Tải bản đầy đủ (.doc) (391 trang)

Nâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.99 MB, 391 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NĂM 2024</b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ</b>

<b>NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐÀI</b>

<b>NÂNG CẤP HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT FCC LÀM CƠ SỞ CHOĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT LÚA VÀ</b>

<b>CÂY TRỒNG CẠN TỈNH AN GIANG</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ </b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAIMÃ SỐ: 9850103</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NĂM 2024</b>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ</b>

<b>NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐÀIMÃ SỐ NCS: P1416004</b>

<b>NÂNG CẤP HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT FCC LÀM CƠ SỞ CHOĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT LÚA VÀ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG</b>

Luận án này với tựa đề là “Nâng cấp hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang”, do nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Đài thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Khoa. Luận án đã báo cáo và được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM TẠ</b>

Tôi xin trân trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Khoa đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn khoa học cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến GS.TS. Võ Quang Minh, GS.TS. Lê Quang Trí, PGS.TS. Phạm Thanh Vũ và Q Thầy, Cơ tham gia đóng góp ý kiến trong Hội đồng bảo vệ đề cương và Hội đồng đánh giá chuyên đề đã có những góp ý sâu sắc cho luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo Khoa, Quý Thầy Cô trong Văn phịng Khoa Mơi trường và Tài ngun thiên nhiên và Khoa Sau Đại học trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học và hồn thành thủ tục để bảo vệ luận án.

Xin chân thành cảm ơn Chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống phân loại đất WRB với hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở thành lập bản đồ độ phì nhiêu đất Tỉnh An Giang. Mã số B2017-TCT-27ĐT. Thực hiện 2017-2020” đã hỗ trợ kinh phí thực hiện thí nghiệm.

Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Huỳnh Chí Linh - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh An Giang, Ths. Thái Thành Dư, Ths. Nguyễn Thị Hà Mi – Nghiên cứu viên bộ môn Tài nguyên đất, khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ. Các bạn Nguyễn Tuấn Anh, Phan Nhựt Trường - học viên Cao học khóa 23 ngành Quản lý đất đai; em Nguyễn Hồng Phúc sinh viên ngành Quản lý đất đai khóa 40, trường Đại học Cần Thơ; em Phạm Đức Lộc, Nguyễn Thanh Bút, Nguyễn Lê Nhật Quang sinh viên ngành Trồng trọt khóa 16, trường Đại học An Giang đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập và xử lý số liệu thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành biết ơn Ban Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường An Giang và đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tơi được tham dự và hồn thành khố học.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã ln quan tâm, hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án.

Nguyễn Thị Phương Đài

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>TĨM TẮT</b>

Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) là một hệ thống kỹ thuật phân loại đất, tập trung một cách định lượng vào các đặc tính vật lý và hóa học của đất, điều này là quan trọng đối với việc quản lý độ phì nhiêu đất. Đồng thời, cho phép khuyến cáo cải thiện các điều kiện giới hạn đất cụ thể nhằm quản lý tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

An Giang là địa phương có sản lượng lúa lớn thứ hai cả nước, đồng thời lúa và rau màu được xác định là hai trong ba ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Việc canh tác liên tục ba vụ trong năm cùng với hệ thống đê bao khép kín đã tác động bất lợi đến đặc tính lý hóa và độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây, phần lớn được tiến hành trên phạm vi khá rộng và có tính chất thăm dị, bản đồ khu vực nghiên cứu có tỉ lệ nhỏ (1/250.000) không chi tiết, việc khuyến cáo trực tiếp đến người sử dụng đất vẫn chưa cụ thể đến đặc tính đất của từng tiểu vùng sinh thái. Đồng thời, hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất cho canh tác cây trồng cạn cũng như đánh giá phân vùng thích nghi đất đai cũng chưa được nghiên cứu.

<i>Từ thực tiễn trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: (i) Nâng cấp hệ</i>

thống và phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) cho đất canh tác lúa và cây trồng

<i>cạn tỉnh An Giang; (ii) Phân vùng thích nghi đất đai theo tự nhiên và theo các điềukiện giới hạn độ phì nhiêu đất; (iii) Đề xuất cải thiện các điều kiện giới hạn về độ phì</i>

nhiêu đất trên nhóm đất có vấn đề gồm nhóm đất phù sa (trong đê bao), nhóm đất phèn và nhóm đất cát núi. Phương pháp thực hiện gồm: kế thừa các tài liệu trước đây, thu thập số liệu có liên quan, chuyển đổi từ hệ thống phân loại WRB sang hệ thống phân loại FCC, thực hiện thí nghiệm đồng ruộng, lấy mẫu và phân tích mẫu đất, tính tốn và xử lý số liệu, phân loại độ phì nhiêu đất, đánh giá đất đai và xây dựng bản đồ.

Kết quả nghiên cứu đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào cấu trúc hệ thống cho phù

<i>hợp với đặc điểm của tỉnh An Giang. Cụ thể: (1). Độ sâu tầng đất: Lúa (0-20 cm và20- 50 cm), cây trồng cạn (0-20 cm, 20-50 cm và 50-100 cm). (2). Sa cấu đất: Lúa(thịt và sét), cây trồng cạn (cát, thịt và sét). (3). Các điều kiện giới hạn: Các điều kiện</i>

giới hạn được bổ sung mới gồm khả năng giữ nước mặt (h), khả năng cung cấp nước (w), khả năng thoát nước (u), khô hạn (d), độ xốp đất (p<small>r</small>). Các điều kiện giới hạn được điều chỉnh hoặc phân cấp chi tiết hơn gồm độ chua đất (a<small>1</small>, a<small>2</small>, a<small>3</small>), carbon hữu cơ (o<small>1</small>, o<small>2</small>), ngập úng (g<small>1</small><sup>++</sup>, g<small>2</small><sup>-</sup>), xói mịn (l). Như vậy, hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất sau

<i>khi được nâng cấp: (1) Đối với đất canh tác lúa gồm 10 điều kiện giới hạn (a</i><small>1</small>, p, k, o<small>1</small>, e, h, g<small>1</small><sup>++</sup>, d, f,

<i>i) ở độ sâu 0-50 cm, với 2 loại sa cấu gồm thịt và sét. (2) Đối với đất canh tác cây</i>

trồng cạn (bắp rau và đậu phộng) gồm 14 điều kiện giới hạn (a<small>2</small>, a<small>3</small>, p, k, o<small>2</small>, e, w, u, p<small>r</small>, l, g<small>2</small><sup>-</sup>, d, i, f, f<small>-</small>, c<small>-</small>) ở độ sâu 0-100 cm, với 3 loại sa cấu gồm cát, thịt và sét. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được 07 loại độ phì nhiêu đất đối với đất canh tác lúa và 05 loại độ phì nhiêu đất đối với đất canh tác cây trồng cạn. Phân vùng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên, nghiên cứu đã xác định được 13 vùng thích nghi đất đai. Phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>vùng thích nghi đất đai theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất: (1). Độ sâu 0-20</i>

cm, xác định

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

được vùng thích nghi trung bình (S2), vùng kém thích nghi (S3), vùng khơng thích nghi (N1), đối với đất canh tác lúa và cây trồng cạn (bắp rau, đậu phộng) và vùng

<i>khơng thích nghi (N2) đối với đất canh tác lúa. (2). Độ sâu 20-50 cm, xác định được</i>

vùng thích nghi cao (S1), vùng thích nghi trung bình (S2), vùng kém thích nghi (S3), đối với đất canh tác lúa và cây trồng cạn (bắp rau, đậu phộng) và khơng thích nghi

<i>(N2) đối với đất canh tác lúa. (3). Độ sâu 50-100 cm, xác định được vùng thích nghi</i>

cao (S1), thích nghi trung bình (S2) và kém thích nghi (S3) đối với cây trồng cạn (bắp rau, đậu phộng). Đề xuất cải thiện các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất trên nhóm

<i>đất có vấn đề: (1). Nhóm đất phù sa (trong đê bao): Bắp rau (150 N + 30 P</i><small>2</small>O<small>5 </small>+ 50 K<small>2</small>O + 2 tấn/ha phân hữu cơ), Lúa (90 N + 40 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 40 K<small>2</small>O + 2 tấn/ha phân hữu cơ;

<i>(2). Nhóm đất phèn (hoạt động nhẹ): Lúa (130 N + 40 P2</i>O<small>5 </small>+ 110 K<small>2</small>O + 1,5 tấn/ha

<i>phân xỉ thép); (3). Nhóm đất cát núi: Đậu phộng (60 N + 60 P</i><small>2</small>O<small>5 </small>+ 45 K<small>2</small>O + 500 kg/ha vơi + 5 tấn/ha phân bị khơ + 1 tấn/ha phân compost bã bùn mía), Lúa (65 N + 55 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 35 K<small>2</small>O), nên canh tác lúa sau vụ trồng các cây họ đậu.

Để hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn ngày càng hoàn thiện, cần bổ sung thêm các đặc tính như nén dẽ, ngộ độc chất hữu cơ và sinh học vào hệ thống. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm các loại cây trồng cạn khác ngoài đậu phộng và bắp rau vì mỗi loại cây trồng có u cầu sử dụng đất khác nhau.

Từ khóa: Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC), điều kiện giới hạn, độ phì nhiêu đất, lúa, cây trồng cạn, đánh giá khả năng thích nghi đất đai, tỉnh An Giang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Fertility capability classification (FCC) system is a technical soil classification system that focuses quantitatively on the physical and chemical properties of soils, which are important for the soil fertility management. Therefore, information on physical, chemical and soil constraints allows recommendations for nutrient supply to improve soil quality. At the same time, it also supports both scientists and local officials in land resource management and reasonable land use planning.

An Giang is currently the country’s second largest rice producer; in addition, rice and vegetables are also identified as two of the three key export industries of the province. Continuous cultivation of three crops a year along with a closed dike system has had a negative impact on the physicochemical properties and soil fertility. Furthermore, previous studies were mostly conducted on a fairly wide scale and were exploratory in nature, the study area has a small map scale (1/250,000) and is not detailed, so direct recommendations to land users have not been made to each ecological sub-region. Moreover, the fertility capability classification (FCC) system for upland crops as well as the land suitability evaluation have not been studied.

From the above requirements, this study was carried out with the following

<i>objectives: (i) Upgrading the system and classifying soil fertility capability for rice andupland crops in An Giang province; (ii) Land suitability zoning according to naturalconditions and condition modifiers; (iii) Proposing solutions to improve condition</i>

modifiers on problemed soil groups including alluvial soil group (in dikes), acid sulphate soil group and mountains sandy soil group. To achieve the set objectives, the study used a number of methods include: inheriting previous documents, collecting relevant data, converting from the WRB classification system to the FCC classification system, performing field experiments, sampling and analyzing soil samples, calculating and processing data, classifying soil fertility, evaluating land and building maps.

Research results have proposed adjustments and additions to the system structure

<i>to suit the characteristics of An Giang province. Specifically: (1). Soil depth: Rice</i>

cultivation (0-20 cm and 20-50 cm), upland crops cultivation (0-20 cm, 20-50 cm and

<i>50-100 cm). (2). Soil texture: Rice cultivation (silt and clay), upland crops cultivation(sand, silt and clay). (3). Condition modifiers: Newly added soil fertility constraints</i>

include water holding capacity (h), water supply capacity (w), drainage capacity (u), drought (d), soil porosity (p<small>r</small>). Condition modifiers that are adjusted or classified in more detail include soil acidity (a<small>1</small>, a<small>2</small>, a<small>3</small>), organic carbon (o<small>1</small>, o<small>2</small>), waterlogging (g<small>1</small><sup>++</sup>, g<small>2</small><sup>-</sup><i>), erosion (l). Thus, the soil fertility classification system has been upgraded: (1) For</i>

rice cultivation soil included 10 modifiers (a<small>1</small>, p, k, o<small>1</small>, e, h, g<small>1</small><sup>++</sup>, d, f, i) at a depth of 0-50 cm, with 2 types of soil texture, including silt and clay. For upland crops (baby corn, and peanut) cultivation included 14 modifiers (a<small>2</small>, a<small>3</small>, p, k, o<small>2</small>, e, w, u, pr, l, g<small>2</small><sup>-</sup>, d, i, f, f<small>-</small>, c<small>-</small>) at a depth of 0-100 cm, with 3 types of soil soil texture, including sand, silt

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

and clay. In addition, the study also identified 07 types of soil fertility for rice cultivation and 05

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

types of soil fertility for upland crops. Land suitability zoning according to natural conditions, the study has identified 13 land suitability zones. Land suitability zoning

<i>according to condition modifiers: (1). Depth 0-20 cm, determining moderately suitable</i>

zone (S2), marginally suitable zone (S3), currently not suitable zone (N1), for rice cultivation and upland crops cultivation (baby corn, peanut) and permanently not

<i>suitable zone (N2) for rice cultivation. (2). Depth of 20-50 cm, determining highly</i>

suitable zone (S1), moderately suitable zone (S2), marginally suitable zone (S3), for rice cultivation and upland crops cultivation (baby corn, peanut) and permanently not

<i>suitable zone (N2) for rice cultivation. (3). Depth of 50-100 cm, determining highly</i>

suitable zone (S1), moderately suitable zone (S2) and marginally suitable zone (S3) for upland crops cultivation (baby corn, peanut). Based on the experimental results, the

<i>study has proposed improving condition modifiers on problemed soil groups: (1).</i>

<i>Alluvial soil group (in dikes): Baby corn cultivation (150 N + 30 P2</i>O<small>5 </small>+ 50 K<small>2</small>O + 2 tons/ha of organic fertilizer) , Rice cultivation (90 N + 40 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 40 K<small>2</small>O + 2 tons/ha

<i>of organic fertilizer); (2). Acid sulphate soil group (lightly active): Rice cultivation</i>

(130 N

+ 40 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 110 K<small>2</small><i>O + 1.5 tons/ha of steel slag fertilizer); (3). Mountains sandy soil</i>

<i>group: Peanut cultivation (60 N + 60 P2</i>O<small>5 </small>+ 45 K<small>2</small>O + 500 kg/ha of lime + 5 tons/ha of dry cow manure + 1 ton/ha of sugarcane residue compost), Rice cultivation (65 N + 55 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 35 K<small>2</small>O), rice should be cultivated after legumes are planted.

To further improve the soil fertility capability classification systems for rice and upland crops, the condition modifiers such as soil compaction, organic toxicity and biology need to be added to the system. Additionally, it is necessary to research other upland crops besides peanut and baby corn, as each crop has different land use requirements.

Keywords: The Fertility Capability Classification (FCC) System, condition modifiers, soil fertility, rice, upland crops, land suitability evaluation, An Giang province.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

vii i

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi tên là Nguyễn Thị Phương Đài, là NCS ngành Quản lý đất đai, khóa 2016. Tơi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi được sự hướng dẫn của PGs.Ts. Lê Văn Khoa.

Các thông tin được sử dụng tham khảo trong luận án được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tơi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần Danh mục Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là do chính tơi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác đã được công bố trước đây.

Tơi xin lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Danh mục từ viết tắt ... xvi</b>

<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...1</b>

1.1 Đặt vấn đề ... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ... 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát ... 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... 2

1.3 Nội dung nghiên cứu ... 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án... 3

1.5.1 Ý nghĩa khoa học ... 3

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ... 3

1.6 Những đóng góp mới của luận án ... 4

<b>CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...5</b>

2.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu ... 5

2.1.1 Vị trí địa lý... 5

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo ... 6

2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết ... 7

2.1.4 Đặc điểm tài nguyên đất vùng nghiên cứu ... 9

2.2 Tổng quan về độ phì nhiêu đất ... 13

2.2.1 Khái niệm độ phì nhiêu đất ... 13

2.2.2 Các dạng độ phì nhiêu đất ... 14

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu đất ... 15

2.3 Ảnh hưởng của canh tác lúa và cây trồng cạn đến độ phì nhiêu đất ... 20

2.3.1 Ảnh hưởng đến đặc tính lý học của đất ... 20

2.3.2 Ảnh hưởng đến đặc tính hóa học của đất ... 22

2.3.3 Ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của đất ... 25

2.4 Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) ... 26

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

2.5 Một số ứng dụng hệ thống phân loại khả năng độ phì nhiêu đất trên thế

giới và ở Việt Nam ... 35

2.5.1 Một số ứng dụng hệ thống phân loại khả năng độ phì nhiêu đất trên thế

2.7.1 Khái niệm đánh giá đất đai ... 41

2.7.2 Nội dung đánh giá đất đai... 42

2.7.3 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai tự nhiên theo FAO... 42

2.8 Yêu cầu sử dụng đất của cây trồng... 43

2.8.1 Tổng quan về cây lúa... 43

2.8.2 Tổng quan về cây bắp ... 45

2.8.3 Tổng quan về cây đậu phộng... 48

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 50</b>

3.1 Phương tiện nghiên cứu ... 50

3.2 Nguồn số liệu thu thập... 50

3.3 Phương pháp thực hiện ... 51

3.3.1 Phương pháp kế thừa ... 52

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ... 52

3.3.3 Phương pháp chuyển đổi từ hệ thống phân loại theo WRB sang hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) ... 54

3.3.4 Phương pháp thí nghiệm... 55

3.3.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu đất... 64

3.3.6 Phương pháp tính tốn và xử lý số liệu ... 65

3.3.7 Phương pháp phân loại độ phì nhiêu đất ... 65

3.3.8 Phương pháp đánh giá đất đai ... 68

3.3.9 Phương pháp bản đồ ... 69

<b>CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...71</b>

4.1 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang và xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất ... 71

4.1.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang ... 71

4.1.2 Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) trên cơ sở chuyển đổi từ bản đồ đất theo hệ thống phân loại WRB ... 76

4.1.3 Đánh giá đặc tính đất khu vực nghiên cứu ... 80

4.1.4 Đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất ... 92

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

4.2.1 Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) hiện tại... 97

4.2.2 Các điều kiện giới hạn cho hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) phù hợp với điều kiện canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang ...

99 4.2.3 Nâng cấp hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang... 107

4.2.4 Ứng dụng hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) đã nâng cấp để phân loại cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang... 120

4.3 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo tự nhiên và theo các điều kiện 4.3.2 Đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn ... 139

4.3.3 Mối tương quan giữa đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo điều kiện tự nhiên và theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất ... 160

4.4 Khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng cải thiện độ phì nhiêu đất trên các nhóm đất có vấn đề ... 161

4.4.1 Khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với nhóm đất phù sa (trong đê bao) 161 4.4.2 Khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với nhóm đất phèn ... 163

4.4.3 Khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với nhóm đất cát núi ... 164

<b>CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ... 167</b>

5.1 Kết luận... 167

5.2 Đề xuất ... 168

<b>Tài liệu tham khảo ... 169</b>

<b>Danh mục các cơng trình đã công bố liên quan đến luận án ... 195</b>

<b>Phụ lục... 196</b>

Phụ lục 1: Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý, hóa học đất ... 197

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát về tình hình sản xuất nông nghiệp và đặc điểm đất canh tác... 205

Phụ lục 3: Đặc tính đất tỉnh An Giang theo hệ thống phân loại WRB ... 219

Phụ lục 4: Thông tin thu thập và khảo sát thực địa ... 223

Phụ lục 5: Kết quả phân tích lý, hóa đất... 228

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Phụ lục 6: Kết quả xử lý số liệu thống kê ... 235 Phụ lục 7: Các bản đồ đơn tính xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ... 249 Phụ lục 8: Đặc tính đất đai và kết quả phân hạng khả năng thích nghi đất đai 252

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Phụ lục 9: Diện tích phân vùng thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất ... 266 Phụ lục 10: Đánh giá năng suất lúa vùng đất phèn và đề xuất giải pháp cải

thiện điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất lúa ... 269 Phụ lục 11: Một số hình ảnh thí nghiệm ... 281

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Bảng 2.3: Tổng hợp cấu trúc của hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC cho đất thâm canh lúa ở ĐBSCL ... 32

Bảng 2.4: Tổng hợp các đặc tính chính theo hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC của Sanchez et al. (2003) và Minh (2007) <sup>32</sup> Bảng 2.5: Cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO (1976) ... 42

Bảng 3.1: Phân bố phiếu khảo sát theo đơn vị hành chính tỉnh An Giang.. 54

Bảng 3.2: Lượng phân bón cho lúa huyện Chợ Mới ... 58

Bảng 3.3: Lượng phân bón cho bắp rau huyện Chợ Mới ... 59

Bảng 3.4: Lượng phân bón cho lúa huyện Tri Tơn ... 60

Bảng 3.5: Lượng phân bón cho đậu phộng huyện Tịnh Biên... 60

Bảng 3.6: Lượng phân bón cho lúa huyện Tịnh Biên... 61

Bảng 3.7: Chỉ tiêu theo dõi cây bắp rau ... 62

Bảng 3.8: Phương pháp phân tích đất... 64

Bảng 4.1: Diện tích canh tác lúa năm 2019 tỉnh An Giang ... 72

Bảng 4.2: Một số đặc tính đất đầu vụ huyện Chợ Mới... 83

Bảng 4.3: Một số đặc tính đất trồng lúa cuối vụ huyện Chợ Mới ... 84

Bảng 4.4: Một số đặc tính đất trồng bắp rau cuối vụ huyện Chợ Mới ... 86

Bảng 4.5: Một số đặc tính đất đầu vụ huyện Tri Tơn ... 87

Bảng 4.6: Một số đặc tính đất trồng lúa cuối vụ huyện Tri Tôn ... 87

Bảng 4.7: Một số đặc tính đất đầu vụ huyện Tịnh Biên ... 90

Bảng 4.8: Một số đặc tính đất cuối vụ huyện Tịnh Biên ... 90

Bảng 4.9: Hiện trạng hệ thống đê bao kiểm soát lũ tỉnh An Giang... 92

Bảng 4.10: Các đặc tính của hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) hiện tại khơng phù hợp cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang ...

98 Bảng 4.11: So sánh cấu trúc hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang ... 115

Bảng 4.12: Độ phì nhiêu đất canh tác lúa tỉnh An Giang ... 121

Bảng 4.13: Diện tích các loại độ phì nhiêu đất canh tác lúa tỉnh An Giang phân theo đơn vị hành chính cấp huyện ... 123

Bảng 4.14: Diện tích các loại độ phì nhiêu đất canh tác cây trồng cạn tỉnh An Giang phân theo đơn vị hành chính cấp huyện ... 125

Bảng 4.15: Độ phì nhiêu đất canh tác cây trồng cạn tỉnh An Giang ... 126

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Bảng 4.18: Phân cấp yếu tố thích nghi cho bắp rau và đậu phộng ... 133 Bảng 4.19: Phân vùng khả năng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng

đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang... 137 Bảng 4.20: Phân cấp điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất ở độ sâu 0-20 cm

và 20-50 cm cho cơ cấu lúa tỉnh An Giang... 146 Bảng 4.21: Phân cấp điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất ở độ sâu 0-20

cm, 20-50 cm và 50-100 cm cho cơ cấu cây trồng cạn tỉnh An

Giang ...

147

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Hình 2.6: Mối quan hệ giữa sa cấu đất và tính thấm nước ... 16

Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lượng nước hữu dụng và sa cấu đất ... 17

Hình 2.8: Mơ tả khả năng trao đổi cation (CEC) trong đất... 18

Hình 2.9: Mối tương quan giữa lân dễ tiêu và độ chua của đất ... 20

Hình 3.1: Lược đồ tiến trình thực hiện... 51

Hình 3.2: Vị trí các điểm kế thừa, điểm bổ sung, điểm thí nghiệm ... 56

Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm lúa huyện Chợ Mới ... 58

Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm bắp rau huyện Chợ Mới ... 59

Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm lúa huyện Tri Tơn ... 60

Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đậu phộng và lúa huyện Tịnh Biên ... 61

Hình 3.7: Quy trình đánh giá đất đai tự nhiên... 69

Hình 4.1: Diện tích đất nơng nghiệp tỉnh An Giang năm 2019 ... 71

Hình 4.2: Biến động diện tích canh tác lúa giai đoạn 2001-2019 tỉnh An Giang ... 72

Hình 4.3: Bản đồ phân bố diện tích canh tác lúa năm 2019 tỉnh An Giang 73 Hình 4.4: Diện tích canh tác bắp rau giai đoạn 2010-2019 tỉnh An Giang 74 Hình 4.5: Diện tích canh tác đậu phộng giai đoạn 2010-2019 tỉnh An Giang ... 75

Hình 4.6: Bản đồ phân bố diện tích canh tác cây bắp rau và cây đậu phộng năm 2019 tỉnh An Giang ... 75

Hình 4.7: Mối quan hệ giữa đặc tính sa cấu theo hệ thống phân loại FCC với các đặc tính theo hệ thống phân loại WRB... 76

Hình 4.8: Mối quan hệ giữa các đặc tính theo hệ thống phân loại WRB và hệ thống phân loại FCC... 77

Hình 4.9: Bản đồ phân bố độ phì nhiêu đất được chuyển đổi từ bản đồ đất ... 80

Hình 4.10: Lượng lân bón vào và lân tổng số (a), lân dễ tiêu (b) đất trồng lúa huyện Chợ Mới ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Hình 4.11: Lượng lân bón vào và lân tổng số (a), lân dễ tiêu (b) đất trồng

bắp rau huyện Chợ Mới ... 85

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Hình 4.12: Lượng vơi bón vào và pH đất ... 88 Hình 4.13: Lượng lân bón vào và lân tổng số (a), lân dễ tiêu (b) đất trồng

lúa huyện Tri Tơn... 89 Hình 4.14: Hàm lượng cation trao đổi (CEC) đầu vụ và cuối vụ trong đất

trồng lúa huyện Tịnh Biên ... 90 Hình 4.15: Lượng kali bón vào và kali trao đổi trong đất huyện Tịnh Biên 91 Hình 4.16: Hàm lượng cacbon hữu cơ (OC) đầu vụ và cuối vụ trong đất

trồng lúa huyện Tịnh Biên ... 92 Hình 4.17: Một số khu vực khơ hạn điển hình ở vùng nghiên cứu Tịnh

Biên (a), Tri Tôn (b) và Châu Đốc (c) ... 93 Hình 4.18: Độ mặn trung bình qua các năm 2016-2020 tỉnh An Giang ... 94 Hình 4.19: Ngập lũ vùng đầu nguồn huyện An Phú, tỉnh An Giang ... 95 Hình 4.20: Hệ thống thủy lợi và kênh rạch cạn nước vào mùa khơ huyện

Tịnh Biên... 96 Hình 4.21: Nhiễm phèn ruộng lúa xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tơn ... 97 Hình 4.22: Tổng hợp cấu trúc của hệ thống phân loại FCC cho đất canh

tác lúa tỉnh An Giang ... 110 Hình 4.23: Tổng hợp cấu trúc của hệ thống phân loại FCC cho đất canh

tác cây trồng cạn tỉnh An Giang... 112 Hình 4.24: So sánh hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất đã nâng

cấp và hệ thống hiện tại (Sanchez et al., 2003 và Minh, 2007) 117 Hình 4.25: Bản đồ độ phì nhiêu đất canh tác lúa tỉnh An Giang ... 122 Hình 4.26: Bản đồ độ phì nhiêu đất canh tác cây trồng cạn tỉnh An Giang 125 Hình 4.27: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai theo tự nhiên cho đất canh

tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang ... 139 Hình 4.28: Mối tương quan giữa yếu tố chẩn đốn và đặc tính độ phì nhiêu

đất độ sâu 0-20 cm và 20-50 cm cho cơ cấu lúa tỉnh An Giang 141 Hình 4.29: Mối tương quan giữa yếu tố chẩn đốn và đặc tính độ phì

nhiêu đất độ sâu 0-20 cm, 20-50 cm và 50-100 cm cho cơ cấu cây

trồng cạn tỉnh An Giang ...

Hình 4.30: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

nhiêu đất canh tác lúa độ sâu 0-20 cm ... 149 Hình 4.31: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác lúa độ sâu 0-20 cm ... 149 Hình 4.32: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

nhiêu đất canh tác lúa độ sâu 20-50 cm ... 150 Hình 4.33: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác lúa độ sâu 20-50 cm ... 151 Hình 4.34: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

nhiêu đất canh tác cây trồng cạn độ sâu 0-20 cm ... <sup>153</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

xvii i

Hình 4.35: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác cây trồng cạn độ sâu 0-20 cm ... 153 Hình 4.36: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

nhiêu đất canh tác cây trồng cạn độ sâu 20-50 cm ... 154 Hình 4.37: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác cây trồng cạn độ sâu 20-50 cm ... 154 Hình 4.38: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

nhiêu đất canh tác cây trồng cạn độ sâu 50-100 cm ... 156 Hình 4.39: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác cây trồng cạn độ sâu 50-100 cm ... 156 Hình 4.40: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

nhiêu đất canh tác lúa ... 158 Hình 4.41: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác lúa... 158 Hình 4.42: Diện tích phân cấp thích nghi theo điều kiện giới hạn độ phì

nhiêu đất canh tác cây trồng cạn ... 159 Hình 4.43: Bản đồ thích nghi đất đai theo điều kiện giới hạn độ phì nhiêu

đất canh tác cây trồng cạn ... 159 Hình 4.44: Năng suất bắp rau huyện Chợ Mới ... 162 Hình 4.45: Năng suất lúa huyện Chợ Mới ... 162 Hình 4.46: Năng suất lúa huyện Tri Tơn... 163 Hình 4.47: Năng suất đậu phộng Hè Thu và lúa Thu Đông huyện Tịnh

Biên ... 165

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

FAO Food and Agriculture Organization <sup>Tổ chức Lương thực và Nông</sup><sub>nghiệp Thế giới</sub>

WRB <sup>World Reference Base for Soil</sup><sub>Resources</sub> <sup>Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất</sup><sub>thế giới</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU</b>

<b>1.1. Đặt vấn đề</b>

Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) là một hệ thống kỹ thuật phân loại đất, tập trung một cách định lượng vào các đặc tính vật lý và hóa học của đất, điều này là quan trọng đối với việc quản lý độ phì nhiêu đất (Sanchez et al., 1982). Do đó, thơng tin về lý, hóa học và các điều kiện giới hạn cho phép xây dựng khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng nhằm cải thiện chất lượng đất (Minh, 2007). Dựa trên định lượng các thuộc tính về tầng đất mặt và hệ thống phân loại USDA/Soil Taxonomy, hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất (FCC) có thể là một điểm khởi đầu tốt để tiếp cận chất lượng đất cho vùng nhiệt đới và được sử dụng rộng rãi ở các cấp khác nhau từ cấp quốc gia đến cấp vùng, cấp tỉnh nhằm hỗ trợ cho cán bộ làm công tác khuyến nông, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạch định chính sách trong cơng tác quản lý tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

Đánh giá khả năng thích nghi đất đai là bước quan trọng nhằm phát hiện giới hạn môi trường trong quy hoạch sử dụng đất bền vững. Nó liên quan đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho mục đích sử dụng cụ thể là sản xuất cây trồng (Bandyopadhyay, 2019). Công tác khảo sát đất đai và đánh giá đất trước khi quy hoạch sử dụng đất như là dữ liệu về tài nguyên đất cung cấp một số thông tin, điều này có thể tạo điều kiện dự đốn hành vi và sự phù hợp của đất đối với các loại hình sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, vai trò của dữ liệu tài nguyên đất được tăng cường đáng kể nếu các đơn vị đất được phân loại vào các nhóm để quản lý, điều này có thể chỉ ra tiềm năng hoặc hạn chế về độ phì nhiêu đất của một khu vực cụ thể. Đánh giá đúng tiềm năng đất đai là căn cứ để xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với một loại hình sử dụng đất nào đó, việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất đai, nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai, xác định phương hướng sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

An Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sản lượng lúa lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Kiên Giang). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, trong năm 2023 với tổng sản lượng gần 4,1 triệu tấn, xuất khẩu đạt trung bình từ 500-550.000 tấn gạo/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 250 triệu USD, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và trở thành một trong ba ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Sản xuất lúa ba vụ được cho là cần thiết góp phần đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tăng lượng gạo xuất khẩu. Ngoài ra, địa phương cũng triển khai mở rộng diện tích và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau màu lớn phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, phát triển cây rau màu là sản phẩm chủ lực thứ ba của tỉnh (sau lúa và cá tra), giá trị xuất khẩu đạt khoảng 19 triệu USD/năm. Hệ thống đê bao khép kín có vai trị quyết định cho mơ hình sản xuất lúa vụ ba cũng như các vùng chuyên canh rau màu của tỉnh. Việc bao đê đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân và chính quyền địa phương như kiểm soát lũ, hạn chế thiệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

hại tài sản, ổn định cuộc sống người dân, và gia tăng sản xuất (Thịnh và ctv., 2016). Tuy nhiên, những tác động lâu dài của hệ thống đê bao khép kín là khơng nhỏ, nó có thể làm giảm nguồn dinh dưỡng do phù sa mang lại, việc canh tác liên tục có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của đất đồng thời tích tụ các độc chất cho mơi trường (Tuấn, 2014). Đồng thời, qua kết quả thí nghiệm thuộc chương trình VLIR-R3, trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2010 của vụ Đông Xuân cho thấy, chiều hướng giảm năng suất lúa có ý nghĩa (giảm trung bình 16,6%) trên đất canh tác lúa 3 vụ. Theo Gương và ctv. (2016) việc canh tác lúa liên tục ba vụ trong năm có thể dẫn đến đất bị bạc màu, giảm khả năng cung cấp dưỡng chất từ đất và một số tác động bất lợi đến đặc tính lý hóa và độ phì nhiêu của đất, trong đó có sự sụt giảm lượng phù sa bồi đắp hàng năm. Với tình hình canh tác thâm canh liên tục nhiều vụ trong năm, nếu khơng có những biện pháp quản lý đất hợp lý, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất của đất và tính bền vững của sản xuất nơng nghiệp (Purwanto & Alam, 2020). Ngồi ra, các nghiên cứu trước đây, phần lớn được tiến hành trên phạm vi khá rộng và có tính chất thăm dị, bản đồ khu vực nghiên cứu có tỉ lệ nhỏ (1/250.000) không chi tiết, việc khuyến cáo trực tiếp đến người sử dụng đất vẫn chưa cụ thể đến đặc tính đất của từng tiểu vùng sinh thái. Đồng thời, hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất cho canh tác cây trồng cạn cũng như đánh giá phân vùng thích nghi đất đai cũng chưa được nghiên cứu. Do đó, cần xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất cho từng tiểu vùng sinh thái cụ thể nhằm đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho lúa và cây

<i>trồng cạn ở địa phương để có chế độ canh tác hợp lý. Vì vậy, đề tài “Nâng cấp hệ</i>

<i>thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng sử dụng đấtlúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang” có ý nghĩa quan trọng và đã được thực hiện.</i>

<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu1.2.1. Mục tiêu tổng quát</b>

Xác định hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC phù hợp làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai cho đất lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang.

<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</b>

- Nâng cấp hệ thống và phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang.

- Phân vùng thích nghi đất đai cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang. - Đề xuất cải thiện các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất trên nhóm đất có vấn đề gồm nhóm đất phù sa (trong đê bao), nhóm đất phèn và nhóm đất cát núi.

<b>1.3. Nội dung nghiên cứu</b>

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang và xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất.

- Điều chỉnh hệ thống phân loại độ phì nhiêu đất FCC phù hợp cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn tỉnh An Giang và ứng dụng phân loại độ phì nhiêu đất.

- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo tự nhiên và theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng và khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng đối với các nhóm đất có vấn đề.

<b>1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

- Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC hiện tại của Sanchez et al. (2003) và Minh (2007). Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu sử dụng hệ thống phân loại của Minh (2007). Đây là một trường phái mới, riêng ở Việt Nam và ĐBSCL về phân loại độ phì nhiêu đất.

- Hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất FCC được nâng cấp cho phù hợp với đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh An Giang trên cơ sở các điều kiện giới hạn về đặc tính lý hóa của đất theo hệ thống phân loại FCC hiện tại; khơng đề cập đến đặc tính sinh học (m) biểu thị cho sự thiếu hụt bão hòa cacbon hữu cơ. Do đề tài không nghiên cứu về số lượng và chất lượng đầu vào chất hữu cơ trong đất nên khơng có thơng tin về mức ngưỡng của SOM (soil organic matter) hoặc SOC (soil organic carbon) ảnh hưởng đến các q trình chuyển hóa trong đất cũng như tác động đến sự phát triển của thực vật. Vì vậy, nghiên cứu khơng đưa đặc tính sinh học (m) vào hệ thống phân loại FCC.

- Đất canh tác lúa (lúa 3 vụ, lúa 2 vụ) và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) trên địa bàn tỉnh An Giang là đối tượng đề tài đã khảo sát và nghiên cứu. Đối với cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) thực hiện trên đất ruộng lên liếp.

- Thí nghiệm được thực hiện cho 3 nhóm đất có giới hạn về độ phì nhiêu đất trên địa bàn tỉnh gồm nhóm đất phù sa (trong đê bao), có tầng Mollic, có tên Fluvi Mollic Gleysols (FAO, 1998), ở huyện Chợ Mới; nhóm đất phèn (hoạt động nhẹ), có tầng Umbric, có tên Umbri Endo Orthi Thionic Gleysols (FAO, 1998), ở huyện Tri Tơn; nhóm đất cát núi, có tầng Mollic, có tên Mollic Arenosols (FAO, 1998), ở huyện Tịnh Biên. Trong đó, nhóm đất phù sa (trong đê bao) được chọn nhằm kiểm chứng các vấn đề về dinh dưỡng khi đất bị bao đê.

<b>1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án1.5.1. Ý nghĩa khoa học</b>

- Kết quả đề tài đã đề xuất được hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) phù hợp cho tỉnh An Giang trên cơ sở nâng cấp hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất hiện tại.

- Kết quả hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất góp phần làm cơ sở cho đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) cho vùng ĐBSCL cũng như trên cả nước khi có các điều kiện tương đồng.

<b>1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn</b>

- Kết quả đề tài sẽ hỗ trợ cho các nhà hoạch định chiến lược chính sách, nhà quản lý quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý trên cơ sở các vùng thích nghi đất đai của tỉnh An Giang.

- Giúp cho các nhà nghiên cứu khoa học và cán bộ làm công tác khuyến nông xác định các điều kiện giới hạn về độ phì nhiêu đất của đất lúa và cây trồng cạn (đậu phộng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

và bắp rau) tỉnh An Giang, từ đó khuyến cáo chế độ canh tác hợp lý và các giải pháp cải thiện.

<b>1.6. Những đóng góp mới của luận án</b>

- Nâng cấp hệ thống phân loại tiềm năng độ phì nhiêu đất phù hợp cho đất canh tác lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào cấu trúc hệ thống cho phù hợp với đặc điểm của tỉnh An

<i>Giang. Cụ thể: (1). Độ sâu tầng đất: Lúa (0-20 cm và 20-50 cm), cây trồng cạn (0-20cm, 20- 50 cm và 50-100 cm). (2). Sa cấu đất: Lúa (thịt và sét), cây trồng cạn (cát, thịtvà sét). (3). Các điều kiện giới hạn: Các điều kiện giới hạn được bổ sung mới gồm khả</i>

năng giữ nước mặt (h), khả năng cung cấp nước (w), khả năng thoát nước (u), khô hạn (d), độ xốp đất (p<small>r</small>). Các điều kiện giới hạn được điều chỉnh hoặc phân cấp chi tiết hơn gồm độ chua đất (a<small>1</small>, a<small>2</small>, a<small>3</small>), carbon hữu cơ (o<small>1</small>, o<small>2</small>), ngập úng (g<small>1</small><sup>++</sup>, g<small>2</small><sup>-</sup>), xói mịn (l).

- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai định tính theo các điều kiện giới hạn độ phì nhiêu đất (dựa trên các đặc tính lý, hóa của đất) trên bản đồ có tỷ lệ lớn, làm cơ sở phân vùng thích nghi đất đai cho đất canh lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau) tỉnh An Giang.

- Khuyến cáo cung cấp dinh dưỡng phù hợp, thích ứng với độ phì nhiêu đất thực tế của 3 nhóm đất có vấn đề ở tỉnh An Giang cho canh tác lúa và cây trồng cạn (đậu phộng và bắp rau), góp phần tăng năng suất cây trồng và cải thiện độ phì nhiêu đất. Tổ

<i>hợp lượng dinh dưỡng vơ cơ và hữu cơ cần bón: (1). Nhóm đất phù sa (trong đê bao):</i>

Bắp rau (150 N + 30 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 50 K<small>2</small>O + 2 tấn/ha phân hữu cơ), Lúa (90 N + 40 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 40 K<small>2</small><i>O + 2 tấn/ha phân hữu cơ. (2). Nhóm đất phèn (hoạt động nhẹ): Lúa (130 N + 40</i>

+ 110 K<small>2</small><i>O + 1,5 tấn/ha phân xỉ thép). (3). Nhóm đất cát núi: Đậu phộng (60 N + 60</i>

P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 45 K<small>2</small>O + 500 kg/ha vôi + 5 tấn/ha phân bị khơ + 1 tấn/ha phân compost bã bùn mía), Lúa (65 N + 55 P<small>2</small>O<small>5 </small>+ 35 K<small>2</small>O), nên canh tác lúa sau vụ trồng các cây họ đậu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>CHƯƠNG 2 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>2.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu</b>

Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên là 3.536,7 km<small>2</small>, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm (02 thành phố, 01 thị xã và 8 huyện): TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, TX. Tân Châu và 08 huyện gồm An phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới và Phú Tân (Hình 2.1), 156 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (trong đó 120 xã, 20 phường và 16 thị trấn).

<small>(Nguồn: UBND tỉnh An Giang, 2019)</small> Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trong vùng ĐBSCL

An Giang có đường biên giới chung với vương quốc Campuchia dài 95 km, có hệ thống giao thơng thuỷ bộ thuận tiện với trục chính là quốc lộ 91 và sơng Tiền, sơng Hậu thuộc hệ thống sông Mê Kông. Đây là tuyến giao thương quốc tế quan trọng nối An Giang với Campuchia, Thái Lan, Lào thông qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (TX. Tân Châu), Xuân Tơ (huyện Tịnh Biên) và cửa khẩu Khánh Bình (huyện An Phú).

<b>2.1.1. Vị trí địa lý</b>

An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm về phía Tây Nam của Tổ quốc, có tọa độ địa lý: 10<small>0</small>10’30” đến 10<small>0</small>37’50” vĩ độ Bắc và 104<small>0</small>47’20” đến 105<small>0</small>35’10” kinh độ Đơng. Vị trí hành chính tỉnh An Giang (Hình 2.2):

- Phía Đơng và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. - Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia. - Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. - Phía Đơng Nam giáp thành phố Cần Thơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, 2019a)</small> Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

<i><small>(Thu nhỏ phi tỷ lệ từ Bản đồ hành chính tỉnh An Giang, tỷ lệ 1/100.000)</small></i>

<b>2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo</b>

An Giang là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL (cùng với Kiên Giang) vừa có địa hình đồng bằng và vừa có địa hình đồi núi (Sở TN&MT tỉnh An Giang, 2019b), trong đó:

<i><b>- Dạng địa hình đồi núi: Có diện tích khoảng 33.000 ha, chiếm khoảng 9,33%</b></i>

DTTN, bao gồm phần diện tích có cao trình từ 4 m trở lên so với mực nước biển, phân bố tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đó, có khoảng 60% diện tích phân bố trên địa hình có độ dốc dưới 25<small>o</small>, thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp hoặc nơng – lâm kết hợp, cịn lại phân bố trên địa hình có độ dốc > 25<small>o</small>, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

<i><b>- Dạng địa hình đồng bằng: Bao gồm tồn bộ phần cịn lại của tỉnh có diện tích</b></i>

khoảng 320.700 ha, chiếm 90,67% DTTN, được chia thành 2 vùng:

<b>+ Vùng cù lao: Gồm 4 huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới nằm kẹp</b>

giữa sơng Tiền và sơng Hậu, có tổng diện tích tự nhiên 103.300 ha, chiếm 29,20% DTTN. Đây là vùng có nguồn nước ngọt quanh năm, khơng bị nhiễm mặn phèn, chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ lũ tràn từ dịng chính sơng Mêkơng, với mức ngập từ 1 ÷ 2,5m.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>+ Vùng đồng bằng Tứ Giác Long Xuyên: Gồm TP. Long Xuyên, TP. Châu</b>

Đốc, các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và phần đất thấp còn lại của 2 huyện Tri Tơn và Tịnh Biên, với diện tích khoảng 217.400 ha, chiếm 61,47% DTTN. Vùng này chịu ảnh hưởng lũ từ hai hướng, đó là lũ tràn từ Campuchia qua các cống từ Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm 75 ÷ 80% tổng lưu lượng lũ của vùng và lũ từ sông Hậu theo kênh rạch chảy vào nội đồng chiếm 20 ÷ 25%. Thời gian bắt đầu ngập lũ chậm hơn vùng cù lao, mức ngập trung bình từ 1,1 ÷ 2,2m.

<b>2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết</b>

Tỉnh An Giang có điều kiện tự nhiên chung với điều kiện tự nhiên của ĐBSCL như điều kiện khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa gần giống nhau, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Xu thế diễn biến thời tiết ở vùng nghiên cứu được đánh giá qua các báo cáo chuỗi số liệu từ năm 2000 đến năm 2020 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang về nhiệt độ trung bình khơng khí, lượng mưa và số giờ nắng trung bình qua các năm.

<i>- Nhiệt độ</i>

Chế độ nhiệt của An Giang quanh năm cao, tương đối ổn định, biên độ nhiệt nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của An Giang là 27,4°C và ít thay đổi. Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 3,1°C), nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm tương đối lớn, biên độ nhiệt ngày – đêm trung bình nhiều năm khoảng 7,0 – 10°C vào mùa nắng và khoảng 5,5 – 8,0°C vào mùa mưa.

<small>(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn An Giang, 2016-2020)</small> Hình 2.3: Diễn biến nhiệt độ trung bình tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2020

<i>- Phân bố lượng mưa</i>

Mùa mưa ở An Giang bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, kéo dài trong 7 tháng, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa qua các năm biến động lớn và phân phối đều trong các tháng mùa mưa, trừ các tháng chuyển tiếp, lượng mưa trong mùa thường chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Tháng 8, 9, 10 thường có lượng mưa cực đại, trung bình khoảng 250 - 350 mm, những năm mưa lớn có thể lên đến 600 mm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn An Giang, 2016-2020)</small> Hình 2.4: Diễn biến lượng mưa trung bình tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2020

<i>- Đặc điểm lũ</i>

Lũ vào An Giang theo hai nhánh sơng chính là sơng Tiền và sông Hậu. Thời gian đầu từ tháng 6 đến tháng 7 nước từ hai sơng chính theo các kênh trục chảy vào nội đồng và làm ngập các khu vực. Lũ đầu mùa thường diễn ra vào tháng 7 và tháng 8 và đạt đỉnh từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10. Vào các tháng lũ đầu mùa thường có mưa to và dài ngày nên khả năng tập trung lũ nhanh, làm xuất hiện các trận lũ đầu mùa dọc sông Tiền và sông Hậu lên với cường suất từ 10 cm/ngày đến 20 cm/ngày, biên độ lũ có năm lên tới 2,5m. Khi đạt tới đỉnh lũ đầu mùa, mực nước trên 2 sơng chính (sông Tiền và sông Hậu) xuống chậm trong khoảng 10 đến 15 ngày với biên độ xuống xấp xỉ 1m, rồi tiếp tục lên cho tới khi đạt đỉnh lũ lớn nhất năm.

<i>- Số giờ nắng</i>

Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm 2.482 giờ, năm có số giờ nắng cao nhất lên đến 2.854 giờ, năm có số giờ nắng thấp nhất 2.130 giờ.

<small>(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn An Giang, 2016-2020)</small> Hình 2.5: Diễn biến số giờ nắng trung bình tỉnh An Giang giai đoạn 2000-2020

Trong mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 là các tháng có thời gian nắng nhiều nhất, trung bình hàng tháng có từ 220 - 250 giờ. Các tháng ít nắng là những tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng khoảng dưới 180 giờ, trung bình mỗi ngày 5 -6 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 8, 9 và 10, trung bình hàng tháng từ 150 - 1-60 giờ

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

9 nắng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Như vậy, số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ gần bằng một nửa số giờ nắng của tháng cực đại. Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự tương phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa.

<b>2.1.4. Đặc điểm tài nguyên đất vùng nghiên cứu</b>

Tài nguyên đất tỉnh An Giang gồm 7 nhóm đất chính, được chia thành 24 loại đất khác nhau (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, 2006). Trong đó, nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ cao nhất 64,15% DTTN và nhóm đất than bùn có tỷ lệ thấp nhất 0,28% DTTN. Diện tích các nhóm đất chính được thể hiện chi tiết qua Bảng 2.1

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>- Nhóm đất Than bùn</b> <small>(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, 2006)</small> Đất than bùn phèn tiềm tàng trung bình (Proto-Endo Thionic Histosols) tập trung chủ yếu tại huyện Tri Tôn, với diện tích 984,04 ha, chiếm 0,28% DTTN. Lớp vật liệu hữu cơ than bùn này thường nằm tại các địa hình thấp trũng, ngập nước quanh năm, vật liệu sợi có màu đen, bán phân hủy hay chưa phân hủy. Nhóm đất than bùn chứa hàm lượng lớn sét và lưu huỳnh (nguyên tố chính trong phèn), việc khai thác đất than bùn này phục vụ cho các mục đích phi nơng nghiệp khác sẽ khơng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

<b>- Nhóm đất Cát núi</b>

Nhóm đất cát núi phân bố ở triền núi thuộc các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên Thoại Sơn và TP. Châu Đốc, gồm các loại đất phụ như sau:

+ Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá, nghèo dinh dưỡng (Dystric Leptosols - LPd): có diện tích 5.467,28 ha, chiếm 1,55% DTTN. Loại đất này có phẫu diện rất mỏng (thường không dày hơn 30 cm), sa cấu phần lớn là cát và các thành phần không phải là đất (cấp hạt có đường kính >2 mm) cùng với xác bã hữu cơ. Do đó, loại đất này rất dễ rửa trơi và nghèo dinh dưỡng.

+ Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá, dinh dưỡng khá (Eutric Leptosols - LPe): có diện tích 9.220,28 ha, chiếm 2,61% DTTN. Loại đất này có phẫu diện rất mỏng (thường khơng dày hơn 30 cm), sa cấu phần lớn là cát và các thành phần khơng phải là đất (cấp hạt có đường kính >2 mm) cùng với xác bã hữu cơ. Do bị rửa trôi liên tục nên các tầng

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

chẩn đốn khơng hình thành rõ ràng, tuy nhiên các nguyên tố dinh dưỡng khá hơn loại đất LPd.

+ Đất cát rửa trơi có tầng mặt mỏng (Orthi Haplic Arenosols - ARha): có diện tích 7.987,46 ha, chiếm 2,26% DTTN. Sa cấu chủ yếu là cát, hình thành do rửa trơi của các vật liệu phong hố từ trên núi xuống. Tầng chẩn đốn B khơng hình thành rõ ràng, trong khi đó tầng E (bị rửa trơi, có màu sáng) lại rất đặc trưng. Độ chặt khá, rễ thực vật phát triển trung bình và giảm dần theo độ sâu.

Về mặt quản trị đất cho sản xuất nông nghiệp, loại đất này do chứa hàm lượng sét thấp <10% và chất hữu cơ quá ít (do phân bố trên địa hình khá cao, khơ ráo thường xun) nên việc kiềm giữ các nguyên tố dinh dưỡng hạn chế. Biện pháp quản lý phân bón hiệu quả nhất trên loại đất này là bón phân chia ra nhiều lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

<b>- Nhóm đất Phù sa cổ (hay Đất Xám)</b>

+ Đất phù sa cổ đỏ nâu, có tầng rửa trơi (Albic Plinthosols - PTa): Nhóm này thuộc nhóm đất xám bạc màu (đất phù sa cổ + đất phong hóa tại chỗ), có diện tích 4.218,03 ha, chiếm 1,19% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Tri Tôn (vùng tiếp giáp với biên giới Vương quốc Campuchia và tỉnh Kiên Giang). Đây là loại đất phù sa cổ (hay còn gọi là đất Xám), trong phẫu diện có xuất hiện các đốm rỉ có màu đỏ gạch (gọi là các đốm plinthite). Về mặt sử dụng đất, việc cày sâu là cần thiết, hoạt động này cho phép rễ thực vật có thể phát triển sâu hơn, nhất là trong giai đoạn đầu khi cây mới sinh trưởng. Bón phân cũng cần chú ý cân đối các dưỡng chất do bản thân đất không chứa nhiều dinh dưỡng sẵn có cho cây trồng.

+ Đất phù sa cổ đỏ nâu, có tầng rửa trơi, tầng mặt dày (Umbri Albic Plinthosols -PTau): có diện tích 1.213,98 ha, chiếm 0,34% DTTN, phân bố chủ yếu ở huyện Tịnh Biên và một phần ở huyện Tri Tôn. Đây là loại đất có đặc tính tương tự loại đất PTa, tuy nhiên do phân bố ở địa hình thấp hơn, hình thành tầng mặt khá dày (> 25 cm), màu sậm do chứa hàm lượng hữu cơ khá. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ ở tầng mặt, acid hữu cơ cũng được phóng thích và rửa xuống các tầng bên dưới, làm cho tầng rửa trôi E hiện diện một cách đặc trưng hơn. Như đề cập ở trên, mặc dù tầng mặt giàu chất hữu cơ hơn loại đất PTa, hàm lượng các chất dinh dưỡng (nguyên tố base) cho cây trồng cũng thấp (trị số độ bão hồ base < 50%). Do đó cũng cần chú ý bón phân cân đối. Các biện pháp canh tác khác cần thực hiện như loại đất PTa.

+ Đất phù sa cổ đỏ nâu, có tầng rửa trôi, tầng mặt phù sa bồi (Fluvi - Umbri Albic Plinthosols - PTauf): có diện tích 340,18 ha, chiếm 0,10% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Tri Tôn. Loại đất có các đặc tính lý, hố học và hình thái tương tự như 2 loại đất PTa và PTau. Tuy nhiên, điểm khác biệt là loại đất này được phân bố ở vùng thấp hơn loại PTau, trong phẫu diện vẫn cịn dấu tích của sự bồi đắp của phù sa. Tầng rửa trôi E hiện diện không rõ ràng và giới hạn dưới của tầng này có dấu hiệu bị thoái hoá.

+ Đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, có tầng mặt mỏng (Ochri Dystric Podzoluvisols - PDdo): có diện tích 8.845,53 ha, chiếm 2,50% DTTN. Loại đất này có

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

tầng mặt mỏng, sa cấu phổ biến là cát pha thịt, màu xám sậm, tầng bên dưới chủ yếu là cát, đốm rỉ nâu đến đỏ sậm xuất hiện nhiều ở các tầng bên dưới. Ở tầng E, các hạt cát kết dính với nhau khá chặt, cho thấy có sự tích tụ tạm thời sét ở tầng rửa trôi này trước khi trực di xuống các tầng bên dưới. Hàm lượng dinh dưỡng nghèo, nên cần chia số lần bón phân ra làm nhiều đợt cho cây trồng. Ngoài ra, nên sử dụng phân chuồng để cải tạo đất nhằm cải thiện và duy trì độ phì nhiêu đất bền vững hơn.

<b>- Nhóm đất Phù sa</b>

+ Đất phù sa đang phát triển, gley, dinh dưỡng khá (Gleyi Eutric Fluvisols -FLeg): có diện tích 16.742,75 ha, chiếm 4,73% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú và TP. Long Xuyên. Loại đất này được phân bố ở khu vực bãi bồi dọc sông Hậu, để thuận tiện cho canh tác người dân thường bóc lớp mặt để trồng lúa. Tuy nhiên, do đất mất đi tầng canh tác đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.

+ Đất phù sa đang phát triển, gley, dinh dưỡng kém (Gleyi Dystric Fluvisols -FLdg): có diện tích 15.977,51 ha, chiếm 4,52% DTTN, tập trung chủ yếu dọc theo các chân núi của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, sa cấu chủ yếu từ thịt đến cát pha.

+ Đất gley, tầng mặt dày, dinh dưỡng khá, có dấu tích phù sa bồi (Fluvi Mollic Gleysols - GLmf): có diện tích 70.729,21 ha, chiếm 20,0% DTTN, tập trung ở các huyện cù lao như An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới và các vùng ven sông thuộc các huyện Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên, TP. Châu Đốc và một phần ở huyện Thoại Sơn. Loại đất này nghèo dinh dưỡng, địa hình thấp trũng khơng thuận lợi cho canh tác cây trồng cạn.

+ Đất gley, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém (Umbric Gleysols - GLu): có diện tích 15.231,53 ha, chiếm 4,31% DTTN, tập trung chủ yếu ở TP. Châu Đốc và một phần diện tích thuộc các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới. Tương tự như đặc tính loại đất GLmf, loại đất này nghèo dinh dưỡng, phân bố ở địa hình thấp trũng, không thuận lợi cho canh tác cây trồng cạn. Do đó, cần bố trí mùa vụ hay có biện pháp canh tác thích hợp để mang lại hiệu quả cao.

+ Đất gley, đọng mùn, dinh dưỡng kém (Humi Umbric Gleysols - GLuh): có diện tích 87.887,26 ha, chiếm 24,85% DTTN. Có đặc tính lý hóa học tương đồng với loại đất Glu, tuy nhiên có sự tích tụ mùn ở tầng mặt dày hơn, đặc trưng hơn về độ sậm màu. Phân bố ở địa hình thấp hơn loại đất GLu, tập trung thành vùng lớn ở các huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn và một phần diện tích thuộc huyện Tri Tơn và TP. Châu Đốc.

+ Đất gley, tầng mặt mỏng, dinh dưỡng kém (Gleyi Dystric Gleysols - GLdg): có diện tích 20.297,74 ha, chiếm 5,74% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Mới, do khu vực chủ yếu nằm trong đê bao nên đất có lượng phù sa thấp.

<b>- Nhóm đất Phèn</b>

+ Đất phèn tiềm tàng nơng, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém, có phù sa bồi (Umbri - Epi - Proto - Thionic Fluvisols - FLt(pep)u): có diện tích 220,19 ha, chiếm 0,06%

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

DTTN, đây là loại đất phèn tiềm tàng duy nhất cịn sót lại trong tỉnh. Loại đất này có tầng mặt dày (>25 cm), hàm lượng các nguyên tố base (Ca<small>2+</small>, Mg<small>2+</small>, Na<small>+</small> và K<small>+</small>) thấp nên trong quá trình canh tác cần chú ý bón phân cân đối và nhiều hơn các nơi khác.

+ Đất phèn hoạt động nặng, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém, không có đốm jarosite (Umbri - Orthi - Epi Thionic Fluvisols - FLt(oep)u): có diện tích 6.800,05 ha, chiếm 1,92% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Tri Tôn (khu vực giáp với tỉnh Kiên Giang). Đây là loại đất phèn nặng, khơng có hoặc xuất hiện rất ít khống jarosite trong độ sâu 50 cm lớp đất mặt. Đặc trưng trị số pH thấp là yếu tố hạn chế lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt hiện tượng “xì phèn” trên đất ruộng lúa vào mùa khơ. Do đó, cần có chế độ canh tác hợp lý hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Vào đầu mùa nắng nên cày sớm để cắt mao dẫn các vật liệu phèn từ các tầng dưới lên trên. Đầu mùa mưa nên tháo rửa phèn trước khi giữ nước để canh tác. Vôi và lân là 2 loại phân bón cần thiết cho loại đất này.

+ Đất phèn hoạt động trung bình, tầng mặt mỏng, dinh dưỡng kém, có đốm jarosite, có phù sa bồi (Dystri - Orthi - Endo Thionic Fluvisols, with jarosite - FLt(oenj)d): có diện tích 16.168,43 ha, chiếm 4,57% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Tri Tôn và phân bố thành những vùng lớn. Trước đây, mức độ nhiễm phèn rất cao nhưng qua quá trình tháo rửa phèn, thâm canh tăng vụ kết hợp hệ thống kênh xả lũ ra biển Tây, phèn đã được rửa đi rất nhiều.

+ Đất phèn hoạt động trung bình, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém, khơng có đốm jarosite, có phù sa bồi (Umbri - Orthi - Endo Thionic Fluvisols - FLt(oen)u): có diện tích 3.167,77 ha, chiếm 0,90% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Tri Tôn và một phần ở huyện Tịnh Biên. Loại này có tầng mặt dày, khoảng 25 cm (hoặc mỏng hơn, tùy theo độ dày của solum), có độ bão hịa base thấp (<50%), độ phì tiềm tàng thấp. Do đó, cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho đất.

+ Đất phèn hoạt động trung bình, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém, có đốm jarosite, có phù sa bồi (Umbri - Orthi - Endo Thionic Fluvisols, with jarosite - FLt(oenj)u): có diện tích 738,81 ha, chiếm 0,21% DTTN, phân bố ở huyện Tri Tôn.

+ Đất phèn hoạt động trung bình, tầng mặt mỏng, dinh dưỡng kém, khơng có đốm jarosite, gley (Dystri - Orthi - Endo Thionic Gleysols - GLt(oen)d): có diện tích 3.571,47 ha, chiếm 1,01% DTTN, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Tịnh Biên và một phần diện tích ở huyện Tri Tơn và TP. Châu Đốc. Tương tự như đặc tính các loại đất phèn nêu trên, do đặc tính phèn vượt trội nên cần có chế độ canh tác và cơ cấu cây trồng phù hợp.

+ Đất phèn hoạt động trung bình, tầng mặt mỏng, dinh dưỡng kém, có đốm jarosite, gley (Dystri - Orthi - Endo Thionic Gleysols, with jarosite - GLt(oenj)d): có diện tích 1.655,75 ha, chiếm 0,47% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Tri Tơn, có xuất hiện đốm jarosite ở tầng phèn hoạt động.

+ Đất phèn hoạt động trung bình, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém, khơng có đốm jarosite, gley (Umbri - Orthi - Endo Thionic Gleysols - GLt(oen)u): có diện tích 11.936,24 ha, chiếm 3,37% DTTN, tập trung chủ yếu ở huyện Tri Tôn và một phần

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

diện

</div>

×