Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 26 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Quan điểm văn hóa phương Tây (hay văn hóa Tây phương, đôi khi được đánh đồng với văn minh phương Tây, thế giới phương Tây, xã hội phương Tây và văn minh châu Âu)...5</b>
<b>Quan điểm văn hố phương Đơng...6</b>
<b>Quan điểm văn hoá Việt Nam...8</b>
<b>Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa...8</b>
<b>b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ với các lĩnh vực khác...8</b>
<b>Quan hệ giữa văn hóa với chính trị...11</b>
<b>Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế...13</b>
<b>Quan hệ giữa văn hoá với xã hội...14</b>
<b>Giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, tiếp thu văn hố nhân loại...14</b>
<b>2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa...17</b>
<b>a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng...17</b>
<b>b. Văn hóa là một mặt trận...19</b>
<b>c. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân...21</b>
<b>3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới...22</b>
<b>KẾT LUẬN...25</b>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...26</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của xã hội và các vấn đề này có quan hệ với nhau rất mật thiết. Cho nên trong công cuộc xây dựng đất nước, cả bốn vấn đề này được coi trọng như nhau. Văn hoá khơng thể đứng ngồi mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Văn hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước. Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, văn hố có phát triển thì xã hội đó mới phát triển và vững mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố là một điều rất cần thiết, cần được quan tâm và chú trọng. Nắm được tầm quan trọng ấy, nhóm 4 chúng em đã lựa chọn đề tài <i><b>“Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố”</b></i> để nghiên cứu và hiểu sâu hơn về những vấn đề trong văn hố theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vì lượng kiến thức và trình độ chun mơn có hạn nên trong việc nghiên cứu và phân tích đề tài khó tránh khỏi những sự sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cơ và các bạn đề bài thảo luận được bổ sung và hồn thiện hơn.
Nhóm 4 chúng em xin chân thành cảm ơn!
<small>3</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác</b>
<i><b>a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa</b></i>
<b>Văn hóa là gì?</b>
Hiện khơng có khái niệm chính xác giải thích văn hố là gì. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến giải thích như sau:
- Theo UNESCO
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
- Theo Wiki
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…
- Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 1998.
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Như vậy, có thể thấy, văn hố được coi là tồn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngơn ngữ, tiếng nói, tơn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.
<small>4</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>Quan điểm văn hóa phương Tây (hay văn hóa Tây phương, đơi khi được đánhđồng với văn minh phương Tây, thế giới phương Tây, xã hội phương Tây vàvăn minh châu Âu) </b>
Là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi để chỉ di sản của chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị và tạo tác cụ thể và cơng nghệ có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu. Thuật ngữ này cũng được áp dụng ngoài châu Âu cho các quốc gia và nền văn hóa có lịch sử được kết nối mạnh mẽ với châu Âu bằng cách nhập cư, thuộc địa hoặc ảnh hưởng. Ví dụ, văn hóa phương Tây bao gồm các quốc gia ở châu Mỹ và châu Úc, có ngơn ngữ và dân tộc thiểu số là người châu Âu. Văn hóa phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các văn hóa Hy-La và Kitơ giáo.
Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi một loạt các chủ đề và truyền thống nghệ thuật, triết học, văn học và pháp lý; di sản của nhiều dân tộc châu Âu. Kitô giáo, bao gồm Giáo hội Công giáo, Tin lành là Chính thống giáo, cũng đã đóng một vai trị nổi bật trong việc hình thành nền văn minh phương Tây kể từ ít nhất thế kỷ thứ 4 cũng như Do Thái giáo (đặc biệt là Do Thái giáo Hy Lạp và Kitô giáo Do Thái).Ý niệm về "phương Tây" có từ thời Đế quốc La Mã khi hình thành sự khác biệt Đông phương Hy Lạp và Tây phương Latinh.
Một nền tảng của tư tưởng phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục qua thời Trung cổ và Phục Hưng, là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa nhân văn. Giáo hội Công giáo trong nhiều thế kỷ là trung tâm của sự phát triển các giá trị, ý tưởng, khoa học, luật pháp và thể chế cấu thành nền văn minh phương Tây. Chủ nghĩa kinh nghiệm sau đó đã đưa ra phương pháp khoa học trong cuộc cách mạng khoa học và Khai sáng.
Hy Lạp cổ đại được coi là nơi sản sinh ra nhiều yếu tố của văn hóa phương Tây, với hệ thống chính phủ dân chủ đầu tiên trên thế giới và những tiến bộ lớn trong triết học, khoa học và toán học. Hy Lạp được theo sau bởi Rome, nơi có những đóng góp quan trọng trong luật pháp, chính phủ, kỹ thuật và tổ chức chính trị. Văn hóa phương Tây tiếp tục phát triển với sự Kitơ giáo hóa châu Âu trong thời trung cổ và cải cách và hiện đại hóa
<small>5</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">được kích hoạt bởi thời Phục hưng. Giáo hội bảo tồn sự phát triển trí tuệ của thời cổ đại và là lý do nhiều người trong số họ vẫn còn được biết đến ngày nay.
Kitô giáo thời trung cổ đã tạo ra trường đại học hiện đại, hệ thống bệnh viện, kinh tế khoa học, luật tự nhiên (sau này sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra luật quốc tế) và nhiều sáng kiến khác trên khắp tất cả các lĩnh vực trí tuệ. Kitơ giáo đã đóng một vai trị trong việc chấm dứt các tập quán phổ biến giữa các xã hội ngoại giáo, như sự hiến tế con người, chế độ nô lệ, tục giết trẻ em và đa phu thê.
Tồn cầu hóa bởi các đế chế thực dân châu Âu kế tiếp đã truyền bá lối sống châu Âu và phương pháp giáo dục châu Âu trên khắp thế giới giữa thế kỷ 16 và 20. văn hóa châu Âu phát triển với một phạm vi phức tạp của triết học, chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ và chủ nghĩa huyền bí. Tư duy hợp lý được phát triển qua một thời gian dài thay đổi và hình thành, với các thí nghiệm về Khai sáng và đột phá trong khoa học. Các khuynh hướng đã định nghĩa các xã hội phương Tây hiện đại bao gồm khái niệm đa nguyên chính trị, chủ nghĩa cá nhân, văn hóa nổi bật hoặc phản văn hóa (như các phong trào Thời đại mới) và gia tăng chủ nghĩa đồng bộ văn hóa do tồn cầu hóa và di cư của con người.
Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nó. Đặc biệt, Người đánh giá cao những thành tựu to lớn mà cách mạng tư sản đem lại cho nhân loại trên con đường của tự do dân chủ và văn hóa. Người quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ. Người đã có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng năm 1776. Người đánh giá đây là cuộc cách mạng không triệt để và khẳng định không đi theo hình mẫu của cách mạng đó. Nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Người rút ra 5 bài học mà cách mạng Pháp dạy cho chúng ta: Dân chúng công nông là gốc cách mệnh; Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công; Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều; Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại; Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng khơng nên sợ phải hy sinh.
<b>Quan điểm văn hố phương Đơng</b>
<small>6</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Thế giới phương Đông bao gồm các nền văn minh, rất nhiều các tục tập qn, văn hóa, tín ngưỡng của những người chỉ chung con người châu Á. Chủ yếu có nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư…Tên gọi các nước Phương đông thường dùng chỉ chung cho các nền văn minh, văn hóa, đang ở hiện tại cũng như quá khứ. Đặc trưng về tư tưởng và tập quán, vật chất, nhạc họa, kiến trúc, tôn giáo. Đã hội tụ được nhiều nguồn tạo thành một thế giới các nước Phương đông. Chủ yếu những nét cổ xưa con người truyền lại đời sau hay đã mất trong dòng lịch sử dài của Á châu.
Nền văn minh Phương Đơng tồn tại lâu đời
Từ khi xã hội lồi người nguyên thủy xuất hiện trên trái đất, các phát kiến để tự đấu tranh sinh tồn của con người đã tự hình thành. Xã hội xuất hiện, các bộ tộc, bộ lạc, thị tộc cứ lớn mạnh lên. Với sự xuất hiện nhà nước với nhiều lo toan quản lý đời sống nhân dân, các niềm tin. Quy luật cung cầu tự nhiên xuất hiện, việc trao đổi hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, tạo ra các phong tục cần được trao đổi và bổ sung cho mình.
Con đường Tơ lụa hướng từ Đông sang Tây, đi bằng ngựa, lạc đà. Mở rộng các dịch vụ buôn bán bằng đường thủy qua nước láng giềng. Những cuộc chiến tranh đất nước giành lãnh thổ, gây nên sự mất đi và xuất hiện một nhà nước hiện đại mới. Các điều kiện đó đã đủ điều kiện chứng minh cho nền văn hóa của Phương đơng phong phú.
Văn hóa huyền bí của người phương Đơng
Người phương đơng chủ yếu chú trọng phía trong bản thân, thầm kín chịu đựng mọi chuyện. Những nét này đều mang đậm tính cách của các vùng, địa hình được trải dài như khắp các ngọn núi non hiểm trở, khiến những người xưa khó gần nhau về việc giao tiếp. Tơn giáo chủ yếu: Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo v.v. pha trộn lẫn nhau đưa ra những nền văn minh tinh túy nhất cho nhân loại.
Các nhà khoa học phương Tây vẫn còn chưa thể khám phá những bí ẩn trên như các nhà sư ngồi thiền để lại nhục thân nguyên vẹn, hay xá-lị, khi viên tịch hàng trăm năm mà vẫn chưa có thay đổi bất cứ điều gì về thân thể quả là một điều kì diệu, các bậc chân nhân sống hàng trăm năm trong các hang núi vùng Himalaya (được mệnh danh là nơi ở của tuyết).
Kinh dịch
<small>7</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Kinh dịch được xem là tổng hòa của các nhà khoa học, mọi thứ trong vật chất tinh thần đều được vận hành theo quy luật ngũ hành, bát quái. Quan điểm sống của người Trung Hoa trước Cơng ngun, vẫn cịn tồn tại cho tới hiện nay.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại, con người cởi mở hơn. Phát triển hơn về mọi mặt nền mặt hóa lại có điểm giống và đi theo các nước phương tây tiên tiến hơn. Từ con người thay đổi cách ăn mặc, ăn bằng dao, dĩa, quần tây. Đến nơi ở nội thất treo tranh, nền lót giặt thảm, ghế sofa… tồn bộ đều đi theo kiến trúc, văn hóa phương tây.
<b>Quan điểm văn hố Việt Nam</b>
Văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng Việt Nam, trong đó bao gồm tồn bộ các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch sử dân tộc của Việt Nam.
Trong đó, có thể kể đến một số ví dụ như:
- Văn hố Văn Lang - Âu Lạc: Tại thời đại này, cư dân Việt có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo và váy; nam đóng khố. Người dân thời kì này thờ thần Mặt Trời, thần Núi… và sùng kính người có cơng với làng nước, các vị anh hùng…
- Áo dài Việt Nam: Trang phục này khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, là đặc điểm nổi bật, riêng biệt của người Việt Nam; áo dài có lịch sử hình thành lâu dài, được xem là trang phục truyền thống của Việt Nam thể hiện sự kín đáo, dịu dàng, duyên dáng, thanh lịch của phụ nữ Việt Nam…
<b>Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa</b>
Đại hội đồng UNESCO Khóa họp lần thứ 24 tại Pari từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987 đã thông qua Nghị quyết 24C/18.6.5 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.
Theo Nghị quyết của UNESCO, “Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của tinh thần dân tộc, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt
<small>8</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh là một con người hội tụ nhiều tư tưởng thể hiện khát vọng của các dân tộc trên thế giới trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau”.
Hầu hết các loại từ điển ghi nhận rằng văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được trong từng giai đoạn về các mặt học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất…
<i><b>+ Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh</b></i>
Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp.
<i><b>+ Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hố.</b></i>
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
1- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người. Hồ Chí Minh nêu văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.
<small>9</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">2- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng.
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong cơng cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
3- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi).
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ…
Người chỉ rõ “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta… Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tơi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”
“Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Đó là lời thể hiện hoài bão lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người đã dành trọn cả cuộc đời cho việc thực hiện hoài bão ấy. Ngay sau khi tuyên bố nước nhà được độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Người chỉ ra là ‘diệt giặc dốt” và Người đã phát động phong trào Bình dân học vụ.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiếu học. Nhưng hơn 80 năm Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cấu kết với bè lũ phong kiến, địa chủ kìm hãm nhân dân ta trong vịng ngu dốt để đàn áp và bóc lột. Nạn mù chữ và thất học trầm trọng 95% dân số không biết đọc, khơng biết viết.
Bình dân học vụ khơng chỉ dạy cho tơi biết đọc, biết viết mà cịn phải dạy cho đồng bào kiến thức khoa học thường thức, nâng cao trình độ dân trí.
4- Tiếp cận theo “phương thức sử dụng cơng cụ sinh hoạt”.
Tháng 8/1943 khi cịn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh và đưa ra quan điểm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa. Người biết “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
<small>10</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người được sản sinh nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống đòi hỏi sự sinh tồn”
Quan niệm về văn hóa trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong bối cảnh thời gian và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng.
<i><b>+ Ý nghĩa: </b></i>
Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Như vậy, có thể thấy, văn hố được coi là tồn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngơn ngữ, tiếng nói, tơn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân.
Trước cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh sử dụng văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống lồi người.
Từ sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh và nền văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp với ý nghĩa kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần và xã hội.
<i><b>b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ với các lĩnh vực khác</b></i>
<b>Quan hệ giữa văn hóa với chính trị</b>
Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quan trọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển.
Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nơ lệ, bị đàn áp, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển. Tuy nhiên, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, để văn hố phát triển tự do thì phải làm cách mạng chính trị trước. Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng
<small>11</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">chính trị, thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Để văn hố phát triển tự do thì phải làm cách mạng chính trị trước. Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị, thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hố, mở đường cho văn hố phát triển.
<i><b>Ví dụ 1: Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã</b></i>
thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định, Nhà nước Việt Nam chính là nhà nước của dân, do dân và vì dân, chính vì lẽ đó mà ở nước ta văn hóa bầu cử diễn ra rất thường xuyên, bỏ phiếu kín, cơng bằng và minh bạch, và hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của đơng đảo người dân
<i><b>Ví dụ 2: Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, bị các thế lực bên ngồi</b></i>
nhịm ngó, xâm chiếm, áp bức, bóc lột, đời sống người dân vô cùng khổ cực, người dân Việt Nam ta đã sớm hình thành nên một truyền thống văn hóa xuyên suốt bao thế hệ. Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên quyết chống giặc ngoại xâm. Đối với người Việt Nam, yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là cái chi phối và là thước đo đạo lý làm người. Giá trị đó được hình thành và phát triển trong suốt chiều sâu lịch sử dựng nước và giữ nước, được kết tinh, lưu truyền từ thế hệ này qua bao thế hệ khác.
Tuy nhiên, văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa. Văn hóa ở trong chính trị tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa hoặc đường lối kháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực... là với ý nghĩa như vậy. Theo đó, một phong trào văn hóa cách mạng, văn hóa kháng chiến đã diễn ra rất sơi động, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
<small>12</small>
</div>