Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

đề tài nâng cao chất lượng chương trình du lịch biển hội an cù lao chàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.49 KB, 46 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:</b>

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước. Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, cung cấp ngoại tệ giúp các quốc gia phát triển nền kinh tế của mình và góp phần vào việc phát triển khoa học kĩ thuật, đào tạo và giao lưu văn hoá, xã hội giữa các vùng trong nước và quốc tế.

Theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, trong vài năm gần đây, Hoạt động du lịch ở nước ta cũng đã chứng kiến những bước phát triển rầm rộ. Là một quốc gia có sơng dài, biển rộng, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với bạn bè quốc tế và hàng chục triệu người Việt Nam. Trong những năm sắp tới, chắc chắn du lịch sẽ trở thành một trong những nhu cầu tất yếu khách quan, một nhu cầu giải trí lành mạnh vơ cùng cần thiết trong đời sống kinh tế xã hội đang phát triển của toàn dân. Như một tặng vật quý của tạo hóa ban cho Hội An - Quảng Nam, cụm đảo Cù Lao Chàm là một trong những cảnh đẹp có giá trị du lịch lớn cịn mang đậm nét hoang sơ thiên tạo, hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về sinh học, cảnh quan, và là điểm du lịch lý tưởng. Tất cả những yếu tố đó chính là nguồn tiềm năng, lợi thế có tính chất quyết định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Cù Lao Chàm trước mắt lẫn lâu dài. Cùng với việc các di tích khảo cổ

<i><b>-kiến trúc nghệ thuật ở Cù Lao Chàm được cơng nhận Di tích Lịch sử - Vănhóa Quốc gia và địa danh này chắc chắn sẽ được khẳng định hơn, tôn vinh</b></i>

hơn khi mà cả một vùng đảo - biển rộng lớn được UNESCO công nhận là

<i><b>Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong phạm vi ảnh hưởng của nó, chắc</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

chắn Cù Lao Chàm sẽ là một thực thể sống động, giữ vai trò trung tâm khởi phát của những bước nhảy vọt về kinh tế du lịch - thương mại ở khu vực. Nếu khu phố cổ Hội An đã và đang tạo nên sức hút chung cho hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Nam và cả khu vực miền Trung thì trong tương lai, Cù Lao Chàm sẽ là điểm đến làm nhân đôi sức hấp dẫn ấy.

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm vẫn còn đang rất hạn chế, chưa có nhiều sự quy hoạch đầu tư xây dựng của con người và chưa có được nhiều các doanh nghiệp du lịch chú trọng. Như vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, khu du lịch biển đảo Cù Lao Chàm chưa thực sự trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn tương xứng với tiềm năng và vị trí của nó.

Mặt khác, trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về Cù Lao Chàm ở một số lĩnh vực đặc biệt là môi trường sinh thái nhưng nghiên cứu về địa danh này ở góc độ du lịch thì cịn rất ít, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện và sâu sắc.

Là một sinh viên khoa Công Nghiệp Văn Hóa nghành Du Lịch, được tiếp thu những kiến thức từ nhà trường và xã hội, em mong muốn được nghiên cứu đề tài về nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại biển-đảo Cù Lao Chàm , để đánh giá đúng tiềm năng du lịch nơi đây và từ đó đề ra những định hướng, những giải pháp tích cực nhằm sử dụng hợp lí khu du lịch biển-đảo Cù Lao Chàm theo hướng bền vững. Điều đó sẽ có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, gắn liền với việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những lí do

<b>trên, nên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình du lịch</b>

<i><b>biển Hội An- Cù Lao Chàm”. tại trung tâm văn hoá thể thao thành phố Hội</b></i>

An.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu:</b>

<b>- Đánh giá hiện trạng: Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất</b>

lượng chương trình du lịch biển Hội An - Cù Lao Chàm, bao gồm cả các yếu tố về mơi trường, văn hóa, cơ sở hạ tầng du lịch, và trải nghiệm du lịch của khách hàng.

<b>- Thực hiện và đánh giá: Thực hiện các biện pháp cụ thể để cải thiện chất</b>

lượng chương trình du lịch biển và đánh giá hiệu quả của những biện pháp này thông qua các chỉ số định lượng và định tính.

<b>- Nghiên cứu giải pháp: Tìm kiếm và phân tích các giải pháp tiềm năng để</b>

nâng cao chất lượng của chương trình du lịch biển, bao gồm cả các biện pháp cải thiện hạ tầng du lịch, quản lý bền vững, và việc tăng cường trải nghiệm du lịch cho khách hàng.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Đối tượng:</b>

<b>-</b> Du khách: Các du khách đến tham quan và trải nghiệm chương trình du lịch biển Hội An - Cù Lao Chàm.

<b>-</b> Doanh nghiệp du lịch: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Hội An và Cù Lao Chàm, bao gồm các nhà hàng, khách sạn, hãng vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, và các nhà tổ chức tour.

<b>-</b> Cơ quan quản lý du lịch: Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ có liên quan đến quản lý và phát triển du lịch ở Hội An và Cù Lao Chàm.

<b>Phạm vi nghiên cứu:</b>

<b>-</b> Tiếp cận thị trường: Phân tích thị trường du lịch, hướng dẫn về sản phẩm và marketing để thu hút và duy trì khách hàng.

<b>-</b> Chất lượng dịch vụ: Đánh giá và cải thiện chất lượng các dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, và các hoạt động giải trí.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>-</b> Tương tác văn hóa: Nghiên cứu các khía cạnh văn hóa và tương tác giữa du khách và cộng đồng địa phương, đồng thời đề xuất các biện pháp để bảo vệ và tơn trọng văn hóa địa phương.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu:</b>

<b>-</b> Sử dụng các phương tiện nghiên cứu như khảo sát trực tiếp, phỏng vấn, và quan sát để đánh giá hiện trạng của chương trình du lịch biển.

<b>-</b> Thu thập dữ liệu về số lượng du khách, cơ sở hạ tầng du lịch, tiêu chuẩn dịch vụ, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng chương trình.

<b>-</b> Tìm kiếm các giải pháp tiềm năng bằng cách tìm hiểu các phương pháp quản lý du lịch hiệu quả, tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế, và các khía cạnh văn hóa và mơi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHI. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và chương trình du lịch.</b>

<b>1.Khái niệm về du lịch sinh thái</b>

Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều thống nhất quan niệm cho rằng các hình thức du lịch có liên quan đến thiên nhiên, trong đó bao gồm các hoạt động như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là du lịch sinh thái.

Ngoài ra du lịch sinh thái còn được hiểu dưới nhiều tên gọi khác nhau: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường hay du lịch xanh, du lịch thám hiểm…

Đi kèm với những tên gọi trên là một loạt những định nghĩa về du lịch sinh thái của nhiều quốc gia và nhà du lịch học…Trong đó có hai định nghĩa chú ý nhất là:

Định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế:

“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục mơi trường,có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Như vậy hai định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm đặc trưng của du lịch sinh thái đó là bao gồm tất cả các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

ở đó có mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa, truyền thống các vùng thiên nhiên đó.

Ngồi đặc điểm trên, tổ chức du lịch thế giới (WTO), cịn tóm tắt một số đặc điểm khác của du lịch sinh thái liên quan đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của du khách cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch và cư dân địa phương về môi trường tự nhiên và văn hóa- xã hội.

<b>2. Khái niệm và phân loại chương trình du lịch</b>

<i><b>2.1 Khái niệm về chương trình du lịch</b></i>

Chương trình du lịch hay tour du lịch là những lịch trình mẫu để tổ chức các chuyến du lịch trong đó tất cả những vấn đề chủ yếu liên quan đến chuyến đi đều được hoạch định trước, bao gồm:

-Tổng quỷ thời gian: n ngày và n-1 đêm. -Tuyến hành trình: (lộ trình).

-Kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng ngày.

-Phương án vận chuyển, ăn uống, lưu trú cùng các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí…

-Các điều khoản, điều kiện của chương trình: từ cách pháp nhân của doanh nghiệp, tổ chức, mức giá, thời gian thanh toán, tiền đặt trước, số lượng khách đăng ký,định suất cho trẻ em, phương thức hủy bỏ và trách nhiệm vật chất…

<i><b>2.2 Phân loại chương trình du lịch</b></i>

Chương trình du lịch được phân loại theo những căn cứ:

- Căn cứ vào phương thức tổ chức: có ba loại, đó là những chương trình du lịch được xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Theo nguyện vọng của khách

+Do công ty lữ hành tổ chức xây dựng và thực hiện. +Kết hợp hai hình thức trên.

- Căn cứ vào nội dung, mục đích của chuyến du lịch: có các chương trình du lịch nghĩ ngơi, giải trí, chữa bệnh, tham quan thành phố, thể thao, du lịch với các chuyên đề đặc biệt như: tham quan chiến trường xưa…

-Căn cứ vào thời gian tổ chức chương trình: có chương trình dài ngày và ngắn ngày.

- Căn cứ vào mức giá của chương trình ta có thể phân chương trình thêm: mức giá trọn gói, mức giá cơ bản, mức giá một phần.

- Căn cứ vào một số tiêu thức khác như tiêu thức địa lý, số lượng khách…

<b>3. Nội dung và đặc điểm của chương trình du lịch</b>

<i><b>3.1 Nội dung của chương trình du lịch</b></i>

Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu của khách du lịch có tính chất quyết định. Tuy nhiên về cơ bản một chương trình du lịch bao gồm những nội dung sau:

- Tên chương trình- số liệu: Khi giới thiệu một chương trình du lịch tốt hơn hết là đặt tên cho nó nhằm mục đích tạo cho khách một ấn tượng ban đầu.

- Thời điểm tổ chức: đây là trường hợp doanh nghiệp lữ hành chào bán các tour du lịch và để có thể thực hiện được họ thường phải ấn định thời gian thực hiên. Điều này giúp cho khách hàng có quỹ thời gian khơng phù hợp có thể đăng kí vào thời gian khác…

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Tổng thời gian của chương trình: là tổng ngày và đêm dành cho chuyến hành trình kể từ xuất phát cho đến khi chia tay trả khách.

- Các hoạt động chi tiết từng ngày: bao gồm giờ xuất phát, lộ trình, điểm tham quan, giờ và địa điểm ăn, ngủ và ngỉ ngơi.

- Gía của chương trình: đây một trong những yếu tố chính để biết được chương trình có thể thực hiện được khơng vì cần phải tính đến khả năng chi trả của du khách và không nên cao hơn đối thủ cạnh tranh.

- Các điều khoản của chương trình: khi in chương trình, nên in đậm các điểm hấp dẫn của chương trình để kích thích sự tham gia của khách…Đây chính là yếu tố quyết định yếu tố quan trọng khiến du khách quyết định mua chuyến du lịch và chấp nhận mức giá cao…

<i><b>3.2 Đặc điểm của chương trình du lịch</b></i>

- Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch. Tính chất đặc biệt này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau :

+ Bản thân của chương trình du lịch là sản phẩm du lịch, do đó nó mang những nét đặc trưng nhất định.

+ Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch tổng hợp từ các dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp, ngoài ra cịn có sự tham gia của các yếu tố khác.

- Chương trình du lịch là sự kết hợp hồn thiện và thống nhất giữa các giá trị sử dụng tạo ra chuyến du lịch trọn gói.

- Chủ đề của chương trình du lịch : Đó là đặc trưng cơ bản của mỗi chương trình, được quyết định bởi các tuyến điểm tham quan chủ yếu.

<b>II. Kinh doanh lữ hành.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1. Khái niệm kinh doanh lữ hành.</b>

Kinh doanh lữ hành ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng phát triển du lịch hiện đại

- Các bậc chuyên gia đã đặc biệt quan tâm giành sự nghiên cứu thỏa đáng về kinh doanh lữ hành phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng chúng trong kinh doanh.

- Có hai xu hướng cơ bản:

Một, chú trọng đến những đặc trưng trung nhất trong hoạt động lữ hành, ta có thể xem xét kinh doang lữ hành là lĩnh vực thu hút khách du lịch đến các điệm du lịch nhằm thu lợi nhuận.

Hai, chú trọng đến những khía cạnh riêng, khơng tơng qt trong hoạt động lữ hành. Ta có thể xem xét kinh doanh lữ hành là tổ chức trung gian, tổ chức bán và thực hiện các chuyến du lịch cũng như phục vụ khách trong hành trình và có nhiều quan niệm khách nhau về loại hình này. Xây dựng khái niệm kinh doanh lữ hành ta cần nghiên cứu nắm bắt những điểm chung nhất, phân biệt những điêm riêng, có sự đa dạng của lĩnh vực lữ hành.

Ta tiến hành xem xét mơ hình vận động tổng thể q trình du lịch

Hình thức du lịch (CTDL)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Như vậy hoạt động kinh doanh lữ hành gắn chặt với nội dung. Tính chất hoạt động du lịch của vùng lảnh thổ mà tổ chức kinh doanh lữ hành tồn tại các hoạt động.

Kinh doanh lữ hành hoạt động rất phong phú và đa dạng, thể hiện đày đủ sự phân công chuyên môn hóa trong q trình du lịch. Mức độ phát triển của nhu cầu du lịch cũng như sự hoàn thiện các yếu tố của nguồn cung sẽ tạo ra sự đa dạng trong hoạt động lĩnh vực kinh doanh lữ hành.

Kinh doanh lữ hành phục vụ mọi đối tượng khách du lịch.

<b>2. Bản chất kinh doanh lữ hành.</b>

Kinh doanh lữ hành là một loại kinh doanh du lịch đặc biệt, tính chất đặc biệt của nó được thể hiện trong phân cơng lao động trong qua trình du lịch.

Sản phẩm trong kinh doanh lữ hành là một sản phẩm du lịch đặc biệt. Một mặt nó mang tính đặc biện như bao sản phẩm du lịch khác: không lưu kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, vô hình. Mặt khác, sản phẩm kinh doanh lữ hành thể hiện phần lớn là các chương trình du lịch. Các chuyến du lịch trọn gón đáp ứng gần như tồn bộ q trình du lichkcủa du khách. Bên cạnh đó do tính chất đa dạng của nhu cầu du lịch mà tổ chức kinh doanh, lữ hành còn phải tổ chức cung cấp các dich vụ riêng lẻ của hành trình và lưu trú cho du khách có nhu cầu. Thực hiện hoạt động này tổ chức kinh doanh lữ hành thực sự trở thành chiếc cầu nối quan trọng trong sự phát triển du lịch của một quốc gia.

Trong quá trình hoạt động cung cáp các chương trình du lịch bao gồm cả việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch đó, tổ chức kinh doanh lữ hành đóng vai trị như doanh nghiệp sản xuất. Ở đó nó thể hiện đầy đủ bản chất của doanh nghiệp sản xuất.Việc tiến hành sản xuất các dịch vụ cũng như các chương

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

trình du lịch phải trên cơ sở những quan điểm kinh doanh tức lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi.

Trong hoạt động trung gian phải tổ chức kinh doanh đã tồn tại nhờ vào nguồn hoa hồng của các tổ chức kinh doanh du lịch riêng rẽ vì lực lượng của tổ chức lữ hành đóng vai trị như là: tổ chức thu hút khách hàng và tạo điều kiện giúp cho các tổ chức này tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của mình.

Tóm lại: Có thể nhận thấy bản chất của kinh doanh lữ hành thông qua hoạt động của nó trong mơi trường phát triển du lịch và kinh doanh du lịch của nền kinh doanh lữ hành.

<b>3. Chức năng và vai trò của kinh doanh lữ hành</b>

<i><b>3.1. Chức năng</b></i>

- Chức năng cơ bản: tổ chức chủ yếu quá trinh du lịch nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa việc sản xuất ra các chương trình du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đó nhằm thõa mãn nhu cầu đi du lịch của du khách với chi phí ít nhất và du khách hài lịng.

- Chức năng cụ thể: Bao gồm hai chức năng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Chức năng thực hiện giá trị chuyến, du lịch và chức năng thực hiện giá trị sử dụng của nó.

<i><b>3.2.Vai trị</b></i>

Để có thể nhận thấy vai trò kinh doanh lữ hành ta tiến hành xem xét các mối quan hệ trong hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch mà tổ chức lữ hành đã và đang thực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Những mối quan hệ trong quá trình thực hiện chức năng của kinh doanh lữ hành.

+ Kinh doanh lữ hành với tổ chức tổ chức kinh doanh khách hạn. + Kinh doanh lữ hành với tổ chức kinh doanh ăn uống.

+ Kinh doanh lữ hành với các điểm du lịch, các điểm thu hút khách. + Kinh doanh lữ hành với các tổ chức du lịch của cả nước.

+ Kinh doanh lữ hành với các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như: hàng khơng, ngành văn hóa thơng tin, ngành nội vụ, cộng đồng dân cư địa phương.

Đối với các tổ chức kinh doanh du lịch ta có thể thấy vai trị của ngành cơng nghiệp lữ hành trong q trình phát triển du lịch của một số quốc gia biểu hiện.

Tạo điều kiện cho các tổ chức này tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình.

Thúc đẩy sự phát triển của tổ chức kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi thơng tin có liên quan đến du khách nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch.

Thu hút khách đến một vùng, một đát nước mở rộng giao lưu đến các miền khác nhau của đất nước.

Lữ hành phát triển thể hiện vị trí của ngành du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch thế giới.

<b>4. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành.</b>

- Trước hết nó giúp cho các doanh nghiệp du lịch riêng rẽ: Khách sạn,nhà hàng,các điểm du lịch tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của mình.

- Tăng khả năng thu hút khách nhờ vào sản phẩm du lịch tron gói.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Giúp cho du khách tiết kiệm được chi phí trong q trình đi du lịch.

- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách đặc biệt du khách đại chúng phát triển cao. Ngồi ra ta cịn có thể nhận thấy tổ chức kinh doanh lữ hành còn nhiều đóng góp khác cho q trình phát triển du lịch của một quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH </b>

<b>VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNGCHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH BIỂN“HỘI AN-CÙ LAO CHÀM” TẠI TRUNG TÂM VĂN HĨA</b>

<b>I. Tổng quan về trung tâm văn hóa:</b>

<b>1. Giới thiệu chung về trung tâm văn hoá Hội An:</b>

Trung tâm văn hoá thể thao Hội An là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc uỷ ban nhân dân thành phố Hội An có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, nhằm tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước trên địa bàn Hội An, đồng thời giới thiệu, phát huy các giá trị văn hóa của di sản văn hố thế giới đơ thị cổ Hội An thông qua các hoạt động hướng dẫn tham quan cho du khách trong nước và quốc tế.

Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Trường Tộ- Thành phố Hội An.

Năm 1986 tại Hội An đã thành lập ban quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An. Thời gian đầu chỉ hướng dẫn tự nguyện, giới thiệu các di tích mà không bán vé, hâu như là phục vụ tự do mọi khách. Lúc đó ban quản lý gồm cả văn phịng kế tốn lãnh đạo, nhóm hướng dẫn, nhóm quản lý.

Năm 1992 cơ quan này được xác nhập vào văn phịng thơng tin Hội An với nhiều bộ phận trong đó có cơ quan quản lý di tích, bộ phận hướng dẫn tham quan và

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

bộ phận này đã bán vé. Vé đã được bán vé tại các điểm du lịch lúc đó chỉ 2.000đ/ vé tham quan đối với khách Việt và 5.000đ/ vé tham quan khách nước ngồi, cịn bây giờ giá vé là 40.000đ/ vé (Việt Nam), 90.000đ/ vé (Quốc Tế).

Năm 1995 bộ phận hướng dẫn được đổi thành văn phòng hướng dẫn thuộc Trung Tâm Văn Hoá Thể Thao Hội An.

Năm 1997 tổ hướng dẫn tham quan đề ra phương án bán vé tham quan trọn gói, bán vé từ xa, hướng dẫn viên từ quầy vé toả ra hướng dẫn khách với mục đích: Thứ nhất là quản lý được nguồn vé chống được những tiêu cực xảy ra tại điểm di tích; Thứ hai là chủ động kiểm sốt được số lượng tham quan từ nguồn chi phí này sẽ hỗ trợ và trùng tu các di tích, có nghĩa là lấy di tích ni di tích, bởi di tích là điều kiện sống còn, số thu trong một năm phát hành và tăng lên 100%.

Ngày 19/7/1997 Trung Tâm Văn Hóa Thể Dục Thể Thao thành lập văn phịng hướng dẫn tham quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>II. Tình hình hoạt động kinh doanh tại trung tâm văn hoá Hội An.1. Tình hình hoạt động kinh doanh.</b>

<i><b>1.1. Ngành du lịch và dịch vụ thương mại</b></i>

Đã góp phần tạo ra nền kinh tế lớn nhất của Hội An, chiếm khoảng 64% tổng thu nhập của toàn thành phố. Kể từ năm 1999, doanh thu từ ngành du lịch đã tăng nhanh và mức tăng bình quân hằng năm của ngành kinh tế Hội An là khoảng 13%.

<b>Hình A: Doanh thu từ ngành du lịch ở Hội An từ năm 2001 – 2009</b>

Doanh thu từ ngành du lịch chủ yếu từ người bán lẻ hàng hoá cho khách du lịch, cung cấp thực phẩm, thức uống, kinh doanh lưu trú, vận chuyển và các dịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Doanh thu của trung tâm văn hóa:

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Nhận xét: Mặc dù tổng lượt khách đến với trung tâm có biến động song doanh thu từ hoạt động du lịch tại trung tâm vẫn tăng nhanh qua các năm,tuy nhiên chi phí đầu tư vào du lịch của trung tâm cao nên lợi nhuận của trung tâm thấp.

Vì vậy, thành phố Hội An cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với công tác theo dõi hoạt động du lịch sát sao hơn, kỹ càng hơn, hệ thống hơn nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch trong thời gian tới.

<i><b>1.2. Đội ngũ hướng dẫn viên</b></i>

Đội ngũ hướng dẫn viên trong văn phịng hướng dẫm tham quam rất nhiệt tình với khách trình độ đại hoc cao đẳng được đạo tao chuyên môn nghiệp vụ tốt nhằm phục vụ du khách.

Đội ngũ hướng dẫn viên Cù Lao Chàm con gặp nhiều khó khăn do sau ngày được cộng nhận là khu dự trữ sinh quyển thi lượng khách nội địa và quốc tế tăng lên đáng kể không đủ hướng dẫn phục vụ khách,thiếu thốn nghiêm trọng về hướng dẫn viên quốc tế…

<b>2 . Số liệu lượng khách Cù lao Chàm tại trung tâm</b>

Sau khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (tháng 5-2009), Cù Lao Chàm đã thu hút đáng kể du khách đến tham quan. Chín tháng đầu năm ngối, trên 18.000 lượt khách, trong đó có 7.500 khách quốc tế và 10.800 lượt khách trong nước ra đảo đã là niềm vui lớn cho các doanh nghiệp. Còn 9 tháng đầu năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

nay, trong khi lượng khách quốc tế không tăng, du khách Việt lại lên đến 25.300 lượt, nâng tổng số lượt khách đến với đảo lên 33.100 người, tăng hơn 80%, trong đó khách Việt tăng hơn 133% so với cùng kỳ. Bình qn mỗi tháng có gần 4.000 lượt khách, riêng các tháng 6, 7 có đến 8.000 lượt; thậm chí, có ngày Cù Lao Chàm đã đón hơn 500 lượt khách.

Ơng Trần Hưng - Giám đốc Xí nghiệp Vận tải du lịch Sông Hội cho biết: “Lượng khách đến với Cù Lao Chàm trong năm 2009 có thể nói là tăng rất đột biến, trong đó chủ yếu là khách trong nước. Liên tục trong mùa hè vừa qua, chúng tôi luôn bị áp lực quá tải”.

<i> (Nguồn: Phòng thương mại - du lịch thành phố Hội An)</i>

<b>Nhận xét chung: Qua 3 năm, ta thấy tổng lượt khách đến Cù Lao Chàm có</b>

nhiều biến động, nhất là đối với khách du lịch nội địa. Số lượt khách quốc tế có xu hướng tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu khá khả quan cho ngành du lịch Cù Lao Chàm cũng như thành phố Hội An.

<i><b>Đối với du khách quốc tế thì Cù Lao Chàm chỉ là điểm du lịch cỡ trung bình.</b></i>

Tuy nhiên, nhìn từ đất liền, cả cụm đảo mà rõ nhất là Hịn Ơng, hiện lêm rất hùng vỹ mà bất cứ một du khách quốc tế nào một lần nhìn thấy cũng muốn đến thăm.

Các bãi biển thì nhỏ và đạt chất lượng quốc tế ở mức trung bình, cịn đền đình thì khơng thú vị lắm đối với du khách quốc tế đã đi theo tour từ Huế, Mỹ Sơn và Hội An.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hiện tại, Cù Lao Chàm chỉ được coi như một điểm ghé qua cho những du khách quốc tế đến Hội An, và chỉ thu được rất ít từ những chi tiêu mà du khách bỏ ra. Một tour du lịch điển hình gồm có bơi thuyền, tham quan đền đình, tắm biển và nghỉ đêm trong lều trên bãi biển.

Các kế hoạch phát triển du lịch Cù Lao Chàm dự tính sẽ biến Cù Lao Chàm thành một điểm dừng chân chính của du khách quốc tế, và 4 trong số 7 bãi biển đã được đưa vào hoạt động xây dựng của những người ngoài đảo. Điều đáng tiếc là chưa hề có một quy hoạch chung cho phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm (!). Vì vậy, có thể nói q trình phê duyệt hầu hết các cơng trình xây dựng khu nghỉ trên đảo là chưa có kinh nghiệm.

Cần lưu ý rằng, những du khách quốc tế đến vùng duyên hải miền Trung Việt Nam đều là những người đi theo mùa, có kinh nghiệm du lịch thế giới, và do đó, họ chỉ có thể hài lịng với chuyến tham quan và dạo chơi trên đảo chứ khơng thể hài lịng với chất lượng trung bình của san hơ và các bãi biển.

Để phát triển du lịch sinh thái quốc tế nghỉ qua đêm ở quần đảo Cù Lao Chàm thì phải có sự phối hợp giữa rừng, núi và Khu bảo tồn biển. Ở đây cần nhấn mạnh là lực lượng quân sự có mặt trên đảo là bảo vệ rừng, và chẳng có khó khăn nào bị áp đặt về dân số trên đảo nếu chỉ nhắm tới bảo vệ vùng rừng thành một khu bảo tồn sinh học. Vì vậy, đòi hỏi lực lượng quân sự phải tiếp tục đóng quân trên đảo, vừa giám sát khu rừng cũng như thực hiện các nhiệm vụ quân sự bắt buộc của họ.

<i><b>Đối với du khách nội địa, có thể mức chi tiêu khơng lớn so với khách nước</b></i>

ngồi, nhưng người khách Việt sẽ thường xuyên lưu tới những nhà hàng và nhà khách địa phương. Như thế, chắc chắn rằng lợi ích sẽ mở rộng cho người dân địa phương. Vì vậy, những lợi ích kinh tế cho người dân địa phương từ khách trong nước sẽ lớn hơn khách nước ngoài…

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Những khách tham quan trong nước và qua đêm cũng thường xuyên đi tàu từ Hội An vào những ngày trong tuần và cuối tuần. Khách đi tham quan các bãi biển, đền thờ, thưởng thức các món ăn hải sản và súp gà tại các nhà hàng địa phương với độ an toàn rất cao.

Vì Cù Lao Chàm sẽ là một nơi tham quan có ý nghĩa rất lớn, với tiềm năng du lịch trong nước lớn và yêu cầu thị trường nhỏ, nên cần nhận thấy rằng tiêu điểm trước mắt của phát triển du lịch Cù Lao Chàm là khách du lịch trong nước.

<b>III. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng khai thác du lịch biển “HộiAn-Cù Lao Chàm”tại trung tâm văn hóa trong thời gian qua.</b>

<b>1. Các tour du lịch về biển Hội An-Cù Lao Chàm.</b>

Trong Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã chỉ đạo: “Xác định hướng du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hố, du lịch sinh thái, mơi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hố, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh”. Từ nội dung chỉ đạo trên việc xây dựng khu du lịch biển – đảo Cù Lao Chàm là một định hướng phát triển đúng đắn, gắn du lịch với văn hoá hướng tới du lịch bền vững. Với những hội tụ, những giá trị văn hoá và thiên nhiên, sự đa dạng sinh học vốn có của Cù Lao Chàm nhưng chưa được phát triển đúng tiềm năng của nó. Vì thế, nhiệm vụ cấp thiết là tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn kịp thời nhằm thu hút, kích thích tiêu dùng du lịch của khách du lịch và qua đó giới thiệu hình ảnh của hòn đảo xinh đẹp Cù Lao Chàm đến với du khách khắp nơi trên thế giới. Sau đây, tơi xin đưa ra một số chương trình du lịch điển hình đến với Cù Lao Chàm.

<b>Chương trình 1: Khám phá nét đẹp hoang sơ Cù Lao Chàm. (tour trong ngày)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>6h30: Xe đón khách tại gia đình và khách sạn.</b>

<b>8h00: Tàu khởi hành tại cảng du lịch Cửa Đại bắt đầu khám phá tour du lịch </b>

biển đảo.

<b>8h50: Tàu cập cảng du lịch Bãi Làng – Cù Lao Chàm.</b>

- Quý khách tham quan trung tâm Truyền thơng – Thơng tin Bảo tồn biển về hình ảnh và cảnh vật thiên nhiên, di tích, danh thắng và con người Cù Lao Chàm .

- Tham quan Âu thuyền, nơi neo đậu của tàu thuyền cư dân làng chài.

- Tham quan ngôi chùa Hải Tạng trên 250 năm tuổi và một cái giếng cổ trên 200 năm.

<b>10h00: Đưa du khách xuống thuyền tham quan và ngắm cảnh thiên nhiên biển</b>

đảo cùng những rạn San Hô lúc ẩn lúc hiện muôn màu sắc lung linh dưới mặt nước biển trong xanh, có các lồi có đủ màu sắc sặc sỡ và các hệ động thực vật biển như: sao biển, cầu gai, ốc Tai Tượng,..v..v…

<b>12h00: Du khách dùng cơm trưa tại nhà hàng với các món ăn đặc sản biển Cù</b>

Lao Chàm và nghỉ trưa tự do.

<b>14h00: Tham quan các khu du lịch sinh thái Biển. Tắm biển dã ngoại leo </b>

núi, tắm suối.

<b>15h30: Du khách lên tàu về Hội An.</b>

<b>16h30: Tàu cập cảng du lịch Cửa Đại, ô tơ đưa khách về lại nơi đón, kết </b>

thúc Tour chia tay khách.

<b>DỊCH VỤ BAO GỒM:</b>

 Ơ tơ, tàu thuyền phục vụ trọn Tour, Lệ phí tham quan, Hướng dẫn, sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí.

 Ăn uống theo chương trình. Các món ăn đặc sản biển tươi, chất lượng cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

 Lặn biển, ngắm san hô, phao bơi mặt nạ. Nhân viên cứu hộ và hướng dẫn. Bảo hiểm du lịch trọn tour.

 Khách được trang bị phao cứu sinh, nước uống trên thuyền.

<b>DỊCH VỤ KHƠNG BAO GỒM:</b>

 Giặt ủi, chi phí cá nhân.  Thuế VAT

<b>DỊCH VỤ THƯ GIÃN:</b>

 Du thuyền câu cá, giăng lưới, câu mực, xem san hô bằng tàu đáy kính, lặn bắt ốc, chèo, lắc thúng chai. Các dịch vụ thư giãn khác.v.v.

<i><b>Giá tour: </b></i>

<i>Đi tàu du lịch </i>

<i><b> Khách nước ngoài: 17USD Khách trong nước: 270.000VNĐ</b></i>

<i> - Trẻ em dưới 12 tuổi tính bằng ½ giá vé</i>

<i> - Khách ở trong nội thành được miễn phí xe đưa đón</i>

<b>Chương trình 2: Khám phá nét đẹp hoang sơ Cù Lao Chàm. (tour 2 ngày 1 đêm)</b>

</div>

×