Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.95 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠONGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b>CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐNCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM </b>

<b>GVHD: TS. Dương Nguyễn Thanh TâmNhóm thực hiện:</b>

 Phạm Thùy Nguyên Thảo – 050609211340  Hoàng Đan Thanh – 050609211313

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Tóm tắt:</b>

Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố khác nhau đối với cấu trúc vốn ngân hàng thơng qua việc phân tích báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại. Sử dụng phương pháp ước lượng GLS với dữ liệu bảng, nghiên cứu xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ngân hàng và áp dụng các phương pháp kiểm định để xác định mô hình phù hợp nhất. Kết quả cho thấy quy mơ của ngân hàng có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn ngân hàng. Ngược lại, các yếu tố như lợi nhuận của ngân hàng, tỷ lệ thuế thu nhập ngân hàng, số năm hoạt động của ngân hàng và sản phẩm quốc nội cho thấy mối quan hệ cùng chiều đối với quyết định về cấu trúc vốn của các ngân hàng này. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy các tài sản cố định của ngân hàng, cơ hội tăng trưởng của ngân hàng và lạm phát không ảnh hưởng đáng kể đến lựa chọn cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cung cấp những đề xuất hữu ích cho các nhà quản lý ngân hàng thương mại để xây dựng cấu trúc vốn ngân hàng hiệu quả hơn dựa trên những kết quả này.

<i><b>Từ khóa: Cấu trúc vốn, ngân hàng thương mại, phương pháp GLS</b></i>

<b>Abstract: </b>

The study examines the influence of various factors on bank structure by analyzing the financial statements of commercial banks. Employing the GLS estimation method with panel data, the research identifies the significant factors affecting bank funding and employs testing methodologies to determine the most suitable model. Findings indicate that the size of the bank has a negative impact on bank funding. Conversely, factors such as profitability of the bank, the bank income tax rate, the number of years of operation of the bank and gross domestic product demonstrate a positive effect on bank funding decisions of these banks. Furthermore, the research reveals that the fixed assets of the bank, growth opportunities of the bank and inflation do not significantly influence bank funding choices of commercial banks. The study provides actionable recommendations for executives of commercial banks to devise more effective bank funding based on these findings.

<i><b>Keywords: Capital structure, commercial bank, GLS method</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1.Giới thiệu:</b>

Cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại, đại diện cho sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu được sử dụng để hỗ trợ hoạt động và tăng trưởng của ngân hàng, là một khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính. Nó đóng một vai trị quan trọng trong việc xác định mức độ rủi ro, sự ổn định tài chính và hiệu suất tổng thể của ngân hàng.

Về lý thuyết, cơ cấu vốn của một ngân hàng có thể chịu sự thay đổi đáng kể bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này thường bao gồm các hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, ngành mà doanh nghiệp hoạt động, cũng như tác động của biến động kinh tế vĩ mô, các yếu tố văn hóa, tơn giáo và hành vi quản trị (Vanacker & Manigart, 2010) Thay vì tập trung vào việc xác định tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tối ưu, để đánh giá tác động của các yếu tố lên cấu trúc vốn của ngân hàng, theo nghiên cứu của Gropp & Heider (2010) đã sử dụng địn bẩy tài chính, biến đại diện cho cấu trúc vốn. Bằng cách kiểm tra mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng này và cơ cấu vốn, chúng ta có thể đánh giá tính hợp lý của quyết định sử dụng nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Phân tích này giúp xác định những tồn tại, rủi ro liên quan đến phương pháp đã chọn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng địn bẩy tài chính và tối đa hóa giá

<b>trị tài sản (Gharaibeh, 2015; Othman và cộng sự, 2020). </b>Ngành ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, đặc biệt là trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, việc xây dựng một cấu trúc vốn hiệu quả sẽ giúp sử dụng tốt nguồn lực của ngân hàng và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, bài viết này nhằm mục đích tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam và hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, chính trị gia và nhà nghiên cứu xây dựng chính sách, q trình ra quyết định trong tương lai liên quan đến quản lý cơ cấu vốn trong nước.

Phần tiếp theo của bài nghiên cứu sẽ chỉ ra cơ sở lý thuyết trong khi phương pháp, mơ hình và dữ liệu nghiên cứu nằm ở phần 3. Ngoài ra, phần 4 sẽ thảo luận về kết quả nghiên cứu và phần cuối cùng sẽ đưa ra kết luận.

<b>2.Cơ sở lý thuyết</b>

Cấu trúc vốn đề cập đến thành phần tài chính của một cơng ty, đặc biệt là mối quan hệ giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Giá trị của một cơng ty có thể được đánh

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

giá bằng cách xem xét giá trị thị trường hoặc giá trị sổ sách thu được từ vốn chủ sở hữu của nó. Bảng cân đối kế tốn cung cấp cái nhìn tổng quan tồn diện về tổng vốn của cơng ty, được gọi là vốn chủ sở hữu (Hirdinis, 2019). Trong một thị trường vốn

<b>hoàn hảo, Chien và cộng sự (2021) cùng với Diana và cộng sự (2016) cho rằng rủi ro</b>

kinh doanh và lợi nhuận kỳ vọng hàng năm phải có tổng giá trị như nhau bất kể cơ cấu vốn. Hơn nữa, giá trị của một doanh nghiệp nên phụ thuộc vào giá trị hiện tại của hoạt động kinh doanh hơn là cách nó huy động vốn. Theo một nghiên cứu của Gropp & Heider (2010), có sự tương đồng trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc tài trợ của các cơng ty tài chính và phi tài chính. Sự tương đồng này cũng được quan sát trong các ngân hàng lớn tại Mỹ và Châu Âu, nơi quan hệ giữa đòn bẩy ngân hàng và các yếu tố cấu trúc vốn tương tự như trong các công ty phi tài chính, như được chứng minh bởi các nghiên cứu của Frank & Goyal (2009) cho Mỹ và Rajan & Zingales (1995) cho các nước G-7. Những nghiên cứu này cho rằng ngân hàng nên tuân theo một mô hình tương tự như các cơng ty phi tài chính trong việc xác định cấu trúc vốn tối ưu. Mô hình được đề xuất bởi Diamond & Rajan (2000) cho rằng cấu trúc vốn tối ưu cho ngân hàng bao gồm việc cân nhắc tác động của vốn ngân hàng đến việc tạo ra thanh khoản, chi phí dự kiến khi ngân hàng gặp khó khăn và tính dễ dàng trong việc đảm bảo thanh toán của người vay. Nhiều nghiên cứu kinh nghiệm như Abdul Karim và cộng sự (2014) ; Shibru và cộng sự (2015) và Sheikh & Qureshi (2017) được tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau đã nghiên cứu các yếu tố xác định cấu trúc vốn của ngân hàng, và một số nghiên cứu đã sử dụng các biến số tương tự như những biến số được áp dụng trong phân tích các cơng ty phi tài chính.

Dựa trên tài liệu thực nghiệm, các yếu tố quan trọng như khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp, tài sản cố định và tuổi đời của doanh nghiệp đều ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn của một ngân hàng thương mại. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra tác động của tất cả các yếu tố này lên cấu trúc vốn.

<i><b>2.1.Khả năng sinh lời </b></i>

Khả năng sinh lời được xác định là yếu tố quyết định tiềm năng của cơ cấu vốn.

<b>một nghiên cứu của Sikveland & Zhang (2020) tại ngành công nghiệp Na Uy sử dụng</b>

dữ liệu cấp công ty và tập trung vào cấu trúc vốn, mô tả mối quan hệ tiêu cực giữa nợ và khả năng sinh lời trên cơ sở rằng nếu có lợi nhuận cao khơng cần phụ thuộc quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhiều vào nguồn tài trợ bên ngồi. Thay vào đó sẽ dựa vào nguồn dự trữ nội bộ được tích lũy từ lợi nhuận trong quá khứ. Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây Ahmed & Sabah (2021); Czerwonka & Jaworski (2021), hầu hết đều tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và nợ.

<i><b>2.2.Quy mô </b></i>

Theo lý thuyết đánh đổi, nếu có quy mơ lớn hơn có nghĩa là đa dạng hơn và ít gặp khó khăn về tài chính hơn. Do đó, biến quy mơ đại diện cho mối quan hệ thuận chiều theo lý thuyết này. Lý thuyết trật tự phân hạng giả định rằng nếu quy mơ lớn hơn thì sẽ có đủ nguồn lực nội bộ chủ yếu và sẽ dựa vào các nguồn lực này để tài trợ. Do đó, nó dự đốn mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và nợ. Mặc dù vậy, các nghiên cứu gần đây, được tiến hành cả trong nước và quốc tế bởi các nhà nghiên cứu như Czerwonka & Jaworski (2021) và nghiên cứu của Sheikh & Qureshi (2017) lấy dữ liệu từ báo cáo thường niên của 20 ngân hàng thương mại thông thường và 5 ngân hàng thương mại Hồi giáo trên Sở giao dịch chứng khốn Karachi (KSE) Pakistan cơng bố trong giai đoạn 2004-2014, đã liên tục chứng minh mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và tỷ lệ nợ của nó.

<i><b>2.3.Tài sản cố định </b></i>

Sự sẵn có của tài sản vật chất trong một cơng ty dự đốn liệu nó có thể tiếp cận được nhiều nợ hơn hay khơng. Lý thuyết đánh đổi cho rằng việc có nhiều tài sản hữu hình hơn sẽ có xu hướng vay nhiều hơn so với việc có ít tài sản hữu hình. Trong tình huống muốn vay vốn dễ dàng hơn thì nếu sở hữu nhiều tài sản cố định đồng nghĩa với việc sẽ có tài sản bảo đảm. Hơn thế nữa, vì khoản vay có bảo đảm được coi là an tồn hơn, các chi phí liên quan đến việc sử dụng vốn vay giảm đi, khiến cho hoạt động vay vốn tăng lên. Tác động tích cực này đã được nghiên cứu của Khan và cộng sự (2021) lấy dữ liệu từ 11 ngân hàng trong nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán Saudi Arabia trong giai đoạn 2010–2017. Các nghiên cứu của Ahmed & Sabah (2021); Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019) cũng cho ra được kết quả đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>2.4.Khả năng tăng trưởng</b></i>

Tiềm năng tăng trưởng được coi là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn tài chính. Theo nghiên cứu của Trần Việt Dũng & Bùi Đan Thanh (2021),trong tình huống có triển vọng tăng trưởng nhưng thiếu nguồn vốn nội bộ đủ để đáp ứng nhu cầu vốn, thì sẽ ưu tiên sử dụng vốn vay thay vì phát hành cổ phiếu mới nghĩa là tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ. Ngoài ra, Nguyễn Hồ Phi Hà & Mai Thanh Tú (2021); Czerwonka & Jaworski (2021) cũng đưa ra kết luận tương tự.

<i><b>2.5.Thuế </b></i>

<b>Amidu (2007) sử dụng số liệu của 19 ngân hàng trong tổng các ngân hàng được</b>

giám sát bởi Ngân hàng Trung ương của quốc gia (Ngân hàng Ghana) từ năm 1998 đến năm 2003, đã chỉ ra yếu tố thuế có ảnh hưởng ngược chiều đến cấu trúc vốn. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Hồ Phi Hà & Mai Thanh Tú (2021); Jõeveer (2013) cũng đưa ra kết quả tương tự.

<i><b>2.6.Năm hoạt động</b></i>

Theo nghiên cứu của Sunitha & Ratnam (2018) cho thấy rằng số năm hoạt động càng lâu thì việc tiếp cận nguồn vốn nợ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn vì họ phải đối mặt với ít rủi ro hơn. Vì vậy, Sunitha & Ratnam (2018)đã rút ra kết luận rằng số năm hoạt động sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với cơ cấu vốn và kết quả này giống với kết quả trong nghiên cứu của Jõeveer (2013)

Ngoài các yếu tố bên trong nêu trên, một số nghiên cứu đã sử dụng các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mơ làm yếu tố bên ngồi để nghiên cứu về ngân hàng và cơ cấu vốn (Adusei,2015; Đặng Nguyễn Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận,2019 ; Mokhova & Zinecker, 2014) .Theo kết quả của những nghiên cứu này tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát là những yếu tố bên ngoài được sử dụng rộng rãi nhất để thiết kế cấu trúc vốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3.Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Dữ liệu nghiên cứu</b></i>

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn trong 13 năm từ 25 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2010-2022.

<i><b>3.2. Mơ hình nghiên cứu </b></i>

Mơ hình tổng qt có dạng: <i><small>Y</small></i><sub>¿</sub><i><small>=α+ β</small><sub>k</sub><small>X</small><sub>kit</sub><small>+μ</small></i><sub>¿</sub>

Trong đó:

<i><small>Y</small></i><small>¿</small><b> là giá trị của biến phụ thuộc tương ứng với ngân hàng i tại thời điểm t</b>

<i><small>X</small></i><sub>¿</sub><b> là giá trị của biến độc lập tương ứng với ngân hàng i tại thời điểm t</b>

<i><small>μ</small></i><small>¿</small> là sai số ngẫu nhiên của ngân hàng i vào thời điểm t

Dựa trên mơ hình tổng qt, tác giả phát triển lên mơ hình hồi quy đa biến đơn giản như sau:

<i><small>Y</small></i><small>¿=α</small><sub>0</sub><i><small>+β</small></i><sub>1</sub><i><small>ROA</small></i><small>¿+β</small><sub>2</sub><small>¿¿¿</small><i><small>+ β</small></i><sub>3</sub><i><small>TANG</small></i><small>¿+β</small><sub>4</sub><i><small>GROW</small></i><small>¿+ β</small><sub>5</sub><i><small>TAX</small></i><small>¿+β</small><sub>6</sub><i><small>AGE</small></i><small>¿</small><i><small>+β</small></i><sub>7</sub><i><small>GDP</small></i><small>¿+ β</small><sub>8</sub><i><small>INF</small></i><small>¿+e¿¿</small>

Dựa trên các tài liệu đã có, nhóm tác giả thiết lập và phát triển mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn ngân hàng của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Trong mơ hình này, biến phụ thuộc đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng và được đo lường bằng đại diện cấu trúc vốn của ngân hàng (LEV), được hỗ trợ bởi các tác giả như Trần Việt Dũng & Bùi Đan Thanh (2021) và Nguyễn Hồ Phi Hà & Mai Thanh Tú (2021)

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ sử dụng phương pháp POLS, FEM, và REM để phân tích dữ liệu. Những mơ hình này được lựa chọn vì chúng cung cấp kết quả chắc chắn và không lệch với giả định rằng sai số trong mơ hình hồi quy tổng thể có phương sai khơng đổi, tức là chúng có cùng phương sai. Ngồi ra, mơ hình hồi quy cũng giả định khơng có tương quan chuỗi giữa các sai số, ngụ ý rằng khơng có hiện tượng tự tương quan. Nếu một trong hai giả định này bị vi phạm, các hệ số hồi quy ước lượng khơng cịn là ước lượng hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, phương pháp GLS nên được áp dụng để khắc phục vi phạm này. Các biến trong mơ hình hồi quy sẽ được mô tả chi tiết và phân tích theo Bảng 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Bảng 1. Mơ tả chi tiết các biến trong mơ hình hồi quy</b>

<i><b><small>Biến phụ thuộc</small></b></i>

<small>LEV</small> <sup>Phản ánh cấu trúc vốn </sup><sub>của doanh nghiệp</sub> <small>Tỷ lệ tổng nợ/Tổng tài sản/</small>

<i><b><small>Biến độc lập</small></b></i>

<small>ROA</small> <sup>Khả năng sinh lời của </sup><sub>ngân hàng</sub> <small>Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản</small>

<small>-Ahmed & Sabah </small>

<small>TANG</small> <sup>Tài sản cố định của </sup><sub>ngân hàng</sub> <sup>Tỷ lệ tài sản cố định/ tổng tài </sup><sub>sản</sub> <small>+</small>

<small>Ahmed & Sabah TAXThuế suất thuế thu nhập</small> <sup>Tỷ lệ thuế thu nhập ngân hàng </sup><sub>trên lợi nhuận trước thuế</sub> <small></small>

<small>-Nguyễn Hồ Phi Hà & GDP</small> <sup>Tổng sản phẩm quốc </sup><sub>nội</sub> <sup>Logarit của Tổng sản phẩm quốc</sup><sub>nội</sub> <small>+</small>

<small>Mokhova & Zinecker Nguyễn Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019);Mokhova & Zinecker (2014)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>4.Kết quả nghiên cứu</b>

<i><b>4.1. Kết quả hồi quy</b></i>

Kết quả cho thấy thống kê mô tả tiết lộ các giá trị tối thiểu và tối đa cùng với độ lệch chuẩn và giá trị trung bình của các biến. Từ kết quả thống kê của Bảng 2, có thể thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có giá trị trung bình khá cao là 0,90698 cho thấy trung bình các ngân hàng trong mẫu sử dụng khoảng 90,70% vốn vay so với cơ cấu tổng tài sản. Điều này cho thấy mức độ nợ cao hơn số vốn sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, số liệu cho thấy giá trị nhỏ nhất của LEV là 0,71748 và

cũng cho thấy ma trận tương quan của nghiên cứu và các số liệu nhấn mạnh rằng GDP, quy mô, khả năng tăng trưởng, thuế suất thuế thu nhập và số năm hoạt động của ngân hàng có mối tương quan dương với LEV trong khi đó lạm phát, tỷ suất sinh lời của ngân hàng và tài sản hữu hình có mối tương quan nghịch. Những phát hiện này được

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Kết quả cũng cho thấy hệ số lạm phát phương sai (VIF) thể hiện giả định đa cộng tuyến của mơ hình. với giá trị VIF nhỏ hơn 5. Các giá trị này được nêu cụ thể trong Bảng 4. Những kết quả này phù hợp với các giả định của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển và u cầu “các biến độc lập khơng được có mối quan hệ tuyến tính với nhau”. Do đó, mơ hình khơng vi phạm giả định đa cộng tuyến và khơng có biến nào cần loại trừ khỏi mơ hình.

<b>Bảng 4. Kiểm định đa cộng tuyến</b>

Kết quả cho thấy kiểm định Hausman được sử dụng để kiểm tra mô hình phù hợp cho nghiên cứu giữa mơ hình FEM và REM. Giá trị xác suất của kiểm định Hausman nhỏ hơn 0,05 cho thấy mơ hình FEM là phù hợp. Những số liệu này được thể hiện trong bảng 5.

<b>Bảng 5. Kiểm định Hausman</b>

</div>

×