Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.69 KB, 19 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
cộng sản và công nhân quốc tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, không chỉ là một nhà lý luận thiên tài mà còn là một nhà hoạt động cách mạng xuất sắc. Người đã tuyệt đối trung thành, vận dụng sáng tạo, kiên quyết bảo vệ và phát triển nhiều luận điểm quan trọng của học thuyết Mác, trong đó có luận điểm về chun chính vơ sản và nhà nước chun chính vơ sản. Vấn đề này được thể hiện đậm nét thông qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Đây là một cơng trình luận chiến của V.I. Lênin, được Lênin viết từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1917 và lần đầu tiên được xuất bản thành sách riêng vào năm 1918, tiếp sau đó, tác phẩm được tái bản nhiều lần bằng các thứ tiếng khác nhau. Tác phẩm được in đầy đủ bằng tiếng Việt trong V.I. Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976.
Trong tác phẩm này, V.I. Lênin đã trình bày và phát triển có hệ thống, tồn diện, sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước; bổ sung lý luận về Nhà nước chun chính vơ sản, dân chủ vơ sản, về bạo lực cách mạng và về hai giai đoạn trong hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, vấn đề quan trọng được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tác phẩm của C.Mác và Ăngghen đã được V.I.Lênin đề cập đến đó là vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm mang tính bút chiến và cả lý luận sắc sảo, vì vậy hiểu đúng vấn đề dân chủ trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng” làm cơ sở đề góp phần đấu tranh chống các luận điệu chống phá cách mạng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thực tiễn xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tạo ra những nguồn lực mới cho việc tiếp tục tăng cường, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong giai đoạn mới. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó đã đề ra định hướng và giải pháp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Phần hai: NỘI DUNG</b>
<b>I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, KẾT CẤU VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠBẢN CỦA TÁC PHẨM</b>
<b>1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm</b>
V.I. Lênin viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” trong bối cảnh lịch sử có những nét nổi bật là:
Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bước chuyển này đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn về kinh tế - xã hội mà chính bản thân giai cấp tư sản khơng thể nào giải quyết được. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra ngày càng quyết liệt. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra khiến cho các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản vốn đã gay gắt càng gay gắt thêm, tạo ra tiền đề kinh tế - xã hội hiện thực và thời cơ cho cách mạng vô sản ra đời. Thế nhưng, lúc này chủ nghĩa cơ hội đang lũng đoạn phong trào công nhân và làm tan rã Quốc tế Cộng sản II, chúng chống phá chủ nghĩa Mác một cách tồn diện và nêu lên lý luận hồ bình trong q trình phát triển của xã hội lồi người từ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu là Béc-xtanh và Cau-xky. Vì vậy, theo V.I. Lênin: “Không đấu tranh chống những thiên kiến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề “nhà nước” thì khơng thể đấu tranh giải phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản nói chung và của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa nói riêng được”.
Vào thời điểm này, nước Nga đã trở thành mắt xích yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc. Trung tâm cách mạng vơ sản trước đó ở Pháp và Đức đã chuyển về Nga. Cách mạng Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơn-sê-vích đang ở vào thời điểm chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền theo sách lược “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, đưa đến sự ra đời của nhà nước dân chủ kiểu mới đầu tiên trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử, rút ra bài học từ thực tiễn phong trào cách mạng vô sản thế giới, trực tiếp là từ cách mạng vô sản giai đoạn 1848-1851 và Công xã Pa-ri 1871 ở Tây Âu, từ cách mạng vô sản Nga trong giai đoạn 1905-1907 và từ yêu cầu của cuộc bút chiến chống lại quan điểm sai lầm của các đại diện của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa cải lương, V.I. Lênin viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” nhằm mục đích trang bị cho các nhà lãnh đạo cách mạng, các nhà mác-xít, phong trào cơng nhân thế giới nói chung và phong trào cơng nhân Nga nói riêng
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất của nhà nước, về chun chính vơ sản, về đặc điểm của nền dân chủ mới - dân chủ của giai cấp vô sản, về các giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản và vấn đề nhà nước tự tiêu vong. Như vậy, thực tiễn phong trào cách mạng thế giới cũng như ở Nga và cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng cơ hội, cải lương, bảo vệ và phát triển luận điểm chủ nghĩa Mác về nhà nước và cách mạng đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải có một tác phẩm tiên phong về lý luận ra đời, tác phẩm nói trên của V.I. Lênin ra đời đã đáp ứng được u cầu địi hỏi đó.
<b>2. Kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm</b>
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I. Lênin gờm có 7 chương và phần kết luận. Từ chương I đến chương VI đã được Người trình bày hồn chỉnh, riêng chương VII và phần kết luận chưa được viết vì V.I. Lênin bận vào việc lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Sau này, Người nói rằng: “Tơi đã thảo xong dàn bài chương sau, chương VII “Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và 1917”. Nhưng ngoài đầu đề ra, tơi chưa có thì giờ viết được một dịng nào cả, vì tơi “bị vướng” vào cuộc khủng hoảng chính trị hời đêm trước của Cách mạng tháng Mười năm 1917. “Bị vướng” như vậy chỉ có thể là đáng mừng thơi... có lẽ là đành phải gác lại một thời gian lâu nữa; làm ra “kinh nghiệm của cách mạng” vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về những kinh nghiệm đó”.
<i>Chương I: Xã hội có giai cấp và nhà nước (gờm 4 tiết). Trong chương</i>
này, V.I. Lênin đã trình bày quan điểm lý luận chung của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước thơng qua việc phân tích q trình xuất hiện xã hội có giai cấp, giải thích vì sao nhà nước là kết quả và là biểu hiện của các mâu thuẫn giai cấp, vì sao khi xuất hiện thì chính quyền nhà nước và bộ máy của nó lại đứng trên xã hội; đờng thời, chỉ rõ sự hình thành cơng cụ của chính quyền nhà nước.
<i>Chương II: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm những năm 1848-1851 (gồm 2 tiết). Trong chương này, V.I. Lênin phân tích quan điểm của C.</i>
Mác và Ph. Ăng-ghen về nhà nước qua các tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Ngày 18 tháng Sương mù của Lu-i Bô-na-pác-tơ” và một số tác phẩm khác. Từ nội sung của các tác phẩm nói trên, V.I. Lênin đã căn cứ vào những tư liệu lịch sử sống động để chứng minh cho quan điểm của chủ nghĩa Mác về sứ mệnh của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội và tự giải phóng mình. Người chỉ rõ bài học của Cách
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">mạng 1848-1851 ở chỗ: cần phải thủ tiêu cái cũ một cách triệt để, không khoan nhượng, để thiết lập cái mới.
<i>Chương III: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm Cơng xã Pa-ri năm1871. Sự phân tích của Mác (gồm 5 tiết). Trong chương này, V.I. Lênin đã</i>
chỉ ra ý nghĩa của Công xã Pa-ri như một cuộc tập dượt của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, xác lập nhà nước kiểu mới; chỉ ra một số kinh nghiệm của Công xã Pa-ri và cách mạng Nga trong giai đoạn 1905-1907, đề cập đến tác dụng của đấu tranh dân chủ công khai, thơng qua hình thức nghị trường nhằm thu hút quần chúng về phía lực lượng tiến bộ. Cũng trong chương này, V.I. Lênin đã phân tích các đặc trưng, các hình thức của chun chính vơ sản, vấn đề xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa.
<i>Chương IV: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ph. Ăng-ghen</i>
(gồm 6 tiết). Trong chương này, V.I. Lênin đã phân tích một số tác phẩm của Ph. Ăng-ghen, trong đó có “Ng̀n gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”; làm rõ vấn đề phát triển cân đối, hài hoà, giảm dần những cách biệt giữa thành thị và nông thôn; vấn đề phát triển dân chủ, các hình thức nhà nước, quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ; vấn đề nhà ở, điều kiện làm việc, sinh hoạt... Qua đó, Người đến nhấn mạnh vai trị của các tổ chức chính trị -xã hội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, phân tích các nhiệm vụ của cơng cuộc xây dựng xã hội mới.
<i>Chương V: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong (gồm 4 tiết).</i>
Trong chương này, V.I. Lênin chỉ ra những vấn đề lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, các giai đoạn phát triển của hình thái này, vai trị của chun chính vơ sản, đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; các điều kiện để nhà nước chun chính vơ sản tự tiêu vong, trong đó kinh tế là điều kiện căn bản nhất.
<i>Chương VI: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hoá chủ nghĩa Mác (gồm</i>
3 tiết). Trong chương này, V.I. Lênin phê phán các quan điểm sai lầm về phương pháp luận của chủ nghĩa cơ hội, sự lẫn lộn giữa phép biện chứng với thuyết chiết trung và thuật nguỵ biện. Thơng qua đó, Người phân tích có phê phán quan điểm chính trị sai lầm của Plê-kha-nốp, Cau-xky và những phần tử cơ hội, xét lại khác.
Từ kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm cho thấy rằng, đây là một trong những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, được biên soạn công phu, đề cập đến nhiều nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát triển và
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">trình bày có hệ thống lý luận mác-xít về nhà nước và cách mạng cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới, là cẩm nang lý luận của các nhà mác-xít trong quá trình vận dụng xây dựng nhà nước chuyên chính vơ sản sau khi cách mạng vơ sản thắng lợi, là thực chất của vấn đề “giữ chính quyền” sau khi đã thực hiện xong việc “giành chính quyền’. Hiện nay tác phẩm còn giữ nguyên giá trị khoa học và tính thời sự của nó, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và nhân loại.
<b>II. VẤN ĐỀ DÂN CHỦ TRONG TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀCÁCH MẠNG” </b>
<b>1. V.I. Lê-nin bảo vệ và phát triển luận điểm chủ nghĩa Mác về tưtưởng dân chủ vô sản</b>
<b>Bàn về vấn đề dân chủ vô sản: Mác - Ăng-ghen dự báo: Cách mạng vô</b>
sản là một q trình lâu dài, gian khổ. Trong đó, “bước thứ nhất” cực kỳ quan trọng: “… là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”. Phải: “tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản giành lấy chính quyền”.
Kế thừa quan điểm nói trên, Lênin khẳng định: “Giai cấp vơ sản cần có chính quyền nhà nước, cần có tổ chức sức mạnh tập trung, cần có tổ chức bạo lực để trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột và lãnh đạo quảng đại quần chúng nhân dân - nông dân, tiểu tư sản, nửa vô sản - trong công cuộc “tổ chức” nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Ơng cịn nhấn mạnh rằng Mác có một định nghĩa tuyệt hay về nhà nước. Mác viết: “Nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị”. Lênin so sánh: “Các giai cấp bóc lột cần đến quyền thống trị chính trị để duy trì sự bóc lột, nghĩa là để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của một thiểu số rất nhỏ bé, chống lại tuyệt đại đa số nhân dân. Các giai cấp bị bóc lột cần đến quyền thống trị chính trị để thủ tiêu hồn tồn mọi sự bóc lột, nghĩa là để bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân chống lại thiểu số rất nhỏ những chủ nô hiện đại, tức là bọn địa chủ và bọn tư bản”.
<i>V.I.Lênin cũng đã phân tích làm rõ thêm về chế độ dân chủ vơ sản, sự</i>
khác biệt của nó với những nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Ông viết:
<i>“Chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số không phải là nhữngchuyện giống hệt như nhau. Chế độ dân chủ đó là một Nhà nước thừa nhận</i>
việc thiểu số phục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức bảo đảm cho một giai cấp thi
<i>hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác…. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><i>V.I.Lênin diễn tả về nhà nước mới (nhà nước CCVS) phải bảo đảmquyền dân chủ thực sự của nhân dân: “Trong đó quyền tự do ngôn luận và tự</i>
do thảo luận không biến thành lừa bịp, vì các nghị sĩ phải tự mình cơng tác, tự mình thực hiện những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra lấy tác dụng của những luật pháp ấy, tự mình phải chịu trách nhiệm trực tiêp trước cư trĩ của mình. Đờng thời, nhà nước vơ sản không quên nhiệm vụ bạo lực. Bạo lực của nhà nước vô sản không phải đôi với đông đảo nhân dân lao động mà với thiểu số tức “để đàn áp kẻ địch của mình” .
Khi viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, Lênin khẳng định: Vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Nhưng khi nghiên cứu về nhà nước, nhất là vấn đề nhà nước “tiêu vong”, chúng ta phải hết sức chú ý về tính phức tạp của nó - phức tạp đến mức mà theo Lênin 10.000 người nghe hay đọc về nó thì có đến 9.990 người không nhớ, không biết. Và trong số 10 người cịn lại thì chắc chắn có đến 9 người không hiểu.
Trong cách mạng vô sản, từ thân phận bị áp bức, bóc lột, giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động phải đấu tranh “giành lấy dân chủ” để mọi người được giải phóng và có được quyền bình đẳng - có địa vị ngang nhau. Dân chủ đã thuộc về đa số. Nhưng “… ở đây, về nguyên tắc, cái quyền ngang nhau cũng vẫn là cái quyền tư sản”. Nó vẫn chưa ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản (là pháp quyền xác nhận bất bình đẳng trong thực tế). Nó vẫn: “… dùng cùng một thước đo như nhau; song những cá nhân không ngang nhau”.
Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”, Mác đã phê phán Lát-xan về quan niệm coi nhà nước tư sản là “nhà nước siêu giai cấp” có thể biến thành “nhà nước nhân dân tự do” cùng với cái gọi là “phân phối cơng bằng”… Mác đã chứng minh tính chất “bình đẳng” nhưng “không ngang nhau”, “không công bằng” trong vấn đề tưởng như rất bình đẳng và cơng bằng, đó là vấn đề “phân phối theo lao động”. Thoạt nhìn đó là ngun tắc phân phối cơng bằng. Nhưng thực chất lại không công bằng. Sở dĩ như thế là do nó thực hiện bình đẳng trên tiền đề rất khơng bình đẳng, khơng cơng bằng: Mỗi người lao động có thể lực và trí lực khơng như nhau, hồn cảnh gia đình (số lượng con cái…) khơng như nhau. Kết quả là: Thụ hưởng không ngang nhau. “Quyền ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không ngang nhau”. Ăng-ghen nhận định: “… một sự bất bình đẳng mà người ta có thể rút xuống mức tối thiểu, chứ không thể làm mất hẳn được… Quan niệm về xã hội chủ nghĩa như giang sơn của bình đẳng, là một quan niệm phiến diện…”. Quan trọng hơn, Mác còn chỉ ra nguyên nhân của
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">hạn chế đó. Người viết: “… đó là những thiếu sót khơng thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lịng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài. Quyền khơng bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hố của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định”; Lênin đã bổ sung: “giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể thực hiện được công bằng và bình đẳng: về mặt của cải, thì vẫn còn chênh lệch, mà những chênh lệch ấy là bất cơng”.
Đây là những kết luận vơ cùng khoa học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thực tế, tất cả các nước XHCN đều phạm sai lầm trong vấn đề này. Tất cả đều đã thiết kế các chủ trương, chính sách “ở một mức cao hơn” chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế cho phép. Do muốn nhanh chóng có cơng bằng, muốn ai cũng có việc làm bằng cách bố trí nhiều người cho cơng việc chỉ cần số người ít hơn! Kết quả: Ai cũng có việc làm, nhưng thường khơng ai làm việc đàng hồng! Ai cũng có tiền lương, nhưng lương lại không đủ sống! Tiền lương không đủ sống nhưng mọi người lại tranh nhau vào khu vực “không đủ sống” v.v…”. Công bằng” biến thành “cào bằng”…
Như vậy: Cần hiểu đúng vấn đề dân chủ mà trước nhất là nền dân chủ tư sản. Lênin viết: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta. Một mặt thì như thế. Nhưng mặt khác chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những cơng dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước. Do đó, đến một trình độ phát triển nào đó, chế độ dân chủ trước hết đồn kết được giai cấp vô sản, giai cấp cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, và khiến cho giai cấp vô sản có thể phá tan, đập vụn, quét sạch khỏi mặt đất bộ máy nhà nước tư sản”.
Lênin tổng kết: “Tất cả lý luận của Mác là một sự áp dụng học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức triệt để nhất, đầy đủ nhất, chín chắn nhất và có nội dung phong phú nhất, vào chủ nghĩa tư bản hiện đại”. Người cịn nói: “… tư tưởng cơ bản như sợi chỉ đỏ xuyên qua tất cả các tác phẩm của Mác, tư tưởng đó là: chế độ cộng hoà dân chủ là con đường ngắn nhất đi đến chun chính vơ sản”.
Chính vì thế, Lênin đã đánh giá: “Chế độ dân chủ (ý nói dân chủ tư sản) có một ý nghĩa lớn lao trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp cơng
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">nhân chống bọn tư bản. Nhưng chế độ dân chủ hồn tồn khơng phải là một giới hạn khơng thể vượt được, nó chỉ là một giai đoạn trên con đường từ chế độ phong kiến đến chủ nghĩa tư bản và từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa cộng sản”.
Khơng được hạ thấp tính ưu việt của nền dân chủ tư sản. Phải nhận thức đầy đủ “vai trò hết sức cách mạng của giai cấp tư sản”. Nhưng nói đến dân chủ tư sản cũng cần hiểu rõ nó là: “Dân chủ cho một thiểu số rất nhỏ”; “một thứ dân chủ cắt xén, khốn khổ, giả dối”; nó “gạt bỏ người nghèo ra ngồi chính trị, khơng cho họ tham gia tích cực vào chế độ dân chủ”… Nhưng đây là sự “gạt bỏ” rất tinh vi. Mác nói một cách châm biếm: “… người ta cho phép những người bị áp bức, cứ mấy năm một lần, lại được quyết định xem trong số đại biểu của giai cấp áp bức, người nào sẽ thay mặt họ và sẽ chà đạp lên họ ở nghị viện”.
Mặt khác, cùng với đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều “coi thường những giá trị của CNTB”. Hiện nay, càng phải đề phòng và kiên quyết chống thứ “giáo điều mới”. Bởi nó ln thổi phờng các giá trị của phương Tây đến mức “sùng bái”... Cần ghi nhớ nhận xét sau đây của Lênin: “Xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó, đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều đầy đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa và do đó, thực ra, nó ln ln là một chế độ dân chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp có của, đối với riêng bọn giàu có mà thôi. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tự do luôn luôn vẫn gần giống như tự do trong các nước cộng hoà Hy - lạp thời cổ: một thứ tự do cho chủ nô. Những người nô lệ làm thuê ngày nay, do sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, nên bị cảnh thiếu thốn đói khổ đè nặng đến nỗi “khơng thiết gì đến dân chủ”, “khơng thiết gì đến chính trị”, và đến nỗi… đa số nhân dân đều bị gạt ra ngồi sinh hoạt chính trị - xã hội.
Bằng thiên tài của mình, Lênin đã kế thừa xuất sắc những luận điểm chủ yếu của Mác để đi đến một tổng kết vô cùng độc đáo: “Vậy là, trong một thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản, khơng những vẫn cịn pháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng khơng có giai cấp tư sản!”. Điều đáng quan tâm là vì sao phải có nhà nước kiểu tư sản? Lênin giải thích: “… nếu khơng có một bộ máy đủ sức cưỡng bức người ta tuân theo những tiêu chuẩn của pháp quyền thì pháp quyền có cũng như không”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Sai lầm phổ biến của các nước XHCN trước đây là mắc vào bệnh quan liêu, mất dân chủ. Nó là nguyên nhân góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đơng Âu. Chúng ta khơng tìm thấy ở đó một kiểu nhà nước tư sản nào cả; khơng có dù chỉ là bóng dáng của pháp quyền tư sản! Ngay những năm đầu của chính quyền Xơ viết Lênin đã chỉ ra: “Tồn bộ cơng việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trước hết về quan liêu... Nếu cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”. Quan liêu sẽ dẫn đến tham nhũng, mà theo Lênin: “Nếu cịn hối lộ được, thì cũng khơng thể nói đến chính trị được. Trong trường hợp này, thậm chí cũng khơng thể nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hồn tồn khơng mang lại kết quả gì cả. Một đạo luật chỉ có thể đưa đến kết quả xấu hơn, nếu trên thực tiễn nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành”.
<b>2. Nhận diện và đấu tranh chống những luận điệu sai trái của cácthế lực thù địch trên lĩnh vực dân chủ ở Việt Nam hiện nay </b>
Hiện nay, sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ nhà nước XHCN. Khơng thể khơng nhớ: Khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố “Mỹ quan hệ với Việt Nam là vì quyền lợi của Mỹ và để chuyển hóa chế độ chính sách ở Việt Nam theo kiểu Đông Âu và Liên Xô cũ”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger cho rằng “Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hịa bình, trước đây cộng sản dùng súng để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, ngày nay người Mỹ sẽ dùng dollar để đuổi cộng sản ra khỏi Sài Gòn”. Họ ra sức thực hiện cái gọi là “ngoại giao thân thiện” nhằm: Chi phối đầu tư, khoét sâu nội bộ, viện trợ kinh tế, cấp học bổng cho học sinh, nghiên cứu sinh và nhận học sinh, nghiên cứu sinh sang Mỹ và các nước tư bản khác để tiếp cận, từng bước thực hiện âm mưu lũng đoạn nội bộ ta. Họ ráo riết chống phá bằng mọi thủ đoạn. Nhiều nội dung của tư tưởng đa nguyên, xóa bỏ độc quyền lãnh đạo đã được ráo riết tuyên truyền dưới nhiều hình thức.
Tấn cơng vào vai trị lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch đòi bỏ Điều 4, Hiến pháp, đòi đa đảng. Chúng còn tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”, thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Các thế lực thù địch đã có những bài viết nói xấu Đảng, chế độ như: “Phải chăng đảng là công cụ?”, “là sản phẩm ngoại lai, được nhập vào lịng dân tộc”; “là cơng cụ… của một người hoặc một nhóm các chính trị gia”; “việc đề ra đường lối của việc lãnh đạo là của một người hoặc một nhóm người ở trên cao”, “khơng đủ lịng u nước, khơng đủ tư thế hiên ngang của một nền độc lập”; vu cáo chế độ ta là: “phong kiến trung cổ, cướp quyền dân, dìm người dân trong tăm tối ngu dân, là phát xít hiện đại, tàn bạo, đàn áp dân”. Vẫn với chiêu trị đó, chúng tiếp tục thể hiện mình là một tên “lưu manh, giả danh tri thức”. Mượn cớ “luận bàn” về cái gọi là điều phi lý và hết sức ngược đời, Chúng cơng khai chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam là chế độ “quân chủ gia trưởng”…
Xuất phát từ thực tiễn sự chống phá ngày càng công khai của các thế lực thù địch như vậy, Đảng ta nhận định: “Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng ta, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm”.
Điều cần nhắc lại là: Từ một xã hội quân chủ chuyên chế sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến, Nhân dân ta chỉ biết đến và được hưởng quyền dân chủ thật sự sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Tư tưởng dân chủ, tinh thần dân chủ là một trong những tinh hoa văn hóa mà Hờ Chí Minh đã tiếp thu trong quá trình tìm đường cứu nước. Người tổng kết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, khơng phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam…. Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành cơng thì phải dân chúng (cơng nơng) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. Đây cịn là một di sản văn hóa - chính trị đặc biệt quan trọng; là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn mà chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp đổi mới. Đúng như Người nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”. Người luôn coi dân chủ là phương pháp lãnh đạo và quản lý quan trọng hàng đầu cùng với sự gương mẫu của người lãnh đạo. Đây là một nét đặc sắc và vô cùng độc đáo. Người nói: “... thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.
</div>