Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Văn hóa đô thị: Chọn 4 thành phố lớn nói về những nét đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Sài Gòn. Những nét đặc trưng văn hóa, di sản văn hóa đó có đóng góp gì cho văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.03 KB, 16 trang )

Bài điều kiện môn: Văn hóa đô thị
Đề bài: Chọn 4 thành phố lớn nói về những nét đặc trưng văn hóa vật
thể và phi vật thể: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Sài Gòn. Những nét đặc
trưng văn hóa, di sản văn hóa đó có đóng góp gì cho văn hóa Việt Nam.
Bài làm:
Thăng long Hà Nội: Trải qua trường kỳ lịch sử dân tộc với biết bao biến
cố, Thăng Long – Hà Nội luôn là “nơi trung tâm bờ cõi”, “nơi đô thành bậc
nhất”, “nơi hội họp của bốn phương”, “nơi hội tụ tinh hoa sinh khí muôn
nhà”. Thăng Long – Hà Nội không chỉ là một đô thành mà còn là một vùng
văn hoá. Cổ Loa, điện Giảng Võ, tháp Báo Thiên, Cột Cờ, khu di tích Phủ
Chủ tịch, Ba Đình…là các ấn tích lịch sử - văn hoá mang đậm đà sắc thái
Thăng Long – Hà Nội.
Cổ Loa là Kinh đô của nước Âu Lạc, một thành trì, một dấu tích vật chất
về kiến trúc và đô thị cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Di tích nằm về phía
Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội. Cổ Loa không chỉ là Kinh đô của nước Âu
Lạc thời An Dương Vương – một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế và
quân sự của cả nước, mà tiếp đó, nơi đây trở thành trụ sở của các chính quyền
đô hộ phương Bắc và đến những năm 939 – 944, một lần nữa, Cổ Loa lại
được chọn làm quốc đô của Triều đình Ngô Vương Quyền. Đây là nơi đô thị
cổ nhất trong lịch sử Việt Nam còn giữ được hình hài cho đến ngày nay.
Nói đến di tích vật chất của Thăng Long thời Lý không thể không nhắc
đến ngôi chùa và tháp Báo Thiên. Có thể nói, đây là công trình kiến trúc to
lớn và đồ sộ nhất ở kinh thành Thăng Long dưới thời Lý. Đỉnh tháp được làm
bằng đồng và được xếp hàng một trong “Tứ đại khí” của Đại Việt thời Lý
Trần (gồm tháp Báo Thiên, tượng chùa Quỳnh Lâm thuộc xã Hà Lôi, huyện
Đông Triều, tỉnh Hải Dương, nay là Quảng Ninh, chuông Quy Điền, vạc Phổ


Minh thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Từ khi được hoàn thành, công
trình kiến trúc Phật giáo này đã đi vào hoạt động và đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng và văn hoá của kinh đô Đại


Việt. Và những công trình kiến trúc này cũng chịu sự thử thách, huỷ hoại của
thiên nhiên, của thời gian và đặc biệt là của chiến tranh, loạn lạc. Ngôi chùa
và tháp Báo Thiên là một công trình kiến trúc Phật giáo lớn quan trọng đã
từng tồn tại hàng mấy trăm năm trên đất thành Thăng Long – Hà Nội.
Chùa Một Cột là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và toà đài xây
giữa hồ vuông. Cả cụm kiến trúc này vốn có tên là chùa Diên Hựu và đài
Liên Hoa. Mặc dù không còn giữ được kiến trúc cũ nhưng chùa Một Cột vẫn
xứng đáng là biểu tượng của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn
hiến và mãi mãi là di sản văn hoá của dân tộc.
Hồ Tây là một hồ lớn tự nhiên nằm ở phía tây bắc của thành Thăng
Long. Vào thế kỷ XI, hồ này được ghi là hồ Dâm Đàm (hồ Mù Sương). Tới
thế kỷ XIV thì tên gọi là Tây Hồ được ghi trong sử sách. Ven hồ là những
xóm thôn, làng nông nghiệp, làng nghề trồng hoa, cây cảnh, nghề làm giấy…
với các sản phẩm nổi tiếng. Bên Hồ Tây đến nay còn dày đặc các công trình
kiến trúc văn hoá lịch sử, trong đó đáng kể nhất là các ngôi chùa Trấn Quốc,
Kim Liên, Quảng Bá, Tây Hồ, Vạn Niên…
Cột cờ Hà Nội (còn gọi là Điền Đài) là một trong những công trình kiến
trúc ít ỏi thuộc khu vực thành cổ Hà Nội, may mắn thoát khỏi sự phá huỷ của
quân đội Pháp chiếm đóng trong thời gian từ 1894 – 1897. Cột cờ thành Hà
Nội đã trở thành biểu tượng thiêng liêng cho cả nước, dù rằng thành Hà Nội
nay không còn nữa. Cột cờ vẫn là hình ảnh của thành Thăng Long cũ đã có từ
ngàn năm nay. Dưới chân Cột cờ ngày nay là nhà Bảo tàng Quân đội, một
cuốn sử bằng tài liệu, hiện vật và hình ảnh ghi lại quá trình đấu tranh gian


khổ, quật cường của toàn thể nhân dân Việt Nam, để ngọn cờ độc lập của dân
tộc Việt Nam luôn luôn ở vị trí của nó.
Văn hoá, về thực chất, là sự thể hiện và thực hiện những sức mạnh bản
chất của con người trong các hoạt động lao động - sản xuất, hoạt động tinh
thần, hoạt động quân sự…

Trong các hoạt động của cư dân Thăng Long – Hà Nội, hoạt động lao
động - sản xuất, mà tiêu biểu là các làng nghề, chính là nơi thể hiện các giá
trị lịch sử văn hoá. Hoạt động của các làng nghề đã thể hiện sự tài hoa, sự
trân trọng nghề nghiệp, tính cần cù và sáng tạo… Theo đó, có thể nói đến
những nghề và làng nghề như là những giá trị lịch sử văn hoá Thăng Long –
Hà Nội. Đó là nghề trồng hoa Nghi Tàm, nghề làm giấy Yên Thái, nghề đúc
đồng Ngũ Xã, nghề vẽ tranh Hàng Trống… Trong những nghề này, có nghề
tồn tại đến ngày nay, có nghề đã mai một nhưng vẫn còn sống trong ký ức
con người hiện đại, sống trong văn chương, nghệ thuật bởi chúng là những
giá trị văn hoá - lịch sử.
Cùng với những hoạt động sản xuất là những hoạt động tinh thần của cư
dân Thăng Long – Hà Nội, mà tiêu biểu là những sinh hoạt văn hoá – tín
ngưỡng - thẩm mỹ, được thể hiện qua những lễ hội. Những lễ hội này gắn
liền với các đền thờ các thần, thánh và các địa danh, có thể kể đến Hội làng
Chử Xá, xã Vạn Đức, Gia Lâm (ngày 17 đến 19/1), Hội làng Dạ Trạch (ngày
10 đến 12/2), Hội Gióng Phù Đổng, Gia Lâm (ngày 9/4), Hội Gióng Sóc Sơn
(ngày 6 đến 8/1)…hoặc những đền thờ các vị thần có công đức với nước với
dân, chẳng hạn, Tứ trấn Thăng Long với đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, đền
Voi Phục thờ Linh Lang đại vương, đền Kim Liên thờ Cao Sơn đại vương,
đền Trấn Vũ thờ Đại thánh Trấn Vũ…
Những hoạt động quân sự, những trận đánh, những chiến tích, những địa
danh ghi lại dấu tích của những quyết định chính trị có ý nghĩa lớn…cũng là


những giá trị lịch sử - văn hoá Thăng Long – Hà Nội, chúng ta có thể kể đến
các trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa, chợ Đồng Xuân trong những ngày kịch
chiến với quân Pháp, quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn
độc lập, những năm tháng hào hùng chống Pháp, chống Mỹ, những “Điện
Biên Phủ trên không” giữa Thăng Long – Hà Nội.
Các giá trị lịch sử - văn hoá Thăng Long – Hà Nội còn thể hiện dưới

dạng văn hoá vật thể hoặc phi vật thể. Trước tiên là các giá trị trong kiến trúc,
điêu khắc, trong các công trình đê, đập… Đó là những giá trị văn hoá vật thể.
Cùng với những giá trị văn hoá vật thể là các giá trị văn hoá phi vật thể. Đó là
những tri thức, những kinh nghiệm, những tư tưởng, những ý niệm triết học,
văn chương, thơ phú…làm cho Thăng Long – Hà Nội hiện ra như một vùng
văn hoá vô cùng giàu có. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của
Trần Quốc Tuấn, thơ văn Lý Trần, Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi, văn
chương cận đại và văn chương cách mạng…là những giá trị lịch sử - văn hoá
phi vật thể không thể kể hết của Thăng Long – Hà Nội. Có thể thấy lòng yêu
nước, đức tính cần kiệm, óc sáng tạo, sự dũng cảm, lòng nhân hậu và nét
thanh lịch là những đức tính tiêu biểu của con người Thăng Long – Hà Nội.
Liên quan đến sự hình thành và phát triển những đức tính của nhân cách
con người Thăng Long – Hà Nội là hệ thống giáo dục có truyền thống của
Thăng Long – Hà Nội được coi là những giá trị lịch sử - văn hoá của Thăng
Long – Hà Nội. Nó tiêu biểu cho hệ thống giáo dục của cả nước. Đó là Quốc
Tử giám và chế độ khoa cử của nhà nước Đại Việt được thể hiện chủ yếu ở
Thăng Long – Hà Nội.
Và sau cùng là các danh nhân văn hoá, tức là những bậc hiền tài tiêu
biểu cho nhân cách văn hoá của Thăng Long – Hà Nội, những người có công
lớn đối với sự phát triển của văn hoá Thăng Long – Hà Nội. Họ là những giá
trị của văn hoá Thăng Long – Hà Nội. Tiêu biểu là Lý Công Uẩn, người sáng


lập ra Kinh đô Thăng Long và thời kỳ Đại Việt của văn hoá Thăng Long, là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra một thời đại mới, thời đại mang
tên Người cả trên phạm vi Hà Nội, cả trên phạm vi cả nước, người khai sinh
ra một thời đại mới của văn hoá Thăng Long – Hà Nội. Đó là các nhà chính
trị, nhà quân sự, nhà hoạt động văn hoá, nghệ thuật lớn của Thăng Long – Hà
Nội, những người có công lớn đối với việc xây dựng và phát triển một nền
văn hoá Thăng Long – Hà Nội rực rỡ và giàu bản sắc.

Trải qua hàng trăm năm biến động thăng trầm của lịch sử, có thể nói văn
hoá cả thế giới như hội tụ lại dưới vòm trời Sài Gòn – thành phố Hồ Chí
Minh khiến thành phố này có một bộ mặt văn hoá đa dạng và nhiều sắc thái.
Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh "vùng đất lành chim đậu" không
mang tính kỳ thị, nơi hội thụ dân cư của cả nước và nhiều sắc dân trên thế
giới đã tiếp nhận, chắt lọc, hấp thụ tinh hoa văn hoá nhân loại từ Đông sang
Tây, từ khối các nước xã hội chủ nghĩa cho đến khối các nước tư bản chủ
nghĩa. Tất cả những chủ thuyết, học thuyết trường phái triết học hữu thần
hoặc vô thần đều được hội nhập và "Sài Gòn hoá" trên cơ sở của văn hoá
Việt Nam – văn hoá cách mạng.
Tất cả những dòng chảy văn hoá đó đã hoà nhập cùng nhau, bổ túc cho
nhau tạo nên hiện tượng "Mái nhà chung văn hoá” với những đường nét
mang tính toàn cầu: Việt – Hoa – Anh - Ấn – Nga – Hàn - Mỹ - Pháp - Nhật.
Ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh tùy thuận theo nhận định mà người
ta phát biểu đại khái như: "Sài Gòn thập cẩm", "Sài Gòn muôn mặt", "Sài
Gòn tạp pín-lù"… cũng hàm ý diễn tả độc đáo muôn màu muôn sắc có một
không hai của thành phố trẻ năng động và giàu sức sống này.
Văn hoá biển đã đồng hành với người Trung Bộ trên con đường Nam
tiến hội nhập vào đất Sài Gòn. Văn hoá biển Miền Trung với tinh thần năng


động thích ứng bởi những cư dân sinh sống dọc dài đất cằn khô eo hẹp: Một
bên là núi non chập chùng sỏi đá và một bên là biển cả thăm thẳm bao la.
Quy luật tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt đã trui rèn người dân
Trung bộ thành những con người "lên non xuống biển", "ăn sóng nói gió" cần
cù, nhẫn nại, giỏi chịu đựng, óc mạo hiểm dám nghĩ, dám làm… đã là những
tố chất tích cực góp phần giúp cộng đồng người Việt đủ sức đương đầu với
mọi trở ngại và vạch ra nhiều dự phóng ước mơ trên vùng đất mới đang được
khai phá. Về mặt nghề nghiệp, đáng kể nhất là người dân miền Trung đã đưa
vào Sài Gòn những nét tài hoa độc đáo của ngành nghề chạm khắc gỗ và điêu

khắc đá, vốn là thế mạnh của những phường thợ chuyên lo xây dựng kinh
thành và thiết kế cung đình Huế dưới triều đại nhà Nguyễn. Về mặt ẩm thực,
phải kể đến những món ăn đặc sắc Miền Trung trên đất Sài Gòn như món mì
Quảng, bún bò Huế, tré Huế… như vậy ngay từ đầu văn hoá biển Trung Bộ
đã là một phần của văn hoá Sài Gòn.
Muộn hơn thời kỳ này một chút còn có một dòng văn hoá Trung Hoa
hội nhập vào đất Sài Gòn thông qua những nhóm nghĩa binh "phản Thanh
phục Minh" tìm đến nơi này lánh nạn. Họ như những con ong theo dòng lịch
sử đã đem phấn hoa của văn hoá Trung Hoa gieo trồng trên đất Sài Gòn. Con
cháu hậu duệ của những nhóm nghĩa binh này đã phát triển mạnh như ta thấy
ngày nay. Tiêu biểu và gây ấn tượng nhất là ở vùng Chợ Lớn, nơi được mệnh
danh là "China Town" trên đất Sài Gòn.
Dưới chiêu bài "bảo hộ", văn hoá Âu Tây xâm nhập mạnh vào đất Sài
Gòn. Bỏ qua những yếu tố tiêu cực, những thủ đoạn thực dân. Những nhân tố
tích cực của nền văn hoá Pháp – văn hoá Âu Tây được truyền tải qua những
con người, có lý tưởng xã hội: những kỹ sư, bác sĩ, ông cố bà sơ, những nhà
thám hiểm, khảo cổ học v.v… do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy họ có mặt trong


đoàn quân viễn chinh Pháp đi “khai hoá thuộc địa”. Qua họ, tinh hoa văn hoá
Pháp đã đâm chồi, nảy lộc trên đất Sài Gòn mà thành quả là những ngành
nghề bách khoa, triết học, tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật khảo cổ, văn chương
và ẩm thực…với những tiêu chuẩn Chân - Thiện - Mỹ theo kiểu tư duy Âu
Châu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) đánh dấu sự thất bại hoàn toàn
của thực dân Pháp tại Việt Nam. Trong phong trào di cư 1954 vô tình đã trở
thành một cao trào tạo dịp để văn hoá đồng bằng Bắc Bộ hội nhập mạnh hơn
vào đất Sài Gòn.
Những khu vực tập trung dân cư Bắc Bộ như: Ngã ba Ông Tạ, Xóm
chiếu Khánh Hội, Xóm Mới Gò Vấp, Trung Chánh Hóc Môn… đã làm cho

bộ mặt Sài Gòn những sắc màu văn hoá mới. Văn hoá đồng bằng Bắc Bộ với
cơ cấu tổ chức làng xã chặt chẽ mang đậm tính kỷ cương trật tự xã hội đã góp
phần xây dựng và làm phong phú tính cách người Sài Gòn: vừa hào sản
phóng khoáng kiểu phương Nam lại vừa điều độ mực thước như người
phương Bắc. Dấu ấn của văn hoá đồng bằng Bắc Bộ còn là mô hình sản xuất
kinh tế theo kiểu làng nghề, phường nghề.
Cái tinh thần "cùng hội cùng phường" mang đầy “tính giai cấp”
nhằm bảo vệ lẫn nhau ấy phải chăng đã phát triển thành những hiệp hội
thương mại, những công hội lao động đủ các ngành nghề hầu có thể cạnh
tranh đối chọi, đảm bảo quyền lợi người Sài Gòn trên thương trường trước sự
thao túng của những tập đoàn tư sản mại bản trong và ngoài nước. Về mặt ẩm
thực, dân Sài Gòn ai cũng biết những món ngon vật lạ rất đặc trưng của miền
Bắc như: phở, bánh cuốn, chả giò, bánh cốm, bánh phu thê… những thức
uống như nước chè xanh, nước vối, nước bột sắn… điếu thuốc lào cũng là
một nét đặc trưng “văn hoá húc” của đồng bằng Bắc Bộ.


Về mặt thời trang, ấn tượng nhất là chiếc áo dài được cải biên theo thời
gian dựa trên cảm hứng xuất phát từ chiếc áo dài tứ thân trong trang phục
đồng bằng Bắc Bộ. Chiếc áo dài là niềm tự hào của người dân Sài Gòn vì đã
góp phần làm phong phú văn hoá Việt Nam và tôn vinh cá tính người Việt
trước những trào lưu thời trang quốc tế đầy sôi động tại thành phố này. Có
thể nói hơi thở của văn hoá đồng bằng Bắc Bộ quyện chặt và len lỏi vào mọi
nếp sinh hoạt và cuộc sống của người dân trên đất Sài Gòn.
Sài Gòn thời kỳ Nam Bắc phân chia.. Trong thời kỳ đối kháng văn
hoá này, những “của nợ” từ nền văn hoá phương Tây như: tự do chủ nghĩa,
cá nhân chủ nghĩa, thực dụng chủ nghĩa, duy tâm, duy trí, duy linh, duy
nghiệm, siêu hình hay thần bí… chủ nghĩa đã "lần lượt" "đổ bộ" lên đất Sài
Gòn gây ra một khung cảnh văn hoá vô cùng lộn xộn và phức tạp. Cái môi
trường văn hoá độc hại ấy đã gieo rắc vô vàn tệ nạn trên đất Sài Gòn bởi

khuynh hướng sùng bái vật chất, tiền bạc, tình dục, bạo lực hưởng thụ và
thoát ly cuộc sống thực tế biểu hiện qua những lỗi sống "mạnh vì gạo, bạo vì
tiền", những nghề gian hồ, bảo kê, những mối quan hệ buông thả.
Quả thực văn hoá Sài Gòn dưới thời Mỹ ngụy đã bị sự tấn công mạnh
mẽ của văn hoá đồi trụy. Thế nhưng cây văn hoá Sài Gòn sâu gốc, bền rễ trên
nền tảng văn hoá Việt Nam, giàu chất văn hoá của bản địa ba miền Bắc,
Trung, Nam lại thêm tinh hoa hội tụ từ những nền văn hoá Á châu đã đủ nội
lực đề kháng và thải loại những độc tố phi nhân, vô luân đi ngược lại với
những giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc. Mặt khác văn hoá Sài Gòn
cũng biết gạn đục khơi trong, thâu hóa những yếu tố tích cực của nền văn hoá
công nghiệp tư bản “sức mạnh khoa học, sáng tạo kỹ thuật, kinh tế vĩ mô…”
những giá trị đã làm cho Âu, Mỹ có những quốc gia phát triển giàu mạnh,
siêu cường hiện đại về một số lĩnh vực trên thế giới - biến chúng thành những
kinh nghiệm thực tiễn trong thời kỳ hậu chiến tranh để xây dựng đất nước.


Tính “tùy cơ ứng biến” của văn hoá Việt Nam, cái khéo “dĩ bất biến
ứng vạn biến” của người Sài Gòn là thế. Sự tranh thắng trong cuộc đối đầu
giữa văn hoá Sài Gòn và văn hoá Pháp - Mỹ không chỉ biểu hiện những phạm
trù: "hơn kém", "mạnh yếu", "đúng sai", mà còn phản ánh sâu xa quy luật
sinh tồn trong vũ trụ và xã hội loài người trên nền tảng nhân sinh quan, vũ trụ
quan sâu sắc của triết học, đạo học Á Châu và văn hóa Đại Việt: “nhu thắng
cang, nhược thắng cường”, “Đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường
bạo”. Sự cọ xát văn hoá Á – Âu trên đất Sài Gòn như diễn lại tích xưa trong
thời chiến quốc: ở Tề thì ngọt mà ở Sở thì chua.
Tóm lại qua hai thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thành phố Sài
Gòn đã đứng trước những thử thách nặng nề về văn hoá bởi những áp đặt của
nền văn hoá tư bản tiêu cực. Nhưng cũng như trong quá khứ "thuở ngàn năm
nô lệ của giặc Tàu" thì thời kỳ "trăm năm nô lệ giặc Tây” người Sài Gòn vẫn
giữ được bản sắc văn hoá của mình, thoát khỏi một nguy cơ vong bản và nô

dịch về văn hoá.
. Công cuộc cách mạng vĩ đại giải phóng đất nước kết thúc vẻ vang
bằng chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975. Tổ quốc thống nhất, tự do và độc
lập. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, văn
hoá Sài Gòn bắt đầu “một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư
hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi" (Trích Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Nxb CTQG – 1999, tr.33 ). Với những thành tích vẻ vang, năm
1976 Sài Gòn chính thức vinh dự được Quốc hội phê chuẩn cho đổi tên là
Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là hình ảnh tiêu biểu thể hiện sức mạnh truyền
thống đại đoàn kết dân tộc và ý chí thống nhất non sông. Một biểu tượng văn
hoá đẹp và giàu ý nghĩa. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, từ đây văn hoá


Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh mở cửa giao lưu và hội nhập vào dòng văn
hoá cách mạng của các nước cộng sản anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và
cả một số những quốc gia tiến bộ trong phong trào không liên kết. Trong bầu
không khí văn hoá đại đồng đó cây văn hoá Sài Gòn – thành phố Hồ Chí
Minh tiếp tục vươn cao qua sự trao đổi học tập để làm giàu thêm vốn văn hoá
của chính mình.
Văn hoá Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đã kịp bắt nhịp và hoà
mình vào dòng chảy văn hóa chung của cả nước. Đây có thể xem là thời kỳ
mà văn hoá Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được bồi bổ và tăng thêm nội
lực sau khi Tổ quốc thống nhất và dòng chảy văn hoá cách mạng trực tiếp
khơi nguồn sáng tạo để văn hoá Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị
hội nhập vào cộng đồng quốc tế theo xu hướng chung của thời đại.
Phố Hiến (chữ Nôm: 舖憲)là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng
Yên. Vào các thế kỷ 17-18, nơi đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt
Nam. Lúc ấy, phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng.
Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, Phố

Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai. Dân gian có câu: “Thứ
nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Văn bia chùa Thiên ứng, dựng năm Vĩnh
Tộ thứ 7 (1625) đã ghi: “Phố Hiến nổi tiếng trong bốn phương là một tiểu
Tràng An” - tức một Kinh đô thu nhỏNgoài vị trí trung tâm trấn Sơn Nam,
Phố Hiến chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao
gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố; và hai thương
điếm phương Tây (Hà Lan và Anh).
Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông
Nhị Hà chảy sát Phố Hiến. Đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của
những đoạn đường sông từ biển Đông vào tới kinh thành Thăng Long như
tuyến Đàng Ngoài, nhiều tuyến sông khác. Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu


thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp
tới Kinh đô. Cùng với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất như chợ
Vạn ở bến Xích Đằng, chợ Hiến bên cạnh lị sở Sơn Nam, chợ Bảo Châu...
Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành
các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long - Kẻ Chợ và các trấn gần xa
trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông
Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đông Bắc.
Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên
hành trình thương mại Đông - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của
xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương
thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ...
thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá.
Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di
tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo,
giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... những con đường phố hẹp chạy
ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An

bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn
tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm
thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối
sống đô thị.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ
một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư
dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian,
lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên
thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An
ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.


Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng.
Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43
miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1
cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.
Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di
sản văn hoá thế giới.
Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An
Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An
Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, Hội
An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến do các thương
gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và
dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm
phong cách Việt, Trung.
Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở
giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và
được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm
nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa

đến) - tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An
vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn
Vũ - thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung
Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai
lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một loại thuỷ quái
có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi
lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc


xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ
quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của
Hội An.
Nhà cổ Quân Thắng (77 đường Trần Phú, Hội An)
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay.
Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ
- Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về
kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào
lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở
thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu
khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng
mộc Kim Bồng - Hội An thực hiện.
Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn
hoá thế giới Hội An của du khách.
Nhà cổ Tấn Ký (10 đường Nguyễn Thái Học, Hội An)
Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu kiến trúc
hình ống - đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều
gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn
bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu
trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu

khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa... thể hiện
sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch
sử - văn hoá quốc gia.
Nhà cổ Phùng Hưng (04 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An)


Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với
phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển
về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An
trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống
của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được
thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà cổ Phùng Hưng không trạm trỗ, điêu
khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia
vào tháng 6 năm 1993
Hội quán Phúc Kiến (46 đường Trần Phú, Hội An)
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho
tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng
gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần
trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán
càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị
cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền
(lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về
hạnh phúc con người.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia
ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Hội quán Triều Châu (157 đường Nguyễn Duy Hiệu, Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để
thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện - vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho

việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.


Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ
chạm trổ tinh xảo cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những
tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông (17 đường Trần Phú, Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885.
Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911
chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hào các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu
lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có.
Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công
(24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người
tham gia.
Hội quán Ngũ Bang (64 đường Trần Phú, Hội An)
Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung
Hoa hội quán. Hội quán do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến,
Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741. Đây
là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương để giúp nhau làm
ăn buôn bán. Hội quán Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung
Hoa.
Chùa Ông (24 đường Trần Phú, Hội An)
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm:
1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành
tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là
trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương
nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin
xăm cầu may.



Quan âm Phật tự Minh Hương (số 7 đường Nguyễn Huệ, Hội An)
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan âm
Phật Hương có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần
như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng
mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số
chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất
nhiều người đến khẩn cầu.
Nhà thờ tộc Trần (số 21 đường Lê Lợi, Hội An)
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội
An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong
thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tạo lạc trên một khu
đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng
bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở ... Đây là nơi tụ họp con cháu vào
dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.
Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan
được nhiều du khách quan tâm.
Trên đây là những đặc trưng văn hóa của bốn đô thị ở Việt Nam. Mỗi
một đô thị có một đặc trưng riêng biệt, tùy vào vị trí địa lý,lịch sử hình thành
và xây dựng vùng đất. Chính những yếu tố đó đã sản sinh ra những giá trị vật
chất cũng như tinh thần cho vùng đất ấy, hình thành nên những tính cách con
người khác nhau văn hóa khác nhau. Điều này góp phần tạo nên nền văn hóa
đa dạng cho nước nhà.



×