Tải bản đầy đủ (.pdf) (277 trang)

luận án tiến sĩ vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn lịch sử đảng cộng sản việt nam cho sinh viên các trường đại học y tế khu vực phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 277 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>------VI VĂN THẢO</b>

<b>VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HĨA KIẾN THỨCTRONG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMCHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>

<b>HÀ NỘI – 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>------VI VĂN THẢO</b>

<b>VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨCTRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMCHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC</b>

<i><b>Chun ngành: Lí luận và PPDH bộ mơn Giáo dục Chính trịMã số: 9.14.01.11</b></i>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Mạnh HưởngNgười hướng dẫn khoa học 2: TS Dương Văn Khoa</b>

<b>HÀ NỘI – 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>Đề tài "Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịchsử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phíaBắc" là cơng trình nghiên cứu của tơi. Trong q trình nghiên cứu, tôi đã nhận được</b></i>

sự hướng dẫn từ PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng và TS Dương Văn Khoa. Luận án của tôi đã được thực hiện dựa trên việc khảo sát và điều tra thực tế và khơng có bất kỳ cơng trình nào khác đã cơng bố những kết quả tương tự.

<b>Tác giả</b>

<b>Vi Văn Thảo</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Khoa LLCT - GDCD, Trường ĐHSP Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được sự giúp đỡ quý báu từ cá nhân, cơ quan.

Đầu tiên, tơi muốn bày tỏ lịng tri ân đến tập thể giảng viên hướng dẫn gồm

<b>PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng và TS Dương Văn Khoa. Sự nhiệt tình và hướng</b>

dẫn của thầy đã đóng góp quan trọng vào q trình thực hiện luận án của tơi.

Tơi muốn gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm, thầy cô Khoa LLCT - GDCD, Trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hồn thiện luận án.

Gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô bộ môn LLCT và các bạn sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc đã nhiệt tình và hỗ trợ tơi trong q trình điều tra, khảo sát và TNSP. Tôi cũng muốn cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

<i>Hà Nội, tháng năm 2024</i>

<b>Tác giả</b>

<b>Vi Văn Thảo</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Viết tắtViết đầy đủ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU... 1</b>

1. Tính cấp thiết của đề tài... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 4

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...4

5. Giả thuyết khoa học... 5

6. Đóng góp của luận án...5

7. Ý nghĩa của đề tài...6

8. Cấu trúc của luận án...6

<b>Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI...8</b>

1.1. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH nói chung... 8

1.1.1. Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài...8

1.1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước... 15

1.2. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH LLCT nói chung và DH mơn LSĐCSVN nói riêng...26

1.2.1. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH LLCT nói chung ... 26

1.2.2. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ...29

1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những tài liệu đã công bố được luận án kế thừa và nhiệm vụ tiếp tục giải quyết...31

1.3.1. Khái quát những nghiên cứu được luận án kế thừa...31

1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết...32

<b>Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠĐỒ HĨA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHUVỰC PHÍA BẮC...36</b>

2.1. Cơ sở lí luận... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

2.1.3. Phân loại SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN... 40 2.1.4. Đặc điểm môn LSĐCSVN đối với việc vận dụng PP SĐHKT trong DH cho 2.2.1. Khái quát thực trạng việc DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học, cao đẳng...55 2.2.2. Điều tra thực trạng việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc...57

<b>Chương 3. YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒHĨA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC</b> 3.2. Vận dụng phương pháp xây dựng SĐKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc... 78 3.2.1. Tìm hiểu chương trình, xác định cấu trúc và mối quan hệ của các đơn vị kiến thức trong môn LSĐCSVN...78 3.2.2. Xác định, lựa chọn các công cụ, phần mềm và kĩ thuật để xây dựng SĐKT. 79 3.2.3. Lập quy trình và xây dựng SĐKT theo đúng quy trình... 81 3.2.4. Hệ thống SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN... 84 3.3. Vận dụng PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

luận án xây dựng... 105

3.3.2. Sử dụng SĐHKT chuẩn bị kế hoạch dạy - học...111

3.3.3. Sử dụng SĐHKT chuyển giao nhiệm vụ học tập cho SV theo mơ hình lớp học đảo ngược kết hợp với DH dự án...115

3.3.4. Sử dụng SĐHKT trong tổ chức các hoạt động DH trên lớp... 119

3.3.5. Hướng dẫn sinh viên sử dụng SĐHKT trong các hoạt động học tập ngoài lớp. 141 3.3.6. Sử dụng SĐHKT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV... 146

<b>Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...153</b>

4.1. Một số yêu cầu, điều kiện cơ bản để tiến hành TNSP ...153

4.2. Kế hoạch TNSP...154

4.2.1. Mục đích, đối tượng và địa bàn TNSP ... 154

4.2.2. Chuẩn bị nội dung, các thiết bị và tài liệu cho TNSP ... 155

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 2.1. Tần suất áp dụng SĐHKT trong tự học, tự nghiên cứu, ôn tập...65

Bảng 2.2. Sự hưởng ứng của GV về sử dụng PP SĐHKT trong DH...65

Bảng 2.3. Tính tích cực của GV trong đổi mới PPDH ...67

Bảng 2.4. Mức độ sử dụng PP SĐHKT trong DH... 69

Bảng 3.2. Số lượng SĐHKT được tác giả luận án xây dựng trong DH môn LSĐCSVN...84

Bảng 3.3. Định hướng về hình thức, PP sử dụng SĐHKT trong DH mơn LSĐCSVN theo giáo trình mơn học... 105

Bảng 3.3a. Hướng dẫn vận dụng mơ hình kĩ thuật KWLH trong dạy học...131

Bảng 3.3b. Ví dụ về vận dụng mơ hình KWLH – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN (2-1930) trong dạy học...132

Bảng 4.1. Nhận thức của SV qua bài kiểm tra trước TNSP...161

Bảng 4.2. Nhận thức của SV qua bài kiểm tra sau TNSP (đợt 1)... 162

Bảng 4.3. Nhận thức của SV qua bài kiểm tra sau TNSP (đợt 2)... 163

Bảng 4.10. Sự cần thiết của vận dụng PP SĐHKT trong DH mơn LSĐCSVN ... 176

Bảng 4.11. Nội dung có thể xây dựng SĐKT và sử dụng PP SĐHKT...177

Bảng 4.12. Mức độ đáp ứng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN... 177

Bảng 4.13. Hạn chế trong xây dựng SĐKT và sử dụng PP SĐHKT...177

Bảng 4.14. Đề xuất của GV khi sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN... 178

Bảng 4.15. Tác dụng của PP SĐHKT đối với GV... 178

Bảng 4.16. Biện pháp sử dụng PP SĐHKT hiệu quả nhất...179

Bảng 4.17. Ưu tiên sử dụng các PPDH của GV...179

Bảng 4.18. Mức độ hứng thú và động cơ học tập của SV... 179

Bảng 4.19. Khả năng phát triển năng lực, phẩm chất của SV khi sử dụng PP SĐHKT...180

Bảng 4.20. Mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên khi sử dụng PP SĐHKT...181

Bảng 4.21. Khả năng hiểu bài của SV khi sử dụng PP SĐHKT...181

Bảng 4.22. Khả năng ghi chép bài của SV...182

Bảng 4.23. Khả năng ghi nhớ bài của SV khi về nhà...182

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 4.25. Mức độ hứng thú của SV khi sử dụng PP SĐHKT... 183

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 2.1. Sơ đồ về việc vận dụng PP SĐHKT trong DH mơn LSĐCSVN...40

Hình 2.2. SĐHKT những sự kiện có tính chất bước ngoặt của CMVN ... 42

Hình 2.3. Sơ đồ về tính tất yếu của cơng cuộc đổi mới đất nước (12-1986)...43

Hình 2.4. Sơ đồ về Đại hội thứ II của Đảng (2-1951) ...44

Hình 2.5. Ưu điểm của PP SĐHKT trong DH mơn LSĐCSVN...47

Hình 2.6. Sơ đồ về Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945)...55

Hình 3.1. Sơ đồ về XD và củng cố CQ sau CM T8 năm 1945...74

Hình 3.2. Sơ đồ về ý nghĩa của việc thành lập ĐCSVN được trình bày trên bảng đen bằng PP thủ cơng - truyền thống...79

Hình 3.3. Sơ đồ về thời cơ của CM T8 năm 1945 được... 80

Hình 3.4. Quy trình - các bước xây dựng SĐKT trong DH mơn LSĐCSVN... 81

Hình 3.5. Sơ đồ về ra đời ba tổ chức cộng sản (1929)...85

Hình 3.6. Sơ đồ về Hội nghị thành lập ĐCSVN (đầu năm 1930) ...86

Hình 3.7. Sơ đồ về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với CMVN (1920-1945)...87

Hình 3.8. Sơ đồ về sự giống và khác nhau giữa hai văn kiện đầu tiên của Đảng năm 1930...88

Hình 3.9. Sơ đồ về phong trào cách mạng 1930 - 1931 do ĐCSVN lãnh đạo... 89

Hình 3.10. Sơ đồ về PTDC 1936 – 1939 do Đảng lãnh đạo...90

Hình 3.11. Sơ đồ về Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945)...91

Hình 3.12. Sơ đồ khái quát về sự lãnh đạo của Đảng trong thời kì 1945-1954... 92

Hình 3.13. Sơ đồ về các biện pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản (1945-1946)... 93

Hình 3.14. Sơ đồ về cuộc KC tồn quốc chống TDP bùng nổ...94

Hình 3.15. Sơ đồ về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc KC chống Mỹ...95

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 3.20. Sơ đồ về Đại hội VI (12-1986)...101

Hình 3.21. Sơ đồ về các mốc Đại hội Đảng toàn quốc từ năm 1986 đến năm 2021...102

Hình 3.22. Sơ đồ về Đại hội VII (1991)...103

Hình 3.24. Sơ đồ về Đại hội XI (2011)... 104

Hình 3.25. Sơ đồ về kế hoạch dạy học của GV...112

Hình 3.26. Sơ đồ về nội dung kiến thức cơ bản của chương 1... 115

Hình 3.27. Sơ đồ về Đảng lãnh đạo GPDT (1930 – 1945)... 116

Hình 3.28. Sơ đồ về Đại hội lần thứ XIII của ĐCSVN (2021) ...118

Hình 3.29. Sơ đồ về yêu cầu cần đạt đối với SV trong thực hiện dự án...118

Hình 3.30. Sơ đồ về sự kiện lịch sử có liên quan đến CM T8 1945...120

Hình 3.31. Sơ đồ về Đại hội XII (2016)...122

Hình 3.32. Sơ đồ về Hội nghị thành lập ĐCSVN (đầu năm 1930) ...124

Hình 3.33. Sơ đồ về ý nghĩa đối với sự ra đời ĐCSVN (đầu năm 1930)...126

Hình 3.34. Sơ đồ về Đảng lãnh đạo CMVN thời kì 1930 - 1945... 128

Hình 3.35. Sơ đồ về định hướng kết quả trình bày SP dự án...129

Hình 3.36. Sơ đồ về CLCT đầu tiên của ĐCSVN (đầu năm 1930)...130

Hình 3.37. Sơ đồ về LCCT (10-1930)...134

Hình 3.38. Sơ đồ về Đại hội lần thứ VI (12-1986) của ĐCSVN ... 138

Hình 3.39. Sơ đồ về vai trị quyết định nhất của MB...140

Hình 3.40. Sơ đồ về tính tất yếu của CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam... 141

Hình 3.41. Sơ đồ về KPKT, cải tạo XHCN ở MB (1954-1960)...143

Hình 3.43. Sơ đồ khuyết để SV thực hiện NVHT...147

Hình 3.44. Sơ đồ về ĐCSVN ra đời và đấu tranh giành CQ... 148

Hình 3.45. Sơ đồ về sự chuyển hướng của CMMN (1954-1960)...149

Hình 3.46. Sơ đồ về đường lối KC chống Mỹ của Đảng (1965-1975)...150

Hình 4.1. Sơ đồ về KPKT, cải tạo XHCN ở MB (1954-1960)... 156

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hình 4.4. Đảng lãnh đạo CMVN đi đến mùa xuân toàn thắng, thống nhất đất nước (1975)... 159 Hình 4.5. Sơ đồ về ý nghĩa, kinh nghiệm của Đảng trong cuộc KC chống Mỹ...160

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài</b>

<i>1.1. Hiện nay, giáo dục hiện đại đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướngphát triển năng lực và phẩm chất. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều quốc gia</i>

trên thế giới đã thúc đẩy việc cải cách giáo dục để hội nhập quốc tế, trong đó bao gồm việc thay đổi phương pháp dạy học (PPDH). Ở Việt Nam, Đảng đã xác định rõ rằng cần thiết phải tiến hành một quá trình Đổi mới mạnh mẽ trong nội dung giáo dục đại học và sau đại học, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và cấu trúc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Sự tập trung vào việc phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội được coi là ưu tiên hàng đầu, nhằm từng bước tiếp cận với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Một góc nhìn khác, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước đang phát triển vào năm 2030, và điều này đặt ra yêu cầu cần có nguồn nhân lực chất lượng. Vì vậy, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong đào tạo đại học là vấn đề cấp thiết hiện nay.

<i>1.2. PP SĐHKT là PP trực quan có ưu thế lớn trong DH, nhất là các môn thuộclĩnh vực xã hội, trong đó có mơn LSĐCSVN. Đặc biệt, khi dụng cơng nghệ thông tin</i>

(CNTT) như sử dụng các phần mềm tin học canva, mindmap,… trong xây dựng sơ đồ kiến thức (SĐKT) nhằm hệ thống hóa kiến thức là rất cần thiết. Đây là một PPDH ổn định, có khả năng khái quát, hệ thống và tóm tắt kiến thức trở nên ngắn gọn, tạo biểu tượng sâu sắc và trực quan cao. Ngồi ra, cịn có khả năng truyền tải lượng lớn thông tin trong một thời gian ngắn, giúp người học dễ hiểu, tiếp thu, lĩnh hội và làm chủ kiến thức và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất cần thiết cho người học. Vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN chưa thật sự rõ nét. Bởi PP SĐHKT trong DH nói chung, DH các mơn khoa học xã hội và nhân văn nói riêng được nghiên cứu từ rất lâu và khá nhiều, nhất là kết quả những cơng trình nghiên cứu về vận dụng nó trong DH các môn học,… đã khái quát về quan điểm, quy trình xây dựng và sử dụng SĐHKT, điều kiện vận dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Tuy nhiên, vấn đề của luận án mà chúng tơi xác định thì chưa có một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu tồn diện và cụ thể, vì vậy trên cơ sở xác định những nội dung, phương pháp (PP) liên quan tới môn học, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu, phục vụ DH bộ môn.

<i>1.3. LSĐCSVN là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo tại các trườngđại học. Đây là một môn học vô cùng quan trọng, cung cấp cho SV những kiến thức</i>

cơ bản về quan điểm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, mơn học cịn nhằm ni dưỡng lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm đối với quê hương và đất nước. Tuy nhiên, đây là môn học mang tính chính trị, vừa cụ thể, vừa trừu tượng, khơ khan, khối lượng kiến thức lớn gây khó khăn cho giảng viên (GV) trong việc tuyền tải thông tin và SV trong việc lĩnh hội, làm chủ tri thức, việc học tập của SV đang gặp nhiều khó khăn và rào cản…Chính vì vậy, đổi mới PPDH trong dạy học bộ mơn là cần thiết, trong đó vận dụng phương pháp SĐHKT là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học.

<i>1.4. Khu vực phía Bắc có nhiều trường đại học Y tế với đặc thù riêng, có thể vậndụng PPDH mới, trong đó có thể vận dụng PP SĐHKT. Mục tiêu của các trường đại</i>

học trong lĩnh vực y tế là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. Lĩnh vực này có tính đặc thù cao, trực tiếp liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người, và được xã hội quan tâm đặc biệt, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện nhiều dịch bệnh tồn cầu. Vì vậy, mục tiêu của các trường không chỉ là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chun mơn vững vàng, mà cịn phải có năng lực và phẩm chất đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra. Trong thời gian gần đây, với sự quan tâm đặc biệt đến cải cách giáo dục đại học, các trường đã thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho cả đất nước.

Trong dạy học môn LSĐCSVN, giảng viên (GV) của các trường đã có những đổi mới về PPDH, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là PPDH của một bộ phận GV cịn mang tính hình thức, lạc hậu, tinh thần học tập của khơng ít SV vẫn cịn mang tính đối phó, dẫn đến những mục tiêu dạy học nhằm đạt được cho người học còn hạn chế. Có nhiều biện pháp để khắc phục những hạn chế trên, nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

là vận dụng PP SĐHKT, trong đó có ứng dụng CNTT để xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT. Qua thực tiễn tìm hiểu PPDH môn LSĐCSVN tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc, tác giả chọn khu vực này làm đối tượng nghiên cứu chính.

<i><b>Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụngphương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc” làm đề tài</b></i>

Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành LL và PPDH bộ môn GDCT.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứu</b>

Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN (PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT), tác giả sẽ đề xuất biện pháp vận dụng PP xây dựng SĐKT (được cụ thể hóa bằng một hệ thống SĐKT phục vụ DH môn LSĐCSVN); đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng những SĐKT đã xây dựng ở trên theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho SV năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu lý luận về PP SĐHKT trong DH nói chung, DH mơn LSĐCSVN nói riêng.

- Khảo sát, điều tra thực trạng DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; thực tiễn của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH mơn LSĐCSVN.

- Tìm hiểu chương trình môn LSĐCSVN dành cho SV các trường ĐH, cao đẳng để xác định nội dung cơ bản cần xây dựng SĐKT phục vụ DH bộ môn.

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp vận dụng PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

- Xây dựng KHBD và tổ chức TNSP để kiểm chứng về tính chính xác của việc vận dụng các biện pháp đã nêu trong luận án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình vận dụng PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT (cách thức sử dụng những SĐKT đã được tác giả xây dựng) trong DH môn LSĐCSVN cho SV (năm thứ 2 và năm thứ 3) ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<b>3.2. Phạm vi nghiên cứu</b>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nhóm chính, cụ thể là:

<i>Về lý luận dạy học bộ môn: Nghiên cứu lý luận về PP xây dựng SĐKT và biện</i>

pháp sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN. Trên cơ sở PP xây dựng SĐKT, đề xuất các biện pháp vận dụng việc sử dụng SĐHKT để góp phần đổi mới PP, nâng cao chất lượng DH bộ môn.

<i>Về nội dung kiến thức áp dụng: Kiến thức môn LSĐCSVN dành cho SV cáctrường đại học. Tác giả chọn nội dung II chương 2 “Lãnh đạo xây dựng CNXH ởmiền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, GPMN, thống nhất đất nước(1954–1975)” để xây dựng kế hoạch DH và tổ chức TNSP.</i>

<i>Về địa bàn điều tra, khảo sát và TNSP: Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát ở 10</i>

trường đại học Y tế khu vực phía Bắc<small>1</small>; chọn TNSP ở 4 trường là Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng và Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương.

<b>4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở phương pháp luận</b>

Cơ sở PP luận của luận án dựa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục LLCT cho thế hệ trẻ nói chung, SV các trường đại học nói riêng.

<b>4.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

<small>1Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam, Đại học Y Hà Nội; HọcViện Quân y, Đại học Dược Hà Nội; Đại học Y tế công cộng, Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Ydược Thái Bình, Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Y dược Thái Nguyên.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc ngành Giáo dục học, chuyên ngành LL và PPDH bộ môn GDCT, nên tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó tập trung vào 4 nhóm PP đặc trưng:

<i>Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu (Tâm lý</i>

học, LL và PPDH các bộ mơn,…), tiến hành phân tích những cơng trình nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT có liên quan đến đề tài; nghiên cứu giáo trình môn LSĐCSVN để khai thác nội dung kiến thức làm cơ sở cho việc xây dựng SĐKT và đề xuất biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH bộ mơn LSĐCSVN.

<i>Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành các PP điều tra, khảo sát</i>

thông qua bảng hỏi đối với GV và SV; dự giờ, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với chuyên gia, GV, SV. Kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất PP xây dựng và PP sử dụng SĐHKT trong DH mơn LSĐCSVN.

<i>Nhóm phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP tồn phần thơng qua xây dựng</i>

KHBD và tổ chức TNSP có vận dụng các biện pháp sử dụng SĐHKT; việc TNSP được thực hiện ở 4 trường là Học viện Quân Y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng và Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương.

<i>Nhóm phương pháp tốn học thống kê, xử lý số liệu: Tác giả sử dụng PP toán</i>

học thống kê số liệu và xử lý số liệu sau khi điều tra, khảo sát, TNSP. Những số liệu thống kê và xử lý sẽ giúp tác giả đánh giá về định lượng.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số PP nghiên cứu khác như logic, lịch sử, lịch đại và đồng đại, tiếp cận liên ngành,…

<b>5. Giả thuyết khoa học</b>

Nếu GV có nhận thức đúng đắn về lý luận và PPDH, trong đó có PP xây dựng sơ đồ; vận dụng đúng quy trình PP xây dựng SĐKT và biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN (như tác giả đã đề xuất, bảo đảm đúng các yêu cầu cơ bản được trình bày trong luận án ở chương 3) sẽ góp phần đổi mới PP và nâng cao chất lượng DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<b>6. Đóng góp của luận án</b>

Luận án sẽ có những đóng góp cơ bản về lý luận và thực tiễn sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Xây dựng được cơ sở lý luận (có tính hệ thông) về việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học, cao đẳng.

- Phác họa được bức tranh chân thực về xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN của GV và SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc (thơng qua số liệu về điều tra, khảo sát tình hình).

- Đề xuất được PP xây dựng SĐKT, đồng thời cụ thể hóa bằng một hệ thống SĐKT phục vụ DH môn LSĐCSVN cho SV năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; Những SĐKT do tác giả xây dựng được chia sẻ rộng rãi cho GV và SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc để phục vụ việc DH hiệu quả.

- Đề xuất được các biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV năm thứ 2 và năm thứ 3 tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Những đề xuất này đã được kiểm chứng qua kết quả TNSP tại 4 trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<b>7. Ý nghĩa của đề tài</b>

Luận án được hồn thành có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn:

<i>Về ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung, làm phong phú lý luận dạy học bộ môn</i>

môn LLCT, đặc biệt là vận dụng PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN.

<i>Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được vận dụng vào thực</i>

tiễn DH môn LSĐCSVN; là nguồn tài liệu tham khảo cho các NCS, HVCH và SV khi học chuyên ngành LL&PPDH bộ môn GDCT; GV nghiên cứu và giảng dạy các mơn LLCT nói chung, mơn LSĐCSVN nói riêng cũng có thể tham khảo về cách xây dựng SĐKT và biện pháp sử dụng SĐHKT. Giáo viên dạy môn Lịch sử,… ở các trường phổ thông. Và những ai quan tâm đến đổi mới PPDH cũng có thể tìm hiểu tham khảo.

<i>Đối với tác giả luận án: Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp bản thân nhận thức sâu</i>

sắc về vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH nói chung, mơn LSĐCSVN nói riêng, vận dụng kết qua nghiên cứu vào thực tiễn DH môn học này ở trường Đại học Công nghệ Đông Á - nơi tác giả đang công tác.

<b>8. Cấu trúc của luận án</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Gồm Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 4 chương nội dung:

<i><b>Chương 1. Tổng quan các cơng trình nghiên liên quan đến đề tài.</b></i>

<i><b>Chương 2. Cơ sở khoa học của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn</b></i>

LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<i><b>Chương 3. Yêu cầu và biện pháp vận dụng PP SĐHKT trong DH môn</b></i>

LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<i><b>Chương 4. Thực nghiệm sư phạm.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Chương 1</b>

<b>TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI</b>

PP SĐHKT đã được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả trong giảng dạy đại học. Có nhiều cơng trình đã được cơng bố, mỗi cơng trình nghiên cứu mang đến những đóng góp riêng về một khía cạnh của việc áp dụng PP SĐHKT trong giảng dạy đại học nói chung. Dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trước đó liên quan đến việc áp dụng PP SĐHKT trong môn học LSĐCSVN. Luận án đã khái quát lại những nội dung cơ bản, có giá trị đối với đề tài và đề xuất các vấn đề tiếp tục được giải quyết trong quá trình thực hiện luận án về việc áp dụng PP SĐHKT trong môn học LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

<b>1.1. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong dạy học nói chung1.1.1. Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài</b>

Khi tiếp cận các nguồn tài liệu nước ngoài về việc vận dụng PP SĐHKT, chúng tôi nhận thấy nhiều quan niệm, cách thức tiếp cận về PP sơ đồ, PP SĐHKT, tầm quan trọng và ý nghĩa của PP SĐHKT, nguyên tắc, quy trình và biện pháp sử dụng SĐHKT.

<i><b>* Về quan niệm PP sơ đồ và PP SĐHKT trong DH</b></i>

Quan niệm về PP SĐHKT đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cơng bố, tuy nhiên mỗi tác giả có những góc độ tiếp cận và đưa ra quan điểm khác nhau.

Vào năm 1965, <b>A.M.Xokhor là tác giả đầu tiên sử dụng lý luận sơ đồ để tóm</b>

tắt khái niệm, định luật, nội dung của sách giáo khoa và coi sơ đồ như là một mơ hình dùng để tóm tắt tài liệu, mô tả nội dung của tài liệu và việc tóm tắt đó được tác

<i>giả gọi là “Cấu trúc logic của tài liệu”. Trong sơ đồ đó, mỗi khái niệm, định luật</i>

hoặc nội dung sẽ được được đặt vào một riêng, sơ đồ mà có nhiều khái niệm hoặc nhiều nội dung thì sơ đồ đó sẽ có nhiều ô khác nhau, mối liên hệ giữa các ô trong sơ đồ đó được kẻ bằng mũi tên. Tác giả cho rằng, mơ hình đó chính là một phương tiện, cơng cụ quan trọng để tóm tắt nội dung sách giáo khoa làm cho nội dung ngắn gọn

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

và người dạy thuận lợi sử dụng để truyền đạt nội dung bài học cho học sinh, học sinh nhớ bài nhanh hơn, cụ thể hơn [110; tr. 11-13]. Như vậy, SĐHKT không chỉ là một công cụ giúp tóm tắt và tổng hợp kiến thức mà cịn là một phương pháp mà người giảng dạy có thể áp dụng trong giảng dạy LSĐCSVN ở các trường đại học.

<i>Năm 1975, cuốn sách“Hình thành khái niệm trong DH địa lý” của các tác giả</i>

<b>Wolfgang Doran – Walter Jabn (Nguyễn Trần Kiều dịch), sơ đồ được coi là một</b>

công cụ hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên để truyền tải thông tin bài học đến người học và người học tiếp cận, tiếp cận nội dung bài học được nhanh và đơn giản nhất. Từ quan điểm này, ta có thể hiểu rằng sơ đồ là một PPDH hoặc cơng cụ đồ họa truyền đạt, có những ưu điểm đặc biệt khi dùng để DH, đặc biệt là khi truyền đạt kiến thức lớn cho người học được nhanh nhất có thể và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể [151].

<i>Năm 1984, với cuốn sách “Giáo dục học” của</i> <b>N.V. Savin (một nhà giáo dục học</b>

<i>của Liên Xô), khẳng định: “PPDH bằng SĐ là một trong những PPDH đặc biệt hiệuquả với khả năng khái quát kiến thức và truyền đạt nhanh chóng, dễ hiểu cho họcsinh. Như vậy, để tổng hợp kiến thức trong DH, sử dụng sơ đồ cũng là một trongnhững PP đem lại chất lượng tốt nhất có thể” [101; tr. 103]. Như vậy, sơ đồ vừa là</i>

một PPDH, vừa là phương tiện để tổng hợp nội dung tài liệu, kiến thức.

<i>Năm 1970, cuốn sách “PPDH Hóa học” của tác giả</i> <b>Kirinskin và Poloxin,</b>

quan điểm cho rằng sơ đồ là một công cụ hữu ích để diễn đạt các bước thực hiện và cách GV tổ chức quá trình giảng dạy trong các tình huống đa dạng. Sự sử dụng sơ đồ giúp tăng cường các công việc học tập của học sinh cần phải làm, nhằm hình thành tư duy khoa học tồn diện của học sinh thông qua các hoạt động DH được tổ chức bởi giáo viên [29]. Như vậy, sơ đồ vừa là PTDH để mô tả QTDH thông qua các tình huống cụ thể vừa là PPDH hữu hiệu để khái qt hóa kiến thức để hình thành tư duy khoa học cho người học.

<i>Năm 1997, cơng trình “Graph và ứng dụng của nó”, của tác</i> <b>L.I.U. Veregyna</b>

được ấn hành, giới thiệu về sơ đồ và tính ứng dụng của nó trên một số lĩnh vực khác nhau, trong đó có kinh tế và giáo dục. Trong lĩnh vực DH, tác giả giới thiệu cụ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

khái niệm sơ đồ là gì? Tính ứng dụng cụ thể của nó trong dạy học thế nào? Sơ đồ

<i>diễn tả các nội dung thông tin bài học ra sao? Cuối cùng tác giả khẳng đinh “sơ đồlà mơ hình diễn tả lại NDKT bài học bằng những từ khóa dễ hiểu, nhớ được lâu hơn”</i>

<i>Năm 2009, cuốn sách “Sắp xếp với ý tưởng sơ đồ tư duy” của tác giả</i> <b>Jean –Luc Deladrièric và cộng sự (Trần Chánh Nguyên dịch), đã giải thích, đánh giá về</b>

cơ sở ra đời, những thế mạnh và nhược điểm khi áp dụng PTDH sơ đồ trong hoạt động DH. Sơ đồ có khả năng lớn trong việc tóm tắt thơng tin bài học từ kiến thức lớn trở thành ngắn gọn, từ dạng phức tạp trở thành đơn giản, từ khó trừu tượng, khó hiểu thành dễ hiểu, truyền đạt nội dung bài học cho người học được nhanh nhất và nhiều nhất trong thời gian sớm nhất, tuy nhiên sơ đồ cũng là một phương tiện khó xây dựng, yêu cầu cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và hình thành kỹ năng CNTT trong sử dụng một số phần mềm thiết kế sơ đồ DH [77].

<i>Năm 2010, tác phẩm “Lập SĐTD” của tác giả</i> <b>Tony Buzan (do Lê Huy Lâm</b>

dịch), khẳng định rằng sơ đồ là một PTDH ghi chép thông tin bài học trong hoạt động học tập ôn tập để người học dễ hiểu, nhất là những thông tin bài học trừu tượng khó hiểu hoặc thơng tin bài học rất lớn, làm khó cho SV trong tiếp nhận nội dung bài học và việc ghi nhớ cũng không hề đơn giản. Sơ đồ cũng là PP để tóm tắt các nội dung của bài học được thực hiện thông qua hoạt động dạy học với các hình thức khác nhau [138]. Cuốn sách cho thấy, sơ đồ chính là công cụ hữu hiện trong việc ghi chép các tài liệu, giải thích cho người học dễ hiểu, hiểu nhanh, hiểu sâu và hiểu lâu hơn.

<i>Năm 2010, trong cuốn sách “Cuốn sách lớn với các hình tổ chức đồ họa dànhcho giáo viên” của</i> <b>Katherine S.McKnight, cuốn sách đã khẳng định sơ đồ là một</b>

PPDH giúp tổ chức DH được thuận lợi và nhận thức của học sinh được nâng cao. Ngoài ra, Katherine S.McKnight đặc biệt quan tâm tới việc phân loại sơ đồ và hướng dẫn sắp xếp, tổng hợp thông tin bài học qua sơ đồ. Trong DH, sơ đồ vừa là một PPDH có nhiều ưu thế, vận dụng ở mọi khâu của quá trình tổ chức DH, vừa là công cụ khái quát thông tin kiến thức từ trừu tượng trở nên ngắn gọn, dễ hiểu. Sơ đồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

có ưu thế hơn nhiều so với nhiều PPDH, kể cả là các PPDH tích cực khác, tuy nhiên khi sử dụng cần phải căn cứ vào mục đích sử dụng [161]. Ngồi ra, cuốn sách cũng đã hướng dẫn tổng hợp, tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ, người học dễ dàng tiếp cận với nội dung kiến thức bài học.

<i>Năm 2012, cuốn sách “Understanding Diagrams” của</i> <b>Christine Taylor –Butler, coi sơ đồ là PPDH được giáo viên lựa chọn để định hình chính xác khái</b>

niệm, nội dung định luật để triển khai cách thức dạy học thông qua đa dạng sử dụng PPDH tích cực, nhằm hình thành tư duy khoa học, nhận thức đúng đắn cho học sinh. Không chỉ thế sơ đồ còn là để triển khai các kế hoạch làm việc một cách chi tiết, cụ thể khoa học và chính xác nhất [157].

<i><b>* Về tầm quan trọng, ý nghĩa của PP SĐHKT</b></i>

<i>Cuốn sách“Hình thành khái niệm trong DH địa lý” của tác giả</i> <b>WolfgangDoran khẳng định, sơ đồ chính là để tóm tắt và làm rõ khái niệm của các sự vật và</b>

hiện tượng nhằm giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Cuốn sách đã giúp cho các nhà giáo dục học, nhất là giáo viên trong DH địa lý có được cuốn tài liệu quan trọng về hướng dẫn trong việc xây dựng và triển khai DH các nội dung địa lý, nhất là trong địa lý về tự nhiên bằng sơ đồ nhằm nâng cao DH [151].

<i>Trong cuốn sách “Dùng hình vẽ SĐ để dạy toán ở cấp I” của</i> <b>L.S.H.Levenbeg,</b>

xuất bản năm 1982 đã cho rằng, trong DH toán ở cấp 1 có nhiều hình vẽ như biểu đồ, hình, sơ đồ, tranh, ảnh, số liệu,… từ đó, tác giả cuốn sách đã trình bày ý nghĩa riêng của các hình vẽ, sơ đồ, bản vẽ,… được trình bày trong nội dung DH, từ đó nghiên cứu cách sử dụng sơ đồ nhằm tận dụng triệt để ưu điểm của nó và khám phá khả năng của người học [86]. Đây chính là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc triển khai luận án cũng như cách sử dụng SĐHKT.

<i>Cũng với cuốn sách “Giáo dục học” (Phạm Thị Diệu Vân dịch) của</i> <b>N.V. Savin</b>

(một nhà giáo dục học của Liên Xô), dành riêng một chương để khái quát về các PPDH, nhất là PPDH SĐ trực quan để tổng hợp nội dung bài học. Trong các PPDH thì PPDH trực quan (sơ đồ) có ưu thế hơn tất các các PPDH tích cực cịn lại ở khả năng thu gọn thơng tin kiến thức và đưa nội dung bài học đó đến người học nhanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

nhất và sử dụng hiệu quả nhất [101].

<i>Năm 1980, cuốn sách “LLDH của các trường phổ thông” của</i> <b>M.A. Đanilôp,</b>

đã làm rõ một cách khái quát các PPDH cơ bản. Trong đó, cuốn sách này đặc biệt quan tâm tới PPDH sơ đồ, được trình bày trong 1 chương riêng (chương V). Khẳng định trong DH nói chung, khơng thể thiếu được các PTDH, nhất là các PTDH trực quan tác động trực tiếp tới bộ não của người học như sơ đồ, tranh, ảnh, biểu đồ,… những PPDH trực quan này sẽ giúp cho quá trình tổ chức DH gây được sự hào hứng người học, mặt khác tạo điềukiện tốt nhất cho giáo viên trong việc truyền đạt nội dung bài học cho người học thuận lợi hơn, nội dung kiến thức bài học cũng trở nên sâu sắc và được hệ thống hóa ngắn gọn, đầy đủ, chính xác [44]. Như vậy, cuốn sách này đặc biệt đề cao việc sử dụng sơ đồ trong DH nói chung.

<i>Năm 1986, cuốn sách “Sơ đồ kinh tế chính trị Mác – Lênin” (Tập 1), đã coi sơ</i>

đồ là công cụ trực quan để truyền tải thông tin của bài học đã được trực quan hóa từ nhiều thành ít, từ phức đạp dến đơn giản, giúp học sinh thuận lợi hơn rất nhiều trong việc lĩnh hội và tiếp nhận thông tin bài học và ý tưởng của người dạy được sâu sắc. Nhưng hạn chế của cuốn sách này là không đi sâu vào việc nghiên cứu sơ đồ, chưa đánh giá chi tiết về thế mạnh của sơ đồ trong DH [100].

<i>Cũng năm 1986, cuốn sách “Sơ đồ và biểu đồ về CNDVBC” [149] và năm 1987,cuốn sách “Sơ đồ và biểu đồ về CNDVLS” của</i> <b>Vlaxôva T.F đã phân tính ý nghĩa</b>

của từng loại sơ đồ trong DH nói chung, nhất là trong việc tóm tắt và khái quát thơng tin, trong thời gian ngắn thì sơ đồ có thể là PT duy nhất để truyền tải được khối lượng lớn nội dung bài học mà khơng có một PPDH nào khác có thể có được. Để tóm tắt được tài liệu, thơng tin nhanh chóng nhất, dễ hiểu nhất thì sơ đồ là PT khơng thể thiếu được nhằm đáp ứng được yêu cầu đó [150]. Tài liệu này cung cấp các hướng dẫn quan trọng để tác giả có thể lựa chọn sơ đồ phù hợp trong việc DH nội dung kiến thức môn LSĐCSVN nhằm tận dụng những thế mạnh của sơ đồ và phát triển tư duy khoa học cho SV.

<i>Năm 2012, cuốn sách “Understanding Diagrams” của tác giả</i> <b>Christine Taylor– Butler được nhà xuất bản Childrens Proxy xuất bản, coi sơ đồ là công cụ giúp bộ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

não phát triển và cũng là phương tiện tổ chức các kế hoạch công việc một cách chính xác, khoa học, nhất là trong việc hình thành các ý tưởng mới, hay, hiệu quả và cần thiết trong triển khai DH để trí não cho người học không ngừng được rèn luyện tư duy phát triển [157]. Do đó, để phát triển trĩ não của người học, thì PPDH sử dụng sơ đồ là rất quan trọng.

<i><b>* Về nguyên tắc, quy trình xây dựng SĐKT</b></i>

<i>Năm 1988, cuốn sách “How to Draw Charts and Diagrams” của tác giả</i> <b>BruceRobertson được công bố, tác giả cuốn sách đã hướng dẫn thiết kế sơ đồ thông qua</b>

các bước, đánh giá nội dung trên sơ đồ cũng như sử dụng từ khóa ngắn gọn trên sơ đồ để truyền thơng tin kiến thức trên sơ đồ đó [156]. Với tầm quan trọng của sơ đồ đã được nêu lên ở các cơng trình trước đó, tác giả của cuốn sách này đã đã đưa ra nguyên tắc trong thiết kế sơ đồ như phải đảm bảo được mục tiêu bài học, đảm bảo về mặt thẩm mỹ, đảm bảo tính giáo dục và đảm bảo truyền tải nội dung bài học cho người học nhanh nhất với khối lượng kiến thức lớn nhật. Từ đây, hình thành quy trình các bước xây dựng sơ đồ trong xử lý vấn đề bằng những từ ngữ ngữ ngắn gọn hay từ khóa.

<i>Bước 1: Lựa chọn, phân tích các nhóm nội dung bài học cần xây dựng SĐKT</i>

bằng từ khóa ngắn nhất những đầy đủ nhất.

<i>Bước 2: Lựa chọn sơ đồ để xây dựng, chọn nội dung đã được lựa chọn sắp xếp</i>

vào sơ đồ, chủ đề nội dung được sắp xếp ở giữa, nội dung chính được nối tiếp từ chủ đề, nội dung phụ được nói từ nội dung chính.

<i>Bước 3: Kết hợp chèn các hình ảnh, số liệu,… nhằm minh chứng cho nội dung</i>

được sắp xếp ở trên sơ đồ và tăng tính thẩm mĩ, hấp dẫn, lơi cuốn.

Đây chính là gợi ý cho luận án mà tơi triển khai trong việc xây dựng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN.

<i>Cuốn sách “Diagramming the Big Idea”, ấn hành năm 2012 của</i> <b>JeffreyBalmer, đã tóm tắt các loại sơ đồ khác nhau, đưa ra nguyên tắc, biện pháp áp dụng</b>

trong thực tế, nhất là trong DH [159]. Cuốn sách nêu và hướng dẫn nhiều loại sơ đồ khác nhau với những ưu điểm và khó khăn của nó. Đây chính là gợi ý quan trọng về

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cách thức vận dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV.

<i><b>* Về phương pháp sử dụng SĐHKT</b></i>

<i>Trong cuốn sách "Graph và ứng dụng của nó", tác giả L.I.U. Veregyna đã bàn</i>

về việc sử dụng sơ đồ trong thực tế cuộc sống, nhất là trong hoạt động kinh tế và giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo viên có thể tận dụng sơ đồ dựa trên các yếu tố như mục đích yêu cầu của bài học, tâm sinh lý của học sinh, hệ thống của nhà trường và điều kiện học tập để lựa chọn cách triển khai phù hợp [148].

<i>Cuốn sách “110 practical circuits using thyristors and triacs” ấn hành năm</i>

1989 của <b>Ray mond M.Marston viết về thế mạnh và hạn chế của 110 sơ đồ, mỗi</b>

loại sơ đồ đều có thế mạnh riêng của mình và áp dụng với những trường hợp cụ thể và phù hợp nhất để khai thác sơ đồ đó. Kết hợp sơ đồ với các phương pháp tích cực khác như PPDH phân tích, phân loại, đánh giá học sinh,… và PTDH tích cực sẽ khắc phục được một số nhược điểm của sơ đồ [113]. Trong q trình hồn thành luận án, tác giả cũng đã dựa vào những tài liệu này để có thể lựa chọn được loại sơ đồ phù hợp nhất trong giảng dạy LSĐCSVN.

<i>Vào năm 2014, cuốn sách “The Diagrams Book: 50 Ways to Solve Any ProblemVisually” của tác giả</i> <b>Kevin Duncan, tác giả cuốn sách đã tất cả là 50 biện pháp,</b>

cách thức để xử lý vấn đề bằng các sơ đồ khác nhau. Mỗi vấn đề trong DH được giải quyết thì sẽ có một loại sơ đồ thích hợp nhất để áp dụng. Vì vậy, trong DH đại học nói chung, việc lựa chọn sơ đồ thích hợp với nội dung bài học và PPDH là cần thiết để tăng cường hiệu quả quá trình giảng dạy [53].

<i>Trong cuốn sách“Sơ đồ Ishikawa” của tác giả</i> <b>Ariane de Saeger (2015), đã</b>

phân tích về thế mạnh riêng biệt của sơ đồ Ishikawa trong xử lý vấn đề, nhất là xử lý vấn đề trong DH nói riêng. Trong DH, việc sử dụng sơ đồ Ishikawa sẽ giúp xử lý vấn đề đi theo trình tự các bước: (1) xác định nguồn gốc, nguyên nhân của vấn đề; (2) diễn biến của vấn đề cần phải xử lý diễn ra như thế nào?; (3) hậu quả của vấn đề đã diễn ra; (4) đưa ra cách thức, biện pháp để xử lý vấn đề bằng sơ đồ [155]. Cuốn sách này là tài liệu tham khảo xây dựng SĐKT, nhất là sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Trong đề tài khoa học “Fishbone Diagram” của</i> <b>Juan José Blesa, MarianaBleh thực hiện năm 2015 được Nxb Mariana Blehm ấn hành đã trình bày về sơ đồ</b>

xương cá, lý giải rất chuyên sâu, chi tiết, cẩn thận và đầy đủ mọi khía cạnh về sơ đồ xương cá, nhất là ưu điểm và nhược điểm, ý nghĩa của sơ đồ xương cá trong việc xử lý vấn đề trong học tập, nhất là trong hoạt động DH cho người học [160]. Mỗi sơ đồ có ưu điểm riêng biệt của nó, trong đó sơ đồ xương cá có thể diễn tả cả một q trình diễn biến của một vấn đề. Đây chính là điều cần thiết trong DH môn LSĐCSVN với đặc điểm nội dung kiến thức được hình thành từ bối cảnh lịch sử, diễn biến một vấn đề, diễn tả một sự việc xảy ra và giải pháp xử lý vấn đề đó.

<i>Vào năm 2016, cuốn sách "Sơ đồ tư duy: Xử lý và kết nối kinh nghiệm, sự thậtvà ý tưởng" được xuất bản bởi Nxb Rowman và Littlefield Publishers. Tác giả</i>

<b>Mickey Kolis và Benjamin H. Kolis khẳng định, việc tích hợp sơ đồ vào q trình</b>

giảng dạy là quan trọng và có lý để giúp học sinh hiểu rõ mục tiêu học tập và áp dụng kiến thức một cách hiệu quả trong thực tế học tập và cuộc sống. Điều này cũng mang lại lợi ích trong việc nâng cao khả năng nhận thức chính xác của học sinh về việc đặt ra mục tiêu và duy trì động lực học tập của bản thân [164].

Tổng quan về các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng đóng góp tích cực vào việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc áp dụng PPSĐ trong quá trình giảng dạy và triển khai sơ đồ trong quá trình DH. Các khái niệm như sơ đồ, PP SĐHKT và việc sử dụng sơ đồ đã được thảo luận một cách chi tiết trong những nghiên cứu này. Những nghiên cứu này cung cấp hướng dẫn cho tác giả của bàn luận để đề xuất các PP xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT trong q trình giảng dạy mơn LSĐCSVN cho SV tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc, nhằm phát triển năng lực học thuật của người học.

<b>1.1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước</b>

<i><b>* Về quan niệm PP sơ đồ và PP SĐHKT</b></i>

<i>Năm 2007, cũng với bài viết “SĐH tài liệu DH như một công cụ chủ yếu trongDH bằng máy Overhead để nâng cao chất lượng đào tạo đại học” của tác giả Đỗ</i>

Thị Châu, đã hệ thống hóa lại một lần nữa về SĐH, coi nó là cách thức, biện pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

nhằm tóm tắt tài liệu trong giáo trình để nội dung trở nên khái quát, hệ thống và dễ hiểu hơn. Và căn cứ vào chương trình đào tạo, đối tượng là SV đại học, tác giả đề xuất các bước sử dụng SĐHKT trong DH nhằm nâng cao chất lượng DH và hình thành tư duy cho người học. Cuối cùng, tác giả kết luận rằng, sơ đồ là tập hợp các đỉnh và các cạnh nhằm diễn tả đơn vị kiến thức [21; tr. 32].

<i>Năm 2016, bài viết “Một số loại sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong DH sinhhọc” của</i> <b>Ninh Thị Bạch Diệp, đã đánh giá, phân tích một số cơng cụ như graph,</b>

bản đồ, sơ đồ tư duy,… (gọi chung là sơ đồ) trong việc tóm tắt, khái qt thơng tin kiến thức thơng qua từ khóa ngắn gọn. Tác giả coi sơ đồ là một cơng cụ hữu hiệu cho việc tóm tắt kiến thức môn sinh học trở nên dễ hiểu thông qua các từ khóa, hình ảnh [33].

Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Khanh và đồng nghiệp, PP SĐH là một phương tiện để chuyển đổi hình vẽ từ sơ đồ phức tạp thành sơ đồ đơn giản, nhằm tạo thuận lợi và đơn giản hóa q trình nghiên cứu, trình bày, hoặc nhận thức về đối tượng được mô tả trên hình vẽ [80; tr. 104]. Như vậy, theo quan điểm này, SĐH được coi là phương tiện tóm tắt thơng tin kiến thức từ phức tạp, khó hiểu sang ngắn gọn, dễ hiểu.

Chu Thị Mai Hương đưa ra cho rằng, SĐHKT là việc sử dụng các kí hiệu, hình khối và màu sắc để biểu diễn kiến thức dưới dạng sơ đồ thay vì viết thành văn bản [68; tr. 28]. PP SĐHKT cũng áp dụng sơ đồ dưới dạng mơ hình để tổ chức hoạt động

DH

có mục tiêu và kế hoạch, nhằm cải thiện hiệu quả và chất lượng bài học trong môn học [68; tr. 29]. Như vậy, SĐHKT chính là việc tóm tắt kiến thức của một mơn học dưới dạng mơ hình ngắn gọn, nhanh hiểu và nhớ được lâu. Còn PP SĐHKT chính là sử dụng các SĐKT đã được hệ thống hóa.

<i><b>* Về tầm quan trọng, ý nghĩa của PP SĐHKT</b></i>

<i>Năm 1979, cuốn sách “LLDH sinh học” của</i><b>Nguyễn Quang Vinh và cộng sự,</b>

đã đánh giá rất cao về tác dụng của sơ đồ trong DH như có thể truyền tải lượng thông tin lớn cho người học trong thời gian ngắn nhất mà khơng PPDH tích cực nào làm được; hình thành tư duy khoa học, nhất là tư duy mang tính trừu tượng, phức

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tạp, khó hiểu nhất thơng qua việc hình thành các giải pháp xử lý vấn đề đúng đắn trong học tập và thực tiễn. Đặc biệt, trong DH sinh học thì sơ đồ có thể diễn tả các vấn đề trong tự nhiên và xã hội, trong con người [147].

<i>Năm 1991, Nhà xuất bản Trường ĐHSP Hà Nội ấn hành cuốn sách “Lý luậndạy học Địa lý” của</i> <b>Nguyễn Dược và cộng sự, đã đề cập đến một vai trò quan</b>

trọng của người giáo viên trong việc lựa chọn PPDH tích cực nhằm hình thành tư duy khoa học cho học sinh. Đó chính là PPDH trực quan. Sơ đồ trang bị kiến thức địa lý cho học sinh như địa lý kinh tế, mối liên hệ trong sản xuất,… Ngoài ra, việc tự xây dựng sơ đồ của người học còn giúp người học tăng khả năng rèn luyện các kỹ năng về tư duy, tìm kiếm thơng tin, khai thác vấn đề [42].

<i>Năm 1994, cuốn sách “LLDH hóa học” của</i> <b>Nguyễn Ngọc Quang, đã trình bày</b>

một số PPDH tích cực, trong đó có PPDH sơ đồ. Tác giả khẳng định sơ đồ có ưu thế đặc biệt trong việc DH, nhất là trong việc hình thành tư duy khoa học cho người học, nhất là nhận thức đầy đủ các vấn đề xảy ra [111]. Theo quan điểm này thì sơ đồ có ưu thế trong việc khái quát hóa cao, khả năng truyền tải thông tin lớn và người học dễ dàng khai thác và lĩnh hội thông tin kiến thức.

<i>Trong cuốn sách "PTDH" của Tô Xuân Giáp, xuất bản năm 1998, đã được</i>

khẳng định rằng sơ đồ được sử dụng như một phương tiện để xử lí thơng tin [56; tr. 28]. Cuốn sách đề cập đến khá nhiều PTDH khác nhau, tuy nhiên PTDH sơ đồ có vai trò, tác dụng nhất để xử lý các vấn đề. Đó khơng chỉ là phương tiện để nhận thức vấn đề, xử lý vấn đề nhận thức được mà còn lưu giữ các thơng tin khác nhau. Trong DH, thì việc nhận thức, xử lý và lưu giữ thông tin rất có ý nghĩa với cả người dạy và người học, phương tiện lưu giữ hiệu quả và lâu nhất chính là sử dụng mơ hình sơ đồ.

<i>Năm 2012, bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của</i><b>Phan Dũng, đã trình bày lý luận</b>

về PPDH, KTDH tích cực, sự kết hợp giữa các PPDH với nhau. Ngồi ra, cuốn sách cịn nhấn mạnh tới sơ đồ xương cá. Đây là sơ đồ phát hiện - xử lý vấn đề rất hiệu quả, nhất là xử lý vấn đề trong DH. Sơ đồ xương cá có thể sử dụng như một PPDH trong trong DH, nhiều ưu điểm riêng biệt như phát hiện vấn đề và có mối liên hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

giữa đơn vị nội dung thông tin kiến thức [39; tr. 85]. Trong DH mơn LSĐCSVN, có thể khái quát hóa bằng sơ đồ, đặc biệt là sơ đồ xương cá nhằm khai thác tối đa thế mạnh của sơ đồ xương cá.

<i>Năm 2015, cuốn sách “BĐTD trong giải quyết vấn đề” của</i> <b>Nguyễn ThụyKhánh Chương, cho rằng bản đồ tư duy ở trong cuộc sống, coi bản đồ tư duy chính</b>

“cơng cụ vạn năng”, là một cơng cụ đầy sáng tạo được nhiều người sử dụng nhằm phát hiện - xử lý vấn đề trong DH. Sơ đồ khơng chỉ là cơng cụ để khái qt tồn bộ các tri thức, thơng tin, dữ liệu theo mục đích của chủ thể mong muốn, mà cịn là cơng cụ để người xem, người đọc có thể biết trước được những thơng tin chính cũng như dự tính các tình huống xảy ra và có biện pháp dự phịng để úng phó và xử lý hiệu quả nhất [31].

<i>Năm 2017, trong bài viết “Sử dụng BĐTD theo hướng bồi dưỡng năng lực tựhọc cho HS trong DH Vật lý” của</i> <b>Huỳnh Trọng Dương, đã khẳng định ý nghĩa</b>

quan trọng của sử dụng bản đồ tư duy trong DH tự học cho học sinh trong DH Vật lý. Bản đồ tư duy có khả năng đào sâu ý tưởng, hình thành tư duy hệ thống kiến thức ở phạm vi lớn. Kết thúc, tác giả đề xuất các phương pháp sử dụng trong môn Vật lý nhằm phát triển tư duy cho học sinh, bao gồm việc xử lý thông tin và áp dụng kiến thức vào thực tế trong quá trình học tập và cuộc sống một cách hiệu quả [41; tr. 69-71].

<i>Năm 2017, bài viết “Sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt độngkhám phá khoa học” của</i><b>Trần Viết Nhi, đã phân tích ý nghĩa của sử dụng cho trẻ 5</b>

– 6 tuổi bằng sơ đồ tư duy để khám phá thế giới xung quanh; phân tích nội dung rèn luyện thơng qua sử dụng sơ đồ. Với việc sử dụng sơ đồ, học sinh sẽ hứng thú hơn, lôi cuốn vào bài học, mặt khác phát tăng cường hình thành tư duy, phát triển trí óc và tinh thần, ý thức học tập nâng lên [97].

<i>Trong bài viết "Sử dụng sơ đồ nhằm PTNL của SV trong DH Địa lý du lịch ViệtNam" của Đặng Thị Kim Thoa năm 2019, đã được nhấn mạnh rằng sơ đồ học có</i>

mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp quan trọng trong việc PTNL của người học trong quá trình DH theo hướng tăng cường khả năng PTNL của SV. Khẳng định, sơ đồ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

khơng những là một PPDH tích cực, hiệu quả trong việc PTNL cho SV trong quá trình DH địa lý du lịch Việt Nam. Thông qua học tập bằng sơ đồ, SV càng củng cố hơn về mặt kiến thức, ngồi những kiến thức trong giáo trình được GV truyền tải thơng qua sơ đồ hóa cịn được bổ sung thêm những kiến thức rất hữu ích từ bên ngoài tự nhiên, thực tiễn địa lý xã hội đang diễn ra [126; tr. 204-209].

<i>Năm 2019, bài viết “Vận dụng kết hợp kĩ thuật SĐTD với PPDH theo nhómtrong DH ở trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu” của Trần Thu Hiền cho</i>

rằng, việc sử dụng SĐTD kết hợp với định hướng DH nhóm khơng chỉ giúp củng cố kiến thức cho SV, mà còn tạo ra không gian giao tiếp xã hội trong việc chia sẻ tri thức cá nhân và giải quyết các nhiệm vụ học tập chung do GV đề ra. Kết hợp kỹ thuật sơ đồ với PPDH nhóm khơng chỉ giúp SV nắm vững thơng tin kiến thức, mà cịn phát triển năng lực, tạo ra ý thức và thái độ, và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân [64].

<i>Năm 2022, bài viết “Khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong DHcác môn TN – XH ở tiểu học” của</i><b>Dương Huy Cẩn, đã đưa ra các PTDH như tranh,</b>

ảnh, mơ hình, biểu đồ, bảng số liệu, từ khóa,… và đưa ra các bước nhằm khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan, giúp tăng tính kích thích của học sinh. Ngoài ra, bài viết cũng đã phân tích ý nghĩa các PPDH đó chính là tăng tính sinh động, hứng thú cho học sinh. Cuối cùng đưa ra biện pháp nhằm khai thác thông qua việc kết hợp từ phương tiện trực quan trong DH các môn TN - XH ở tiểu học [16].

<i><b>* Về nguyên tắc, quy trình xây dựng SĐKT</b></i>

<i>Cuốn sách "LLDH hóa học" của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, được nhắc đến</i>

việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong từng phần bài học. PP này khơng chỉ áp dụng trong DH hóa học mà cịn có thể áp dụng cho nhiều mơn khoa học khác [111]. Cuốn sách đưa ra các bước xây dựng sơ đồ:

<i>Bước 1: Chọn bài học để thiết kế sơ đồ. Các bài học được lựa chọn cần đảm bảo</i>

yếu tố phát triển về đơn vị kiến thức để dễ dàng trong việc hình thành nhánh sơ đồ trong khi thiết kế.

<i>Bước 2: Sắp xếp điểm xuất phát của sơ đồ. Điểm xuất phát chính là tiêu đề hoặc</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nội dung bài học cần thiết kế sơ đồ.

<i>Bước 3: Sắp xếp nhánh chính của sơ đồ. Nhánh chính là các nội dung sẽ làm rõ</i>

tiêu đề hoặc điểm xuất phát của sơ đồ.

<i>Bước 4: Sắp xếp nhánh phụ của sơ đồ. Nhánh phụ là các đơn vị kiến thức làm</i>

rõ nội dung chính.

<i>Bước 5: Trang trí cho sơ đồ được thiết kế. Để sơ đồ có tính thẩm mỹ, thu hút</i>

người học, có thể chèn thêm các hình ảnh mình họa.

<i>Năm 2005, tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh cho ra cuốn sách "PP Graph trong DHsinh học", đã tập trung vào CSLL của việc sử dụng PP sơ đồ trong DH môn sinh</i>

học, và đặc biệt đã phân loại các loại sơ đồ khác nhau để áp dụng trong QTDH. Cuốn sách cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết về quy trình thiết kế sơ đồ DH, bao gồm các bước sau:

<i>Bước 1: Xác định (lựa chọn) đơn vị kiến thức cần xây dựng sơ đồ.Bước 2: Lựa chọn loại sơ đồ để thiết kế phù hợp với nội dung kiến thức.</i>

<i>Bước 3: Xác định các đỉnh, cung của sơ đồ (đơn vị kiến thức thì sơ đồ đó càng</i>

nhiều đỉnh, nhánh khác nhau, sơ đồ được phát triển hơn về mặt kiến thức).

<i>Bước 4: Xây dựng sơ đồ trên các thành phần kiến thức và loại sơ đồ đã được</i>

lựa chọn [27].

<i>Trong bài viết “Các sơ đồ tóm tắt kiến thức trong DH sinh học” của</i> <b>Ninh ThịBạch Diệp cũng đã đưa qua quy trình xây dựng SĐKT trong DH sinh học gồm các</b>

bước khác nhau nhưng phải đảo bảo các yêu cầu đã xác định và quy trình các bước đã xây dựng như hình 1.1 [33].

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Hình 1.1. Các bước xây dựng sơ đồ</b>

Năm 2015, <i><b>Nguyễn Quỳnh Mai và Nguyễn Thế Hưng đã viết bài báo "Thiết</b></i>

<i>kế và sử dụng SĐ trong DH Sinh học". Trong bài viết này, các tác giả đã trình bày</i>

nguyên tắc cơ bản về thiết kế và sử dụng sơ đồ và bảng trong quá trình giảng dạy. Để đạt được mục tiêu của bài học, việc tuân thủ các yêu cầu trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ là rất quan trọng, trong đó yêu cầu thống nhất giữa mục tiêu, nội dung và PPDH nhóm là điểm cốt lõi. Cuối cùng, đề xuất sử dụng các hình thức tổ chức DH đa dạng [89].

<i>Ngoài ra, hai luận án tiến sĩ “PP SĐHKT trong DH Lịch sử Việt Nam(1919-1975) ở trường THPT” của tác giả Chu Thị Mai Hương [68] và “Ứng dụngPPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL và PP GDTC cho SV trường Đại học Thểdục thể thao Bắc Ninh” của</i><b>Nguyễn Thị Phương Oanh [103] cũng đã kế thừa các</b>

nghiên cứu trước đó về phương pháp SĐHKT và cho rằng sơ đồ là PTDH trực quan, vừa là PPDH, việc sử dụng PP SĐHKT là một yêu cầu bức thiết trong thời kì bùng nổ CNTT và truyền thơng. Tác giả của cơng trình nghiên cứu đã hồn thiện lý thuyết về SĐHKT, đưa ra yêu cầu của việc thiết kế và các bước thiết kế SĐKT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Trong bài viết năm 2021 của <b>Nguyễn Thị Huệ và Hoàng Thị Thanh Giang</b>

<i>với chủ đề "Kết hợp sơ đồ tư duy và thảo luận nhóm trong DH địa lý ở trường Đạihọc Tây Bắc", đã được làm rõ tầm quan trọng của việc kết hợp làm việc nhóm với</i>

sơ đồ tư duy. Bài viết cũng trình bày một số nguyên tắc quan trọng để thực hiện làm việc nhóm kết hợp với sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc sử dụng CNTT và truyền thông để xây dựng sơ đồ [74].

<i><b>* Về PP sử dụng SĐHKT</b></i>

Vào năm 2007, tác giả<i><b>Phan Minh Tiến ra mắt cuốn sách "Sử dụng sơ đồ trong</b></i>

<i>việc giảng dạy địa lí ở THCS", trong đó tập trung vào nhấn mạnh sức mạnh và cách</i>

sử dụng sơ đồ một cách hiệu quả trong việc giảng dạy môn địa lí ở trường THCS. Tác giả đã đề xuất một loạt biện pháp đa dạng để sử dụng sơ đồ, bao gồm việc sử dụng sơ đồ để khai thác kiến thức địa lý, thuyết trình, kiểm tra và đánh giá, hoặc cho phép học sinh tự xây dựng sơ đồ để tăng tính hiệu quả trong q trình học tập [128]. Sơ đồ là một PP quan trọng trong giảng dạy địa lí, và tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn sơ đồ dựa trên các nội dung trong môn học để tận dụng những điểm mạnh của chúng. Để đạt được kết quả học tập tốt trong mơn địa lí, sử dụng sơ đồ theo cách linh hoạt là điều cần thiết.

<i>Năm 2015, cuốn sách “4 bước giải quyết vấn đề” của</i> <b>Nguyễn Vũ PhươngNam, đã khẳng định có nhiều cơng cụ khác nhau để có thể hỗ trợ xử lý vấn đề hiệu</b>

quả, chất lượng như là lưu đồ, biểu đồ xương cá,.. trong đó khẳng định sơ đồ chính là PP tối ưu nhất. Cuối cùng, tác giả cuốn sách đề xuất PP sử dụng sơ đồ ở các khâu xử lý vấn đề kết hợp với các ví dụ chứng minh cho từng biện pháp sử dụng sơ đồ giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy của người dạy và học của người học [94].

<i>Năm 2007, cũng với bài viết “SĐH tài liệu DH như một công cụ chủ yếu trongDH bằng máy Overhead để nâng cao chất lượng đào tạo đại học” của</i> <b>Đỗ ThịChâu, đã đưa ra cách sử dụng SĐH tài liệu như: sử dụng SĐH tài liệu ở trên lớp, sử</b>

dụng SĐH tài liệu để SV tự học, nhất là hướng dẫn SV tự SĐHKT. Cuối cùng tác giả khẳng định rằng, SV phải biết học theo sơ đồ, thiết kế được SĐH và sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

được SĐH đó nhằm phục vụ cho hoạt động học tập tự học của mình trong các mơn học khác nhau. Quy trình PP SĐH của SV theo các bước sau đây: 1: SV nghe GV giảng theo SĐH; 2: SV nghe hiểu và ghi chép theo SĐH; 3: SV tự học theo SĐH và hướng dẫn của GV nhằm nắm vững kiến thức; 4: SV tự lập SĐH để kiểm tra kiến thức của mình [21; tr. 32-33].

<i>Năm 2015, trong bài viết “Sử dụng sơ đồ trong DH tập đọc ở tiểu học” của</i>

<b>Nguyễn Thị Ly Kha, đã khái quát, hệ thống lại một lần nữa khái niệm về sơ đồ, sơ</b>

đồ hóa và trong DH tập đọc ở tiểu học tại Việt Nam. Bài viết đã định hướng một số sơ đồ sử dụng hiệu quả trong DH nhằm phát huy được thế mạnh của học sinh, hình thành tư duy nhận thức trong thực tiễn. Ngoài ra, bài viết cũng hướng dẫn cách thức tổ chức DH tập đọc bằng sử dụng sơ đồ nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Ngoài ra, những đề xuất của tác giả ở trong bài viết còn được tác giả TN và đánh giá tốt từ người dạy trực tiếp bằng biện pháp sơ đồ [79; tr. 42].

<i>Năm 2015, trong bài viết “Sử dụng sơ đồ trong DH môn Giáo dục học” của</i>

<b>Nguyễn Kim Chuyên đã khẳng định ý nghĩa sơ đồ trong DH môn Giáo dục học</b>

như tăng cường khả năng hình thành cho SV tính năng động, tự tin thơng qua các hoạt động học tập thiết kế sơ đồ và khai thác kiến thức từ sơ đồ kết hợp với các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bài viết đã đưa ra PP thiết kế sơ đồ trong DH bộ môn và sử dụng các sơ đồ đã thiết kế vào DH môn học [28; tr. 164-166].

Vào năm 2016, <i><b>Nguyễn Mạnh Hưởng đã viết một bài viết mang chủ đề "Rèn</b></i>

<i>luyện kỹ năng học tập môn Lịch sử cho học sinh với phần mềm sơ đồ tư duy - MindManager 9.0". Trong bài viết này, tác giả đã áp dụng phần mềm sơ đồ tư duy phiên</i>

bản 9.0 thông qua một quy trình bước đơn giản. Đồng thời, tác giả đã đề xuất 4 nhóm biện pháp kết hợp giữa sơ đồ tư duy và môn Lịch sử để rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh [71; tr. 72-75]. Tài liệu này cung cấp cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong việc giảng dạy môn LSĐCSVN.

Vào năm 2016,<i><b>Nguyễn Thị Huệ đã viết một bài viết có chủ đề "Hướng dẫn SV</b></i>

<i>lập kế hoạch tự học bằng sơ đồ tư duy". Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

số quan điểm và yêu cầu về việc tự học của SV, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch tự học cho bản thân. Tác giả đã đưa ra một phương pháp đơn giản và dễ dàng giúp SV lập kế hoạch tự học bằng sơ đồ tư duy [73]. Bài viết này cung cấp tài liệu hữu ích cho tác giả luận án để đề xuất các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn SV tự học môn LSĐCSVN.

<i>Trong bài viết "Sử dụng bản đồ tư duy để phát triển năng lực tự học cho họcsinh trong việc giảng dạy Vật lý" của</i> <b>Huỳnh Trọng Dương, tác giả đã trình bày</b>

một PP sử dụng bản đồ tư duy để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong việc học môn Vật lý. PP này giúp học sinh có khả năng xử lý thơng tin, áp dụng kiến thức vào thực tế học tập và cuộc sống hàng ngày [41; tr. 69-71].

<i>Năm 2017, bài viết “Rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi qua hoạt động khám phá khoa học” của</i><b>Trần Viết Nhi, đưa ra biện pháp để rèn</b>

luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ như cung cấp, chính xác hóa các biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ; sử dụng cung cấp, hệ thống hóa kiến thức; tăng cường cho trẻ chơi với sơ đồ nhiều hơn [97].

Vào năm 2017, <b>Bùi Thị Phương Anh và các cộng sự đã viết một bài viết có</b>

<i>chủ đề "Sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh khiếm thính lớp 5 chuyên biệtlập dàn ý cho bài văn miêu tả". Trong bài viết này, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận</i>

riêng về việc sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh khiếm thính. Các biện pháp được đề xuất dựa trên các yếu tố về đặc điểm của học sinh và mục tiêu sử dụng sơ đồ tư duy. Tác giả cũng đã phân tích và làm rõ thực tế của việc sử dụng sơ đồ tư duy cho học sinh, từ đó đưa ra các biện pháp hiệu quả và dễ áp dụng nhất trong việc hướng dẫn học sinh khiếm thính theo quy trình sử dụng [3].

<i>Năm 2017, bài viết “Vận dụng đặc trưng của sơ đồ tư duy trong tổ chức dạyhọc sinh học ở THPT” của</i> <b>Nguyễn Thị Diệu Phương, đã đưa ra quan điểm của</b>

mình về sơ đồ tư duy và những đặc trưng của sơ đồ tư duy trong tổ chức DH ở THPT. Đồng thời, bài viết đề xuất biện pháp tổ chức cho học sinh lập sơ đồ như giáo viên làm mẫu, người học quan sát, làm quen và bắt chước; học sinh tự lập sơ đồ theo hướng dẫn của người dạy [108].

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Năm 2019, luận án tiến sĩ “PP SĐHKT trong DH Lịch sử Việt Nam (1919-1975)ở trường THPT” của</i> <b>Chu Thị Mai Hương, coi sơ đồ chính là PTDH trực quan, là</b>

một yêu cầu bức thiết trong thời kì bùng nổ CNTT và truyền thơng. Ngồi ra, tác giả của cơng trình nghiên cứu đã hồn thiện lý thuyết về SĐHKT, đưa ra các bước thiết kế SĐKT và sử dụng SĐHKT trong DH Lịch sử Việt Nam (1919-1975) tại cấp THPT. Đồng thời, TNSP các đề xuất để thấy được tính đúng đắn của đề xuất sử dụng sơ đồ trong quá trình DH Lịch sử Việt Nam [68].

<i>Năm 2019, bài viết “Sử dụng sơ đồ nhằm phát triển năng lực của SV trong DHĐịa lý du lịch Việt Nam” của</i> <b>Đặng Thị Kim Thoa, đã đề xuất PP sử dụng SĐH</b>

trong DH Địa lý du lịch Việt Nam như để hệ thống hóa kiến thức, SV nghiên cứu nội dung địa lý,... Đồng thời, cần đa dạng hóa cách thức sử dụng sơ đồ trong DH theo hướng SV hoạt động nhiều hơn, nhất là hoạt động tự xây dựng sơ đồ và sử dụng sơ đồ trong tự học, tự khai thác kiến nhằm phát triển năng được tối đa nhất có thể [126; tr. 204-209].

<i>Luận án “Ứng dụng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL và PP giáo dục thểchất cho SV trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh” năm 2020, của</i> <b>NguyễnThị Phương Oanh, đã đưa ra biện pháp vận dụng sơ đồ trong DH giáo dục thể chất</b>

cho SV. Các biện pháp mà tác giả nghiên cứu đưa ra chủ yếu là sử dụng sơ đồ trong DH lý thuyết về giáo dục thể chất ở trên lớp như sử dụng sơ đồ để trình chiếu các khái niệm, mơ hình bài tập thực hành; mơ tả các bài thể dục trong thực hành ở ngồi sân; ơn tập lý thuyết, mô tả bài tập thể dục trong thực hành; đánh giá lý thuyết, mơ phỏng bài tập,… Ngồi ra, cịn hình thành quy trình thiết kế bài giảng bằng sơ đồ và mang tính hiệu quả cao thơng qua TNSP [103].

<i>Trong bài viết “Vận dụng kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy với PPDH theo nhómtrong DH ở trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu” của</i><b>Trần Thu Hiền, đã</b>

đề xuất việc DH kết hợp kĩ thuật sơ đồ với PPDH thảo luận nhóm như định hướng người học tự làm sơ đồ tư duy, nêu vấn đề để SV giải quyết,…trong đó, làm việc nhóm cần phải được tổ chức hiệu quả nhất, đặc biệt lưu ý đến cá nhân trong nhóm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

mỗi nhóm khơng nên có q nhiều thành viên nhằm tăng cường sự hoạt động tối đa của mọi thành viên. Đề xuất được tác giả bài viết TNSP và kết quả TNSP đã chứng minh cho tính chính xác của đề xuất đưa ra và khẳng định có thể ứng dụng phổ biến trong DH ở các trường đại học, cao đẳng khác nhau, không chỉ riêng đối với trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu [64].

<i>Trong bài viết “Kết hợp sơ đồ tư duy và thảo luận nhóm trong DH địa lý ởtrường Đại học Tây Bắc” của</i> <b>Nguyễn Thị Huệ, Hoàng Thị Thanh Giang, đã đề</b>

xuất quy trình làm việc nhóm bằng sơ đồ tư duy thông qua các bước và cho thấy được tính hiệu quả trong DH địa lý nói riêng [74]. Đây chính là tài liệu tham khảo để tác giả luận án đề xuất sử dụng SĐHKT kết hợp với PPDH nhóm trong DH mơn LSĐCSVN cho SV.

<i>Năm 2022, bài viết “Thực trạng và biện pháp vận dụng sơ đồ tư duy trong DHhọc phần Tiếng Việt thực hành cho SV ngành Giáo dục tiểu học ở trường Đại họcTây Bắc” của</i><b>Kiều Thanh Thảo, đã nêu lên ý nghĩa quan trọng của học phần Tiếng</b>

Việt đối với SV ngành Giáo dục tiểu học, nhằm định hướng tới việc học tập các học phần khác có tính liên kết, logic trong đào tạo của chuyên ngành Giáo dục tiểu học nói riêng. Để đưa ra được các biện pháp sử dụng sơ đồ, bài viết đã tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng sơ đồ trong DH học phần Tiếng Việt đối với đối tượng là SV của ngành Giáo dục tiểu học và đánh giá của GV thông qua phỏng vấn chuyên sâu. Các biện pháp sử dụng sơ đồ được tác giả đưa ra bao gồm hướng dẫn SV tự thiết kế sơ đồ trong học tập; sử dụng trong truyền tải thông tin bài học bằng các hình thức kết hợp với PPDH tích cực linh hoạt; đồng thời, sử dụng trong ôn tập, luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức;... [123].

<b>1.2. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp SĐHKT trong dạy họcLý luận chính trị nói chung và dạy học mơn LSĐCSVN nói riêng</b>

<b>1.2.1. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp SĐHKT trong dạy họcLý luận chính trị nói chung</b>

Các nghiên cứu về PP SĐHKT trong DH LLCT nói chung, DH mơn LSĐCSVN

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nói riêng cịn hạn chế về số lượng nên tác giả luận án không phân chia thành 4 nhóm tổng quan nghiên cứu như trên.

<i>Năm 1983, trong cuốn sách “Các phương tiện trực quan trong giảng dạy triếthọc” (Nguyễn Văn Chấp dịch) của</i> <b>G.M.Stờrác và cộng sự, đã trình bày PTDH</b>

trực quan trong DH Triết học. Các PTDH trực quan đó là: mơ hình kí hiệu, đồ thị, bản vẽ, tranh ảnh tài liệu [43]. Trong các PTDH thì sơ đồ ln là quan trọng nhất, nhất là trong DH bộ môn Triết học.

<i>Năm 1999, trong cuốn sách“Lý luận DH mơn GDCD” của</i> <b>Phùng Văn Bộ, đã</b>

trình bày LL về PPDH GDCD rất cụ thể, chi tiết. Cuốn sách đã trình bày các PPDH mơn Giáo dục công dân bằng nhiều PPDH khác nhau, mỗi PPDH được tác giả đề xuất biện pháp tiến hành, ví dụ minh họa, đánh giá từng PPDH, trong đó trình bày rất chi tiết và cụ thể về PPDH sơ đồ [7]. Đây là tài liệu giúp tác giả luận án có thể nghiên cứu về mặt lý luận DH sơ đồ, nhằm đề xuất các biện pháp vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN.

<i>Năm 2000, trong bài viết “Nghiên cứu sử dụng PP SĐHKT trong DH các mônkhoa học xã hội - nhân văn ở trường Đại học Quân sự” của</i><b>Nguyễn Văn Phán, đã</b>

chỉ ra ý nghĩa của PP SĐHKT trong DH các môn khoa học xã hội - nhân văn. Để đưa ra được các biện pháp sử dụng PP SĐHKT trong DH hiệu quả, tác giả bài viết đã đánh giá, phân tích chuyên sâu về thực trạng sử dụng PP SĐHKT tại nhà trường, chỉ ra được thế mạnh và hạn chế của PPDH này trong DH. Những biện pháp sử dụng PP SĐHKT được tác giả đưa ra đều định hướng nhằm phát triển năng lực SV, đặc biệt là biện pháp SV tự xây dựng sơ đồ trong học tập tất cả các môn học [104; tr. 26-28].

<i>Năm 2005, bài viết “Sử dụng sơ đồ, biểu đồ trong DH triết học” của</i> <b>NguyễnNhư Thơ, tác giả một lần nữa hệ thống lại một số khái niệm, ý nghĩa của sơ đồ,</b>

biểu đồ sử dụng trong DH nói chung; khái niệm, ý nghĩa của sơ đồ, biểu đồ trong DH Triết học nói riêng. Ngồi ra, bài viết đề xuất biện pháp vận dụng sơ đồ, biểu đồ trong DH Triết học nhằm nâng cao chất lượng DH bộ môn này [124; tr. 16-17]. Những đề xuất về PP sử dụng trong nghiên cứu này chính là những gợi ý cho tác

</div>

×