Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Tiểu luận) chủ đề 5 tìm hiểu về cung và cầu lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.27 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH</b>

<b>MƠN HỌC: KINH TẾ VI MÔKhoa: Kinh doanh quốc tế - Marketing</b>

<b>CHỦ ĐỀ 5: Tìm hiểu về cung và cầu lao động</b>.

<b>Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Hồng Thu</b>

<b>Mã học phần: 23C1ECO50100129</b>

<b>Khoá - lớp: K49 - IBP001</b>

<b>Nhóm thực hiện: Nhóm 5 </b>

<b>Thành viên nhóm: </b>

<i>TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU...2</b>

<b>1. Lời mở đầu...2</b>

<b>2. Lý do chọn đề tài...3</b>

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu...3</b>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3</b>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu...3</b>

<b>6. Kết cấu của bài tiểu luận...3</b>

<b>Chương 1: Những khái niệm cơ bản về cung - cầu lao động...4</b>

<b>1. Khái niệm:...4</b>

<b>1.1 Thị trường lao động:...4</b>

<b>1.2 Cầu lao động...4</b>

<b>1.3 Cung lao động...4</b>

<b>1.4 Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động...4</b>

<b>Chương 2: Phân tích, đánh giá và dự báo số liệu cung - cầu và nguyên nhân mất cân đối cung - cầu lao động ở Việt Nam...5</b>

<b>2.1 Cung và cầu lao động năm 2022...5</b>

<b>2.1.1 Cung lao động cả nước năm 2022...5</b>

<b>2.1.2 Cầu lao động cả nước năm 2022...7</b>

<b>2.2 Phân tích cung và cầu lao động...7</b>

<b>2.2.1 Phân tích cung lao động...7</b>

<b>2.2.2 Phân tích cầu lao động...8</b>

<b>2.3 Dự báo :...9</b>

<b>2.4 Đánh giá cung và cầu lao động...9</b>

<b>2.4.1 Đánh giá cung lao động năm 2022...9</b>

<b>2.4.2 Đánh giá cầu lao động năm 2022...9</b>

<b>2.4.3 Cân đối cung - cầu...9</b>

<b>2.5 Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động...10</b>

<b>Chương 3: Giải pháp...10</b>

<b>3.1 Giải pháp cho cung lao động...10</b>

<b>3.2 Giải pháp cho cầu lao động...11</b>

<b>Kết luận:...12</b>

<b>Các nguồn tham khảo:...13</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU1. Lời mở đầu</b>

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) đang phát triển với tốc độ rất nhanh trên tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tạo ra những tác động sâu sắc đến mọi đối tượng xã hội, mọi lĩnh vực, đòi hỏi đất nước cần đáp ứng những yêu cầu, nhận thức về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phát triển nhân lực vào các ngành then chốt, đổi mới, hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường nhất là nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó đóng vai trị cơ bản là thị trường lao động, vận dụng cung - cầu là yếu tố tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả nền kinh tế Việt Nam.

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã có những thay đổi toàn diện, sâu sắc, liên quan đến sự phát triển nguồn nhân lực. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế. Thị trường lao động ngày càng đa dạng, người lao động được tự do tìm việc, các doanh nghiệp được quyền thuê mướn sức lao động. Vấn đề phát triển giáo dục cũng từng bước khởi sắc, hướng tới phổ cập trung học phổ thơng, từ đó tạo ra nguồn cung nhân lực có trí thức, dồi dào, đa dạng từ nhiều ngành đào tạo.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, sự tác động của cách mạng 4.0, đặc biệt là sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã bộc lộ nhiều điểm yếu lẫn mâu thuẫn của thị trường lao động Việt Nam, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động. Nguồn nhân lực phân bố không đồng đều ở các lĩnh vực. Ở các lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ địi hỏi trí thức thiếu hụt lao động trầm trọng, trong khi lại dư thừa sức lao động ở nông thôn.

Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay đối với nền kinh tế đất nước là phải phân tích, tận dụng cơ hội để cải cách cơ chế đào tạo, nâng cao môi trường làm việc, thu hút nguồn nhân lực trí thức trong cả nước, giữ chân những lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề cao để họ trở thành nguồn lực chính cho những đơn vị, doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2. Lý do chọn đề tài</b>

Thị trường lao động là thị trường của sức lao động, của các chủ thể tìm việc làm và các chủ thể tạo ra việc làm trong một địa phương hoặc một quốc gia cụ thể. Thị trường lao động bao gồm các hoạt động thuê mướn lao động và cung ứng lao động để thực hiện những công việc nhất định, xác định các điều kiện lao động, tiền công và các phúc lợi phải trả cho người lao động. Việc nghiên cứu thị trường lao động bắt đầu bằng sự phân tích các mối quan hệ của cung cầu. Với kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề cung cầu lao động là một vấn đề quan trọng và cấp thiết bởi nó tác động đến sự dịch chuyển lao động giữa các vùng miền, các cơ sở sản xuất, quyết định năng suất sản xuất của một vùng. Nhận thấy cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng miền, khu vực mất sự cân bằng, phát triển khơng đồng đều. Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp của những cơ quan, đơn vị chuyên trách và những bộ phận có liên quan. Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trong thời gian qua dường như

<b>chưa hiệu quả và thiết thực. Vì thế mà nhóm em quyết định chọn đề tài: “Phân tích cung cầu lao động” để phân tích và đưa ra giải pháp cho vấn đề cung cầu lao động giữa các vùng miền nói</b>

riêng và cả nước nói chung.

<b>3. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Trên cơ sở nguyên cứu các số liệu, sự thay đổi cung cầu trong năm gần nhất để phân tích các thực trạng nhu cầu lao động, nguồn cung lao động trên thị trường và đánh giá mức độ, nguyên nhất mất cân đối cung - cầu trên thị trường lao động. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng mất cân đối thị trường lao động giữa các khu vực, vùng miền.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

- Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu tình hình cung cầu lao động Việt Nam năm 2022. - Phạm vi khơng gian tập trung nghiên cứu: nghiên cứu trên tồn quốc.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu</b>

Để làm rõ đề tài cần phân tích, nhóm em đã sử dụng các phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp dự báo thông tin từ các nguồn thông tin thu thập được từ các giáo trình, website, báo chí.

<b>6. Kết cấu của bài tiểu luận</b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm 4 chương chính:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Chương 1: Những khái niệm cơ bản về cung - cầu lao động.

- Chương 2: Phân tích, đánh giá và dự báo số liệu cung - cầu Việt Nam và nguyên nhân mất cân đối cung - cầu lao động.

- Chương 3: Giải pháp giải quyết các mặt hạn chế của cung - cầu lao động Việt Nam.

<b>Chương 1: Những khái niệm cơ bản về cung - cầu lao động.1. Khái niệm:</b>

<b>1.1 Thị trường lao động: </b>

- Thị trường là tập hợp các quan hệ kinh tế giữa những người mua, người bán, quyết định giá cả, lượng cung, lượng cầu của hàng hóa và dịch vụ => Từ đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên khan hiếm trong xã hội. (Kinh tế học vi mô. N. Gregory Mankiw, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Cengage Learning, năm 2020, tr 77).

- Thị trường lao động:

+ Theo Adam Smith: “Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên sử dụng lao động và một bên là người lao động”. + Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thơng qua q trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.

=> Thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động và người sử dụng sức lao động về vấn đề không gian làm việc cụ thể, nơi hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra. (Luật Minh Khuê, 2022)

<b>1.2 Cầu lao động</b>

- Cầu lao động cho biết lượng nhu cầu lao động một nền kinh tế hoặc công ty cần sử dụng tại một thời điểm nhất định và được xác định bởi mức lương thực tế mà các công ty sẵn sàng chi trả cho lao động này và số lượng lao động sẵn sàng làm việc với mức lương đó. (Vietnambiz, 2020) - Cầu lao động được chia thành 2 loại:

+ Cầu lao động thực tế: nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động trong một khoảng thời gian xác định (bao gồm cả việc làm mới và việc làm trống).

+ Cầu lao động tiềm năng: nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với tổng chỗ làm việc có được sau khi đã xét đến các yếu tố tạo ra công việc trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, cơng nghệ, chính trị, xã hội… (Luật Dương Gia, 2023)

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.3 Cung lao động</b>

- Cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và đáp ứng được nhu cầu cho doanh nghiệp thuê theo các mức lương khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.

- Cung lao động được chia thành 2 loại:

+ Cung cá nhân về lao động: cung về lao động của từng cá nhân người lao động trên thị trường lao động.

+ Cung thị trường về lao động: tổng các cung cá nhân về lao động trên thị trường lao động, nghĩa là tổng các lượng cung lao động cá nhân ở các mức lương khác nhau. (Vietnambiz, 2019)

<b>1.4 Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động</b>

- Cung và cầu lao động tồn tại dựa trên mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Sự cạnh tranh của thị trường được tạo ra do sự tác động qua lại của cung và cầu lao động. - Nếu cung lao động nhiều hơn cầu lao động thì sẽ khiến cho giá trị của người lao động suy giảm và người thuê lao động sẽ được hưởng lợi.

- Nếu cầu lao động nhiều hơn cung lao động thì sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và giá trị sức lao động được nâng cao.

<b>Chương 2: Phân tích, đánh giá và dự báo số liệu cung - cầu và nguyên nhân mất cân đối cung - cầu lao động ở Việt Nam</b>

<b> 2.1 Cung và cầu lao động năm 2022. 2.1.1 Cung lao động cả nước năm 2022</b>

- Theo Tổng cục Thống kê (2023), tình hình cung lao động nước ta vào năm 2022 có: + Số lao động cả nước là 51,7 triệu lao động, chiếm khoảng 52% dân số, phần lớn lao động nằm trong độ tuổi từ 34-50, chiếm khoảng 53%. Trong đó 53,2% là nam giới và 46,8% là nữ giới. Lực lượng lao động tập trung nhiều hơn ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long so với Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Ngun. Có 31,89 triệu lao động có việc làm ở nơng thơn, chiếm phần đông (63,22% )

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Biểu đồ thể hiện lực lượng lao động theo từng vùng kinh tế năm 2022</b>

+ Tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 27,54%. Trong khi đó tỉ lệ đối với ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 32,42% và thương mại - dịch vụ chiếm 40,04%. Lực lượng lao động có việc làm trong loại hình kinh tế ngồi Nhà nước là 41,53 triệu, chiếm phần đơng (82,07%). Số lao động làm việc trong Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi lần lượt là 3,9 triệu và 5,08 triệu. Ngoài ra, 26,44% lao động trên 15 tuổi được đào tạo chuyên mơn, cụ thể, 15,59% lao động trên 15 tuổi đó có trình độ từ Cao đẳng trở lên, 10,85% có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động đã được đào tạo ở thành thị cao hơn đến 2,3 lần tỉ lệ ở nông thôn, lần lượt là 41,2% và 17,71%.

40,04% <sup>Nông lâm ngư nghiệp</sup> Công nghiệp- xây dựng Thương mại- dịch vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế năm 2022</b>

Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên

<b>Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn năm 2022 </b>

+ Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở các vùng kinh tế nước ta nằm trong khoảng từ 1,93- 2,88%, ngoại trừ Tây Nguyên (0,67%). Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,21%, tỉ lệ này cao nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (3,61%), thấp nhất ở Đồng bằng sông Hồng (0,93%).

<b>2.1.2 Cầu lao động cả nước năm 2022</b>

- Vào năm 2022, có gần 5,1 triệu cơ sở kinh tế phi nơng nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký thành lập cùng với số doanh nghiệp hoạt động trở lại sau giãn cách tăng thêm khoảng 208,3 nghìn, từ đó giúp đảm bảo cơ hội có việc làm cho người dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 30/12/2022).

- Tính đến 2022, Việt Nam có hơn 400 khu cơng nghiệp, trong đó có 290 khu đã đi vào hoạt động, có 21 khu kinh tế cửa khẩu và 18 khu kinh tế duyên hải được thành lập. Các khu công nghiệp, khu kinh tế này đã không chỉ thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư từ 65 quốc gia mà cịn góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 12/2022) .

- Thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam cũng có chuyển biến tích cực khi có hơn 142 nghìn lao động Việt Nam làm việc hợp đồng ở nước ngoài (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2022). Trong đó, Nhật Bản là thị trường chiến lược tiếp nhận nhiều lao động nhất với khoảng 67 nghìn người. Trong năm này, Việt Nam nhận được gần 19 tỷ USD kiều hối, trong đó kiều hối từ lao động xuất khẩu là 3 tỷ USD/năm (Lao động và Cơng đồn, 9/1/2023).

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Với sự tăng trưởng của các ngành kinh tế thuộc cả ba lĩnh vực khi hoạt động trở lại và nhiều doanh nghiệp mới thành lập, thu nhập trung bình mỗi tháng của người lao động làm công ở mức 7,5 triệu đồng, tăng thêm 15,1% so với năm 2021 và 12,7% so với thời gian trước giãn cách đại dịch COVID-19. Trong đó, mức lương người lao động ở khu vực thành thị cao hơn khoảng 23% so với mức lương người lao động tại các khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 10/1/2023).

<b>2.2 Phân tích cung và cầu lao động2.2.1 Phân tích cung lao động</b>

-Theo Tổng cục Thống kê (10/1/2023), lực lượng lao động và lao động có việc làm trong năm 2022 đều tăng so với năm 2021, tăng lần lượt 1,1 triệu người và 1,5 triệu người. Tỉ lệ lực lượng lao động có trình độ chun môn từ Sơ cấp trở lên tăng 0,1% so với năm 2021, số lượng đạt 13,5 triệu. Có 18,71 triệu lao động có việc làm ở thành thị và 31,89 triệu lao động ở nông thôn, và 54% trong tổng lực lượng lao động là nam giới.

- Có 17 triệu lao động có việc làm khi nói đến cơng nghiệp và xây dựng, chiếm 33,6%, con số này tăng thêm hơn 720 nghìn người so với năm 2021. Có sự gia tăng đáng kể trong khu vực dịch vụ khi con số này tăng lên đến 19,7 triệu lao động, tương đương với 38,9% lao động có việc làm, trong khi năm 2021 là 18,6 triệu. Khu vực nơng-lâm-ngư nghiệp có sự giảm xuống so với năm trước, cụ thể là giảm 352,7 nghìn cịn 13,9 triệu (chiếm 27,5%). Cả nước có 65,6% lao động có việc làm phi chính thức, tỉ lệ này ở khu vực thành thị và nông thôn đều giảm so với năm ngối, lần lượt giảm 2,1% cịn 49,9% và 3,2% cịn 74,7%.

- Năm 2022, có 991,5 nghìn người (tương đương 2,21% tổng lực lượng lao động) trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, con số này giảm 454,4 nghìn đơn vị so với năm 2021. Tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị (2,51% và 1,70%). Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất rơi vào khu vực nông-lâm-ngư nghiệp (4,03%), thấp nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng (1,79%). Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,32% tương đương 1,07 triệu người, tỉ lệ này giảm 0,88% so với năm trước đó. Trong tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên, 37,6% có độ tuổi từ 15-24.

<b>2.2.2 Phân tích cầu lao động</b>

- Các số liệu về nhu cầu tuyển dụng của từng ngành, lĩnh vực từ Vietnamworks (1/6/2023) cho thấy:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, du lịch và khách sạn trong quý I năm 2022 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giảm đến 55% so với thời gian trước giãn cách COVID-19 nhưng đến cuối năm 2022 và chuẩn bị sang năm 2023 thì có sự tăng nhẹ do nền kinh tế bắt đầu hoạt động trở lại.

+ Nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực như dệt may, sản xuất giày dép và các lĩnh vực liên quan đến marketing, bán và vận chuyển hàng hóa, hành chính, xuất nhập khẩu giữ xu hướng giảm đến hết năm.

+ Trong khi đó, lĩnh vực xây dựng, bất động sản và lĩnh vực công nghệ thông tin phần mềm có xu hướng tăng ở cầu lao động trong thời gian đầu nhưng đến cuối năm và giai đoạn đầu 2023 lại giảm. Hai lĩnh vực này lần lượt tăng 19%, 10% trong quý I 2022 nhưng khi sang quý I của 2023 lại giảm nghiêm trọng, giảm lần lượt 34% và 20% so với thời điểm trước dịch COVID-19. + Các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng và lĩnh vực hàng tiêu dùng có cầu lao động giữ xu hướng tăng đều qua từng giai đoạn thời gian. Bên cạnh đó,nhu cầu tuyển dụng của các nhóm ngành thuộc lĩnh vực y tế và bán lẻ vẫn ổn định qua từng giai đoạn.

<b>2.3 Dự báo :</b>

- Nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu phục hồi và trên đà phát triển sau thời gian giãn cách nên sẽ có thêm lực lượng lao động di chuyển từ nơng thơn sang thành thị với hy vọng tìm được việc làm, số lượng lao động có tay nghề, trình độ cũng sẽ tăng thêm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Sau khi chịu ảnh hưởng của đại dịch, các dịch vụ y tế cùng với sự tiên tiến của công nghệ cũng như kỹ thuật hóa, số hóa trong nhiều ngành khiến cho các nhóm ngành như chăm sóc sức khỏe, marketing kỹ thuật số, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trở nên vô cùng tiềm năng. Kéo theo đó sẽ là sự tăng lên cầu lao động ở các ngành vận chuyển hàng hóa, logistics, tài chính ngân hàng, cơng nghiệp chế biến và sản xuất.

<b>2.4 Đánh giá cung và cầu lao động 2.4.1 Đánh giá cung lao động năm 2022</b>

- Mặt chưa được: Tỉ lệ lao động có đào tạo chun mơn khơng cao, chưa đủ trình độ, kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

- Mặt được: Đang dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo khu vực đạt mục tiêu của chính phủ (giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội), có thêm lao động trong thị trường.

</div>

×