BỘ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN THỊ HẢI NGÂN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP MAY TPHCM.
Chuyên ngành : THƯƠNG MẠI
Mã số : 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn: TS. LÊ TẤN BỬU
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2009.GIÁDỤC VÀ ĐÀO TẠO
1
TPDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of South East Asian Nations (hiệp hội các nước Đông
Nam Á)
CMPT Cut, making, packing, thread (gia công cắt, may, thùng, chỉ)
CN Công nghiệp
CP SX TM Cổ phần sản xuất thương mại
EU European Union (Liên minh Châu Âu)
FOB Free on board (phương thức sản xuất xuất khẩu)
ISO Hệ thống quản lý chất lượng ISO
KD Kinh doanh
KNNK Kim ngạch nhập khẩu
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NPL Nguyên phụ liệu
SXKD Sản xuất kinh doanh
SWOT Strenths, Weaknesses, Opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, nguy cơ)
TP Thành Phố
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization (tổ chức thương mại thế giới)
WRAP Hệ thống quản lý chất lượng WRAP
2
DANH MỤC HÌNH VẼ – BẢNG BIỂU
STT
Tên hình vẽ – Bảng biểu
Bảng 2.1 Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng ngành may TPHCM giai đoạn
2003-2008
Bảng 2.2 Giá trò sản xuất của ngành may TPHCM theo giá thực tế năm
1994 theo từng khu vực
Bảng 2.3 Sản phẩm chủ yếu phân theo khu vực kinh tế
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may TPHCM so với cả nước
Bảng 2.5 Tỷ trọng các thò trường xuất khẩu của TPHCM năm 2006-2009
Bảng 2.6 Quy mô lao động trong 50 doanh nghiệp dệt may TPHCM
được điều tra
Bảng 2.7 Lao động sản xuất ngành may phân theo ngành kinh tế ở
TPHCM
Bảng 2.8 Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may TPHCM
Bảng 2.9 Kim ngạch nhập khẩu NPL hàng dệt may của các doanh
nghiệp TPHCM
Bảng 2.10 Công tác thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp may TPHCM
Bảng 2.11
Kênh phân phối hàng may mặc TPHCM
Bảng 2.12 Hoạt động quảng bá hình ảnh, sản phẩm may của các doanh
nghiệp TPHCM
Bảng 2.13 Nhãn hiệu hàng may mặc
Bảng 3.1
Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020
Ồ CH
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH 9
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 9
1.1.1 Cạnh tranh 9
1.1.2 Thò trường cạnh tranh 10
1.1.3 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh 10
1.1.4 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 15
1.1.6 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh ngành may 14
1.1.6.1 Ngành may đem lại giá trò xuất khẩu cao 14
1.1.6.2 Ngành may giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần ổn
đònh xã hội 15
1.2 Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc 15
1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may nước
ngoài 15
1.2.2 1.2.1.1 Kinh nghiệm của Indonexia 15
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 16
1.2.1.3 Kinh nghiệm của Hồng Kông 19
1.2.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may trong
nước …………… 21
1.2.4 1.2.2.1 Kinh nghiệm của công ty dệt may LEGARMEX 21
1.2.2.2 Kinh nghiệm của công ty May Việt Tiến 21
1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp may TPHCM 23
4
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TPHCM 25
2.1. Tình hình hoạt động của ngành may TPHCM trong thời gian vừa qua 25
2.1.1 Tổng quan ngành may TPHCM 25
2.1.2 Giá trò sản xuất ngành may TPHCM 27
2.1.3 Sản phẩm chủ yếu của ngành may TPHCM 28
2.1.4 Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TPHCM 29
2.1.5 Thò trường xuất khẩu 30
2.1.6 Hình thức xuất khẩu 32
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM 34
2.2.1 Thực trạng các yếu tố nguồn lực cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp 34
2.2.1.1 Yếu tố nguồn nhân lực 34
2.2.1.2 Yếu tố vốn 37
2.2.1.3 Yếu tố trình độ công nghệ và máy móc thiết bò 39
2.2.1.4 Yếu tố nguồn nguyên phụ liệu đầu vào 40
2.2.1.5 Công tác thiết kế sản phẩm may 42
2.2.2 Hiệu quả sản xuất hàng may 44
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất 44
2.2.2.2 Giá thành sản phẩm 44
2.2.3 Thực trạng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 46
2.2.3.1 Chiến lược sản phẩm 46
2.2.3.2 Chiến lược phân phối 47
2.2.3.3 Chiến lược xúc tiến thương mại và hoạt động marketing 48
2.2.4 Thực trạng về thương hiệu hàng may mặc 49
5
2.2.5 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may TPHCM 51
2.2.5.1 Yếu tố biến động từ thò trường dệt may thế giới 51
2.2.5.2 Yếu tố biến động từ thò trường dệt may trong nước 52
2.2.6 Yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật 53
2.2.7 Yếu tố đối thủ cạnh tranh 54
2.2.7.1 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài 54
2.2.7.2 Đối thủ cạnh tranh trong nước 56
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC
DOANH NGHIỆP MAY TPHCM 62
3.1 Đònh hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 62
3.1.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 62
3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 62
3.2 Cơ sở đề xuất đònh hướng ngành may TPHCM đến năm 2020 64
3.2.1 Quan điểm đề xuất đònh hướng ngành may TPHCM 64
3.2.2 Đề xuất đònh hướng ngành may TPHCM 64
3.3 Cơ sở xây dựng giải pháp 65
3.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM .66
3.4.1 Giải pháp về các yếu tố nguồn lực 66
3.4.1.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 66
3.4.1.2 Giải pháp về vốn 68
3.4.1.3 Giải pháp về đổi mới máy móc thiết bò 69
3.4.1.4 Giải pháp về nguyên phụ liệu đầu vào 69
3.4.1.5 Giải pháp cải tiến công tác thiết kế sản phẩm 71
6
3.4.2 Giải pháp sử dụng năng lượng trong sản xuất và tiết kiệm chi phí 72
3.4.3 Giải pháp về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 73
3.4.3.1 Giải pháp về chiến lược sản phẩm 73
3.4.3.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu 73
3.4.3.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 74
3.4.3.2 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển thò trường 75
3.4.3.3 Giải pháp về chiến lược phân phối 76
3.4.3.4 Giải pháp về xúc tiến thương mại và hoạt động marketing 77
3.4.4 Giải pháp về thương hiệu hàng may mặc 79
3.4.5 Giải pháp về khoa học công nghệ 80
3.4.6 Phát huy vai trò của Hội dệt may thêu đan TPHCM 81
3.4.7 Một số kiến nghò đối vai trò hỗ trợ của nhà nước và chính quyền TPHCM 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 82
KẾT LUẬN CHUNG 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Í MI
NH –Nă
7
LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
TPHCM là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam và có rất nhiều lợi thế sẵn có như nguồn lao động dồi dào,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, dân trí… hơn các đòa phương khác.
Tại TPHCM, ngành dệt may vẫn đứng đầu, thu về hơn 4 tỷ USD xuất khẩu năm
2008 chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố. Tương lai
phát triển ngành công nghiệp dệt may TPHCM không chỉ là ngành công nghiệp
chủ lực của thành phố mà sẽ trở thành trung tâm giao thương, kinh doanh dệt may
và thời trang của cả nước, trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bước sang
năm 2009, dệt may TPHCM sẽ phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh quốc tế
gay gắt như các thò trường lớn tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn cho nhập khẩu
hàng dệt may, sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn có lợi thế
hơn mình, áp lực giảm giá hàng dệt may trên thò trường Mỹ, Trung Quốc được bãi
bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào EU… Để giúp các doanh nghiệp dệt may TPHCM,
nhất là các doanh nghiệp may mặc có thể vững vàng xuất khẩu vào các thò trường
quốc tế thì một trong những điều kiện quan trọng là phải nâng cao được năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp đó. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may
TPHCM”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may
TPHCM
- Đề xuất giải pháp, kiến nghò nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp may TPHCM
8
3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp
TPHCM trong giai đoạn 2003-2008. Đề tài không đi sâu vào chuyên môn mà
phân tích một cách tổng quát để đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp may TPHCM.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, suy luận từ cơ sở lý
luận cạnh tranh kết hợp với các thông tin và số liệu thu thập được về thực trạng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may TPHCM, phương pháp khảo sát, điều
tra dựa trên kết quả phỏng vấn 50 doanh nghiệp.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã đưa ra những kiến nghò, giải pháp thực hiện cụ thể, giúp các doanh
nghiệp TPHCM có thể nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ đó, tăng khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào các thò trường quốc tế.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp may TPHCM
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may
TPHCM
9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thò trường. Hoạt
động của nó không bò giới hạn bởi không gian và thời gian. Cạnh tranh là động
lực phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp,
các ngành, các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa, dòch vụ trên cùng một
thò trường để giành được nhiều khách hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi
nhất trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa dòch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do
vậy cạnh tranh từ rất lâu đã được coi là động lực của sự tăng trưởng và phát triển.
Như P.A. Samueson từng nói: “cạnh tranh đó là sự kình đòch giữa các doanh
nghiệp để giành khách hàng hoặc thò trường”
Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh
tranh, sẽ kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ
hơn, dòch vụ tốt hơn. Để không bò đào thải, buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi
mới, nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực. Đó là sự
cạnh tranh không bình đẳng, tình trạng cá lớn nuốt cá bé, thiệt hại quyền lợi của
người tiêu dùng. Cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa, thất
nghiệp. Vì vậy, chấp nhận cạnh tranh như là sự tất yếu của nền kinh tế thò trường,
các doanh nghiệp phải tìm mọi cách khai thác lợi thế riêng của mình để từ đó
phát triển năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
10
1.1.2 Thò trường cạnh tranh
Thò trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng
hóa và hình thành trong lónh vực lưu thông. Khái niệm thò trường phản ánh các
mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa như quan hệ
giữa người bán với người mua, giữa người bán với nhau và giữa những người mua
với nhau.
Paul A.Samuelson đònh nghóa thò trường là một quá trình trong đó người mua và
người bán cùng một thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác đònh giá cả và
số lượng. Trong khi đó, R.S.Pindyck lại coi thò trường là một tập hợp những người
mua, người bán tương tác lẫn nhau dẫn tới khả năng trao đổi. Nhưng dù trình bày
khái niệm thò trường thế nào thì thò trường cũng chính là mối quan hệ giữa tổng số
cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu về một loại hàng hóa dòch vụ nào đó.
Thường đã nói đến thò trường là nói đến cạnh tranh, nhưng theo R.S.Pindyck
không phải là không có thò trường không cạnh tranh, mặc dù số lượng các nhà sản
xuất tham gia rất đông nhưng các nhà sản xuất đơn lẻ có thể tác động đến giá cả
thò trường. Trong nền kinh tế thò trường thì cạnh tranh chính là thuộc tính bản chất
của kinh tế thò trường. Có thể nói cạnh tranh là yêu cầu có tính quy luật của nền
kinh tế thò trường. đâu có thò trường, ở đó cần có cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh
mới làm cho thò trường trở nên năng động, nhạy bén và hiệu quả hơn.
1.1.3 Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng nội tại hiện có của doanh nghiệp,
công ty hoặc một ngành sản xuất nào đó được biểu hiện trên hai mặt: lợi thế và
yếu thế về các nguồn lực và tồn tại dưới hai dạng hiện thực và tiềm ẩn với các
đối thủ cạnh tranh trên doanh trường. Nói một cách cụ thể, năng lực cạnh tranh là
khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp dựa vào những
lợi thế trong việc sử dụng và huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, công ty
11
hoặc của ngành để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh đang cạnh tranh với
mình.
Trong quá trình cạnh tranh, các đối thủ luôn luôn phải giành giật để đạt được vò
trí hàng đầu. Vì vậy, để thắng lợi trên đấu trường cạnh tranh, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải hết sức quan tâm tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh, bằng cách
luôn tìm kiếm các giải pháp trong công tác tổ chức, khai thác, quản lý các nguồn
lực nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng ngày càng cao, giá bán hợp
lý, có sức thuyết phục mạnh hơn, phù hợp với sở thích và thò hiếu của khách
hàng.
Trong thời đại bùng nổ của những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các
sản phẩm và dòch vụ không ngừng được cải tiến, đổi mới làm cho tình hình cạnh
tranh càng thêm gay gắt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các nhà
quản lý sản xuất kinh doanh phải được xem như yếu tố sống còn. Để làm được
điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp, công ty, các ngành sản xuất phải phát huy khả
năng sáng tạo, khai thác đầy đủ chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật
và quản lý kinh tế, nhằm tạo cho đơn vò mình, ngành của mình những ưu thế vượt
trội trong cạnh tranh so với đối thủ trên các mặt chất lượng sản phẩm, kiểu dáng
sản phẩm, chất lượng thương hiệu, giá cả cũng như sự chủ động về nguồn cung
cấp nguyên phụ liệu.
Tóm lại, sự thành công trên đấu trường cạnh tranh của doanh nghiệp, công ty
hoặc một ngành nào đó, là kết quả của một quá trình thực hiện đúng đắn các giải
pháp khai thác triệt để các lợi thế cạnh tranh, chọn lựa hợp lý các chiến lược và
đề ra các sách lược nâng cao năng lực cạnh tranh chính xác phù hợp trong từng
giai đoạn phát triển cụ thể.
12
1.1.4 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện
tiên quyết quyết đònh sự tồn tại của doanh nghiệp trên thò trường. Muốn có được
năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ
chức, lãnh đạo, xây dựng các chiến lược sản xuất, kinh doanh, tạo dựng môi
trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của
mình. Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế xã hội, tồn tại và hoạt động trong môi
trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có các
biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực để tạo
dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.
Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia làm hai
nhóm:
- Nhóm các yếu tố bên trong, bao gồm:
+ Các yếu tố về nguồn lực (nguồn nhân lực, vốn, trình độ công nghệ và máy móc
thiết bò, nguyên phụ liệu đầu vào…)
+ Hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất, giá thành sản phẩm
+ Việc đề ra và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh
+ Ý thức về xây dựng thương hiệu
- Nhóm các yếu tố bên ngoài: bao gồm
+ Các yếu tố phát sinh từ các môi trường kinh tế, chính trò, xã hội trong và ngoài
nước.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật
+ Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
+ Các chính sách và biện pháp kinh tế vó mô.
13
Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất cần sự nỗ lực của
bản thân doanh nghiệp và nhất là các chính sách của nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp. Dưới đây xin được đề cập tới các tiêu chí chủ
yếu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Có rất nhiều tiêu chí xác đònh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và không
hoàn toàn nhất trí với nhau. M.J Baker và S.J.Hart trong tác phẩm “marketing
and competitive success” đã đưa ra bốn tiêu chí xác đònh là tỷ suất lợi nhuận, thò
phần, tăng trưởng xuất khẩu và quy mô. M.J Baker và S.J.Hart cũng cho rằng tiêu
chí đơn giản nhất là mức độ đạt được mục tiêu của công ty, từ các chỉ số đo lường
tài chính đến chỉ tiêu hàm lượng kỹ thuật sáng tạo. Peter và Waterman đã sử
dụng bảy tiêu chí để xác đònh, ba tiêu chí trong số đó đo lường mức độ tăng
trưởng và tài sản dài hạn được tạo dựng trong 20 năm, ba tiêu chí khác đo lường
khả năng hoàn vốn và tiêu thụ. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra tám
tiêu chí: mức độ mở cửa nền kinh tế, vai trò của chính phủ, tài chính, kết cấu hạ
tầng, công nghệ, quản lý của doanh nghiệp, lao động, thể chế trong khi một số
nhà kinh tế đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên chỉ số cạnh tranh tăng trưởng
(trình độ công nghệ, tài chính, hội nhập quốc tế) và chỉ số cạnh tranh hiện hành
(chỉ số đánh giá chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp, chỉ số đánh giá môi
trường kinh doanh).
Theo tác giả, để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành may Việt Nam và
TPHCM, tác giả đề xuất tiêu chí dựa trên các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là:
- Ý thức cạnh tranh của doanh nghiệp: vì khi các doanh nghiệp ý thức được vấn
đề cạnh tranh, cảm nhận được các nguy cơ đe dọa thì doanh nghiệp muốn tồn tại
14
chắc chắn phải tiến hành các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng
chiến lược cạnh tranh.
- Năng suất: đóng vai trò có tính chất quyết đònh vì năng suất là kết quả tổng hợp
của tất cả các yếu tố (con người, công nghệ sản xuất…đến các yếu tố về mặt tâm
lý). Năng suất lao động thấp thể hiện một trình độ quản lý, trình độ công nghệ,
trình độ nguồn nhân lực thấp, đương nhiên năng lực cạnh tranh cũng không thể
cao được.
- Yếu tố nguồn lực (vốn, máy móc thiết bò, nhân lực, tiến bộ khoa học kỹ thuật…)
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Thương hiệu và đối thủ cạnh tranh.
1.1.6 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh ngành may
1.1.6.1 Ngành may đem lại giá trò xuất khẩu cao
Năm 2007, dệt may đã vượt qua dầu thô để vươn lên vò trí hàng đầu trong danh
mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với mức tăng trưởng trên 30%
và trò giá xuất khẩu đạt 7.8 tỷ USD. Năm 2008, may mặc Việt Nam tiếp tục tăng
kim ngạch xuất khẩu lên 9.13 tỷ USD.
Ngoài ra, nhu cầu thò trường may mặc thế giới ngày càng tăng cao, theo nhận
đònh của các nhà quản lý ngành dệt may, trong 5 năm, từ 2002 đến 2006, thò
trường dệt may thế giới tăng trưởng bình quân 6%/năm cho sản phẩm dệt và 8%
cho sản phẩm may mặc. Tổng nhập khẩu hàng hóa dệt may trên thế giới năm
2005 là 480 tỷ USD và trong 5 năm tới mức tăng trưởng bình quân là 8%/năm với
tổng kim ngạch vào năm 2010 ước đạt 700 tỷ USD. Theo đánh giá thì lợi thế cạnh
tranh thuộc về hầu hết các nước đang phát triển tại châu Á, trong đó có Việt
Nam.
Theo phòng thương mại Biella, mục tiêu xuất khẩu dệt may Việt Nam đến năm
2010 đạt khoảng 10-12 tỷ USD và sử dụng 50% nguyên phụ liệu nội đòa sẽ càng
15
củng cố vò thế về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trên trường quốc tế. Giá
nhân công Việt Nam hiện nay vẫn thuộc loại rẻ so với các nước trong khu vực,
người lao động cần cù, chòu khó, có kỹ năng lao động cao. Đây là một lợi thế
cạnh tranh rất lớn của ngành dệt và may Việt Nam.
1.1.6.2 Ngành may giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần
ổn đònh xã hội
Công nghiệp dệt may đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở
thành ngành quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Ngành dệt may không những
phục vụ xuất khẩu mà còn đáp ứng cho nhu cầu mặc, thời trang cho cả thò trường
nội đòa 84 triệu người. Ngành dệt may giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2
triệu lao động làm việc ở trên 2.000 doanh nghiệp dệt may trên cả nước, hơn 600
nghìn lao động tại TPHCM, góp phần ổn đònh tình hình kinh tế xã hội trên toàn
quốc. Nếu tính cả những cơ sở nhỏ, những lao động ở những ngành vệ tinh cho
dệt may như các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu nút, chỉ, dây kéo thì số lượng lao
động lớn hơn nhiều (Việt Nam phải có tới 6 triệu lao động gắn với ngành dệt
may-theo bài viết: “Đâu là giá trò dệt may?” trang Thông tin thương mại Bộ công
thương). Mục tiêu đến năm 2010 toàn ngành dệt may sẽ sử dụng khoảng 4-4,5
triệu lao động. Rõ ràng, dệt may là một ngành khá quan trọng, có vai trò rất to
lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động tại Việt Nam và
cũng là ngành có thể tận dụng được nhiều lợi thế quốc gia.
1.2 Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc
1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may nước
ngoài
1.2.1.1 Kinh nghiệm của Indonexia
Chính phủ Indonexia đang đẩy nhanh chương trình hiện đại hóa và cơ cấu lại
ngành dệt may nhằm đạt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 11.8 tỷ
16
USD vào năm 2009. Hàng loạt các biện pháp đưa ra gồm: Thứ nhất, Bộ công
nghiệp Indonesia và Ngân hàng trung ương Indonexia đã thành lập một nhóm
công tác nhằm tìm cách đổi nguồn vốn ngắn hạn hiện có thành nguồn vốn trung
và dài hạn thông qua các kỹ thuật ứng dụng tài chính cho việc tái cơ cấu máy
móc cần nguồn vốn trung và dài hạn; Thứ hai, chính phủ đảm bảo cung cấp
nguyên vật liệu chính cho ngành dệt may, trong đó có các sản phẩm từ hóa dầu
hiện khá khan hiếm. Trong kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống khí đốt đặc biệt
nhằm phục vụ các ngành công nghiệp trong nước, chính phủ sẽ đảm bảo việc
cung cấp khí đốt cho ngành hóa dầu; Thứ ba, chính phủ sẽ nỗ lực nhằm bảo hộ
ngành dệt may trong nước trước môi trường kinh doanh không lành mạnh như
buôn và nhập lậu ồ ạt hàng may mặc; Thứ tư, bộ công nghiệp sẽ khuyến khích
các công ty tăng cường sản xuất các mặt hàng có giá trò cao từ sợi tự nhiên như
lụa và chính phủ sẽ lập một kế hoạch tổng thể phát triển ngành sản xuất lụa quốc
gia.
Chính sách của chính phủ cũng chú trọng tới cải thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa
nền kinh tế. Các doanh nghiệp dệt may trong nước đã phát huy thế mạnh thò
trường nội đòa rộng lớn với hơn 220 triệu dân và không ngừng tìm kiếm thò trường
quốc tế. Với sự mở cửa, hiện đại hóa đang được xúc tiến mạnh mẽ, ngành dệt
may Indonesia mang đến nhiều tiềm năng hợp tác cho các đối tác nước ngoài và
cơ hội phát triển trong tương lai là rất khả quan.
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước có số lượng hàng may mặc xuất khẩu lớn
nhất thế giới, chiếm 37.7% thò phần toàn cầu và có sức cạnh tranh cao so với các
nước khác trên thế giới. Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của
nhiều nước. Sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt
động xuất khẩu hàng may mặc về lâu dài khi hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc
17
của Trung Quốc tăng lên 25% trong năm đầu. Theo thống kê của y ban Công
nghiệp dệt may Trung Quốc, giá trò xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc trong
năm 2003 ước đạt khoảng 70 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước, chiếm 18%
tổng giá trò kim ngạch xuất khẩu của cả Trung Quốc, trong đó Nhật Bản, Hồng
Kông, EU là ba thò trường xuất khẩu lớn chiếm khoảng 52% tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may (theo truy cập trong Internet từ Hiệp hội dệt may Việt Nam).
Để có được thành công này thứ nhất phải kể tới sự thay đổi trong chính sách
ngoại thương Trung quốc.
Ngoài các chính sách ưu đãi khác như thuế, hỗ trợ từ chính phủ…cải cách chính
sách ngoại thương của Trung Quốc được thực hiện bằng việc nhóm các mặt hàng
xuất khẩu tiềm năng thành ba nhóm hàng: Loại thứ nhất là những mặt hàng mà
Nhà nước tiếp tục độc quyền kinh doanh, loại thứ hai gồm 173 mặt hàng mà các
tỉnh thành được phép xuất khẩu trực tiếp nhưng dưới sự điều hành và phối hợp
của các công ty ngoại thương của Nhà nước, loại thứ ba là các hàng hóa (trong đó
có may mặc) mà các tỉnh, thành phố được xuất khẩu tự do, Nhà nước khuyến
khích xuất khẩu những sản phẩm này. Kế tiếp trong cuộc cải cách là việc thành
lập bốn đặc khu kinh tế ở vùng Đông Nam duyên hải Trung Quốc với mục tiêu
giúp ngành công nghiệp nội đòa đuổi kòp với các nền kinh tế lân cận như Hồng
Kông, Đài Loan…Ngoài ra, bốn đặc khu kinh tế trên còn được thành lập với hai
mục đích: cho phép các công ty nội đòa sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, không
chòu sự kiểm soát của kế hoạch tập trung và sự quản lý của các công ty ty ngoại
thương của Nhà nước, thứ hai nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để gia tăng
năng lực cho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó còn giúp nâng cấp kỹ thuật, công
nghệ khi các công ty trong nước tham gia vào liên doanh hoặc làm đối tác với các
doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện cho việc chuyển giao các yếu tố kỹ thuật.
Các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hợp tác với các công ty nước ngoài để
18
học hỏi những kinh nghiệm tiến bộ, theo kòp các tiêu chuẩn quốc tế về nhân sự,
vốn, thông tin và công tác quản trò.
Thứ hai là kể tới sự thay đổi bắt nguồn từ các khu vực kinh tế. Đó là vai trò của
các doanh nghiệp dệt may ở vùng nông thôn. Các doanh nghiệp công nghiệp
nông thôn đã giữ một vò trí đáng kể trong quá trình xuất khẩu sản phẩm Trung
Quốc, đặc biệt là ngành may mặc. Số liệu của chính phủ cho thấy, trong năm
1989, 2/3 giá trò xuất khẩu hàng dệt may là từ ngành công nghiệp dựa vào nông
thôn. Năm 1990, lên đến gần 90%, hiện nay 15 tập đoàn mạnh nhất cũng là các
doanh nghiệp ở nông thôn. Đây là một đònh hướng phù hợp vì không những thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa ở khu vực nông thôn, mà các doanh nghiệp Trung
Quốc còn tận dụng những lợi thế của lao động ở nông thôn nhằm gia tăng khả
năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu nhờ giá lao động rẻ, mặt khác đây là
các ngành công nghiệp lao động chuyên sâu, không đòi hỏi kỹ năng cao
Mặt khác, phải kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may. Trên 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đònh
hướng vào xuất khẩu đang sử dụng hệ thống sản xuất linh hoạt, có khả năng thay
đổi nhanh chóng dòng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thay đổi thời trang dệt
may của khách hàng ở thò trường nước ngoài.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc có nhược điểm lớn là phần lớn
sản phẩm của họ đều là phẩm cấp trung bình hoặc thấp, các doanh nghiệp Trung
Quốc sử dụng chính sách giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh khi kinh doanh trên thò
trường thế giới. Hiện Trung Quốc vẫn giữ vò trí hàng đầu trong xuất khẩu hàng
may mặc nhưng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Bangladesh, Honduras,
n Độ, Pakistan… Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt
đầu các chiến lược lâu dài như chiến lược về nhân sự, kinh doanh, sản xuất dưới
sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài, hợp tác với những công ty có tên tuổi
19
lớn, thiết lập các chi nhánh ở Hồng Kông, Nhật Bản, châu u, châu Mỹ… hình
thành mạng lưới sản xuất và marketing xuyên lục đòa nhằm tạo dựng thương hiệu
nổi tiếng. Ngoài ra, để chuẩn bò cho giai đoạn hậu hạn ngạch, Trung Quốc đã tiến
hành nhiều chính sách để cải cách ngành dệt may như mạnh dạn thực hiện chính
sách tư nhân hóa, cho phá sản các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, tích cực
đổi mới trang thiết bò, áp dụng công nghệ mới. Chính phủ cũng tiến hành hỗ trợ
nhiều mặt như hình thức trợ giá, duy trì giá có lợi cho hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ
thông qua cước phí vận tải.
Nhờ các chính sách nói trên mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã thành công
trong việc tạo ra và sử dụng chính sách giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh trên thò
trường quốc tế và họ có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá vào các
thò trường, nhất là thò trường EU.
1.2.1.3 Kinh nghiệm của Hồng Kông
Ngành dệt may là ngành công nghiệp lớn nhất tại Hồng Kông, có giá trò tổng sản
lượng cao nhất, chiếm hơn 43% tổng trò giá xuất khẩu nội đòa và là ngành thu hút
nhiều lao động nhất, chiếm hơn 23% lực lượng lao động trong sản xuất.
Các doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt may Hồng Kông có nhiều kinh nghiệm
trong thiết kế thời trang và kiểm soát chất lượng, trong bán hàng và hoạt động
marketing, công tác hậu cần, kho vận.
Thò trường xuất khẩu chủ yếu của Hồng Kông là Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật
Bản. Ngành may mặc của Hồng Kông đã tạo được danh tiếng đối với khách hàng
trên thế giới về tính chuyên nghiệp, chất lượng tuyệt hảo, năng động, nhạy cảm
với sự thay đổi trong xu hướng thò trường. Các doanh nghiệp có khả năng sản
xuất với số lượng lớn các mặt hàng có chất lượng cao và đa dạng về chủng loại,
thậm chí cả những mặt hàng đặc biệt trong thời gian ngắn. Các sản phẩm may
mặc thời trang có giá từ trung bình đến cao mang nhãn hiệu của những nhà thiết
20
kế Hồng Kông được bày bán tại các cửa hàng cao cấp trên thế giới. Hiện nay một
số nhà sản xuất đi vào lónh vực kinh doanh bán lẻ với mạng lưới bán lẻ ở những
thành phố lớn trên thế giới, một số sản xuất –bán lẻ nổi tiếng như G2000,
Crorcodile…Một số nhãn hiệu thời trang cao cấp có tiếng trên thế giới như Calvin
Klein, Yves Saint liên kết sản xuất hàng may mặc với Hồng Kông thông qua việc
đặt văn phòng tại Hồng Kông hoặc qua trung gian.
Để có được sự thành công trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may, y ban
thương mại Hồng Kông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp
Hồng Kông thường tìm kiếm khách hàng thông qua các hội trợ và triển lãm
thương mại, từ đó tiếp cận và khai thác cơ hội thò trường, đồng thời các doanh
nghiệp Hồng Kông cũng tham gia rất nhiều hoạt động trình diễn thời trang thế
giới do ủy ban thương mại Hồng Kông tổ chức tại các thành phố lớn trên thế giới.
Họ còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thăm và tìm hiểu thông tin về các thò
trường kinh doanh, làm cầu nối để thiết lập mối quan hệ kinh doanh với khách
hàng mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hồng Kông còn phát triển sản phẩm
qua việc khai thác các khúc thò trường ngách như kinh doanh các loại sản phẩm
may mặc cho người già. Các doanh nghiệp may mặc Hồng Kông nhận thức tính
chất phức tạp trong cạnh tranh trên thò trường thế giới, họ đã đề ra những giải
pháp mang tính chiến lược như:
- Gia tăng và duy trì tiêu chuẩn sản phẩm tập trung vào chất lượng cao
- Cải tiến và đáp ứng nhanh các xu hướng thời trang và cách tân
- Tăng cường đầu tư vào tất cả các khâu bao gồm chất lượng vải, thiết kế sản
phẩm và cơ cấu mặt hàng may mặc.
- Tăng cường các giải pháp mang tính chủ động như quan hệ chặt chẽ với những
chuỗi cửa hàng đặc biệt, các cửa hàng kinh doanh, các xí nghiệp đặt hàng qua
email với số lượng lớn.
21
1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may
trong nước
1.2.2.1 Kinh nghiệm của công ty dệt may LEGARMEX
Được biết đến là một công ty may hàng đầu trong lónh vực thiết kế và sản xuất
quần áo thời trang cho thò trường nội đòa và xuất khẩu. Công ty hoạt động dưới
mô hình cổ phần hóa, với cơ chế sản xuất năng động, hiệu quả đã tạo ra các sản
phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thò trường. LEGARMEX tiến hành quá trình tăng
năng suất lao động trong nhiều năm, duy trì chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất,
thực hiện nhiều dự án đầu tư, xây dựng các trung tâm thương mại lớn nhằm giới
thiệu hình ảnh của LEGARMEX và quảng bá thương hiệu của họ cũng như của
dệt may Việt Nam. LEGARMEX liên tục đẩy nhanh quá trình phát triển của
mình bằng cách mở rộng các phương thức xâm nhập thò trường. Trong năm 2008,
LEGARMEX đưa vào sử dụng một trung tâm thời trang LEGARMEX hoạt động
trên nhiều lónh vực khác nhau, với sự tham gia của nhiều đơn vò trong ngành. Có
thể nói, những kinh nghiệm và thành tựu nói trên là minh chứng hùng hồn cho sự
cạnh tranh cao về chất lượng sản phẩm của LEGARMEX.
1.2.2.2 Kinh nghiệm của công ty May Việt Tiến
Mặt hàng chủ lực của công ty may Việt Tiến là sơ mi, jacket, quần âu, quần
kaki…. Hiện nay Việt Tiến đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong làng thời
trang nam giới tại thò trường nội đòa. Bên cạnh đó, Việt Tiến cũng gia công các
sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu của các công ty nổi tiếng như Nike, Otto,
JC Penny, Decathlon…xuất khẩu đi các thò trường lớn EU, Mỹ, Nhật.
Trong giai đoạn 2002-2004, Việt Tiến đã giành gần 240 tỷ đồng để đổi mới công
nghệ và mở rộng sản xuất, như công nghệ sản xuất áo veston của Mỹ, hệ thống
ráp áo sơ mi tự động của Italy, thuê chuyên gia thiết kế mẫu người Pháp. Chính
sách chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu của Việt Tiến trong việc nâng cao
22
năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tất cả các khâu đều được kiểm tra chất lượng kỹ
càng trước khi hoàn tất và đóng gói xuất xưởng. Ngoài việc đổi mới công nghệ,
Việt Tiến cũng tập trung hoàn thiện các hệ thống quản lý như ISO 9002, SA 8000
nhằm đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu
đến khâu cuối cùng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Do nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài nên để chủ
động cho việc sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, Việt Tiến đã tiến hành tham
gia vào chuỗi liên kết doanh nghiệp sợi-dệt-nhuộm-may của Vinatex.
Đối với thò trường xuất khẩu, Việt Tiến phân loại khách hàng theo một số loại thò
trường chính Mỹ, EU, Nhật Bản, Asean, có cơ chế quản lý sát với thò trường, gắn
sản xuất với tiêu thụ để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, giá cả phù hợp,
giao hàng đúng hẹn.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu tại thò trường Mỹ và một số thò trường Asean là
bước tiến quan trọng khởi đầu cho chiến lược xây dựng thương hiệu Việt Tiến tại
thò trường nước ngoài, từng bước xây dựng uy tín của thương hiệu thông qua việc
khẳng đònh chất lượng sản phẩm. Từ đó, từng bước thiết lập hệ thống phân phối
sản phẩm tại các thò trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Asean
Như vậy, mặc dù Việt Tiến tiêu thụ sản phẩm phần lớn trong thò trường nội đòa
nhưng họ đã rất thành công trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao
và thương hiệu nổi tiếng. Điều này hoàn toàn bắt nguồn từ các chính sách hợp lý
của Việt Tiến. Đây là một điển hình trong ngành may mà các doanh nghiệp Việt
Nam cũng như TPHCM cần học hỏi kinh nghiệm.
1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp may TPHCM
Từ khảo sát và nghiên cứu những kinh nghiệm dùng để nâng cao năng lực cạnh
tranh trong xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp trong và ngoài nước, có
thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp may TPHCM như sau:
23
- Tích cực đổi mới máy móc thiết bò trong từng khâu công việc (dệt-may-in-
nhuộm), ứng dụng khoa học kỹ thuật kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới trong
việc tạo ra các giống cây bông có năng suất cao, cho chất lượng tốt.
- Các doanh nghiệp TPHCM tăng cường sản xuất các sản phẩm may có trò giá
xuất khẩu cao, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia
- Các doanh nghiệp TPHCM tăng cường hợp tác với những công ty có tên tuổi
lớn, hình thành mạng lưới sản xuất và marketing xuyên lục đòa, tham gia chuỗi
liên kết các công ty sợi-dệt-nhuộm-may
- Các doanh nghiệp TPHCM liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp phụ trợ và
các vùng quy hoạch nguyên phụ liệu của nhà nước để tạo thế chủ động trong việc
mua nguyên phụ liệu cho sản xuất, tận dụng lợi thế lao động ở khu vực nông thôn
và ngoại ô thành phố để giảm bớt chi phí nhân công.
- Các doanh nghiệp TPHCM tăng cường hoàn thiện các hệ thống quản lý chất
lượng ISO, SA 8000, WRAP…nhằm tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng
cao sức cạnh tranh cho sản phẩm cũng như cho doanh nghiệp may thành phố.
- Về phía chính quyền của thành phố, cần đề ra các chính sách, các dự án cụ thể
trong việc phát triển ngành may thành phố, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vay vốn,
khoa học kỹ thuật, tăng cường tổ chức các cuộc hội trợ triển lãm giúp doanh
nghiệp có cơ hội tiếp cận với khách hàng nước ngoài và tìm kiếm thông tin.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Từ những nghiên cứu trong chương I, có thể rút ra được những kết luận như sau:
Hệ thống được các lý luận cơ bản về cạnh tranh, thò trường cạnh tranh, năng lực
cạnh tranh, từ đó xác đònh được các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, đồng
thời xác đònh được các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nhằm đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngành may mặc TPHCM ở chương
II.
Phân tích được tầm quan trọng của ngành may mặc Việt Nam và TPHCM, cho
thấy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ngành may là rất cần thiết và có ý
nghóa thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
Nêu được các bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp may trong và ngoài
nước và rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp may TPHCM
Với những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thực
tiễn từ các doanh nghiệp may trong và ngoài nước sẽ là nền tảng để tiếp tục
nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát
triển ngành may mặc tại TPHCM hiện tại và tương lai.