Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

chủ đề 12 những nét đặc sắc của tiểu vùng văn hóa sài gòn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.49 KB, 51 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<b>CHỦ ĐỀ 12: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA TIỂU VÙNG VĂNHĨA SÀI GỊN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>Học phần: Đại cương văn hóa Việt NamLớp học phần: NNTV1111(123)_01</b>

<b>Giảng viên: Ts Trần Thị Thùy LinhNhóm thực hiện : Nhóm 12</b>

<b>Thành viên nhóm</b>

1. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2. Nguyễn Lê Quỳnh Như 3. Lô Thị Thúy Dân

4. Vi Thị Lan Anh 5. Lê Văn Linh

6. Nguyễn Kim Ngân

<b>Hà Nội, tháng 11 năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC</b>

<b>MỤC LỤC</b>

<b>I. Tổng quan về tiểu vùng... 5</b>

<b>II. Lịch sử hình thành...6</b>

2.1. Giai đoạn 1: Hình thành đến 1858...6

2.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1858-1975...7

2.3. Giai đoạn 3: Sau năm 1975 đến nay... 7

<b>III. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tiểu vùng văn hóa Sài</b>

11233318 Phân chia cơng việc, Tìm nội dung và tài liệu, sửa lỗi, trình bày word

Lê Văn Linh 11233298 Tìm nội dung và tài liệu, làm quizizz 9/10

Nguyễn Kim Ngân 11193688 Tìm nội dung và tài liệu, sửa lỗi nội dung

9/10

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4.2.1. Kiến trúc Sài Gòn thời kỳ đầu... 15

4.2.2. Kiến trúc Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc... 16

4.2.3. Kiến trúc Sài Gòn thời Mỹ xâm lược...17

4.2.4. Kiến trúc Sài Gòn hiện nay...18

4.3. Trang phục... 19

4.3.1. Giai đoạn đầu... 19

4.3.2. Trang phục Sài Gòn giai đoạn Pháp thuộc...19

4.3.3. Trang phục Sài gòn giai đoạn (1950-1990)... 21

5.1.1.1. Đám cưới của người Việt... 27

5.1.1.2. Đám cưới người Khmer... 30

5.1.1.3. Đám cưới người Chăm (IsLam)... 31

5.1.1.4. Đám cưới người Hoa...31

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

6.2. Sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh...40

6.2.1. Nền kinh tế Sài Gịn từ khi thành lập đến trước khi bị thực dân Pháp đơ hộ...41

6.2.2. Nền kinh tế Sài Gịn khi bị Pháp đô hộ và Mỹ xâm lược... 41

6.2.3. Nền kinh tế Sài Gịn sau Giải phóng đến năm 1979 và sự lũng đoạn kinh tế của người Hoa... 43

6.2.3.1. Nền kinh tế Sài Gòn và sự ảnh hưởng của người Hoa đến năm 1975...44

6.2.3.2. Nền kinh tế Sài Gòn sau năm 1975 và sự lũng đoạn kinh tế của người Hoa... 44

6.2.4. Nền kinh tế Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) từ sau năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

TPHCMThành phố Hồ Chí Minh

<b>NỘI DUNGI. Tổng quan về tiểu vùng</b>

Từ buổi đầu khai mở đất phương Nam, Sài Gòn đã sớm thể hiện vị trí trung tâm của cả vùng Nam bộ với sức lan tỏa mạnh mẽ. Sài Gòn cũng là nơi sớm tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh phương Tây để có q trình đơ thị hóa nhanh chóng. Thế kỷ XIX, Sài Gịn đã hội nhập mạnh mẽ và trở thành đầu tàu đưa Nam bộ hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định đã đầu tư xây dựng Sài Gịn thành một trung tâm hành chính, thủ phủ của cả xứ Nam kỳ, biến Sài Gòn thành một trung tâm thương mại quốc tế. Một Sài Gòn thay da đổi thịt và nhanh chóng trở thành “Hịn ngọc Viễn Đơng”.

Sài Gịn từ khi là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam, luôn là một địa phương đứng ở vị trí trung tâm của vùng đất Nam bộ trên nhiều phương diện. Có thể nói, với vị thế tiên phong, Sài Gịn đã góp phần quan trọng trong việc đưa cả Nam bộ và nước ta hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một dịng chảy, vị thế trung tâm của Sài Gịn - Gia Định ln thể hiện trong suốt tiến trình phát triển của mình và ngày nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức độ đơ thị hóa, đồng thời Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế và là một trong những nền văn hóa, giáo dục quan trọng của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đô Hà Nội là hai đô thị đặc biệt của Việt Nam. Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vị trí đầu tàu của cả nước.

So với cả nước, kinh tế thị trường phát triển mạnh nhất ở đây, và thành phố này cũng đã từ lâu trở thành một thứ đầu tầu mang chức năng lôi kéo và thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa của các vùng khác phát triển theo. Có thể nói sự ra đời và phát triển của Sài Gòn là kết quả của nền kinh tế hàng hóa của cả khu vực và của cả nước. Nói đến vai trị trung tâm của Sài Gịn, tuy tính chất kinh tế, thương mại và tài chính rõ ràng là nổi trội nhất, nhưng người ta vẫn khơng thể khơng nói tới vai trị trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục, trung tâm báo chí, lẫn trung tâm kỹ thuật của thành phố này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>II. Lịch sử hình thành</b>

<i><b>2.1. Giai đoạn 1: Hình thành đến 1858</b></i>

Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí.

Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đơng Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gịn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này. Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn - Gia Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện. Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hồn tồn khơng có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư.

Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đơng Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam. Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỉ 18, Mỹ Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỉ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ. Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam.

<i><b>2.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1858-1975</b></i>

<b>2.2.1. Thời kỳ thuộc Pháp</b>

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đơ thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Thành phố Sài Gịn khi đó được thiết kế theo mơ hình Châu Âu, nơi đặt văn phịng nhiều cơ quan cơng vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục…

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đơng Dương thuộc Pháp,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

được Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" hoặc một "Paris nhỏ ở Viễn Đông"

Từ năm 1949, Sài Gịn đã là thủ đơ của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gịn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đơ với tên gọi chính thức "Đơ Thành Sài Gòn”. Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gịn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố.

Tới những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam (trong đó có Sài Gịn) lâm vào khủng hoảng do Mỹ giảm viện trợ kinh tế. 20 năm chiến tranh đã để lại cho Sài Gòn nhiều tệ nạn xã hội như nhiều người nghiện heroin, gái mại dâm, gái quán bar và nhiều trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố. Từ 30 tháng 4, 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hịa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam, đất nước hồn tồn thống nhất. Đơ Thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hịa kế cận dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành 1 đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gịn - Gia Định.

<i><b>2.3. Giai đoạn 3: Sau năm 1975 đến nay</b></i>

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ngữ cảnh khơng chính thức. Đối với người dân có gốc ở Sài Gịn lâu đời, và đặc biệt là cộng đồng người Việt hải ngoại, cái tên Sài Gòn vẫn là cái tên mà họ yêu chuộng và dùng hàng ngày. Để kỷ niệm cái tên Sài Gòn và nhắn nhủ cộng đồng người Việt về quê hương của họ, nhiều nơi có người Việt hải ngoại sinh sống, đường phố, cơ sở kinh doanh, và khu chợ được đặt tên là khu Sài-gòn thu nhỏ

Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh chóng, người Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình địi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này đã làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng Hoa kiều sẽ làm rối loạn từ bên trong tiếp tay cho Trung Quốc. Đến năm 1978, nhà nước hồn tồn xố bỏ việc người Hoa kiểm sốt nhiều ngành cơng nghiệp. Năm 1979 do khó khăn về kinh tế, sự lo sợ về chiến tranh biên giới phía Tây nhiều người đã vượt biên bằng đường biển trong đó có ¾ là người Hoa rời thành phố Hồ Chí Minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trải qua các thời kì, đến cuối những năm 2000 thành phố đã bước đầu đổi mới cơ bản về hạ tầng, tiến hành xây dựng nhiều cơng trình trọng điểm. Và thành phố đã càng ngày càng phát triển nhanh chóng đến hiện nay.

<b>III. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tiểu vùng văn hóa Sài Gịn-TPHCM3.1. Đặc điểm tự nhiên</b>

<b><small>3.1.1. Vị trí địa lí</small></b>

Về phạm vi, vùng văn hóa này gồm tồn bộ ranh giới hành chính TPHCM và bảy tỉnh xung quanh là Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang,Tây Ninh và Đồng Nai. Trong đó ,TPHCM là đơ thị hạt nhân cịn các đô thị vệ tinh độc lập, vệ tinh phụ thuộc nằm trong các tỉnh cịn lại.

TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ ,nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam ,từ Đông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km đường chim bay.Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế .Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước ,cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.

<b><small>3.1.2. Địa hình</small></b>

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sơng Cửu Long. Ðịa hình tổng qt có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðơng sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.

Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðơng Bắc và một phần Tây Bắc , với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gị độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình

Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðơng Nam thành phố. Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.

Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh khơng phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b><small>3.1.3. Khí hậu</small></b>

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khơ rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng bức xạ dồi dào, số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ, nhiệt độ tương đối cao. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.

Lượng mưa nhiều. Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất.

Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðơng Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, gió thổi mạnh nhất vào tháng 8. Gió Bắc- Ðơng Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2. Ngồi ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng khơng có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.

<b><small>3.1.4. Sông ngòi</small></b>

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sơng Ðồng Nai - Sài Gịn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất phát triển.

Ngồi ra, thành phố cịn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sơng Sài Gịn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra,... và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sơng nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b><small>3.1.5. Đất đai – địa chất</small></b>

Đất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng:

Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): xuất hiện phần lớn diện tích ở phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðơng Bắc thành phố, thường là địa hình đồi gị hoặc lượn sóng. Trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng đó là nhóm đất xám với ba loại: đất xám cao, một số nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám gley.

Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sơng biển, aluvi lịng sơng và bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và đất phèn mặn. Ngồi ra có cát gần biển và đất feralite vàng nâu ở vùng đồi gò.

<b><small>3.1.6. Sinh thái</small></b>

Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, hệ sinh thái rừng úng phèn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn là rừng ngun sinh, có tổng diện tích gần 76 nghìn ha. Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo, đặc trưng. Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trị quan trọng trong phòng chống thiên tai, là lá phổi xanh điều hồ thời tiết cho Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ vị trí và tiềm năng đặc biệt, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000.

<i><b>3.2. Đặc điểm xã hội</b></i>

<b><small>3.2.1. Về dân cư</small></b>

<b><small>3.2.1.1. Dân số</small></b>

Nhờ điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi nên Sài Gòn từ rất lâu đã sớm trở thành nơi tập trung đông dân nhất Lục tỉnh Nam Kỳ. Dân số thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đột biến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Vào năm 1698, dân số tồn vùng Sài Gịn chỉ mới ước độ 1 vạn mà đến năm 1945 dân số vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã là 450.000 người. Năm 1954, số dân đã tăng lên đến gần 2 triệu người và Sài Gịn-Gia Định đã trở thành phố đơng dân nhất miền Nam Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 dân số Sài Gòn-Gia Định từ 2 triệu người tăng lên 3,9 triệu người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Từ năm 1975 đến nay, do nhiều biến động cơ học như một số lớn dân cư hồi hương, đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất cảng, đi thanh niên xung phong, đi xây dựng các nông lâm trường, nhập cư…cộng với một số mới sanh sẵn, thì dân số thành phố giao động khoảng hơn 9 triệu người năm 2021 (chiếm 9,3% dân số Việt Nam) với mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước).

<b><small>3.2.1.2. Thành phần dân cư dân tộc</small></b>

Do vị trí chiến lược đặc biệt,thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư dân tộc từ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đến định cư sinh sống trong nhiều thời điểm lịch sử khác nhau.

Người Việt gốc Bắc di cư vào khoảng 33.000 người(năm 1945) cư trú ở các vùng Sài Gòn-Gia Định và Chợ Lớn. Người Việt gốc Trung di cư vào thành phố từ những năm 1959, 1960 và nhất là từ năm 1963 khi tình hình chính trị, chiến sự trở nên gay gắt ở miền Trung lúc bấy giờ.

Người Việt gốc lục tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Đồng Nai hay An Xuyên( Bạc Liêu), Sóc Trăng, Long Xuyên,…qua những biến động thời cuộc đã lên thành phố để làm ăn sinh sống.

Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 400.000 người, chiếm gầm 15% dân số toàn thanh phố. Đây là nơi tập trung người Hoa đông nhất nước ta. Người Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ thành phố bà con người Hoa đã có nhiều đóng góp tích cực, to lớn và có vị trí kinh tế-xã hội quan trọng của thành phố. Người Hoa ngày nay là công dân của nước Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam xã hội Chủ Nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh cịn có nhiều dân tộc anh em cư trú, ngoài người Hoa cịn có người Khmer-6.260 người, người Chăm-1810 người.bên cạnh đó cịn có sự hiện diện của các dân tộc ít người miền bắc như Tày, Mường, Nùng, Thái….

<b><small>3.2.2.Trình độ dân trí</small></b>

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương.

<b><small>3.2.3. Chính trị</small></b>

Thành phố tiếp tục là động lực, đầu tàu, dẫn dắt trong vai trò của một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hố, khoa học - cơng nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quy mô kinh tế năm 2020 so với năm 2010 tăng 2,7 lần, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, phát triển văn hố, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng nâng lên. Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả quan trọng, tạo chuyển biến khá tích cực. Phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khơng ngừng đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường. Thành quả phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước; khẳng định vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của Thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

<i><b>3.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến văn hóa TP Hồ Chí Minh</b></i>

Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ở đây từ xa xưa đã có cư dân sinh sống và trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử mà vùng Sài Gòn xưa giờ đây đã trở thành một trong những thành phố lớn trong cả trong nước và khu vực, cũng hình thành nên những nét văn hóa riêng biệt cũng như mang nét đặc trưng của nền văn hóa chung trong khu vực.

Do có vị trí địa lí đắc địa mà từ rất lâu ở đây đã phát triển giao lưu buôn bán trong và ngồi nước nên có sự giao lưu tinh hoa văn hóa giữa các vùng miền và giữa các quốc gia như: ẩm thực(ẩm thực trung quốc,ẩm thực phương Tây), tôn giáo(đạo Phật ,đạo Nho,đạo Thiên Chúa..), các cơng trình kiến trúc…

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

TP HCM có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phong phú màu mỡ, khí hậu thuận hòa đã phát huy được hành trang “văn hóa lúa nước” - nền văn hóa đặc trưng của khu vực. Sài Gịn - TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh sơng nước khi có hệ thống sơng ngịi dày đặc và nối liền với Đồng bằng sông Cửu Long: cư trú, làng ven sông, trên sông “vạn chài” từ “chợ búa, bến” tới các đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngã tư sơng…nhà ở thì ở nhà sàn, nhà mái hình thuyền, nhà thuyền…

Sinh vật TP HCM phong phú tạo nên nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú khơng kém (phong phú từ nguyên nhiên liệu chế biến). TP HCM có đủ 54 dân tộc anh em cùng chung sống mà mỗi dân tộc sẽ có những nét đặc trưng văn hóa riêng tạo nên sự phong phú trong văn hóa của vùng. Trình độ dân trí của người dân cao cùng với trật tự an ninh được đảm bảo tốt mà bản sắc văn hóa của cùng được gìn giữ, phát huy và hồn thiện.

<b>IV. Văn hóa vật chất4.1. Ẩm thực</b>

<b><small>4.1.1. Khái quát nét đặc sắc ẩm thực Sài Gòn -Thành phố Hồ Chí Minh</small></b>

Như mọi người đã biết sài gonf xưa và nay là nơi có nền kinh tế sầm uất và hiện đại, là nơi hội tụ của người dân khắp mọi miền đất nước về đây sinh sống và lập nghiệp. Khi đến lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, những người dân mang theo cả món ăn và cách chế biến riêng đặc trưng vùng miền của mình,. Có thể nói, ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao thoa, hội tụ và kết hợp văn hố ẩm thực của các vùng miền.Khơng chỉ vậy, ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh cịn có sự du nhập ẩm thực của các nước trên thế giới. <small>Vì vậy người dân nam bộ đã ví ẩmthực sài gòn như một nồi lẩu thập cẩm với đủ mọi thứ</small>

<b>4.1.2. Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gịn</b>

Nói đến ẩm thực Sài Gịn thì khơng thể khơng nhắc đến ẩm thực Sài Gịn xưa. Vốn được mệnh danh là "Hịn ngọc Viễn Đơng", ẩm thực nơi đây là sự giao thoa, chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa ẩm thực từ Đơng sang Tây như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, ...,rồi từ đó qua những cách chế biến , sáng tạo cuả những người dân sài gịn nó đã trở thành nét đặc trưng khó phai ở nơi đây. có thể tìm thấy sự sáng tạo ấy qua món ăn phá lấu của người dân sài gịn .Phá lấu có nguồn gốc từ trung quốc phá lấu của người hoa thường đặc trưng bởi mùi các vị thuốc đông y cịn phá lấu người dân sài gịn thì đặc trưng bởi mùi ngọt của nước cốt dừa . Đặc biệt thời kì này ẩm thực trung hoa phát triển mạnh ở Sài gịn các món ăn của người hoa tràn ngập khắp các con phố khắp các vỉa hè tiêu biểu như

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

hủ tiếu sủi cảo … như đã nói ở trên ẩm thực sài gịn cịn có sự kết hợp với ẩm thực của các vùng miền khắp cả nước lại với nhau tạo nên nhiều cách chế biến hương vị mới lạ.Nếu như những món ăn ở miền bắc nhạt thanh,miền trung đậm đà thì ẩm thực nơi đây lại là sự hài hòa hương vị đậm đà ngọt thanh cay nồng

Ngoài ra ẩm thực sài gòn giai đoạn này còn gắn liền với những gánh hàng rong ,những quán vỉa hè tràn ngập khắp các con đường con phố sài gòn với người dân sài gịn nó là kỉ niệm của cả tuổi thơ sau đây mn có thể nhìn thấy một số gánh hàng rong tiêu biểu các xe đẩy hủ tiếu ,các hàng mía ghim nơi hẹn hị của những cặp đơi yêu nhau hay các xe bán mực

Thành phố Hồ Chí Minh với sự hội nhập và phát triển theo nhịp sống hiện đại, ẩm thực thành phố hiện nay cũng đã có sự chuyển mình khơng ngừng. Bên cạnh nền ẩm thực xưa thì các món ăn đường phố như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, các loại gỏi, ốc, xiên chiên, xoài lắc, đã trở thành nét đặc trưng nơi đây. Các món ăn vặt, hay những đặc sản nổi tiếng của các địa phương và quốc gia khác như trà sữa, há cảo, bánh gạo Hàn Quốc, lẩu Thái, đồ nướng, bún bị Huế, mì Quảng, bánh xèo, … cũng có tại những con đường ăn uống của Thành phố Hồ Chí Minh. Chính sự đa dạng từ món ăn truyền thống cho đến hiện đại cùng với sự biến tấu độc đáo trong cách chế biến đã làm nên một nền ẩm thực Sài Gịn vơ cùng đa dạng.Ngồi ra tphcm cịn được biết đến là thành phố khơng ngủ: vì vậy Đến với tphcm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy quán ăn vào bất kể thời điểm nào trong ngày. Tại Sài Gòn, những quán ăn đêm vỉa hè có rất nhiều. Ȁm thực về đêm ở Sài Gịn là một nét văn hóa rất riêng của nơi đây.tiêu biểu phải kể đến phố đi bộ bùi viện

<b>4.2.Kiến trúc</b>

Kiến trúc Sài Gòn ngay từ buổi đầu đã khơng bị trói chặt vào khn khổ truyền thống. Ngược lại, cảnh quan kiến trúc Sài Gòn thời kì này là sự xuất hiện kiến trúc của người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer và kiến trúc Phương Đơng.

Thời kì này người Hoa thường xây dựng các các cơng trình kiến trúc tơn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu thờ, các ngơi đền, đình (cịn gọi là các hội quán) và các cửa hàng của hàng truyền thống mang đậm đà tính văn hóa Hoa.<small>Mộtsố cơng trình có thể kể đến như chùa ơng, chùa bà……</small> .Những cơng trình Hội qn của người Hoa ở Chợ Lớn có lối kiến trúc chữ “Tam”, đặc biệt nhất là lối kiến trúc tiêu biểu, thường gọi là “tứ hợp”, hay cịn gọi “hình ấn” gồm dãy 4 nhà hợp thành chữ “khẩu”, giữa có thiên tĩnh lấy ánh sáng cho phần chánh điện và để

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thơng thống nhang khói. Người Chăm thì thể hiện kiến trúc độc đáo của họ qua các cơng trình đền tháp và các cơng trình mang chủ đề tơn giáo tất cả ngôi tháp Chăm đều được xây dựng bằng gạch nung.

Người Khmer đóng góp vào khơng gian kiến trúc Sài Gịn với các cơng trình chùa chiền, các đền tháp và các di tích văn hóa thể hiện sự tơn trọng đối với truyền thống Khmer.

Ngồi ra, kiến trúc Sài Gòn giai đoạn này còn ảnh hưởng bởi kiến trúc Ấn độ, Đơng Nam Á… Nó hiện qua các cung đường “trên bến dưới thuyền”, các phố chợ rộn ràng, các con hẻm bạc màu thời gian, các cơng trình kiến trúc đậm chất đời thường: nhà phố, chợ bến, lăng mộ, hội quán…Đặc biệt là các công trình kiến trúc như chùa, đình….đã cho thấy rõ lối kiến trúc Phương Đơng.

<b><small>4.2.2. Kiến trúc Sài Gịn thời kỳ Pháp thuộc</small></b>

Khi Pháp nổ súng xâm lược sài gòn thành cơng thì các cơng trình kiến trúc đầu tiên được Pháp cho xây dựng là một số ít cơng trình kiến trúc kiểu doanh trại với các trại lính, bệnh viện, cơng sở, văn phịng được xây dựng trong những năm 1860

. Kiến trúc vào những thập niên đầu khi pháp xâm lược cịn khá thơ sơ, nhưng có lẽ chính vì vậy mà để có thể tồn tại, nó đã phải nhanh chóng thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới:nền cao, mái vươn xa, hành lang rộng bao quanh. Với hình thức và quy mơ cịn khiêm tốn, các cơng trình mở đầu này có sự kết nối nhất định với khung cảnh địa phương.

Nhưng kể từ thập niên 1870, với khái niệm “sứ mệnh văn minh” đã trở thành động lực cho một trào lưu kiến trúc mang tính hồnh tráng. Hàng loạt cơng trình Tân cổ điển với âm hưởng của các tòa nhà vĩ đại tại Paris đã phản ánh sự ổn định, quyền lực và uy tín của đế chế. Những cơng trình cịn tồn tại đến hơm nay như Tịa đơ chính (UBND TPHCM), Tòa án, Bưu điện, Nhà thờ Đức Bà,…

Bước sang thập niên 1920, chính sách “đồng hóa” được thay thế bởi chính sách “liên kết” thể hiện sự tơn trọng nhiều hơn đối với văn hóa bản địa. Ta có thể thấy được sự đổi mới này trong các cơng trình mà người thiết kế đã tìm kiếm ý tưởng từ kinh nghiệm bản xứ, lồng ghép vào bố cục mang tính kinh điển phương Tây một số nét kiến trúc truyền thống bản địa. Tiêu biểu nhất là hai cơng trình: Trường Petrus Ký (Lê Hồng Phong) của Hébrard và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

của Auguste Delaval.Từ cuối những năm 1920, Sài Gòn chứng kiến sự cách tân trong kiến trúc với phong cách Art Deco thiên về những mảng tuyến đơn giản. Các cơng trình nổi bật là Dưỡng đường Saint Paul (Bệnh viện Mắt), Chợ Tân Định, CLB Thể thao.

Toàn bộ chặng đường xây dựng xuyên suốt gần một thế kỷ này đã để lại cho Sài Gòn một diện mạo kiến trúc phương Tây hào nhoáng ban đầu, cách tân và gần gũi về sau.

<b><small>4.2.3. Kiến trúc Sài Gòn thời Mỹ xâm lược</small></b>

khi người Mỹ đặt chân trên mảnh đất miền Nam, lập tức, đi kèm theo sau họ là một kiểu kiến trúc mang nặng tính cơng năng, đề cao yếu tố kỹ thuật và thiên về hình khối đang là thời thượng của thế giới tư bản cũng xuất hiện. Giai đoạn người Mỹ vào Sài Gòn, cũng là giai đoạn phát triển của vật liệu trong xây dựng, các loại hình kiến trúc bê tơng đá rửa, nhà mái bằng, vuông thành thẳng cạnh trở nên một trào lưu kiến trúc của những năm 1960 – 1970.. Giai đoạn này, về nhà ở, có thể kể đến những cao ốc mọc lên với những nét kiến trúc đặc trưng được tìm thấy qua các khu chung cư Minh Mạng, Nguyễn Kim, cư xá Thanh Đa,…Thời kì này kiến trúc Việt Nam cũng đang được tiếp cận với phong trào kiến trúc thế giới. Phong trào đó có tên là Trào lưu Kiến trúc Hiện đại (Modernism)

Tuy nhiên, điều đáng quý, trong khi xu hướng kiến trúc hiện đại nở rộ ở Sài Gịn thì một số kiến trúc sư miền Nam đã hết sức sáng tạo, thể hiện thành công phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp với bản sắc dân tộc Kiến trúc của họ là sự khiêm tốn và đơn giản về khối hình, kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên như muốn hòa nhập theo quan điểm “nhất thể vũ trụ”, “âm dương quân bình” và “thiên nhiên hợp nhất”. Các cơng trình kiến trúc đã có sự gắn bó chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên, sử dụng các vật liệu địa phương (gỗ, tre, gạch,…) phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đề cao giá trị cộng đồng…Điều đó được thể hiện qua các cơng trình: Dinh Thống Nhất, Bệnh viện Thống Nhất, Thư viện Tổng hợp.

Các cơng trình kiến trúc vẫn giữ được tính đơn giản ,nhẹ nhàng kết hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên, bố cục hài hòa cân xứng.

4.2.4. Kiến trúc Sài Gòn hiện nay

Cũng như các đơ thị lớn trên thế giới, Sài Gịn ở thế kỉ 21 đặc trưng bởi những tòa nhà chọc trời. .Thiết kế mới lạ không theo một khuôn khổ nào là đặc điểm của thời kỳ này với xi măng, sắt, thép, kính là các nguyên vật liệu chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Ngồi ra, các kiến trúc Sài Gịn (TP HCM) thế kỷ 21 thường phản ánh sự hòa quyện của thành phố cũ và sự hiện đại của thời đại mới. Có những tịa nhà với kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ nghệ thuật dân gian và đặc trưng văn hóa đất nước.H.Ngồi ra, thành phố cũng có sự chú trọng vào việc xây dựng các cơng trình thân thiện với mơi trường sử dụng cơng nghệ xanh tích hợp với các đặc điểm cơ bản của tự nhiên, tận dụng năng lượng tự nhiên, giảm thiểu ơ nhiễm, có khơng gian cây xanh và mặt nước rộng rãi,

<b>4.3. Trang phục</b>

<b><small>4.3.1. Giai đoạn đầu</small></b>

Khmer ,Việt, Hoa, Chăm là bốn dân tộc chính có mặt từ những ngày đầu của Sài Gịn. Mỗi dân tộc có một phong cách trang phục riêng. Người Khmer là cư dân lâu đời nhất định cư trên giồng đất cao. Thuở ban đầu, người Hoa sang Việt Nam, áo lụa tàu dệt hoa văn hoặc chữ phúc với hai tay rộng, mũ rộng vành Người Khmer mặc khăn rằn, váy áo gọn, thuận tiện cho việc đồng áng Người Chăm phát triển thổ cẩm, trang phục cầu kỳ về hoa văn dệt trên nền vải vóc trong khi đó, người Kinh lại chọn khăn rằn quấn cổ và áo nâu, quần đồng mộc mạc.

<b><small>4.3.2. Trang phục Sài Gòn giai đoạn Pháp thuộc</small></b>

Trang phục truyền thống của người Việt ở thời kỳ Pháp thuộc khá đa dạng. Từ trang phục của tầng lớp quý tộc mang quy chế cung đình đến trang phục dân gian đều có sự khác biệt. Cuối nhà Nguyễn, y phục của người Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi văn hóa áo mũ thời phong kiến.. Y phục của phụ nữ khơng có sự cách biệt, đều là áo dài sẫm đen, may rộng, suông đuột không eo, cổ trệt hoặc đứng. năm 30 của thế kỷ XX, trang phục trong dân gian Việt Nam vẫn cịn khá bảo thủ. Các ơng bà tá điền, bá hộ và hội đồng vẫn mang đậm “nề nếp” truyền thống.Tuy nhiên trong giai đoạn đó những năm 1930, quần trắng được mặc phổ biến với áo dài và áo bà ba xu hướng ấy nhanh chóng phổ biến khắp khu vực sài gịn . Sau đó, kiểu trang phục này trở thành xu thế “thịnh hành” của các tiểu thư nhà bá hộ Sài gịn. Các bạn có thể theo dõi thêm những bộ phim Việt Nam về thời này như Lòng Dạ Đàn Bà, Ải trần gian, Lời sám hối… để hiểu thêm về trang phục dân tộc.

Tuy nhiên, sang đầu thập niên 40, nhiều người giàu đã bắt đầu chạy theo “mốt”. Các ông bà bá hộ bắt đầu tân thời, mặc áo dài mang giày hàm ếch, đội mũ phớt, hút xà gà…

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Thời trang phương Tây giai đoạn này ảnh hưởng lớn đến khu vực Sài Gòn Khi người Pháp đến Việt Nam, quý tộc phương Tây đã mang theo những khái niệm mới mẻ và táo bạo về ngành thời trang, về xu hướng thịnh hành. Vùng đất Nam Kỳ bắt đầu xuất hiện những ông Tây bà Đầm, với phong cách ăn mặc “cực Tây”. Những chiếc đầm hở cổ, những bộ váy “cắt vải xéo” ôm nhẹ vào cơ thể… Bên cạnh đó là những chiếc bóp đầm, giày cao gót, mỹ phẩm, nước hoa… Các q ơng thì lịch lãm trong bộ vest, áo sơ mi, giày da, mũ phớt “bảnh tỏn”.

<b><small>4.3.3. Trang phục Sài gòn giai đoạn (1950-1990)</small></b>

Với sự thay đổi của bối cảnh lịch sử và văn hoá từ những năm thập niên 50 đến của thế kỷ 20, thời trang ở “Hịn ngọc Viễn Đơng” cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng và có những “cú chuyển mình” mạnh mẽ qua các thập niên Trang phục Sài Gòn ở các thập niên lúc bấy giờ với tư tưởng hiện đại và cởi mở luôn sẵn sàng cập nhật và đón nhận những xu hướng thời trang mới đang thịnh hành nơi trời Âu. Ta cx đi tìm hiểu kĩ hơn trang phục sài gịn từ

4.3.3.1.Thập niên 50

Trong những năm 50 , áo dài được xem là trang phục chuẩn mực đương thời và được các quý cô diện thường xuyên trong các hoạt động hằng ngày. Áo dài được cách điệu với phần cổ cao kín đáo, tay áo dài và phần thân được may chít eo, ơm sát cơ thể.

trang phục nam giai đoạn này là sự kết hợp từ áo sơ mi cộc tay, dài tay với những chiếc quần âu tối màu xếp ly, thắt lưng da và đôi giày bệt da rất được ưa chuộng.

4.3.3.2. Thập niên 60

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><small>Trang phục nữ giới: Chiếc váy mini được các “thanh nữ” Sài Gịn ưa chuộng</small></i>

Dưới ảnh hưởng của văn hố Tây Phương, thời trang những năm 60 của các cô gái chứng kiến một cuộc “cách mạng” lớn. Họ bị thu hút bởi những chiếc váy suông mini sành điệu của các q cơ Âu-Mỹ và nhanh chóng áp dụng chúng vào cuộc sống đời thường của mình. Thập niên 60 cũng đánh dấu sự ra đời của các thiết kế thời trang táo bạo và đề cao vẻ đẹp nữ quyền.

<i>Trang phục nam giới</i>

Thời trang nam năm 1960 thời kì nay trang phục nam giới có sự đa dạng hơn về mẫu mã, có nhiều phụ kiện kết hợp tạo nên sự nên đa dạng trong cách phối đồ của những chàng trai sài gòn như áo sơ mi, áo polo, mũ phớt, mắt kính….

<b><small>4.3.3.3. Thập niên 70</small></b>

<i><small>Trang phục nữ giới : SÀIGÒN VÀ CUỘC ĐỔ BỘ CỦA QUẦN ỐNG LOE</small></i>

Thập niên 70 dường như là cột mốc đáng nhớ với sự bùng nổ mạnh mẽ của quần ống loe. Các cơ gái Sài Gịn bây giờ sành điệu xuống phố trong chiếc

<i>quần jeans với ống loe dần từ phần bắp chân, phối cùng áo thun, Trang phục nam</i>

nam giới sài gòn với Gu ăn mặc lãng tử và trang nhã pha một chút phong trần cũng trong lúc này, những loại giày Loafer cũng bắt đầu được ưa chuộng…kết hợp cùng phong cách ăn mặc với những chiếc áo thun polo, áo sơ mi lịch lãm, thì bắt đầu những năm 1972, cánh mày râu cũng dần ưa chuộng loại trang phục hoặc đồng phục thể thao, nó dần trở nên phổ biến rộng rãi trong phong cách “thời trang đường phố” của nam giới Sài Thành

<b><small>4.3.3.4. Thập niên 80</small></b>

<i><small>Trang phục nữ giới: sự kết tinh hoàn hảo của thời trang</small></i>

Thời kì này nữ giới sài gịn phối kết hợp rất nhiều loại trang phục từ các thập niên trước nhưng đặc biệt họ lại ưa chuộng các bản phối áo sơ mi sơ-vin gọn gàng cùng quần âu cạp cao, mang đến hình ảnh phụ nữ Sài Gòn thanh lịch, hiện đại,

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

duyên dáng. Phái đẹp Sài Gòn đã tạo nên những bản phối “vượt thời gian” và chưa bao giờ lỗi mốt đến tận ngày nay.

<i>Trang phục nam giới</i>

trang phục nam giới sài gòn là sự kết hợp giữa quần jean ống rộng và áo thun in hình hoặc áo polo .Những chiếc áo khoác bomber và áo denim cũng đang thịnh hành .Đôi khi ,người ta sử dụng áo sơ mi trắng kết hợp với quần âu để có vẻ lịch lãm và trang trí bằng nơ và dây lưng .Giày dép thường là những đôi giày thể thao hoặc giày lưới

<b><small>4.3.3.5 Thập niên 90</small></b>

<i><small>Trang phục nữ giới: TINH THẦN THỜI TRANG CỞI MỞ,PHĨNG KHỐNG</small></i>

Mỹ nhân Sài Thành trong những năm 90 khơng ngại thử sức với những món đồ táo bạo, khoe trọn đường cong cơ thể quyến rũ như áo crop top, áo hai dây phối cùng quần jeans cạp cao hay các thiết kế mom jeans bụi bặm.

Trang phục nam giới sài gòn giai đoạn này là sự lịch lãm kết hợp từ những bộ vest với những chiếc quần âu cạp cao cùng những phụ kiện như mắt kính giày da

4.3.4 Trang phục Sài Gịn thời nay

Thế kỷ 21 đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự chuyển giao của kỷ nguyên công nghệ mới. Từ đó, xu hướng thời trang cũng có những ảnh hưởng và thay đổi mạnh mẽ. Hàng loạt các bản thiết kế trang phục mới lạ liên tục ra mắt thị trường. Các style ăn mặc mới theo đó cũng khơng ngừng được thay đổi.Trang phục thế kỷ 21 là sự tự do, phóng khống, thoải mái.

<b>4.4.</b>

<b><small>Các làng nghề truyền thống</small></b>

Những nghề thủ cơng, ngay từ buổi bình minh của vùng sài gòn, đã từng là hoạt động sản xuất thiết yếu của lưu dân. Những nghề thủ công ấy đã góp phần tạo nên bước đầu của nền kinh tế Sài Gòn xưa. Do nhu cầu tồn tại và phát triển, các cộng đồng ngành nghề đã tập hợp lại với nhau, hình thành các làng nghề thủ cơng. Các làng nghề thủ cơng tại thành phố Sài gịn có một vị trí quan trọng trong tiến trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

phát triển lịch sử, kinh tế, văn hóa của thành phố, đã và đang góp phần nâng cao và làm phong phú đời sống vật chất của người dân.

Các sản phẩm thủ cơng, ngồi giá trị hàng hóa cịn mang giá trị văn hóa. Hàng hóa là cái giá mang của giá trị văn hóa. Sản phẩm thủ cơng truyền thống tự thân nó chính là sản phẩm hàng hóa mang tính chất nghệ thuật được mua bán trên thị trường. Đó là những tác phẩm văn hóa chứa đựng quan niệm, nhận thức của người Việt Nam.Vì thế, làng nghề khơng chỉ là địa điểm sản xuất hàng hóa mà là nơi biểu trưng cho các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của một địa phương, của một cộng đồng, và nhất là nơi đúc kết những tài năng của các thế hệ nghệ nhân tài hoa với những bản sắc riêng nhưng lại tiêu biểu cho tính cách dân tộc.

một số làng nghề truyền thống

<b><small>4.4.1. Làng đúc đồng An Hội</small></b>

Làng đúc lư đồng An Hội xưa xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo những thăng trầm của lịch sử, cùng với q trình đơ thị q của Sài Gịn. Đúc lư đồng là cơng việc khá vất vả, trải phải qua nhiều cơng đoạn, địi hỏi người thợ khơng chỉ có kỹ thuật cao mà cịn khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì trong mỗi khâu.

Thế nhưng đến nay, với tốc độ phát triển nhanh cùng những biến động của thị trường, đã khiến nghề làm lư đồng nổi tiếng một thời dần bị mai một, mất đi theo năm tháng. Đến nay chỉ còn một số xưởng nhỏ và hộ gia đình cịn bám nghề.

<b><small>4.4.2. Làng dệt vải Bảy Hiền</small></b>

Vốn có lịch sử hình thành lâu đời, tồn tại và phát triển gần 4 thế kỷ qua, làng dệt Bảy Hiền do người Quảng Nam di cư vào đất phía Nam làm ăn rồi kết hợp lại với nhau, tạo thành một khu công nghiệp dệt tồn tại cho đến ngày nay. Làng nghề truyền thống dệt vải Bảy Hiền vào thời hưng thịnh từng có sức cạnh tranh rất mạnh so với vải của người Hoa ở Chợ Lớn. Trong khoảng thời gian hưng thịnh, làng dệt Bảy Hiền cung cấp vải nhiều nhất cho các tiểu thương ở quận Tân Bình, quận 5 và cả thị trường nước ngồi. Thời điểm đó có đến hơn 4.000 người lao động, và sản lượng đạt hàng triệu mét vải mỗi năm.

Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2000, làng dệt Bảy Hiền bị hàng quốc tế lấn át cả về giá thành lẫn mẫu mã, nhất là thị trường Trung Quốc. Dù vậy, một số nghệ nhân yêu nghề vẫn quyết giữ lửa làng nghề truyền thống bằng cách sản xuất nhỏ lẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Làng nghề dệt vải Bảy Hiền một thời chuyên cung cấp vải đi khắp cả nước, mang lại uy tín thương hiệu và chất lượng cho người dân Sài Gòn. Dù có mai một trước sự phát triển của thị trường mới thì đây vẫn mãi là một trong những giá trị văn hóa thủ cơng truyền thống cần được tơn vinh và bảo tồn.

<b><small>4.4.3.</small></b>

<b>Làng nghề truyền thống làm lồng đèn Phú Bình</b>

Làng nghề truyền thống Phú Bình có lịch sử hình thành từ lâu đời hơn 50 năm tuổi gắn liền với các giá trị văn hóa- lịch sử của dân tộc. Nơi đây mang đậm nét truyền thống cổ xưa, lưu truyền lại những nét tinh túy nhất của chiếc lồng đèn giấy kiến xưa do thế hệ cha ơng ta truyền lại.

Những chiếc lồng đèn giấy kính truyền thống thương hiệu Phú Bình đủ màu sắc, hình thù như: ơng sao, thiên nga, rồng, phượng hồng, con gà, con bướm, con cá, tàu thủy,…đã góp phần điểm tô cho bức tranh đẹp ngày Tết Trung thu thêm phần ý nghĩa, đem đến nhiều niềm vui cho bao thế hệ thiếu nhi phá cỗ đêm rằm.Cứ sau Tết Nguyên Đán, các hộ làm lồng đèn đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị các nguyên liệu như: lồ ô, tre để chẻ nan tạo khung, kẽm, giấy kính, bột màu…Một chiếc lồng đèn truyền thống với kích thước lớn nhỏ, thiết kế đơn giản hay cầu kỳ đều được các nghệ nhân và người phụ việc chuẩn bị trong thời gian dài.

Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề (những năm 1970 đến 1990), mỗi gia đình có thể làm hàng ngàn chiếc đèn lồng với đủ kiểu dáng, mẫu mã khác nhau và cứ mỗi độ thu về, người già, người trẻ trong làng không kể ngày đêm tất bật làm đèn để kịp đi giao.Ngày nay, những chiếc lồng đèn bằng nhựa, điện tử xuất hiện, làng nghề truyền thống Phú Bình khơng cịn phát triển thịnh vượng với quy mô lớn như xưa.

Nhưng giữa một đô thị tấp nập, vẫn cịn đó những người thợ vẫn miệt mài vót từng thanh tre, cuốn từng cọng kẽm, dán từng miếng giấy kiếng..Họ vẫn hy vọng giữ gìn được những chiếc lồng đèn truyền thống, xinh xắn đủ sắc màu, hình dáng mang trọn cái hồn quê hương dành cho con cháu Việt đến muôn đời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>V. Văn hóa tinh thần5.1. Phong tục</b>

<b>5.1.1. Cưới hỏi</b>

Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa đến, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, truyền thống ngày nay vẫn giữ, nghe đâu có từ thời Hùng Vương dựng nước. Ðó là những miêu tả tinh tế trong nét văn hóa, linh thiêng của phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt.

Những nét văn hóa độc đáo đó được ghi chép, sưu tầm và thể hiện qua các hiện vật, hình ảnh, trưng bày, khi so sánh ta có thể tìm hiểu được sự khác biệt của đám cưới truyền thống (xưa) và đám cưới hiện đại (nay) ở nước ta, đặc biệt là vùng đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Và sự khác biệt trong chuyện cưới xin của người Việt và của các dân tộc khác sống tại Nam bộ là một minh chứng cho sự khác nhau giữa văn hóa đa dân tộc sinh sống tại đây.

<b>5.1.1.1. Đám cưới của người Việt</b>

Bản sắc văn hóa Việt ở Nam bộ vốn thống nhất trong sự đa dạng với những sắc thái văn hóa từ các dân tộc khác nhau. Về truyền thống phương Nam với Nam Bộ nói chung và Sài Gịn nói riêng là miền đất được tập hợp bởi các dân tộc người Việt sinh sống đan xen giữa các dân tộc: Chăm, Khmer, Hoa,…. Do đó, cùng với phong tục tập quán người Việt và các văn hóa của dân tộc khác đã tạo nên một văn hóa rất “Sài Gịn”.

Khi so sánh hôn nhân xưa và nay, điều khác nhau dễ nhận thấy nhất chính là những nghi thức cưới hỏi.

<b>● Đám cưới truyền thống</b>

Lễ nghi của người Việt xưa có sáu lễ chính, gọi là “lục lễ”:

<i>Lễ nạp tài: Sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý</i>

đã kén chọn ở nơi ấy. Lý do cho việc dùng cặp “nhạn” làm sính lễ là vì nó có ý nghĩa hịa thuận âm dương, mong đơi vợ chồng có thể dễ dàng hịa giải khó khăn trong hôn nhân và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng.

<i>Lễ vấn danh: Đây là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh</i>

tháng đẻ của người con gái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>Lễ nạp cát: Đây là lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ</i>

hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thơi.

<i>Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa</i>

hôn chắc chắn.

<i>Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.</i>

<i>Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): Ở lễ này, đúng ngày giờ đã định, họ</i>

nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.

Đặc biệt người Việt Nam bộ xưa chú trọng nhất đến Lễ hỏi, các sính lễ nhà trai đem đến nhà gái trong dịp này mang những nét rất riêng của văn hóa Nam Bộ, các

● Mâm trái cây

● 1 con heo sống (heo đứng củi)

Ngoài ra, nhà trai cịn đem nữ trang đến cho cơ gái, thường là đôi bông tai, đôi xuyến, kiềng, dây chuyền,…có thể bằng vàng, bạc hoặc đồng. Dù gia đình nhà trai nghèo đến đâu cũng không thể thiếu đôi bông tai.

Đối với người Việt Nam bộ, đôi bông tai được xem là vật đính ước của cuộc

<i>hơn nhân, vậy nên mới có câu hát: “…Một mai thiếp có xa chàng, đôi bông thiếp</i>

<i>trả đôi vàng thiếp xin,…”.</i>

Theo phong tục Việt Nam từ ngày xưa, hình ảnh mẹ chồng sẽ chính tay đeo đơi bơng tai cưới cho nàng dâu trong ngày dạm hỏi (được tổ chức ở đàng gái) hoặc trong ngày cưới (vào trước lễ rước dâu) đã quá quen thuộc với nhiều người.

Những ý nghĩa đằng sau việc này là:

<i>Duyên con gái: Đôi bông tai được xem là “duyên con gái”. Thế nên, người Việt</i>

dù cho gia đình có khấm khá hay khơng cũng sẽ sắm cho được đôi bông tai để hỏi

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

vợ cho con. Kiểu bông tai nổi tiếng ngày xưa ở miền Nam mang hình dạng của bơng mù u lúc chưa nở: tròn vo giản dị như gửi gắm niềm mong ước “mọi việc vng trịn” của các bậc cha mẹ dành cho cuộc đời con gái “Mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”.

<i>Mẹ chồng nàng dâu: Khi đeo bơng tai cho cơ dâu ở đàng gái có nghĩa là bà mẹ</i>

chồng đã đích thân đến nhà và rước cơ dâu về nhà mình đồng thời đơi bơng tai được coi là vật đính ước, cũng như của làm tin, món q mẹ chồng dành cho cơ con dâu tương lai của mình một sự quý mến, yêu thương và trân trọng. Đồng thời đây cũng là vật đại diện cho mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu, mong muốn cho con trai, con dâu của mình trăm năm hạnh phúc.

<i>“Của làm tin”: Bơng tai khơng chỉ là “của để dành”, đơi bơng tai cịn là “của làm</i>

tin”, thể hiện niềm tin nàng dâu mới của dòng họ sẽ là sợi dây liên kết yêu thương và mang lại đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Thực hiện đủ “lục lễ” này, từ khi “nạp thái” cho đến “thân nghinh” có khi

<i>phải kéo dài vài ba tháng trời. Mà cổ nhân vẫn có câu “Cưới vợ phải cưới liền</i>

Vì thế nên ngày nay để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, người Việt thường thu gọn vào làm 3 lễ: Lễ nạp thái (Lễ dạm ngõ), Lễ vấn danh (Lễ ăn hỏi) và Lễ thân nghinh (Lễ cưới).

<b>● Đám cưới hiện đại</b>

Cùng với cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, lễ nghi đám cưới ngày nay cũng được lược bớt đi và đơn giản hơn. Ở miền Nam, các nghi lễ cưới hỏi chỉ giữ lại ba lễ chính như sau:

<i>Lễ dạm ngõ</i>

Ở miền Nam thì lễ này có thể bị bỏ qua hoặc gộp chung hai lễ đón dâu với ăn hỏi lại chung một ngày. Khi đó, lễ cúng tổ tiên và lễ vật ăn hỏi khi đón dâu cũng gộp chung làm một. Những thành viên trong lễ dạm ngõ bao gồm:

Nhà trai gồm có cha mẹ phía đàn trai, chủ bác và những người có uy tín trong gia tộc hay có tiếng nói hoặc người mai mối (nếu có).

Nhà gái gồm có cả gia đình nhà gái.

<i>Lễ ăn hỏi</i>

</div>

×