Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đề bài so sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân tk xix và giai cấp công nhân tk xxi giai cấp công nhân còn mang sứ mệnh lịch sử không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<b>---***---BÀI TẬP LỚN</b>

<b>CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC</b>

<i><b>ĐỀ BÀI:</b></i>

<b>So sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân TK XIX và giaicấp công nhân TK XXI. Giai cấp công nhân còn mang </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>-Mục Lục</b>

<b><small>Lời mở đầu... 3</small></b>

<b><small>Nội Dung...4</small></b>

<b><small>I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...4</small></b>

<small>1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân...4</small>

<small>2. Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...5</small>

<small>3. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...7</small>

<small>4. Nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử...8</small>

<b><small>II.So sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân thế kỷ XIX và giai cấp công nhân thế kỷ XXI...8</small></b>

<small>1. So sánh về lượng giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI...8</small>

<small>2. So sánh về chất giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI...13</small>

<b><small>III.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay...19</small></b>

<small>1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay...19</small>

<small>2. Thực trạng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới và Việt Nam...22</small>

<small>3. Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam...25</small>

<b><small>Kết Luận...27</small></b>

<b><small>Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo...27</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Lời mở đầu</b>

Nói về phát hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân của C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã nói: “Ơng là người đầu tiên đã đem lại cho giai cấp đó một ý thức về địa vị của bản thân mình và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện giải phóng mình”, Lênin đánh giá “Đây là phát kiến vĩ đại có ý nghĩa lịch sử tồn thế giới của Mác”. Quả vậy, Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân là một trong ba phát kiến vĩ đại của C. Mác, là biểu hiện tập trung cho giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác và cũng là cơ sở lý luận quan trọng nhất cho quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên thế giới và của Việt Nam.

Giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất. Đây là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và giải phóng nhân loại thốt khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Song, qua nhiều thế kỷ, thế giới đã chứng kiến nhiều biến động chính trị, kinh tế và sự phát triển vượt trội của khoa học kỹ thuật, giai cấp cơng nhân trong thế kỷ XXI ít nhiều đã thay đổi và có những sự khác biệt nhất định so với giai cấp cơng nhân thế kỷ XIX. Chính sự thay đổi ấy đã làm nhiều người đặt ra câu hỏi “Liệu rằng giai cấp cơng nhân ngày nay có cịn sứ mệnh lịch sử hay khơng?”. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân tích kỹ lưỡng những thay đổi của giai cấp công nhân từ thế kỷ XIX đến nay, cả về mặt lượng và chất, xem giai cấp này đã thay đổi như thế nào và điều đó ảnh hưởng đến sứ mệnh lịch sử ra sao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Nội Dung</b>

<b>I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân</b>

<b>1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân</b>

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trước hết C. Mác và Ph. Ăng-ghen làm rõ tiêu chí xác định thế nào là giai cấp cơng nhân: Đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp. Mác và Ăngghen ln nhấn mạnh tới giai cấp công nhân hiện đại gắn với nền cơng nghiệp, xem đó là bộ phận cơ bản của giai cấp vơ sản, những người khơng có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột sức lao động (chính vì vậy, Mác và Ăng ghen đều gọi giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giai cấp vơ sản). Đó là nguồn gốc khiến cho giai cấp vô sản trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.

Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau để biểu đạt, đó là: giai cấp vơ sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp... Mặc dù vậy, về cơ bản, những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống nhất, đó là chi giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.

Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp cơng nhân có hai đặc điểm cơ bản:

<i>Thứ nhất, về phương thức lao động</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao. Đây là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ, và với những người thợ trong công trường thủ công.

<i>Thứ hai, về địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa</i>

Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản, người cơng nhân khơng có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Mác và Ph. Ăng-ghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì đó chính là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trớ thành lực lượng đối kháng với giai cấp tư sản.

<b>2. Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân</b>

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà giai cấp cơng nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là thơng qua chính đáng tiền phong, giai cấp cơng nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ bản:

<i>Thứ nhất, về nội dung kinh tế</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp cơng nhân cũng là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội. Bằng cách đó, giai cấp cơng nhân tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới.

Mặt khác, tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất địi hỏi một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu biểu cho lợi ích của tồn xã hội. Giai cấp cơng nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội. Chỉ có giai cấp cơng nhân là giai cấp duy nhất khơng có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu. Nó phấn đấu cho lợi ích chung của tồn xã hội. Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của cả xã hội.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp cơng nhân thơng qua q trình cơng nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

<i>Thứ hai, về nội dung chính trị - xã hội</i>

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.

<i>Thứ ba, về nội dung văn hoá, tư tưởng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp cơng nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động; cơng bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do.

Giai cấp cơng nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội. Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp cơng nhân, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư cịn sót lại của các hệ tư tưởng cũ. Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại.

<b>3. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân</b>

<i>Thứ nhất, do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân.</i>

Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận quan cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản. Đây là giai cấp có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của tồn thể nhân dân lao động nên họ có thể tập hợp, đồn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản. Về mặt lợi ích, giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp nhất với giai cấp tư sản.

<i>Thứ hai, do địa vị chính trị – xã hội của giai cấp công nhân.</i>

Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp cơng nhân có được những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng: tính tổ chức và kỷ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

luật, tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng xã hội. Những phẩm chất ấy của giai cấp cơng nhân được hình thành từ chính những điều kiện khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội của nó trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một cách khách quan, ngồi ý muốn của nó.

<b>4. Nhân tố chủ quan để giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử</b>

<i>Thứ nhất, do sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng vàchất lượng. </i>

Chỉ khi phát triển về số lượng và đặc biệt là chất lượng thì giai cấp cơng nhân mới có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Ở đây, sự phát triển về số lượng của giai cấp công nhân gồm số lượng, tỷ lệ và cơ cấu phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại cũng như cơ cấu kinh tế. Về mặt chất lượng, phương diện này bao gồm trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của một giai cấp cách mạng, năng lực và trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề, văn hóa sản xuất,…Và để làm được điều này, theo chủ nghĩa Mác Lênin cần đặc biệt chú ý đến việc phát triển cơng nghiệp hiện đại hóa và sự trưởng thành của Đảng Cộng sản.

<i>Thứ hai, Đảng Cộng sản chính là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giaicấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. </i>

Sự hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản chính là do u cầu địi hỏi tất yếu của giai cấp công nhân nhằm chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác, nhằm

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội – giai cấp của Đảng Cộng sản, ngược lại, Đảng là lãnh tụ chính trị, tham mưu, tiên phong thể hiện tập trung lợi ích, trí tuệ của khơng chỉ giai cấp cơng nhân và tồn dân tộc.

<b>II. So sánh về lượng và chất giữa giai cấp công nhân thế kỷ XIX và giai cấpcông nhân thế kỷ XXI</b>

<b>1. So sánh về lượng giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷXXI</b>

<b>1.1. Giai cấp công nhân thế kỷ XIX</b>

Cơng nghiệp mở mang nhanh chóng nhờ có những phát minh mỗi năm một hồn thiện, địi hỏi phải có bàn tay cơng nhân; tiền lương tăng lên và do đó “từng đám lao động từ các khu nông nghiệp lũ lượt kéo ra thành thị”, khiến cho dân số tăng lên nhanh chóng lạ thường, và hầu hết số dân tăng đó là giai cấp cơng nhân. Sự tập trung dân số khổng lồ đó đã khiến lực lượng của khối người ấy mạnh thêm gấp trăm lần.

Tại Việt Nam, trước thế kỉ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cơng, thương nghiệp và kinh tế hàng hố, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ cơng. Sang thế kỉ XV, XVI đội ngũ “ Những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỉ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.

Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hịn Gai đã làm cho số cơng nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chun mơn.

Nhiều xí nghiệp tập trung đơng cơng nhân như: Xi măng Hải Phịng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gịn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số cơng nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.

Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khống, dệt, giao thơng vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 cơng nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.

Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn cơng nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây cơng nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ cơng lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng

Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam.

<b>1.2. Giai cấp công nhân thế kỷ XXI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>1.2.1. Về sự xuất hiện của những bộ phận giai tầng mới trong xã hội</b>

Điều này bắt nguồn từ sự xuất hiện của một loạt thành phố lớn được hình thành trên sa mạc cùng một số đô thị lớn khác ở vùng Trung Đông, khi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cùng với nhu cầu sống của con người thay đổi, một lượng lớn nhân công buộc phải làm việc dựa trên nguyên lý mới: Khắc phục sự khắc nghiệt của tự nhiên và điều khiển cuộc sống bằng các công nghệ hiện đại – một cuộc sống gắn liền với phát triển văn minh và cơng nghệ.

Và từ đó có sự xuất hiện của một số các thuật ngữ mới, và điển hình là “white collar worker” – “cơng nhân cổ trắng” chỉ những người làm cơng ăn lương có trình độ học vấn cao, hay trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, tỷ lệ lao động sáng tạo cao, chủ yếu làm việc trong các văn phòng. Những người này được xếp vào tầng lớp trung lưu (middle class) nhưng vẫn là một phần của giai cấp công nhân. Thống kê cho thấy mức lương trung bình của tầng lớp này tại châu Âu là 60.000 – 100.000 USD một năm. Theo thống kê năm 2006, số lượng “white - collar worker” ở các nước phát triển như Mĩ chiếm 16%, còn ở Canada là 15%.

Khơng chỉ dừng lại ở đó, một bộ phận được coi là tinh hoa của tầng lớp lao động trí óc xuất hiện, được gọi là “golden - collar worker”. Thuật ngữ này chỉ những người làm cơng ăn lương có trình độ đại học, cao đẳng, được sống trong điều kiện vật chất dư giả, ví dụ như các giám đốc, CEO, bác sĩ, giáo viên,.. Những người thuộc tầng lớp này nhìn chung có thu nhập từ 32.000 USD đến 60.000 USD

Thống kê cho rằng, ngày nay số lượng công nhân đô thị chiếm khoảng 50%, và tỉ lệ công nhân làm những công việc chân tay đã giảm xuống, chỉ chiếm khoảng 20-25% trong tổng số toàn bộ lực lượng lao động. “Blue collar worker” vẫn tồn tại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

tuy nhiên họ khơng cịn là lực lượng nịng cốt, mà chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động hiện tại. Nhìn chung mức thu nhập của tầng lớp này chỉ từ 20.000 USD đến 32.000 USD, và chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao động ở Mỹ và 32% ở Canada.

<b> 1.2.2. Thống kê về cơ cấu lực lượng nhân công tham gia vào tầng lớplao động</b>

Thứ nhất, cơ cấu lao động của giai cấp công nhân hiện nay vô cùng đa dạng và không chỉ dừng lại ở những cơng việc liên quan đến máy móc, hay luyện kim, đóng tàu, dệt may,… Năm 1848, C. Mác có viết Tun ngơn của Đảng Cộng sản rằng trên thế giới chỉ có khoảng 10 - 20 triệu cơng nhân, chiếm 2% - 3% số dân toàn cầu và chỉ trong vài lĩnh vực có máy móc. Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ 20 con số đó đã lên tới 80 triệu công nhân, và đến năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận rằng đa số người dân tham gia vào lực lượng lao động được ghi nhận là lao động trí thức. Khơng chỉ dừng lại đơn thuần từ những công việc liên quan đến máy móc trong cơng nghiệp, theo nghiên cứu, trên thế giới chỉ có khoảng 23.000 nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực này và dự đốn rằng sẽ có thêm khoảng 10,000 nghề nghiệp mới, nhưng chủ yếu chỉ liên quan đến ngành dịch vụ ở giữa thế kỉ XXI.

<b>Bảng 2.1: Cơ cấu công nhân lao động trong các ngành nghề tại các nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2005</b>

<b>Nông – Lâm NghiệpKhai thác & Chế tạo<sup>Dịch vụ &</sup></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><small>Nguồn: Tổ chức Lao Động Quốc Tế</small></i>

Theo thống kê, cơ cấu công nhân phục vụ lao động trong ngành dịch vụ ở thế kỉ XXI đều chiếm hơn 50% tổng số nhân công các ngành nghề tại các nước công nghiệp phát triển, ở Mỹ, Anh và Pháp là ba nước có tỉ lệ cao nhất, chiếm lần lượt 71%, 69% và 66%. Trong khi đó, nơng, lâm nghiệp hay khai thác, chế tạo lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ - cái mà được coi là những ngành chủ chốt trong những năm của thế kỷ XXI.

Thứ hai, cơ cấu các ngành được phân bổ không đồng đều xét theo sự phát triển của trình độ cơng nghệ, khoa học kĩ thuật ở hai nhóm nước đang phát triển và phát triển. Theo nghiên cứu, hiện có 408 triệu cơng nhân đang làm việc tại các nhóm nước phát triển, trong khi đó con số này lên tới 1.100 triệu công nhân được ghi nhận tại các nước đang phát triển. Trình độ khoa học kĩ thuật cũng như năng suất lao động lại tỉ lệ nghịch với con số này. Theo nghiên cứu năm 2017, ILO xếp hạng năng suất lao động ở một số nước phát triển như sau: Công nhân Mỹ tạo ra 63.885 USD/công nhân/năm, công nhân Bỉ là 55.235/công nhân/năm và Pháp là 54.609 USD/công nhân/năm. Điều đó cho thấy, mặc dù tỷ lệ cơng nhân ở một số nước phát triển thấp, nhưng khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ đã được đào tạo đã phát triển vượt bậc.

Thứ ba, một bộ phận lớn công nhân hiện nay xuất thân từ đơ thị. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đã tạo nên một lực lượng lớn các lao động làm công ăn lương với đa dạng các ngành, nghề khác nhau. Xét về cơ cấu nghề nghiệp thì nhóm lao động này là sự kết hợp hài hòa giữa cả lao động trí óc và chân tay. Chính bởi thế, lực lượng lao động tồn tại chủ yếu ở các nước phát triển hiện tại thì lao động nơng nghiệp chỉ chiếm từ 2% - 3% tổng lực lượng lao động của họ, thay vào đó là hai nhóm lao động đông đảo về sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Vậy, với sự tăng trưởng chóng mặt cả về số lượng và phạm vi, giai cấp công nhân thế XXI đã trở thành một trong những giai cấp lớn nhất trong lịch sử loài người. Sự khác biệt về lượng giữa hai giai đoạn lịch sử là rất rõ rệt và đáng kể.

<b>2. So sánh về chất giữa lực lượng công nhân của thế kỷ XIX và thế kỷ XXI2.1. Về trình độ chuyên mơn và nhận thức chính trị</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lực lượng cơng nhân chứng kiến xu hướng “trí thức hố” ngày càng mạnh mẽ. Các công việc của những người lao động trực tiếp ngày càng được hiện đại hoá, tự động hố, sử dụng máy móc thay cho sức lao động con người. Dễ nhận thấy nhất là sự sụt giảm của số công nhân làm việc trực tiếp trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhưng những người lao động trong các ngành nghề dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp lại ngày càng gia tăng.

Hoạt động sản xuất vì thế cần ít nhân cơng hơn, thay vào đó cần những người lao động có tay nghề cao hoặc có khả năng vận hành, làm việc với các hệ thống máy móc. Thực tế đó u cầu người cơng nhân phải liên tục nâng cao chuyên môn, học tập thêm kiến thức, kỹ năng mới để thích ứng với mơi trường làm việc mới. Các công việc mới cũng ra đời, những việc địi hỏi hàm lượng trí thức, tính sáng tạo cao. Động lực đó, cùng với việc phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, đã giúp lực lượng cơng nhân ở thế kỷ XXI có trình độ tri thức và trí thức, cũng như nhận thức về xã hội, chính trị cao so với thế kỷ XIX.

<b>Bảng 2.2: Trình độ nghề nghiệp của cơng nhân Việt Nam 2015Trình độ nghề nghiệp của cơng nhânTỷ lệ</b>

Chưa qua đào tạo 8.8% Được đào tạo tại doanh nghiệp 40.8% Trình độ trung cấp 17.9% Trình độ cao đẳng 6.6% Trình độ đại học 17.4%

<i><small>Nguồn: Viện Cơng Nhân và Cơng Đồn</small></i>

Lực lượng nịng cốt ngày nay khơng cịn là những người “cơng nhân cổ xanh” chính là những người “cơng nhân trí thức”, “cơng nhân cổ trắng”. Đây cũng chính là lực lượng có trình độ văn hố cao, được đào tạo bài bản, có hiểu biết xã hội và bản lĩnh chính trị nhất định. Vì vậy có thể khẳng định, phương thức sản xuất

</div>

×