Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề tài vai trò của nhtm trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng techcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.28 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI</b>

<b>Đề tài: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số và tác độngcủa xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh</b>

<b>doanh của Ngân hàng TechcombankGiảng viên hướng dẫn: Tạ Thanh HuyềnNhóm thực hiện: Nhóm 1</b>

<b>Lớp tín chỉ: 231FIN17A13</b>

<b>Hà Nội, ngày tháng năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI</b>

<b>Đề tài: Vai trò của NHTM trong nền kinh tế số và tác động của xuhướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của</b>

6 <sup>Nguyễn Thị Ngọc</sup><sub>Quyên</sub> 25A4022470 95%

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1.2. Sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam...3</b>

<b>1.3. Xu hướng của việc phát triển nền kinh tế số hiện nay...4</b>

<b>2. Đánh giá tổng quan vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế số...7</b>

<b>2.1. Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế...8</b>

<b>2.2. Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển xã hội...8</b>

<b>2.3. Ngân hàng thương mại với vấn đề bảo vệ môi trường...9</b>

<b>II. Thực trạng tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của Techcombank...10</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Lời mở đầu</b>

Những năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mạnh cuộc cách mạng 4.0, trong đó có xu thế lớn là kinh tế số. Hệ thống các tổ chức tài chính và hệ thống ngân hàng đã gia nhập mạnh mẽ vào xu thế này và đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi và xây dựng nền kinh tế hiệu quả. Trong đó, vai trị của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế số cần được xác định rõ và đánh giá được những tác động của xu thế này tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.

<i><b>Hiểu được vấn đề đó, chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của NHTM trong nền</b></i>

<i><b>kinh tế số và tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Techcombank” nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết và xu hướng</b></i>

phát triển của nền kinh tế số đến thế giới cũng như Việt Nam cũng như vai trò to lớn của các NHTM đến vấn đề này. Chúng em lựa chọn Techcombank để phân tích, đánh giá và đưa những giải pháp thúc đẩy nền kinh tế số ở Việt Nam.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Tạ Thanh Huyền, giảng viên bộ môn Ngân hàng thương mại, Học viện ngân hàng. Trong quá trình học tập và làm bài tập nhóm bộ mơn Ngân hàng thương mại, chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết từ cơ.

Trong q trình thực hiện bài tập lớn, dù đã rất cố gắng nhưng chúng em không tránh khỏi việc mắc những sai sót, vì vậy chúng em mong rằng sẽ nhận được những góp ý quý giá từ cơ để bài tập nhóm được hồn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc cơ thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy.

<i>Chúng em xin chân thành cảm ơn!</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Theo nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford, “kinh tế số” được định nghĩa là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Ba thành phần chính trong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng kinh doanh số và thương mại điện tử.

- Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, “kinh tế số” được định nghĩa là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mơ hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số.

<i><b>Hình ảnh 1: Hình ảnh minh họa cho kinh tế số 1.1.2. Phân loại</b></i>

<b>- Kinh tế số được chia thành 3 cấu phần, bao gồm: </b>

<small></small> Kinh tế số ICT/viễn thông gồm: sản xuất phần cứng, sản xuất phần mềm, sản xuất nội dung số, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truy cập Internet.

<i><b>Ví dụ: Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thông Quân đội( Viettel)</b></i>

<i> Tập đoàn Vingroup Công ty Cổ phần VNG… </i>

<small></small> Kinh tế số Internet/ nền tảng gồm: kinh tế dữ liệu số, kinh tế nền tảng số, dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế chia sẻ, kinh tế thuật toán, kinh tế Internet, kinh tế Gig.

<i><b>Ví dụ: Facebook,Google, Apple,… </b></i>

<small></small> Kinh tế số ngành/lĩnh vực, gồm: quản trị điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, sản xuất thơng minh, nơng nghiệp chính xác, và du lịch thơng minh.

<i><b>Ví dụ: Shoppe, VNPT Pay, Ngân hàng điện tử Vietcombank,.. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Hình ảnh 2: Các cấu phần của nền kinh tế số</b></i>

- Trong đó, có thể thấy việc xử lý thơng tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. Tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị tồn cầu. Có thể dựa trên khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực

<b>1.2. Sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam</b>

- Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ kĩ thuật số. Vì vậy, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển nền kinh tế, công nghệ quan trọng hiện nay. Một điều dễ nhận thấy là số lượng các công ty công nghệ ngày càng tăng.

- Theo báo cáo e-economy năm 2022, sau đại dịchViệt Nam là một trong những quốc gia khơi phục các hoạt động “bình thường mới" một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số thói quen và xu hướng 

tiêu dùng

 được hình thành và thúc đẩy trong đại dịch vẫn được duy trì và tiếp tục phát triển. Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng thương mại điện tử trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ Giao đồ ăn (60%) và Mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).

- Người dùng kỹ thuật số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, trong đó lĩnh vực thương mại điện tử, thực phẩm và tạp hóa đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96%, 85% và 85%. Mặt khác, tần suất một người Việt Nam tiêu thụ nội dung số thấp hơn mức trung bình của khu vực với 23% người tham gia khảo sát cho biết họ xem video theo yêu cầu ít nhất một  lần mỗi tuần, tiếp đến là 19% cho hoạt động chơi gamenline và 16% cho hoạt động nghe nhạc theo yêu cầu. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Các dịch vụ tài chính  kỹ thuật số (DFS) tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Lĩnh vực Cho vay kỹ thuật số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) nhanh nhất ở mức 114%, và lĩnh vực đầu tư dự kiến sẽ có bước nhảy vọt lớn nhất vào năm 2025 với mức hơn 106% CAGR. Hơn nữa, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á trong thị trường tăng trưởng dài hạn của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) với 83% quỹ đầu tư mạo hiểm kỳ vọng hoạt động thương vụ tại Việt Nam tăng trưởng trong dài hạn.

<i><b>Hình ảnh 3: Dự đốn các dịch vụ tài chính kỹ thuật số tại Việt Nam trong năm</b></i>

- Bà Stephanie, Phó chủ tịch Google châu Á - Thái Bình Dương, Phụ trách khu vực Đơng Nam Á nhận định: “Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và thương mại điện tử có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đơng Nam Á. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ USD vào năm 2025".

 Như vậy, khi nền kinh tế toàn cầu đang dần chuyển dịch sang nền kinh tế số, Việt Nam cần phải đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế số để tránh tình trạng nền kinh tế trở nên cồng kềnh, gây cản trở trong việc hội nhập quốc tế. Tóm lại, “nền kinh tế số” đóng vai trị quan trọng đối với mọi quốc gia, là đòn bẩy để khẳng định vị thế trên đường đua quốc tế.

<b>1.3. Xu hướng của việc phát triển nền kinh tế số hiện nay</b>

<i><b>1.3.1. Xu hướng phát triển nền kinh tế số trên thế giới</b></i>

- Thực tế cho thấy, kinh tế số giúp tăng trưởng bền vững hơn, bởi công nghệ sẽ mang lại những giải pháp tốt, hiệu quả hơn đối với việc sử dụng tài nguyên, xử lý các vấn đề ô nhiễm mơi trường,… Nhận thức được xu thế đó, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều đưa ra chiến lược phát triển công nghệ số gắn với tăng trưởng kinh tế.

- Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), năm 2019, kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP tồn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP tồn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP.  Một nghiên cứu của Microsoft cũng chỉ ra rằng kinh tế số đóng góp cho GDP khu vực

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 khoảng 6%, năm 2019 khoảng 25% và năm 2021 là khoảng 60% GDP.

- Trung quốc là nước điển hình thành cơng về phát triển kinh tế số, với mức tăng trưởng luôn rất cao, và chủ yếu dựa trên các cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng và kinh tế số ngành/lĩnh vực. Theo quỹ tiền tệ quốc tế, quy mô của nền kinh tế số Trung quốc đã tăng từ 15% GDP năm 2008 lên 37% vào năm 2019, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT chiếm phần nhỏ và ổn định ở mức khoảng 6-7% GDP hằng năm, trong khi cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng tăng nhanh từ 7% GDP năm 2008 lên 30% vào năm 2019.

- Ngoài ra để thấy được xu hướng phát triển kinh tế số tồn cầu ta có thể xem xét lĩnh vực hoạt động của 20 công ty hàng đầu trên thế giới về vốn hóa thị trường. Theo Báo cáo kinh tế số của UNCTAD, năm 2009 trong số các cơng ty hàng đầu trên thế giới có 35% là cơng ty kinh tế dầu khí và khai khống và chỉ có 15% cơng ty kinh tế số, nhưng đến năm 2018 đã thay đổi đáng kể : số lượng công ty kinh tế số nằm trong top đầu thế giới tăng lên 40%, cơng ty kinh tế dầu khí và khai khống giảm xuống cịn 10%.

<i><b>Hình ảnh 4: Biểu đồ minh họa</b></i>

- Sự thay đổi này thậm chí cịn đáng chú ý hơn khi tính theo giá trị vốn hóa thị trường: năm 2009, các cơng ty kinh tế dầu khí và khai khống chiếm 36% tổng vốn hóa thị trường trong khi nhóm kinh tế số chỉ chiếm 16% nhưng đến năm 2018, nhóm kinh tế số đã tăng lên 56% tổng vốn hóa thị trường và tỷ trọng cơng ty dầu khí và khai khống cịn 7%.

<i><b>Hình ảnh 5: Biểu đồ minh họa</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>1.3.2. Xu hướng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam</b></i>

- Kinh tế số đang phát triển nhanh và trở thành xu hướng, tiềm năng phát triển mới trên phạm vi toàn cầu. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, kinh tế số của Việt Nam đang phát triển nhanh và có nhiều triển vọng.

- Theo báo cáo e-Conomy SEA năm 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, với 14 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 3 trong các nước ASEAN về kinh tế số và là nước có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này cao nhất với mức tăng 16%, so với Indonesia là 11%, và Thái Lan ở mức 7%. Báo cáo dự báo đến năm 2025 kinh tế số Internet/nền tảng Việt Nam sẽ đạt mức 52 tỷ USD.

<i><b>Hình ảnh 6: </b></i>GMV của nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020

<b>- Theo e- Conomy SEA năm 2021 chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền</b>

tảng, GMV của Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ USD, ngang bằng với Malaysia, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng là 7%, giảm 9% so với năm 2020. Điều này có thể lý giải rằng, năm 2021 Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ đại dịch Covid-19, ngành du lịch giảm 45% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được bù đắp bởi hoạt động TMĐT, vận tải và thực phẩm, tăng lần lượt 53% và 35% YoY.

<i><b>Hình ảnh 7: GMV của nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2021</b></i>

- Bên cạnh đó, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Cũng theo e-Conomy SEA năm 2022, báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngối.

<i><b>Hình ảnh 8: GMV của nền kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2022</b></i>

- Vì vậy, kinh tế số đang được xem là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất Việt Nam trong những thập niên tới để đưa nước ta trở thành nước phát triển vào năm 2045. Văn kiện Đại hội XIII đã xác định, đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP (hiện nay tỷ lệ này khoảng 10%), đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.  Để đạt mục tiêu này, kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 -4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20 - 25%/năm.

<i><b>Hình ảnh 9: Hình ảnh minh họa cho tầm quan trọng của kinh tế số tại Việt Nam</b></i>

- Chính vì vậy, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số để tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế là một trong những quan điểm lớn của Đảng trong chiến lược phát triển đất nước trong thời gian tới.

<b>2. Đánh giá tổng quan vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nền kinh tế số</b>

Ngành Ngân hàng là ngành dịch vụ hiện đại, huyết mạch của cả nền kinh tế. Hoạt động của ngành Ngân hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động, gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế, với sự phát triển của xã hội. Việc đi đầu trong chuyển đổi số của ngành Ngân hàng khơng chỉ góp phần cung cấp cơng cụ và tạo điều kiện thuận lợi hơn, cũng như rộng mở cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp và

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

người dân tiếp cận tín dụng, mà cịn  tạo hiệu ứng tích cực, lan toả để thúc đẩy các ngành kinh tế khác thực hiện chuyển đổi số, cùng nhau hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

<b>2.1.Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế</b>

- Ngày nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã và đang triển khai kế hoạch chuyển đổi số, thành lập riêng bộ phận ngân hàng số tập trung nghiên cứu thực hiện chuyển đổi số, tìm hiểu các kinh nghiệm về chuyển đổi số của một số tổ chức trên thế giới; từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị cho các NHTM ở Việt Nam. Cùng với đó thì thời gian qua, người dân, doanh nghiệp đều phải nhanh chóng tiếp cận với q trình chuyển đổi số của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.

- Việc tiếp cận thực hiện chuyển đổi số giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên minh bạch hơn trong cung cấp tài chính cho nền kinh tế dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quản trị khắt khe của Ngành. Ngoài ra số hoá cũng sẽ giúp các NHTM tối ưu hoá chi phí vận hành từ đó giảm lãi suất cho vay, góp phần đưa ra những đánh giá, phương pháp hợp lý hơn trong quản lý rủi ro của các hoạt động kinh doanh tài chính, tiền tệ. Chuyển đổi số ngành ngân hàng cịn cịn thúc đẩy tài chính tồn diện khi cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện cho mọi đối tượng chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là với những người gặp khó khăn trong nguồn chi tiêu dùng trong cuộc sống, hay các doanh nghiệp, tổ chức khó huy động nguồn vốn, đầu tư. Các dịch vụ tài chính đó đã giúp cho các chủ thể khác trong nền kinh tế có cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Đặc biệt là trong những năm 2020 - 2021, khi mà đại dịch Covid-19 đã làm biến động cuộc sống của hầu hết mọi người trên toàn thế giới, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, tình trạng thất nghiệp tăng cao, kéo dài; lúc này các NHTM trong nước đã có những chính sách giảm phí dịch vụ thanh tốn, thực hiện thanh toán tại các kênh số nhằm giảm tỷ lệ mắc Covid-19, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân, giảm bớt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Cụ thể, các NHTM đã giảm 50% phí hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, giảm từ 70% đến 100% phí chuyển mạch bù trừ điện tử. Từ đó góp phần giúp cho nền kinh tế sớm hồi phục, giảm sức ép gánh nặng về tài chính đối với người dân, các cá nhân, tổ chức. Điểm quan trọng trong hoạt động chuyển đổi số ngân hàng là đã hình thành hệ sinh thái thơng minh, thanh toán số được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, như: thuế, hải quan, điện lực, nước sạch, bưu chính viễn thơng và các dịch vụ công khác, đem đến trải nghiệm liền mạch trên mọi lĩnh vực cho người dùng trên không gian số, tiết kiệm chi phí tài chính và nhân lực cho các cơ quan, tổ chức. Ngồi ra chúng ta có thể thấy được rằng ngày nay việc mua sắm trực tuyến,  thanh tốn online là vơ cùng phổ biến. Nhờ đó mà đã làm giảm được những hạn chế, gián đoạn khi người tiêu dùng phải cách ly, giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, dịch vụ này cịn góp phần tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho nền kinh tế. 

<b>2.2. Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển xã hội</b>

- Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng đều mua sắm trực tuyến, sử dụng các dịch vụ thanh tốn thơng minh. Việc chuyển đổi mạnh mẽ sang “xã hội không tiền mặt”

</div>

×