Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

lý thuyết lạm phát và thất nghiệp của samuelson liên hệ thực tiễn của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Báo chí và Tun truyền đã đưa mơn Lịch sử các học thuyết kinh tế vào ch ương trình giảng dạy.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Kim Thu đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian đó, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Không những vậy, em cảm ơn cơ Thu đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm tiểu luận cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy cơ để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy cơ nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do nghiên cứu </b>

Trong nền kinh tế của tồn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, lạm phát và thất nghiệp là hai vấn đề kinh tế - xã hội hết sức phức tạp. Tuy nhiên, nó có ý nghĩa đặc biệt và cũng là tiêu chuẩn để đo lường thành tựu kinh tế tầm cỡ vĩ mơ được tồn xã hội đặc biệt quan tâm. Trong khi lạm phát có thể là cơng cụ tốt để tác động đến nền kinh tế mà cũng có thể là chất phá hoại của nền kinh tế; thì thất nghiệp khơng những là cán cân đối với nền kinh tế mà còn là chất xúc tác cho những tệ nạn xã hội. Thế nhưng tất cả các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển cũng chưa xây dựng được một chính sách hay chiến lược đặc biệt nào đó để vừa tránh được lạm phát vừa tránh được thất nghiệp. Vì vậy, đây không chỉ là vấn đề lớn được các nhà kinh tế tập trung nghiên cứu mà còn là mối quan tâm đặc biệt trong quá trình tồn tại và phát triển của các quốc gia.

Với Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, nên đây là những mục tiêu chính hàng đầu đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vì tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định lạm phát và thất nghiệp.

Với bộ môn khoa học lịch sử các học thuyết kinh tế, trong đó có lý thuyết kinh tế của P. A. Samuelson đã đề cập một cách đầy đủ các vấn đề kinh tế lạm

<i><b>phát thất nghiệp. Vậy nên em đã lựa chọn đề tài “Lý thuyết lạm phát và thấtnghiệp của Samuelson. Liên hệ thực tiễn của Việt Nam” cho tiểu luận hết mơn</b></i>

của mình.

<b>2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu</b>

 Mục tiêu nghiên cứu này là: Tìm hiểu và phân tích các lý thuyết về lạm phát và thất nghiệp của P.A. Samuelson từ đó liên hệ thực tiễn vào Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

 Mục đích nghiên cứu là:

- Hiểu rõ hơn về các khái niệm và lý thuyết liên quan đến lạm phát và thất nghiệp

- Áp dụng vào thực tiễn kinh tế hiện nay của Việt Nam

- Đưa ra một số đề xuất chính sách kinh tế để giảm thiểu tác động của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh tế.

<b>3. Phương pháp nghiên cứu</b>

 Phân tích nội dung: nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nội dung các tác phẩm của Samuelson liên quan đến lạm phát và thất nghiệp, giải thích các khái niệm và định nghĩa được đưa ra, và trình bày các lý luận

 Kiểm định và so sánh: nghiên cứu sẽ kiểm định các lý thuyết bằng cách so sánh với các nghiên cứu liên quan khác trong lĩnh vực kinh tế.

 Nhận định và đề xuất chính sách: Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá về hiệu quả của các chính sách kinh tế được đề xuất để giảm thiểu tác động của lạm phát và thất nghiệp đối với nền kinh tế.

<b>4. Khung nghiên cứu</b>

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục thì phần nội dung của tiểu luận cịn được trình bày cụ thể theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận Lý thuyết lạm phát và thất nghiệp của Samuelson Chương 2: Lý thuyết lạm phát và thất nghiệp của Samuelson

Chương 3: Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<i><b>Chương 1: Cơ sở lý luận Lý thuyết lạm phát và thất nghiệp củaSamuelson</b></i>

<b>1. Hoàn cảnh ra đời</b>

 Về mặt tư tưởng: Trong quá trình đấu tranh và phát triển của các học thuyết kinh tế xuất hiện (ở những nước tư bản phát triển vào những năm 60 – 70 của thế kỷ XX) hiện tượng

- Các nhà kinh tế học thuộc trường phái “tự do mới”: mặc dù đề cao tư tưởng tự do kinh tế nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô

- Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes cũng nhận thấy thiếu sót trong Học thuyết Keynes là bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường

 Về mặt thực tiễn: Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước phương Tây cho thấy - Thời kỳ thống trị của Tân cổ điển (đầu thế kỷ XX) những căn bệnh của

CNTB vẫn xảy ra trầm trọng

- Thời kỳ thống trị của Keynes: Mặc dù có khắc phục ở chừng mực nhất định những căn bệnh của CNTB nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới không thể giải quyết

 Địi hỏi phải có lý thuyết kinh tế mới ra đời  Trường phái chính hiện đại

<b>2. Đặc điểm phương pháp luận</b>

 Phương pháp luận: Kết hợp các phương pháp luận của Trường phái Keynes và trường phái Tân cổ điển

- Phương pháp phân tích vi mơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Phương pháp phân tích vĩ mơ

 Nội dung: Tư tưởng cơ bản: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước

<b>3. Đại biểu xuất sắc: Paul. A. Samuelson</b>

 Sơ luợc tiểu sử

Paul Anthony Samuelson (15/5/1915 -13/12/2009) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mơ tổng hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh tế học. Ông là người sáng lập khoa kinh tế học lừng danh của Học viện Kỹ thuật Massachusetts. Là cố vấn lý thuyết của FED -Samuelson đoạt Giải John Bates Clark vào năm 1947 (khi 32 tuổi) và Giải Nobel Kinh tế vào năm 1970 (khi 55 tuổi). Ơng cịn được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học, Hoa Kỳ vào năm 1996.  Tác phẩm

Là tác giả:

- Nhiều cuốn sách và hàng trăm bài báo - Tác phẩm nổi tiếng “Kinh tế học”

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Chương 2: Lý thuyết lạm phát và thất nghiệp của Samuelson</b></i>

<b>1. Lý thuyết lạm phát </b>

<i><b>1.1. Các khái niệm về lạm phát</b></i>

 Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung so với thời kỳ trước.  Ngược lại với tình trạng lạm phát là hiện tượng giảm phát, xảy ra khi

mức giá chung giảm xuống so với thời kỳ trước.

 Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi tính bằng phần trăm của mức giá chung.

 Mức giá chung được thể hiện thông qua các chỉ số giá cả. Có nhiều loại chỉ số giá cả như chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá bán lẻ tiêu dùng (CPI), hệ số giảm phát GDP...

 Chỉ số giá là giá cả được tính theo một giá gốc. Chỉ số giá để tính lạm phát không phải là giá của một mặt hàng riêng biệt mà là giá của một loạt hàng hóa được lựa chọn. Đó là mức giá bình qn gia quyền, được tính dựa theo chỉ số giá và tỷ trọng của mỗi loại hàng hóa trong tổng số giá cả các hàng hóa được chọn.

 Chỉ số giá phổ biến để tính lạm phát là chỉ số giá bán lẻ hàng tiêu dùng (CPI). Để tính CPI, mỗi mặt hàng được gắn một trọng số cố định tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó trong ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng. Sau đây là một ví dụ cụ thể của P. A. Samuelson về tính chỉ số CPI cho một nhóm hàng hố tiêu biểu:

- Giả sử nhóm hàng hố tiêu biểu này gồm 3 loại sản phẩm: thịt, bánh mì và sữa. Coi năm 2021 là năm cơ sở, giá của mỗi sản phẩm là 100. - Ví dụ, giá trị của sản phẩm trong năm cơ sở được xác định như sau:

+ Thịt: 8000VNĐ/lạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Để tính chỉ số CPI, ta sẽ sử dụng công thức sau: CPI = (Giá trị hiện tại / Giá trị năm cơ sở) x 100 - Áp dụng cơng thức này vào ví dụ, ta có:

+ Chỉ số CPI cho thịt: (9500 / 8000) x 100 = 118,75 + Chỉ số CPI cho bánh mì: (2500 / 2000) x 100 = 125 + Chỉ số CPI cho sữa: (7500 / 7000) x 100 = 107,14 - Tổng chỉ số CPI cho nhóm hàng hố tiêu biểu này là:

CPI tổng = (118,75 + 125 + 107,14) / 3 = 116,96

- Như vậy, nếu coi năm 2021 là năm gốc trong đó CPI là 100, thì năm 2022 có CPI là 116,96.

- Tỷ lệ lạm phát năm 2022 là 16.96% một năm

 Chỉ số giá tiêu dùng thường được sử dụng phổ biến để tính lạm phát. Nhưng trên thực tế người ta có thể đo lường lạm phát bằng những chỉ số khác như chỉ số giả sản xuất (PPI), hệ số giảm phát GDP, ...

 Hệ số giảm phát GDP phản ánh biến động giá cả của tất cả các hàng hóa được tỉnh trong GDP. Chỉ số này được xác định:

 Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá bán buôn hay mức giá ở giai đoạn sản xuất. PPI được tính tốn dựa trên rất nhiều giả hàng hóa, bao gồm giá

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thực phẩm, các sản phẩm chế tạo và khống sản. Do đặc tính của nó là rất chi tiết nên PPI thường được các doanh nghiệp sử dụng.

<i><b>1.2. Phân loại lạm phát</b></i>

 Dựa vào mức độ nghiêm trọng của lạm phát, lạm phát được chia thành ba loại: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

 Lạm phát vừa phải (với tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm) được đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đốn được. Do đó, lạm phát vừa phải có tác động khơng đáng kể đến nền kinh tế.

 Lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba chữ số). Tốc độ tăng giá trong lạm phát phi mã khá nhanh và kéo dài, gây ra những tác động lớn đến nền kinh tế. Một khi lạm phát phi mã ăn sâu thì sẽ làm xuất hiện rất nhiều biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

 Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra với tỷ lệ lạm phát rất cao, tốc độ gia tăng nhanh chóng và khơng có giới hạn cuối cùng. Trong lịch sử từng chứng kiến cuộc siêu lạm phát hàng tỷ phần trăm ở Đức năm 1922 -1923. Từ tháng Giêng năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá tăng từ 1 lên 10.000.000.000.

 Những đặc điểm thường gặp của siêu lạm phát là:

- Thứ nhất, cầu thực tế về tiền giảm mạnh. Vào cuối thời kỳ siêu lạm phát của Đức, cầu tiền thực tế chỉ bằng một phần năm mươi mức cầu tiền của hai năm trước đó.

- Thứ hai, giá tương đối trở nên rất không ổn định. Trong điều kiện bình thường, lương thực tế của một người xê dịch ít. Trong thời kỳ siêu lạm phát của Đức, tiền lương thực tế thay đổi rất mạnh.

 Tại sao lại có lạm phát? Samuelson khẳng định là khơng có ngun nhân đơn lẻ nào mà do sự tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau. Bình thường, lạm phát ln ở trong tình trạng âm ỉ hay cịn gọi là lạm phát qn tính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Khi có những tác động thúc đẩy, lạm phát sẽ được phát động và thường rất khó dừng lại. Trong số các tác nhân làm phát động lạm phát, sự chú ý được dành nhiều nhất cho những thay đổi đột ngột của tổng cầu (lạm phát cầu kéo) và tổng cung (lạm phát chi phí đẩy).

- Lạm phát cầu kéo diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một nước, kéo giá tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu. Trong trường hợp này với mức cung hạn chế, cầu tăng làm tăng mức giá chung và gây ra lạm phát.

+ Sơ đổ sau minh họa q trình lạm phát cầu kéo.

+ Trong đó: Q* là sản lượng tiềm năng; AS là tổng cung

AD là tổng cầu.

+ Điểm cân bằng ban đầu tại E, chi tiêu mở rộng đẩy đường AD lên trên đến AD’. Điểm cân bằng của nền kinh tế dịch chuyển đến E. Mức giá chung tăng từ P đến P’. Lạm phát cầu kéo đã xảy ra.

- Lạm phát chi phí đẩy là lạm phát xảy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp cao và mức huy động nguồn lực yếu ớt. + Chẳng hạn khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thối, nhưng lại có sự tăng giá của một trong các yếu tố đầu vào làm tăng chi phí sản

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

xuất, địi hỏi các doanh nghiệp phải tăng giá hàng hóa và dịch vụ, dẫn tới lạm phát.

+ Sơ đồ minh họa q trình lạm phát chi phí đẩy.

+ Điểm cân bằng ban đầu tại E, chi phí sản xuất tăng đẩy đường tổng cung AS lên trên đến AS’. E’ là điểm cân bằng mới của nền kinh tế. Mức giá chung tăng từ P đến P’. Lạm phát chi phí đẩy đã xảy ra.

<i><b>1.3. Tác động của lạm phát</b></i>

 Các nhà kinh tế thường cho rằng lạm phát dự đoán được với tỷ lệ vừa phải sẽ gây ra ít tác động đối với hiệu quả kinh tế hay đối với sự phân phối thu nhập và của cải.

 Lạm phát gây ra những tác động rõ rệt đến hiệu quả kinh tế. Nó làm sai lệch các tín hiệu giá, tiền tệ và lãi suất, bóp méo các quan hệ kinh tế thực tế và làm tăng chi phí cho mọi hoạt động kinh tế của các chủ thể, … Lạm phát cũng làm tăng thuế một cách tự động và do đó càng gây khó khăn lớn hơn cho những người bị đánh thuế. Lạm phát gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, tạo áp lực tâm lý nặng nề, tệ nạn xã hội phát sinh.  Vì vậy, hiện nay hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu quan

trọng của các chính sách kinh tế vĩ mơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>2. Lý thuyết thất nghiệp </b>

<i><b>2.1. Các khái niệm về thất nghiệp</b></i>

 Thất nghiệp là hiện tượng người lao động khơng có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm.

 Người có việc làm cùng với những người thất nghiệp tạo thành lực lượng lao động của xã hội.

 Những người không nằm trong lực lượng lao động gồm những người đang đi học, nội trợ, nghỉ hưu, quá ốm đau không làm việc được hoặc khơng đi tìm việc nữa.

 Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp trong tổng số lực lượng lao động.

<i><b>2.2. Tác động của thất nghiệp</b></i>

 Về kinh tế: Ở những thời kỳ mức thất nghiệp cao, nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động thất nghiệp có thể sản xuất ra. Trong thời kỳ thất nghiệp cao, GNP thực tế thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng của nó, một phần các nguồn lực vốn khan hiếm của nền kinh tế không được sử dụng, sản lượng quốc gia giảm xuống một cách nghiêm trọng.

 Về xã hội: Thất nghiệp cao gây ra sự thiệt hại về kinh tế rất lớn nhưng thiệt hại về xã hội cũng rất khổng lồ. Không một giá trị bằng tiền nào có thể nói hết những thiệt hại về người và tâm lý xã hội trong thời kỳ thất nghiệp.

<i><b>2.3. Phân loại thất nghiệp</b></i>

 Xét về nguyên nhân gây ra thất nghiệp, có thể chia thành 3 nhóm, đó là thất nghiệp cơ học, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

 Thất nghiệp cơ học là thất nghiệp xảy ra do có sự di chuyển cơ học trong lực lượng lao động. Thất nghiệp cơ học xảy ra là do người lao động cần có thời gian để tìm kiếm việc làm.

 Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Sự mất cân đối có thể xảy ra do việc thu hẹp một ngành này và mở rộng ngành khác trong khi cung lao động không kịp điều chỉnh; sự phát triển của một khu vực hay vùng lãnh thổ không tương xứng với quy mô lực lượng lao động.

 Thất nghiệp chu kỳ xảy ra do cầu lao động sụt giảm mạnh trong các thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh.

 Xét về tính chất, có thể chia thất nghiệp thành thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.

 Thất nghiệp tự nguyện xảy ra với một bộ phận những người trong lực lượng lao động khi những người này không chấp nhận làm việc với mức lương thị trường.

- Sơ đồ sau đây minh họa thất nghiệp tự nguyện: Trong trường hợp này tiền lương là linh hoạt để cân bằng thị trường lao động. Tất cả thất nghiệp là tự nguyện.

L* là toàn bộ lực lượng lao động của nền kinh tế;

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

S là đường cung lao động trên thị trường; D là đường cầu lao động trên thị trường;

W là mức lương cân bằng trên thị trường lao động; AE là số người có việc làm;

EF là số người thất nghiệp tự nguyện.

- Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục hiệu quả của những thị trường cạnh tranh.

- Thất nghiệp tự nguyện hồn tồn có hiệu quả về mặt kinh tế vì họ chính là lực lượng lao động dự trữ cho nền kinh tế. Nền kinh tế có thể cần những cơng nhân thất nghiệp dự trữ, sẵn sàng làm việc ngay lập tức khi một công việc quan trọng bị trống.

 Thất nghiệp không tự nguyện là thất nghiệp xảy ra đối với những người đủ tiêu chuẩn và muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc tại mức lương thị trường.

- Sơ đồ sau đây minh họa thất nghiệp không tự nguyện. Sơ đồ cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu tiền lương không được điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động.

</div>

×