Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

thất nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô chống thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.34 KB, 36 trang )

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Nó là môn học
nghiên cứu xem xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra
những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội.
Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của hinh tế học – nghiên cứu sự vận
động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nưởctên bìn diện toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế vĩ là môn kinh tế cơ sở, đề cập đến cơ sở lý thuyết và các phương
pháp phân tích sự vận động của nền kinh tế tổng thể, làm nền tảng cho các chuyên
ngành kinh tế khác.
Khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế mở, hội nhập với thị
trường kinh tế thế giới thì những biến động của kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng
ít nhiều đến đến kinh tế Việt Nam. Vì vậy học và hiểu kinh tế vi mô là một vấn đề
quan trọng.
Kinh tế vĩ mô quan tâm đên nhiều vấn đề, trong đó “thất nghiệp” là một vấn
đề quan trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn. Cuốn bài tập lớn này của em chỉ có thể đề
cập đến một vấn đề rất nhỏ của vấn đề lớn này.
Cuốn này bao gồm hai phần lớn:
- Phần I: Thất nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô chống thất nghiệp.
- Phần II : Đánh giá mức nhân dụng của Việt Nam thời kỳ 2000-2005.
Tuy có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo bộ môn và sự cố gắng của bản thân
nhưng em không thể nào tránh khỏi những thiếu sót; em rất mong được sự xem
xét,giúp đỡ của thầy cô và các bạn để bài tập lớn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
1
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG I
THẤT NGHIỆP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VI MÔ


CHỐNG THẤT NGHIỆP
A. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ, VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC ĐẠI HỌC
I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế vĩ mô.
Kinh tế học vĩ mô là một nhánh của kinh tế học,nghiên cứu sự vận động và
những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.Nghĩa là kinh tế vĩ mô ngoài nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc
gia trước mỗi vấn đề kinh tế cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp,
xuất nhập khẩu hàng hoá, tư bản và sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập
giữa các thành viên trong xã hội.
2.Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô
Khác với khoa học tự nhiên, khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, người ta
thường áp dụng phương pháp quan sát. Điều đó do các hiện tượng kinh tế hết sức
phức tạp, thường xuyên biến động và chịu nhiều yếu tố tác động.vì vậy khi nghiên
cứu kinh tế học vĩ mô chúng ta phải thu thập các số liệu.
Sau khi thu thập xong số liệu, cần phải tiến hành phân tích với các phương
pháp phân tích thích hợp. Một phương pháp vô cùng quan trọng trong nghiên cứu
kinh tế là phương pháp trừu tượng hoá, bóc tách các nhân không định nghiên cứu (cố
định nhân tố này) để xem xétcác mối quan hệ giữa những biến số cơ bản. Khi phân
tích trừu tượng như vậy, việc sử dụng phương pháp thống kê có ý nghĩa rất lớn.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
2
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Sau đó phải đối chiếu kiểm tra với thực tế để rút ra kết luận sát thực với đời
sống kinh tế.
3.Một số vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản.
Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao
gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung, và thương mại nquốc tế của một

nền kinh tế. Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì
quyết định giá trị hiện tại của các biến số kinh tế này? Điều gì quyết định những
thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng khảo sát
mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn, dài
hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để
tìm ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này.
- Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của
một quốc gia là GDP. GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của một quốc
gia. Phần lớn các quốc gia đều có tăng trưởng trong dài hạn, mặc dù vậy, tăng
trưởng kinh tế có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm
trong một số trường hợp. Những biến động trong ngắn hạn của GDP được gọi là
chu kì kinh doanh
- Thất nghiệp là biến số then chốt thứ hai mà kinh tế học vĩ mô quan tâm
nghiên cứu. Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích
cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động. Sự biến động ngắn
hạn của tỷ lệ thất nghiệp lien quan đến những dao động của chu kì kinh doanh .
Ngững thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại
- Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát.
Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên thế giới trong những thập kỉ gần đây. Vấn đề
dắt ra là điều gì quy định tỷ lệ lạm phát dài hạn và những biến động ngắn hạn của
lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỷ lệ lạm phát có lien quan như thế nào
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
3
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
đến chu kì kinh doanh? Phải cgăng ngân hang trung ương theo đuổi mục tiêu lạm
phát bằng không?
- Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế vĩ mô xem xét là cán cân thương mại.
Tầm quan trọng của cán cân thượng mại là gì và điều gì quy định sự biến động của
nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần

nhận thức là mất cân bằng thương mại lien quan chặt chẽ đến sự luân chuyển vốn
quốc tế. Nhìn chung khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hoá từ thế giới bên ngoài
so với xuất khẩu, nước đó phải trrang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách
vay tiền từ thế giới bên ngoài hoặc giảm lượng tài sản quốc tế hiện đang nắm giữ.
Ngược lại, khi xuất khẩu ròng dương, thì nước đó tích tụ tài sản của thế giới bên
ngoài. Như vậy nghiên cứu về mất cân bằng thương mại lien quan chặt chẽ đến
việc nghiên cứu tại sao công dân một nước lại đi vay hoặc cho công dân nước khác
vay tiền.
II. VỊ TRÍ CỦA MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC
ĐẠI HỌC.
Kinh tế vĩ mô là một môn học quan trọng ,làm nền tảng cho những nhà kinh
tế sau này. Môn học này là một môn kinh tế cơ sở, đề cập đến cơ sở lý thutết và
phương pháp phân tích sự vận động của nền kinh tế tổng thể, làm nền tảng cho các
môn kinh tế khác như kinh tế lượng, kinh tế phát triển v.v… Môn học kinh tế vĩ mô
còn là môn học quan trọng giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế
của một đất nước.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
4
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
B. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ VỀ THẤT NGHIỆP: KHÁI NIỆM, CÁCH
TÍNH TỈ LỆ THẤT NGHIỆP, PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP, TÁC HẠI CỦA
THẤT NGHIỆP.
I.CÁC KHÁI NIỆM.
1. Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ
và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp.
2. Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động có việc hoặc chưa
có việc làm.
Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
3. Người có việc làm là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn

hoá, xã hội …
4. người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn
và đang tìm việc làm.
5. ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ
tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao
gồm người đi học, nội trợ gia đình, ngững người không có khả năng lao động do
ốm đau, bệnh tật … và một bộ phận không muốn đi tìm việc làm do những lý do
khác nhau.
II. TỶ LỆ THẤT NGHIỆP.
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất
nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp được tính cho toàn bộ dân số là những người trưởng thành
sống ở khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn – trong độ tuổi lao động, phân
theo nhóm tuổi, giới tính và theo khu vực địa lý. Ở khu vực nông thôn, sản xuất có
tính thời vụ, việc tính chỉ tiêu thất nghiệp có rất ít ý nghĩa.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
5
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
TỶ LỆ Số người thất nghiệp
Lực lượng lao động
Một chỉ tiêu thay thế khác là tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng. Đó chính
là tỷ lệ phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công
có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày công có
nhu cầu làm việc thêm).
Tỷ lệ thời gian lao động Tổng số ngày công làm việc thực tế
Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
Từ số liệu ở trên các nhà thống kê còn tính chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng
lao. Nó được tình bằng tỷ lệ phần trăm dân số trưởng thành của Việt Nam nằm
trong lực lượng lao động:

Chỉ tiêu thống kê này cho chúng ta biết phần dân số quyết định tham gia vào
thị trường lao động. Giống như tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
được tính cho toàn bộ dân số trưởng thành và cho các nhóm hẹp hơn.
III. PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP.
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ điều
đocs thể được chia thành các loại như sau:
1. Phân loại theo loại hình thất nghiệp.
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng nó rơi vào đâu, bộ phận nào, ngành
nghề nào v.v… Cần biết những điều đó để hiểu rõ rang về đặc điểm, tính chất, mức
độ tác hại… của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó, có thể dung những tiêu
thức phân loại dưới đây:
+ Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ).
+ Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề0.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
6
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
+ Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn…).
+ Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngàmh hang, nghề
nghiệp).
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc…
2. Phân loại theo lý do thất nghiệp.
Có thể chia thành mấy loại sau:
+ Bỏ viêc: tự ý thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp,
không hợp nghề, không hợp vùng…
+ Mất việc: các hang cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh…
+ Mới vào: lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được
việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ
công tác…)
+ Quay lai: những người đx rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại

làm việc, nhưng chưa tìm dược việc làm.
Cơ cấu các loại trên gợi cho ta nhận biết khá rõ ràng các đặc diểm và tính
chất của thất nghiệp thực tế. Nếu biết kết hợp phân loại giữa (a) và (b) sẽ tạo khả
năng phân tích sâu sắc thực trạng của thất nghiệp.
Kết cục của những người thất nghiệp khong phải là vĩnh viễn. Có những
người (bỏ việc, mất việc…) sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc,
nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng
lao động do bản than không có điều kiện phù hợp với yêu cầu của thị trường lao
động, hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc, hay có thể còn vì nguyên nhân khác.
Như vậy, số người thất nghiệp là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến
đổi không ngừng theo thời gian. thất nghiệp là một qúa trình vận động từ có việc,
mới trưởng thành trở nên thất nghiệp, rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế, việc nghiên
cứu dòng luân chuyển thất nghiỏng rất có ý nghĩa.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
7
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Nếu coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm, thì
đầu vào của dòng thất nghiệp là những người gia nhập vào đội quân này và đầu ra
là những người rời khỏi thất nghiệp. Trong cùng thời kỳ, khi dòng vào lớn hơn
dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp sẽ
giảm xuống. Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ
lệ thất nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời phản
ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trường lao động. Quy mô thất
nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình. Trong một đợt thất
nghiệp, mỗi người có một thời gian thất nghiệp lien tục nhất định. Độ dài này có sự
khác nhau giữa các cá nhân. Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là bình quân
thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng một thời kỳ
Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, tỷ lệ thất nghiệp không đổi. Nhưng
khoảng thời gian thất nghiệp trung bìng lại rút ngắn thì cường độ (quy mô) của

dòng thất nghiệp tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh, việc tìm kiếm, sắp
xếp việc làm sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nếu hoạt động của thị trường
lao động yếu kém, thì thời gian thất nghiệp sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng gia
tăng.
Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp
đều khó dài, xã hội sẽ có đông đẩo người thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp cao và
dài hạn thường xảy ra trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Tuy nhiên thất nghiệp dài
hạn cũng có thể xảy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn việc làm. Trong trường
hợp đó, lý do chủ yếu thường nằm trong sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị
trường lao động (đào tạo, môi giới, chính sách tuyển dụng, tiền lương v.v…)
3.Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
a. Thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời
gian tìm kiếm công việc hoặc nơi lao động tốt hơn, phù hợp với ý mốn riêng (lương
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
8
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
cao hơn, gần nhà hơn…), hoặc những người mới bước vào thị trường lao động
đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm… Mọi xã hội trong bất kỳ thời diểm
nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ khác nhau về quy mô số người và thời gian
thất nghiệp.
Trong hầu hết các thị trường, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung cầu. Trong
thị trường lao động lý tưởng, tiền lương sẽ điều chỉnh để loại bỏ tình trạng thất
nghiệp. Song thực tế cho thấy ngay cả khi nền kinh tế vận hành tốt thì thất nghiệp
vẫn tồn tại.
b. Thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp cơ cáu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cầu giữa các loại
lao động (giữa ngành nghề, khu vực …). Loại này gắn liền với sự biến động cơ cáu
kinh tếvà khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động (tổ chức đào tạo,

môi giới …). Khi sự biến động này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm
trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn
c. Thất nghiệp do thiếu cầu.
Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống.
Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp
chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu
kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất
nghiệp xảy ra ở khắp mọi nơi, mị ngành nghề.
d. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường.
Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó
xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các yếu tố cả lực lượng thị trường và
cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ
quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn liền với kết quả lao động, mà còn quan hệ
đến mức sống tối thiểu; nên nhiều quốc gia (do chính phủ hặc công doàn) ncó quy
định cứng nhắc về mức lương tối thiểu; sự không linh hoạt của tiền lươn(ngược lại
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
9
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
với sự năng động của thị trường lao động) dãn đến một bộ phận mất việc làm hoặc
khó tìm được việc làm.
Tóm lại , thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ
phận riêng biệt của thị trường lao động. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh
tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng (đường cầu lao động dịch
chuyển sang trái). Còn thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển do các yếu tố chính trị, xã
hội quyết định
4. Thất nghiệp do quan điểm của xã hội về thất nghiệp tự nguyện và thất
nghiệp không tự nguyện.
Các phân tích hiện đậi về thất nghiệp đưa ra một khái niệm mới là thất
nghiệp tự nhiên, dựa trên cơ sở xem xét sự cân bằng của thị trường lao động và

nhấn mạnh một phân loại mới là thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự
nguyện.
Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc,
do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. Giả
thiết này là cơ sở để xây dựng hai đường cung: một đường cung lao động nói
chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tượng ứng với các mức lương
của thị trường lao động; một dường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận mức
lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu
thị con số thất nghiệp tự nguyện.
Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh
nghiệp quyết định . Đường LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường
LS* là đường cung bộ phận lao động sẵn sang chấp nhận việc làm tương ứng với
mức lương của thị trường lao động, EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự nguyện.
Có thể nói thất nghiệp tự nhiên bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số
người thất nghiệp cơ cấu, vì đó là những người chưa sẵn sang làm việc với mức
lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
10
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Nếu xã hội có chế độ quy định mức lương tối thiểu, giả sử ở W
1
cao hơn
mức lương cân bằng của thị trường lao động (W*).
Ở mức lương W
1
, cung lao động sẵn sang chấp nhận việc làm (LS*) sẽ lớn
hơn cầu về lao động. Đoạn AB biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính là số người
thất nghiệp mà theo “lý thuyết cổ điển” là bộ phận thất nghiệp tự nguyện, bởi xã
hội chỉ chấp nhận việc làm tại mức lương cao hơn (W

1
). Tổng số thất nghiệp tự
nguyện trong trường hợp này là doạn AC bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp
cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ,
công nhân mất việc… nên loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp không tự
nguyện.
IV. TÁC HẠI CỦA THẤT NGHIỆP.
Công ăn việc làm gắn liền với kinh té thị trường; khi không có công ăn việc
làm sẽ trở thành người thất nghiệp. Nạn thất nghiệp là một thực té nan giải của mọi
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
11
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
quốc gia có nền kinh tế thị trường, cho dù quốc gia đó kém phát triển hay phát triển
cao.
Khi thất nghiệp ở mức cao, sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng
hết, thu nhập cá nhân giảm sút. Khó khănm kinh tế tràn sang lĩnh vực xã hội. Nhiều
hiện tượng tiêu cực phát triển. Tác hại của thất nghiệp là rất rõ ràng. Người ta có
thể tính toán được sự thiệt hại về kinh tế. Đó là sự giảm sút to lớn về sản lượng và
đôi khi còn kéo theo cả nạn lạm phát to lớn. Sự thiệt hại lớn về kinh tế do thất
nghiệp mang lại ở nhiều nước đến mức không thể nào so sánh với thiệt hại do tính
không hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh tế vĩ mô nào khác. Những kết quả
điều tra xã hội học cho thấy rằng, Thất nghiệp phát triển luôn gắn với sự tăng các tệ
nạn xã hộ như trộm cắp, cờ bạc,…,làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ
nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của
nhiều người.
Thất nghiệp gây ra những chi phí đáng kể đối với xá hội, nhưng điều quan
trọng là cần hiểu các chi phí này một cách chính xác để giúp các nhà hoạch định
chính sách có những cách điều chỉnh thích hợp.

Một đặc điểm quan trọng của thất nghiệp là nó phân bố không đồng đều đến
toàn xã hội. Do đó, chi phí của nó phân bố không đồng đều. Thất nghiệp thường
ảnh hưởng mạnh nhất đến thânh niên và những nhóm dân cư nghèo trong xã hội.
Đối với cá nhân, thất nghiệp là một gánh nặng. Khi bị mất việc, thu nhập của
công nhân giảm, ảnh hưởng xấu đến mức sống, đồng thời họ dễ bị tổn thương về
mặt tâm lý. Nếu thất nghiệp kéo dài, các kỹ năng lao động của công nhân cũng bị
mai một. Mối quan hệ gia đình có thể trở nên căng thẳng khi người trụ cột trong gia
đình bị thất nghiệp.
C. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ LÀM GIẢM TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
12
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
* Đối với thất nghiệp tự nhiên
Muốn giảm bớt thất nghiệp xã hội cần đem đến nhiều việc làm, đa dạng hơn
và có mức tiền công tốt hơn, đồng thời phải đổi mới, hoàn thiện thị trường lao động
để đấp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của dianh nghiệp và người lao động.
Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản
xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định gắn với năng suất lao động
ngày càng cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Trong những
điều kiên đó, cầu về lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ
giảm xuống.
Để thúc đẩy quá trình này cần có những chính sách khuyến khích đầu tư,
thay đổi công nghệ sản xuất. điều này lien quan đến các chính sách tiền tệ (lãi suất),
xuất nhập khẩu, giá cả(tư liệu lao động…),thuế thu nhập v.v…
Ở những nước đang phất triển có lao động dư thừa nhiều nhưng thiếu vốn, có
thể tạo ra các doanh nghiệp nhỏ(cá thể hoặc nhỏ về vốn nhưng dung nhiều lao
động) bằng sự hỗ trợ vốn của nhà nước hoặc tổ chức kinh tế, xã hội thong qua các
dự án việc làm.

Tăng cường và hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại và tổ chức
tốt thị trường lao động sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm việc
làm, có thể rút ngắn được thời gian tìm việc bởi cơ cấu và trình độ của người tìm
việc ngày càng sát hơn với cơ cấu kinh tế và sự đòi hỏi của doanh nghiệp.
*Đối với thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ thường là một thảm hoạ vì nó xảy ra trên quy mô lớn.
Tổng cầu và sản lượng suy giảm, Đời sống người lao dộng bị thất nghiệp gặp khó
khăn. Gánh nặng này thường dồn vào những người nghèo nhất (lao đọng giản đơn),
bất công xã hội do vậy lại tăng lên
Các chính sách mở rộng tàu khoá và tiền tệ nhằm tăng mức tổng cầu và dẫn
đến việc phục hồi kinh tế, giảm thất nghiệp loai này.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
13
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
I. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ.
1.Chính sách tài khoá.
Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính phủ để
hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn.
-Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu là Chi tiêu của chính phủ và
thuế.
-Mục tiêu của chính sách là
+trong ngắn hạn:cân bằng ngân sách, chống suy thoái, chống lạm phát
+trong dài hạn: làm thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế để đẩy sản
lượng tiềm năng lên.
-người thực hiện chính sách: Bộ tài chính, kho bạc nhà nước
2. Ảnh hưởng của chính sách đến việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
a. Đối với thất nghiệp tự nhiên.
Về mặt dài hạn, với các công cụ của mình, chính sách tài khoá cũng làm tăng
sản lượng tiềm năng dãn đến giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

b. Đối với thất nghiệp chu kỳ.
Thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi nền kinh tế suy thoái.
Khi nền kinh tế ở giai đoạn sa sút, nhịp độ hoạt động kinh tế giảm,nền kinh
tếddang suy thoái:
+Q
0
< Q
p
+tỉ lệ thất nghiệp tăng
+có thâm hụt ngân sách
→ Để chống suy thoái thì có một trong ba cách:
+ tăng chi tiêu chính phủ & giữ nguyên thuế.
+ giảm thuế & giữ nguyên chi tiêu chính phủ.
+ giảm thuế & tăng chi tiêu chính phủ.
→Khắc phục được suy thoái→ giảm được tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
14
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
1. Chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền
kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.
-Công cụ : mức cung tiền (MS) và lãi suất (i) .
-Đối tượng: tác động vào đầu tư tư nhân.
-Mục tiêu:
+ngắn hạn : chống lạm phát, suy thoái.
+dài hạn : thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế để tăng sản lượng tiềm
năng Ngưới thực hiện: ngân hàng trung ương.
2. Ảnh hưởng của chính sách đến việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

a. Đối với thất nghiệp tự nhiên.
Do tác động của lãi suất (i) đến đầu tư nên trong dài hạn việc sử dụng chính
sách tiền tệ sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng dẫn đến việc làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên.
b. Đối với thất nghiệp chu kỳ.
Thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế suy thoái
+ sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng.
+ tỷ lệ thất nghiệp thực tế lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
+ thuế thu được nhỏ hơn chi tiêu của chính phủ.
Để giả được thất nghiệp thì phải chống suy thoái. Để chống suy thoái chúng
ta phải áp dụng chính sách tiền tệ lỏng bằng cách: tăng lượng cung tiền hoặc giảm
lãi suất. Việc này sẽ làm tăng đầu tư, dẫn đến tăng sản lượng thực tế, làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp.
III. CHÍNH SÁCH THU NHẬP.
1. Chính sách thu nhập.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
15
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Chính sách thu nhập bao gồm hang loạt các biện pháp ( công cụ ) Mà các
Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để làm giảm lạm
phát và chống that nghiệp.
Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng
rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chungđể ấn định tiền công và giá cả, những quy
tắc pháp lý rang buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương… đến những công cụ mềm
dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập.
2. Ảnh hưởng của chính sách thu nhập đến việc giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tiền lương tăng thì có tác động:
+hộ gia đình: thu nhập tăng dẫn đến chi tiêu tăng→tổng cầu tăng làm tăng
sản lượng kéo theo là giảm tỷ lệ thất nghiệp.

+hãng kinh doanh: chi phí sản xuất, kinh doanh tăng→ tổng cung giảm sản
lượng giảm làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Chính sách này thường gặp khó khăn bởi nó tác động cả vào tổng cung và
tổng cầu của nền kinh tế.
IV. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI.
1. Chính sách kinh tế đối ngoại.
Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước thi trường mở là nhằm ổn điịnh
tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận
được.
Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng,
các quy định về hang rào thuế quan bảo họ mậu dịch và cả những biện pháp tài
chính tiền tệ khác, tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu.
-công cụ: tỷ giá hối doái và các chính sách thương mại
- đối tượng tác động: xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM).
- mục tiêu: chống suy thoái, chống lạm phát, giảm thất nghiệp.
- người thực hiện: ngân hàng nhà nước, bộ thương mại.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
16
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
2. Ảnh hưởng của chính sách kinh tế đối ngoại đến việc làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp.
Khi chính phủ thực hiện phá giá đồng nội tệ(giảm tỷ giá e) thì xuất khẩu
tăng, nhập khẩu giảm,xuất khẩu ròng tăng,làm cho tổng cầu tăng,sản lượng tăng,tỷ
lệ thất nghiệp giảm.
D. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TRÊN ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ.
I. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ.
1. Trong ngắn hạn .
Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công

cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Khi nền linh tế ở quá xa về bên trái hay bên phải mức sản lượng tiềm năng
thì là lúc cần có tác động của chính sách tài khoá để đưa mức sản lượng thực tế trở
về mức sản lượng tiềm năng.
Về mặt lý thuyết chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá:
-Giả sử lúc nền kinh tế dang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp. Các
hang tư nhân không muốn đầu tư them, còn người tiêu dung không muốn chi them
cho tiêu dung. Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này để mở rộng tổng cầu, Chính phủ
phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, năng cao mức chi tiêu chung cho nền kinh tế.
Trong mô hình số nhân đầy đủ, việc chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khến
sản lượng tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khôi phục
-Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong tình trạng phát đạt quá mức, lạm phát
tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế nhờ đó múc chi tiêu chung sẽ
giảm, sản lượng giảm và lạm phát sẽ chững lai.
Tuy nhiên trong thực tế, chính sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến vậy,
Đặc biệt là trong nền kinh tế hiệ đạihệ thống tài chính hiệ đại có những yếu tố tự ổn
định mạnh mẽ, đó là: những thay đổi tự động về thuế, hệ thống bảo hiểm Tuy
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
17
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
nhiên những nhân tố ổn định tự động chỉ có thể làm giảm một phần các giao động
của nền kinh tế, mà không thể xoá bỏ hoàn toàn những giao động đó. Phần còn lại
đặt lên vai của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
2. Trong dài hạn.
Về mặt dài hạn, chính sách tài khoà có thể tác dụng đến điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển lâu dài.
II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
1. Về ngắn hạn.
Tương tự như chính sách tài khoà, chính sách tiền tệ bằng hai công cụ của

mình là lượng cung tiền(MS) và lãi suất (i),sẽ điều chỉnhđể đưa nền kinh tế trở về
mức sản lượng tiềm năngkhi nền kinh tế ở quá xa về bên phải hoặc về bên trái mức
sản lượng tiềm năng.
2. Về dài hạn.
Do tác động của chính sách tiền tệ đến dầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng lớn
đến GNP tiềm năng về mặt dài hạn.
III. CHÍNH SÁCH THU NHẬP.
IV. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI.

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ MỨC NHÂN DỤNG CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ 2000-2005
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
18
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
A. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
vIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005.
I. NHỮNG THÀNH TỰU MỚI
1.Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, vượt qua thời kỳ suy
giảm về tốc độ tăng trưởng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
-Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế nước có tốc độ tăng năm sau luôn luôn
cao hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng
7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng
8,43%). Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong
nước tăng 7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000.
-Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong 5 năm
2000-2005 đạt 7,51% đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao
của khu vực và thế giới

-Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương
đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: (1) Nông lâm nghiệp và
thuỷ sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị tăng thêm
theo giá thực tế chiếm trong tổng sản phẩm trong nước của khu vực công nghiệp và
xây dựng đã tăng từ 36,73% năm 2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002;
39,47% năm 2003; 40,21% năm 2004 và năm 2005 ước tính chiếm 41,04%. Khu
vực nông lâm nghiệp và thủy sản tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,42% về
giá trị sản xuất và 3,83% về giá trị tăng thêm, nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm
trong nước đã giảm từ 24,53% năm 2000 xuống 23,24% năm 2001; 23,03% năm
2003; 21,81% năm 2004 và ước tính năm 2005 chỉ còn 20,89%. Khu vực dịch vụ
vẫn duy trì được tỷ trọng chiếm trên dưới 38% tổng sản phẩm trong nước.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
19
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
2. Huy động vốn đầu tư đạt kết quả cao, tạo nguồn lực tăng cường kết cấu
hạ tầng kinh tế-xã hội
-Tính ra, vốn đầu tư phát triển bình quân mỗi năm trong 5 năm 2001-2005
đạt trên 240 nghìn tỷ đồng.Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước đã
tăng từ 35,42% năm 2001 lên 37,16% năm 2002; 37,76% năm 2003; 38,45%
năm 2004 và ước tính năm 2005 là 38,67%. Tỷ lệ đầu tư của nước ta hiện nay
chỉ thấp hơn Trung Quốc, còn cao hơn hầu hết các nước trong khu vực
-Trong tổng số vốn đầu tư 5 năm 2001-2005 thì vốn đầu tư trong nước
chiếm tới 84%. Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn vốn
trong nước, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục được chú trọng.Vốn
ODA và FDI ngày càng tăng.
-Nhờ đẩy mạnh đầu tư nên năng lực của hầu hết các ngành, các lĩnh vực
đều tăng lên đáng kể.
3. Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hoá

giáo dục, chăm sóc sức khoẻ dân cư và một số lĩnh vực khác có những tiến bộ
đáng kể.
-Do kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối khá và việc điều chỉnh mức lương
tối thiểu từ 180 nghìn đồng cuối năm 2000 lên 210 nghìn đồng đầu năm 2001; 240
nghìn đồng năm 2002; 290 nghìn đồng đầu năm 2003 và 350 nghìn đồng năm 2005
-Tổng cục Thống kê đã tính được tỷ lệ hộ nghèo lương thực, thực phẩm tại 3 thời
điểm 1999; 2001-2002 và 2003-2004. Tỷ lệ này đã giảm từ 13,3% năm 1999 xuống
còn 9,9% năm 2001-2002 và 6,9% năm 2003-2004
-Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những mặt tiến bộ. Đến cuối năm 2005 đã cơ
bản hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học. Tỷ lệ trẻ em từ 3-5
tuổi đi học mẫu giáo năm 2005 đạt 58,9%, vượt mục tiêu đề ra là đạt 58%; tỷ lệ đi
học đúng độ tuổi cấp tiểu học tăng từ 92,7% năm học 2000-2001 lên 93,9% năm học
2004-2005, trung học cơ sở tăng từ 71,2% lên 77,7% và trung học phổ thông tăng từ
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
20
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
33,6% lên 40%. Chỉ số giáo dục cho tất cả của nước ta được xếp vị trí 64/127, đứng
trên một số nước trong khu vực như In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Ấn Độ
-Công tác y tế và chăm lo sức khoẻ cộng đồng không ngừng mở rộng mạng
lưới phục vụ. Đến hết năm 2004 cả nước đã có 97,6% số xã, phường và thị trấn có
trạm y tế. Số bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập năm 2004 tăng 27,8% so
với năm 2000.
-Các hoạt động văn hoá thông tin triển khai tương đối rộng khắp, nhất là
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
-Công tác xuất bản, phát thanh truyền hình, hoạt động thể dục thể thao cũng
có những kết quả tích cực.
II.HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP
1. Nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh thấp
và chứa đựng nhiều mặt mất cân đối.

-Những năm 2001-2005 vừa qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng bình quân
mỗi năm 7,51% là một thành công, nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô của
nền kinh tế còn nhỏ bé, giá trị tăng thêm của 1% tăng lên không cao và do vậy đến
năm 2005 nước ta vẫn chưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập
thấp.
-Trong những năm vừa qua, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nên kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá so với tổng sản phẩm trong nước đã đạt tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ này năm
2004 là 65,7% với mức bình quân đầu người 323,1 USD, tăng 73,2% so với mức
bình quân đầu người năm 2000. Tuy nhiên mức bình quân này cũng chỉ bằng 70,8%
kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Trung Quốc; 67,3% của Phi-li-pin;
21,4% của Thái Lan; 7,7% của Xin-ga-po; 6,5% của Ma-lai-xi-a và 2,4% của Bru-nây.
-Một hạn chế lớn khác của nền kinh tế nước ta là đang chứa đựng nhiều mặt
mất cân đối. Quan hệ tích luỹ, tiêu dùng ít được cải thiện. Tích luỹ trong tổng sản
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
21
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
phẩm trong nước chiếm tỷ trọng thấp và gần như không tăng qua các năm (Năm
2001 chiếm 31,2%; 2002 chiếm 33,2%; 2003 chiếm 35,4%; 2004 chiếm 35,5%).
Trong quan hệ thương mại, nhập siêu tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng ở
mức tương đối cao. -Do tiềm lực còn hạn hẹp nên sức cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta thấp thua nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong khi thời
điểm thực hiện tất cả các cam kết tự do thương mại trong khuôn khổ AFTA và WTO
đang cận kề. Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) công bố những năm gần đây thì Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của nền
kinh tế nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí 79/104 năm 2004 và
81/117 năm 2005; Chỉ số cạnh tranh doanh nghiệp (BCI) cũng tụt từ vị trí 50/102 năm
2003 xuống 79/104 năm 2004 và 80/116 năm 2005.
2. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội
bức xúc chậm được khắc phục.

-Trong những năm vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể,
nhưng đến nay vẫn còn tương đối cao.
-Một thực tế đáng quan tâm khác là tuy thu nhập trong những năm vừa qua
của tất cả các nhóm dân cư đều tăng với tốc độ khá, nhưng xét về lượng tăng tuyệt
đối thì lại có sự chênh lệch đáng kể. Thu nhập bình quân một người một tháng của
nhóm thu nhập cao nhất năm 2003-2004 tăng 309,4 nghìn đồng, nhưng của nhóm
thu nhập thấp nhất chỉ tăng có 34,1 nghìn đồng, bằng 11,0% mức tăng của nhóm
thu nhập cao nhất.
-Một vấn đề bức xúc khác chậm được giải quyết đang gây áp lực lớn đối với
việc giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội có liên quan, đó là tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm những năm vừa
qua thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tuy có giảm
nhưng rất chậm và đến nay vẫn ở mức 5-6% (Năm 2000: 6,42%; 2001: 6,28%; 2002:
6,01%; 2003: 5,78%; 2004: 5,60% và 2005: 5,31%). Tỷ lệ thời gian lao động chưa
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
22
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cũng thường ở mức
trên dưới 20% (Năm 2000: 25,84%; 2001: 25,74%; 2002: 24,58%; 2003: 22,35%;
2004: 20,90% và 2005: 19,35%).
-Một số tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, mại dâm chưa được chặn đứng.
Đây cũng chính là một trong những môi trường lây lan HIV/AIDS. Đến nay tất cả
64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có người nhiễm HIV/AIDS.
-Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị và tai nạn giao thông tiếp tục xảy ra
nghiêm trọng. Trong 5 năm 2001-2005 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 106,7 nghìn
vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 59,5 nghìn người và làm bị thương trên 108,7
nghìn người.
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1

23
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
B. THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY CÁC SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH THẤT
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2000-2005


200
0
200
1
200
2
200
3
200
4
2005
Cả nước 6,42 6,28 6,01 5,78 5,60 5,31
A. Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 7,34 7,07 6,64 6,38 6,03 5,61
Đông Bắc 6,49 6,73 6,10 5,93 5,45 5,12
Tây Bắc 6,02 5,62 5,11 5,19 5,30 4,91
Bắc Trung Bộ 6,87 6,72 5,82 5,45 5,35 4,98
Duyên hải Nam Trung
Bộ 6,31 6,16 5,50 5,46 5,70 5,52
Tây Nguyên 5,16 5,55 4,90 4,39 4,53 4,23
Đông Nam Bộ 6,16 5,92 6,30 6,08 5,92 5,62
Đồng bằng sông Cửu
Long 6,15 6,08 5,50 5,26 5,03 4,87
B. Một số thành phố lớn

Hà Nội 7,95 7,39 7,08 6,84
Đà Nẵng 5,95 5,54 5,30 5,16
TP Hồ Chí Minh 6,48 6,04 6,73 6,58
Đồng Nai 4,75 5,14 5,27 4,86
Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2000-2005

Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
24
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
C. THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH MÀ CHÍNH PHỦ
VIỆT NAM DÃ SỬ DỤNG ĐỂ CHỐNG THẤT NGHIỆP VÀ ỔN ĐỊNH THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG.
1. Giải pháp trước mắt.
- Tuyên truyền rộng rãi trong công nhân lao động để họ nhận thức đúng sự khó
khăn góp phần để doanh nghiệp khắc phục khó khăn , ổn định và phát triển sản xuất.
Chỉ khi doanh nghiệp đi lên làm ăn có hiệu quả thì mới có điều kiện để mở rộng sản
xuất và thu hút them lao động cho xã hội.
- Giải quyết dứt điểm chế độ chính sách theo luật định đối với số lao động dã
không còn làm việc cho doanh nghiệp nữa nhưng chưa được giải quyế chính sách.
- Đối với người lao động chưa có việc, để bố trí việc làm thì áp dụng thời gian
biểu linh hoạt trong sản xuất kinh doanh là việc cần làm đối với doanh nghiệp.
- Có cơ chế để người lao động tiếp tục đóng nối bảo hiểm xã hội, từng bước
nghiên cứu và ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Đối với số lượng lao động còn tuổi còn điều kiện về sức khoẻ,thì nên dành
một khoản kinh phí cho việc đào tạo lại nghề cho họ để họ có cơ hội chuyển nghề,
chuyển việc hoặc tự kiếm việc làm mới.
- Ưu đãi về thuế, vay vốn với lãi suất thấp đối với các cơ sở sản xuất và dịch vụ,
các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để mở mang sản xuất, dịch vụ thu hút
lao động từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chuyển sang.

2. Giải pháp về lâu dài.
- Đẩy mạnh việ thực hiện các chương trình quốc gia giải quyết việc làmdã được
Chính phủ phê duyệt tại quyết định 126/1998/QD-TTG ngày 11-7-1998. Tiếp tục
nghiên cứu và lạp trình chính sách quốc gia giải quyết việc làm cho giai đoạn tiếp
theo.
- Mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm mới( là cái
gốc để giải quyết vấn đề lao động).
Sinh viên: Phạm Thị Thanh Hương
Lớp: QKT48-ĐH1
25

×