tuy nhiên cần bổ sung thêm tiêu chí thứ (vi) Thích ứng vả giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

9- Huy động sự tham gia của cộng đồng người dân đô thị trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đơ thị. Có 5 tiêu chí: (i) Đóng góp ý kiến trong cơng tác quy hoạch đơ thị (ii) Đóng góp ý kiến đầu tư phát triển đơ thị (iii) Đóng góp ý kiến trong cơng tác quản lý đơ thị (iv) Đóng góp ý kiến trong công tác điều hành của bộ máy quản lý đơ thị có liên quan (v) Vai trị phụ nữ trong cơng tác đóng góp ý kiến về quy hoạch , đầu tư và quản lý đô thị.

10- Hợp tác, phối hợp điều hành vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển. Có 5 tiêu chí: (i) Hình thành ranh giới và khơng gian vùng hợp lý (ii) Hình thành một cơ chế điều hành bình đẳng, hiệu quả (iii) Đảm bảo lợi ích cho các đô thị trong vùng (iv) Hợp tác cùng nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (v) Đảm bảo cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái đô thị.

<b>Câu hỏi ôn tập cuối chương:</b>

Câu 1: Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của đơ thị nói chung và đơ thị Việt Nam nói riêng? Câu 2: Hãy đánh thực trạng phát triển đô thị Việt Nam hiện nay? Cho biết các hạn chế hay bất cập trong thực trạng phát triển này?

Câu 3: Phân tích các mơ hình phát triển đơ thị? Cho ví dụ về từng mơ hình phát triển tương ứng với đô thị / thành phố nào của Việt Nam?

Câu 4: Các phương pháp phân loại đô thị? Tác dụng của mỗi phương pháp trong quản lý đô thị? Câu 5: Sự phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam? Để nâng cao khả năng phát triển đơ thị bền vững ở Việt Nam thì cần có các chính sách phát triển đơ thị nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐƠ THỊ HĨA</b>

Đơ thị hóa với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các quốc gia, các đô thị đóng vai trị như những hạt nhân quan trọng. Các hoạt động kinh tế, văn hóa chủ yếu của quốc gia đã và sẽ diễn ra chủ yếu ở các đô thị. Trong chương II sẽ giới thiệu về các vấn đề liên quan đến đơ thị hóa. Trong chương này sẽ tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và các khía cạnh của đơ thị hóa. Bên cạnh đó, chương này nói về sự liên hệ giữa đơ thị hóa và phát triển kinh tế. Cuối cùng là nghiên cứu về các vấn đề đặt ra của đô thị hóa như vấn đề xã hội, sự tăng dân số, nghèo đói, mơi trường…

<b>2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠ THỊ HĨA2.1.1. Khái niệm</b>

Đơ thị hóa (Urbanization) là q trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đơ thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Khái niệm về đơ thị hóa rất đa dạng, bởi vì đơ thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển.

Quá trình đơ thị hóa là q trình cơng nghiệp hóa đất nước nên đơ thị hóa thường được coi là sự cơng nghiệp hóa. Q trình đơ thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị.

Mức độ đơ thị hóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm số dân đô thị so với tổng dân số tồn quốc hay vùng. Tỷ lệ dân số đơ thị được coi như thước đo về đơ thị hóa để so sánh mức độ đơ thị hóa giữa các nước với nhau hoặc các vùng khác nhau trong một nước.

Tỷ lệ phần trăm dân số đô thị không phản ảnh đầy đủ mức độ đơ thị hóa của các nước đó. Ngày nay, do nền kinh tế phát triển cao cũng như qua nhiều thế kỷ phát triển, đô thị và cơng nghiệp hóa đất nước đã ổn định ở các nước phát triển và phát triển cao. Chất lượng đơ thị hóa ở đây phát triển theo các nhân tố chiều sâu. Đó là việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu của q trình đơ thị hóa nhằm hiện đại hóa cuộc sống và nâng cao chất lượng môi trường đô thị.

Ở các nước đang phát triển, đặc trưng của đô thị hóa là sự tăng nhanh dân số đơ thị khơng hồn tồn dựa trên cơ sở phát triển cơng nghiệp. Hiện tượng bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn càng thêm sâu sắc. Sự chênh lệch về đời sống đã thúc đẩy sự dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt, làm cho đơ thị phát triển nhanh chóng đặc biệt là ở các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo nên những điểm dân cư đô thị cực lớn mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>2.1.2. Đặc điểm của đơ thị hóa</b>

Q trình đơ thị hóa thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây:

<i>a. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị</i>

<i>Bảng 2-1: Tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn, thời kỳ 1900 – 2005 (%)</i>

<i>b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớnSố lượng các thành phố có số dân trên 1</i>

triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.

<i>Hình 2-1. Tỷ lệ dân thành thị trên thế giới, thời kỳ 2000 – 2005 (%)</i>

<i>c. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi</i>

Cùng với sự phát triển của q trình đơ thị hóa, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>2.2. CÁC KHÍA CẠNH CỦA ĐƠ THỊ HĨA TRONG NỀN KINH TẾ ĐƠ THỊ 2.2.1. Vấn đề cơng bằng xã hội</b>

Tăng trưởng kinh tế thường kéo theo giảm nghèo. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng làm cho bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng, giữa thành thị - nông thơn gia tăng, cụ thể ở Việt Nam bất bình đẳng thu nhập ngày càng có xu hướng dỗng cách. Theo các cuộc điều tra mức sống dân cư các năm, ở Việt Nam chỉ số Gini tăng từ 3,2 (năm 1993) lên 3,5 (năm 1998), 3,9 (năm 19999), 4,2 (năm 2002) và 4,13 (năm 2004) và năm 2010 đã là 4,3.

<b>2.2.2. Vấn đề việc làm, nhà ở đô thị</b>

Tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tổng việc làm và tạo ra dòng nhập cư vào thành phố. Tuy nhiên, dòng nhập cư vào thành phố khơng được kiểm sốt chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa lao động vì chất lượng và trình độ và sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp. Sự gia tăng dân số, quá trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng cũng sẽ làm cho vấn đề nhà ở tại các đô thị trở thành một trong những vấn đề cấp bách. Ví dụ, theo Bộ xây dựng (2012), hiện nay ở Hà Nội có khoảng 30% dân số có mức bình qn diện tích nhà 3m<small>2</small>/người. Trong đó, có tới 300.000 người có mức bình qn diện tích nhà ở dưới 2m<small>2</small>/người (3m<small>2</small>/người là diện tích bình qn người lao động cần có để đảm bảo các điều kiện tối thiểu về sinh hoạt và môi trường). Cùng với đó, là tình trạng nhà ở xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là tại các khu chung cư cũ, khu phố cổ. Hà Nội có khoảng 23 khu chung cư cũ từ 4 đến 5 tầng; có tổng diện tích sàn khoảng 1 triệu m<small>2 </small>với trên 30.000 hộ, 10 khu nhà tập thể thấp tầng.

<b>2.2.3. Vấn đề giao thông đô thị</b>

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam, cùng với đô thị hóa, nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, đời sống nâng cao dẫn đến sự gia tăng không ngừng các phương tiện giao thông cả về số lượng và chủng loại trên thành phố. Dòng xe hỗn hợp nhiều thành phần bao gồm cả xe cơ giới và phi cơ giới. Nhu cầu giao thông vận tải ngày một gia tăng, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông thì cịn nhiều hạn chế đã đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý trong vấn đề tổ chức giao thông. Việc thực hiện phân luồng, phân tuyến, hệ thống tín hiệu, việc duy trì trật tự giao thơng… hiện nay vẫn chưa thật sự hiệu quả, một số giải pháp thiếu tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, q trình đơ thị hóa diễn ra, làm tăng luồng dân nhập cư vào khu vực đô thị, trong khi đó trình độ tri thức cũng như ý thức của người dân trong việc chấp hành luật lệ giao thơng cịn chưa cao, đơi khi cịn rất kém. Vì vậy, việc tổ chức giao thông ở một số tuyến đường lớn, đặc biệt các tuyến trục chính gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến giao thơng đô thị và cụ thể nạn tắc nghẽn giao thông thường xuyên xuất hiện tại các đô thị và cụ thể nạn tắc nghẽn giao thông thường xuyên xuất hiện tại các đô thị lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất trong khu vực.

<b>2.3. SỰ LIÊN KẾT CỦA ĐƠ THỊ HĨA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.3.1. Đơ thị hóa với tăng trưởng kinh tế</b>

Một trong những điều kiện đảm bảo nội dung tăng trưởng kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành để từng bước xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và bền vững. Trong cơ cấu cần có các ngành, vùng, khu vực phát triển, giữ được vai trò đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển vùng, ngành và khu vực. Q trình đơ thị hóa thúc đẩy

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

phát triển kinh tế đô thị, sẽ hình thành những trung tâm về khoa học cơng nghệ, vốn, nguồn nhân lực cho các địa phương, vùng và khu vực. Do cơ cấu ngành kinh tế đô thị chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại và dịch vụ) và sự phát triển các ngành này sẽ là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế mà sự phát triển không đều theo mơ hình dàn hàng ngang phải được coi là hiện tượng, xu hướng tất yếu. Theo Francois Perrous, mức tăng trưởng không thể diễn ra đồng đều ở mọi nơi. Chỉ ở các trung tâm đô thị của một vùng, ở đó có sự phát triển các ngành cơng nghiệp có sức bành trướng mạnh, có ảnh hưởng quyết định đến cả một vùng, một khu vực mới có khả năng tăng trưởng lớn nhất. Những trung tâm đô thị ấy là những cực tăng trưởng<small>1</small>. Như vậy, vấn đề đơ thị hóa phải được nhìn nhận là một nhân tố tác động đến nội dung phát triển bền vững về mặt kinh tế - hình thành một cơ cấu vùng, cơ cấu khu vực để tiến đến cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức lan tỏa từ các ngành công nghiệp then chốt tới các ngành, các đơn vị kinh tế trong vùng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa – về mặt lý luận và quan điểm định hướng – cần phải tăng tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp – thương mại, dịch vụ mà trong đó phải ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ chủ lực, công nghiệp mũi nhọn và các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật cao, hiện đại. Sự phát triển của các ngành này và khả năng gắn kết ảnh hưởng của nó với các quan hệ liên kết, hỗ trợ, định hướng sự phát triển các ngành còn lại trên địa bàn vùng, lãnh thổ, nền kinh tế sẽ tạo sự thay đổi mang tính cách mạng về phương thức sản xuất, về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa q trình phát triển nền kinh tế quốc dân cũng như các bộ phận cấu thành của nó. Sự phát triển của kinh tế đơ thị có vai trị gạch nối giữa yêu cầu, mục tiêu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với thành tựu, kết quả đạt được trong tương lai.

Quá trình đơ thị hóa và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự mở rộng về quy mô của các đô thị, đồng thời cũng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của đô thị. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để phát triển đô thị về mọi mặt, cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. Đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể, là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế đô thị cũng là điều kiện cơ bản để tổ chức quá trình chuyển dịch theo các yêu cầu về không gian, thời gian đã xác định đảm bảo các điều kiện hướng tới phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng ở khu vực đô thị rất nhanh do quá trình đầu tư kết cấu hạ tầng, nếu công tác quy hoạch đô thị không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là lãng phí nguồn lực xã hội do “xây dựng xong lại đập bỏ đi” rồi lại quy hoạch lại chưa đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển đô thị (đường xá, nhà ở, điện, nước, viễn thông,… mạnh ai nấy làm), tất cả những chi phí ấy đều tính vào GDP - tăng trưởng trước mắt. Chất lượng các cơng trình đơ thị đã trở nên những vấn đề nổi cộm hiện nay. Tình trạng này cho thấy nếu như năng lực quản lý Nhà nước ở đô thị không theo kịp với quá trình phát triển của thành phố, dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế mà đây là những yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.

So sánh giữa tỷ lệ đơ thị hóa với giá trị tổng sản phẩm quốc dân GNP tính theo đầu người cho thấy rõ điều đó. Năm 1990 ở 25 nước có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất thì có giá trị tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người là trên 10000 USD, gấp 20 lần so với 25 nước có tỷ lệ đơ thị hóa

<small>1 Đơ thị hóa và chính sách phát triển đơ thị trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN 1998, tr10</small>

</div>

×