Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chuyên đề 4 Kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.75 KB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CHUYÊN ĐỀ 4</b>

<b>TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG</b>

Mơ hình cổ điển phát triển trong hai chương trước đã giải thích hành vi của nền kinh tế thực trong dài hạn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế vĩ mô cũng quan tâm đến những biến động của nền kinh tế từ quý này qua quý khác và từ năm này qua năm khác. Hoạt động kinh tế thường xuyên biến động. Do có sự tăng trưởng trong lực lượng lao động, tư bản và tiến bộ công nghệ, nền kinh tế sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Sự tăng trưởng này cho phép người dân được hưởng mức sống ngày càng cao. Tuy nhiên trong một số giai đoạn nền kinh tế có thể trải qua tăng trưởng âm. Hàng hóa và dịch vụ mà các hãng sản xuất ra không được tiêu thụ hết buộc nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa, nhiều cơng nhân bị mất việc, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Giai đoạn mà thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng

<i>được gọi là suy thoái. Một cuộc suy thoái trầm trọng được gọi là khủng hoảng. Trong một</i>

số giai đoạn khác, nền kinh tế có thể bùng nổ quá mức. Sản xuất vượt quá mức bình thường có thể duy trì và áp lực lạm phát liên tục dâng lên. Các doanh nghiệp có thể u cầu tăng ca, làm thêm giờ, trì hỗn việc bảo dưỡng thiết bị để tăng sản lượng tạm thời trong ngắn hạn. Các biến động kinh tế xung quanh xu hướng dài hạn thường được gọi là

<i>chu kỳ kinh doanh.</i>

Trong suốt 15 năm qua tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm trong GDP thực tế của Việt Nam là 7,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng đã không ổn định qua các năm. Sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 1995, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại và giảm xuống mức đáy vào năm 1999, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Bắt đầu từ năm 2000, sau những nổ lực kích cầu của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng khởi sắc với đà tăng trưởng ngày càng cao.

Mơ hình cổ điển chỉ có thể giải thích được sự thay đổi của GDP do sự thay đổi trong các nhân tố sản xuất hay công nghệ. Trong khi sự gia tăng lao động, tư bản và tiến bộ cơng nghệ có thể là lý do rất thuyết phục để giải thích sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, thì chúng ít ý nghĩa khi giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn. Điều gì gây ra những biến động kinh tế trong ngắn hạn ? Liệu chính phủ có thể sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mơ để ngăn chặn các giai đoạn thu nhập sụt giảm và thất nghiệp tăng cao hay kiềm chế lạm phát khi nền kinh tế phát triển quá nóng ? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ xem xét trong chương này và các chương tiếp theo.

<i>Mơ hình tổng cầu và tổng cung là cách tiếp cận được các nhà kinh tế sử dụng rộng</i>

rãi để giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn. Hiểu và biết cách vận dụng mơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hình này để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc và chính sách của chính phủ là mục tiêu chính của chương này. Sau khi có một cái nhìn tổng quan về mơ hình, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu mặt cầu của nền kinh tế trong các chương tiếp theo.

I. <b>Mơ hình tổng cầu và tổng cung:</b>

Tổng cầu và tổng cung là hai thuật ngữ được các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng thường xuyên nhất. Chúng là những lực lượng làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động. Chúng quyết định sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và mức giá chung của nền kinh tế. Nếu muốn biết một biến cố hoặc chính sách ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào, thì trước hết bạn phải nghĩ xem nó ảnh hưởng tới tổng cầu và tổng cung như thế nào. Mơ hình tổng cầu và tổng cung chỉ ra cách thức tổng cầu và tổng cung quyết định mức giá cả và sản lượng trong một nền kinh tế. Hai biến số được mơ hình tập trung giải thích là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được đo bằng GDP thực tế và mức giá chung được đo bằng chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Các nhà kinh tế thường sử dụng đồ thị để biểu diễn mơ hình tổng cầu và tổng cung trong đó mức giá được biểu diễn trên trục tung và GDP thực tế được biểu diễn trên trục hoành. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu hai bộ phận cấu thành của mơ hình, đó là đường tổng cầu và đường tổng cung.

<i>1. Tổng cầu của nền kinh tế (Aggregate Demand – AD)</i>

Chúng ta bắt đầu nghiên cứu hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn bằng cách xem xét tổng cầu. Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm bốn thành tố: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu rịng (NX = X – IM). Sử

<i>dụng AD để biểu thị tổng cầu, chúng ta có thể tổng hợp các thành tố của tổng cầu trong</i>

phương trình sau:

<i>AD = C + I + G + NX</i>

<b>Đường tổng cầu </b>

Có rất nhiều biến số quyết định mức sản lượng mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua mà chúng ta sẽ giới thiệu chi tiết ở các chương sau. Bây giờ bạn hãy tưởng tượng ra một tình huống trong đó chúng ta sẽ giữ cho tất cả các biến số này không đổi trừ một biến số là mức giá. Chúng ta hãy xét xem sự thay đổi trong mức giá sẽ tác động tới lượng tổng cầu về GDP như thế nào.

Đường tổng cầu trong hình 5-1 cho thấy điều gì xảy ra đối với lượng GDP mà các tác nhân kinh tế muốn mua khi chỉ có mức giá thay đổi. Đường tổng cầu được vẽ với giả định rằng tất cả các biến số khác có ảnh hưởng đến tổng cầu ngồi mức giá như thu nhập,

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

kỳ vọng và chính sách của chính phủ khơng thay đổi. Đường tổng cầu dốc xuống chỉ ra

<i>rằng nếu những cái khác không thay đổi, thì giảm mức giá chung, chẳng hạn từ P<small>0</small></i> xuống

<i>P<small>1</small>, sẽ có xu hướng làm cho lượng tổng cầu về GDP của quốc gia đó tăng lên, từ Y<small>0</small></i> đến

<i><b>Hình 5-1 Đường tổng cầu</b></i>

<b>Tại sao đường tổng cầu dốc xuống ?</b>

Đường tổng cầu dốc xuống phản ánh thực tế là mức giá có ảnh hưởng ngược chiều đến lượng tổng cầu. Trong bốn thành tố của tổng cầu chi tiêu chính phủ được giả định là biến ngoại sinh do chính sách của chính phủ quyết định tùy thuộc vào mục tiêu của điều tiết vĩ mô mà không phụ thuộc vào mức giá.Do đó để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống chúng ta cần làm rõ sự thay đổi trong mức giá có ảnh huởng như thế nào đến ba thành tố còn lại của tổng cầu, bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng ảnh hưởng đó.

Mức giá và tiêu dùng : Hiệu ứng của cải

Khi mức giá giảm thì lượng tiền trong ví hay trong tài khoản ngân hàng của bạn trở nên có giá trị hơn vì chúng có thể mua được nhiều hàng hoa và dịch vụ hơn. Như vậy một sự cắt giảm trong mức giá chung làm cho các hộ gia đình nhận thấy mình trở nên giàu có hơn và họ sẵn sàng mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Sự tăng lên trong mức tiêu dùng có nghĩa là lượng cầu về GDP tăng lên

<i><b>Mức giá và đầu tư : hiệu ứng lãi suất </b></i>

Tại mức giá thấp hơn, cơng chúng sẽ cần giữ ít tiền hơn để mua lượng hàng hóa và dịch vụ theo kế hoạch. Điều này hàm ý một phần trong số tiền họ đang nắm giữ để phục

<i><small>Y</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

vụ cho động cơ giao dịch trở nên dư thừa. Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tìm cách cắt giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách chuyển một số tiền mặt hoặc tài sản có thể viết séc thành các tài khoản sinh lãi như trái phiếu hay tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn, kết quả là lãi suất sẽ giảm. Giảm lãi suất đến lượt nó có tác dụng khuyến khích các hãng đầu tư nhiều hơn vào nhà xưởng và thiết bị mới, và các hộ gia đình mua nhiều nhà ở mới hơn. Như vậy một mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu vào các hàng hóa đầu tư và do đó làm tăng lượng tổng cầu.

<i><b>Mức giá và xuất khẩu rịng : Hiệu ứng tỷ giá hối đối. </b></i>

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngồi tại một mức tỷ giá hối đối cho trước. Khi đó một số người tiêu dùng trong nước và nước ngồi có xu hướng chuyển từ mua hàng của nước khác sang sản xuất tại Việt Nam. Kết quả là xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu bị hạn chế làm tăng xuất khẩu ròng và làm tăng tổng cầu. Như vậy cả ba hiệu ứng trên đều cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được mua: giảm mức giá chung làm tăng lượng tổng cầu về GDP ngược lại tăng mức giá chung làm giảm lượng tổng cầu về GDP. Trên trục tọa độ trong đó mức giá được biểu diễn trên trục tung và GDP thực tế được biểu diễn trên trục hoành mối quan hệ này được biểu diễn bằng đường tổng cầu dốc xuống.

<i><b>Sự di chuyển và dịch chuyển </b></i>

<i>Di chuyển là một thuật ngữ đề cập đến hiện tượng trượt dọc trên một đường nhất định.Trên hệ trục Y-P sự duy chuyển dọc một đường tổng cầu phản ánh sự thay đổi của lượng</i>

tổng cầu do sự thay đổi của mức giá trong khi các biến số ảnh hưởng đến tổng cầu được

<i>giữ nguyên như ban đầu. Ví dụ như trong hình 6-1 sự dịch chuyển từ điểm A đến điểm Bphản ánh lượng tổng cầu tăng từ Y<small>o</small> đến Y<small>1</small> do mức giá giảm từ P<small>o</small> xuống P<small>1</small></i>.

<i><b>Hình 5-2 Sự dịch chuyển của đường tổng cầu</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Dịch chuyển đề cập đến hiện tượng thay đổi vị trí của một đường. Nhưng chúng ta đã</i>

biết đường tổng cầu dốc xuống cho biết một sự cắt giảm mức giá sẽ làm cho lượng cầu về GDP tăng lên. Tuy nhiên, cịn có nhiều biến cố khác ảnh hưởng đến tổng lượng cầu tại một mức giá nhất định. Khi một sự kiện hoặc chính sách nào đó làm thay đổi lượng cầu về GDP tại mức giá cho trước, thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển. Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải khi lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá cho trước. Ngược lại đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái khi lượng cầu giảm xuống tại mỗi mức giá cho trước. Hình 5-2 minh họa sự dịch chuyển sang bên phải hay ra phía ngồi của đường

<i>tổng cầu từ AD<small>o</small> đến AD<small>1</small>. Tại mức giá P<small>o</small>, ban đầu lượng tổng cầu Y<small>o</small> nay đã tăng lên Y<small>1</small></i>. Do tổng cầu về GDP của một nền kinh tế mở bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hóa: tiêu dùng của các hộ gia đình, đầu tư cho các hãng và các hộ gia đình, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu rịng, nên chúng ta có thể phân loại nguyên nhân gây dịch chuyển đường tổng cầu hạn theo các thành tố này của tổng cầu như sau:

<i>Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong tiêu dùng. Nếu người Việt Nam trở</i>

nên an tâm hơn về tình hình việc làm và thu nhập trong tương lai, hoặc nếu giá cổ phiếu tăng làm cho các hộ gia đình trở nên giàu có hơn hay chính phủ giảm thuế thu nhập, thì các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng tại mỗi mức giá cho trước và kết quả

<i>là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải từ AD<small>o</small> đến AD<small>1</small></i> như được biểu diễn trong hình 5-2.

<i>Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong đầu tư. Nếu các doanh nghiệp trở nên</i>

lạc quan vào triển vọng mở rộng thị trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quyết định xây nhà máy mới và mua thêm máy móc, thiết bị mới, hoặc nếu chính phủ giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ làm giảm lãi suất thì đầu tư sẽ tăng và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải.

<i>Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong chi tiêu chính phủ. Nếu chính phủ chủ</i>

động tăng chi tiêu nhằm đối phó với đà tăng trưởng chậm, thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên phải.

<i>Sự dịch chuyển bắt nguồn từ những thay đổi trong xuất khẩu ròng. Nếu thế giới bên</i>

ngồi lâm vào suy thối và nhập khẩu ít hàng của Việt Nam hơn, hoặc đồng Việt Nam tăng giá so với tiền của các đối tác thương mại thì xuất khẩu rịng của Việt Nam sẽ giảm kết quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái.

<i><b>2. Tổng cung của nền kinh tế (Aggregate Supply- AS)</b></i>

<i>Bây giờ chúng ta chuyển sang xem xét hành vi của tổng cung: Tổng cung của một nền</i>

kinh tế là mức sản lượng mà các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng và có khả năng sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

xuất và cung tại mỗi mức giá. Lượng tổng cung phụ thuộc vào các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động và các đầu vào để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán cho các hộ gia đình, chính phủ, và các doanh nghiệp khác cũng như để xuất khẩu ra thế giới bên ngồi.

<i><b>Hình 5-3 Đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn</b></i>

Đường tổng cung liên kết lượng tổng cung với mức giá chung. Chúng ta cần phân biệt hai loại đường tổng cung. Đường tổng cung giới hạn (AS<small>LR</small>) liên kết mức giá và sản lượng mà các doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng trong khoản thời gian đủ dài để mọi giá cả hoàn toàn linh hoạt. Đường tổng cung ngắn hạn (AS<small>SR</small> hay có thể viết gọn là AS) liên kết mức giá với mức sản xuất với giả thiết của các nhân tố sản xuất không thay đổi. Đường tổng cung giới hạn là đường thẳng đứng, trong khi đường tổng cung ngắn hạn là đường dốc lên như được vẽ trong hình 5-3.

<b>Tại sao đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng ?</b>

Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng bởi vì trong dài hạn khi giá cả điều chỉnh đủ mạnh để mọi thị trường không chỉ thị trường tài chính và thị trường hàng hóa mà cả thị trường các nhân tố sản xuất, đều ở trạng thái cân bằng. Cân bằng thị trường các nhân tố sản xuất có nghĩa là mọi nguồn lực đều được sử dụng đầy đủ. Khi đó cung về hàng hóa và dịch vụ chỉ phụ thuộc vào cung về các nhân tố sản xuất như tư bản, lao động, tài ngun thiên nhiên và trình độ cơng nghệ của nền kinh tế. Nói cách khác trong dài hạn tổng cung về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế không phụ thuộc vào mức giá chung.

Đường tổng cung dài hạn biểu thị mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử

<i>dụng đầy đủ, được gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng tự nhiên (Y*). Do đó bất kỳ</i>

nhân tố nào làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Do sản lượng tự nhiên phụ thuộc vào cung về lao động tư bản tài nguyên thiên nhiên và tri thức cơng nghệ nên ta có thể phân loại nguyên nhân làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn theo các yếu tố đầu vào này.

<i>Sự dịch chuyển xuất phát từ lao động. Nếu một nền kinh thị trường tế có nhiều cơng</i>

nhân ra nước ngồi làm việc, cung về lao động trong nền kinh tế giảm. Do đó lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

làm việc ít hơn, lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế thị trường có thể sản xuất ra sẽ nhỏ hơn. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại nếu nền kinh tế có nhiều cơng nhân nhập cư thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang bên phải.

<i>Sự dịch chuyển xuất phát từ tư bản. Một sự tăng trưởng trong số lượng tư bản sẽ nâng</i>

cao năng suất và do đó làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch nhuyển sang bên phải. Ngược lại một sự giảm trong lượng tư bản sẽ làm giảm năng suất và giảm cung hàng hóa và dịch vụ khiến cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.

Lơ gíc này khơng thể áp dụng cho tư bản hữu hình mà cả tư bản con người hay vốn nhân lực. Sự tăng lên số lượng máy móc hay số người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề đều góp phần nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do vậy chúng đều làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải.

<i>Sự dịch chuyển xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên. Nền sản xuất của một quốc gia phụ</i>

thuộc vào tài nguyên như đất đai khoáng sản và thời tiết. Việc phát hiện và bắt đầu khai thác một mỏ khống sản mới có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang bên phải. Thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn có thể làm cho việc trồng trọt và chăn ni trở nên khó khăn hơn, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi và do đó sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên trái.

<i>Sự dịch chuyển xuất phát từ tri thức cơng nghệ. Có lẽ lý do quan trọng nhất để chúng</i>

ta ngày hôm nay sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong trí thức cơng nghệ với những phát minh đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một lực lượng lao động tư bản và tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là, đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải.

<b>Tại sao đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên ?</b>

Trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên như được vẽ trong hình 5-3. Điều này hàm ý trong vòng một năm hay hai năm, tăng mức giá chung sẽ có xu hướng làm tăng tổng lượng cung về hàng hóa và dịch vụ và giảm mức giá chung sẽ có xu hướng làm giảm lượng tổng cung về hàng hóa và dịch vụ.

Điều gì tạo ra mối quan hệ dương này giữa mức giá và sản lượng được cung ứng ? Luận cứ phổ biến nhất hướng sự chú ý đến việc thỏa thuận tiền lương giữa các doanh nghiệp và công nhân. Các quan sát thực nghiệm cho thấy trong các ngành cơng nghiệp có sự hoạt dộng của cơng đồn ở các nước cơng nghiệp phát triển, tiền lương thường được ấn định trước trong các hợp đồng dài hạn. Hơn nữa ngay cả trong các ngành khơng có sự hoạt động của cơng đồn, thường cũng có các thỏa thuận ngầm hồn tồn tương tự. Nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

công nhân hiểu ngầm với các thân chủ của họ về mức tiền lương được xem xét lại một lần trong mỗi năm ngay cả khi họ khơng ký các hợp đồng chính thức. Tiền lương của công nhân không thay đổi cùng với từng sự kiện tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nơi họ làm việc.

Khi một doanh nghiệp và các công nhân của họ mặc cả về tiền lương, họ đã có trong đầu một mục tiêu nào đó về tiền lương thực tế mà họ cuối cùng phải sẽ thoải thuận. Mức tiền lương này phụ thuộc vào sức mạnh tương đối của doanh nghiệp và công nhân của họ. Tuy nhiên trong hợp đồng đã ký kết các điều khoản được viết theo tiền lương danh nghĩa chứ không phải tiền lương thực tế. Để ấn định tiền lương danh nghĩa, các doanh nghiệp và công nhân dựa trên kỳ vọng về mức giá chung.

Trong khi tiền lương được ấn định trước trong các hợp đồng lao động cịn mức giá trên thực tế có thể khác với mức dự tính . Giả sử cầu về lao động quyết định mức làm việc. Nói cách khác q trình thương lượng giữa công nhân và doanh nghiệp không quyết định trước mức lao động được thuê, mà trái lại công nhân đồng ý cung ứng số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê tại mức lương đã quy định từ trước.

Bây giờ giả thiết mức giá trên thực tế cao hơn mức dự tính. Khi đó tiền lương thực tế thực hiện thấp hơn mức dự tính. Việc thuê lao động trở nên rẽ hơn, do đó các doanh nghiệp sẵn sàng thuê nhiều công nhân hơn và sản lượng sẽ tăng. Hoàn toàn ngược lại nếu như giá trên thực tế thấp hơn mức dự tính. Các doanh nghiệp nhận được ít thu nhập hơn so với dự tính, và họ sẽ có xu hướng cắt giảm mức sản xuất.

Hình 5-3 cho thấy đường tổng cung ngắn hạn rất thoải ở những mức sản lượng thấp và trở nên rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tự nhiên. Tại các mức sản lượng thấp, hệ số co dãn của cung lớn do các doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng trước sự thay đổi của mức giá. Trong khoảng sản lượng này, các doanh nghiệp vẫn còn năng lực nhàn rỗi, chẳng hạn nhà xưởng máy móc thiết bị bỏ khơng cả ngày hoặc một phần trong ngày và nhiều lao động chưa có việc làm. Một sự gia tăng nhỏ trong mức giá cũng làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn và họ sẽ tận dụng phần năng lực sản xuất nhàn rỗi này và dễ dàng thuê thêm công nhân. Khi sản lượng tăng dần, doanh nghiệp dần dần tận dụng hết năng lực sản xuất. Khi năng lực sản xuất đã sử dụng hết, việc tăng năng suất thêm nữa đòi hỏi phải xây dựng thêm nhà xưởng mới và mua sắm thêm trang thiết bị mới mà điều này chỉ có thể thực hiện trong dài hạn. Trước mắt doanh nghiệp chỉ có thể tăng sản lượng bằng cách kéo dài thời gian lao động mà biện pháp này sẽ phải đối mặt với hai vấn đề thứ nhất sản phẩm cận biên của lao động giảm dần: thứ hai doanh nghiệp phải trả thêm tiền làm ngồi giờ. Để khuyến khích các doanh nghiệp quyết định chấp nhận thêm các khoản chi phí này, mức giá phải tăng đáng kể do vậy tổng cung trở nên ít co dãn hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Sự dịch chuyển các đường tổng cung ngắn hạn được gọi là cú sốc cung. Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn cũng sẽ làm dịch chuyển đừong tổng cung ngắn hạn theo cùng chiều hướng. Tuy nhiên đường tổng cung ngắn hạn có thể dịch chuyển trong khi đường tổng cung dài hạn không dịch chuyển. Trong ngắn hạn khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng không chỉ phụ thuộc vào các nguồn lực, mà còn phụ thuộc vào giá các nhân tố sản xuất. Mỗi đường tổng cung ngắn hạn được vẻ với giả thiết các nhân tố sản xuất cho trước. Do đó đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển khi giá các nhân tố sản xuất thay đổi, với mỗi mức giá cho trước, việc tăng giá các đầu vào sản xuất (tăng lương, tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu...) sẽ làm tăng chi phí sản xuất và làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và do đó buộc họ phải thu hẹp mức sản xuất. Ngược lại việc giảm giá các đầu vào sản xuất sẽ làm giảm chi phí và làm tăng lợi nhuận và do đó khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Trên đồ thị đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang bên phải.

Đường tổng cung ngắn hạn cũng dịch chuyển khi mức giá dự kiến thay đổi. Khi mức giá chung được dự kiến tăng lên, thì các doanh nghiệp sẽ cho rằng giá các đầu vào sản xuất sẽ tăng và điều này đồng nghĩa với sự gia tăng của chi phí sản xuất. Khi đó các doanh nghiệp sẽ quyết định cung ứng ít hàng hóa và dịch vụ hơn tại bất kỳ mức giá nào cho trước. Trên đồ thị đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại khi mức giá được dự kiến giảm thì các doanh nghiệp sẽ cho rằng giá các đầu vào sản xuất sẽ giảm chi phí sẽ giảm, và các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng cung ứng. Trên đồ thị đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang bên phải.

<b>3. Xác định sản lượng và mức giá cân bằng </b>

Bây giờ chúng ta có thể kết hợp cả hai mặt cầu và cung để xem xét sản lượng và mức giá để quy định đồng thời như thế nào.

<i>Trong hình 5-4 giá trị cân bằng của sản lượng (Y<small>o</small>) và mức giá (P<small>o</small></i>) xuất hiện tại giao

<i>điểm (E<small>o</small>) của đường tổng cung AS và đường tổng cầu AD. Chúng ta mô tả tổ hợp của sản</i>

lượng và mức giá nằm trên cả hai đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn như là trạng thái cân bằng của nền kinh tế. Để thấy được đây là trạng thái cân bằng duy nhất, đầu tiên

<i>chúng ta xem xét điều gì xảy ra nếu mức giá hiện tại không phải là P<small>o</small></i>. Giả sử ban đầu

<i>mức giá là P<small>1</small> thấp hơn mức giá cân bằng P<small>o</small></i>. Tại mức giá thấp hơn này, sản lượng mà các doanh nghiệp mong muốn cung ứng thấp hơn mức mà mọi người muốn mua. Sự dư thừa tổng cầu sẽ làm tăng giá cả và sản lượng sẽ trượt lên phía trên dọc theo đường tổng cung

<i>ngắn hạn, như vậy khơng có trạng thái cân bằng ứng với mức giá thấp hơn P<small>o</small></i>. Tương tự,

<i>như hình 5-4 chỉ ra khi mức giá cao hơn P<small>o</small> chẳng hạn P<small>2</small></i> , cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các nhà cung ứng sẽ đẩy mức giá giảm xuống. Như vậy chỉ tại giao

<i>điểm của hai đường tổng cầu và tổng cung (E<small>o</small></i>), cả người mua và người bán đều thỏa

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

mãn: mọi nhu cầu của người mua đều được đáp ứng và toàn bộ sản lượng mà các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng đều được bán hết. Kết quả là thị trường ở trạng thái ổn định và khơng có xu hướng điều chỉnh.

<i><b>Hình 5-4 Xác định trạng thái cân bằng</b></i>

<i>Một điều chúng ta cần lưu ý trạng thái cân bằng khơng có nghĩa là trạng thái tối ưuhay là trạng thái đáng mong muốn. Nó có thể tương ứng với trạng thái phát triển nóng(khi sản lượng cao hơn mức tự nhiên và lạm phát cao) hoặc nền kinh tế đang lâm vào suythoái (khi sản lượng thấp hơn mức tự nhiên). Trạng thái cân bằng đơn giản chỉ phản ánh</i>

xu thế mà nền kinh tế sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định.

<b>II.Nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và vai trị của các chính sáchổn định </b>

Sau khi giới thiệu mơ hình tổng cầu và tổng cung, bây giờ chúng ta có thể vận dụng những gì đã học để xem xét hai nguyên nhân cơ bản gây ra các biến động kinh tế trong ngắn hạn.

Khi phân tích kích thích tác động của một sự kiện nào đó tới thị trường chúng ta tiến hành theo ba bước. Thứ nhất chúng ta xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới đường tổng cung, đường tổng cầu hay cả hai đường (trong một số tình huống). Thứ hai chúng ta xác định xem các đường này dịch chuyển sang bên trái hay sang bên phải. Thứ ba chúng ta sử dụng đồ thị tổng cầu và tổng cung để xem xét sự dịch chuyển đó tác động tới mức giá và sản lượng cân bằng như thế nào.

<b>1.Các cú sốc cầu </b>

Khi đường cung có tốc dộ dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đến tổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và mức giá. Sự dao động của sản lượng xung quanh mức tự

<i>nhiên đựợc gọi là chu kỳ kinh doanh. Điều này thường được coi là tốn kém và khơngmong muốn. Vì chính phủ có thể tác động đến tổng cầu thơng qua các chính sách kinh tế</i>

vĩ mơ, do đó chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn định kinh tế.

</div>

×