Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích quá trình CNH hđh nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn sau đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.9 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
**********
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP , NÔNG THÔN Ở
NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN SAU ĐỔI MỚI
Sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Lớp : TRI106.15
Giảng viên hướng dẫn : Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tú
Hà Nội,12/2013
THÀNH VIÊN NHÓM:
THÀNH VIÊN NHÓM:
1.
1.
Vũ Thị Lệ Thủy
Vũ Thị Lệ Thủy
MSSV
MSSV


:1212160119
:1212160119
STT:98
STT:98
2.
2.
Nguyễn Tố Linh
Nguyễn Tố Linh
MSSV: 1217160064
MSSV: 1217160064
STT: 47


STT: 47
3.
3.
Đinh Thị Lan Anh
Đinh Thị Lan Anh
MSSV: 1211160007
MSSV: 1211160007
STT: 9
STT: 9
4.
4.
Mã Thị Vân Anh
Mã Thị Vân Anh
MSSV: 1214160014
MSSV: 1214160014
STT: 03
STT: 03
5.
5.
Phạm Thanh Thảo
Phạm Thanh Thảo
MSSV: 1211160110
MSSV: 1211160110
STT: 89
STT: 89
6.
6.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nguyễn Thị Thanh Thủy
MSSV: 1211160115

MSSV: 1211160115
STT: 94
STT: 94
7.
7.
Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Anh Tuấn
MSSV:
MSSV:
STT:
STT:
8.
8.
Nguyễn Phi Ninh
Nguyễn Phi Ninh
MSSV:
MSSV:
STT:
STT:
9.
9.
Nguyễn Mai Hương
Nguyễn Mai Hương
MSSV:
MSSV:
STT:
STT:
10.
10.
Nguyễn Thị Thu Huyền

Nguyễn Thị Thu Huyền
MSSV: 1217160050
MSSV: 1217160050
STT: 39
STT: 39
11.
11.
Nguyễn Tuấn Vũ:
Nguyễn Tuấn Vũ:
MSSV:
MSSV:
STT:
STT:
12.
12.
Đặng Thị Thu Hiền
Đặng Thị Thu Hiền
MSSV: 1216160036
MSSV: 1216160036
STT: 29
STT: 29
2
Mục lục:
Mục lục:
DANH MỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU: 4
1.Lực lượng lao động ở nông thôn 10
2.Thực trạng nền kinh tế hiện nay ở nông thôn 10
3.Hạ tầng cơ sở nông thôn cũng còn nhiều hạn chế 12
4.Những bất cập trong lĩnh vực văn hóa – xã hội của nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ngày nay 13
Tài liệu tham khảo 19
3
LỜI MỞ ĐẦU:
Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn là quá trình vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhất là
những nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Một đất nước bị
chiến tranh tàn phá, có cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu vì vậy mục tiêu
chính được Đảng và Nhà nước đề ra và thực hiện cho bằng được đó là
phải công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy trước hết phải
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn bởi 80% người
dân Việt Nam sống bằng nông nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay chúng
ta phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn
lực con người bởi nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng chủ
chốt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn. Con người sáng tạo ra máy móc quản lý và sử dụng hợp lý máy
móc hiện đại để phục vụ và làm cho cuộc sống con người thoải mái
hơn, thoả mãn các nhu cầu tự nhiên của con người. Ngoài ra phải thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng
vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất
lượng và hiệu quả cao. Dần dần xoá bỏ mô hình sản xuất nhỏ lẻ vừa tốn
kém vừa không hiệu quả thay thế vào đó là những mô hình sản xuất phù
hợp hơn mang lại năng suất cao hơn. Bên cạnh phát triển khoa học cũng
phải chú ý bảo vệ môi trường phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên
tai từ đó phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, đưa nền kinh tế
của đất nước phát triển đi lên sánh vai cùng các nước trên thế giới.
Từng bước đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển trong
khu vực trên thế giới.
4
PHẦN I. KHÁI NIỆM

- Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người
phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như
lươngthực,thựcphẩm
để thoả mãn các nhu cầu của mình.
- Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
- Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
- Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ
các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao
động, về giá trị gia tăng, v.v
- Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội. Đô thị hiện đại
PHẦN II. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ CNH, HĐH NGÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN SAU THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta xác
định là: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng
cường. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà
giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân
được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ
bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đảng đã xác định quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta hiên nay phải tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
1. Thứ nhất, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền

vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới:
a. Nông nghiệp
 Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra
giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường;
thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học
5
kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
 Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp, dịch
vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
 Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân,
khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát
triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập
trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và
hiệu quả kinh tế cao.
 Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại
(nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển
kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn
hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn. Thực hiện tốt
việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực
nông thôn. Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch, bảo đảm vững
chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị xuất khẩu gạo. Mở rộng diện
tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế. Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo
phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến.
b. Lâm nghiệp
 Phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tăng diện tích trồng rừng và độ che phủ

rừng trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư.
 Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng;
 Thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sách giao
đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và
được cải thiện. Phát triển rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản có công
nghệ hiện đại.
 Hình thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến
lâm sản và phát triển các vùng rừng chuyên môn hoá bảo đảm đáp ứng ngày
càng nhiều hơn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ và các
sản phẩm từ gỗ, giấy.
c. Ngư nghiệp
 Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế
từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh
là chủ yếu đối với thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng
với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
6
 Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các
khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ
sản.
 Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt,
chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt,
bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
 Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến
ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn.
Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh
học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác,
nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
d. Thành tựu
- Kinh ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm ngư sản của nước ta lớn. năm

2010 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm , thủy sản đã đạt trên 18 tỷ USD,
đưa nước ta thành 1 trong những quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới.
- Từ năm 1989 trở lại đây Việt Nam không những tự túc được lương th
ực, có dựtrữ lúa còn xuất khẩu gạo với kim ngạch mỗi năm một tăng (
năm 1998 xuất khẩu tới 3,8 triệu tấn). Và hiện nay Việt Nam đang là nước
đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
- Một số nông sản hàng hóa khác cũng được xuất khẩu ngày càng tăng trên thị tr
ường thế giới như: cà phê, chè, cao su, hạt điều, rau quả tốc độ tăng trưởn
g sản xuất nông nghiệp trong mười năm trở lại đây (1988 - 1998) đạt tr
ên 4% một năm. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị xuất khẩu cao nhất thế giới, cà
phê đứng thứ 2,cao su đứng thứ 4, thủy sản đứng thứ 5, chè đứng thứ 7…
- Tăn trưởng bình quân hằng năm về nông lâm ngư nghiệp thời kỳ 1991-2000
đạt 4,3% trong đó nông nghiệp đạt 5,4%, thủy sản tang 9,1%, lâm nghiệp tăng
2,1%
- Sản xuất lương thực đạt kết quả to lớn từ 13,478 triệu tấn năm 1976 đã tăng
lên 34,254 triệu tấn năm 1999
- Gía trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính
đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009
- Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tính 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3 % so với
năm 2009.
-
- Tỷ lệ che phủ rừng từ 33,2% năm 1999 tăng lên 39,5% năm 2010, góp phần
làm cải thiện môi trường sống.
2. Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn,
- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới;
7
- xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành
mạnh.
- Hình thành các khu dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng
bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học,

trạm y tế, bưu điện, chợ.
- Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư.
Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.
Thành tựu
- Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng thuận và lan toả
trong toàn xã hội, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, 75 xã được công nhận đạt
chuẩn 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới…
- Hạ tầng kinh tế kỹ thuật - xã hội ở nông thôn được xây dựng khang trang; các
dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nông dân được cung cấp
ngày càng tốt hơn.
- An sinh xã hội được thực hiện tốt, huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư
cho chương trình giảm nghèo, chăm lo giúp các đối tượng chính sách, người
nghèo, người gặp khó khăn cơ nhỡ… từng bước ổn định cuộc sống.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở thường xuyên được củng cố, hiệu quả hoạt động
ngày càng được nâng lên
- Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6%
tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm
2006)
- các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu
tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến
được.
- So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng thêm
34.811km; trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563km, đường xã tăng
17.414km và đường thôn xóm tăng 15.835km
3. Giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn.
- Chú trọng dạy nghề , giả quyết việc làm cho nông dân, , tiếp nhận và áp dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang
làm công nghiệp và dịch vụ.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao
động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.

- Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông
thôn, kể cả ở nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; đầu tư mạnh hơn cho
các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên
8
giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả bền vững
công cuộc xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
Thành tựu
- Năm 1993 có tới 2/3 số dân nông thôn được coi là nghèo thì ngày nay con số
này chỉ còn 1/5.
- Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai có nhiều cai thiện. đến nay, cả nước
có 75 hệ thống thủy điện lớn, 800 hồ chứa lớn, 3500 hồ trên dung tích 1trieeuj
m3, trên 1000 trạm bơm
- Hệ thống đê điều đồ sộ với 5700km đê sông, 200km đê biển, 23000km bờ bao
làm nền cho công tác phòng chống thiên tai.
- Đến năm học 2011-2012, tổng số trường phổ thông là 28.803 trường Cả nước
có 596 cơ sở đào tạo TCCN 420 trường ĐH, CĐ. 41/63 tỉnh, thành phố có
trường ĐH, đạt tỷ lệ 65%; 60/63 tỉnh, thành có trường CĐ, đạt tỷ lệ 95%
- Số giảng viên ĐH, CĐ đã tăng từ 20.112 năm 1997 lên 84.071 năm 2012 (gấp
4,2 lần); số giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng từ 2041 lên 9126 (gấp 4,5 lần);
số giảng viên có trình độ thạc sĩ từ 3802 người lên 36347 (gấp 9,5 lần), số
giảng viên là giáo sư, phó giáo sư tăng từ 526 người lên 2687 người (gấp 5,1
lần).
PHẦN III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI
Trích lời một bài báo “Chúng ta công nghiệp hóa nông thôn chứ không hiện đại hóa nó.
Chúng ta đưa công nghiệp vào sát mũi nông thôn, chúng ta nhử các khu công nghiệp vào
ngay đầu làng thì làm thế nào mà duy trì được nông thôn.”
Hiện nay, khu vực nông thôn đang ở trong tình trạng xuất phát thấp khi bước đầu chuyển
sang giai đoạn mới: GDP từ nông nghiệp chỉ chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập

bình quân một lao động trên tháng khoảng 100.000đ thấp hơn rất nhiều so với thành thị.
Một thực tế là tỷ lệ người nghèo ở khu vực nông thôn quá lớn so với thành thị. Tại các đô
thị lớn tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 2.4% trong khi đó có ở khu vực nông thôn tỷ lệ này là 30%
- 40%, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa .
Bản thân trong khu vực nông thôn cũng diễn ra sự phân hoá mạnh mẽ. Tốc độ phát triển của
các giữa các khu vực nông thôn khá chênh lệch. Ngoài ba khu vực là đồng bằng s.Hồng,
đồng bằng Sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ có tốc độ phát triển tương đối nhanh còn
lại là các khu vực chậm phát triển.
Khác với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển sản xuất ở Việt Nam lại diễn ra trong bối
cảnh mức tăng dân số và tỷ lệ đói nghèo cao. Công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi cao còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hệ thống phúc
lợi công cộng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các vấn đề xã hội khác còn một khoảng cách xa
với yêu cầu. Tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo tuy có xu hướng giảm nhưng mức sống còn rất
thấp. Chênh lệch mức sống vật chất và văn hoá giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng
9
ngày càng tăng. Căng thẳng xã hội về nguồn nhân lực dư thừa ngày càng nóng bỏng. Bên
cạnh đó, trong nhiều năm chiến lược phát triển kinh tế xã hội chưa chú ý đúng mức tới bảo
vệ môi trường, môi trường sống trong lành ở nông thôn cũng đang bị suy thoái nghiêm
trọng .
Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích thực trạng nông thôn Việt Nam ngày nay.
1. Lực lượng lao động ở nông thôn.
Lao động qua đào tạo ở nông thôn chỉ chiếm trên dưới 10% so với 25% ở khu vực thành thị.
Trình độ học vấn thấp hơn hai lần, nhân lực thấp hơn 10 lần, năng suất lao động nông
nghiệp thấp, trên 80% hộ nghèo sống ở nông thôn là những khó khăn cho phát triển.
Lực lượng lao động ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp hiện nay phần lớn là người
già và phụ nữ. Đàn ông, thanh niên đã lên thành phố, chấp nhận làm lao động phổ thông,
các công việc tay chân để kiếm tiền gửi về cho gia đình.
“Thanh niên của chúng ta lấy ra phố là khuynh hướng cơ bản. Ra phố nhưng không đến
được đô thị.”
Thanh niên nông thôn, cũng như lực lượng lao động ở nông thông có trình độ tay nghề, lao

động cũng như nhận thức còn kém. Họ là những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội,
do nhiều tác động. Các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, ma túy đánh nhau cũng xảy ra nhiều nhất ở
vùng nông thôn.
Chưa kể, một bộ phận thanh niên ra đi từ nông thôn, học tập ở các trường đại học, cao đẳng
nhưng lại không quay về nông thôn làm giàu mà bám trụ ở thành phố khiến khu vực nông
thôn bị chảy máu chất xám trầm trọng.
Lý do của sự chuyển dịch lực lượng lao động như trên là vì: Dân số sống bằng nghề nông
chiếm 70% dân số cả nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông
nghiệp, nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP.
Khi 70% dân số sống ở nông thôn lại không thể sống trên chính mảnh đất quê hương, không
thể khai thác thế mạnh của sản xuất nông nghiệp, điều đó cũng có nghĩa, Việt Nam đang
lãng phí những nguồn tài nguyên. Kèm theo đó là hàng loạt các hệ lụy: tệ nạn xã hội, sự
mất ổn định trong xã hội, tình trạng quá tải dân số ở các thành phố lớn.
Cáp cấp quản lý, lãnh đạo của nông thôn cũng chưa được đào tạo bài bản về quản lý, lãnh
đạo. Tại thời điểm triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới vào năm 2010, trong
181 nghìn cán bộ cấp xã có 0,1% không biết chữ, 48% chưa qua đào tạo, 80% không biết sử
dụng máy tính. Các cấp quản lý còn quan liêu bao cấp, tham ô, tham nhũng. Nạn tham ô,
phong bì, lạm thu ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ nhất, khiến đời sống người nông dân ngày
càng khó khăn. Không khó để tìm thấy những bài báo về lạm thu ngân sách thôn, xã, một
hạt gạo gánh 40 thứ thuế hay tình trạng chủ tịch xã có ô tô riêng nhưng ủy ban nhân dân xã
lại không đủ tiền để mua ghế cho người dân.
2. Thực trạng nền kinh tế hiện nay ở nông thôn.
10
Nhắc đến kinh tế nông thôn, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến nền kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống. Hay gần đây, bằng những chủ
trương của nhà nước, các xí nghiệp, nhà máy đang mọc lên ở các làng quê.
Nhưng, nếu bỏ qua những ưu điểm, những thành tựu mà nông nghiệp, nông thôn đạt được,
chúng ta còn lại gì?
Đó là một nền kinh tế nông nghiệp manh mún; khi những người sản xuất nông nghiệp chỉ
nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài. Đất đai bị thoái hóa vì

thuốc bảo vệ thực vật, phá ruộng trồng các cây ngắn ngày vì giá thu mua cao dẫn đến cung
vượt cầu; khi nông dân chỉ sản xuất mà không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Thêm nữa, do
thiếu vốn đầu tư sản xuất mà khả năng của người nông dân cũng có hạn do không được đào
tạo một cách chính quy và cơ bản nên ở hầu hết các địa bàn nông thôn các quá trình sản
xuất và chế biến đều trải qua nhiều công đoạn nhỏ và phân tán. Sản xuất theo quy mô nhỏ,
đơn sơ, thủ công là chính thì các hộ gia đình khó có điều kiện có được công nghệ tinh chế
tốt nhất bởi vậy chất lượng sản phẩm mới trở nên thấp kém, không đủ tiêu chuẩn phân phối
trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Bên cạnh đó còn là những hạn chế trong công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
trong nông nghiệp nông thôn. Công tác cơ giới hoá nông nghiệp hiện nay đang gặp phải rất
nhiều khó khăn. Đất đai manh mún gây khó khăn cho cơ giới hoá sản xuất, quy mô ruộng
đất phân tán, nhỏ lẻ làm cho việc sử dụng máy kéo, xe vận tải và máy móc nông nghiệp khó
phát huy tác dụng, chi phí cao trong khi hiệu quả thu được thấp. Có thể nói, vấn đề cơ giới
hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu của
hiện đại hóa với lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn.
Ruộng đất manh mún - diện tích đất nông nghiệp giảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Hiện cả nước có đến 70 triệu thửa đất nông
nghiệp, nhưng chưa đến 4 triệu héc ta đất trồng lúa. Đất ít, manh mún đang chứng tỏ một
nền kinh tế tiểu nông. Đất canh tác đang ngày một loang lổ vì sự xâm lấn của sân golf, khu
công nghiệp.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73.300
héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi, ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu người. Hai vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi bị thu hồi đất nhiều nhất. Trong năm năm qua, diện
tích đất nông nghiệp thu hồi trên toàn quốc lên tới hơn 154.000 héc ta, đồng nghĩa việc diện
tích đất trồng lúa giảm 7,6%. Chính sách đất đai cho nông nghiệp của chúng ta còn quá
nhiều bất cập, chậm được sửa đổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổng vốn
đầu tư vào nông nghiệp nhiều năm qua vẫn ở mức thấp.
Người nông dân mất đất; lại không thể trở thành công nhân trong các nhà máy theo như
đúng định hướng chủ trương công nghiệp hóa của Đảng vì không đủ trình độ tay nghề, đành
bỏ làng, bỏ nông thôn để ra thành phố.
Đó là một nông thôn không còn đồng lúa thẳng cánh cò bay, lũy tre xanh, cây đa bến nước

sân đình mà là một “bãi rác của thế giới”. Rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam do chi phí nhân công rẻ, các chính sách thu hút đầu tư của nhà nước,
tài nguyên thiên nhiên và quan trọng, là chi phí phải trả cho xử lý môi trường rất thấp, hay
gần như là bằng 0. Vậy là nông thôn, dần xuất hiện các làng ung thư, các con sông chết; và
tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến cạn kiệt.
11
Thêm nữa, là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các mặt hàng truyền thống
chưa được quan tâm, chú trọng phát triển dẫn đến sự lụi tàn, mai một của những làng nghề;
gián tiếp dẫn đến tình trạng thừa nhân công, kinh tế khó phát triển. Có một câu chuyện, làm
một người làm thủ công nghiệp ở Đức có thể kiếm 500.000 Euro một năm, sản phẩm thủ
công nghiệp ở Đức rất đắt, vì nó là những sản phẩm làm bằng tay, không thể sản xuất bằng
máy móc hay quá trình công nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các sản phẩm thủ công nghiệp
được bán rất rẻ, có xuất khẩu nhưng chưa nhiều do mẫu mã chưa đa dạng, chưa phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng.
Tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế ở nông nghiệp nông thôn nhưng sự
chuyển dịch này diễn ra rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Nền nông nghiệp nước ta vẫn
mang một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ là phổ biến, việc cơ giới hoá thì chậm phát triển,
diện tích đất nông nghiệp thì còn manh mún, phân tán, điều kiện đất đai canh tác bình quân
trên đầu người còn thấp và đặc biệt ở nông thôn, trình độ về phát triển kinh tế, trình độ về
khoa học và công nghệ còn yếu kém và chuyển biến chậm.Tỷ lệ lao động thuần nông hiện
còn ở mức cao so với lao động phi thuần nông. Trong khi đó việc phát triển tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ lại đang có nhiều hạn chế mà nguyên nhân là do:
Thiếu vốn, mạng lưới tín dụng nông thôn chưa phát triển, tín dụng ngoài quốc doanh nông
thôn chưa nhiều, nghèo nàn, trình độ cán bộ thấp. nay
3. Hạ tầng cơ sở nông thôn cũng còn nhiều hạn chế.
Dù đã được đầu tư, nâng cấp, xây mới, nhưng cơ sở hạ tầng ở nông thôn vẫn chưa đủ để
vực dậy được một nông thôn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy đã
được quan tâm đầu tư, nâng cấp song chưa thể đáp ứng được với nhu cầu phát triển.
Nhiều vùng nông thôn còn thiếu các cơ sở cần thiết như điện – đường – trường – trạm. Các
công trình thủy lợi, trường học, hay nhà văn hóa, công viên vẫn chưa được quan tâm nhiều,

hoặc có quan tâm, nhưng không có vốn để đầu tư xây dựng.
Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn giảm dần
Báo cáo của Chính phủ có nêu đầu tư cho nông nghiệp nông thôn chưa tương xứng. Vốn
đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn giảm dần theo từng năm. Đầu tư cho nông nghiệp năm
2009 chỉ bằng 6,26% tổng đầu tư toàn xã hội (trong khi GDP của ngành này là 20,91%).
Trước đó, vào các năm 2008, 2005, và 2000 thì tỷ trọng đầu tư của ngành này tương ứng
từng năm là 6,45%, 7,50%, và 13,85%,
Vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp trong năm 2008 chỉ chiếm 0,32% trong tổng đầu tư
FDI của cả nước. Năm 2009, tỷ lệ này chỉ ở mức 0,58%. Giai đoạn từ năm 1988-2009,
trong 21 năm, vốn FDI đầu tư cho ngành nông nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ lệ 2,3%, dù giai
đoạn này nông nghiệp chiếm đến 27,7% GDP. Lĩnh vực nông nghiệp không hấp dẫn nhà
đầu tư nước ngoài, cũng không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Quan trọng hơn, lĩnh vực
này cũng không hấp dẫn các nhà hoạch định chính sách.
Những chính sách ban hành vẫn chưa ưu tiên cho nông dân, một số chính sách thường thiên
về tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Một vấn đề nhức nhối khác là khu vực nông thôn
còn chịu quá nhiều thiệt thòi, nhiều rủi ro và bị ảnh hưởng thiên tai hàng năm.
12
Công tác thuỷ lợi hoá cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: chất lượng các công
trình thuỷ lợi còn thấp, khả năng tưới tiêu của thuỷ lợi mới đáp ứng được khoảng 50% yêu
cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp. Một số công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng
thiếu vốn để duy trì, bảo dưỡng, nên công suất thực tế tưới tiêu chỉ đạt khoảng 30% so với
thiết kế .
Như vậy điều đặt ra cho chúng ta hiện nay là cần tiếp tục tìm ra những giải pháp để đầu tư,
bổsung,nângcấp,xâydựngmới.
4. Những bất cập trong lĩnh vực văn hóa – xã hội của nông thôn thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay.
Văn hóa - xã hội nông thôn đang ở trong một thời kỳ hỗn loạn. Hỗn loạn vì sự mất đi của
những giá trị truyền thống vốn được lưu truyền từ hàng ngàn đời qua sau lũy tre làng cùng
sự du nhập của các nền văn hóa mới nhưng lại không có sự chọn lọc kỹ càng. Các lễ hội
truyền thống bị thương mại hóa, các hoạt động mê tín, cờ bạc cũng diễn ra mạnh mẽ nhất là

ở nông thôn. Nông thôn, cũng còn tồn tại nhiều nét văn hóa không phù hợp với cuộc sống
ngày nay, như trăm mâm cỗ những ngày ma chay, cưới hỏi, sự ràng buộc nể nang trong các
mối quan hệ; người dân nông thôn vẫn giữ thói quen lề lối suy nghĩ, sản xuất manh mún,
nhỏ lẻ, tự phát từ ngàn đời. Hệ quả tất yếu là kìm hãm sự phát triển công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nông thôn.
PHẦN IV. GIẢI PHÁP
Với rất nhiều bất cập còn tồn tại trong việc HĐH, CNH nông thôn hiện nay vậy thì đâu là
giải pháp đúng đắn trong việc vực dậy nông thôn?
1. Về vấn đề đầu tư vào nông thôn
Cần đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp để thúc đẩy sự phát triển ổn định lâu dài cho
khu vực nông thôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu hiện nay.Ở Hàn Quốc, chi phí khuyến
nông đầu tư cho 1 héc ta làm nông nghiệp là 850 đô la Mỹ. Tuy nhiên hiện nay ở Việt
Nam, mức đầu tư này chỉ 1 đô la Mỹ/héc ta, bằng 1/850 lần so với Hàn Quốc. Giải
quyết tình trạng này, thì trong những năm tiếp theo Chính phủ không nên tiếp tục giảm
tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp.
Để thiết lập được vùng chuyên canh trong nông nghiệp với số lượng hàng hóa lớn,
chất lượng ổn định, nông dân phải tích tụ được đất đai canh tác. Nhưng thực tế, việc tích
tụ đất đai cũng đang gặp nhiều bất cập. Với hạn mức giao đất nông nghiệp tối đa là 3
héc ta/hộ, Việt Nam có trên 9 triệu héc ta đất nông nghiệp cho hơn 12 triệu hộ làm nông
nghiệp. Nếu một hộ có 3 héc ta, thì sẽ có hộ không có đất đai. Kinh nghiệm từ Đài
Loan, nhà nước mua đất để cho nông dân mượn đất canh tác.Nông dân được hỗ trợ tích
tụ bằng công nghệ, chế biến sâu các sản phẩm, hình thành vùng thương mại hàng hóa
với quy mô lớn.Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho nông dân hơn là tích tụ quyền sở
hữu ruộng đất.
13
2. Về vấn đề Lao động việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay
Vấn đề lao động được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng và đồng thời
cũng là nhu cầu cấp thiết để phát triển nông thôn. Làm sao để tận dụng tối đa nguồn lực
này là một bài toán đã được xem xét từ rất lâu nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập
xoay xung quanh nó.Chúng ta hãy cùng bàn tới một số giải pháp để giải quyết vấn đề

này.
 Một là, tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng ta là: "Thực hiện tốt các chính
sách về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập nhằm khuyến khích và phát
huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa,
cải thiện môi trường và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc
làm.Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài.Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách,
người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa". Tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa"; đồng thời, thực
hiện thật tốt Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 -
2015", trong đó tập trung vào thanh niên nông thôn và dân tộc miền núi.
 Hai là, các địa phương ở khu vực nông thôn cần xây dựng chương trình việc làm
trên cơ sở phát triển sản xuất, các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chương trình được xây dựng ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã; gắn kế hoạch sản xuất với
kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
 Ba là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho
thanh niên nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng
quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích đào tạo
nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú ý đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ
cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị
điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: công nghiệp, thủ công
nghiệp, dịch vụ nông thôn, bán hàng Ở từng địa phương cần nỗ lực và sáng tạo
tìm kiếm những mô hình đào tạo nghề phù hợp để tránh tốn kém, lãng phí.
 Bốn là, chú trọng giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề,
ngoại ngữ cho thanh niên ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài và
thanh niên đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở ngoài nước; đồng thời, có
biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ cho thanh niên nông thôn.
 Năm là, huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
cho thanh niên nông thôn; đầu tư ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lưới dạy

nghề, phổ cập nghề cho thanh niên, hỗ trợ vốn cho doanh nhân trẻ nông thôn. Có
14
chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các nghề kỹ thuật
cao. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động, tín dụng ưu
đãi cho thanh niên nông thôn vay vốn tạo việc làm. Tạo môi trường thuận lợi và
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn để phát triển
sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời
sống.
 Sáu là, xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp và
việc làm cho thanh niên nông thôn, trong đó chú trọng những thông tin về thị
trường lao động, cung cấp cho họ những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến
các địa phương để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho thanh
niên nông thôn, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm
kiếm việc làm một cách đầy đủ và chính xác. Mở rộng các hình thức tư vấn nghề,
nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm
cho thanh niên nông thôn.
 Bảy là, đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo
định hướng chuẩn hóa đội ngũ này. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán
bộ xã chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức
thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Quyết tâm chuẩn
hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã tối thiểu phải có trình độ trung học cơ sở và đào
tạo trình độ sơ cấp về quản lý nhà nước trở lên. Chỉ bố trí vào bộ máy lãnh đạo
quản lý ở cơ sở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm cho thanh niên ở nông
thôn một cách có hiệu quả.
 Tám là, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội từ cơ sở. Hệ thống an sinh xã hội cần
tập trung vào các chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu
việc làm do có đất bị thu hồi hoặc gặp rủi ro bởi những bất cập khi xây dựng các
khu công nghiệp và đô thị hóa đối với lao đông dôi dư và các chính sách về bảo
hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp.

 Chín là, phát huy sự nỗ lực của cá nhân thanh niên nông thôn trong học tập, lao
động và việc làm. Mỗi người phải chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức
chuyên môn có tay nghề, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong công
nghiệp, học tập những gương thanh niên nông thôn điển hình vượt khó, vươn lên
lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Đồng thời, phải thường xuyên rèn
luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, sẵn sàng đảm nhận
những công việc khó khăn, gian khổ khi Tổ quốc và nhân dân giao phó.
 Mười là, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở nông thôn cần
chủ động thực hiện các chương trình thanh niên, các đề án thanh niên tham gia
15
phát triển kinh tế; triển khai hiệu quả Đề án quy hoạch và phát triển các “đảo
thanh niên”, các làng thanh niên lập nghiệp. Phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích
của thanh niên trong các cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh", "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác", "Tuổi trẻ
chung tay xây dựng nông thôn mới" và các phong trào, các chương trình: "Thắp
sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh", "Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp
3. Về vấn đề quy hoạch nông thôn.
Trong những năm gần đây, nhờ vào chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới mà các địa phương trên cả nước đã tích cực đầu tư, phát triển hạ tầng.Tuy
nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển hệ thống giao thông ở nông thôn, các công
trình thủy lợi, mạng lưới điện và các công trình cung cấp nước sạch cho người dân.Cần
xác định đặc điểm tự nhiên và phát triển của từng vùng mà có những phương hướng
phát triển cơ sở hạ tầng cho hợp lý, tránh tình trạng xây dựng thừa, hoặc không đảm bảo
chất lượng cung ứng của công trình. Trong đó cần đẩy mạnh việc cung ứng những hệ
thống giao thông có chất lượng cho người dân bởi giao thông nông thôn không chỉ là sự
di chuyển của người dân nông thôn và hàng hoá của họ, mà còn là các phương tiện để
cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ cho khu vự nông thôn của các thành
phần kinh tế quốc doanh và tư nhân.Đặc biệt là các công trình công cộng như trường
học, trạm xá, bệnh việncũng cần được đẩy mạnh phát triển. Đây là hai yếu tố cần thiết

đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn cũng như là để phát triển hơn nguồn nhân lực còn
nhiều hạn chế ở nơi đây. Đồng thời cần xác định đặc điểm tự nhiên và phát triển của
từng vùng mà có những phương hướng phát triển cơ sở hạ tầng cho hợp lý, tránh tình
trạng xây dựng thừa, hoặc không đảm bảo chất lượng cung ứng của công trình.
Trong vấn đề quy hoạch đất đai ở nông thôn cần xác định rõ đất đai là cơ sở để phát
triển nông nghiệp cho người dân, là một yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong đóng
góp cho việc phát triển kinh tế ở nông thôn. Bởi vậy khi phát triển cơ sở hạ tầng ở nông
thôn hay việc xây dựng các công trình, dự án công nghiệp không nên lựa chọn những
vùng đất đai màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp để xây dựng. Đảm bảo người dân đều
16
có đất canh tác.Bên cạnh đó cần có những biện pháp khắc phục cải tạo đất nông nghiệp
cho nông dân.
Đồng thời vấn đề quy hoạch sản xuất cần phải được xem xét lại kĩ càng.Gốc của nông thôn
mới là sản xuất, nếu sản xuất không tốt, thì không thể nào nâng cao đời sống nhân dân. Nếu
địa phương nào có mô hình sản xuất tốt, gắn với chế biến, tiêu thụ thì sẽ thu được hiệu quả
cao. Trong bối cảnh hiện nay, quy hoạch sản xuất phải được rà soát, xem xét lại trên quy
mô lớn để khắc phục tình trạng mất cân đối trong sản xuất, đặc biệt là nông, thủy sản.Bên
cạnh đó cũng phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên quy mô vùng, cả nước.Mỗi địa
phương cần xác định rõ đâu là điểm mạnh của mình trong việc phát triển nông nghiệp mà
có những mô hình sản xuất nông nghiệp đúng đắn.Đồng thời là ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất. Xây dựng các chính sách đãi ngộ
thỏa đáng để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực khoa học - công nghệ, khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh
niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hoá. Tăng
cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật
và các dịch vụ khác ở nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ
cao.Thêm vào đó cũng cần đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp như tạo được
mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và người nông dân, nhà nước cũng cần có
những chính sách trợ giá hợp lý cho từng mặt hàng dựa vào đặc điểm thời gian cụ thể.
4. Về vấn đề văn hóa nông thôn ngày nay.

Để giải quyết những vấn đề bất cập đang xảy ra trong lòng xã hội nông thôn trong thời
kì hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những nỗ lực không ngừng từ các cấp lãnh đạo của
từng xã, huyện. Tích cực tuyên truyền cho người dân về nét đẹp văn hóa dân tộc, tổ
chức các lễ hội, ngày hội tôn vinh các giá trị truyền thống đồng thời vận động người dân
xóa bỏ những hủ tục. Bên cạnh đó là đẩy mạnh việc phát huy những nét đẹp của văn
hóa thông qua lớp người thanh niên, vừa là biện pháp duy trì truyền thống dân tộc vừa
tránh được những lối sống lệch lạch của thế hệ này.
17

18
Tài liệu tham khảo
 Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam- Nhà xuất bản chính
trị quốc gia – Hà Nội – 2011.
19

×