Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩ quản lý thông điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.31 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>BSVHBản sắc văn hóa</small>

<small>BSVH DTTSBản sắc văn hóa dân tộc thiểu số</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lý do chọn đề tài</b>

Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sơng Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đơng giáp tỉnh Thái Bình, phía Đơng Nam và Nam giáp với biển Đơng và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh, 215 xã, phường, thị trấn. Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, tỉnh Nam Định là nơi hội tụ, bảo lưu nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, bao gồm các di tích lịch sử, bảo vật quốc gia, các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, làng nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội... Theo số liệu kiểm kê di tích của Sở VHTTDL Nam Định, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.348 di tích nằm trong danh mục được UBND tỉnh phê duyệt, cơng bố; trong đó có 2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 85 di tích xếp hạng quốc gia, 297 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 4 bảo vật quốc gia. Tại các di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và quốc gia đặc biệt như: Đền Trần - Chùa Tháp (thành phố Nam Định), Phủ Dầy (Vụ Bản), Chùa Keo Hành Thiện (Xuân Trường) hàng năm diễn ra các lễ hội lớn quy mô vùng như: lễ hội Khai ấn Đền Trần (tháng Giêng), lễ hội Đền Trần (tháng 8 âm lịch), lễ hội Phủ Dầy (tháng 3 âm lịch), lễ hội Chùa Keo Hành Thiện (tháng 9 âm lịch); trong đó, lễ hội Đền Trần và lễ hội Chùa Keo Hành Thiện đã được Bộ VHTTDL cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia... Trong những năm qua, trước yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của các giá trị văn hóa đối với đời sống xã hội, báo chí Nam Định đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đối với sự phát triển của quê hương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 3 cơ quan báo chí là Báo Nam Định, Đài PT-TH tỉnh, Tạp chí Văn Nhân. Nhìn chung, mạng lưới báo chí của tỉnh Nam Định đã phát triển khá toàn diện với đầy đủ 4 loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Báo Nam Định, Đài PT-TH Nam Định đã có các tin, bài, các chuyên mục, phóng sự chuyên đề với những nội dung phản ánh đa dạng các giá trị văn hóa dân tộc cùng như các nét văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc của đất và người Nam Định. Ngoài Báo Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Định và Đài PTTH Nam Định cịn có Tạp chí Văn nhân của Hội Văn học -Nghệ thuật góp phần đáng kể vào cơng tác tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong đó có việc giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương. Tuy nhiên, so với u cầu đặt ra, báo chí Nam Định cịn nhiều vấn đề cần cải thiện, trong đó thơng điệp về bản sắc văn hóa địa phương được đưa ra trên báo chí Nam Định cịn khá mờ nhạt, hình thức chưa mới, sinh động.

Để đánh giá khái quát cũng như đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của báo chí địa phương với việc giữ gìn, phát huy và quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam, khẳng định và tiếp tục phát huy giá trị thực tiễn mà báo chí mang lại trong đời sống tinh thần của xã hội, vị trí và vai trị của báo chí trong sự phát triển mạnh mẽ của đất nước hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình thực tiễn về hoạt động báo chí của tỉnh Nam Định là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay.

<i>Từ những lý do trên tác giả xác định nội dung “Quản lý thơng điệp giữgìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí tỉnh Nam Định”</i>

làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

<i><b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài</b></i>

Việc giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và khảo sát ở nhiều cấp độ khác nhau, trên cả phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn. Nhìn từ cấp độ văn hóa tổng qt, người viết nhận thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố hoặc đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung ương và địa phương. Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biêu như:

- Trần Quốc Vượng (2003). “Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm”. Nxb Văn học. Đây là tuyển tập tập hợp các bài nghiên cứu về VH của giáo sư Trần Quốc Vượng, được chia thành các phần mục theo từng góc độ cụ thể: những vấn đề chung, diễn trình VH, VH dân gian, nghệ thuật, ứng xử, danh nhân.

- Phan Ngọc (2004). “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb Văn học. Cuốn sách này gồm 14 chương giúp người đọc trả lời được các câu hỏi liên quan đến người Việt và VH Việt như: BSVH Việt Nam là gì? Văn hóa Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Nam khác văn hóa Trung Hoa, văn hóa Pháp... ở đâu? Vì sao có sự khác biệt đó? Làm gì để giữ gìn và phát huy VH Việt trong thời hội nhập?

- Nguyền Thừa Hỷ (2012), “Văn hóa Việt Nam truyền thống - một góc nhìn”. Nxb Thơng tin và truyền thơng. Trong cơng trình nghiên cứu này. PGS.TS Nguyền Thừa Hỷ đã đề cập đến vấn đề văn hóa ở Việt Nam trong vòng một thế kỷ qua đã chứng kiến nhiều cuộc biến động, xáo trộn và đấu tranh VH.

- Cơng trình “Văn hóa, một số vấn đế lý luận” của tác giả Trường Lưu. trong phần tiếp cận khái niệm, bản chất VH, tác giả đã cho rằng bất cứ sáng tạo của lĩnh vực nào mang tính giá trị, gắn với lợi ích con người đều bao hàm ý nghĩa nhân văn ở cấp độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp theo đặc thù của mỗi lĩnh vực. Như vậy, tác giả đã tiếp cận VH ở góc độ hoạt động sáng tạo ra các giá trị và đồng thời tác giả cũng chỉ ra tính chất của VH đó là tính DT (gắn với các điều kiện đặc thù của DT) và tính nhân loại (hướng tới các giá trị chung mang tính phổ qt).

- Cơng trình “Bản sắc văn hóa dân tộc” của tác giả Hồ Bá Thâm đã chỉ ra bản chất của BSVHDT. Tác giả cho rằng BSVHDT đó là một kiểu tổ hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị VH nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của DT, có những nét trội hơn một số DT khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của DT đó.

- Tại Học viện báo chí và Tun truyền có các đề tài:

- “Báo chí với việc tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc” - Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng của tác giả Trần Thị Hồng năm 2009. Trong luận văn này, tác giả đã đề cập đến vai trị của báo chí với việc tuyên truyền giá trị VH các DTTS vùng Tây Bắc nói chung.

- “Truyền hình Quảng Ninh với vấn đề giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa địa phương”. Luận văn Thạc sĩ của Tác giả Vũ Bích Hạnh năm 2014. Luận văn hình thành quan niệm - xây dựng khung lý thuyết báo chí truyền hình Quảng Ninh với vấn đề giữ gìn và quảng bá văn hóa địa phương; Khảo sát và đánh giá thực trạng báo chí truyền hình với vấn đề giữ gìn quảng bá bản sắc văn hóa địa phương trong giới hạn khảo sát; Rút ra những vấn đề từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thực tiễn và tìm kiếm những giải pháp, khuyến nghị khoa học cho vấn đề đang nghiên cứu, nhằm phát huy hơn nữa vai trị của truyền hình Quảng Ninh trong vấn đề giữ gìn, quảng bá văn hóa địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa.

- “Báo Đảng địa phương với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống”. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Việt Anh năm 2017. Luận án hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận và bước đầu hình thành khung lý thuyết vấn đề BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế; Khảo sát và phân tích thực trạng vấn đề BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT trong thời gian khảo sát; phác thảo bức trtanh tổng quát về vấn đề này. Qua đó đánh giá những thành cơng, hạn chế của BĐĐP trong vấn đề giữ gìn và phát huy những GTVHTT; Từ thực tiễn và những vấn đề đặt ra, luận án đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của BĐĐP thời kỳ CNH, HĐH và HNQT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- “Giữ gìn và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh truyền hình Yên Bái hiện nay” (Khảo sát các chương trình Văn hóa văn nghệ, Tiếng dân tộc truyền hình từ tháng 6/2015 -6/2016). Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Thu Hiền năm 2016. Luận văn Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giữ gìn và quảng bá BSVH các DTTS trên sóng truyền hình, từ đó là cơ sở sát thực để đưa ra những giải pháp phát huy vai trò của truyền hình Yên Bái trong việc giữ gìn, quảng bá BSVH các DTTS trong thời gian tới.

Có thể nhận thấy, việc nghiên cứu vấn đề báo chí địa phương với nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa với những đặc điểm cụ thể có tính đại diện của một tỉnh đồng bằng Bắc bộ nơi mà sự tác động của văn hóa hiện đại đến các giá trị văn hóa truyền thống cịn ít và việc nghiên cứu chưa thể hiện hết với đòi hỏi về tầm quan trọng của nội dung này. Đặc biệt, vấn đề quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí tỉnh Nam Định thì chưa có tài liệu nghiên cứu đề cập một cách cụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thể, sâu sắc tương xứng với bề dày truyền thống văn hóa của địa phương, cũng như việc cần có những giải pháp khả thi hơn nữa đối với báo chí Nam Định trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa địa phương, sự hội nhập, cũng như những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường ngày nay đối với xã hội.

Kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có, việc thực hiện đề tài thông qua nghiên cứu cơ sơ lý luận, khảo sát đánh giá hoạt động của báo chí Nam Định, tập trung vào tổng hợp từ thực tiễn những thành cơng và hạn chế của báo chí Nam Định với thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương, luận văn mong muốn sẽ đóng góp thêm cách nhìn và phương pháp tiếp cận của báo chí trong việc giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển và ổn định xã hội. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa với báo chí Nam Định mà cịn có ý nghĩa đối với báo chí các địa phương có những đặc điểm, điều kiện tương tự tỉnh Nam Định.

<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.

<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

Để thực hiện mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Hệ thống, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí.

- Khảo sát thực trạng thông điệp truyền thông về bản sắc văn hóa địa phương trên Báo Nam Định, Đài PT-TH Nam Định và Tạp chí Văn Nhân tỉnh Nam Định

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thơng điệp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa địa phương trên báo chí Nam Định hiện nay.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Nghiên cứu quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương (cụ thể là bản sắc văn hóa của tỉnh Nam Định) trên Báo Nam Định, Đài PT-TH Nam Định và Tạp chí Văn Nhân tỉnh Nam Định

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu</b>

Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Phân tích và tìm hiểu cụ thể về nội dung và thực trạng báo chí Nam Định với việc quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương.

Giới hạn về phạm vi không gian nghiên cứu: Khảo sát hoạt động của báo chí Nam Định với việc quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương được thể hiện ở 3 cơ quan và ấn phẩm báo chí với tính đại diện cho báo chí Nam Định là: Báo Nam Định, Đài PT-TH tỉnh Nam

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chi Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí, về văn hóa, giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa.

<b>5.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để làm rõ hơn đề tài của mình thơng qua việc tổng hợp, phân tích tài liệu, văn bản. Các tác phẩm báo chí để đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra những hạn chế trong việc tun truyền, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

+ Phương pháp phân tích nội dung: Thơng qua việc lập bảng để phân tích nội dung và hình thức các thơng điệp về bản sắc văn hóa địa phương trên Báo Nam Định, Đài PTTH tỉnh Nam Định, Tạp chí Văn Nhân.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn đại diện lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên... của Báo Nam Định, Đài PTTH tỉnh Nam Định, Tạp chí Văn Nhân, các nhà quản lý, nghiên cứu trên lĩnh vực văn hóa.

<b>6. Đóng góp mới của đề tài</b>

- Nghiên cứu làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận quản lý thông điệp về giữ gìn quảng bá giá trị bản sắc văn hóa địa phương trên báo chí. Trong đó, tập trung phân tích quy trình quản lý truyền thơng trên lĩnh vực giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa địa phương; thực trạng tiếp cận quản lý thông điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên Báo chí Nam Định nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.

- Khảo sát, trắc nghiệm và phân tích về mức độ tác động đến nhận thức: mức độ tác động và thay đổi thái độ, hành vi của báo chí Nam Định với tư cách là đối tượng truyền thơng.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên các số Báo Nam Định, Tạp chí Văn Nhân và chương trình Đài PTTH Nam Định. Qua đó đề xuất, kiến nghị cũng như phân tích, lý giải cơ sở khoa học của các giải pháp tăng cường quản lý thông điệp truyền thông về giá trị bản sắc văn hóa địa phương trên Báo chí Nam Định.

<b>7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài</b>

<i><b>7.1. Ý nghĩa lý luận</b></i>

Luận văn góp phần bổ sung cho lý luận về hoạt động của báo chí địa phương nói chung, báo chí Nam Định nói riêng trong việc giữ gìn, quảng bá các giá trị văn hóa trong sự phát triển xã hội hiện nay. Kết quả của luận văn góp phần bổ sung thơng tin tham khảo đóng góp ý kiến tham gia xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chủ trương, chính sách và những định hướng của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về nhiệm vụ giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa trong tiến trình phát triển của xã hội ngày nay.

Luận văn làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến báo chí Nam Định trong việc giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa.

<i><b>7.2. Ý nghĩa thực tiễn</b></i>

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cá nhân, tổ chức quan tâm, trong đó có các nhà quản lý cơ quan báo chí Nam Định trực tiếp là 2 cơ quan báo chí lớn của tỉnh Nam Định là: Báo Nam Định: Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định, các nhà báo chuyên viết về lĩnh vực văn hóa.

<b>8. Kết cấu của luận văn</b>

Ngồi mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Quản lý thơng điệp về bản sắc văn hóa địa phương trên báo chí những vấn đề lý luận

Chương 2: Quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí tỉnh Nam Định

Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thơng điệp giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa địa phương trên báo chí tỉnh Nam Định

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ THÔNG ĐIỆP VỀ GIỮ GÌN VÀ QUẢNG BÁBÁ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ NHỮNG</b>

<b>VẤN ĐỀ LÝ LUẬN1.1. Một số khái niệm, đặc điểm liên quan</b>

<i><b>1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thơng điệp và thơng điệp báo chí</b></i>

Thơng điệp (tiếng Anh: message) là một hệ thống các ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể. Hệ thống các ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác, hệ thống ký hiệu này phải được mã hoá bởi đầu nhận. Các ký hiệu có thể là lời nói (tiếng động, âm nhạc), chữ viết, đường nét, màu sắc, cử chỉ, thái độ, hành động...

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn. “Thông điệp là những nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận”. Trong cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên). Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, địi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học... được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách viết, có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp.

Như vậy, hầu hết các tác giả đều thống nhất: Thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể được trao đổi từ nguồn phát và đầu nhận, nói cách khác được cả hai bên phát và bên nhận đều hiểu được và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tính chất đặc thù của thơng điệp báo chí đó là nó được cấu thành từ các sự kiện và vấn đề thời sự và đang diễn ra. Có thơng điệp, tài liệu thơng điệp bộ phận và thơng điệp chung, thơng điệp đích, thơng điệp ẩn và thông điệp trực tiếp, thông điệp sự kiện và thông điệp lý lẽ....

Liên quan đến khái niệm thông điệp và truyền thông, tác giả Tạ Ngọc Tấn, truyền thông đại chúng khẳng định: Mơ hình truyền thơng một chiều, công chúng là người thụ động tiếp nhận thông tin đã khơng cịn phổ biến. Mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

quan hệ hai chiều giữa truyền thông và công chúng được thể hiện rõ ràng hơn. Cơng chúng có vai trị nhất định trong q trình truyền thơng, tác động trở lại chủ thể truyền thông. Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động thông tin, việc nghiên cứu công chúng có vai trị quan trọng. Những phản ứng của cơng chúng sau khi tiếp nhận các sản phẩm truyền thông sẽ là một trong số các yếu tố quy định hoạt động truyền thông tiếp theo.

Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2012) của tác giả Nguyễn Văn Dững. Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: “Truyền thông là một hiện tượng phức tạp, bao gồm hàng loạt các thành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, làm thế nào sắp xếp các thành tố đó một cách logic để hình dung một cách tổng qt hiện tượng truyền thơng, q trình truyền thơng là một nhiệm vụ quan trọng”.

Cũng về đề tài nghiên cứu truyền thông thay đổi hành vi, tác giả Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng: “Truyền thông thay đổi hành vi là chiến lược truyền thông đa cấp, hướng tới mục tiêu thay đổi hành vi và duy trì hành vi bền vững thông qua các can thiệp truyền thông với từng bước thay đổi hành vi của đối tượng”.

Từ các định nghĩa trên tác giả luận văn đưa ra khái niệm về thông điệp như sau: Thông điệp được hiểu là một phát ngơn hồn chỉnh cả về nội dung và hình thức dành cho một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thơng.

<i><b>1.1.1.2.Thơng điệp báo chí</b></i>

Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh hướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thơng đại chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thơng đại chúng và ngược lại, nói đến truyền thơng đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí. Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận khơng giống nhau trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau.

Theo tác giả Đỗ Thị Thu Hằng trong Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2012) chia ra thông điệp truyền thơng có 4 loại như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Thơng điệp đích là thơng điệp của cả chiến dịch truyền thông hướng tới.

- Thông điệp cụ thể (có thể gọi là thơng điệp bộ phận) là loại thơng điệp cấu thành thơng điệp đích của chiến dịch truyền thông.

- Thông điệp tài liệu là loại thông điệp ẩn chứa trong các tài liệu, dữ liệu... loại thông điệp này dễ nhận biết vì nó biểu hiện cụ thể, có thể nhìn thấy bằng trực quan.

- Thơng điệp ẩn là loại thơng điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tích cực, năng lực trìu tượng hố, cảm nhận tinh tế và thậm chí sự liên tưởng với những vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội đã và đang đặt ra.

Căn cứ những nghiên cứu trên, tác giả luận văn cho rằng, thông điệp báo chí là những nội dung thơng tin mà báo chí muốn truyền tải đến cơng chúng nhằm một mục đích nào đó thơng qua những phương thức như ngơn ngữ, cách thức trình bày, tần suất đăng tải, phương thức tương tác...

<b>1.1.2. Quản lý và quản lý thông điệp1.1.2.1. Khái niệm quản lý</b>

Quản lý là đặc trưng cho quá trình điều khiển và dần hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên.

Thuật ngữ quản lý có nhiều nghĩa khác nhau, bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Có ý kiến cho rằng quản lý là các loại hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hồn thành cơng việc thơng qua những nỗ lực của người khác.

Quản lý cần được coi là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự, cũng có ý kiến cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.

Hoạt động quản lý có tính hai mặt: Đó là q trình lao động xã hội vì tạo ra sự tương tác giữa chủ thể và khách thể. Mặt khác quản lý cịn mang tính chất hành chính mệnh lệnh. Nó phải tn thủ chủ thể quản lý. Công việc quản lý bao gồm các nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát.

</div>

×