Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đề tài " Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại




VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM








Họ và tên sinh viên
: Lê Đình Vũ
Mã sinh viên
: 0851010307
Lớp
: Anh 8 – Khối 3 KT
Khóa


: 47
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
: PGS.TS. Vũ Chí Lộc





Hà Nội, tháng 5 năm 2012
i

LỜI CẢM ƠN
Ngƣời viết xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Vũ Chí Lộc đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ ngƣời viết hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngƣời viết cũng xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Hà Nội đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ ngƣời viết trong 4 năm học tập vừa qua.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm và kiến thức của ngƣời viết còn
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Ngƣời viết rất mong nhận
đƣợc sự góp ý, chỉnh sửa của các thầy cô và bạn đọc để hoàn thiện khóa luận tốt
hơn nữa.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

TOÀN CẦU 3
1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs 3
1.1.1. Nguồn gốc ra đời 3
1.1.2. Quá trình phát triển 6
1.2. Vị thế của BRICs trong nền kinh tế thế giới 12
1.2.1. Về quy mô kinh tế 12
1.2.2. Về tốc độ tăng trưởng 13
1.2.3. Về dân số 15
1.2.4. Điều kiện tự nhiên 15
1.3. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 17
1.3.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 17
1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 21
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TOÀN CẦU 24
2.1. Là đầu tầu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thế giới 24
2.2. Là nơi cung cấp tín dụng quan trọng cho Mỹ, châu Âu, IMF khắc phục khủng
hoảng tài chính 28
2.3. Định hình xu hƣớng phát triển mới của nền tài chính, kinh tế thế giới 36
2.3.1. Đẩy nhanh việc dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển
sang các nền kinh tế mới nổi 37
2.3.2. Chuyển diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 39
2.3.3. Gia tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB 42
2.3.4. Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD 45
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM 48
3.1. Việt Nam nên tham gia nhƣ thế nào vào xu thế mới của nền tài chính, kinh tế
thế giới 48
iii

3.1.1. Trong xu thế chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển sang
các nền kinh tế mới nổi 48

3.1.2. Trong quá trình chuyển dịch diễn đàn chính về hoạch định chính sách
kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 49
3.1.3. Trong xu thế tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB 51
3.1.4. Trong xu thế các nước giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD 52
3.2. Khi các nguồn tín dụng truyền thống không đáp ứng đƣợc yêu cầu vốn cho
phát triển cơ sở hạ tầng do ảnh hƣởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, Việt
Nam nên tìm nguồn cung tín dụng mới ở đâu 53
3.3. Việt Nam nên làm gì khi BRICs thay thế các nƣớc phát triển trở thành đầu
tầu tăng trƣởng của kinh tế thế giới 59
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Giải nghĩa tiếng Anh
Giải nghĩa tiếng Việt
APEC
Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dƣơng
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
BRICs

Brazil, Russia, India, China
countries
Các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc
BRICS
Brazil, Russia, India, China,
South Africa
Các nƣớc Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi
EU
European Union
Liên minh châu Âu
EUROZONE

Khu vực sử dụng đồng tiền
chung châu Âu Euro
FED
Federal Reserve System
Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
G7
Group of 7
7 nền kinh tế công nghiệp phát
triển, gồm: Mỹ, Anh, Pháp,
Đức, Nhật Bản, Canada, Italia
G20
Group of 20
20 nền kinh tế lớn nhất thế

giới, gồm:
Ả Rập Saudi, Ấn Độ,
Argentina, Brazil, Canada,
Đức, Hàn Quốc, Mỹ,
Indonesia, Mexico, Nam Phi,
Nga, Nhật, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ,
Trung Quốc, Úc, Anh, Ý, và
Liên Minh Châu Âu.
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
PPP
Purchasing Power Parity
Sức mua tƣơng đƣơng
SDR
Special Drawing Rights
Quyền rút vốn đặc biệt
USD

Đồng đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1. GDP các nƣớc khối BRICs. 6

Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs. 7
Bảng 1.3. 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ 2001 đến 2010. 7
Bảng 1.4. Dân số các nƣớc khối BRICs từ 2001 đến 2010. 9
Bảng 1.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của 7 nƣớc công nghiệp phát triển G7 từ
2007-2011. 22
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của kinh tế thế giới. 24
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trƣởng khối G7 từ 2007 đến 2011. 24
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs từ 2007 – 2011. 25
Bảng 2.4. Tăng trƣởng GDP của các nƣớc khối BRICs từ 2008-2011. 28
Bảng 2.5. Nợ công của các nền kinh tế thuộc OECD. 31
Bảng 2.6. 10 nền kinh tế có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. 33
Bảng 2.7. Tỷ trọng GDP danh nghĩa của BRICs và G7 trong GDP toàn cầu. 37
Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 đến 2011. 48
Bảng 3.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. 49
Bảng 3.3. Danh sách các nƣớc không phải là thành viên G20 đƣợc mời tham dự
hội nghị thƣợng đỉnh G20. 50
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam từ 2002-2010. 54
Bảng 3.5. Tăng trƣởng tiêu dùng bình quân đầu ngƣời. 60
Bảng 3.6. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trƣờng. 64

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Tên hình và biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1.1. Giao dịch thƣơng mại nội khối BRICs. 8
Biểu đồ 1.2. GDP bình quân đầu ngƣời các nƣớc khối BRICs tính theo PPP. 9
Biểu đồ 1.3. Số ngƣời có thu nhập lớn hơn 6.000 USD. 10
Biểu đồ 1.4. Tăng trƣởng thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs. 10
Biểu đồ 1.5. Tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc thuộc khối

BRICs so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ năm 2001 đến nay. 11
Biểu đồ 1.6. Tỷ trọng GDP của BRICs và Mỹ trong GDP toàn cầu năm 2011 12
Biểu đồ 1.7. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011 13
Biểu đồ 1.8. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với tốc độ tăng
trƣởng kinh tế trung bình của thế giới. 14
Biểu đồ 1.9. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với G7. 14
Biểu đồ 1.10. Tỷ trọng dân số BRICs trong dân số toàn cầu năm 2011 15
Biểu đồ 1.11. 8 nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới. 16
Biểu đồ 1.12. Tỷ trọng diện tích lãnh thổ của BRICs so với các nƣớc trên thế
giới 16
Biểu đồ 1.13. Giá nhà trung bình tại Mỹ giai đoạn 1963-2010. 18
Biểu đồ 1.14. Tăng trƣởng GDP của toàn cầu, các nƣớc phát triển, đang phát
triển và mới nổi. 23
Biểu đồ 2.1. Chỉ số PMI của BRICs và các nƣớc khác. 25
Biểu đồ 2.2. Đóng góp của các nền kinh tế vào tăng trƣởng GDP toàn cầu. 26
Biểu đồ 2.3. Đóng góp của cầu nội địa vào tăng trƣởng GDP thực tế trong 2
năm 2008 và 2009 của một số nƣớc. 27
Biểu đồ 2.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập từ 6.000 USD trở lên. 39
Hình 2.1. Dự trữ ngoại hối và vàng trừ đi các khoản nợ nƣớc ngoài của các
nƣớc. 33
Biểu đồ 3.1. Đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân vào cơ sở hạ tầng tại một số nƣớc ở
Đông Á giai đoạn 1990-2008. 56
Biểu đồ 3.2. Đóng góp vào tiêu dùng toàn cầu của các nền kinh tế 61
vii

Biểu đồ 3.3. Dự báo thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nền kinh tế khối
BRICs. 62
Biểu đồ 3.4. Số ngƣời gia nhập tầng lớp có thu nhập trên 15.000 USD đến năm
2025 tại BRICs. 63
Biểu đồ 3.5. Tiêu thụ hàng hóa trung bình trên 100 ngƣời dân tại BRICs. 64

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu nhập khẩu của các nƣớc BRICs. 65











1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây nhiều tác
động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển chậm
lại, nó đem đến cơ hội nhận thức rõ hơn về những chuyển động nằm sâu trong bộ
máy kinh tế toàn cầu mà trong điều kiện bình thƣờng ít có điều kiện bộc lộ. Cuộc
khủng hoảng này làm rõ những điểm yếu đồng thời cung cấp cái nhìn rõ hơn về
động lực thực sự của tăng trƣởng kinh tế thế giới và qua đó cho thấy xu thế phát
triển của nền kinh tế, tài chính toàn cầu.
Từ cuộc khủng hoảng này có thể thấy, trong khi các nền kinh tế phát triển
đều gặp khó khăn và phải vật lộn để khắc phục những hậu quả tiêu cực, các nền
kinh tế mới nổi thuộc khối BRICs nổi lên mạnh mẽ nhƣ một thế lực mới trong nền
kinh tế toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng của kinh tế thế giới. Vai trò,
vị thế của khối BRICs ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự chuyển dịch cán cân
kinh tế, tài chính toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi;
đẩy nhanh việc hình thành trật tự kinh tế, tài chính quốc tế mới.

Vì vậy, với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
nghiên cứu vai trò của khối BRICs trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu
có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chỉ có nhận thức đúng về vai trò của khối
BRICs, qua đó hiểu rõ động lực và xu thế phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam
mới có thể chủ động hội nhập và tận dụng tốt các cơ hội khi tham gia vào sân chơi
chung toàn cầu.
Từ những lý do trên, ngƣời viết chọn đề tài "Vai trò của khối BRICs trong
khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam" làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp đại học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ vai trò của khối BRICs trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
từ đó nêu lên một số vấn đề cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: khối kinh tế BRICs gồm 4 nền kinh tế mới nổi là
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
2

Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề kinh tế; không nghiên cứu các vấn đề tôn
giáo, văn hóa…
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian:
Tháng 4/2011, tại hội nghị thƣợng đỉnh của khối, các nƣớc đã nhất trí kết nạp
thêm Nam Phi (South Africa) vào nhóm và trở thành khối BRICS. Tuy vậy, do
trong phần lớn thời gian nghiên cứu Nam Phi chƣa tham gia khối và trong khái
niệm BRICs gốc do ngân hàng Goldman Sachs đƣa ra chỉ bao gồm 4 nền kinh tế
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc nên đề tài chỉ nghiên cứu 4 nƣớc này.
+ Thời gian: giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2008 đến nay.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
Đến nay, ở trong nƣớc chƣa có nghiên cứu khoa học nào về khối BRICs.
Các nghiên cứu về BRICs chủ yếu là của nƣớc ngoài, nhiều nhất là các

nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Goldman
Sachs chủ yếu là những nghiên cứu, dự báo về sự phát triển của các nền kinh tế
thuộc khối BRICs, từ đó đƣa ra các khuyến nghị cho khách hàng của Goldman
Sachs - phần lớn là giới đầu tƣ tài chính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp
tổng hợp thông tin, phƣơng pháp phân tích, so sánh; phƣơng pháp mô tả và phƣơng
pháp hệ thống hóa.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về BRICs và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chƣơng 2. Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chƣơng 3. Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TOÀN CẦU
1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs
1.1.1. Nguồn gốc ra đời
Thuật ngữ BRICs là chữ viết tắt các chữ cái đầu (tiếng Anh) của tên 4 nƣớc
có tốc độ phát triển cao và dân số đông là Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và
Trung Quốc (China). Thuật ngữ này lần đầu tiên đƣợc Jim O’Neill, kinh tế gia
trƣởng của ngân hàng Goldman Sachs, đƣa ra năm 2001 trong nghiên cứu “Xây
dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs” (Building better global economic
BRICs).
Mục đích ban đầu tiến hành phân tích về BRICs, theo ngân hàng Goldman
Sachs, là nhằm xác định những nền kinh tế có thể cạnh tranh về mặt quy mô với các
nền kinh tế đã phát triển. Goldman Sachs cũng nêu lý do tại sao Brazil, Nga, Ấn Độ,

Trung Quốc đƣợc lựa chọn để nghiên cứu mà không phải các nƣớc có tốc độ phát
triển kinh tế nhanh khác. Đó là, nghiên cứu về BRICs không chỉ là nghiên cứu về sự
thành công của các nƣớc đang phát triển có tốc độ tăng trƣởng cao. Điều khiến
BRICs đặc biệt chính là các nền kinh tế này có quy mô lớn và có xu hƣớng thách
thức vai trò, ảnh hƣởng của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Trong các nền
kinh tế đang phát triển, rõ ràng Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vƣợt trội về quy
mô kinh tế và dân số. Do đó, BRICs là đối tƣợng tiềm năng nhất đáp ứng các tiêu
chuẩn của Goldman Sachs.
1

Còn tác giả của thuật ngữ BRICs, Jim O’Neill, tháng 6/2009 đã trả lời phỏng
vấn trang tin CNNMoney về lý do tìm ra khái niệm này nhƣ sau: “Lúc đó tôi đang
tìm kiếm chủ đề và ý tƣởng mới. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc tìm ra khái niệm
BRICs chính là sự kiện 11/9. Thông điệp ẩn giấu đằng sau sự kiện kinh hoàng này
là quá trình toàn cầu hóa vẫn cứ tiếp tục và ngày càng phát triển. Quá trình này sẽ
ngày càng phức tạp và đó không chỉ là quá trình Mỹ hóa thế giới nhƣ cách nhiều
ngƣời thƣờng nghĩ. Cho dù sự kiện 11/9 không phải là chỉ dấu trực tiếp cho điều
này, nó làm sáng tỏ ý tƣởng trong tôi và vào tháng 10 năm đó, tôi đã viết nghiên
cứu có tựa đề "Xây dựng nền kinh tế thế giới tốt đẹp hơn - BRICs". Nghiên cứu chỉ

1
Goldman Sachs, 2005, How solid are the BRICs, trang 7.
4

ra rằng không thể vận hành thế giới một cách trơn tru nếu không có sự tham gia của
các nƣớc này”.
2

Trong cuộc phỏng vấn trên, Jim O'Neill cũng cho rằng: nhờ vào quá trình
toàn cầu hóa, nếu các nƣớc thuộc khối BRICs nâng cao đƣợc năng suất lao động

thông qua trao đổi buôn bán với thế giới, cộng với việc họ có sẵn dân số đông, các
nƣớc này sẽ trở thành các nền kinh tế lớn.
3

Từ một khái niệm học thuật, BRICs đã chính thức trở thành một thực thể trên
thực tế.
Tháng 5/2008, Ngoại trƣởng bốn nƣớc lần đầu tiên đã gặp nhau tại
Yekaterinburg, Nga và ra thông cáo báo chí nhấn mạnh: bốn nƣớc sẽ “tăng cƣờng
đối thoại trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung, hơn nữa có quan
điểm gần gũi và giống nhau trong giải quyết vấn đề toàn cầu.” Tháng 3/2009, Bộ
trƣởng tài chính bốn nƣớc đã họp tại Horsham, Anh, thống nhất hành động, chủ
trƣơng tiến hành cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay và đòi quyền phát ngôn
lớn hơn trên diễn đang kinh tế thế giới.
Ngày 16/6/2009 Hội nghị thƣợng đỉnh BRICs đầu tiên đã họp tại
Yekaterinburg, Nga. Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo của bốn nền kinh tế đã đƣa
ra những nhận định về kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính. Các nguyên
thủ nhấn mạnh nhu cầu phải tăng cƣờng hợp tác trong khối BRICs về các vấn đề
kinh tế và cải cách hệ thống tài chính quốc tế cũng nhƣ cách vận hành nền kinh tế
thế giới.
Hội nghị thƣợng đỉnh khối BRICs lần thứ 2 đã đƣợc tổ chức vào tháng
4/2010 tại Brasilia, Brazil. Tại hội nghị này các nguyên thủ đã tái khẳng định nhu
cầu hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cải cách các định chế tài chính quốc tế và bảo vệ lợi
ích của các nƣớc đang phát triển.
Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 3 đƣợc tổ chức tại Tam Á, Trung Quốc vào
tháng 4/2011. Tại hội nghị này, Nam Phi đã đƣợc kết nạp thêm vào khối.
Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 4 đƣợc tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ, vào
tháng 3/2012.

2
CNNMoney, For Mr.BRIC - nations meeting a milestone, truy cập lúc 9:28' ngày 28/2/2012 tại địa chỉ


3
CNNMoney, For Mr.BRIC - nations meeting a milestone, truy cập lúc 9:32' ngày 28/2/2012 tại địa chỉ

5

Ngoài các hội nghị thƣợng đỉnh nêu trên, các nƣớc trong khối còn tổ chức
hàng loạt hội nghị cấp bộ trƣởng, trong đó có thể kể đến:
- Hội nghị bộ trƣởng ngoại giao diễn ra định kỳ tại New York bên lề các kỳ
họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (United Nations General Assembly - UNGA).
- Hội nghị bộ trƣởng tài chính/kinh tế lần đầu tiên đƣợc tổ chức tháng
11/2008 tại Sao Paolo, Brazil nhằm tham vấn lẫn nhau cách ứng phó với khủng
hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu. Hội nghị bộ trƣởng tài chính/kinh tế của BRICs
còn đƣợc tổ chức định kỳ bên lề các hội nghị nhóm G20 và các hội nghị thƣờng
niên của IMF cũng nhƣ WB.
- Hội nghị bộ trƣởng nông nghiệp đƣợc tổ chức 2 lần, lần đầu tại Moscow,
Nga, ngày 26/3/2010 và lần thứ 2 tại Chengdu, Trung Quốc từ 28/10-1/11/2011.
- Hội nghị bộ trƣởng thƣơng mại khối BRICs đƣợc tổ chức tại Rio, Brazil
vào tháng 4/2010 trƣớc thềm hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 2 và tại Tam Á, Trung
Quốc ngày 13/4/2011 bên thềm hội nghị thƣợng đỉnh làn thứ 3 của khối. Các bộ
trƣởng thƣơng mại BRICs cũng gặp nhau bên lề hội nghị cấp bộ trƣởng của Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) lần thứ 8 tại Geneva
tháng 12/2011.
- Hội nghị quốc tế về cạnh tranh của khối BRICs đã đƣợc tổ chức 2 lần, lần
đầu tiên đƣợc tổ chức tại Kazan, Nga, ngày 1/9/2009, lần thứ 2 đƣợc tổ chức tại Bắc
Kinh, Trung Quốc từ ngày 20-22/9/2011.
- Diễn đàn doanh nghiệp khối BRICs cũng đƣợc tổ chức 2 lần, lần gần đây
nhất tổ chức tại Tam Á, bên lề hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 3 của khối vào tháng
4/2011. Tại hội nghị trên, các bên đã ký vào bản ghi nhớ các vấn đề trọng tâm trong
việc phối hợp các hoạt động kinh doanh của các nƣớc BRICs.

- Hội nghị của các ngân hàng phát triển của các nƣớc khối BRICs đƣợc tổ
chức lần đầu tiên tại Brazil vào tháng 4/2010. Tại hội nghị này, các bên đã ký bản
ghi nhớ thiết lập cơ chế phối hợp liên ngân hàng khối BRICs. Tiếp theo bản ghi
nhớ, các ngân hàng phát triển của các nƣớc thành viên khối BRICs đã ký Thỏa
thuận khung về "Hợp tác tài chính trong cơ chế hợp tác liên ngân hàng khối
BRICS" tại hội nghị thƣợng đỉnh ở Tam Á, Trung Quốc.
6

Lý giải nguyên nhân các nền kinh tế này thống nhất với nhau trở thành một
khối trên thực tế, báo BBC cho rằng đó chính là vai trò của ngoại thƣơng. “Ngoại
thƣơng là chất keo dính các nền văn hóa khác biệt lại với nhau. Thế nên, các nƣớc
nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, và Brazil nhóm lại với nhau cũng là lẽ tự nhiên. Hai
thành viên của BRICs - Ấn Độ và Trung Quốc - là hai nƣớc nhập khẩu năng lƣợng
lớn nhất. Còn hai thành viên kia - Nga và Brazil - là hai quốc gia xuất khẩu tài
nguyên lớn nhất. Nga có dự trữ khí và dầu mỏ lớn, còn Brazil thì giàu có khoáng
sản, kể cả quặng sắt. Do đó, các nhà xuất-nhập khẩu tài nguyên này không có sự lựa
chọn nào khác hơn là nhóm lại với nhau và thúc đẩy tiến trình tăng trƣởng. Ấn Độ
và Trung Quốc còn chia sẻ nét đặc thù về phụ thuộc lẫn nhau. Ấn Độ là ngƣời
khổng lồ về dịch vụ, còn Trung Quốc là nƣớc hàng đầu trong ngành sản xuất gia
công. Trong vòng 15 năm qua, thƣơng mại giữa Ấn Độ với Mỹ và Nhật hầu nhƣ bị
đình trệ, tuy nhiên với Trung Quốc thì cứ mỗi bốn năm thì giao dịch ngoại thƣơng
giữa Ấn và Trung lại tăng gần gấp đôi và dự kiến đến năm 2013 sẽ đạt mức 100 tỷ
USD”
4
.
1.1.2. Quá trình phát triển
- Quy mô nền kinh tế:
Kể từ năm 2001 đến 2010, GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs không
ngừng gia tăng. Năm 2001, GDP của cả 4 nƣớc mới đạt 2.663 tỷ USD, nhƣng đến
năm 2010 đã tăng gấp gần 5 lần lên 11.221 tỷ USD.

Bảng 1.1. GDP các nƣớc khối BRICs.
Đơn vị: tỷ USD.

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Trung
Quốc
1.325
1.454
1.641
1.932
2.257
2.713
3.494
4.522
4.991
5.927
Brazil
554
504
552
664

882
1.089
1.366
1.653
1.594
2.088
Ấn Độ
478
507
599
722
834
951
1.242
1.216
1.377
1.727
Nga
307
345
430
591
764
990
1.300
1.661
1.222
1.480
BRICs
2.663

2.810
3.223
3.908
4.737
5.743
7.402
9.051
9.185
11.221
Nguồn: WB.
GDP các nƣớc thuộc khối BRICs tăng mạnh nhƣ vậy là nhờ tốc độ tăng
trƣởng kinh tế hàng năm từ 2001 đến 2010 liên tục ở mức cao. Ngoại trừ năm 2009,

4
BBC tiếng Việt, Tại sao các nước BRIC quan trọng?, truy cập lúc 10:40 ngày 15/3/2012 tại địa chỉ

7

tốc độ tăng trƣởng bình quân của 4 nƣớc chỉ đạt 2,46%, các năm còn lại đều rất cao,
trong đó cao nhất là năm 2007 với tốc độ tăng trƣởng bình quân 4 nƣớc đạt 9,66%.
Bảng 1.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc thuộc khối BRICs.
Đơn vị: %.

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

2008
2009
2010
Trung
Quốc
8,30
9,10
10,00
10,10
11,30
12,70
14,20
9,60
9,20
10,40
Ấn
Độ
5,22
3,77
8,37
8,28
9,32
9,27
9,82
4,93
9,10
8,81
Brazil
1,31
2,66

1,15
5,71
3,16
3,96
6,09
5,16
-0,64
7,49
Nga
5,09
4,74
7,30
7,18
6,38
8,15
8,54
5,25
-7,81
4,03
Trung
bình
4,98
5,07
6,70
7,82
7,54
8,52
9,66
6,24
2,46

7,68
Nguồn: WB.
Nhờ vào tốc độ tăng trƣởng cao, thứ hạng của các nền kinh tế thuộc khối
BRICs so với các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng gia tăng không ngừng, nhất là từ
năm 2005 trở đi.
Bảng 1.3. 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới từ 2001 đến 2010.

Nguồn: Tác giả lập dựa trên số liệu của WB.
- Thƣơng mại nội khối:
Cùng với sự phát triển về quy mô kinh tế, thƣơng mại nội khối BRICs cũng
tăng nhanh chóng và các nền kinh tế này cũng sẽ hƣởng lợi tƣơng xứng từ việc gia
tăng thƣơng mại nội khối. Theo ngân hàng Goldman Sachs, động lực quan trọng
8

cho tăng trƣởng của BRICs bắt nguồn từ việc quy mô to lớn của quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa tại Trung Quốc và Ấn Độ tạo ra sức cầu mạnh đối với các
nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Nga và Brazil sở hữu với số lƣợng lớn. Thƣơng
mại nội khối BRICs đã tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua, đạt mức 165 tỷ USD năm
2008 và đứng ở mức 230 tỷ USD năm 2010, chiếm 8% thƣơng mại toàn cầu
5
. Thêm
vào đó, 3 trong 4 nƣớc này có đối tác thƣơng mại lớn nhất hoặc nhì là 1 thành viên
của BRICs
6
.
Biểu đồ 1.1. Giao dịch thƣơng mại nội khối BRICs.

Nguồn: Goldman Sachs.
- Về dân số:
Năm 2001, dân số của khối BRICs mới đạt 2,627 tỷ ngƣời, đến năm 2010 đã

đạt 2,846 tỷ ngƣời. Đối với các nƣớc thuộc khối này, dân số đông cũng góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế bằng việc cung cấp nguồn nhân lực dồi dào
với mức lƣơng thấp.





5
Vietnamplus, BRICS vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế thế giới, truy cập lúc 8:31 ngày 31/3/2012 tại địa
chỉ />gioi/20123/133106.vnplus
6
Goldman Sachs, 2010, BRICs - the investment engine gaining momentum, trang 4.
9

Bảng 1.4. Dân số các nƣớc khối BRICs từ 2001 đến 2010.
Đơn vị: triệu ngƣời.

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Trung
Quốc

1.272
1.280
1.288
1.296
1.304
1.311
1.318
1.325
1.331
1.338
Ấn Độ
1.032
1.049
1.064
1.080
1.095
1.110
1.125
1.140
1.155
1.171
Nga
146
145
145
144
143
143
142
142

142
142
Brazil
177
179
182
184
186
188
190
192
193
195
BRICs
2.627
2.654
2.679
2.704
2.727
2.751
2.775
2.798
2.822
2.846
Nguồn: WB.
- Về chất lƣợng phát triển:
Mặc dù dân số đông, GDP bình quân đầu ngƣời tính theo sức mua tƣơng
đƣơng (PPP) và số ngƣời gia nhập tầng lớp trung- thƣợng lƣu của các nƣớc thuộc
khối BRICs tăng khá nhanh, thậm chí số ngƣời gia nhập tầng lớp trung-thƣợng lƣu
của 4 nền kinh tế này còn lớn hơn của các nƣớc thuộc khối G7 cộng lại (tầng lớp

trung - thƣợng lƣu đƣợc đề cập ở đây bao gồm những ngƣời có thu nhập trên 6.000
USD/năm).
Biểu đồ 1.2. GDP bình quân đầu ngƣời các nƣớc khối BRICs tính theo PPP.
Đơn vị: USD.

Nguồn: Goldman Sachs.




10

Biểu đồ 1.3. Số ngƣời có thu nhập lớn hơn 6.000 USD.
Đơn vị: triệu ngƣời.

Nguồn: Goldman Sachs.

- Thị trƣờng chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế. Sự phát triển
kinh tế của 4 nƣớc thuộc khối BRICs còn đƣợc thể hiện ở sự phát triển của thị
trƣờng chứng khoán các nƣớc này từ năm 2001 đến 2010. Trong vòng 10 năm, chỉ
số chứng khoán của Russian traded index Nga tăng 884%, tiếp theo là H-share của
Trung Quốc với mức tăng 610%, chỉ số BSE của Ấn Độ đạt 319% và Bovespa của
Brazil đạt 294%.
Biểu đồ 1.4. Tăng trƣởng thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs.

Nguồn: Goldman Sachs
11

Sự tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc khối BRICs càng ấn
tƣợng hơn khi so sánh với các thị trƣờng chứng khoán lớn nhất thế giới là Mỹ (chỉ

số SP), châu Âu (chỉ số Eurostockxx50) và Nhật Bản (chỉ số Nikkei).
Biểu đồ 1.5. Tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán các nƣớc thuộc
khối BRICs so với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ năm 2001 đến nay.

Nguồn: Goldman Sachs.

- Ngoài ra, trong nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc nhiều vào năng lƣợng nhƣ
hiện nay, sự phát triển kinh tế còn đƣợc thể hiện ở công nghiệp năng lƣợng. Đây
chính là thành tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lƣợng, tự chủ về phát
triển kinh tế.
Có thể nói, nhóm BRIC đã vƣợt qua Mỹ về công nghiệp năng lƣợng. Tính tới
thời điểm tháng 6/2007, trong số 20 công ty hàng đầu trong ngành năng lƣợng thế
giới, nhóm BRICs chiếm 35% trong khi Mỹ chỉ chiếm 30%. Sự phát triển này của
BRICs là đáng nể khi trƣớc đó BRICs không có công ty nào trong danh sách này
vào thời điểm sau chiến tranh vùng vịnh năm 1991 trong khi 55% thuộc về Mỹ,
45% thuộc về châu Âu tại thời điểm đó
7
.

7
Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, BRIC - Tứ trụ trong trật tự thế giới mới?, truy cập lúc 7:55 ngày 19/3/2012
tại địa chỉ
12

1.2. Vị thế của BRICs trong nền kinh tế thế giới
1.2.1. Về quy mô kinh tế
GDP danh nghĩa năm 2011 của Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nga lần lƣợt
đạt 7.260 tỷ USD, 2.148 tỷ USD, 1.855 tỷ USD và 1.540 tỷ USD. Nhƣ vậy, GDP
của toàn khối BRICs đạt 12.803 tỷ USD, chiếm gần 20% GDP toàn thế giới (số liệu
tác giả thu thập đƣợc từ WB, IMF và Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc).

Con số này xấp xỉ GDP của Mỹ và tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền
kinh tế thế giới. Theo ƣớc tính của Bộ Thƣơng mại Mỹ, GDP năm 2011 của nƣớc
này ƣớc đạt khoảng 15.094 tỷ USD.
8

Biểu đồ 1.6. Tỷ trọng GDP của BRICs và Mỹ trong GDP toàn cầu năm
2011

Nguồn: Tác giả lập dựa trên tài liệu của WB, IMF, Bộ Thƣơng mại Mỹ và
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Quy mô kinh tế của khối BRICs càng thể hiện rõ nét hơn khi so sánh GDP
của 11 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011.





8
US Department of Commerce, Gross Domestic Product: Fourth Quarter and Annual 2011

second
estimate

, truy cập lúc 20:48’ ngày 4/3/2012 tại địa chỉ

13

Biểu đồ 1.7. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2011.
Đơn vị: tỷ USD.


Nguồn: Tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF.
Theo nghiên cứu “Đây có phải là thập kỷ của BRICs” (Is This the
“BRICs decade”) phát hành tháng 5/2010, ngân hàng Goldman Sachs dự báo GDP
toàn khối BRICs sẽ vƣợt Mỹ vào năm 2018. Còn theo Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc, GDP của BRICs sẽ vƣợt Mỹ vào năm 2015, sớm hơn dự đoán của Goldman
Sachs.
9

Nhƣ vậy, về mặt quy mô, BRICs sánh ngang với nền kinh tế Mỹ và là trụ
cột thứ 2 của nền kinh tế thế giới.
1.2.2. Về tốc độ tăng trưởng
Mặc dù có quy mô kinh tế khá lớn, các nƣớc thuộc khối BRICs vẫn duy trì
đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong nhiều năm. Trong giai đoạn từ 2002 đến 2011,
tốc độ tăng trƣởng trung bình của khối BRICs luôn cao hơn mức trung bình của thế
giới.





9
Sài Gòn Giải Phóng, Nhóm BRICS khẳng định vị thế, truy cập lúc 8:48' ngày 6/3/2012 tại địa chỉ

14

Biểu đồ 1.8. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với tốc
độ tăng trƣởng kinh tế trung bình của thế giới.
Đơn vị: %.

Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF

So với các nền kinh tế phát triển và có cùng quy mô thuộc khối G7, tốc độ
tăng trƣởng trung bình của BRICs cũng luôn cao hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình
của các nƣớc này.
Biểu đồ 1.9. So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của khối BRICs với G7.
Đơn vị: %.

Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của WB và IMF
15

Tốc độ tăng trƣởng luôn cao hơn mức trung bình của thế giới và cao hơn các
nƣớc có cùng quy mô là lý do quan trọng khiến vị thế của BRICs ngày càng đƣợc
nâng cao trên trƣờng quốc tế.
1.2.3. Về dân số
- Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA – United Nations
For Population Activities), đến năm 2011, dân số thế giới đạt 6,97 tỷ ngƣời, trong
đó dân số của 4 nƣớc thuộc khối BRICs đạt 2,93 tỷ ngƣời, chiếm 42% dân số thế
giới.
Biểu đồ 1.10. Tỷ trọng dân số BRICs trong dân số toàn cầu năm 2011

Nguồn: tác giả lập dựa trên số liệu của UNFPA.
Dân số đông giúp các nền kinh tế BRICs có thị trƣờng nội địa rộng lớn, qua
đó duy trì đƣợc nhu cầu nội địa ở mức cao. Vì vậy, BRICs có thể duy trì đƣợc tốc
độ tăng trƣởng và giá trị GDP ở mức tƣơng đối lớn so với các nền kinh tế khác có
dân số ít.
1.2.4. Điều kiện tự nhiên
- Về diện tích, theo số liệu của WB, cả 4 nƣớc thuộc khối BRICs đều nằm
trong nhóm 8 nƣớc có diện tích lớn nhất thế giới. Tính chung diện tích cả khối,
BRICs chiếm 29% lãnh thổ thế giới.



16

Biểu đồ 1.11. 8 nƣớc có diện tích lớn
nhất thế giới.
Đơn vị: triệu km
2
.
Biểu đồ 1.12. Tỷ trọng diện tích lãnh
thổ của BRICs so với các nƣớc trên
thế giới.


Nguồn: Tác giả lập dựa trên số liệu của WB.
Lãnh thổ rộng lớn là điều kiện cơ bản giúp các nƣớc thuộc khối BRICs có
thể duy trì dân số đông của mình. Đồng thời, cho phép các nƣớc này có điều kiện
tìm kiếm, khai thác và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Mỹ (Cencus Bereau), trong 2
năm 2009 và 2010, Trung Quốc là nƣớc sản xuất hàng đầu thế giới về than đá,
nhôm, vàng, quặng sắt, đất hiếm Nga là nƣớc sản xuất hàng đầu về dầu thô,
Niken
10
. Nhìn chung, các nƣớc thuộc khối BRICs đều có nguồn tài nguyên khoáng
sản dồi dào, tạo điều kiện cho các nƣớc này có vị thế và tiếng nói quan trọng trên thị
trƣờng quốc tế.
- Về vị trí địa lý:
Nƣớc Nga rộng lớn trải dài ở giữa hai lục địa châu Âu và châu Á, đƣợc coi là
cầu nối 2 cực kinh tế quan trọng của thế giới là Tây Âu và các nền kinh tế phát triển
ở khu vực Đông Á.
Ấn Độ án ngữ khu vực Ấn Độ Dƣơng, tuyến đƣờng biển quan trọng nối
Trung Đông, châu Phi và Đông Á với châu Âu và Mỹ. Tuyến đƣờng này là nơi vận

chuyển tấp nập dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ. Đây cũng là nơi có trữ lƣợng

10
Cencus, International Statistics: Natural Resources and Energy, truy cập lúc 20:25 ngày 5/3/2012 tại địa
chỉ
17

dầu mỏ ngoài khơi rất lớn. Theo ƣớc tính, Ấn Độ Dƣơng cung cấp 40% sản lƣợng
dầu khai thác trên biển của thế giới.
11

Trung Quốc nằm ở trung tâm lục địa châu Á. Vị trí trung tâm này đã giúp
Trung Quốc có thể quan hệ trực tiếp và gây ảnh hƣởng ngày càng lớn đến các nƣớc
trong khu vực, từ đó nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế.
Brazil nằm ở giữa khu vực Nam Mỹ. Với vị trí trung tâm cộng với diện tích
lớn (chiếm một nửa diện tích khu vực này
12
) và GDP cao nhất khu vực, Brazil có
điều kiện tác động, gây ảnh hƣởng đến toàn bộ khu vực này trong các vấn đề kinh
tế.
Nhƣ vậy, các nƣớc thuộc khối BRICs đều nằm ở những vị trí địa chiến lƣợc,
tạo điều kiện cho khối này có vị thế quan trọng trên trƣờng quốc tế.
1.3. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.3.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Theo Wikipedia tiếng Việt, khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua “là cuộc
khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín
dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nƣớc
trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ”.
13


Về nguyên nhân của khủng hoảng, sau quá trình điều tra, ngày 13/4/2011
Thƣợng viện Mỹ công bố bản báo cáo Levin-Coburn, khẳng định cuộc khủng hoảng
tài chính lần này là hậu quả của việc sử dụng các công cụ tài chính phức tạp, rủi ro
cao; của việc xung đột các lợi ích ngầm; và thất bại của các cơ quan điều hành
chính sách, các hãng định mức tín nhiệm cũng nhƣ của chính thị trƣờng.
Khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính này là sự sụp đổ của bong bóng
nhà đất Mỹ. Trong giai đoạn 1997 và 2006, giá nhà đất Mỹ tăng 124%. Trong suốt
2 thập kỷ kết thúc vào năm 2001, tỷ số giữa giá nhà và thu nhập hộ gia đình ổn định
ở mức 2,9 đến 3,1
14
. Trong năm 2004, tỷ số này tăng lên 4,0 và năm 2006 là 4,6
15
.

11
CIA, The World fact book, truy cập lúc 9:13’ ngày 6/3/2012 tại địa chỉ chỉ

12
Wikipedia tiếng Việt, Brasil, truy cập lúc 22:30 ngày 6/3/2012 tại địa chỉ

13
Wikipedia tiếng Việt, Khủng hoảng tài chính 2007-nay, truy cập lúc 9:59’ ngày 12/3/2012 tại địa chỉ
/>2010
14
The Economist, CSI: Credit crunch, truy cập lúc 10:19' ngày 12/3/2012 tại địa chỉ

×