Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tính toán, thiết kế cụm cầu chủ động xe bus thaco evergreen – tb81s của trường hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>VIỆN CƠ KHÍ </b>

<b><small> LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP </small></b>

<b>TÍNH TỐN, THIẾT KẾ CỤM CẦU CHỦ ĐỘNG XE BUS THACO EVERGREEN – </b>

<b>TB81S CỦA TRƯỜNG HẢI </b>

<b>Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ Chun ngành: CƠ KHÍ Ơ TƠ </b>

<b>Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THÀNH SA Sinh viên thực hiện : TRẦN NGUYỄN TƯỜNG VI MSSV: 19H1080147 Lớp: CO19CLCC </b>

<b>TP. Hồ Chí Minh, năm 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời nói đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh, q thầy cơ Viện Cơ Khí những người đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình trong suốt quá trình học tập của em.

Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy TS. Nguyễn Thành Sa người đã hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện, thầy đã truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, do lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế, em đã gặp phải ít nhiều khó khăn và việc giải quyết các vấn đề, khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các thầy, cơ đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện hơn trong tương lai. Đây như là một tiền đề giúp em từng bước tiếp cận với chuyên ngành của mình.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong Viện Cơ khí và Trường Đại học Giao thơng vận tải Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức phục vụ trong q trình làm luận văn và cơng việc sau khi ra trường. Lời cuối cùng em xin kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự nghiệp trồng người của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 2023

<i>Tác giả/Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) </i>

Trần Nguyễn Tường Vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>TÓM TẮT THUYẾT MINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP </b>

“Việt Nam hiện nay đang trong tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế thị trường là động lực cho sự phát triển của nhiều nền kinh tế, đi đôi với việc phát triển kinh tế là hàng loạt khu cơng nghiệp được hình thành. Nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050” (theoQuyết định số 663/QĐ-TTg, ngày 30/5/2018 ) được Chính phủ ban hành, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất và lắp ráp ô tô với quy mô công nghiệp và thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư của UBND tỉnh Quảng Nam, THACO đã đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.

Trước bối cảnh như vậy thì vấn đề đặt ra là khi hàng rào thuế quan được xóa bỏ thì những sản phẩm trong nước sẽ có được năng lực cạnh tranh với những mặt hàng của nước ngoài. Mặt khác vấn đề nội địa hố đã và đang được chính phủ rất coi trọng. Để có được năng lực cạnh tranh cần nâng tỷ lệ nội địa hoá của các sẩn phẩm ở trong nước, việc ứng dụng những kĩ thuật, khoa học cơng nghệ mới chính là một trong các biện pháp hữu hiệu và nhanh nhất. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nội địa hoá ở các sản phẩm ô tô Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số chi tiết, bộ phận như khung vỏ thân xe, săm lốp, chất dẻo, cao su… một phần đã và đang thay thế là động cơ hộp số chủ yếu là trong hệ thống truyền lực, chi tiết cơ khí. Cụm cầu chủ động là một trong những cụm chi tiết quan trọng của hệ thống truyền lực, để giúp truyền động đến các bánh xe chủ động. Cầu chủ động hoàn toàn có khả năng sản xuất bằng cơng nghệ trong nước. Theo bản quy hoạch đã được chính phủ Việt Nam thông qua vào năm 2035, tỷ lệ sản suất trong nước đối của tất cả các chủng loại sản phảm ô tô phải đạt trên 50%, phấn đấu xuất khẩu ô tô và phụ tùng chiếm 5 – 10 % tổng sản lượng của ngành.

Hoàn thành nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2018 của Công ty cổ phần tập đồn Trường Hải – Cơng ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: “Nghiên cứu, thiết kế và công nghệ chế tạo cụm cầu sau của xe Bus lớn nâng cao khả năng nội địa hóa phụ tùng ơ tơ”. Trước tình hình thực tế đó, em được giao nhiệm vụ thực hiện để tài: “Tính tốn, thiết kế cụm cầu chủ động xe Bus Thaco EverGreen – TB81S của Trường Hải”. Bố cục luận văn tốt nghiệp được thực hiện bao gồm 4 chương chính:

<b>Chương 1: Tổng quan về khu kinh tế mở - khu Công nghiệp Thaco Chu Lai - Công ty </b>

TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Chương 2: Tính tốn, thiết kế thơng số kĩ thuật cụm cầu chủ động xe Bus Thaco. Chương 3: Ứng dụng Catia vào thiết kế, tính bền kết cấu một số chi tiết và chăm sóc </b>

bảo dưỡng kĩ thuật cụm cầu chủ động.

<b>Chương 4: Quy trình cơng nghệ gia cơng các chi tiết chính của cụm cầu chủ động. </b>

Kết quả của đề tài luận văn tốt nghiệp là xây dựng thành công bộ thiết kế cụm cầu chủ động trên máy vi tính, những chi tiết ở trạng thái vật thể không gian 3D. Việc sử dụng các phần mềm cho phép tính tốn – thiết kế, thử nghiệm, lắp ghép các chi tiết thành cụm một cách đơn giản, hết sức trực quan, dễ sử dụng và tương thích với kĩ thuật gia cơng trên các máy cơng cụ CNC. Ngồi ra, các sản phẩm thiết kế cũng có thể ứng dụng trong việc dạy học về thiết kế và sử dụng lắp ráp kết cấu một cách rất trực quan, sống động trong truyền đạt giảng dạy giáo dục chuyên ngành. Thiết kế cầu chủ động đây là đề tài khá mới yêu cầu phải đảm bảo được các vấn đề: hiệu quả kinh tế, sựu nhất quán trong thiết kế, tuân thủ theo tiêu chuẩn hiện hành và đảm bảo tính phù hợp với điều kiện hoạt động thực tiễn của xe. Đây là đề tài thiết kế cụm cầu sau tương đối hoàn chỉnh. Cụm cầu chủ động là một tập hợp hoàn chỉnh những cụm khác nhau có kết nối với nhau, đồng thời có thể đưa vào lắp ráp với số lượng lớn.”

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ MỞ - KHU CÔNG NGHIỆP THACO CHU LAI - CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT XE BUS THACO ... 1 </b>

1.1 Giới thiệu chung ... 1

1.1.1 Phạm vi, vị trí địa lý quy hoạch dự án Khu kinh tế mở Chu Lai ... 1

1.1.2 Khu công nghiệp Thaco Chu Lai ... 2

1.2 Văn hóa Cơng ty cổ phần tập đồn Trường Hải (THACO GROUP) – Văn hóa

2.1.2 Yêu cầu cầu chủ động ... 10

2.2 Giới thiệu chung ... 10

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2.3.4 Cơ cấu phanh ... 22

2.3.5 Vỏ cầu sau chủ động ... 26

2.4 Các thông số kỹ thuật tham khảo xe Thaco Bus EverGreen – TB81S ... 27

2.5 Tính tốn thiết kế các thông số kĩ thuật của cụm cầu sau chủ động ... 29

2.5.1 Tính tốn thiết kế truyền lực chính ... 29

2.5.2 Tính tốn thiết kế bộ truyền vi sai ... 37

2.5.3 Tính tốn thiết kế bán trục và dầm cầu ... 45

2.5.4 Tính tốn thiết kế cơ cấu phanh ... 53

2.5.5 Tính bền một số chi tiết của cơ cấu phanh ... 60

<b>CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CATIA VÀO THIẾT KẾ, TÍNH BỀN KẾT CẤU MỘT SỐ CHI TIẾT VÀ CHĂM SÓC BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT CỤM CẦU CHỦ ĐỘNG ... 68 </b>

3.1 Giới thiệu phương pháp thiết kế 3D bằng phần mềm CATIA ... 68

3.1.1 Tổng quan về CATIA ... 68

3.1.2 Trình tự thiết kế 3D trong CATIA ... 68

3.2 Sử dụng Catia thiết kế các chi tiết trong cụm cầu chủ động ... 71

3.3 Ứng dụng Catia trong tính bền kết cấu một số chi tiết trong cụm cầu chủ động . 78 3.3.1 Một số khái niệm của phương pháp phần tử hữu hạn ... 78

3.5.2 Ứng dụng Catia trong tính bền kết cấu một số chi tiết trong cụm cầu chủ động ... 79

3.4 Ứng dụng Catia vào tính ứng suất uốn bánh răng quả dứa và tính bền dầm cầu chủ động ... 84

3.5 Chăm sóc bảo dưỡng cụm cầu sau chủ động ... 87

<b>CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ GIA CƠNG CÁC CHI TIẾT CHÍNH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4.1.2 Quy trình gia cơng bánh răng vành chậu ... 92

4.1.3 Quy trình gia cơng bánh răng hành tinh ... 93

4.1.4 Quy trình gia cơng bánh răng bán trục ... 94

4.1.5 Quy trình gia công bán trục ... 95

<b>KẾT LUẬN ... 97 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 98 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH VẼ</b>

<b>Hình 1.1 Sơ đồ vị trí KKTM Chu Lai trong vùng tỉnh Quảng Nam ... 2 </b>

<b>Hình 1.2 Tồn cảnh khu cơng nghiệp Thaco Chu Lai ... 2 </b>

<b>Hình 1.3 Sơ đồ tồn cảnh Trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô – KCN Thaco Chu Lai ... 3 </b>

<b>Hình 1.4 Layout các vị trí tại Công ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco ... 5 </b>

<b>Hình 1.5 Sơ đồ dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco ... 6 </b>

<b>Hình 1.6 Lưu đồ quy trình kiểm sốt q trình lắp ráp bus lớn ... 6 </b>

<b>Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức quản lý Cơng ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco ... 7 </b>

<b>Hình 1.8 Xưởng lắp ráp xe Bus Thaco ... 7 </b>

<b>Hình 1.9 Giá trị cốt lõi 8T ... 8 </b>

<b>Hình 1.10 Tồn cảnh nhà máy Bus Thaco ... 9 </b>

<b>Hình 2.1 Hệ thống truyền lực xe Bus Thaco EverGreen TB81S ... 10 </b>

<b>Hình 2.2 Các dạng truyền lực chính đơn ... 11 </b>

<b>Hình 2.3 Vi sai cơn đối xứng ... 13 </b>

<b>Hình 2.4 Hình ảnh 3D mơ phỏng vi sai cơn đối xứng ... 14 </b>

<b>Hình 2.5 Vi sai cam ... 15 </b>

<b>Hình 2.6 Vi sai tăng ma sát có lực ma sát cố định ... 17 </b>

<b>Hình 2.7 Hình mơ phỏng 3D vi sai tăng ma sát ... 18 </b>

<b>Hình 2.8 Vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát khơng cố định ... 18 </b>

<b>Hình 2.9 Sơ đồ bán trục giảm tải hồn tồn ... 20 </b>

<b>Hình 2.10 Sơ đồ bán trục giảm tải 3/4 ... 21 </b>

<b>Hình 2.11 Sơ đồ bán trục giảm tải 1/2 ... 21 </b>

<b>Hình 2.12 Cơ cấu phanh guốc ... 22 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Hình 2.13 Cơ cấu phanh guốc - ảnh mô phỏng 3D ... 23 </b>

<b>Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh guốc đối xứng trục ... 24 </b>

<b>Hình 2.15 Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm ... 24 </b>

<b>Hình 2.16 Cơ cấu phanh guốc kiểu bơi ... 25 </b>

<b>Hình 2.17 Cơ cấu phanh tự cường hóa ... 26 </b>

<b>Hình 2.18 Sơ đồ truyền lực chính và sơ đồ tính lực trên các bánh răng truyền lực </b> hypoit ... 35

<b>Hình 2.19 Sơ đồ tính tốn lực và ứng suất trong vi sai cơn ... 41 </b>

<b>Hình 2.20 Ổ bi bán trục ... 46 </b>

<b>Hình 2.21 Vị trí đặt lực tính bền cho dầm cầu chủ động ... 48 </b>

<b>Hình 2.22 Sơ đồ các lực tác dụng lên dầm cầu chủ động ... 48 </b>

<b>Hình 2.23 Sơ đồ lực và biểu đồ mômen tác dụng lên dầm cầu khi trượt ngang ... 50 </b>

<b>Hình 2.24 Sơ đồ lực và biểu đồ mômen tác dụng lên dầm cầu khi trượt ngang ... 52 </b>

<b>Hình 2.25 Họa đồ phanh ... 56 </b>

<b>Hình 2.26 Các giá trị kích thước đến trọng tâm G... 62 </b>

<b>Hình 2.27 Các thơng số hình học của cơ cấu phanh đoạn trên ... 63 </b>

<b>Hình 2.28 Các thơng số hình học của cơ cấu phanh đoạn dưới ... 64 </b>

<b>Hình 2.29 Biểu đồ nội lực ... 65 </b>

<b>Hình 2.30 Tính tốn bền tại 3 điểm ... 65 </b>

<b>Hình 3.1 Màn hình khởi động trong CATIA ... 71 </b>

<b>Hình 3.2 Vào các mơdun thiết kế với CATIA ... 72 </b>

<b>Hình 3.3 Mơi trường thiết kế Part design ... 72 </b>

<b>Hình 3.4 Biên dạng của phơi ... 72 </b>

<b>Hình 3.5 Phơi được tạo bằng lệnh shaft ... 73 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Hình 3.6 Thiết lập các cơng thức và thiết lập các mối quan hệ ... 73 </b>

<b>Hình 3.7 Thiết lập biên dạng răng ... 73 </b>

<b>Hình 3.8 Tạo biên dạng cắt phơi (rãnh răng) ... 74 </b>

<b>Hình 3.9 Biên dạng và đường cắt được tạo trên phôi ... 74 </b>

<b>Hình 3.10 Tạo một rãnh răng ... 74 </b>

<b>Hình 3.11 Tạo ra đầy đủ số răng của bánh răng vành chậu ... 75 </b>

<b>Hình 3.12 Tạo lỗ bu lơng bắt với vỏ vi sai ... 75 </b>

<b>Hình 3.13 Hồn tất quá trình vẽ bánh răng vành chậu ... 75 </b>

<b>Hình 3.14 Mơ hình phần tử bán trục xây dựng từ Catia ... 80 </b>

<b>Hình 3.15 Chọn vật liệu cho mơ hình phần tử từ Apply Material Catia ... 81 </b>

<b>Hình 3.16 Các phương pháp chia lưới ... 81 </b>

<b>Hình 3.17 Mơ hình phần tử bánh răng quả dứa ... 84 </b>

<b>Hình 3.18 Mơ hình chia lưới bánh răng quả dứa ... 85 </b>

<b>Hình 3.19 Mơ hình đặt lực lên bánh răng quả dứa ... 85 </b>

<b>Hình 3.20 Ứng xuất chính lớn nhất ... 86 </b>

<b>Hình 3.21 Xây dựng mơ hình phần tử, chia lưới, đặt lực cho dầm cầu ... 86 </b>

<b>Hình 3.22 Kết quả ứng suất chính lớn nhất của dầm cầu ... 87 </b>

<b>Hình 4.1 Máy tiện 1K62 ... 91 </b>

<b>Hình 4.2 Phay then hoa bằng máy phay răng bán tự động 53V30P ... 91 </b>

<b>Hình 4.3 Chuyền nhiệt luyện thấm cacbon bằng máy lò thấm chuyên dụng ... 92 </b>

<b>Hình 4.4 Thép hợp kim trung bình 15HM ... 93 </b>

<b>Hình 4.5 Ảnh sau gia cơng bánh răng quả dứa – vành chậu – hành tinh – bán trục ... 95 </b>

<b>Hình 4.6 Máy khoan cần 2M55 Nhật Bản ... 96 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>

<b>Bảng 2.1 Thông số kĩ thuật xe Thaco Bus EverGreen TB81S ... 27 </b>

<b>Bảng 2.2 Các thông số truyền lực chính ... 33 </b>

<b>Bảng 2.3 Các thơng số hình học của bộ truyền vi sai ... 39 </b>

<b>Bảng 2.4 Kiểm tra bền guốc phanh trong xét cân bằng đoạn trên ... 64 </b>

<b>Bảng 2.5 Kiểm tra bền guốc phanh trong xét cân bằng đoạn dưới ... 65 </b>

<b>Bảng 2.6 Ứng suất tại các điểm ... 67 </b>

<b>Bảng 3.1 Một số các chi tiết của cụm cầu được vẽ bằng phần mền CATIA ... 76 </b>

<b>Bảng 3.2 Thông số mô hình phần tử hữu hạn bánh răng quả dứa ... 84 </b>

<b>Bảng 3.3 Chất lượng phần tử bánh răng quả dứa ... 85 </b>

<b>Bảng 3.4 Điều chỉnh khe hớ ăn khớp giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành </b>chậu ... 88

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>

2 <sup>THACO GROUP </sup> <sup>Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải </sup> 3 <sup>TNHH MTV </sup> <sup>Trách nhiệm hữu hạn một thành viên </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ MỞ - KHU CÔNG NGHIỆP THACO CHU LAI - CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT XE BUS THACO 1.1 Giới thiệu chung </b>

<b>1.1.1 Phạm vi, vị trí địa lý quy hoạch dự án Khu kinh tế mở Chu Lai </b>

Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTM Chu Lai) được thành lập theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, có mơi trường đầu tư thuận lợi, thơng thống, bình đẳng, cho mọi loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngồi nước, phù hợp với thơng lệ quốc tế. KKTM Chu Lai có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, là trung điểm giao thoa của hai miền Nam - Bắc với một bên là đường bờ biển dài và một bên là dải đất rộng, có điều kiện giao thơng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới (đặc biệt là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á nối với Lào, Campuchia và Thái Lan) thông qua đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 40B, đường ven biển Quốc gia 129, đường sắt Bắc Nam, đường biển qua hệ thống cảng Kỳ Hà, đường hàng không qua sân bay Chu Lai và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

KKTM Chu Lai có tổng diện tích tự nhiên là 27.040ha, bao gồm thị trấn Núi Thành và các xã Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Tiến và một phần xã Tam Nghĩa thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, một phần xã Tam Thăng và phường An Phú thuộc thành phố Tam Kỳ; các xã Bình Hải, Bình Sa, một phần xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều, Bình Minh, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; có ranh giới địa lý được xác định như sau:

- Phía Đơng giáp biển Đơng;

- Phía Tây giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khu vực thuộc huyện Núi Thành; giáp sông Bàn Thạch khu vực thuộc thành phố Tam Kỳ; giáp đất hiện trạng các xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều khu vực thuộc huyện Thăng Bình;

- Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Bắc giáp đường nối Quốc lộ 1A (tại vị trí ngã 3 cây cốc) với đường ven biển 129.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Hình 1.1 Sơ đồ vị trí KKTM Chu Lai trong vùng tỉnh Quảng Nam 1.1.2 Khu cơng nghiệp Thaco Chu Lai </b>

<b>Hình 1.2 Tồn cảnh khu cơng nghiệp Thaco Chu Lai </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

THACO Chu Lai có tổng diện tích hơn 1.200 ha với 35 cơng ty, đơn vị gồm: các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ trợ, trung tâm cơ khí miền Trung; hệ thống cảng biển và các đơn vị giao nhận - vận chuyển; các đơn vị đầu tư - xây dựng; trường cao đẳng nghề và các đơn vị hỗ trợ… với tổng vốn đầu tư trên 80.500 tỷ đồng.

<b>Hình 1.3 Sơ đồ toàn cảnh Trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô – KCN Thaco Chu Lai </b>

Từ năm 2022, THACO đã tái cấu trúc trở thành Tập đoàn cơng nghiệp đa ngành, bao gồm: Ơ tơ; Cơ khí và Cơng nghiệp hỗ trợ; Nơng nghiệp; Giao nhận Vận chuyển; Thương mại Dịch vụ và Đầu tư xây dựng, có tính bổ trợ, tính tích hợp cao và cũng là những ngành kinh tế trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Tại Quảng Nam, THACO đang nỗ lực và kiên trì thực hiện chiến lược đưa THACO Chu Lai trở thành Hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới, xanh, phát triển bền vững, bao gồm: Trung tâm sản xuất lắp ráp ô tơ; Trung tâm sản xuất cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; Trung Tâm sản xuất chế biến nông lâm nghiệp; Trung tâm giao nhận vận chuyển (logistics) tại miền Trung; Khu đô thị; Trung tâm Thương mại Dịch vụ.

THACO Chu Lai được quy hoạch thành 4 phân khu: Khu cơng nghiệp cơ khí và ô tô, Khu công nghiệp nông - lâm nghiệp, Khu cảng, logistics và phi thuế quan và Khu đô thị Chu Lai.

+ Khu công nghiệp cơ khí và ơ tơ có diện tích 358 ha, gồm:

Tổ hợp sản xuất lắp ráp ô tô với 07 nhà máy: nhà máy Thaco Kia; nhà máy Thaco Mazda; nhà máy Thaco Luxury Car; nhà máy Thaco Royal; nhà máy Thaco Tải; nhà máy Bus Thaco và nhà máy Thaco Motor. Tại đây, THACO AUTO sản xuất, lắp ráp đầy đủ các chủng loại: xe tải, xe bus, xe du lịch, xe chuyên dụng và đầy đủ phân khúc

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

từ trung cấp đến cao cấp theo chuỗi giá trị khép kín, với doanh số luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam (Trong đó, xe du lịch có các thương hiệu: Kia, Mazda, Peugeot; xe bus có Thaco Bus, Mini-bus, Bus chuyên dụng; xe tải có Mitsubishi Fuso, Kia tải, Foton/Forland).

Nhà máy Bus Thaco sản xuất và lắp ráp các dòng xe:

+ Sản phẩm trong nước: Thaco Bus, Mercedes-Benz Bus, Iveco Daily, Misubishi Fuso Rose, Thaco City Bus.

+ Sản phẩm xuất khẩu: Thị trường Thái Lan: Thaco Bus – 31 chỗ, Thaco Bus – 45 chỗ; Thị trường Philipines: Thaco City Bus – 46 chỗ.

Các nhà máy sản xuất công nghiệp hỗ trợ và cơ khí với 17 nhà máy: nhà máy Ghế ô tô, nhà máy Phụ tùng điện ơ tơ, nhà máy Kính ơ tơ, nhà máy sản xuất Linh kiện thân vỏ ô tô, nhà máy Linh kiện nhựa, nhà máy Linh kiện nội thất ô tô, nhà máy Linh kiện composite, nhà máy sản xuất Nhíp ơ tơ, nhà máy sản xuất Máy lạnh ơ tơ dành cho dịng xe du lịch, nhà máy sản xuất Máy lạnh dành cho ô tô tải và bus, nhà máy Keo và dung dịch chuyên dụng, nhà máy sản xuất Găng tay, nhà máy Bao bì; nhà máy Gia cơng và cung ứng phôi thép, nhà máy sản xuất Khuôn, Trung tâm cơ khí miền Trung, nhà máy sản xuất Xe chuyên dụng.

Ngồi ra cịn có các đơn vị hỗ trợ, gồm: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D Center), Trường cao đẳng Thaco.

+ Khu cảng, logistics và phi thuế quan có diện tích 142 ha, là nơi cung ứng chuỗi dịch vụ logistics trọn gói từ vận tải đường bộ, vận tải biển, dịch vụ cảng, kho bãi để phục vụ vận chuyển hàng hóa cho THACO và các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, khu vực miền Trung, trong đó có vận chuyển nơng nghiệp. Tại đây có 5 đơn vị: Công ty cảng biển quốc tế Chu Lai, Công ty Vận tải biển, Công ty giao nhận vận chuyển ô tô và linh kiện phụ tùng, Công ty Vận chuyển hàng hóa Nơng nghiệp, Cơng ty Đóng gói và tháo kiện kiểm hàng. Cảng Chu Lai có cơng suất 4 triệu tấn/năm; độ dài cầu cảng gần 500 m, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 3 tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Bên cạnh các tuyến vận chuyển nội địa, Cảng còn khai thác các tuyến vận chuyển quốc tế đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và ngược lại. Để nâng cao năng lực giao nhận - vận chuyển, Cảng Chu Lai đang đầu tư xây dựng bến cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 tấn với chiều dài mở rộng là 365m.

+ KCN Nơng Lâm nghiệp có diện tích 451 ha, bao gồm các phân khu: Trung tâm thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nghiệm, khu chế biến sản phẩm trái cây, thịt gia súc, khu sản xuất nguyên liệu gỗ và sản phẩm đồ gỗ, phát triển khu công nghiệp trở thành khu sản xuất chế biến chuyên nông lâm nghiệp cho tỉnh Quảng Nam, miền Trung và hướng đến thị trường xuất khẩu. + Khu đơ thị Chu Lai có diện tích là 329 ha, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, cán bộ công nhân của Thaco Chu Lai và các doanh nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai.

<b>* Sơ đồ các vị trí tại Cơng ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco </b>

<b>Hình 1.4 Layout các vị trí tại Cơng ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>* Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco </b>

<b>Hình 1.5 Sơ đồ dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco * Quy trình kiểm sốt quá trình lắp ráp bus lớn – Chuyền lắp ráp Chassis Monocoque – tại Xưởng lắp ráp </b>

<b>Hình 1.6 Lưu đồ quy trình kiểm sốt q trình lắp ráp bus lớn</b>

Xưởng Hàn Xưởng Sơn Xưởng Lắp Ráp <sup>Xưởng Kiểm </sup><sub>Định </sub>

Nhận Body từ xưởng sơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>* Giới thiệu sơ đồ tổ chức quản lý Cơng ty TNHH MTV sản xuất xe BusThaco </b>

<b>Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty TNHH MTV sản xuất xe Bus Thaco </b>

<b>Hình 1.8 Xưởng lắp ráp xe Bus Thaco </b>

<b>1.2 Văn hóa Cơng ty cổ phần tập đồn Trường Hải (THACO GROUP) – Văn hóa THACO </b>

<b>1.2.1 Đặc trưng văn hóa Thaco </b>

Với mục tiêu trở thành Tập đồn cơng nghiệp đa ngành, mang lại giá trị cho khác hàng, xã hội và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

THACO không ngừng đầu tư phát triển sức mạnh nội lực, đổi mới tư duy và hành động, nâng chất, năng tầm của đội ngũ nhân sự. Để làm được những điều này, một trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

những yếu tố quan trọng để điều hành, quản trị cơng ty phải kể đến chính là văn hóa THACO.

Ln quan niệm CBNV là nguồn lực quan trọng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững, văn hóa Thaco hướng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân sự có ý chí mạnh mẽ; thái độ làm việc tích cực; tính sáng tạo cao và ý thức trau dồi năng lực chun mơn trong mơi trường kỷ luật, đóng góp vào sự phát triển của cơng ty, qua đó trở thành người hữu ích của xã hội, đất nước.

Với những đặc thù của lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, địi hỏi chất lượng và tầm nhìn về sự phát triển bền vững, Thaco lấy kỷ luật làm nền tảng, định hướng để xây dựng văn hóa. Theo đó, cơng ty đề cao và tập trung nâng cao ý thức kỷ luật, hành động kỷ luật, con người kỷ luật trong đội ngũ nhân sự Thaco. Để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao ý thức tác phong công nghiệp, Thaco đề ra các chuẩn mực ứng xử thể hiện đặc trưng văn hóa là: Tơn trọng - Trung thực - Trách nhiệm - Tận Tâm - Thân thiện.

<b>1.2.2 Giá trị cốt lỗi 8T </b>

Văn hóa Thaco cịn đề cao tính nhân văn “đóng góp, cống hiến cho xã hội” thơng qua sản phẩm và dịch vụ, luôn thể hiện “trách nhiệm với xã hội”. Trong những năm qua, “Tiêu chí 8 chữ T” đóng vai trị cốt lõi trong Văn hóa Thaco mà mỗi CBNV hướng đến, góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu của Thaco, tiêu biểu cho nền cơng nghiệp của đất nước.

<b>Hình 1.9 Giá trị cốt lõi 8T </b>

Sự nỗ lực vượt khó, tự tin, trí tuệ, kỷ luật và ý chí, nghị lực của người sáng lập cùng với đội ngũ nhân sự có thái độ làm việc tích cực, ý thức đóng góp cống hiến đã hình thành nên văn hóa Thaco thể hiện qua giá trị cốt lõi là: Tận tâm, trung thực, trí tuệ, tự tin, tơn trọng, trung tín, tận tình, thuận tiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.2.3 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Chiến lược </b>

+ Tầm nhìn: Là Tập đồn cơng nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.

+ Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác, xã hội và phát triển kinh tế đất nước với tinh thần tận tâm phục vụ.

+ Chiến lược: Thaco là tập đồn cơng nghiệp đa ngành có các tập đồn thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: ô tô, nông nghiệp; cơ khí & CNHT; đầu tư & xây dựng; thương mại & dịch vụ và logistics có tính bổ trợ và tích hợp cao trong từng Tập đồn & giữa các tập đoàn thành viên và Thaco.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tập đoàn thành viên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt chuỗi giá trị theo phương pháp quản trị công nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu & chuyển đổi số với lộ trình nhanh và phù hợp.

<b>Hình 1.10 Toàn cảnh nhà máy Bus Thaco </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>CHƯƠNG 2: TÍNH TỐN THIẾT KẾ THƠNG SỐ KĨ THUẬT CỤM CẦU CHỦ ĐỘNG XE BUS THACO </b>

<b>2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu đối với cụm cầu chủ động 2.1.1 Nhiệm vụ cầu chủ động </b>

“Cầu sau của xe phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Là một phần của hệ thống truyền lực, do vậy nó có nhiệm vụ truyền và biến đổi mômen từ trục các đăng tới các bánh xe chủ động.

- Là kết cấu chịu tải. Đây là cụm chịu phần lớn tải trọng của ơtơ tác dụng lên, sau đó truyền tới các bánh xe chủ động. Cầu sau của xe cịn là phần đỡ tồn bộ các hệ thống treo.

<b>2.1.2 u cầu cầu chủ động </b>

Khi tính tốn, thiết kế, chế tạo cầu chủ động cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Đảm bảo đặc tính động lực học, động học, tính kinh tế, tối ưu của xe với tỷ số truyền đã chọn.

- Làm việc với hiệu suất chuẩn thiết kế, đáng tin cậy và êm dịu. - Độ cứng vững rất cao do chịu tải trọng rất lớn.

- Phải đảm bảo liên kết với hệ thống treo được dễ dàng và cứng vững.

<b>2.2 Giới thiệu chung </b>

<b>2.2.1 Bố trí chung hệ thống truyền lực </b>

Hệ thống truyền lực xe Bus Thaco là hệ thống tất cả các cơ cấu nối từ động cơ tới bánh xe chủ động, bao gồm các cơ cấu truyền, biến đổi giá trị mômen truyền, đổi chiều quay, cắt. Như vậy, kết cấu của hệ thống truyền lực là: Động cơ  Ly hợp  Hộp số  Trục các đăng  Truyền lực chính và bộ vi sai (Cầu sau chủ động)  Bán trục  Bánh xe chủ động.

Sơ đồ bố trí chung hệ thống truyền lực xe Bus Thaco EverGreen TB81S:

<b>Hình 2.1 Hệ thống truyền lực xe Bus Thaco EverGreen TB81S </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Truyền lực chính cơng dụng để tăng mơmen truyền và truyền mômen quay từ trục các đăng đến các bánh xe chủ động của xe Bus Thaco theo tỷ số truyền nhất định, đồng thời có thể chuyển hướng truyền mômen.

<b>* Yêu cầu đối với truyền lực chính </b>

- Phải có tỷ số truyền cần thiết để phù hợp với chất lượng kéo và tính kinh tế nhiên liệu tối ưu cho ôtô bus với các tỷ số truyền đã chọn.

- Có kích thước nhỏ; Do đó, tăng được khoảng sáng gầm xe. - Có hiệu suất truyền động cao.

- Đảm bảo độ cứng vững tốt, làm việc êm dịu, không gây ồn, tuổi thọ cao. - Đảm bảo độ vững chắc của vỏ, các trục của truyền lực chính và các ổ.

- Trọng lượng cầu phải nhỏ để giảm trọng lượng phần không được treo, khoảng sáng gầm xe đủ lớn.

<b>* Phân loại truyền lực chính </b>

- Phân theo số bánh răng truyền lực chính có hai dạng là: + Loại đơn gồm một cặp bánh răng ăn khớp.

+ Loại kép gồm hai cặp bánh răng ăn khớp.

- Phân theo truyền lực đơn có thể phân loại theo các dạng bánh răng là: + Loại bánh răng côn răng thẳng.

+ Loại bánh răng côn răng xoắn. + Loại bánh răng hypoit.

+ Loại trục vít bánh vít.

<b>Hình 2.2 Các dạng truyền lực chính đơn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Trong đó:

a. Truyền lực chính bánh răng cơn b. Truyền lực chính hypoid

c. Truyền lực chính bánh răng trụ d. Truyền lực chính trục vít bánh vít - Truyền lực chính kép được phân thành hai loại:

+ Truyền lực chính trung tâm là cả hai cặp bánh răng được đặt trong cùng một cụm nằm giữa hai bánh xe chủ động.

+ Truyền lực chính kép đặt khơng tập trung với cặp bánh răng thứ hai được bố trí tại các dẫn động tới các bánh xe chủ động.

- Phân theo cấp số truyền lực chính có thể phân thành: + Truyền lực chính một cấp (chỉ có một tỉ số truyền duy nhất)

+ Truyền lực chính hai cấp (có hai cấp số được điều khiển bởi người lái).

<b>* Phân tích kết cấu, ưu và nhược điểm truyền lực chính và lựa chọn phương án kết cấu thiết kế cho truyền lực chính </b>

Truyền lực chính đơn có kết cấu nhỏ gọn, nhẹ tinh giản dễ sản xuất và sửa chữa bảo dưỡng, giá thành giảm nên được sử dụng phổ biến trong các hệ thống truyền lực ô tô mini bus hoặc xe tải nhẹ. Tuy nhiên do chỉ có một cặp bánh răng, nên tỉ số truyền của truyền lực chính dạng đơn bị hạn chế khả năng chịu tải không lớn sẽ phải tăng môđun răng, bị giới hạn (i<small>0</small> < 7) do đó dẫn đến tăng kích thước bánh răng, giảm khoảng sáng gầm xe.

Truyền lực chính bánh răng trụ được sử dụng trên các ơ tơ con có động cơ đặt trước nằm ngang và cầu trước chủ động.

Truyền lực chính dạng trục vít bánh vít cho phép có tỷ số truyền lớn hơn 7 với kết cấu nhỏ gọn. Nhưng truyền lực chính dạng trục vít có khả năng chịu tải và hiệu suất thấp hơn truyền động truyền động hypoid và bánh răng cơn, ngồi ra giá thành sản xuất của dạng truyền động này lại cao hơn nên được sử dụng tương đối hạn chế (sử dụng trên một số loại ơ tơ có tính năng việt dã cao).

Truyền lực dạng hypoid được sử dụng ngày càng rộng rãi trên các loại ô tô bus do có những ưu điểm nổi trội: khả năng chịu tải lớn, làm việc êm dịu và không ồn. Đặc điểm nhận biết truyền lực chính loại này là trục của các bánh răng không cắt nhau mà đặt lệch nhau một đoạn. Từ những ưu điểm lớn nói trên, ta chọn phương án kết cấu thiết kế cho truyền lực chính loại bánh răng cơn hypoid.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>2.3.2 Bộ truyền vi sai </b>

<b>* Công dụng bộ truyền vi sai </b>

Bộ vi sai có cơng dụng làm cho các bánh xe chủ động quay với các vận tốc khác nhau trong trường hợp xe Bus quay vịng hoặc ơtơ chuyển động trên đường nhấp nhô, không bằng phẳng.

<b>* Yêu cầu bộ truyền vi sai </b>

- Bộ vi sai phân phối mômen xoắn giữa các trục theo tỷ lệ đảm bảo sử dụng trọng lượng bám lớn nhất ở các bánh xe và phân phối momen xoắn giữa các bánh xe;

- Kích thước bộ truyền vi sai phải gọn nhỏ, để dễ dàng bố trí. - Có hiệu suất truyền động cao.

- Làm việc phải êm dịu.

<b>* Phân loại bộ truyền vi sai </b>

- Theo kết cấu gồm có: + Vi sai bánh răng côn. + Vi sai bánh răng trụ. + Vi sai tăng ma sát.

- Phân theo đặc tính phân phối mơmen xoắn bao gồm:

+ Vi sai đối xứng loại mômen xoắn phân phối đều ra hai bán trục.

+ Vi sai không đối xứng mômen xoắn phân phối không đều ra hai bán trục.

<b>* Phân tích kết cấu, ưu và nhược điểm một số dạng bộ truyền vi sai và lựa chọn phương án kết cấu thiết kế cho bộ truyền vi sai </b>

<b> Vi sai côn </b>

<b>a. Cấu tạo vi sai cơn </b>

<b>Hình 2.3 Vi sai cơn đối xứng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Trong đó:

1. Bánh răng chủ động 4. Bánh răng bị động 2. Bánh răng bán trục 5. Vỏ vi sai 2

3. Vỏ vi sai 1 6. Bánh răng hành tinh

<b>Hình 2.4 Hình ảnh 3D mơ phỏng vi sai côn đối xứng b. Nguyên lý hoạt động </b>

Khi mômen được truyền từ động cơ sang bánh răng chủ động 1 và qua bánh răng bị động 4 rồi đến vỏ vi sai 3, 5 vì vỏ vi sai được lắp ghép trên bánh răng bị động do đó vỏ vi sai quay, trên vỏ vi sai lắp chốt chữ thập có gắn các bánh răng hành tinh làm chốt quay. Trong trường hợp hệ số bám của hai bên bánh xe giống nhau thì chốt chữ thập, bánh răng hành tinh đóng vai trị như một khóa gài khi mà chỉ có bánh răng bán trục quay làm bán trục quay. Trong trường hợp hệ số bám trên hai bánh xe không giống nhau khi đó bánh răng hành tinh quay tương ứng với trục chữ thập và ăn khớp với bánh răng bán trục làm cho hai bán trục quay với tốc độ khác nhau.

<b>c. Phân tích ưu nhược điểm vi sai côn </b>

<b>a. Cấu tạo vi sai cam </b>

Bánh răng côn bị động 2 gắn chặt với vỏ vi sai 3, ở một nửa vỏ vi sai 3 có chế tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

liền các vách ngăn 4, các cam 5 được lắp vào vành ngăn đó và lại tựa lên vành cam ngồi 6 và vành cam trong 7. Trên vành cam 6 và 7 có sẻ các rãnh then hoa để nối với hai nửa trục truyền ra hai bên bánh xe.

<b>Hình 2.5 Vi sai cam </b>

Trong đó:

1. Bánh răng côn chủ động 4. Vành ngăn 2. Bánh răng côn bị động 5. Cam

3. Vỏ vi sai 6, 7. Vành cam

<b>b. Nguyên lý hoạt động: </b>

Khi mômen truyền từ động cơ qua bánh răng côn chủ động 1 đến bánh răng côn bị động 2 qua vỏ vi sai 3 và qua vành ngăn 4 truyền sang cam 5, thì đầu cam 5 tỳ lên bề mặt vành cam 6 và 7 rồi truyền ra hai bên nửa trục qua then hoa. Nếu sức cản hai bên bánh xe là bằng nhau thì cả hai nửa trục quay với vận tốc bằng nhau.

Lúc này chốt 5 không dịch chuyển đáng kể, kể cả bề mặt cam 6 và 7. Trong điều kiện sức cản ở trên mỗi bộ phận bánh chủ động là khác nhau sẽ có một bên bánh xe quay nhanh và một bên bánh xe quay chậm, cam 5 sẽ đồng thời quay với bộ phận chủ động 3 đồng thời dị chuyển theo chiều hướng chiều trục. Khi ấy xảy ra sự trượt ở bề mặt hoạt động của cam đối với bề mặt công tác của vành cam. Trên mặt cam của nửa trục quay chậm tốc độ trượt của cam hướng theo chiều quay của bộ phận chủ động, ngược lại thì trên mặt cam của một nửa trục quay nhanh hướng về chiều ngược lại. Để hiểu rõ vấn đề này ta xét lực tác dụng trên vi sai cam trong hai trường hợp khi sức cản ở hai bên

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

bánh xe chủ động là giống nhau, khi sức cản ở hai bên bánh xe chủ là như nhau và khi sức cản ở hai bên bánh xe chủ động khác nhau.

Khi sức cản ở hai bên bánh xe chủ động là bằng nhau thì vành cam đặt 4 tác động lên cam 5 lực P tác dụng lên vành cam trong và ngoài những lực pháp tuyến với dạng cam. Khi hai bên bánh xe chủ động có sức cản như nhau thì tốc độ góc của vành 4 và hai vành cam bằng nhau.

Khi hai bánh chủ động có sức cản khác nhau và nếu một trong số những bánh xe có khuynh hướng tăng vận độ góc thì giữa những bộ phận của vi sai bắt đầu có sự dịch chuyển qua lại, ở những mặt đầu của cam 5 xuất hiện những lực ma sát hướng lên các vành cam quay nhanh và quay chậm về những hướng khác nhau. Ở vành cam quay chậm lực ma sát ngược với tốc độ trượt, sẽ hợp với lực chủ động và tăng mômen cho bánh xe quay chậm. Ở vành cam quay nhanh lực ma sát ngược với vận tốc trượt nhưng làm giảm mômen khi bánh xe quay nhanh.

<b>c. Phân tích ưu nhược điểm vi sai cam </b>

*Ưu điểm:

+ Khả năng vượt trơn trượt cao hơn vi sai cơn đối xứng. Do vậy tính năng cơ động cao hơn.

+ Đảm bảo rằng xe ôtô bus khơng có trượt quay một trong số những bánh xe chủ động trong hầu hết các tình huống khi mà cả hai bánh xe cùng tì lên mặt đường.

*Nhược điểm:

+ Vi sai cam một dãy do số mặt lồi lõm trên vành cam 6 và 7 khác nhau sẽ tạo ra mômen động khi vi sai hoạt động chóng mịn.

+ Loại vi sai đặt theo hướng trục: lực chiều trục lớn tác dộng lên vỏ vi sai, do đó các bulơng lắp trên vỏ phải chịu các lực này ổ bi phải chọn sao cho đủ khả năng chịu được lực chiều trục này do đó kết cấu ổ tăng, phải tăng độ bền và độ cứng chắc cho cả cơ cấu vì vậy sẽ làm tăng khối lượng và kích thước tổng thể của cơ cấu lên.

+ M<small>ms</small> lớn khi quay vịng vì thế làm tăng sức cản nên tổn thất công suất.

<b> Vi sai tăng ma sát trong cho vi sai đối xứng </b>

<b>A. Vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát cố định </b>

<b>a. Cấu tạo vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát cố định </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Bộ truyền động loại này gồm có: bộ truyền lực chính (bộ bánh răng vành chậu 1 - côn xoắn 8); bộ vi sai gồm 4 bánh răng hành tinh 4 và hai bánh răng côn bán trục 3 đều có gắn với hai bộ ly hợp đĩa ma sát.

Trục chữ thập có lỗ lớn bên trong có lị xo giúp ép hai bánh răng cơn bán trục kết hợp với hai bộ ly hợp vào hai nửa khung vi sai. Ly hợp ma sát gồm các đĩa thép trượt trên đi có then hoa của bánh răng cơn bán trục, các đĩa ma sát có tai nằm trong khung vi sai (các đĩa ma sát này còn được gọi là các đệm chặn lực dọc trục).

<b>b. Nguyên lý làm việc </b>

Khi chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng, quãng đường lăn của hai bánh xe bằng nhau, nếu lực cản trên hai bánh xe như nhau thì sẽ làm cho các bánh răng bán trục quay cùng vận tốc, do đó các bánh răng hành tinh khơng xoay trên trục của nó, mà chỉ xoay quanh trục của bán trục.

Khi chuyển động thẳng, dịng mơmen truyền chủ yếu qua cụm vi sai, một phần nhỏ (có thể bị trượt nhẹ) truyền qua khớp ma sát.

Khi di chuyển trên đường vòng, quãng đường lăn của các bánh xe khác nhau, hoặc lực cản của các bánh xe khác nhau, thời điểm đó thì mômen hai bên chênh lệch nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Khi khớp ma sát trượt lớn, dịng mơmen truyền một phần qua vi sai, một phần qua khớp ma sát.

Ta có quan hệ động lực học: M<small>t</small> = M<small>p</small> + M<small>ms</small>. Trong đó: M<small>t</small>, M<small>p</small>: mơmen trên bán trục quay chậm, bán trục quay nhanh.

<b>Hình 2.7 Hình mơ phỏng 3D vi sai tăng ma sát </b>

<b>c. Phân tích ưu – nhược điểm vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát cố định </b>

*Ưu điểm:

+ Khi di chuyển trên đường có chênh lệch hệ số bám cao, khả năng động lực học tốt hơn những loại vi sai khác.

+ Trị số mômen hãm sẽ không phải là một hằng số như những vi sai khác mà sẽ tỉ lệ với mômen truyền lên mỗi bánh xe.

+ Vi sai tăng ma sát được sử dụng phổ biến. *Nhược điểm:

+ Phải sử dụng loại dầu cầu đặc biệt, khơng sử dụng loại dầu nhớt thơng thường có thể gặp trục trặc kĩ thuật, phải sử dụng hai bên lốp có kích cỡ, hoa văn, áp suất giống nhau. + M<small>ms</small> lớn khi quay vòng do vậy làm tăng sức cản nên mất mát công suất.

<b>B. Vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát khơng cố định </b>

<b>Hình 2.8 Vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát khơng cố định </b>

Bánh răng bán trục được ăn khớp với đĩa ma sát

Bộ ly hợp đĩa

Bánh răng bán trục

Lò xo nén

Bánh răng hành tinh Vỏ vi sai

Các tai khóa đĩa thép với vỏ vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trong đó:

1. Bánh răng cơn chủ động 5. Trục

2. Bánh răng vành chậu 6. Bánh răng bán trục

4. Đĩa ma sát

<b>a. Cấu tạo vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát khơng cố định </b>

Bộ truyền động loại này gồm có : bộ truyền lực chính (bộ bánh răng vành chậu 2 - côn xoắn 1) bộ vi sai gồm 4 bánh răng hành tinh 7 và hai bánh răng côn bán trục 6 đều được trang bị thêm hai bộ ly hợp đĩa ma sát 4.

Trục chữ thập được thay bởi trục 5 cắt nhau theo góc vng hai trục 5 có khả năng chuyển động với nhau theo cả chiều trục lẫn chiều góc nghiêng tương đương A và B ở mỗi bên trục. Ly hợp ma sát gồm các đĩa thép trượt trên đi có then hoa của bánh răng côn bán trục và các đĩa ma sát có tai nằm trong khung vi sai (các đĩa ma sát này còn được gọi là các đệm chặn lực dọc trục).

<b>b. Nguyên lý làm việc </b>

Khi chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng, quãng đường lăn của hai bánh xe bằng nhau, nếu lực cản trên hai bánh xe bằng nhau thì sẽ làm cho mỗi bánh răng bán trục quay cùng tốc độ, như vậy bánh răng hành tinh không quay trên trục của nó nữa mà

<b>chỉ xoay quanh trục của bán trục. </b>

Khi di chuyển trên đường vòng, quãng đường lăn của các bánh xe khác nhau, hoặc lực cản của các bánh xe khác nhau lúc đó các bánh răng hành tinh ngoài quay cùng vỏ vi sai cịn quay trên trục của nó. Khi bánh răng hành tinh quay thì mặt nghiêng trên trục 5 sẽ bị dịch chuyển đi thế nào mà lực trên ly hợp ma sát 4 truyền đến vỏ vi sai tăng lên đối với một nửa trục quay chậm và giảm đi đối với nửa trục quay nhanh.

<b>c. Phân tích ưu – nhược điểm vi sai tăng ma sát trong có lực ma sát khơng cố định </b>

* Ưu điểm:

+ Khi di chuyển trên đường có chênh lệch hệ số bám cao thì khả năng động lực học cao hơn các loại vi sai khác.

+ Trị số mômen hãm sẽ không phải là một hằng số như những vi sai khác mà sẽ tỉ lệ với mômen truyền lên những bánh xe.

+ Vi sai tăng ma sát được sử dụng rộng rãi.

* Nhược điểm: Phải dùng loại dầu cầu cao cấp, không dùng loại dầu nhớt thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dễ gây sự cố kĩ thuật, phải sử dụng hai bên lốp có kích cỡ, hoa văn, áp suất như nhau. Từ những ưu nhược điểm của các loại bộ truyền vi sai, ta chọn phương án kết cấu thiết kế bộ truyền vi sai bánh răng côn răng thẳng, không tăng ma sát.

<b>2.3.3 Các bán trục </b>

<b>* Công dụng của bán trục </b>

Các bán trục dùng để truyền mômen xoắn từ bộ vi sai đến những bánh xe chủ động. Trên các loại bán trục không được giảm tải tồn bộ thì bán trục sẽ được dùng để tiếp nhận các lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe chủ động.

<b>* Yêu cầu đối với từng bán trục a. Yêu cầu chung đối với bán trục </b>

+ Phải chịu đựng được mô men xoắn rất cao trong quãng thời gian dài. Bán trục phải thẳng đứng, không được lệch nghiêng kể cả với những xe có tính lưu động.

+ Giữa những bán trục của cầu dẫn hướng chủ động phải có sự đồng tâm, ăn khớp giữa những đoạn trục của bán trục.

+ Chính xác kiểu dáng hình học và kích thước.

<b>b. Yêu cầu riêng của bán trục dùng trên xe có khả năng cơ động </b>

Các bán trục dùng trên những xe loại này phải chịu mô men xoắn cao, do đó các bán trục phải được thiết kế, chế tạo chính xác về mặt hình học, đặc biệt phải có các góc lượn thích hợp nhằm giảm ứng suất tập trung.

<b>* Phân tích kết cấu, ưu và nhược điểm một số dạng bán trục và lựa chọn phương án kết cấu thiết kế cho bán trục </b>

+ Bán trục giảm tải hoàn toàn (hình 2.9): Bánh xe có moayơ được gắn trên 2 ổ bi, tất cả ổ này được gắn trên vỏ cầu. Do hai ổ bi được lắp cách nhau một đoạn, cho nên tồn bộ mơmen uốn của các lực tương tác giứa bánh xe và mặt đường ( Z, Y, X) sẽ được tiếp nhận bởi vỏ cầu. Bán trục kiểu này được gọi là bán trục giảm tải tồn bộ, nó khơng chịu uốn mà phải chịu duy nhất là mômen xoắn. Loại này thường được sử dụng trên các loại ô tô tải, taxi và ơ tơ khách.

<b>Hình 2.9 Sơ đồ bán trục giảm tải hoàn toàn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Trong đó:

1, 4. Ổ bi (bạc đạn) 2. Vỏ cầu 3. Bán trục 5. Bánh xe

+ Bán trục giảm tải 3/4 (hình 2.10): Loại bán trục khác với bán trục giảm tải hoàn toàn ở chỗ moay ơ chỉ có một ổ bi. Bởi vậy bán trục sẽ phải chịu một phần mô men uốn từ các lực tác động lên bánh xe. Dạng bán trục này thường hay rất ít được sử dụng. Thường sử dụng cho xe mini bus, tải nhẹ - trung bình.

<b>Hình 2.10 Sơ đồ bán trục giảm tải 3/4 </b>

Trong đó:

1,4 Ổ bi (bạc đạn) 2. Vỏ cầu 3. Bán trục 5. Bánh xe

+ Bán trục giảm tải 1/2 (hình 2.11): Đầu ngoài của bán trục được kẹp bởi một ổ bi bên trong vỏ cầu chủ động. Trong trường hợp, moay ơ được trực tiếp bắt lên bán trục. Kết cấu kiểu này cũng có thể khơng có moay ơ mà tang trống sẽ nối thẳng trực tiếp lên mặt bích ở cuối của bán trục. Với cách bố trí như thế, bán trục phải chịu hồn tồn mơ men uốn của những lực tác động giữa bánh xe với mặt đường. Bán trục kiểu này được dùng phổ biến trên các xe ô tô con do kết cấu đơn giản.

Dùng phổ biến cho xe du lịch, mini bus.

<b>Hình 2.11 Sơ đồ bán trục giảm tải 1/2 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Trong đó:

3. Bán trục 5. Bánh xe

Từ đó, ta chọn phương án kết cấu thiết kế cho bán trục loại giảm tải hoàn toàn.

<b>2.3.4 Cơ cấu phanh * Cơ cấu phanh guốc </b>

<b>Hình 2.12 Cơ cấu phanh guốc </b>

Trong đó:

1. Guốc phanh 5. Xilanh lực 2. Má phanh 6. Cam

3. Tang trống 7. Đòn dẫn động cam 4. Chốt phanh 8. Bầu phanh

Cơ cấu phanh guốc gồm có trống phanh 3 quay cùng nhau với các bánh xe, các guốc phanh 1 gắn với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má phanh 2, một đầu của guốc phanh xoay quanh chốt tựa 4, đầu còn lại tỳ vào piston của xilanh công tác 5 trường hợp là dẫn động thuỷ lực, hoặc là cam ép 6 trường hợp là dẫn động khí nén. Trong trường hợp hệ thống dẫn động thuỷ lực áp suất chất lỏng trong xilanh tác dụng lên các piston và đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thực hiện q trình phanh. Đối với dẫn động khí nén thì áp suất khí tạo nên lực trên ty đẩy và qua trục đòn dẫn động 7 làm quay cam 6 đẩy các guốc phanh ép vào tang trống.

Trên thực tế, cấu tạo của cơ cấu phanh có thể khác nhau ở cách bố trí các guốc phanh, ví dụ đối với dẫn động thuỷ lực mỗi guốc phanh phải được dẫn động bằng một xilanh độc lập đặt đối xứng với nhau ở trung tâm của cơ cấu phanh, các guốc phanh phải

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

được bố trí như hình trên nhưng khơng có tâm quay cố định mà đầu dưới của chúng được kết nối với nhau bởi một thanh liên động.

<b>Hình 2.13 Cơ cấu phanh guốc - ảnh mô phỏng 3D </b>

Khe hở giữa các guốc phanh được điều chỉnh thường xuyên trong quá trình vận hành. Các cơ cấu điều chỉnh sử dụng hiện nay khá phong phú, trong đó có các cơ cấu điều chỉnh tự động và bán tự động.

* Ưu điểm:

+ Mơ men phanh lớn vì diện tích tiếp xúc của má phanh và trống phanh lớn. + Giá thành thấp.

+ Cơ cấu phanh được che kín trong q trình hoạt động.

+ Phanh guốc khơng nguy hiểm khi phanh gấp do áp suất phanh không lớn. + Má phanh lâu hao mòn hơn so với phanh đĩa.

+ Áp suất phân bố không đồng đều trên bề mặt ma sát.

<b>* Các dạng cơ cấu phanh tang trống </b>

* Sơ đồ các dạng cơ cấu phanh tang trống

Cơ cấu phanh đối xứng qua trục gồm hai guốc phanh bố trí đối xứng trên đường

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

5. Tấm kẹp 10. Cam lệch tâm; 11. Tang trống (trống phanh) Cấu tạo chính của cơ cấu phanh kiểu này bao gồm một mâm phanh được gắn trực tiếp cố định trên dầm cầu. Trên mâm phanh có gắn hai chốt định vị nhằm lắp ráp đầu dưới của cả hai guốc phanh. Hai chốt cố định này có thể có bố trí bạc lệch tâm nhằm điều chỉnh khe hở của má phanh, trống phanh phía dưới. Đầu trên của hai guốc phanh được lò xo guốc phanh kéo vào ép chặt với cam ép hoặc với piston xilanh. Khe hở phía trên của má phanh và trống phanh được điều chỉnh bởi trục cam ép hoặc bởi hai cam lệch tâm. Trên hai guốc phanh có bố trí các tấm ma sát. Các tấm ma sát có thể dài liên tiếp hoặc chia làm một vài đoạn.

<b>a. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm. </b>

<b>Hình 2.15 Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Được thể hiện trên mâm phanh cũng có bố trí guốc phanh và hai xilanh bánh xe, hai guốc phanh đều giống hệt và chúng đối xứng nhau qua tâm. Mỗi guốc phanh được gắn trên một chốt cố định ở mâm phanh và cũng có bạc lệch tâm giúp điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh và trống phanh. Một phía của guốc phanh sẽ tì vào piston của xi lanh bánh xe thơng qua lị xo guốc phanh. Khe hở phía trên của má phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng bộ phận tự động điều chỉnh khe hở gắn trong piston của xilanh bánh xe. Cơ cấu phanh đối xứng qua tâm và có dẫn động bằng thuỷ lực, được lắp ở cầu trước của ôtô du lịch hoặc ơtơ tải nhỏ. Bố trí làm sao mà khi ôtô chuyển động tiến thì cả hai guốc phanh cùng là guốc xiết còn khi lùi lại trở thành hai guốc nhả. Như vậy hiệu quả phanh khi tiến thì rất lớn cịn khi lùi thì nhỏ nhưng thời gian lùi ơtơ rất ít và vận tốc chậm vì thế khơng cần lực phanh hay mơmen phanh cao.

<b>b. Cơ cấu phanh guốc loại bơi </b>

<b>Hình 2.16 Cơ cấu phanh guốc kiểu bơi </b>

Hai guốc phanh không tựa trên một chốt xoay cố định mà cả hai cùng dựa trên hai xilanh làm việc chung nên loại này có lực phanh lớn, do lực nén từ dầu có áp suất đẩy cả hai đầu ép sát vào tang trống. Tuy nhiên vì có hai xi lanh cơng tác và piston có khả năng tự di chuyển cho nên piston này có thể ảnh hưởng piston kia. Kết cấu phanh có thể gây nên giá tri mômen phanh biến đổi, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng di chuyển của

</div>

×