Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn: Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.38 KB, 93 trang )




Luận văn
Một số giải pháp để đẩy mạnh
xuất khẩu cà phê UTZ

-1-


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ


-2-
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản phổ biến trên thế giới, được trồng ở
khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Với lượng cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1 triệu
tấn/niên vụ, cà phê Việt Nam đang giữ vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên,
xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: chủ yếu xuất qua các kênh
trung gian; chất lượng cà phê thấp và b
ị thải loại nhiều, giá xuất khẩu thấp và
thường bị ép giá Với mục tiêu nâng cao chất lượng và tạo ra giá trị gia tăng cho
cà phê nhân xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã đăng ký tham gia
sản xuất cà phê theo hướng bền vững thông qua một số chương trình cà phê có
chứng nhận được giới thiệu tại Việt Nam. Việc tham gia các chương trình này làm
thay đổi thói quen canh tác của người trồng cà phê, áp dụng những k
ỹ thuật sản


xuất mới đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường, bền vững về mặt xã hội và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cà phê Việt Nam từng bước đáp ứng yêu
cầu của thị trường thế giới.
1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ
1.1.1 Cà phê và cà phê UTZ
1.1.1.1 Lịch sử cà phê
Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa
chất caffein và được sản xuất từ việc rang hạt của cây cà phê. Cà phê được sử dụng
lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9 khi nó được khám phá từ vùng cao nguyên Ethiopia.
Theo truyền thuyết, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) đã phát
hiện một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có lá xanh thẫm và quả giống
như quả anh đào đ
ã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Một người
chăn dê và sau đó là các thầy tu ăn thử loại quả màu đỏ đó và xác nhận công hiệu
của nó. Như vậy có thể coi rằng nhờ đàn dê này mà con người biết được cây cà phê.
Người ta cũng tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của
cây cà phê.

-3-
Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang
vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên
và sử dụng nó làm đồ uống. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha,
hay còn gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Sau đó,
cà phê được phổ biến ở Ai Cập, Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi.
Sau đó là Ý và phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mỹ. Ngày nay, cà phê là mộ
t
trong những thức uống thông dụng toàn cầu.
Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Hạt cà phê
được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trong đó ba dòng cây
cà phê chính là cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê

Excelsa (cà phê mít). Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng
loại cây, từng loại hạt và nơi trồng. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với
cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn nên giá cả theo đó cũ
ng rẻ hơn. Loại cà
phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê chồn) của
Indonesia và Việt Nam.
Cà phê đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà
phê nguồn thu nhập chính. Cà phê còn thúc đẩy sự tiến bộ của loài người vì cà phê
là chất xúc tác không thể thiếu cho mọi phát minh, mọi hoạt động sáng tạo. Cà phê
giúp con người khỏe mạnh về thể xác và tinh thần. Cà phê cũng góp phần vào sự
hòa hợp và ti
ến bộ xã hội, phát triển văn hóa và nghệ thuật, kích thích sáng tạo và cổ
vũ cho sự phát triển bền vững.
1.1.1.2 Cà phê UTZ
Một trong những trọng điểm phát triển của thị trường hàng hóa trong vòng 10 -
15 năm qua là hình thành các tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng trên thế giới. Tiêu chuẩn đảm bảo rằng mọi mắt xích trong chuỗi
cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao về trách nhiệm xã hội và các vấn đề
về môi trường. Các tiêu chuẩn này bao gồm nhiều vấn đề từ an toàn sức khỏe nghề

nghiệp đến các dự án phát triển cộng đồng và cung cấp tín dụng cho nông dân. Đối

-4-
với người tiêu dùng cuối cùng, họ được khuyến khích trả một khoản phụ trội cho ly
cà phê mà mình yêu thích để bù đắp một phần chi phí cho yêu cầu phát triển nông
nghiệp bền vững. Hiện nay, có nhiều tổ chức khác nhau đưa ra các tiêu chuẩn khác
nhau, trong đó các chương trình phổ biến là UTZ Certified, 4C, Rain Forest Alliance,
Organic, Fairtrade Mục đích của các chương trình đều giống nhau là hướng tới
phát triển cà phê bền vững với các chủ trương về xã hội, môi trường và kinh tế
: Tạo

dựng những điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt cho nông dân, gia đình họ và những
người làm công, bao gồm tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn lao động; Bảo vệ
môi trường như rừng nguyên sinh, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
như nước, đất, đa dạng sinh học và năng lượng là những yếu tố then chốt đối với sản
xuất cà phê và quá trình sau thu hoạch; Khả năng sinh lợi về kinh tế
bao gồm thu
nhập hợp lý cho toàn bộ chuỗi sản xuất cà phê, tiếp cận thị trường dễ dàng và ổn
định. Trong giới hạn của đề tài này tác giả muốn giới thiệu sâu hơn về cà phê UTZ
vì theo tác giả là đây là chương trình đem lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Các sáng lập viên đã tạo ra một tổ chức hoạt động độc lập với các nhà sản xuất
và nhà rang xay với văn phòng được mở tại thành phố Guatemala năm 1999 với tên
gọi UTZ Kapeh và được đổi tên thành UTZ Certified “Good Inside” vào tháng 3
năm 2007. UTZ Certified là Chương trình chứng nhận toàn cầu dành cho các
hoạt động sản xuất và cung ứng cà phê có trách nhiệm cao. UTZ theo ngôn ngữ
người Maya là “tốt”. UTZ Certified thực hiện trách nhiệm tạo ra một thị trường mở
và minh bạch cho các sản phẩm nông nghiệp. Chương trình này đảm bảo về qui
trình sản xuất và cung ứng bền vững cũng như tạo ra khả năng truy nguyên nguồn
gốc trực tuyến cho các sản phẩm nông nghiệp.
UTZ Certified là một tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận hoạt động
trên phạm vi quy mô toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các sản phẩm
cà phê tốt, có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm và bền vững
trong 3 lĩnh vực kinh tế - môi trường và xã hội. Đây là tổ chức độc lập thực hiện
chương trình chứng nhận cà phê được sản xuất một cách có trách nhiệm và trợ giúp

-5-
các nhà sản xuất, rang xay tăng thêm giá trị cho sản phẩm cà phê của họ khi được
UTZ chứng nhận. Hoạt động chứng nhận của UTZ là nhằm trả lời cho người mua
các câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cà phê đến từ đâu, được sản xuất
như thế nào, nhà sản xuất có bảo đảm các tiêu chí về thân thiện môi trường, điều

kiện chăm sóc, phân bón, tưới nước để đạt lượng sản phẩm cà phê sạch, chất lượng
tốt… Chỉ trong vòng 5 năm, UTZ Certified đã lớn mạnh, trở thành một trong những
chương trình chứng nhận cà phê lớn nhất toàn cầu đáp ứng được những đòi hỏi kỳ
vọng của nông dân, ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. UTZ sẽ trả
lời được hai câu hỏi trọng yếu mà mọi người quan tâm nhất: “Cà phê có xuất xứ từ
đâu? Và cà phê được sản xuất như thế nào?”.
Trong giới hạn của đề tài này, tác giả xin định nghĩa cà phê UTZ là loại cà
phê được sản xuất và xuất khẩu đạt chứng nhận UTZ Certified, tuân thủ các quy
định của Bộ nguyên tắc UTZ đồng thời tạo ra khả năng truy nguyên thông qua Hệ
thống truy nguyên dựa trên trang web của UTZ Certified (xin tham khảo hình 1.1 và
Phụ lục số 2).
a. Bán hàng. Một nhà sản xuất cà phê được UTZ chứng nhận bán cà phê của
mình cho người mua đã đăng ký. Họ thương thuyết các chi tiết hợp đồng và cùng
thỏa thuận về giá thưởng (premium) dành cho sản phẩm được chứng nhận.
b. Thông báo bán hàng. Nhà sản xuất thông báo cho UTZ Certified về lô
hàng bán và các thông tin hợp đồng qua việc thực hiện một Thông báo bán hàng
trên Hệ thống Theo dõi của UTZ Certified. Khi nhận được Thông báo Bán hàng,
UTZ Certified sẽ cấp một số theo dõi duy nhất cho hợp đồng này. Số UTZ duy nhất
này được gửi lại cho nhà sản xuất để nhà sản xuất gửi tiếp cho người mua đầu tiên
của lô cà phê. Số UTZ duy nhất này sẽ đi cùng lô cà phê suốt toàn chuỗi cung ứng.
c. Kinh doanh. Nhà kinh doanh khi bán lại cà phê được UTZ chứng nhận
không phải làm thông báo bán hàng trong hệ thống theo dõi UTZ Certified. Tuy
nhiên, khi họ muốn bán một phần hợp đồng hoặc cùng một hợp đồng cà phê được
chứng nhận cho nhiều người mua khác nhau, họ cũng phải thực hiện Thông báo
tách lô hàng trên hệ thống theo dõi UTZ Certified. UTZ Certified sẽ tạo ra số UTZ

-6-
duy nhất mới cho mỗi phần hợp đồng để đảm bảo khả năng truy nguyên của cà phê
được chứng nhận. Nhà kinh doanh sau đó sẽ tiếp tục gửi (những) số UTZ duy nhất
này đi cho người mua mới.

4. Đối chiếu. Khi nhận được cà phê UTZ, người mua cuối cùng trong chuỗi
cung ứng đối chiếu cà phê với số liệu trong Hệ thống theo dõi. Người mua cuối
cùng đưa ra Xác nhận hàng đã nhận được bằng cách nhập số UTZ duy nhất vào hệ
thống. Người mua cuối cùng sẽ xác nhận thông tin trong hệ thống có khớp với các
chi tiết trong hợp đồng hay không. Nếu các thông số này khớp, cà phê mà người
mua cuối cùng đã mua chính thức là cà phê đã được UTZ chứng nhận. Người mua
từ đó có thể biết chính xác cà phê của mình đến từ đâu và nó đã được sản xuất như
thế nào.


Hình 1.1: Quy trình truy xuất nguồn gốc của cà phê UTZ
1.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới
Sản lượng cà phê thế giới tăng, giảm thất thường một phần do thời tiết (sương
giá, hạn hán luôn là mối lo ngại rất lớn về sự sụt giảm sản lượng cà phê. Thực tế
những năm qua khi có sương giá xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng đã gây sụt giảm sản
lượng đáng kể), một phần do canh tác, một phần do phụ thuộc vào chu kỳ
sinh
trưởng của cây cà phê (nghĩa là năm nay thu hoạch cao thì năm sau sẽ giảm vì

-7-
thường những nhánh cà phê sau khi thu hoạch sẽ bị khô chết). Do đó, sản lượng cà
phê không ổn định là điều dễ nhận thấy và được chứng minh qua số liệu ở bảng 1.1.
Vụ mùa 2006/2007 tổng sản lượng của quốc gia sản xuất cà phê số 1 thế giới -
Brazil là 42,512 triệu bao. Nhưng đến vụ mùa 2007/2008 do ảnh hưởng sương giá
nên sản lượng đã sụt giảm xuống còn 36,07 triệu bao. Tuy nhiên, v
ụ 2008/2009 thì
sản lượng cà phê lại tăng lên đến 45,992 triệu bao.
Vụ cà phê 2007/2008, ở một số vùng cà phê, hiện tượng El Nino đã làm sản
lượng vụ này giảm còn 117,882 triệu bao. Vụ 2008/2009 lượng cà phê toàn cầu
khởi sắc trở lại và sản lượng đạt khoảng 127 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê

Brazil là 45,992 triệu bao, tăng 9,922 triệu bao so với năm 2008 do sử dụng phân
bón hợp lý và lượng mưa được cải thi
ện sau mùa khô hạn kéo dài ở năm trước. Các
yếu tố giá cả được cải thiện tạo điều kiện cho nông dân tăng cường đầu tư cho vườn
cà phê ở các nước như Ethiopia, Ấn Độ… đã làm tăng sản lượng ở những nước này.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà phê thế giới
ĐVT: ngàn bao (1bao = 60kg)
“Nguồn: Thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)” [28]
Vụ mùa 06/07 Vụ mùa 07/08 Vụ mùa 08/09
Quốc gia
SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng
Brazil 42.512 33,30 36.070 30,60 45.992 36,21
Việt Nam 19.340 15,15 16.467 13,97 16.000 12,60
Colombia 12.153 9,52 12.515 10,62 10.500 8,27
Ethiopia 4.636 3,63 4.906 4,16 6.133 4,83
Indonesia 7.483 5,86 7.751 6,58 5.833 4,59
Mexico 4.200 3,29 4.150 3,52 4.650 3,66
Ấn Độ 5.079 3,98 4.148 3,52 4.610 3,63
Peru 4.249 3,33 2.953 2,51 4.102 3,23
Honduras 3.461 2,71 3.842 3,26 3.833 3,02
Uganda 2.700 2,12 3.250 2,76 3.500 2,76
Guatemala 3.950 3,09 4.100 3,48 3.370 2,65
Bờ Biển Ngà 2.847 2,23 2.150 1,82 2.500 1,97
Các nước khác 15.043 11,78 15.580 13,22 15.982 12,58
TỔNG CỘNG 127.653 100,00 117.882 100,00 127.005 100,00

-8-
Về xuất khẩu cà phê, theo tính toán của Tổ chức cà phê thế giới thì sản lượng cà
phê dành cho xuất khẩu chiếm khoảng 75 - 80% tổng sản lượng cà phê toàn cầu
nhưng tỷ trọng này là khác biệt tại các nước sản xuất. Theo số liệu ở bảng 1.2,

những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu như Brazil, Việt Nam và Colombia chiếm
hơn 50% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. C
ụ thể vụ mùa 2006/2007 tỷ
trọng này là 59,24%, vụ mùa 2007/2008 là 57,56% và vụ 2008/2009 là 59,10%. Sản
lượng của các nước này cùng nhau quyết định vận mệnh của thị trường cà phê toàn
cầu. Ba nước này cùng với Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Ethiopia, Guatemala,
Honduras, Uganda và Peru chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu thế giới.
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu
ĐVT
: Triệu bao (1bao = 60kg)
Quốc gia
Vụ mùa
06/07
Tỷ trọng
(%)
Vụ mùa
07/08
Tỷ trọng
(%)
Vụ mùa
08/09
Tỷ
trọng
(%)
Brazil 27,34 30,98 27,97 29,11 31,55 32,33
Việt Nam 14,00 15,87 15,77 16,42 17,41 17,84
Colombia 10,94 12,39
11,56
12,03 8,72 8,93
Indonesia 5,28 5,98 5,51 5,74 7,57 7,76

Guatemala 3,31 3,75 3,82 3,98 3,46 3,54
Honduras 2,90 3,28 3,39 3,53 3,02 3,10
Ấn Độ 3,70 4,19 3,39 3,53 2,54 2,60
Peru 3,88 4,40 3,23 3,37 3,43 3,52
Uganda 2,17 2,46 3,21 3,34 3,06 3,13
Ethiopia 2,94 3,33 2,81 2,92 1,87 1,91
Mexico 2,57 2,91 2,56 2,66 2,77 2,84
Bờ Biển Ngà 2,40 2,72 1,95 2,03 1,57 1,61
Các nước khác 6,82 7,72 10,91 11,36 10,61 10,88
Tổng cộng
88,24 100,00 96,08 100,00 97,58 100,00
“Nguồn: Thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)” [28]
Tại các quốc gia phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản thì nhu cầu tiêu
dùng các loại cà phê có chứng nhận là rất cao. Các nhà rang xay cũng như các công
ty bán lẻ đã bắt đầu chú ý đến cà phê có chứng nhận. Thị trường cà phê thế giới bị
chi phối bởi 3 công ty đa quốc gia là Nestle, Kraft, Sara Lee và một số ít các nhà
rang xay lớn như Starbucks, Tchibo và Lavazza. Gần như tất cả các công ty cà phê

-9-
lớn đều mua một hoặc nhiều loại cà phê có chứng nhận. Những công ty này thể hiện
sự quan tâm đến cà phê có chứng nhận với chiến lược đa dạng hóa thị trường đòi
hỏi sự tự do lựa chọn từ một hệ thống tiêu chuẩn với những nhãn hiệu khác nhau
cho các thị trường khác nhau. Ví dụ MacDonalds bán cà phê có chứng nhận
Rainforest Alliance tại hệ thống cửa hàng ở Anh nhưng ở một số quốc gia châu Âu
khác MacDonalds giới thiệu cà phê UTZ và bán cà phê có chứng nhận Fairtrade ở
Mỹ. Dunkin’Donuts bán 100% cà phê epresso có chứng nhận Fairtrade ở Mỹ. Gần
đây, Ikea bắt đầu phục vụ cà phê UTZ cho tất cả các khách hàng của họ.

Hình 1.2
: Xuất khẩu cà phê toàn cầu theo quốc gia vụ mùa 2008/09

Trong những năm gần đây thì sản lượng xuất khẩu cà phê có chứng nhận tăng
lên đáng kể. Nếu năm 2002 tỷ lệ này là 1% thì đến năm 2008 lượng cà phê có chứng
nhận mua bán trên thế giới khoảng 8 triệu bao chiếm khoảng 6% tổng lượng cà phê
xuất khẩu toàn cầu, trong đó cà phê UTZ chiếm tỷ lệ 1,53%. Năm 2006 sản lượng
cà phê UTZ được mua bán là 600.000 bao tương đương 36.000 tấn. Tổng lượng bán
cà phê UTZ nă
m 2008 là 77.500 tấn, tăng 48% so với năm 2007. Nhu cầu cà phê
UTZ năm 2008 là nhiều hơn dự kiến 20% so với mục tiêu tổ chức UTZ đề ra cho
năm 2008 là 65.000 tấn. Năm 2009 mục tiêu của UTZ là đạt 95.000 tấn, số liệu cà
phê UTZ mua bán trong năm 2009 cụ thể như sau:
32.33%
17.84%
8.93%
7.76%
3.54%
3.10%
2.60%
3.52%
3.13%
1.91%
2.84%
1.61%
10.88%
Brazil
Việt Nam
Colombia
Indonesia
Guatemala
Honduras
Ấn Độ

Peru
Uganda
Ethiopia
Mexico
Bờ Biển Ngà
Các nước khác

-10-
- Quý I/2009: lượng bán quý I cho đến cuối tháng 3 tăng 10,2% so với quý I năm
2008 với tổng lượng bán 24.079 tấn so với 21.848 tấn cùng kỳ năm trước. Sự khởi
đầu tốt đẹp đó của UTZ cho thấy mặc dù trải qua thời kỳ khó khăn, nguồn cà phê
UTZ vẫn tăng trưởng bền vững.
- Quý II/2009: số lượng bán vào giảm chút ít 0,12% với tổng khối lượng 39.109
tấn so với 39.062 tấn của năm 2008. Việc giảm 0,12% này cho th
ấy lượng tiêu dùng
giảm chút ít có thể do suy thoái kinh tế toàn cầu. Để đảm bảo lượng bán và duy trì
được tốc độ cũ hay cao hơn năm 2008, UTZ đã thúc giục các thành viên tăng cường
đặt hàng và tăng cường công tác tiếp thị/PR để giúp tăng lượng bán. Điều đó không
chỉ quan trọng đối với UTZ nhằm đảm bảo mức độ tăng trưởng trong lượng bán mà
nó còn đặc biệt quan trọng đối với người s
ản xuất, người mua và các nhà rang xay
khi họ gặp khó khăn với lượng bán giảm.
- Quý III/2009: đến cuối tháng 8 có 56.664 tấn cà phê UTZ đã được giao dịch,
tăng 4% so với năm trước. Với việc các đối tác hiện tại cam kết mua cao hơn và có
nhiều quan tâm từ các khách hàng tiềm năng, lượng bán của các nước sản xuất vẫn
không thay đổi so với năm trước: vị trí dẫn đầu là Brazil (36%) và Việt Nam (22%).
Honduras và Colombia đang tranh vị trí số 3 về
lượng bán của nước sản xuất với tỷ
lệ tương ứng là 11% và 12%.
- Cuối tháng 12 năm 2009: 91.450 tấn cà phê UTZ đã được giao dịch trong

khuôn khổ chương trình chứng nhận UTZ Certified. Khối lượng giao dịch so với
năm trước tăng 7%. Về các nước sản xuất thì Brazil và Việt Nam vẫn là hai nước có
mức bán nhiều nhất với tỷ lệ 36% và 23% trong tổng số lượng bán.
- Tại hội nghị tổng k
ết của Tổ chức UTZ Certified ở Amsterdam- Hà lan ngày
08/04/2010, qúy I năm 2010 đã có 32.042 tấn cà phê có chứng nhận UTZ Certified
được bán, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009 “ Nguồn
: Văn phòng UTZ Certified
Việt Nam ”.
Bảng 1.3: Sản lượng cà phê UTZ mua bán toàn cầu
Năm 2006 2007 2008 2009

Sản lượng (tấn) 36.000 52.365 77.500 91,450

-11-
“Nguồn: Văn phòng UTZ Certified Việt Nam”
1.1.3 Xu hướng tiêu dùng cà phê hiện nay
Nền kinh tế toàn cầu kết thúc năm 2008 trong khủng hoảng với những bất ổn
trong ngành lương thực và năng lượng. Thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về một
tương lai với các nguồn lực suy giảm, giá năng lượng và nhiên liệu cao, tranh cãi về
nhiên liệu sinh học, trợ cấp nông nghiệp, phá rừng, căng thẳng về nguồn nước và
suy thoái môi trường. Những vấn đề này đều chỉ ra tính bền vững là một thực tế
kinh doanh và cũng là thách thức, cơ hội cho các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
Lựa chọn của người tiêu dùng là một điều mà tất cả các bên liên quan trong
ngành cà phê đều phải phấn đấu vì nó hàng ngày do thị hiếu tiêu dùng ngày nay
cũng thay đổi nhiều với đòi hỏi cao hơn. Có người tiêu dùng quan tâm đến các lựa
chọn, lại có những người khác thích sản phẩm quen thuộc và thuận tiện. Người tiêu
dùng nên được khuyến khích tự lựa chọn dựa trên trách nhiệm cá nhân. Vì thế việc
tìm ra bất cứ công cụ nào khiến cho cá nhân có thể tự làm chủ lựa chọn của mình và

đào tạo cho họ là giải pháp tích cực. Với sự đồng thuận và quan điểm đúng đắn, có
thể tìm ra một sản phẩm trung gian dung hòa được sự tin tưởng, sự quen thuộc, giá
cả, hương vị và chất lượng cũng như tính bền vững. Tính bền vững là một xu hướng
với dòng sản phẩm đa số và tính truy nguyên là một công cụ có thể hỗ trợ người tiêu
dùng có thông tin lựa chọn. Hiểu biết được sản phẩm đến từ đâu sẽ khiến người tiêu
dùng thêm đảm bảo về chất lượng và sản xuất bền vững. Vì ngày càng có nhiều hơn
các công ty lựa chọn hướng đi này nên người tiêu dùng vẫn có thể tiếp tục lựa chọn
sản phẩm dựa trên giá cả, chất lượng hay thương hiệu. Điều này được minh chứng
cụ thể qua tình huống minh họa số 1.
[1]
Với xu hướng tiêu dùng như hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ
là cần thiết vì cà phê sẽ được trồng trên các trang trại mà ở đó sử dụng nông hóa
phẩm một cách hợp lý, nông dân được trang bị những kiến thức canh tác cà phê

[1]
Tropical Commodity Coalition (2009), “Coffee Barometer 2009”, Tropical Commodity Coalition for
sustainable Tea Coffee Cocoa [29].

-12-
chuyên nghiệp. Hơn hết, người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng cà phê họ sử dụng
được trồng theo phương thức bền vững. Cụ thể như sau:
o Thứ nhất, xu hướng sản xuất cà phê sạch đang gia tăng. Chất lượng hàng
nông sản là vấn đề rất được quan tâm khi Việt Nam gia nhập WTO. Với mục tiêu
nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp cà phê đã đăng ký tham gia
chương trình sản xuất và cung ứng cà phê sạch UTZ Certified. Không chỉ là vấn đề
chất lượng, đây còn là việc thay đổi thói quen canh tác của người trồng cà phê, áp
dụng những kỹ thuật sản xuất mới đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trườ
ng,
bền vững về mặt xã hội và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giá cà phê sạch của

Việt Nam hiện đang tăng mạnh là lý do kích thích nhà nông, doanh nghiệp sản xuất
cà phê sạch, an toàn, không gây ô nhiễm môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế
được thị trường nhập khẩu ưa chuộng. Cả nước hiện có hơn 29.000 ha cà phê với
sản lượng hơn 90.000 tấn cà phê được chứng nhận cà phê sạch theo tiêu chuẩn
UTZ. Hiện nông dân ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, Quảng Trị đã bắt
đầ
u hiểu và thay đổi cách sản xuất theo tiêu chuẩn của UTZ. Với chứng nhận UTZ,
người trồng cà phê ở mọi qui mô đều có thể thể hiện những thực hành nông nghiệp
tốt, áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả và sản xuất có trách nhiệm. Hơn thế,
khi nhà rang xay và các hãng cà phê ngày càng có nhu cầu với cà phê được chứng
nhận UTZ, nên chứng nhận này tạo điều kiện cho người trồng cà phê tiếp cận các
thị trường m
ới. Cà phê UTZ đem đến cho các hợp tác xã và trang trại khả năng tiếp
cận mạng lưới quốc tế những người trồng cà phê, với các chương trình hỗ trợ của
người mua và các tổ chức phi chính phủ, những hỗ trợ kỹ thuật và những hướng dẫn
từ các chuyên gia nông nghiệp được UTZ đào tạo cũng như từ các đại diện UTZ tại
nước sở tại. Việc sả
n xuất này đã phần nào giúp nông dân khắc phục một số nhược
điểm của sản phẩm cà phê Việt Nam như chất lượng không đồng đều, giá trị kinh tế
thấp và khả năng cạnh tranh yếu trên thị trường thế giới. Giảm kinh phí đầu tư
nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, sản lượng và chất lượng vườn cây là điều
những ngườ
i trồng cà phê ở tỉnh Đăk Lăk đã ứng nghiệm khi tham gia chương trình
cà phê UTZ.


-13-
o Thứ hai, yêu cầu của khách hàng. Nhiều nhà nhập khẩu cà phê đang ráo riết
tìm nguồn hàng cà phê có chứng nhận UTZ với mức giá cao hơn từ 40 đô la Mỹ/tấn
so với cà phê nhân cùng loại chưa có chứng nhận. Đặc biệt là các khách hàng này

quan tâm đến khả năng truy xuất nguồn cũng như yêu cầu về an toàn vệ sinh thực
phẩm. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư để nâng cao chất lượng
cà phê xuất khẩ
u và tạo ra giá trị gia tăng cho cà phê xuất khẩu Việt Nam. Các nước
Mỹ, EU (thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam) ngày càng ưa thích những sản
phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng
hóa chất. Do đó, quy chế nhập khẩu từ các nước này ngày càng thắt chặt hơn. Truy
xuất nguồn gốc là một trong những yếu tố để chứng minh
được cà phê đảm bảo các
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là quy định về mức hạn chế độc tố
OTA trong cà phê rang xay và hòa tan (năm 2005) của Liên đoàn Cà phê châu Âu.
Ngoài ra, yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay không chỉ là vấn đề hương vị, chất
lượng và giá cả mà ngày càng đòi hỏi cà phê họ dùng phải được trồng một cách có
trách nhiệm và họ mong muốn các nhà rang xay đảm bảo rằng cà phê họ dùng được
sản xuấ
t có trách nhiệm. Cụ thể là:
- Các nước nhập khẩu
: hiện đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và tính
truy nguyên. Bộ luật thực phẩm ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng đang dần thay
đổi theo hướng minh bạch về nguồn gốc và khả năng truy nguyên của sản phẩm
kèm theo một hệ thống các quy định hết sức nghiêm ngặt về kim loại nặng, xuất xứ,
các chất gây dị ứng… và sự minh bạch trong sử dụng hóa ch
ất, các enzym trong
khâu sản xuất, chế biến và bảo quản.
- Người tiêu dùng
: ngày càng đòi hỏi cao hơn, muốn được thông tin tốt hơn
Họ muốn các người sản xuất, xuất khẩu quan tâm hơn đến điều này.
- Với các công ty bán lẻ, nhà rang xay
: mong muốn có sự đảm bảo cao, tính
minh bạch và khả năng truy nguyên; đòi hỏi những chương trình có uy tín và năng

lực; mong muốn một môi trường cung ứng cà phê cạnh tranh; sự phát triển của
người sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến những người mua cà phê chất lượng cao.

-14-
o Thứ ba, xuất khẩu cà phê UTZ sẽ kết tinh thêm một số giá trị sau: Nâng cao
giá trị kinh tế; Có tính truy nguyên nguồn gốc; nâng cao kiến thức, trình độ quản lý
và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và
người tiêu dùng; Quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội đối với người lao động;
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường; Kiểm soát được toàn bộ
các công
đoạn từ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cà phê.
Đứng trước những đòi hỏi của thị trường thế giới cũng như những lợi ích khi
tham gia UTZ thì việc đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ sẽ
là lời giải cho xuất khẩu cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững và hội nhập,
để mỗi hạt cà phê Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài đề
u đạt hiệu quả kinh tế
cao nhất vì UTZ đáp ứng yêu cầu của người mua nhưng cũng đáp ứng nhu cầu của
người sản xuất và xuất khẩu. Những lợi ích khi tham gia UTZ cụ thể như sau:
- Đối với người sản xuất
: thứ nhất là khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ trong
mô hình chuỗi giúp cải thiện chất lượng và số lượng cà phê, tăng sản lượng, giảm
chi phí sản xuất. Thứ hai, hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung cấp. Thứ
ba, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tăng cường chuyển giao giá trị theo
chuỗi, tăng cường các cơ c
ấu tổ chức. Thứ tư, đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng
về sản phẩm an toàn, có nguồn gốc. Cuối cùng là được công nhận tiêu chuẩn hàng
hóa và trả đúng giá trị, ổn định và phất triển sản xuất bền vững.
- Đối với nhà kinh doanh, xuất khẩu
: Thứ nhất là đáp ứng mong muốn của nhà
nước, tổ chức phi chính phủ và khách hàng. Thứ hai là tạo ra giá trị gia tăng cho

người mua như: tạo sự minh bạch về xuất xứ và khả năng kiểm soát suốt chuỗi cung
ứng; Đảm bảo các thực hành tốt được triển khai; Thể hiện cam kết phát triển bền
vững; Sự kết nối từ khách hàng đến sản xuất. Thứ ba là góp phầ
n cải thiện môi
trường và xã hội. Thứ tư là mức giá thưởng cao nên lợi nhuận cho các doanh nghiệp
sẽ tăng.

-15-
Tình huống minh họa số 1: Selecta, một trong những công ty dịch vụ đồ ăn văn
phòng lớn nhất ở Châu Âu, đã tổ chức hội nghị cà phê bền vững thứ hai cho các
công ty lớn tại Thụy Điển vào ngày 12 tháng 3 năm 2009. Bốn chương trình
chứng nhận hàng đầu UTZ CERTIFIED, Fairtrade, Organic và Rainforest
Alliance đã giới thiệu về chương trình của mình và thảo luận về những vấn đề về
tính bền vững với các công ty tham dự. Bên cạnh đó, một số công ty lớn, bao
gồm IKEA, đã trình bày về quyết định của họ chỉ sử dụng cà phê bền vững. Công
ty Arvid Nordquist đã phục vụ loại cà phê UTZ tuyệt vời của Nicaragua được sản
xuất tại trang trại La Cumplida. Thụy Điển là một trong những nước có tỷ lệ tiêu
thụ cà phê trên đầu người lớn nhất (9 kg vào năm 2006) và sự kiện này là một tín
hiệu cho thấy vấn đề chất lượng và chất lượng bền vững đều rất quan trọng. ICA
- nhà bán lẻ lớn nhất - bán các loại nhãn hiệu cà phê của riêng mình được UTZ
chứng nhận. Löfbergs Lilla vừa đưa vào bán 5 sản phẩm UTZ/organic cho thị
trường HoReCa. Tất cả các sản phẩm đó là loại cà phê Bugisu rang đậm từ
Uganda. Nay Löfbergs Lilla cung cấp những sản phẩm này cho Selecta và IKEA
tại thị trường Thụy Điển và Na Uy. Những nhà hàng Martin Olsson
Restauranghandel AB phục vụ một số cà phê UTZ với thương hiệu của họ và có
sử dụng công cụ truy nguyên nguồn gốc trực tuyến, công cụ duy nhất chỉ có với
UTZ cho phép người tiêu dùng truy nguyên nguồn gốc cà phê có trong bao bì đó
và đọc những câu chuyện về các trang trại sản xuất ra nó. ICA, Merrild Coffee
Systems (Sara Lee) và IKEA đều chia sẻ nguồn gốc cà phê với người tiêu dùng.
Những công ty phục vụ đồ ăn như IKEA và Best Western Hotels chỉ phục vụ cà

phê UTZ CERTIFIED, đảm bảo các yếu tố Con người, Hành tinh và Lợi nhuận
đều được cân bằng.
Nguồn: Thị trường cà phê bền vững tại Thụy Điển, Bản tin Good Inside 02/2008,
trang web www.UTZcertified.org.

-16-

Tình huống minh họa số 2
: Ngày 01/12/2009 khách hàng Decotrade AG đã gửi
đơn hàng cho công ty Simexco Daklak yêu cầu mua cà phê UTZ. Điều này cho thấy
nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm đến khả năng truy xuất nguồn gốc của cà phê
cũng như chất lượng cà phê và sẵn sàng trả giá cao hơn cà phê không có khả năng
truy xuất nguồn gốc từ 50USD/tấn trở lên nếu các sản phẩm này đáp ứng yêu cầu
của họ. (Chi tiết xin tham khảo phụ lục số 3)
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ
Cơ sở lý thuyết để khẳng định đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ là một tất yếu
khách quan dựa trên một số học thuyết dưới đây để làm căn cứ đề xuất một số giải
pháp ở chương 3.

1.2.1 Thuyết trọng thương

Thuyết trọng thương ra đời ở châu Âu vào khoảng cuối thế kỷ XV. Theo thuyết
trọng thương: sự giàu có của quốc gia được thể hiện qua số lượng quý kim (vàng,
bạc ) mà quốc gia đó nắm giữ, được xem là tài sản quốc gia; Con đường duy nhất
để tăng tài sản quốc gia là phải phát triển ngoại thương và nhấn mạnh rằng xuất siêu
là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động ngoạ
i thương; Hoạt động ngoại thương
được hiểu theo Luật trò chơi bằng không (Zero – sum game) nghĩa là lợi ích kinh tế
mà một quốc gia thu được là từ nguồn lợi của quốc gia khác; Thương mại quốc tế
không chỉ dựa vào tiềm năng của một quốc gia mà Chính phủ đóng một vai trò quan

trọng thông qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền ngoại thương để chi
phối toàn bộ th
ị trường nhằm đạt được mục tiêu xuất siêu mang lại nhiều vàng bạc
cho quốc gia.
[2]

[2]
PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân – Chủ nhiệm đề tài (2004), Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ
mỹ nghệ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trường Đại học Kinh tế TPHCM, TPHCM [24]

-17-
Mặc dù có những nhược điểm nhất định nhưng nếu vận dụng sáng tạo trong điều
kiện hiện nay thì học thuyết này vẫn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp
xuất khẩu nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung. Cụ thể là muốn cà phê
Việt Nam hướng tới phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các
thị trường nhập khẩu thì các doanh nghiệp cần phải tích cực nâng cao chấ
t lượng
cà phê xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ. Bên cạnh sự nỗ lực của các
doanh nghiệp, của người trồng cà phê thì Chính quyền (Nhà nước và chính quyền
địa phương) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy hoạch và phát triển ngành
cà phê Việt Nam.
1.2.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh, người được
suy tôn là cha đẻ của
“kinh tế học”. Ông cho rằng sự giàu có của quốc gia phản ánh
qua năng lực sản xuất chứ không phải qua số quý kim nắm giữ và
“Nếu mỗi quốc
gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế
tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập khẩu những
mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều có lợi

”. Lợi
thế tuyệt đối có được là do sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa
lý mà có. Thương mại quốc tế không phải là quy luật Trò chơi bằng không mà là
Trò chơi tích cực (positive sum game) và các quốc gia đều có lợi hơn thông qua
thương mại quốc tế.
Vận dụng học thuyết của A. Smith, tác giả nhận thấy cà phê Việt Nam có nhiều
lợi thế trong sản xuất và xuất khẩ
u như điều kiện tự nhiên phù hợp, năng suất
cao,… Đó là những yếu tố quyết định để cà phê Việt Nam có thể phát triển bền vững,
tạo tiền đề vững chắc cho xuất khẩu.

-18-
1.2.3 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
David Riacrdo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Theo ông
nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà
mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế so
sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên lợi thế so sánh ở đây là dựa vào
trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh thay đổi tùy
thuộc vào th
ời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia/địa phương.
Vận dụng học thuyết của David Ricardo tác giả nhận thấy để đẩy mạnh xuất
khẩu cà phê UTZ bên cạnh việc khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên,
phát huy tính cần cù sáng tạo của người nông dân Việt Nam còn phải không ngừng
cải thiện tất cả các khâu từ sản xuất đến thu mua, chế biế
n, bảo quản… để nâng cao
chất lượng cà phê nhân xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể
giữ vững và mở rộng thị trường hiện có. Đồng thời, thâm nhập các thị trường mới
và tiềm năng như thị trường Trung Quốc và thị trường Nga.
1.2.4 Lý thuyết phát triển bền vững
Dựa trên nguyên lý tài nguyên môi trường là cố định, để phát triển bền vững thì

mỗi thế hệ phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, để có
thể chuyển giao cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhỏ
hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà thế hệ hiện nay đang có. Một trong các định
nghĩa về tính bền vững là một “xã hội bền vững”; một thế giới mà nhân loại duy trì
sự an sinh vững chắc qua các thế hệ thông qua cải thiện sự ổn định của các hệ thống
kinh tế, sinh thái và văn hóa xã hội.
Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững theo tác giả vấn đề cốt yếu trong bền
vững là lợi nhuận. Con người, Môi trường và Lợi nhuận là ba yếu tố quan trọng để
đạt được mục tiêu bền vững thông qua các chuỗi cung ứng cà phê. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa nơi mà người tiêu dùng ở thế giới thứ nhất và các hộ sản xuất nhỏ từ
thế giới thứ ba cùng tham gia vào một chuỗi cung ứng sản phẩm, lợi nhuận là nền
tảng để phát triển các yếu tố khác là Con người và Môi trường. Khuyến khích

-19-
những người sản xuất nhỏ từ các nước đang phát triển phải được cụ thể hóa và bắt
đầu bằng việc hiểu rõ đời sống của họ cần phải được cải thiện. Tính bền vững về tài
chính là ưu tiên hàng đầu của đa số người sản xuất nhỏ ở các nước kém phát triển
vì nó có ý nghĩa nhiều mặ như giúp nuôi dưỡng gia đình họ, con cái được học hành
và có thể đáp ứng các nhu cầu khác trong tương lai Đây là phương pháp tiếp cận
của UTZ khi phát triển các tiêu chuẩn về bền vững. Trong quá trình phát triển các
tiêu chuẩn bền vững cho các sản phẩm, các ưu tiên của người sản xuất được đề cập.
Trọng tâm về năng suất, về canh tác và Quản lý Dịch bệnh Tổng hợp giúp phát
triển năng lực cho người sản xuất để họ trở thành những người nông dân chuyên
nghiệp hơn và kinh doanh tốt hơn dù cho ở qui mô nhỏ hay lớn. Một khi những vấn
đề này được đề cập và tương lai ngắn hạn của người sản xuất được giảỉ quyết tốt
đó là lúc các yếu tố quan trọng khác là Con người và Môi trường được củng cố -
các ưu tiên của người sản xuất có thể được chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn. Cà
phê Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu như điều kiện tự nhiên
phù hợp, năng suất cao… và đó là những yếu tố quyết định để cà phê Việt Nam có
thể phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho xuất khẩu. Để hoạt động xuất

khẩu của các doanh

nghiệp phát triển bền vững và hội nhập thì phải chú trọng đến
vấn đề môi trường, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo đảm quyền lợi cho người nông dân Điều này thực sự là một thách
thức to lớn đòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, đầu tư…
để làm thay đổi nhận thức để các hộ nông dân. Mục đích là cung cấp những sản
phẩm hữu cơ vừa tăng giá trị xuất khẩu vừa duy trì nguồn tài nguyên đất cho thế hệ
mai sau.
1.2.5 Lý thuyết Heckscher – Ohlin
Lý thuyết H – O được trình bày như sau: các quốc gia cần chú trọng chuyên môn
hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong
nước sẵn có dồi dào (như là lao động đối với các nước đang phát triển) và nhập khẩu

-20-
trở lại những sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà trong nước khan hiếm tương
đối (như là vốn và kỹ thuật đối với các nước đang phát triển)
[3]
.
Lý thuyết này có giá trị cao trong việc vận dụng vào thực tế phát triển ngoại
thương đối với những quốc gia đang phát triển có thế mạnh về nông nghiệp như
Việt Nam. Trong trường hợp này các doanh nghiệp xuất khẩu có thuận lợi để đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê UTZ, sản phẩm thâm dụng tài nguyên nhưng giá trị gia tăng
chưa cao. Lý thuyết này cũng chứng minh là tại sao trong cơ cấu hàng xu
ất khẩu của
các nước đang phát triển thì đại bộ phận hàng xuất khẩu là sản phẩm thâm dụng lao
động và có nguồn gốc từ tài nguyên. Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này là đã
không tính đến ảnh hưởng của thương mại quốc tế đối với sự thay đổi giá cả các yếu
tố sản xuất.
Ngoài những lý thuyết nêu trên, lý thuyết chi phí cơ hội của G. Haberler, và các

lý thuyết mới v
ề thương mại quốc tế cũng cung cấp những ý tưởng quan trọng làm
nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê
UTZ tại các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).
1.3 KINH NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ đưa ra một số kinh nghiệm của cà phê
Brazil và Colombia mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng nhằm mục đích
đẩy mạnh việc gia nhập chương trình cà phê UTZ Certified một cách hiệu quả nhất.
1.3.1 Bài học kinh nghiệm của Brazil
Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ
17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Hiện tại, Brazil có đến 144 đơn vị
sản xuất và 54 đơn vị xuất khẩu được cấp chứng nhận UTZ Certified. “ Nguồn
: Văn
phòng UTZ Certified Việt Nam ” .Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị
trường thế giới nhờ chất lượng cao. Mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn

[3]
TS. Ngô Thị Ngọc Huyền (2000), Định hướng phát triển ngoại thương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến
2010, Nhà xuất bản Thống kê, TPHCM [12]

-21-
đã tốt hơn Việt Nam, nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật
sản xuất và chế biến tiên tiến. Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã
hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới
35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã (HTX) cà phê lớn nhất thế giới
của Braxin (Cooxupe) được thành lập từ
năm 1957, có 12.000 thành viên, trong đó
70% là nông trại quy mô nhỏ, 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này
buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực

tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản). HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm
kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực
tiếp. Nhằm giúp cho các nhà sản xuất địa phương tiếp tục đạt được những cả
i thiện
trong sản xuất cà phê UTZ, HTX đã triển khai nhiều hoạt động đào tạo nhằm tăng
cường mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật ở các vùng sản xuất cà phê chính. Hai học phần -
với tổng số 10 ngày học - tập trung vào phương pháp tập huấn cho nông dân, thực
hành nông nghiệp tốt cà phê và thực hiện Bộ Nguyên tắc UTZ. Các cán bộ kỹ thuật
được đào tạo sẽ hỗ trợ k
ỹ thuật cho nông dân. Tiếp theo đào tạo cho cán bộ kỹ thuật
của các vùng và nông dân trồng cà phê sẽ có cơ hội tham dự các hoạt động tập huấn
cho nông dân do chính những cán bộ được đào tạo này tiến hành. Một công cụ khác
giúp cho các nhà sản xuất trở nên chuyên nghiệp hơn là bộ đĩa video về thực hành
nông nghiệp bền vững (GAP) cà phê. Những video này sẽ được cán bộ kỹ thuật,
khuyến nông và nông dân trồng cà phê sử dụ
ng. Bộ băng video đã được thử nghiệm
trong các khóa học đào tạo. Nhìn chung, tài liệu đào tạo và video đã được tiếp nhận
nồng nhiệt, thể hiện cụ thể các thực hành sản xuất. Bên cạnh đó, chi phí tái bản bộ
video thấp giúp có thể phổ biến rộng rãi trong nông dân, điều đó khiến video trở
thành một công cụ đào tạo tuyệt vời để nhân rộng mô hình tốt v
ề phát triển cà phê
bền vững.
1.3.2 Kinh nghiệm của Colombia
Vào ngày 17/9 vừa qua bao cà phê được chứng nhận thứ một triệu trong năm
2009 đã được giao dịch thông qua hệ thống UTZ Certified. Cà phê đó được Sara
Lee mua và đến từ các nhà sản xuất thuộc Liên hiệp Hợp tác xã FNC Quindío,

-22-
Colombia: một hợp tác xã gồm có hơn 200 các hộ sản xuất lớn, vừa và nhỏ với diện
tích 3.877 ha được cấp chứng nhận. Quá trình cấp chứng nhận được bắt đầu với

động lực xuất phát từ các hộ sản xuất, những người đã tự mình thực hiện những cải
thiện về thực hành kinh doanh và nông nghiệp. Thông qua các sáng kiến tập trung
vào cải thiện công tác đào tạo cho công nhân, tiền lương, việc sử dụng hợp lý các
nguồn lực và bảo vệ môi trường, họ đã không chỉ sản xuất cà phê một cách bền
vững mà còn cải thiện cả kết quả kinh doanh của mình. Tổ chức UTZ Certified đã
ghi nhận những nỗ lực của Liên hiệp Hợp tác xã FNC Quindío và các nhà sản xuất
thành viên trong thực hiện và duy trì chương trình UTZ và đặc biệt cho những cố
gắng không ngừng của họ trong sản xuất cà phê một cách bền vững. Tổ chức UTZ
Certified tự hào có được họ là thành viên và là những đối tác trong phát triển một
thị trường công nhận những cố gắng và tầm quan trọng của phát triển bền vững.
Với Hệ thống Kiểm soát Nội bộ nghiêm ngặt mà UTZ Certified
yêu cầu, FNC Departamento de Quindio có thể cho biết chính xác
hộ thành viên nào đã sản xuất bao cà phê thứ một triệu đó: đó là José
Orlando Arias. Trang trại của ông, La Palma, đã được chứng nhận UTZ và ông làm
việc với sự giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật của Hiệp hội Cà phê Quốc gia của Colombia
FNC (Federación Nacional de Cafeteros de Colombia). Những gì thấy được ở trang
trại của ông và những trang trại khác trong hợp tác xã là việc quản lý trang trại, tổ
chức và kiểm soát chất lượng tốt hơn, quan tâm đến phúc lợi và đào tạo cho nông
dân trang trại. José Orlando đã phát biểu: “Trước khi chứng nhận chúng tôi chỉ là
những người trồng cà phê đơn thuần không có sự hứng khởi đặc biệt như bây giờ.
Giờ đây chúng tôi đã có mục tiêu và tôi muốn không ngừng cải tiến, đem lại những
sản phẩm ngày càng tốt hơn cho khách hàng”. Kinh nghiệm của José Orlando với
UTZ khiến ông cảm thấy mình là một nhà doanh nghiệp và tạo động lực cho ông
không ngừng cải tiến nhiều hơn nữa, chú ý đến mọi chi tiết ở trang trại của mình.

-23-
Từ những kinh nghiệm từ Brazil và Colombia, bài học rút ra các doanh nghiệp
Việt Nam khi xuất khẩu cà phê UTZ như sau:
9 Bài học 1
: Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vốn để nâng cao và ổn

định chất lượng cà phê, hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm theo tiêu chuẩn của
các quốc gia nhập khẩu.
9 Bài học 2
: Thành lập các Hợp tác xã ngành hàng hoạt động hiệu quả, thay
đổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất và chế biến cà phê. Các doanh
nghiệp phải liên kết với các nông trường, hợp tác xã hoặc bao tiêu sản phẩm để có
được nguồn cung cấp ổn định, lâu dài với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng và khả
năng truy nguyên nguồn gốc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Xuất khẩu theo tiêu chuẩn của các chương trình cà phê có chứng nhận trong đó
có UTZ Certified là một trong những cách để hướng đến một nền sản xuất cà phê
bền vững. Từ thực tiễn như vậy thì cơ sở lý thuyết cũng đã chứng minh phải đẩy
mạnh xuất khẩu những gì mình có lợi thế và phải tiếp tục phát triển bền vững. Thực
tế đã chứng minh các qu
ốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới luôn hướng đến mục
tiêu phát triển bền vững. Hiện nay, truy xuất nguồn gốc là một trong những yếu tố
để chứng minh được cà phê đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các
nước nhập khẩu hiện đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và tính truy nguyên.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn, muốn được thông tin tốt…
Với nhữ
ng yêu cầu của thị trường thế giới về chất lượng cà phê cũng như tính truy
nguyên thì việc tham gia các chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận là cần
thiết. Trong chương 2 tác giả sẽ phân tích tình hình sản xuất, xuất khẩu của cà phê
Việt Nam. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê UTZ
cũng như một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê UTZ sẽ là cơ
sở vững
chắc để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ tại
các doanh nghiệp xuất khẩu thành viên Vicofa.

-24-



CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ UTZ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI CÀ PHÊ
CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

×