Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương tâm lý học -Phân Tích Những Thay Đổi Tâm Lý Của Đội Ngũ Trí Thức Ở Nước Ta.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Câu hỏi: Phân tích những thay đổi tâm lý của đội ngũ trí</b>

- Trí thức là những người có học vấn và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đang làm việc lao động trí óc.

- Trí thức là những người làm việc lao động trí óc, có học vấn, có kiến thức nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hóa.

- Từ điển Bách khoa Liên Xơ 1985: Trí thức là tầng lớp những người làm nghề lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, phát triển và truyền bá văn hóa.

- Đại từ điển Tiếng việt, GS Nguyễn Như Ý, NXB GD, 1995: “Trí thức là người chuyên làm việc, lao động trí tuệ cá nhân”.

- Trí thức là tầng lớp xã hội của những người làm nghề nghiệp bằng lao động trí óc, chủ yếu là lao động phức tạp, sáng tạo và phát triển và phổ biến văn hóa.

- Từ những khái niệm ta có thể rút ra những đặc điểm của trí thức:

+ Trí thức có 2 dấu hiệu cơ bản là người lao động trí óc, có chun mơn cao và là người có học vấn.

+ Người trí thức phải có lương tri (có Tài và Đức).

<b>* Một quan điểm khác cho rằng, chỉ có những người có sức</b>

sáng tạo lớn, có cơng hiến cho xã hội mới là trí thức. Quan điểm này quá nhấn mạnh đến tính chất sáng tạo khoa học mà không chú ý đến những người làm công tác truyền bá, ứng dụng tri thức khoa học vào cuộc sống. Do vậy, quan niệm này chưa đầy đủ.

Để đi đến một định nghĩa khái quát về trí thức, thể hiện được bản chất của nội hàm khái niệm này, chúng ta cần chú ý đến một số khía cạnh sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i> Thứ nhất, đội ngũ trí thức có vai trị quan trọng hàng đầu</i>

trong sáng tạo, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học vào sản xuất và cuộc sống.

<i> Thứ hai, trí thức có mặt ở mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi khu</i>

vực của đời sống và gắn bó chặt chẽ với các giai cấp và tầng lớp xã hội.

<i> Thứ ba, lao động sáng tạo của trí thức khác với các tầng lớp</i>

khác là sáng tạo tinh thần là chính. Trong sáng tạo, thế giới quan và phương pháp lao động khoa học được thể hiện rất rõ.

<i> Thứ tư, trí thức là tầng lớp xã hội cần thiết cho mọi chế độ xã</i>

hội và có vai trị độc lập tương đối trong mọi thời đại.

<i> Thứ năm, lao động của trí thức về cơ bản mang tính chất cá</i>

nhân - cho nên hoạt động sáng tạo của trí thức rất đa dạng.

Từ những phân tích trên, ta có thể đi đến quan niệm về trí thức như sau: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc thù trong xã hội, hoạt động của họ là hoạt động lao động trí óc phức tạp và sáng tạo. Trí thức là người có học vấn chun mơn cần thiết cho lĩnh vực lao động của mình. Đặc trưng nổi bật nhất của tầng lớp trí thức là sáng tạo, sản xuất, truyền bá và ứng dụng tri thức trong khoa học, nghệ thuật và trong sản xuất. Trí thức là những người có kiến thức một cách hệ thống và phương pháp lao động khoa học.

<i>b. Những dấu hiệu cơ bản để xét ai là trí thức: </i>

- Chức năng sáng tạo về văn hóa và duy trì những gia trị văn hóa theo hướng chân, thiện, mỹ.

- Chức năng phê phán xã hội biết nhìn rõ sự vật, biết suy nghĩ đến cùng, dám phê phán những gì khơng đúng, khơng hợp lý.

- Chức năng đào tạo trí thức mới cho đất nước.

- Chức năng xã hội thể hiện ở sự tham gia vào các hình thức hoạt động xã hội hoặc các cơng việc mang tính chất xã hội của người trí thức.

<i><b>1.2. Một số quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảngta về đội ngũ trí thức</b></i>

<i>- Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Trí thức không</i>

phải là giai cấp mà là 1 tầng lớp đặc biệt trong xã hội: Xuất phát từ vị trí của mình trong phân cơng lao động xã hội mang tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

khách quan, trí thức khơng có quan hệ riêng và trực tiếp với sở hữu về tư liệu sản xuất - cái cơ sở nền tảng để xác định giai cấp. Do đó, trí thức khơng phải là giai cấp và trong tiến trình phát triển của lịch sử, trí thức khơng có khả năng đại biểu cho 1 phương thức sản xuất nào và cũng khơng có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức ln gắn với những giai cấp nhất định. Trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp cơng nhân mới là đại biểu chân chính và duy nhất cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất trong lịch sử xã hội loài người - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Các học giả tư sản, các phần tử phản động thường xuyên tìm mọi cách xuyên tạc phủ nhân những quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vị trí, vai trị của trí thức, hịng làm lu mờ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Họ thường viện cớ ngày nay do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh như vũ bảo, loài người đi vào thời đại văn minh tin học, nền kinh tế tri thức phát triển mạnh ở thế kỷ XXI, trí thức ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Vì vậy, đội ngũ trí thức trở thành lực lượng quyết định sự phát triển của xã hội. thực chất các luận điệu nói trên là nhằm phủ định vị trí, vai trị lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin.

<i>- Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định: Trí thức có vai trò</i>

rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, cả trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong cơng cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Vì trí thức là đại biểu trí tuệ, là nguồn lực khoa học - kỹ thuật góp phần quan trọng vào việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. công cuộc xây dựng và quản lý đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội càng đòi hỏi phải có nhiều người có trình độ văn hóa, khoa học- kỹ thuật, năng lực lãnh đạo và quản lý cao.

<i>- Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: giai</i>

cấp cơng nhân chỉ có thể hồn thành sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của mình khi liên minh với các giai cấp và tầng lớp lao động khác,

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

trước hết là liên minh với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, do giai cấp cơng nhân lãnh đạo.

<i>- Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trí thức cơng nơng hóa, trí thức</i>

phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần”(Hồ Chí Minh tồn tập, NXB CTQGHN, 1996, T7, Tr39).

<i><b>1.3. Đội ngũ trí thức của chúng ta hiện nay có một số đặcđiểm cơ bản sau</b></i>

<b>* Về nghề nghiệp</b>

Có thể phân nghề nghiệp của trí thức thành 9 nhóm sau:

- Trí thức nghiên cứu lý luận Mác- Lênin, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ.

- Trí thức khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nơng, lâm, ngư nghiệp.

- Trí thức làm công tác giảng dạy và đào tạo ở các cấp học.

- Trí thức là Việt kiều ở các nước.

<b>* Về đặc điểm chuyên môn và học vấn</b>

ở nước ta số lượng trí thức có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm một tỷ lệ khá lớn. Mặc dầu số lượng có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học ngày càng tăng, song so với các nước trong khu vực thì số lượng trí thức của nước ta cịn ở mức độ thấp. Tính trung bình trên 1000 dân, ở nước ta có 11 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó tỷ lệ này ở các nước là 50 (tức là gấp 4,5 lần nước ta). Nếu tỷ lệ sinh viên đại học trên 1000 người dân thì ở Hàn Quốc là 30%, Malaixia là 29%, Nhật Bản là 20%, Hồng Kông là 15%, Thái Lan là 6% và ở Việt Nam là 3%.

Trình độ chung của lực lượng trí thức của nước ta còn thấp, kết quả nghiên cứu, ứng dụng hạn chế so với các nước trong khu

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

vực. Điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ngun nhân chi phí cho giáo dục, đầu tư cho khoa học - cơng nghệ cịn thấp.

<b>* Về đặc điểm tuổi, giới tính và dân tộc</b>

Về tuổi, số trí thức có trình độ tiến sĩ và tiến sĩ khoa học dưới 30 tuổi chiếm 2%, dưới 40 tuổi chiếm 20%, từ 41-50 tuổi chiếm khoảng 70%, trên 50 tuổi chiếm 8,5%. Đặc biệt, số tiến sĩ khoa học ở độ tuổi trên 50 chiếm 66%. Như vậy, đa số trí thức có học vị tiến sĩ ở độ tuổi từ 40-50.

Về giới tính, trong số những người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, nữ chiếm hơn 37%. Tỷ lệ nữ làm cán bộ khoa học kỹ thuật và có trình độ chun gia cịn q thấp (khoảng15%)

Về dân tộc, trí thức là dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% trong tổng số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, và chỉ chiếm hơn 1% số người có học vị (từ thạc sĩ đến tiến sĩ) ở nước ta. Như vậy, lực lượng trí thức cịn khá mỏng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta.

<b>2. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của trí thức Việt Nam vàý nghĩa của chúng trong công tác tuyên truyền</b>

<i><b>2.1. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của trí thức Việt Nam</b></i>

Là một tầng lớp xã hội đặc thù trong xã hội, trí thức Việt Nam khơng chỉ mang những đặc điểm tâm lý chung của dân tộc, của nhóm xã hội trong xã hội Việt Nam mà cịn có một số đặc điểm tâm lý riêng phản ánh hoạt động đặc thù của tầng lớp này.

<i>Nhận thức của trí thức Việt Nam:</i>

Nói đến trí thức là nói đến những người có hiểu biết, có năng lực trí tuệ, là nói đến những người lao động tinh thần. Bàn về nhận thức của trí thức Việt Nam, trước hết phải nói đến những tư tưởng của họ. Tư tưởng của trí thức là kết tinh lâu bền của ý thức quốc gia, của tư tưởng dân tộc, là sự kế thừa và phát triển những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc qua các thế hệ và các giai đoạn lịch sử.

Có thể khái quát những tư tưởng cơ bản của trí thức Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử như sau:

<i>a. Tư tưởng “ thái bình thịnh trị”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Trí thức trong xã hội phong kiến luôn luôn thể hiện tư tưởng “thái bình thịnh trị” với tinh thần trang trọng, thiết tha, trong mọi triều đại phong kiến. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc. Đó khơng chỉ là khát vọng của trí thức đối với quốc gia mà còn thể hiện trách nhiệm của họ đối với vận mệnh dân tộc.

Tư tưởng về đất nước độc lập tự do, dân giàu, nước mạnh cũng thể hiện rất rõ trong thế giới quan của trí thức Việt Nam ngày nay. Đất nước có hồ bình, kinh tế có phát triển thì người trí thức có điều kiện làm việc, để cống hiến. Trong những năm chiến tranh, hàng ngàn trí thức của chúng ta tham gia vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Họ trực tiếp cầm súng, họ là bác sĩ, là văn nghệ sĩ, là những người nghiên cứu… Hơn ai hết, họ hiểu sâu sắc chân lý “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Trong công cuộc đổi mới đất nước, trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước hiện nay, trí thức là một trong những lực lượng tham gia tích cực nhất và đóng vai trị quan trọng nhất. Nhận thức rõ vai trị của trí thức đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta có Nghị quyết trung ương 2 khố VIII. Đảng ta đã coi giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.

<i>b. Tư tưởng về “danh” và thực”</i>

Người trí thức trong xã hội xưa, cũng như người trí thức ngày nay ln ln ý thức một điều làm sao cho thực xứng với danh, hành động, kết quả hoạt động thực tiễn phải xứng với học vấn và danh dự của mình, cái danh bằng cái thực, danh để hướng đến thực. Có danh mà có thực thì danh càng rạng rỡ, có danh mà khơng có thực thì chỉ là hư danh và bị người đời mỉa mai. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay, người trí thức càng phải biến các tri thức, hiểu biết của mình thành những kết quả thực tế trong cuộc sống, phục vụ xã hội và nhân dân, đem lại những lợi ích xã hội thiết thực. Đã qua rồi cái thời kẻ sĩ bất mãn với cuộc đời làm thơ phú than vãn hoặc lui về ở ẩn. Hành động thực tiễn đã trở thành phương châm sống của trí thức ngày nay. Như vậy, trí thức ln ln ý thức là hành động thực tiễn của mình phải xứng với cái danh mà mình có để người đời kính phục.

<i>c. Tư tưởng về “hiền tài” và “chiêu hiền đãi sĩ”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nhiều trí thức trong các giai đoạn lịch sử đều cho rằng “Khí vận quốc gia quan hệ với nhân tài”, phải bồi dưỡng nhân tài, nhân tài nhiều thì sẽ đem lại thái bình thịnh trị. Chính vì vậy, tơn trọng trí thức, tơn trọng nhân tài là kế lớn trăm năm, chấn hưng đất nước.

Tư tưởng trọng hiền tài đã có ở Việt Nam từ rất sớm. Nó đã trở thành truyền thống tư tưởng của dân tộc ta. “Chiêu hiền đãi sĩ” trở thành một chính sách xuyên suốt qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Dùng người tài là một công việc hệ trọng, thiêng liêng, vì quyền lợi tối cao của đất nước.

<i>d. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”</i>

Nhiều trí thức tiêu biểu đã đề xuất tư tưởng: dân là gốc của nước. Quan niệm đó trở thành tư tưởng quan trọng của trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Nguyễn Trãi khẳng định: “Việc nhân nghĩa cốt ở n dân” (Bình Ngơ đại cáo). Trong các bộ luật Hồng Đức, Chính Hồ, Cảnh Trị đều đưa ra quan điểm: phải hết lịng với dân, dạy dân cơng bằng, liêm chính, hết lịng thương u dân… Có thể nói, tư tưởng coi “Dân là gốc của nước” đã trở thành vấn đề cơ bản trong trí thức, hành động của người trí thức.

Ngày nay, tư tưởng lấy dân làm gốc không chỉ thể hiện trong suy nghĩ của trí thức, mà đã trở thành một chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Trong sự nghiệp này, trí thức là những người tham mưu đắc lực cho Đảng và Nhà nước, đi đầu trong việc thực hiện.

Bên cạnh những tư tưởng tích cực, cơ bản của trí thức Việt Nam được phân tích ở trên, trí thức của chúng ta khơng phải có những biểu hiện hạn chế về mặt nhận thức.

<i>Thứ nhất, sinh ra trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, trí thức</i>

Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ của tư tưởng tiểu nông, manh mún. Điều này không chỉ thể hiện ở tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến mà cả trong một bộ phận của trí thức chúng ta hiện nay. Tư tưởng tiểu nơng làm hạn chế tính sáng tạo, tầm nhìn xa, trơng rộng của trí thức. Nhất là những trí thức đóng vai trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

tham mưu, hoạch định chính sách của đất nước, thì hậu quả của sự ảnh hưởng tiêu cực này lại càng lớn.

<i>Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, trước sự tác động của nền</i>

kinh tế thị trường, của lối sống phương Tây, một bộ phận nhỏ của trí thức Việt Nam chạy theo sự quyến rũ của đồng tiền, chạy theo lối sống thực dụng, vị kỷ. Một số trực tiếp hoặc tiếp tay cho những người làm hàng giả, thương mại hoá những giá trị tinh thần cao quý, trong nghiên cứu chạy theo số lượng hơn chất lượng, nặng về hình thức hơn chiều sâu. Một số ít trí thức đã làm ảnh hưởng xấu đến nhân cách đẹp đẽ của người thầy. Trong bối cảnh biến động chính trị ở Châu Âu, có những trí thức đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội chân chính, hướng đến phương Tây, xem phương Tây là mẫu mực trong mọi lĩnh vực. Tức là họ dao động về lý tưởng sống.

Bàn về nhận thức của trí thức Việt Nam, chúng ta khơng chỉ nói đến tư tưởng của họ mà cần nói đến đặc điểm hoạt động trí tuệ của họ.

Khác với hoạt động của một số nhóm xã hội khác, hoạt động của tầng lớp trí thức chủ yếu là hoạt động tinh thần, hoạt động mang tính sáng tạo cao. Chính vì vậy, trong nhận thức của người trí thức ln địi hỏi một tư duy lý luận, tư duy lôgic cao – tức là một tư duy khoa học. Tư duy này thể hiện ở chỗ trong nhận thức mọi vấn đề phải mang tính biện chứng, nhìn vấn đề trong sự vận động và phát triển, phải bám sát thực tiễn cuộc sống để giải quyết, cũng như dự báo các vấn đề.

Tư duy khoa học đi đôi với tác phong công nghiệp (trong hoạch định chính sách, trong hành động). Để có tác phong khoa học, cơng nghiệp, người trí thức cần từ bỏ lối sống tuỳ tiện, thiếu kỷ luật của nền kinh tế tiểu nơng. Trong tư duy của trí thức xưa và trí thức nay, tư duy tiểu nơng có ảnh hưởng khơng nhỏ. Nó là ngun nhân dẫn tới sự níu kéo nhau, sự cục bộ, bè phái, sự ganh tị, chèn ép, bon chen của con người. Điều này rất xa lạ với nhân cách của người trí thức mới.

Việc xố bỏ tư duy tiểu nơng - một khía cạnh tâm lý đã tồn tại lâu dài trong lịch sử - là một cơng việc rất khó khăn và không thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

giải quyết trong ngày một, ngày hai. Nó địi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của mỗi người trí thức. Chỉ đoạn tuyệt với tư duy tiểu nơng, đội ngũ trí thức mới đáp ứng được đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, địi hỏi của cơng cuộc đổi mới đất nước.

Để có một nhận thức khoa học, đáp ứng được yêu cầu của đất nước hiện nay, người trí thức phải được đào tạo. Như đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên môn, đào tạo về ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là đào tạo về phương pháp nghiên cứu. Mặt khác, việc tự đào tạo cũng là một vấn đề rất quan trọng của trí thức. Trí thức phải thường xuyên tự đào tạo (học nữa và học mãi) để nâng cao kiến thức của bản thân, để nâng cao phương pháp nghiên cứu, để bổ sung các tri thức mới. Thực tế cho thấy những nhà khoa học nổi tiếng, thành đạt, các văn nghệ sĩ thành đạt hầu như đều bằng con đường tự đào tạo, tự nỗ lực cá nhân mà đi đến thành cơng.

<i><b>2.2. Tình cảm của trí thức Việt Nam</b></i>

Trí thức ở thời đại nào cũng vậy, bao giờ họ cũng là người tự trọng và đề cao lý tưởng, yêu lẽ phải và công bằng xã hội, căm ghét áp bức và sự hạ thấp nhân phẩm con người.

Trí thức Việt Nam qua suốt q trình lịch sử dân tộc, Trí thức Việt Nam trên mọi miền đất nước ln có một tình cảm đằm thắm với q hương đất nước. Đó là lịng u nước, u dân tộc thiết tha. Chất trí tuệ sâu sắc đã làm cho tình cảm của người trí thức vừa đậm đà, vừa rộng lớn và có chiều sâu.

Trí thức Việt Nam là người gắn bó với q hương, làng xã. Tình cảm quê hương, làng xã luôn luôn hiện diện trong tư tưởng và hành động của người trí thức như một thứ tình cảm quan trọng nhất. Văn hố thành thị khơng có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và lối sống của họ. Do điều kiện lịch sử và vai trò to lớn của làng xã trong đời sống văn hố của dân tộc, mà lối sống của trí thức mang tính lưỡng diện, vừa có màu sắc khoa học vừa có màu sắc thế tục. Ln hướng về cội nguồn, gắn bó với truyền thống là một nét trong đời sống tình cảm của trí thức việt Nam.

Tình cảm của trí thức Việt Nam giàu tính cộng đồng và tính nhân văn. Điều này thể hiện ở triết lý đối nhân xử thế, ở phong

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

hố thuần hậu, ở đức tính vui vẻ, khoan dung. Tính nhân văn ở người Việt Nam thể hiện qua cái tình nghĩa. Nếu ở phương Tây, người ta nhấn mạnh đến cái lý rồi mới đến cái tình thì ở phương Đơng ngược lại, coi trọng cái tình trước, sau mới đến cái lý. Tình nghĩa xóm làng, tình cảm cộng đồng là một biểu hiện cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa của người trí thức nói riêng và người Việt Nam nói chung. ở góc độ này, ta thấy mặt tích cực của tình cảm cộng đồng, nhưng nhìn ở góc độ khác, ta thấy tình cảm cộng đồng làng xã có khơng ít những biểu hiện hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Nó là căn ngun của tư tưởng bình qn chủ nghĩa. Nó nhấn mạnh đến sự cào bằng, nó hạn chế sự phát triển của các cá nhân, nó không tạo điều kiện cho cá nhân phát triển. Hiện nay, ở hầu hết các cơ quan của chúng ta, trong đó có các viện nghiên cứu, các trường học, sự phân chia lợi ích, sự đánh giá con người vẫn cịn ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng bình qn. ở phạm vi vĩ mơ, chính sách tiền lương của chúng ta là một biểu hiện điển hình của chủ nghĩa bình qn. Nó cào bằng giữa người có năng lực và người khơng có năng lực, nâng bậc lương cứ “đến hẹn lại lên”, khơng tính đến hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân.

Nói đến tình cảm của trí thức Việt Nam, phải nói đến khát khao vươn tới cái “chân, thiện, mỹ”. Khao khát, đồng tình và trực tiếp tham gia vào công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là thể hiện nguyện vọng của trí thức về cái chân, cái thiện và cái mỹ. Bởi lẽ, chính trí thức là người hiểu hơn ai hết về bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội và những mặt hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Người trí thức Việt Nam đến với chủ nghĩa xã hội bằng một niềm tin vững chắc - một niềm tin đầy lý tính. Do vậy, trước những biến đổi chính trị trên thế giới và trong nước, người trí thức ln có thái độ bình tĩnh, có lý trí. Mọi suy tư và bàn luận của họ cũng chỉ nhằm đóng góp trí tuệ của mình cho cơng cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

<i><b>2.3. Đạo đức của trí thức Việt Nam</b></i>

Người trí thức trong xã hội xưa hướng đến tư tưởng: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nho sĩ Đỗ Lệnh Danh khi viết bia tiến sĩ năm 1724 có câu: “kẻ sĩ khí tiết cao siêu, can trường sắt

</div>

×