Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”
Chủ đề 12 Tại sao hai dân tộc Việt Nam - Lào phải yêu
thương gắn bó chặt chẽ với nhau.
Quan hệ Lào – Việt Nam hay còn được biết đến với tên thông dụng là Quan hệ
hữu nghị Việt - Lào là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Lào và Việt Nam. Mối quan hệ được
Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà
nước 2 quốc gia coi là mối quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến
lược của nhau nhưng không có bất cứ bản cam kết đồng minh nào. Việt Nam và
Lào thiết lập quan hệ ngoại giao 5/9/1962.
a) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ:
Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,
nhân dân hai nước Việt – Lào luôn sát cánh bên nhau, viết nên những trang sử
hào hùng và cùng nhau xây dựng nên mối quan hệ đoàn kết đặc biệt.
Bối cảnh trong nước và các nước Đông Dương những năm đầu thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh đã xác định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nhà nước ta luôn đặt cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc Việt Nam gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân các nước trong đó có dân tộc Lào. Đảng và Nhà
nước cũng luôn quan tâm sâu sắc và coi việc giúp đỡ Lào vừa là trách nhiệm
vừa là nghĩa vụ, là một nội dung quan trọng nhất của tình đoàn kết và liên minh
chiến đấu Việt - Lào. Việt Nam không chỉ đóng góp về lý luận, đường lối,
phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ đạo
thực tiễn cách mạng Lào.
1
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào đấu tranh ở Việt Nam diễn ra mạnh
mẽ và lan rộng trong cả nước và có ảnh hưởng lớn đến Lào. Các phong trào đấu
tranh của nhân dân Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân Lào.
Trước vận mệnh của các dân tộc Đông Dương, Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội nghị quan trọng để bàn chủ
trương và biện pháp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân đi đến thắng
lợi. Đặc biệt, tháng 5/1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu của cách mạng Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước và thành lập ở mỗi nước một Mặt trận Dân tộc
Thống nhất rộng rãi.
Ngày 12/10/1945 tại Thủ đô Vientiane, Chính phủ lâm thời Lào Itsala được
thành lập, thông qua Hiến pháp và tuyên bố nền độc lập trước thế giới. Ngày
14/10/1945, Việt Nam là nước đầu tiên gửi điện chúc mừng và tuyên bố thừa
nhận Chính phủ Lào độc lập và ngày 30/10/1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp
tác tương trợ Việt -Lào. Từ đây, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang một giai
đoạn mới - giai đoạn phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em không
chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn bó giữa
hai nhà nước như Hoàng thân Xuphanuvông đã từng tuyên bố: Quan hệ Lào Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới...
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, nhân dân hai nước phải tiếp tục
đối mặt với quân xâm lược đế quốc Mỹ. Sự nghiệp cách mạng của hai nước
Lào-Việt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một cách đặc biệt, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhìn nhận thấy từ lâu, Người thường căn dặn: Cách mạng
Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt
Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào. Chính vì vậy, trong
cuộc đấu tranh giành độc lập, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử
2
hàng chục vạn người con yêu quý của mình sang công tác và phối hợp với quân
và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng,
liệt sĩ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ
vang cho hai dân tộc. Quan tâm, chia sẻ cùng đồng cam cộng khổ trong hai cuộc
kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để
giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước”…
Ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng là điều kiện thuậ lợi
cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn, thiết lập nên nước Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào 2/12/1975. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó,
là minh chứng hùng hồn cho tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong
sáng.
Tóm lại, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trải qua nhiều thử
thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân
tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu
đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc
biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù
gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.
b) Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc
tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời
cũng đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa
Việt Nam – Lào; Lào – Việt Nam với những phương thức mới và những nội
dung mới, do đó hai dân tộc phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển,
3
cùng đạt được những mục đích đề ra của cách mạng hai nước.
Trong dịp kỹ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm Ngày
ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào, đồng chí Nguyễn Phú Trọng –
Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu: “Việt Nam và Lào
đang bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; nhân dân hai nước đang tích cực triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng và cùng nhau phấn đấu xây dựng,
phát triển đất nước Việt Nam, đất nước Lào giàu mạnh... Hơn bao giờ, hai
Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước cần tiếp tục củng cố, tăng cường
hơn nữa tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi
đây là lẽ sống, là nghĩa tình thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy
hiểm cũng không hề lay chuyển. Việt Nam và Lào sẽ cùng nhau giữ gìn, bảo vệ
mối quan hệ đặc biệt đó, như giữ gìn và bảo vệ con ngươi của mắt mình, làm
sâu sắc, phong phú thêm và đưa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào ngày
càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, coi đây là tài sản thiêng liêng vô
giá, cần trao truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau”.
Trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và thách thức do
tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền thống tốt đẹp của
mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và
Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường,
mở rộng cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện
Việt Nam - Lào đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“…Việt Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.
Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp
4
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng
chân thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ
đến mức cao nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền
tảng vững chắc cho sự phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào
được xây đắp, nuôi dưỡng bằng công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ
cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc
nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị rạn nứt và phá vỡ cho dù các
thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ. Bản chất của quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được nuôi dưỡng, phát triển bằng sức
cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa chính trị, nhân văn,
mở ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là vũ khí sắc bén
chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ban ơn. Dựa trên luận điểm về quyền dân tộc tự
quyết, cơ quan lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Lào đã nhất trí tiến hành liên minh,
hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập tự chủ của bạn như Chủ tịch Hồ Chí
Minh xác định: “Cán bộ Việt Nam sang công tác ở Lào phải hoàn toàn ở dưới
sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất là của Thủ tướng
Xuphanuvông. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, không được bao biện...”.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, các thế lực thù địch
và phản động đang tìm mọi cách xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Do vậy, hơn lúc nào hết, hai dân tộc phải yêu
thương, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây
dựng đất nước của nhân dân hai nước.
Trong bối cảnh đoàn kết hợp tác rộng mở trên thế giới hiện nay, xuất hiện nhiều
hình thức liên kết hợp tác song phương và đa phương với nhiều mục đích khác
nhau, do vậy hai dân tộc Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam cần gắn bó chặt chẽ
bên nhau, cùng nhau vun đắp mối quan hệ đặc biệt trở thành một mẫu mực về
5
tình đoàn kết quốc tế trong lịch sử thế giới đương đại, đồng thời cũng vì sự phát
triển bền vững của mỗi nước.
Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã chính thức ra đời, mở ra nhiều
cơ hội nhưng cũng đem lại không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế-xã hội
của hai nước, điều này đòi hỏi hai dân tộc Lào và Việt Nam, nhất là các doanh
nghiêp hai nước cần phải chủ động, chuẩn bị thật kỹ, phối hợp chặt chẽ, sâu
rộng và thắt chặt hơn nữa sự tin cậy, mối quan hệ thủy chung nhằm thúc đẩy hợp
tác thương mại, đầu tư và du lịch; tập trung khai thác các thế mạnh chiến lược,
tăng cường sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mỗi nước.
Ngoài ra, doanh nghiệp hai bên cũng cần quan tâm xây dựng các nhân tố, cơ chế
để có thể hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn trong công tác hòa nhập và kết nối ASEAN.
Để làm được điều này, hai bên cần tiếp tục tăng cường hơn nữa hợp tác song
phương; tập trung mọi sức lực thực hiện bằng được nội dung tinh thần thỏa
thuận mà lãnh đạo Đảng nước đã đề ra; tiếp tục củng cố và thắt chặt hơn nữa
quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa
hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam; góp phần vào sự
nghiệp bảo vệ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế
giới.
Hai bên cần tiếp tục tăng cường giáo dục để các thế hệ con cháu mai sau hiểu
được ý nghĩa sống còn của quan hệ Lào-Việt nhằm tiếp tục duy trì, vun đắp mối
quan hệ đặc biệt này; không ngừng củng cố lòng tin chiến lược; tập trung giải
quyết các vấn đề còn vướng mắc và bổ sung sửa đổi những hạn chế còn kìm
hãm sự phát triển của hai bên; tích cực phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi
nước; phối hợp hài hòa quan hệ đặc biệt giữa hai nước một cách phù hợp với tập
quán quốc tế; hỗ trợ, dành ưu tiên, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
nhau; khuyến khích các bộ, ban ngành, địa phương và tổ chức quần chúng của
hai nước trực tiếp hợp tác, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau một cách có hiệu quả và
6
thiết thực hơn; thúc đẩy hợp tác toàn diện với bước tiến mới, thành tựu mới, tạo
điều kiện thuận lợi cho nhau trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; quyết
tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng X Đảng Nhân dân cách mạng
Lào và Đại hội Đảng XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra; tạo bước đột phá
mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, giúp cho mối quan hệ này ngày
càng vững chắc và bền vững với thời gian.
7